Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIVAIDS của người dân thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.09 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ ĐỖ MƯỜI THƯƠNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỎI ĐỘ, THỰC
HàNH Và KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI
NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS CỦA NGƯỜI DÂN
THàNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ ĐỖ MƯỜI THƯƠNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỎI ĐỘ, THỰC
HàNH Và KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI
NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS CỦA NGƯỜI DÂN
THàNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM


NĂM 2016
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phan Thị Thu Hương
2. PGS.TS. Trần Xuân Bách

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng với đề tài “Thực trạng kiến thức, thái
độ, thực hành và kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS của
người dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam năm 2016” là kết quả của
quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên
khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp. Qua trang viết này tác giả xin gửi
lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên
cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Phan Thị Thu
Hương, PGS. TS. Trần Xuân Bách đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như
cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Y học Dự phòng và Y tế công
cộng- Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công
việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2017
Học viên


Lê Đỗ Mười Thương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Lê Đỗ Mười Thương, học viên cao học Y tế công cộng khóa 24
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Phan Thị Thu Hương và PGS.TS. Trần Xuân Bách.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 21 tháng 6 năm 2017
Học viên

Lê Đỗ Mười Thương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

: Acquired immunodeficiency syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải )

BKT

: Bơm kim tiêm


BCS

: Bao cao su

BYT

: Bộ Y tế

CBCC

: Cán bộ công chức

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

HIV

: Human Immunodeficiency virus
(Vi rút suy giảm miễn dịch ở người)

HSSV

: Học sinh sinh viên

IBBS

: Integrated Biological and Behavioral Surveillance
(Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học)


KAP

: Knowledge, attitude and practice
(Kiến thức, thái độ, thực hành)

MSM

: Man who have sex with man
(Nam quan hệ tình dục đồng giới )

NMT

: Nghiện ma túy

PNMD

: Phụ nữ mại dâm

QHTD

: Quan hệ tình dục

TCMT

: Tiêm chích ma túy

UNAIDS

: Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
(Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về phòng

chống HIV/AIDS)

UNICEF

: United Nations Children's Fund
(Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1.Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS............................................................3
1.1.1.Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên thế giới.................................3
1.1.2.Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS ở Việt Nam..................................4
1.1.3.Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam.........................5
1.1.4. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Tam Kỳ..6
1.2.Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
HIV/AIDS...............................................................................................7
1.2.1.Một số nghiên cứu KAP về HIV trên thế giới..................................7
1.2.2.Một số nghiên cứu KAP về HIV tại Việt Nam.................................9
1.3.Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV......................................12
1.3.1.Khái niệm kỳ thị.............................................................................12
1.3.2.Khái niệm phân biệt đối xử............................................................12
1.3.3.Một số nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS.....................................................................................13
1.4.Các chỉ tiêu về KAP và giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam.............................................................18
1.5.Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội thành phố Tam Kỳ..............................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................21

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................21
2.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................21
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................21


2.4. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................21
2.5. Mẫu và cỡ mẫu.....................................................................................21
2.5.1. Cỡ mẫu..........................................................................................21
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................22
2.6. Bộ công cụ và thang đo........................................................................23
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu......................................................................23
2.8. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................24
2.9. Sai số và khống chế sai số....................................................................24
2.10. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................25
2.11. Các biến số, chỉ số..............................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................32
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................32
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây nhiễm
HIV của người dân tại thành phố Tam Kỳ năm 2016...........................34
3.2.1. Thực trạng về kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV của người
dân thành phố Tam Kỳ năm 2016.................................................34
3.2.2. Thực trạng về Thái độ về phòng chống lây nhiễm HIV của người
dân thành phố Tam Kỳ năm 2016.................................................40
3.2.3. Thực trạng về thực hành phòng chống lây nhiễm HIV của người
dân thành phố Tam Kỳ năm 2016.................................................43
3.3. Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và một
số yếu tố liên quan.................................................................................46
3.3.1. Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. 46
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người

nhiễm HIV/AIDS..........................................................................51
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................55


4.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây
nhiễm HIV của người dân tại thành phố Tam Kỳ năm 2016................57
4.1.1. Kiến thức của người dân về phòng chống HIV/ADIS..................57
4.1.2. Thái độ của người dân về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.....59
4.1.3. Thực hành phòng chống lây nhiễm HIV của người dân thành phố
Tam Kỳ năm 2016.........................................................................61
4.2. Thực trạng về kỳ thị, phân biệt đối xử và một số yếu tố liên quan của
người dân đối với người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Tam Kỳ năm
2016.......................................................................................................64
4.2.1. Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. 64
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS..........................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................74
1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây nhiễm HIV của
người dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam còn thấp so với các mục
tiêu quốc gia..........................................................................................74
2. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và các yếu tố liên quan. 75
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................76
PHỤ LỤC 2......................................................................................................9
...........................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về Phòng chống AIDS
(UNAIDS), đến năm 2015 toàn thế giới có 36,7 triệu người hiện mắc
HIV/AIDS, mỗi năm trên thế giới ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp tử vong
liên quan đến HIV/AIDS và 2 triệu trường hợp mắc mới. Những khu vực bị
ảnh hưởng nhiều nhất là Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương .
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có số hiện
mắc HIV/AIDS cao theo phân loại của UNAIDS. Tính đến cuối năm 2016,
toàn quốc có 227.154 ca nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo. Trong 6
tháng đầu năm 2016 Việt Nam ghi nhận 3.684 trường hợp mắc mới và 862 ca
tử vong . Tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng là địa
phương có tỷ lệ hiện mắc HIV/AIDS thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 929 ca nhiễm HIV/AIDS
tích lũy . Số ca nhiễm HIV/AIDS tích lũy của thành phố Tam Kỳ là 93 ca tính
đến tháng 6 năm 2016. Tuy có tỷ lệ hiện mắc thấp nhưng công tác phòng
chống HIV/AIDS của thành phố Tam Kỳ còn đang gặp nhiều khó khăn khi có
tới 26,9% đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại địa bàn hiện không thể quản lý,
đồng thời số liệu liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
HIV/AIDS của người dân và tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử của người dân
với người nhiễm HIV còn rất hạn chế .
Kiến thức, thái độ, thực hành kém có thể là điều kiện thuận lợi cho dịch
HIV/AIDS lan truyền. Chính vì vậy, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt mục tiêu 80% người
dân từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS . Mục tiêu ngắn hạn

trong kế hoạch phòng chống HIV/AIDS quốc gia năm 2016 cũng đưa ra mục
tiêu 60% người dân 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS . Tuy


2

nhiên, nghiên cứu trên các cộng đồng cụ thể tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ người
dân có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS hiện nay rất thấp ,,. Đồng thời tại nhiều
cộng đồng các số liệu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
HIV/AIDS hiện vẫn chưa được nghiên cứu.
Ở một khía cạnh khác, sự kỳ thị, phân biệt đối xử của người dân khiến
người nhiễm HIV/AIDS khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cũng
như tham gia các hoạt động cộng đồng . Đây là lý do chính dẫn đến khó quản
lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, tăng nguy cơ lan truyền dịch.
Vì vậy, năm 2011 UNAIDS đã đưa ra mục tiêu ba không hướng tới không còn
phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS . Chiến lược quốc gia và kế hoạch
năm 2016 về phòng, chống HIV/AIDS cũng đưa ra mục tiêu tăng tỷ lệ người
dân không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS lên 80% , .
Tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS và kỳ thị,
phân biệt đối xử của người dân với người nhiễm HIV/AIDS được triển khai.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định tiến hành đề tài: “Thực trạng
kiến thức, thái độ, thực hành và kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS của người dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam năm 2016”,
với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây
nhiễm HIV của người dân tại thành phố Tam Kỳ năm 2016.
2. Mô tả thực trạng về kỳ thị, phân biệt đối xử của người dân thành phố
Tam Kỳ đối với người nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan.



3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS.

1.1.1. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên thế giới.
Tính đến năm 2015, số người hiện mắc HIV/AIDS trên toàn thế giới
là 36,7 triệu người (34 triệu – 39,8 triệu người). Khu vực chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất là Đông và Nam phi với 19,1 triệu người hiện mắc (17,7 triệu20,5 triệu người). Với khoảng 5,1 triệu người hiện mắc, khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương xếp thứ 3 chỉ sau khu vực Tây và Trung phi (hình 1.1). Số
mắc mới trong năm 2015 tại Châu Á-Thái Bình Dương năm 2015 là 290.000
người. Theo tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi ngày trôi qua lại có gần 6.000
người mắc mới HIV. Các trường hợp mắc mới tập trung chủ yếu ở các nước
kém và đang phát triển, chủ yếu là ở Châu Phi hay khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương.
Trong năm 2016, mỗi ngày trên thế giới lại ghi nhận gần 1,2 triệu
trường hợp tử vong liên quan đến AIDS. Trong đó khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương ghi nhận gần 240.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS một ngày.
Các đối tượng có nguy cơ cao được chú ý nhiều là gái mại dâm, quan hệ đồng
tính nam và tiêm chích ma túy .
Khu vực Đông Nam Á là khu vực của châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của dịch HIV/AIDS. Hiện nay, khu vực này có gần 4 triệu người đang
nhiễm HIV/AIDS. Các nước có số lượng người hiện mắc cao trong khu vực là
Indonesia (660.000 người), Thái Lan (450.000 người), Việt Nam (260.000)
người. Đặc điểm truyền nhiễm của bệnh cũng chuyển dần từ nhóm có tỷ lệ
nhiễm cao trước đây là đối tượng tiêm chích ma túy sang nhóm gái mại dâm
và quan hệ đồng tính nam .



4

Hình 1.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới
(Nguồn: AIDS INFO 2015)
1.1.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS ở Việt Nam.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) lần đầu tiên được phát
hiện tại Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990 và lây truyền
nhanh chóng ra cả nước. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam bao gồm nhiều hình
thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần
thể có hành vi nguy cơ lây truyền HIV cao: người tiêm chích ma túy, nam tình
dục đồng giới và phụ nữ mại dâm.
Theo kết quả giám sát trọng điểm 2015, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
nhóm nam tiêm chích ma túy(TCMT), phụ nữ mại dâm (PNMD) và đồng giới
nam (MSM) tương ứng là 9,3%; 5,7% và 5,2%. Phân bố các trường hợp
nhiễm HIV theo sát sự phân bố của 3 nhóm nhóm quần thể vốn tập trung phần
lớn tại các trung tâm đô thị nhưng cũng xuất hiện ở khu vực ngoài đô thị ,.


5

Số lượng

Năm

Biểu đồ 1. 1. Tích lũy số người nhiễm HIV còn sống qua các năm
(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2017)
Theo ước tính của UNAIDS, đến hết 2016, số người sống chung với
HIV/AIDS tại Việt Nam khoảng 260.000 người (230.000-290.000 người),

trong đó khoảng 250.000 người trên 15 tuổi, 10.000 trẻ em dưới 15 tuổi.
Trong năm 2014 cũng có khoảng 15.000 người mắc mới, 11.000 người tử
vong do AIDS .
Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục
ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Trong số
người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo trong năm 2012 cho thấy: số người
lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45% tiếp đến số người
nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 42,4% giảm khoảng 0,3% so với
cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm
2,4%, tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền là 10,1% ,.
1.1.3. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam.
Từ 5 ca nhiễm HIV phát hiện đầu tiên năm 1993. Tính đến hết năm
2012, toàn tỉnh Quảng Nam có số tích lũy các trường hợp nhiễm HIV/AIDS
là 762 người, tích lũy số trường hợp AIDS là 381 người, trong đó số nhiễm


6

HIV đã tử vong là 296 người. Trong năm 2012, số mắc mới phát hiện trên
toàn tỉnh là 61 người, số người chuyển qua AIDS trong năm là 31 người và 19
người nhiễm HIV đã tử vong .
Đến cuối 2016, số trường hợp nhiễm HIV của Quảng Nam là 929 người
trong đó có 84 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 426 trường hợp
tử vong do AIDS và liên quan. Toàn tỉnh có 142/244 xã, phường, thị trấn,
17/18 huyện, thị, thành phố có người bị nhiễm HIV, Phước Sơn là nơi có tổng
số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện cao nhất (94 người), tiếp theo là
Tam Kỳ (92 người), Thăng Bình (92 người)...; một số xã, phường phát hiện
nhiều trường hợp nhiễm HIV như Thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn), Bình Trị,
Bình Định (Thăng Bình), Tam Dân, Tam Đàn (Phú Ninh), An Sơn, An Xuân,
Hòa Hương, Tam Ngọc (Tam Kỳ).

Theo báo cáo năm 2016, tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dưới
0,1% dân số, Quảng Nam là một trong 10 tỉnh có tỉ lệ người nhiễm HIV thấp
nhất. Tỉ lệ nhiễm HIV theo đường lây truyền: đường máu: 57%; quan hệ tình
dục: 33%; từ mẹ sang con: 3%; không rõ đường lây: 7% .
1.1.4. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
Theo báo cáo giám sát của trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh
Quảng Nam và trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ, đến hết tháng 8 năm 2016
trên toàn địa bàn thành phố Tam Kỳ có 93 trường hợp nhiễm HIV/AIDS.
Trong đó có 69 nam, 24 nữ. Số ca chuyển AIDS và đã tử vong là 41 ca. Số ca
nhiễm HIV còn sống được quản lý trên địa bàn là 30 ca, 8 ca không theo dõi
được do đi làm xa và 14 ca hiện không được quản lý. Đa số các ca nhiễm
HIV/AIDS qua đường máu do tiêm chích chung bơm kim tiêm (BKT), 21 ca
nhiễm qua đường tình dục và 4 ca nhiễm từ mẹ sang con. Các phường có số
ca nhiễm cao là An Xuân (16 ca), Hòa Hương (14 ca), Phước Hòa (11 ca), An
Sơn (10 ca). Một số phường xã chưa phát hiện được trường hợp nhiễm
HIV/AIDS như Tam Thăng, Tam Thanh, Trường Xuân (Biểu đồ 1.2) .


7

Số lượng

Biểu đồ 1. 2. Phân bố người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố
Tam Kỳ
(Nguồn: Trung Tâm y tế thành phố Tam Kỳ tháng 1 năm 2017)
1.2.

Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
HIV/AIDS.


1.2.1. Một số nghiên cứu KAP về HIV trên thế giới.
Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về phòng
chống HIV/AIDS luôn thu hút được sự quan tâm của những nhà dịch tễ học,
đặc biệt là những người đang trực tiếp phòng chống HIV/AIDS. Kiến thức,
thái độ, thực hành góp phần quyết định đến thành công của công tác phòng
chống dịch do HIV/AIDS đến nay vẫn chưa có vaccine dự phòng cũng như
thuốc điều trị đặc hiệu. Tại các nước kém và đang phát triển, các nghiên cứu
KAP lại càng quan trọng, nó cho phép nhà khoa học tìm hiểu các vấn đề còn
tồn tại trong cộng đồng nhằm tìm ra chiến lược truyền thông tốt nhất để cải
thiện hành vi của người dân.
Tại Ethiopia, năm 1993, Ismail S và công sự đã thực hiện một khảo sát
KAP liên quan đến các hành vi nguy cơ cao lây truyền HIV/AIDS trên cộng
đồng nông thôn tại Dembia. Trong 89 nam giới được lựa chọn để phỏng vấn,


8

74,2% báo cáo đã nghe về HIV/AIDS, 89,9% nam giới không biết bất cứu
điều gì về bao cao su. Về thái độ, 60,7% sợ bị nhiễm HIV/AIDS. Về thực
hành, trong ba tháng gần nhất của cuộc điều tra có 7,5% nam giới báo cáo
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Tác giả cũng tìm ra mối liên quan giữa kiến
thức với thái độ của đối tượng, tuy nhiên không có mối liên quan giữa kiến
thức với thực hành được tìm thấy trong nghiên cứu .
Cũng tại Ethiopia, năm 2003, Negash Y và cộng sự đã tiến hành một
nghiên cứu KAP trên 359 cá nhân trên 15 tuổi tại Gambell. Kết quả cho thấy
phần lớn người dân đã nghe đến HIV/AIDS (96%) chủ yếu qua các phương
tiện truyền thông đại chúng (82,2%). Đa số cho rằng quan hệ tình dục không
an toàn (79,7%) và truyền máu không an toàn (64,2%) là cách lây nhiễm HIV
phổ biến. Về thái độ, khoảng 80% đồng ý về việc sàng lọc trước khi kết hôn và
xét nghiệm tương ứng. Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu của nam là 16,6 và của

nữ là 18,4. Nam giới cũng là đối tượng quan hệ tình dục với đối tác không
thường xuyên nhiều hơn nữ giới (p<0,01). Trong số những người quan hệ tình
dục với đối tác không thường xuyên trong một năm qua, 39,6% không sử dụng
bao cao su. Trong nghiên cứu của mình, Negash Y cũng chỉ ra kiến thức về
đường lây truyền từ mẹ sang con của cộng đồng nghiên cứu còn thấp .
Một nghiên cứu có can thiệp năm 2013 tại Ấn Độ cho thấy số lượng
người đã nghe nói đến HIV/AIDS chiếm 87,7%. Trước can thiệp, 65,8% các
đối tượng biết ít nhất hai biện pháp phòng chống HIV/AIDS, sau can thiệp có
78,4% đối tượng biết ít nhất hai biện pháp phòng chống HIV/AIDS, con số
này giảm còn 68,5% sau 6 tháng từ khi can thiệp. Trước can thiệp 70,4% số
đối tượng cho rằng có thể phòng tránh được HIV/AIDS bằng cách sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên, số đối
tượng có trả lời tương tự tăng lên 80,3% và giảm còn 76,3% 6 tháng sau đó.
Có 10,2% nam giới và 2,3% nữ giới báo cáo có quan hệ tình dục với một đối


9

tác không thường xuyên trong 12 tháng qua và 50% trong số đối tượng này
nói có sử dụng bao cao su trong lần cuối cùng quan hệ tình dục với đối tác
không thường xuyên. Sau 6 tháng can thiệp, 26,8% các đối tượng nghiên cứu
thực hiện thay đổi hành vi nguy cơ của họ để tránh HIV/AIDS .
Tại Lào, nghiên cứu của Bounbouly Thanavanh trong nam sinh trung
học được tiến hành năm 2010. Có đến 97,7% số đối tượng nhận thức được
HIV/AIDS có thể lây truyền qua đường tình dục, 88,3% số đối tượng cho
rằng HIV có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, 92,0% số đối tượng cho
rằng có khả năng lây truyền qua dùng chung BKT. Tuy nhiên, các quan niệm
sai lầm khác về HIV/AIDS vẫn được tìm thấy trong 59,3% đến 73,4% số đối
tượng được phỏng vấn. Thái độ tích cực trong phòng chống HIV/AIDS được
tìm thấy trong 55,7% đối tượng. Tổng số 31,3% học sinh được hỏi đã từng

quan hệ tình dục, trong số đối tượng này 70,2% có sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục .
1.2.2. Một số nghiên cứu KAP về HIV tại Việt Nam
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS
cũng rất được chú ý tại Việt Nam. Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và
phụ nữ Việt Nam năm 2011 của Tổng cụ thống kê, UNICEF và UNFPA cho
thấy, trong nhóm phụ nữ tuổi từ 15-49, tỷ lệ có hiểu biết đúng về phòng tránh
HIV là 45,1%; Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con
49,6%; Tỷ lệ phụ nữ chấp nhận quan niệm sống chung với người nhiễm HIV
28,9%; Tỷ lệ phụ nữ biết nơi xét nghiệm HIV 61,1%; Tỷ lệ phụ nữ đã từng
xét nghiệm HIV và biết kết quả 6,6%; Tỷ lệ phụ nữ có QHTD đã từng xét
nghiệm HIV và biết kết quả 7,9%; Tỷ lệ phụ nữ sinh được cung cấp thông tin
HIV khi đi khám thai 20,9%, đã xét nghiệm HIV trong khi khám thai và nhận
được kết quả xét nghiệm 28,6%. Hầu như tất cả phụ nữ trẻ độ tuổi 15–24 tại
Việt Nam (96,5%) đều đã nghe nói về AIDS. Khoảng 81% phụ nữ có hiểu
biết đúng về phòng chống lây truyền HIV .


10

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự, đánh giá kiến thức, thái
độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của nam thanh niên 15-24 tuổi, tại
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, năm 2005. Nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn và lấy máu xét nghiệm HIV cho 637 nam thanh niên 15-24 tuổi tại một
phường của thành phố Hạ Long. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HIV của nam
thanh niên 15-24 là 0,6%; có 78,9% biết chính xác 3 biện pháp chủ yếu phòng
chống HIV/AIDS, 26,6% cho rằng do muỗi đốt, 10,1% cho rằng ăn chung có
thể lây HIV .
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính và cộng sự - Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh năm 2009 về kiến thức, thái độ, và thực hành phòng chống

HIV/AIDS của thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt tại phường 19 và 22,
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh cho thấy: Tỉ lệ có kiến thức đúng về các đường
lây truyền HIV/AIDS là cao, nhưng vẫn còn 10% đến 30% có kiến thức sai;
Có 72% biết sử dụng BCS khi QHTD để phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS và
còn khoảng 20% có những kiến thức sai như uống thuốc kháng sinh hoặc
thuốc ngừa thai trước khi QHTD. Thái độ đồng ý tiếp tục sử dụng BCS hoặc
xét nghiệm khi nghi nhiễm là rất cao và có 52% ĐTNC cho rằng người mang
theo BCS là người không đàng hoàng. Tỉ lệ có sử dụng BCS trong QHTD là
69%, nhưng tỉ lệ sử dụng đúng cách là rất thấp. Có 6 đối tượng có TCMT và 3
trong số đó có sử dụng chung BKT .
Nghiên cứu của Phan Quốc Hội trên 400 sinh viên trường Đại học sư
phạm kỹ thuật Vinh năm 2010 về kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng
chống HIV/AIDS cho thấy: Có 42% sinh viên có kiến thức đúng về phòng
ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Có 76,2% sinh viên trả lời đúng 6/7 câu câu hỏi về
cách phòng tránh; 88% sinh viên trả lời được cả 3 đường lây truyền của HIV;
58,8% sinh viên có thể nêu được ít nhất 3 địa điểm có thể làm xét nghiệm HIV.
19,2% sinh viên nhận định rằng mình có nguy cơ nhiễm HIV. Về thái độ 83,2%


11

sinh viên mong muốn được xét nghiệm HIV. Có 90,8% SV cho rằng có thể bảo
vệ chính mình tránh lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
khi QHTD. Tổng số 80% sinh viên trả lời rằng cả hai đối tác có trách nhiệm
bình đẳng trong sử dụng BCS khi QHTD khác giới; 80,6% sinh viên nữ trả lời
cả hai đối tác có trách nhiệm như nhau; 19,2% sinh viên nam trả lời rằng đàn
ông có trách nhiệm lớn hơn. Thực hành tuổi QHTD trung bình lần đầu tiên là
20 tuổi; 56 sinh viên (chiếm 14%) đã từng bị người khác mời/rủ sử dụng ma
túy; 39 sinh viên (chiếm 9,8%) đã từng bị người khác mời rủ TCMT). Không
có sinh viên nào sử dụng ma túy hoặc TCMT .

Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của
Nguyễn Dung và cộng sự cho thấy 40,7% người dân trả lời đúng hoàn toàn 5
câu hỏi về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai
lầm phổ biến về HIV. Có 97,3% đối tượng nghiên cứu đã từng QHTD và
37,3% thường xuyên sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD, 18,5% không
sử dụng BCS với các lý do: không có sẵn BCS (32,7%), bạn tình không chấp
thuận (20%), cảm giác khó chịu khi sử dụng (47,3%). Nơi cung cấp BCS chủ
yếu là hiệu thuốc (42%), trạm y tế (29,4%) và chợ, quầy bán lẻ (22,7%).
Những ban ngành tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS phù hợp
nhất là y tế (52,3%) và ban ngành, đoàn thể (58,2%); bạn bè đồng đẳng
(45,1%); chính quyền địa phương (31,2%) .
Mặc dù HIV/AIDS là căn bệnh phổ biến (trên 80% người dân tại các
nghiên cứu có nghe đến HIV/AIDS), tuy nhiên các nghiên cứu về kiến thức,
thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS tại các quốc gia, vùng miền có đặc
điểm tương đồng cho thấy tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ và thực hành về
phòng chống HIV/AIDS đều ở mức thấp (từ 15 đến 50%). Tại Tam Kỳ hiện
nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành
của người dân. Chính vì vậy, nghiên cứu triển khai sẽ góp phần giúp người làm


12

công tác phòng chống HIV/AIDS tại Tam Kỳ có các chứng cứ cụ thể nhằm xây
dựng các chiến lược truyền thông về HIV/AIDS phù hợp.
1.3.

Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

1.3.1. Khái niệm kỳ thị
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng

người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có
quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV .
1.3.2. Khái niệm phân biệt đối xử.
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách
biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác
vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần
gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV .
HIV và AIDS có tất cả các đặc điểm của những căn bệnh bị kỳ thị nhất.
Những đặc điểm này bị liên hệ với quan hệ tình dục sai trái và tiêm chích ma
túy- những hành vi bị xã hội lên án và được coi là lỗi của cá nhân bị bệnh.
AIDS là căn bệnh nan y, suy sụp, thường dẫn đến biến dạng và gắn liền với
“một cái chết không mong muốn”. Mọi người thường có suy nghĩ sai lầm
rằng bệnh này dễ lây lan qua tiếp xúc và là mối đe dọa cho cộng đồng. Người
dân nói chung và nhiều khi cả các nhân viên y tế, không được thông báo một
cách đầy đủ và thiếu sự hiểu biết sâu về HIV và AIDS. Chính vì vậy, không
còn gì nghi ngờ rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là
một thử thách cần phải giải quyết trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh trên
toàn cầu.
UNAIDS cũng có các định nghĩa về sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên
quan đến HIV/AIDS như sau:
Sự kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS được mô tả như một “quá trình mất
giá” của những người sống chung hoặc có quan hệ với những người bị nhiễm


13

HIV/AIDS. Sự kỳ thị này thường có nguồn gốc từ kỳ thị mại dâm và tiêm
chích ma tuý là hai con đường thông dụng nhất dẫn đến lây nhiễm HIV.
Sự phân biệt đối xử đi sau kỳ thị là việc đối xử không công bằng đối
với một người nào đó do họ bị nhiễm hoặc do cảm tưởng là người đó bị

nhiễm HIV. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử vi phạm đến các quyền cơ bản của
con người, ở các cấp độ khác nhau từ chính trị đến kinh tế, xã hội, tâm lý và
thể chế.
Một khi có sự kỳ thị thì người ta thường muốn làm ngơ trước tình trạng
thực sự hoặc có thể nhiễm HIV của mình. Điều này dẫn đến nguy cơ làm cho
bệnh tật tiến triển nhanh hơn đối với bản thân họ cũng như nguy cơ gây lây
nhiễm HIV sang những người khác .
1.3.3. Một số nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS.
Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS được
quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt là các khu vực nhu Châu Á
Thái Bình Dương. Tại Trung Quốc, điều tra năm 2009 cho thấy 57% số người
nhiễm HIV sợ bị tiết lộ tình trạng bản thân bởi người nhiễm HIV khác, gần
một nửa (48,6%) sợ bị tiết lộ thông tin bản thân bởi người khác. Tình trạng tự
kỳ thị cũng là vấn đề phổ biến ở những người sống chung với HIV ở Trung
Quốc, 62,1% số người được hỏi cho thấy họ tự cảm thấy xấu hổ với bản thân,
74,5% số người đổ lỗi cho bản thân hay mình có lòng tự trọng thấp chiếm đến
75,4%. Gần một nửa số người được hỏi đã nghĩ đến ý định tự tử. Tự kỳ thị
cũng được mô tả trong cuộc điều tra thông qua các chỉ số khác như tự cô lập
bản thân với các hoạt động xã hội, hoặc ngừng làm việc. Có 41,7% số người
được phỏng vấn cho biết họ phải đối mặt với ít nhất 1 loại phân biệt đối xử
liên quan đến HIV; 12,1% số người được hỏi đã bị từ chối chăm sóc y tế ít
nhất 1 lần kể từ khi họ xét nghiệm dương tính với HIV, một số lượng người


14

đáng kể cho biết họ đã bị mất công việc, bị từ chối tuyển dụng (14,8%), bị di
chuyển vị trí việc (16,8%) làm hay từ chối cơ hội thăng tiến (3,8%). Có 6,2%
người dưới 25 tuổi nhiễm HIV cho biết họ phải nghỉ học ít nhất 1 lần, 36,2%

cho biết giáo viên có thái độ phân biệt đối xử hoặc rất phân biệt đối xử về
việc học tập của họ .
Một báo cáo khác trên 233 người nhiễm HIV tại Thái Lan năm 2009
cũng cho thấy, 34,3% số người cho rằng họ bị hạn chế tham gia các hoạt động
cộng đồng, 57.8% trong số này cho rằng đó là do tình trạng nhiễm HIV của
họ. Rất nhiều người được cho rằng họ đã bị loại trừ khỏi các hoạt động tôn
giáo (94,9%), một phần ba số người được hỏi (32,3%) đã bị mất việc do tình
trạng nhiễm HIV của bản thân hay bị từ chối công việc mới (26,2%). Ngoài ra
một tỉ lệ khá cao các cảm giác tự kỳ thị bản thân cũng được báo cáo trong
khảo sát này, 64% số người xấu hổ, 47,6% cảm thấy tội lỗi, 42,9% đổ lỗi cho
bản thân, 43,8% thiếu niềm tin vào bản thân, 16,7% muốn tự tử, 21,9% cảm
thấy họ nên bị trừng phạt, 64,4% sợ tin đồn, 57,5% sợ bị quấy rối, 54,5% sợ
quan hệ tình dục với người khác do tình trạng nhiễm HIV của họ .
Khảo sát mới hơn tại 3 tỉnh Champasack, Luangprabang và thủ đô
Viêng chăn của Lào năm 2012 nêu lên các chỉ số về kỳ thị với người nhiễm
HIV tại quốc gia này. Có 36% đối tượng phỏng vấn cho biết đã bị tiết lộ tình
trạng bản thân bởi người nhà, hàng xóm hoặc những nhà lãnh đạo cộng đồng
của mình mà không có sự đồng ý. Có 23% cho biết rằng họ bị xì xào, bàn tán;
4% phải chuyển chỗ ở do tình trạng của bản thân và 11% bị xúc phạm. Có
90% số người được phỏng vấn đã tiết lộ tình trạng của bản thân đối với ít nhất
một người trong gia đình mình. Dù chỉ 10% cho biết có tiết lộ tình trạng
nhiễm HIV của mình tại nơi làm việc, tuy nhiên có đến 18% cho biết đã bị
mất việc hoặc giảm thu nhập vì tình trạng nhiễm HIV của bản thân tại nơi
làm. Về giáo dục, 2% số người đã bị miễn nhiệm, đình chỉ hoặc ngăn cản


15

tham dự các hoạt động học tập và 2% số người cho biết con em của họ đã bị
phân biệt đối xử do tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Tình trạng tự kỳ thị

của bản thân được mô tả qua các hành động như từ bỏ tham gia các hoạt
động xã hội (22%), tự cô lập với gia đình, bạn bè (13%), ngừng làm việc
(19%), ngừng các hoạt động giáo dục (13%), không quan hệ tình dục (13%),
không có thêm con (58%), tránh đến các phòng khám (36%). Đồng thời, tự
kỳ thị cũng được thể hiện qua các cảm giác như bị xì xào bàn tán (59%), bị
lăng mạ (42%), bị quấy rối (26%), bị hành hung (13%) và 45% bị từ chối
tình dục .
Tại Philippines nghiên cứu năm 2010 của 80 cá nhân nhiễm HIV tham
gia cho kết quả: 17,5% số đối tượng cho biết họ bị loại bỏ khỏi các hoạt động
xã hội, 9/80 người bị loại bỏ khỏi các hoạt động của gia đình ít nhất 1 lần,
39/80 người cảm thấy có sự xì xào bàn tán của xã hội, 23 người cho thấy bị
xúc phạm, đe dọa hay quấy rối, 5 người đã bị hàng hung trong vòng 12 tháng
gần nhất. Về nơi cư trú và công việc, 10% số người cho biết phải di chuyển
nơi cư trú và 21% bị mất việc do tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Một đặc
điểm đáng lưu ý trong báo cáo của Philippines là tỷ lệ tự kỳ thị bản thân ở
những người sống chung với HIV khá cao. Có 73,8% người cảm thấy xấu hổ,
76,3% cảm thấy có lỗi, 37,5% có ý định tự tử ,.
Các chỉ số kỳ thị (Stigma index) lần đầu tiên được triển khai bởi VNP+
năm 2011. Trong năm 2014, VNP+ đã triển khai vòng thứ 2 để phân tích sự
kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV tại Việt Nam.
Đồng thời, cho phép đánh giá những tích cực/tiêu cực trong 3 năm. Kết quả
cho thấy, số người nhiễm HIV báo cáo vi phạm các quyền của mình giảm
đáng kể từ 21,8% xuống 11,2%, số người nghe nói về luật phòng chống HIV
tăng từ 61,6% đến 69,6%, tuy nhiên có sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê
về số người đã đọc và thảo luận các nội dung của luật cũng như tìm cách sửa


×