Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Tiểu luận Văn Hóa Xã Hội Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG


Tiểu luận môn Địa lí dân cư Hàn Quốc:

VĂN HÓA – XÃ HỘI
HÀN QUỐC


GVHD: Nguyễn Thu Cúc

TP. HỒ CHÍ MINH 05 - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LỚP HÀN QUỐC 1 – 07




1. Lê Thị Hải Âu 0765020
2. Huỳnh Thị Anh Chi 0765028
3. Nguyễn Thanh Diệu 0765037
4. Thái Nguyệt Hân 0765067
5. Nguyễn Thị Thanh Huệ 0765080
6. Nguyễn Thị Minh Khánh 0765089
7. Nguyễn Thị An Lành 0765100
8. Trần Thị Liễu 0765104
9. Nguyễn Thị Xuân Lộc 0765111


10. Bùi Thị Lư 0765113
11. Chu Thị Thu Nga 0765292
12. Nguyễn Thị Kim Ngân 0765123
13. Lương Kiếm Ngọc 0765132
14. Lưu Thị Bích Ngọc 0765133
15. Nguyễn Như Quỳnh 0765182
16. Nguyễn Phương Thảo 0765212
17. Lương Thứ Linh Thy 0765229
18. Nguyễn Thị Kim Tuyền 0765264
19. Hoàng Phong Vũ 0765284


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Người thực hiện
Thái Nguyệt Hân

Tên công việc
Văn hóa ẩm thực

Chu Thị Thu Nga
Nguyễn Phương Thảo
Lương Thứ Linh Thy
Nguyễn Thị Minh Khánh

Văn hóa trang phục

Nguyễn Thị An Lành
Trần Thị Liễu
Nguyễn Thị Kim Tuyền

Lê Thị Hải Âu
Nguyễn Thị Kim Ngân
Bùi Thị Lư

Tính cách người Hàn
Lễ hội
Tôn giáo

Nguyễn Thị Xuân Lộc
Nguyễn Thanh Diệu

Âm nhạc, hội họa, múa

Lương Kiếm Ngọc
Lưu Thị Bích Ngọc

Kiến trúc và trang trí nội thất

Nguyễn Như Quỳnh
Hoàng Phong Vũ
Nguyễn Phương Thảo

Giáo dục
Việc làm

Trần Thị Liễu
Nguyễn Phương Thảo

Y tế


Hoàng Phong Vũ
Huỳnh Thị Anh Chi
Nguyễn Thị Thanh Huệ

Võ thuật
Ngôn ngữ

Nguyễn Thị Kim Ngân

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng rất riêng, rất đặc
biệt. Đó có thể là dáng núi, hình sông, cái uốn lượn mượt mà của những cánh đồng
bát ngát, cái khúc khuỷu của thác, của ghềnh. Cũng có thể là đôi mắt của con trai,
nụ cười của con gái hay những cái tình cái nghĩa đối đãi với nhau. Những đặc
trưng văn hóa – xã hội của một dân tộc chính là điểm nhấn quan trọng tạo sức hút
cho dân tộc đó.
Càng ngày người ta càng nhận thấy rõ vai trò của văn hóa – xã hội đối với
sự phát triển của đất nước là vô cùng to lớn. Và như vậy, việc nghiên cứu, bổ sung
những tri thức về văn hóa – xã hội đã trở thành một nhu cầu, một đòi hỏi tất yếu.
Đặc biệt là với những người đang học tập, làm việc trong các lĩnh vực có liên
quan.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cùng với những nét tương
đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội… Hàn Quốc và Việt Nam ngày càng trở nên gắn
bó, vừa là bạn vừa là đối tác của nhau, cùng hướng tới nguyện vọng hòa bình, hữu
nghị, bình đẳng, hợp tác và phát triển.
Muốn đạt được mục tiêu và lợi ích đó, trước hết chúng ta cần có sự thấu

hiểu về nhau không chỉ về mức tăng trưởng kinh tế, những GDP,GNP… mà còn


phải có kiến thức về tình hình xã hội, về các đặc trưng văn hóa, các bản sắc văn
hóa của nước bạn. Và có một điều chắc chắn rằng những nét đẹp, những cái hay và
hấp dẫn của văn hóa Hàn Quốc luôn được trân trọng và yêu mến.
Hiểu về bạn và biết về mình – đó là nền tảng để xây dựng và phát triển bền
vững những mối quan hệ tốt đẹp. Khi ta hiểu rõ về văn hóa, con người của một đất
nước và có thái độ phù hợp – dù là chúng ta đang học tập, làm việc, hợp tác hay
chỉ đơn thuần là giao tiếp xã giao – chúng ta cũng sẽ nhận được từ họ sự thân
thiện, quý mến và trân trọng.Thêm vào đó, cuộc sống luôn đòi hỏi, thôi thúc chúng
ta khám phá, tìm tòi và nỗ lực cho khát khao vươn tới tầm cao tri thức, vươn tới sự
hiểu biết sâu rộng.
Sự gắn kết giữa Hàn Quốc – Việt Nam, sự gắn kết giữa Hàn Quốc và sinh
viên ngành Hàn sẽ là cầu nối, là động lực giúp chúng ta có thêm hiểu biết về bản
sắc văn hóa và tình hình xã hội Hàn Quốc. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết
định nghiên cứu đề tài: “Văn hóa – xã hội Hàn Quốc”.


Chương 1: VĂN HÓA
Văn hóa ẩm thực:
Vai trò ẩm thực :
1.1.1.1 Vai trò của tự nhiên đối với ăn uống:
Con người sống trên trái đất này có quan hệ mật thiết với thiên nhiên
xung quanh. Trong quá trình sinh sống, tồn tại đó, con người và tự nhiên có những


tác động qua lại lẫn nhau. Dựa trên những gì thiên nhiên có sẵn, con người tranh
thủ tận dụng để sống còn. Lĩnh vực ăn uống thuộc việc tận dụng môi trường tự
nhiên của con người.

Bán đảo Triều Tiên nằm trong vành đai gió mùa Đông Á, khí hậu
chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu trong lục địa Châu Á, Siberia và từ biển.
Một năm cả đất nước Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong khi
mùa đông mang lại tiết trời lạnh khô do chịu sự ảnh hưởng của gió từ lục địa thổi
vào thì mùa hè với ngọn gió mang lại từ biển sự ấm áp và ẩm ướt. Sự chuyển đổi
nhanh chóng giữa các mùa buộc người Hàn phải tất bật chuẩn bị cho những điều
kiện sống mới nên nền văn hóa nông ngiệp của họ có sự nhanh nhẹn thích ứng.
Địa hình ở Hàn Quốc đa dạng, chủ yếu là đồi núi chiếm 70 % diện tích lãnh thổ,
nhiều sông. Trải dọc theo 3 phần biển bao bọc bán đảo từ phía Đông với Nhật bản,
phía Nam và phía Tây Hoàng Hải, ngăn cách với Trung Quốc là rải rác trên 3000
đảo lớn nhỏ và một phần đảo đá. Nhìn chung, với 3 mặt biển bao quanh là bán
đảo, với địa hình bờ biển phong phú có tác động trực tiếp lên đời sống người dân
Hàn Quốc từ thời xa xưa đến ngày nay. Địa hình nhiều núi non bao quanh và biển
bao bọc tạo ra đặc sắc núi rừng, biển khơi hòa quyện, mang đến trong bữa ăn của
con người rau củ, hải sản.
1.1.1.2 Ăn uống:
Ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu để duy trì sự
sống của con người trong cuộc sống. Ăn uống là một nhu cầu bản năng, nhưng
không phải tùy tiện mà có những lề lối, cách thức.
Ngày xưa, ăn uống chỉ đơn thuần là để duy trì sự sống còn. Khi chưa
có lửa, con người ăn tươi nuốt sống. Khi có lửa, họ biết dùng lửa để sưởi ấm, nấu
chín thức ăn rồi tạo những vật dụng phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày như
nồi chảo, chén, đũa…Khi thế giới càng văn minh, tiến bộ, cuộc sống con người
ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nghệ thuật ăn uống ngày càng được quan
tâm, chú trọng. Mỗi quốc gia, dân tộc do điều kiện tự nhiên, địa lí có những khác


biệt mà có những món ăn đặc trưng, có nghệ thuật ẩm thực riêng. Phong cách ăn
uống thể hiện tính cách của cả dân tộc, của một gia đình và của một cá nhân.
1.1.1.3. Ăn uống đối với người Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc, ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong
nền văn hóa lâu đời và mang nhũng nét đăc sắc, riêng biệt. Bữa ăn sáng thường có
6 món, 12 món cho bữa trưa và bữa tối gần 20 món. Mỗi món ăn có những nguyên
liệu và phương pháp nấu riêng, không trùng lắp.
Ẩm thực Hàn Quốc bao gồm ẩm thực cung đình Hàn Quốc, đặc sản
địa phương và ẩm thực hỗn hợp hiện đại. Thành phần và cách chế biến rất khác
nhau, và nhiều món đã nổi tiếng thế giới.
Ở Hàn Quốc, nghệ thuật ăn uống rất được chú trọng vì phong cách
ăn uống góp phần phản ánh tính cách của mỗi con người và mỗi dân tộc.
1.1.1.4 Cơ cấu bữa ăn người Hàn Quốc
Người Hàn Quốc ăn 3 bữa một ngày, các bữa ăn trong ngày được
phân biệt bằng số lượng các món ăn phụ gọi là Banchan trong mỗi bữa ăn. Bữa ăn
sáng thường có 6 món, 12 món cho bữa trưa, và bữa tối gần 20 món. Mỗi bữa ăn
thông thường có cơm, món Kimchi truyền thống và canh.
Thành phần món ăn phần lớn làm từ gạo, rau, thịt, và đậu phụ. Các
bữa ăn truyền thống thường có nhiều món ăn phụ như là: banchan ăn kèm với
cơm, canh và kimchi (một loại banchan có vị cay, được lên men từ rau củ, nhiều
nhất là làm từ bắp cải, củ cải và dưa leo). Mọi bữa ăn đều đi kèm với nhiều loại
banchan.
Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm
bằng gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ
yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau
sống trộn…Canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là: thịt , rau, rong biển,
xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm và kimchi. Có rất nhiều loại kimchi,
mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng.
Ở những vùng ấm áp , ớt bột được cho vào nhiều hơn để Kimchi không bị hư.


Vùng phía Bắc, người ta thường muối Kimchi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài
ra, một số loại Kimchi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung

dịch tạo vị khác.
Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (kalbi) cũng
là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Trong chế biến món này, người ta dùng loại
tương riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, khiến cho món ăn thêm đậm đà và
mang một sắc thái riêng. Sườn, lưng, thịt mềm là loại được sử dụng nhiều nhất.
Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm,
tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu,…Sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm
ỉ. Món này cuốn chung với rau sống để ăn.
Người Hàn Quốc rất thích món “ Mộc Tồn”. Theo quan niệm của họ
thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng với
các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được chế biến thành một món súp có tên gọi là
Boshintang. Dường như tất cả các vị của món súp truyền thống xứ Hàn như súp
bò, súp đậu tương, súp kimchi… đều có trong món súp này.
Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng,
trứng, rau tẩm gia vị, nước sốt làm từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng nước
kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái mỏng, hành tươi, củ cải,
dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong nước
thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo
(nhân thịt, kimchi và được hấp trong nồi)…là những món ăn luôn được ưa thích ở
Hàn quốc.
Món ăn Hàn Quốc luôn luôn có các loại gia vị như: dầu mè,
doenjang (bột đậu nành lên men), nước sốt đậu nành, muối ăn, tỏi, gừng và
gochujang (bột ớt đỏ). Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ tỏi hàng đầu Châu Á.
1.1.2 Thực Ẩm
1.1.2.1 Thực
1.1.2.1.1 Các món ăn từ ngũ cốc:
a. Cơm (bab):


Nông nghiệp ở Hàn Quốc chủ yếu là trồng lúa. Vì vậy , món ăn

chính trong bữa ăn hàng ngày là cơm. Nhưng do đất canh tác quá ít ỏi, thời gian
canh tác lại ngắn ngủi nên sản lượng lương thực không cao. Vì thế, người Hàn
trồng thêm các loại ngũ cốc ngắn hạn như lúa mạch, cao lương, bắp, kê, các loại
đậu…Người Hàn có rất nhiều món cơm: cơm ngũ cốc, cơm đậu, cơm mầm đậu,
cơm cuộn rong biển, cơm trộn, cơm kimchi trộn,…đã góp phần tạo nên tính đa
dạng, phong phú trong món cơm hàng ngày của người dân. Các món cơm phổ
biến:
Cơm ngũ cốc: có 5 loại ngũ cốc thường được nấu chung với
nhau: gạo, cao lương, hạt kê, đậu đỏ, đậu đen-tương ứng với ngũ hành, hài hòa âm
dương. Việc kết hợp 5 loại ngũ cốc này làm cho cơm ngũ cốc có mùi vị rất ngon:
vị ngọt của gạo, vị bùi của đậu,…hòa quyện cùng nhau. Họ thường dùng cơm ngũ
cốc để cúng trời đất, trừ tà ma, tránh những rủi ro.
Cơm đậu: Loại cơm này chỉ nấu chung gạo với đậu đỏ hay đậu
đen. Nó có thể dùng hàng ngày thay cơm thường. Nhưng trong ngày sinh nhật,
người Hàn dùng cơm đậu đỏ để cầu điều may mắn, sự an lành trong cuộc sống.
Cơm mầm đậu (kongnamulbab): đây là món cơm với đậu – một
loại lương thực vô cùng phong phú và đầy dinh dưỡng. Là món ăn truyền thống,
cách chế biến khá đơn giản, chỉ cần ủ đậu thành mầm, xào với thịt bò rồi trộn với
cơm nên được người Hàn ưa thích và dùng hàng ngày.
Cơm quấn: người Hàn dùng lá rau diếp quấn cơm, rai cải, thịt rồi
ăn. Đôi khi họ còn cho thêm cá nhằm tăng thêm vị ngon ngọt cho món ăn. Ngoài
lá rau diếp, các loại như lá bắp cải, lá vừng, lá bí luộc hay rong biển cũng được
dùng để gói món này.
Cơm cuộn rong biển (kimbab): đây là món ăn lấy lá rong biển
quấn với cơm, trứng, rau cải, cá rốt và thịt. Là món ăn nhẹ, phổ biến nên thường
được dùng cho bữa trưa hay buổi cắm trại ngoài trời.
Cơm trộn (bibimbab): món này xuất phát ở phía Tây nam tỉnh
Cholla của Hàn Quốc - là một món phổ biến, đơn giản, chỉ cần cho các loại rau,



trứng, thịt, được cắt thành sợi nhỏ và dài, đôi khi cho thêm trái cây như lê, táo. Sau
đó, sắp xếp chúng lại thành từng phần, tỏa ra từ trung tâm lên bát cơm, rối phủ lên
trên cùng thịt bò nghiền cùng trứng. Khi ăn, trộn đều mọi thứ, có thể cho thêm một
ít tương ớt, tiêu đỏ và dầu mè để tăng thêm hương vị cho món cơm. Cái hay của
món này là ở chỗ các loại rau có thể được thay thế bằng dưa chuột, cà rốt, củ cải
Hàn Quốc, nấm và bất cứ thứ gì có thể thêm vào món này.
Cơm kimchi trộn: mỗi một gia đình ở Hàn Quốc luôn có sẵn
kimchi cho các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, kimchi để lâu sẽ bị chua nên các bà
các cô tận dụng làm nên món cơm trộn với kimchi. Kimchi được rửa rồi chiên với
một ít thịt, rau cải, sau đó thì trộn với cơm. Món này rất được ưa thích vào mùa
Đông.
b. Canh:
Người dân Hàn Quốc còn dùng các loại ngũ cốc để làm ra món
canh, đó là món ăn có nước duy nhất trong bữa cơm. Canh là một loại thức ăn khá
quan trọng và không thể thiếu trên bàn ăn. Canh có nhiều nước dùng và thành
phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, đậu phụ, giá đậu, xương hay lòng bò, lòng
heo…Các món canh phổ biến:
Canh gạo nếp (ttokguk): Món này làm từ gạo nếp. Gạo nếp sau
khi được nấu chín, tán thật nhuyễn rồi nhào thành một cuộn dài, xắt ra, vo tròn
như đồng tiền, nấu chung với thịt gà, thịt heo cùng hạt thông, hạt dẻ và cho thêm
hành vào khi ăn. Món ăn này thường được người Hàn Quốc ăn vào đầu năm mới
để cầu mong sống lâu khỏe mạnh, không bệnh tật.
Canh màn thầu (mantuguk): là loại canh làm từ lúa mì. Người ta
nhào bột mì thành hình tròn giống bánh kẹp, cho vào đậu phụ, thịt băm, kimchi xắt
nhỏ với mầm đậu rồi nặn thành hình lưỡi liềm. Sau đó nấu chung với thịt bò, ăn
chung với kimchi.
Canh nếp mật ong (yakbab) hay canh nếp thơm (yaksik): được
nấu bằng gạo đã hấp chín trộn cùng quả thông, hạt dẻ, chà là, táo tàu, mật ong, dầu
mè và nước tương. Món này được dùng trong ngày lễ tạ ơn.



Canh đậu nành (Toenjang Jikae): đây là món ăn chính hoặc món
phụ cùng với món canh thịt bò. Món này có nhiều rau, sò hến, đậu phụ, trai nhỏ,
tôm, cá trống.
c. Cháo:
Cháo là một trong những món ăn được chế biến từ gạo. Buổi
sáng, người Hàn có thói quen ăn cháo cho dễ tiêu. Đôi khi người ta còn cho thêm
các loại đậu để tăng hương vị và tính bổ dưỡng. Các món cháo phổ biến:
Cháo đậu đỏ (Patuk): là loại cháo nấu với đậu đỏ ăn vào mùa
Đông với quan niệm trừ tà ma, mang lại điều tốt lành cho người ăn.
Cháo bí đỏ: món này được ăn vào buổi sáng vì người Hàn tin
món này có thể trừ được tà ma. Món này bổ dưỡng, gạo được nấu nhuyễn và bỏ bí
vào quấy nhuyễn, trộn đều, nêm gia vị cho vừa miệng.
Cháo gà: cho tỏi và thịt gà vào cháo, đồng thời vớt bỏ mỡ nổi
trên mặt cháo, nêm gia vị, bỏ hành lá vào là có thể dùng được.
Cháo bào ngư: loại cháo này được nấu với trứng, nước chấm, mè
và bỏ thêm các loại hải sản như tôm, cua, sò, bào ngư…
d. Bánh:
Bánh làm từ gạo và ngũ cốc có vị mặn, nhiều hơn vị ngọt, dùng
để cúng ông bà tổ tiên vào các dịp lễ.
Bánh gạo hấp lá thông (Songpyeon): bánh này được ăn vào lễ
trung thu, làm từ bột gạo, đậu xanh, mè và đường. Sau khi xay nhuyễn bột, cho
màu vào rồi nhào nặn cho dẻo, cho nhân đậu xanh hoặc mè vào, nắn hình bán
nguyệt tượng trưng cho Mặt Trăng, hấp khoảng 20 phút trên nồi nước lá thông.
Bánh thuốc-bánh mật ong (yakkwa): là một loại bánh ăn vào dịp
Trung thu hay lễ Tết, vào lúc có việc vui lẫn khi có chuyện buồn. Bánh làm từ bột
mì, dầu mè, mật ong, rượu gạo, nước quế và gừng. Đổ bánh vào khuôn rồi đem
nướng. Sau đó lấy ra, nhúng vào siro và rắc bột đậu lên trên.
Bánh gạo hấp (siruttok): bánh này làm bằng bột gạo nếp, rắc các
loại bột lên trên bánh. Vào ngày Hàn thực, người Hàn đặt bánh lên mộ tổ tiên và



thành kính thực hiện các nghi lễ cúng bái. Bánh còn được làm biếu cho hàng xóm
vào ngày thứ 100 của em bé mới sinh hay vào ngày cưới.
1.1.2.1.2 Các món ăn từ rau củ:
a. Kimchi: Nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc, người ta không thể không
nhắc đến kimchi. Đây là món ăn nổi tiếng nhất của đất nước này. Kimchi có vị
chua chua, cay nồng. Trong bữa ăn của người Hàn thấy 3 món không thể thiếu là
cơm, canh và kimchi. Kimchi là các món rau củ ngâm muối có màu đỏ và vị chua
cay rất đặc trưng. Cho đến nay đã có trên 200 loại kimchi, các loại kimchi khác
nhau tùy theo loại nguyên, phụ liệu và gia vị được dùng.
* Lịch sử kimchi:
Món này có từ lâu đời, vào khoảng thế kỉ thứ VII. Ban đầu, kimchi
chỉ là các loại rau củ được ngâm vào nước muối để bảo quản qua mùa đông càng
lâu càng tốt và chưa có loại gia vị nào được thêm vào. Vào thời kì đó ớt chưa xuất
hiện trên bán đảo Triều Tiên nên kimchi chưa có màu đỏ và vị cay. Và tên gọi
“kimchi” cũng chưa ra đời. Có giả thuyết cho rằng: từ “kimchi” được xuất phát từ
chữ “chimchae”, nghĩa là rau muống, rồi sau đó được đọc trại dần thành
“dimchae”, “kimchae”, rồi cuối cùng là “kimchi”.
Vào thời Koryo, có hai món kimchi nổi tiếng là Mujanggajji-củ cải
ngâm tương và Musogeumjeori-củ cải ngâm muối. Kimchi bắt đầu được xem là
một món ăn ngon để dùng quanh năm, đồng thời là món ăn dự trữ vào mùa Đông.
Gia vị vào thời này đã phát triển phong phú hơn do nhiều loại gia vị được du nhập
từ Nhật bản. Việc sử dụng hạt tiêu và gừng Nhật Bản vào làm kimchi đã tạo vị cay
cho món ăn này.
Đến thời Choson, kimchi đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Cải
bắp Trung Quốc vào bán dảo Triều Tiên vào thời này đã được sử dụng để làm
kimchi. Đây là loại nguyên liệu rất thích hợp để làm kimchi do nó có độ săn chắc
và có nhiều lớp nên có thể nhồi được nhiều phụ liệu hơn. Đến đầu thế kỉ XVII, cây
ớt cũng đã xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên do sự xâm lược của Nhật Bản tại đây

vào năm 1592. Tuy nhiên, phải mất khoảng 200 năm sau thì ớt mới được đưa vào


làm thành phần của món kimchi. Từ đó, kimchi bắt đầu có màu đỏ như ngày nay.
Việc dùng ớt trong làm kimchi đã dẫn đến sự ra đời của nhiều loại kimchi mới.
Người Hàn bắt đầu đưa các loại mắm hải sản vào kimchi để tạo thêm hương vị
đậm đà, đồng thời nhờ có ớt nên mùi tanh hôi bị át đi, tạo thành món ăn ngon.
Kimchi rất được ưa chuộng trong thời Choson, không chỉ trong giới bình dân mà
ngay cả trong giới quý tộc. Có 3 loại kimchi luôn được đặt trên bàn ăn là
Jeotgukji, Songsongi (còn gọi là Kkadugi) và Dongchimi. Các món kimchi này
không được phổ biến rộng rãi do nguyên liệu khá đắt tiền nên chủ yếu chỉ được
dùng để phục vụ cho hoàng tộc hoặc các gia đình khá giả.
Ngày nay, kimchi đã phát triển hết sức phong phú và đa dạng.
Ngoài các loại kimchi truyền thống, kimchi đã được kết hợp với các món ăn hiện
đại để tạo thành nhiều loại món ăn mới như sandwich kimchi, hamburger kimchi,
pizza kimchi…Kimchi đã trở nên phổ biến không chỉ tại Hàn Quốc mà còn tại
nước ngoài. Những người Hàn Quốc ở hải ngoại chính là những người đầu tiên đã
giới thiệu kimchi ra nước ngoài. Ở bất cứ nơi nào có người Hàn sinh sống đều có
thể dễ dàng tìm thấy kimchi. Cho đến nay kimchi đã trở thành món ăn toàn cầu,
việc xuất khẩu kimchi đang phát triển nhanh chóng. Một khi đời sống được nâng
cao, con người ngày nay không chỉ nghĩ đến việc ăn cho no nữa, việc ăn uống phải
có văn hóa, tính đến vị ngon và có lợi cho sức khỏe. Theo đánh giá của các chuyên
gia dinh dưỡng, ăn rau nhiều lại tốt hơn chỉ ăn thịt nhiều nên kimchi chủ yếu được
làm từ rau, tuy hàm lượng calo thấp nhưng nhiều chất xơ giúp nội tạng hoạt động
tốt, giảm lượng cholesterol ngăn ngừa bệnh béo phì, tiểu đường và thậm chí là ung
thư dạ dày. Với hương vị cay nồng đặc trưng, kimchi kích thích ăn ngon. Bên cạnh
đó, trong quá trình lên chua vi khuẩn lastic, đã tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Từ khi xuất hiện ở đất nước Hàn Quốc, kimchi đã trở thành một
nét đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc và góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước
này ra nước ngoài.

* Quá trình làm kimchi


Từ thời Choson, việc chuẩn bị kimchi cho mùa đông đã là một sự
kiện lớn của các gia đình. Mùa làm kimchi được gọi là mùa Kimjang. Mùa
Kimjang thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và kéo dài trong
khoảng 2 đến 3 ngày. Tùy theo số người trong gia đình mà người ta chuẩn bị
khoảng từ 100-200 bắp cải. Để chế biến hết số bắp cải đó cần có sự giúp sức của
nhiều người. Do đó, mỗi khi có một gia đình làm Kimjang thì họ hàng và các nhà
hàng xóm sẽ đến giúp. Việc này tạo nên tình cảm hàng xóm thân thiết giữa các gia
đình Hàn Quốc truyền thống, đồng thời thể hiện tính cộng đồng trong văn hóa của
người Hàn.
Cải bắp làm kimchi trước tiên sẽ được rửa sạch rồi đem ngâm vào
nước muối trong khoảng 6-8 giờ. Sau đó, cải bắp được lấy ra, để ráo nước và nhồi
hỗn hợp gồm mắm cá, ớt, gừng, hành, tỏi vào giữa các lớp lá của bắp cải. Sau khi
chuẩn bị xong, kimchi được lèn chặt vào các vại sành rất to. Loại vại sành để đựng
kimchi được nung bằng lửa với phương pháp oxy hóa, vì vậy thường bền, chắc,
khó vỡ hơn các loại hũ sành sứ bình thường khác. Hình dáng của chúng cũng khác
nhau tùy vào mỗi vùng. Ở miền Bắc, vại sành thường thấp, nhỏ, phình rộng ở giữa
nhưng thu hẹp ở miệng và đáy. Ở miền Trung, vại sành thường lớn hơn, miệng vại
rộng để đón nắng mặt trời. Còn ở miền Nam, vại sành thường có kích thước lớn
hơn, bởi kimchi cần được bảo quản qua một mùa đông dài hơn. Các vại sành này
thường được đặt ở trong bếp, ở sân trước hay sân sau, và thường được kê trên một
lớp đá. Ở miền quê, khi nhiệt độ hạ thấp thì người ta thường chôn các vại sành này
xuống đất để kimchi không bị đóng băng. Sau khi để khoảng 2 tuần thì có thể
dùng được.
Ngày nay, mùa Kimjang đã không còn phổ biến bởi nhiều lí do.
Trước hết, vì người ta không còn cần phải làm kimchi để dự trữ qua mùa đông.
Thêm vào đó, cuộc sống công nghiệp hiện đại khiến người Hàn Quốc không thể
dành nhiều thời gian để làm một lượng lớn kimchi như ngày xưa. Ngoài ra còn do

đa số người Hàn ngày nay sống trong các căn hộ chung cư nên không có sân và
nhiều khoảng trống để đặt các vại kimchi. Ở thành thị, người ta thường mua


kimchi làm sẵn hoặc làm với số lượng ít rồi để trong tủ lạnh. Chính vì những lí do
đó nên hình ảnh mọi người tụ họp lại để làm kimchi và hình ảnh những vại kimchi
đã thu hẹp dần, chỉ còn bắt gặp ở các vùng nông thôn.
* Các loại kimchi:
Cho đến nay đã có trên 200 loại kimchi. Các loại kimchi khác nhau
theo từng vùng và từng mùa. Kimchi ở mỗi vùng có hương vị, đặc trưng riêng. Ở
miền Nam, người dân có xu hướng dùng nhiều muối và hải sản hơn do đây là vùng
gần biển, nên kimchi có vị nồng và ngọt hơn. Trong khi đó thì các loại kimchi ở
miền Bắc lại ít mặn và có vị nhẹ hơn.
Người ta còn làm và ăn các loại kimchi khác nhau tùy theo từng
mùa và điều kiện thời tiết. Vào mùa xuân, hạ và thu thì kimchi được làm với số
lượng ít và được ăn ngay. Riêng vào mùa đông thì kimchi được làm nhiều để dự
trữ, thời gian ngâm cũng lâu hơn.
* Một số loại kimchi tiêu biểu:
Kimchi cải thảo (baechu kimchi) hay kimchi cải bắp (tongbaechu
kimchi): Đây là loại kimchi phổ biến nhất. Món này thường làm để dự trữ trong
suốt mùa đông. Bắp cải xẻ làm đôi hoặc làm 4 rồi ngâm vào nước muối trong
khoảng 3-4 giờ cho đến khi mềm ra, vớt ra để ráo rồi phơi nắng 15 đến 20 phút.
Các nguyên phụ liệu gồm bột ớt, gừng, tỏi, hành xanh lột trần, cải xoong, củ cải, lá
mù tạt, tôm hoặc các loại hải sản khác như cá, sò, rong biển sẽ được trộn với muối
đường, nước cá hay nước sò thành hỗn hợp để nhồi. Rồi cho hỗn hợp này vào từng
lá cải thảo, quấn lại bỏ vào các lọ sành ép chặt lại, khoảng 2-3 ngày sau là có thể
ăn được. Món kimchi này dùng được với tất cả các loại thức ăn. Đối với kimchi
cải thảo thông thường thì bắp cải sau khi ngâm xong sẽ được cắt nhỏ để trộn
chung với nguyên liệu. Còn đối với kimchi cải bắp nguyên cây (tongbaechu
kimchi) thì các nguyên liệu sẽ được nhồi và giữa các lớp lá hoặc phết xung quanh

bắp cải.
Baek kimchi: Baek kimchi xuất phát từ miền Bắc nơi người ta ít
dùng muối và tiêu, ớt sợi đỏ thay cho tiêu đỏ nên ít mặn và cay hơn. Gia vị gồm


gừng, tỏi và ớt thái sợi thay cho ớt bột. Ngyên liệu khá đa dạng tùy theo khẩu vị
của từng người bao gồm: củ cải, nấm, đậu, lê, hạt dẻ, cải xoong xanh và lá mù tạt.
Sau cùng bỏ muối vào trước khi ủ cất. Món kimchi này được cho là niềm tự hào
của người Hàn Quốc về món ăn truyền thống của ông bà tổ tiên.
Củ cải ngâm muối (Dongchimi): Không giống các loại kimchi
khác, Dongchimi là loại kimchi có rất nhiều nước. các nguyên liệu như củ cải, ớt
xanh, lê sẽ được đem ngâm nước muối cùng với là mù tạt và hành cho mềm. Sau
đó cho các nguyên liệu này vào lọ rồi đổ nước muối cho ngập hết toàn bộ. Món
dongchimi không chua và cay lắm, thêm vào đó còn có vị thah ngọt của lê nên rất
ngon.
Kimchi củ cải đỏ (nabak kimchi): Đây cũng là một loại kimchi
nướcc. Trong quá khứ, món kimchi này thường được dùng vào mùa xuân nhưng
ngày nay có thể được dùng quanh năm. Món kimchi này được đánh giá cao nhất,
thường dùng trong các dịp lễ. Nhìn bề ngoài trông rất sang trọng do được trình bày
khéo léo, công phu, nó được cắt tỉa gọn gàng theo từng thỏi hình vuông rồi thêm
các nguyên liệu như cải bắp, hành xanh, cải xoong, ớt, tỏi, gừng để tạo cho nabak
kimchi nhiều màu sắc. Đối với món kimchi này thì càng ít cay càng ngon. Nabak
kimchi có đặc trưng giòn, cứng nên được những người nhỏ tuổi khá yêu thích.
Kimchi dưa leo (o-i kimchi): Đây là món kimchi rất phổ biến vào
màu xuân và mùa hè. Món này rất dễ làm, tương đối rẻ mà lại mát, rất thích họp
cho những ngày nóng. Dưa leo ướp trong nước muối từ 1-2 tuần rồi trộn với củ cải
xắt sợi dài, có thể bỏ thêm cải thảo, tỏi và nước sốt giấm đường, để khoảng 3 tuần
trước khi dùng. Không nên ngâm món kimchi này quá lâu vì dưa leo rất dễ bị chua
và mất độ giòn.
Kimchi nhân sâm (susam nabak kimchi): Hàn Quốc nổi tiếng với

nguồn nhân sâm dồi dào nên ngày nay nhân sâm còn được dùng trong việc làm
thức ăn hằng ngày. Món kimchi nhân sâm đòi hỏi phải chọn những củ nhân sâm
non, rễ được cắt nhỏ cùng cà rốt, củ cải đỏ và dưa leo ngâm nước kimchi làm bằng


muối, giấm, đường; để khoảng 2-3 ngày rồi ăn. Món này bổ dưỡng cho các cụ già,
người lớn tuổi.
Kimchi hẹ (buchu kimchi): Chế biến lá hẹ có sẵn trong mùa hè, kết
hợp với nước cá, tỏi và gừng. Dùng trong những ngày hè oi ả.
* Tác dụng của kimchi:
Tác dụng kháng khuẩn: do có axit lactic sản sinh trong quá trình
lên men nên kimchi có tính kháng sinh cao và ngăn chặn sự phát triển các vi khuẩn
có hại. Axit lactic làm kimchi chua đồng thời cũng có tác dụng kìm hãm sự lên
men quá mức tránh làm cho kimchi quá chua.
Tác dụng của chất xơ trong bắp cải: ngăn chặn chứng táo bón và
các bệnh viêm đường ruột.
Tác dụng của axit lactic: các nguyên liệu chủ yếu dùng chế biến
kimchi thường chứa nhiều nước và ít đạm. Khuẩn sữa có trong kimchi ngăn chặn
sự phát triển vi khuẩn có hại kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy quá trình tiêu hóa
đạm thông qua việc phân bổ vi khuẩn trong các cơ quan nội tạng. Kimchi đại diện
cho nhóm thực phẩm lên men giúp hệ tiêu hóa khử vi khuẩn có hại, làm giảm năng
suất trong cơ thể. Kimchi ngon và chứa nhiều vitamin C nhất khi đạt độ pH 4.64.2 và tỉ lệ axit 0.6-0.8.
Tác dụng chống axit nhiễm độc: kimchi là một thực phẩm cung
cấp kiềm giúp ngăn chặn sự nhiễm độc axit sinh ra từ phản ứng axit hóa máu khi
ăn nhiều thịt và thực phẩm chứa nhiều axit.
Tác dụng ngừa bệnh: axit lactic có tác dụng ngăn chặn một số bệnh
như béo phì, tiểu đường và ung thư đường ruột.
Tác dụng chống axit hóa và chống lão hóa: kimchi có tác dụng
ngăn chứng xơ cứng động mạch rất tốt vì nó làm giảm Cholesterol trong máu và
phân hóa Fibrin làm giảm mỡ trong gan, chống axit hóa nhờ các thành phần hoạt

tính như vitamin C, hợp chất Phenola…và ngăn chặn lão hóa, đặc biệt ở da.
Tác dụng trao đổi chất của các gia vị có trong kimchi: ớt bột là gia
vị chính của kimchi, chứa nhiều vitamin A và C kích thích cơ quan tiêu hóa bài tiết


dịch dạ dày và có tác dụng chống axit hóa. Skorizinin trong tỏi có tác dụng làm
tăng sức đề kháng. Gừng có tác dụng kích thích ăn và tuần hoàn máu.
b. Rong biển:
Là một loại rau sống dưới biển trong điều kiện yếm khí, không có
ánh sánh mặt trời. Rong biển mọc, phát triển nhiều ở các vùng ven biển. Rong biển
rất bổ dưỡng cho cơ thể. Đây là nguồn thực vật phong phú mà thiên nhiên ban tặng
cho người dân Hàn Quốc để chế biến thành nhiều món ăn ngon, có lợi cho sức
khỏe và không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày, ngày lễ.
Ngày nay, người Hàn Quốc cấy trồng rong biển trong các lưới tre
hay plastic để dọc theo bờ biển nhằm tăng lượng rong biển cung cấp cho thị
trường. Sau khi thu hoạch, do mọc và phát triển ở nhiều vị trí khác nhau nên rong
có nhiều loại đa dạng và phong phú vô cùng, chúng được phơi khô, phân loại rồi
để cất trữ hay đưa ra thị trường buôn bán. Rong biển thu hoạch vào mùa đông
được cho là có vị rất ngon. Các loại rong biển phổ biến nhất là: tảo bẹ biển, tảo
mía, lá kim và lá mù tạt biển.
Nếu biển không bị ô nhiễm thì rong biển và những thực vật ăn
được lấy từ biển là nguồn rau sạch bổ sung vào nguồn thực phẩm hằng ngày, làm
phong phú, đa dạng thêm các món ăn gia đình, cung cấp lượng dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể. Từ rong biển người Hàn Quốc đã làm nên rất nhiều món ăn bổ
dưỡng, ngon miệng góp phần vào văn hóa ẩm thực của dân tộc.
* Các món ăn làm từ rong biển phổ biến:
Canh rong biển (miyeokkuk): món này có nguồn gốc từ rất lâu đời,
dễ nấu và có thể ăn bất cứ lúc nào. Là món ăn bổ dưỡng và giúp phục hồi sức khỏe
nhanh nên được các sản phụ dùng trước và sau khi sanh con. Nó gắn liền với quan
niệm cho rằng: trong canh rong biển có chất nhớt nên ăn nó trước khi sinh nở sẽ

giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Và vào ngày sinh nhật thì người đó sẽ ăn
canh rong biển do cha mẹ nấu nếu còn sống chung với cha mẹ, khi đã lập gia đình
thì chồng nấu cho vợ hay vợ nấu cho chồng. Ăn món canh này vào lúc đó là để


tưởng nhớ đến công sinh thành của người mẹ lúc sinh nở. Để làm món canh này,
ninh lá mù tạt biển với thịt bò xay nhuyễn, hạt mè, tỏi và nước tương.
Kimkui: Loại tảo này được ướp với dầu, để nướng ăn trong các
bữa ăn hoặc các dịp lễ, nó được dùng như một loại bánh tráng, cũng được dùng
làm kimpap.
Tảo bẹ xào( tasima Twim): Đây là loại tảo bẹ có nhiều ở vùng ven
biển, loại này được luộc trước khi xào với thịt, rắc thêm chút đường vào ăn như
một món nhắm với đồ uống rất được người Hàn Quốc yêu thích.
1.1.2.1.3 Rau củ, giá đỗ:
Ngoài kim chi và rong biển vốn là đặc trưng trong thực phẩm về
rau, người Hàn Quốc còn dùng những loại rau khác để đa dạng hóa các món ăn
của mình đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các loại rau xanh
luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối,rau sống trộn…Đó là các
loại đậu vốn thấy xuất hiện thường xuyên trong các món cơm, canh, cháo, bánh
của họ. Từ đậu người Hàn Quốc còn làm ra các loại giá để trộn gỏi hoặc nấu lẩu.
* Các món rau phổ biến:
Rau cải xào (yachae twim): Đây là món đơn giản và dễ ăn.Tùy
theo mùa mà món cải xào cũng có sự khác biệt. Các nguyên liệu bao gồm củ sen,
lá hoa cúc, tiêu xanh, hành lá, cà chua, và gừng được xào chung rồi bỏ vào dĩa có
lót giấy thấm để giảm bớt lượng dầu mỡ.
Giá đậu xanh (Sukju Namul): Đây là món ăn có cách chế biến đơn
giản. Hạt đậu xanh hoặc đậu nành ngâm nước rồi bỏ vào hủ, bọc lại cho có đủ độ
ẩm. Sau 2-3 ngày chúng sẽ mọc thành cọng giá to mọng. Ngày nay, người Hàn
thường mua giá ở các chợ hoặc siêu thị rồi rửa sạch, tỉa cắt, đem luộc rồi cho gia
vị muối, hành, tỏi vào. Món này có tính mát và bổ dưỡng.

Củ cải trộn: củ cải trắng ngoài việc để làm kimchi, có thể được
dùng để chế biến các món lẩu, món trộn rất lạ miệng. Món này thường được dọn
ăn cùng các món nướng.
1.1.2.1.4 Các món ăn từ thủy sản:


Thủy hải sản cũng là một phần không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn
của người Hàn. Với ba mặt giáp biển và ngoài khơi lại có dòng hải lưu lạnh đi qua
mang đến cho Hàn Quốc một nguồn thủy sản dồi dào, phục vụ nhu cầu ăn uống
hằng ngày. Vì vậy trên bàn ăn của người Hàn Quốc luôn có tôm, mực, cá, ghẹ….
Cá chiên: Cá được tẩm bột và trứng rồi chiên trong dầu sôi. Trong
ngày lễ người ta cho thêm nấm, cà rốt. Ngoài ra còn có món cá thu chiên nhúng
hỗn hợp bột cari, bột mì và có nước sốt kèm theo để chấm.
Cá kho: Là món dễ ăn và đầy dinh dưỡng nên được yêu thích. Cá
để kho có hai loại: cá lớn ngoài biển hoặc cá nhỏ ở vùng nước ngọt, sông, hồ,…Cá
được kho trong thời gian ngắn rồi dùng đũa kéo xương ra. Nếu cá nhỏ thì nấu
mềm rồi nấu với nước tương. Cách này giúp giữ lại trọn vẹn hương vị của cá.
Cá nướng: Cá được ướp gia vị như muối, tiêu đỏ, nước tương,…
rồi đem đi nướng. Món này rất được ưa thích.
Chả cá nướng: Thịt cá được nạo ra, ướp gia vị, sau đó xỏ thịt cá
vào cây kim bằng kim loại hoặc bằng gỗ rồi đem nướng.
Sò, tôm nướng: sò, tôm rửa sạch rồi nướng. Khi ăn có nhiều nước
chấm kèm theo. Ngoài ra, sò, tôm còn làm nguyên liệu cho các món chiên cung
cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
1.1.2.1.5 Các món ăn từ thịt:
Điều kiện tự nhiên đa số là đồi núi, không nhiều đồng cỏ để phục
vụ cho chăn nuôi nên thịt ít xuất hiện trong bữa cơm thông thường của người
Hàn.Tuy nhiên, không vì thế mà món ăn từ thịt không phong phú , người Hàn có
rất nhiều món ăn từ thịt. Thịt bò, thị gà, thịt heo và thịt chó là những loại thịt được
người Hàn sử dụng. Trước đây thịt chó chỉ dùng cho vua chúa nhưng về sau được

dùng phổ biến hơn và được dùng vào mùa hè.
a.Thịt nướng:
Có món thịt bò nướng và món thịt heo nướng. Trong phương
pháp chế biến, món thịt nướng được đánh giá là có cách chế biến đầy sáng tạo. Để
chế biến người ta sử dụng một loại tương đặc biệt của Hàn Quốc để làm cho món


ăn vừa đậm đà vừa làm tăng hương vị ngọt ngào của thịt là đặc điểm lớn nhất.
Món thịt bò nướng có rất ít mỡ, chỗ sườn và lưng là chỗ thịt mềm được sử dụng
nhiều nhất. Món thịt nướng này có thể được cuộn chung với rau sống để ăn.
b.Mộc tồn (thịt chó):
Ăn thịt chó là nét văn hóa ẩm thực của người hàn Quốc. Theo
quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè, giúp cơ thể tăng
sức đề kháng với các loại bệnh dịch.
Sự phổ biến của món này một phần do người Hàn Quốc rất quan
tâm đến sức khỏe mà thịt cho là một món bổ dưỡng. Niềm tin này cũng bắt nguồn
từ Trung Quốc. Do ý thức về vị trí độc tôn của người đàn ông trong xã hội Hàn
Quốc nên phần lớn những người thưởng thức thịt chó là đàn ông và tương truyền
món này có tác dụng đặc biệt đối với việc tăng cường sinh lực cho người đàn ông
trong việc chăn gối.
Theo một trong những quyển sách của Hải Thượng Lãn Ông ông tổ của y học phương Đông để lại: thịt chó được coi là một vị thuốc quý, có tác
dụng tốt đối với lục phủ ngũ tạng, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường khả năng
sinh lý của nam giới….
Nhiều người cho rằng việc ăn thịt chó bắt đầu từ thời kỳ chiến
tranh Triều Tiên, khi nạn đói tràn lan, người Hàn Quốc giết chó ăn thịt để chống
đói, dần dần thịt chó trở thành món ăn quen thuộc và khi chiến tranh kết thúc thói
quen ăn thịt ngày càng trở nên phổ biến và trở thành đặc sản. Thịt chó thường
được chế biến hành món súp gọi là Boshintang.
Người Hàn Quốc phân biệt rất rõ giữa chó cảnh và chó thịt.
Người Hàn không bao giờ ăn thịt chó cảnh. Chó thịt được nuôi trong các trại như

nuôi gà, bò, lợn,…
c.Các món ăn làm từ thịt phổ biến khác:
Sinseollo :Không có bữa tiệc nào mà người Hàn không có món
này. Đây là một món ăn truyền thống, thường dùng trong các dịp lễ hay ngày nghỉ.


Món này giống món lẩu của Việt Nam. Nguyên liệu gồm: bao tử bò, gan bò, thịt
bò thăn, ốc, đậu hủ,… và nhiều loại rau: củ cải, cà rốt, cải xoong,…
Samgyetang : Là một món ăn vào mùa hè. Món này làm từ gà
mái, nhân sâm, cơm nấp, táo tàu, tỏi, hạt dẻ,…
Seolleongtang: Canh xương bò đun, mì trắng, thịt bò, hành xanh,
tiêu đen,…
Sudubu jigae: Món hầm cay và đặc, làm từ đậu hủ mềm.
1.1.2.1.6 Gia vị:
Một trong những yếu tố quan trọng để làm cho món ăn trở nên
ngon đó chính là gia vị và người Hàn dùng rất nhiều loại gia vị để thêm vào các
món ăn. Muối, nước tương, đậu tương, tương ớt, giấm, đường,…là những gia vị cơ
bản được dùng trong chế biến món Hàn. Về hương liệu có: gừng, mù tạt, tiêu, dầu
mè, dầu tía tô, mè, hành, tỏi,…Một món ăn Hàn thường được chế biến với năm
hoặc sáu loại gia vị khác nhau, tạo nên hương vị độc đáo.
Đặc trưng lớn nhất của ẩm thực Hàn Quốc là thực phẩm lên men.
Tương là thực phẩm lên men là từ đậu nành. Ba loại gia vị quan trọng nhất ở Hàn
Quốc là Ganjang, Dwenjang và Gochujang. Đây là các loại tương truyền thống tạo
nên hương vị đặc trưng cho món ăn Hàn Quốc.
Người Hàn Quốc thường làm tương ở nhà bằng cách luộc chín
hạt đậu vàng rồi phơi trong bóng râm, bỏ vào ngâm trong vại chứa nước muối và
để lên men dưới nánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay rất bận rộn nên rất ít gia đình còn
giữ truyền thống làm tương, đa số là mua tương ở siêu thị.
* Các loại tương:

Dwenjang( đậu tương): là loại tương làm từ đậu nành lên men,
dùng để làm nước chấm khi ăn các món cuốn.
Dwenjang có ý nghĩa quan trọng ở Hàn Quốc. Nó không chỉ là
một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, mà còn thể hiện các tính cách đặc
trưng của người Hàn. Dwenjang được cho là có năm đức tín ( ngũ đức) sau:


×