Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở công ty cổ phần bia phú minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.33 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần bia Phú Minh với lĩnh vực hoạt động kinh
doanh chính là sản xuất bia tươi trong những năm gần đây đang phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn trong nước
cũng như các hãng nước ngoài. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2010, Nhà
nước áp dụng chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 50% không
phân biệt bia chai, bia lon, bia hơi. Do vậy, nếu không kịp thời đưa ra
các quyết định kinh doanh phù hợp chắc chắn Công ty sẽ khó tồn tại
trong môi trường này. Từ đó, vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công
ty là phải kiểm soát để tiết kiệm được chi phí, nâng cao khả năng
cạnh tranh. Trong thời gian gần đây Công ty đã bước đầu tổ chức
công tác kế toán quản trị chi phí mà tập trung vào công tác xây dựng
định mức, lập kế hoạch chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân
tích chi phí. Tuy nhiên, trên thực tế từ phương hướng xây dựng đến
tổ chức thực hiện thì việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các
nội dung này vẫn chưa được tổ chức khoa học và quan tâm đúng
mức, còn mang nặng nội dung của kế toán tài chính chưa thực sự là
công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị xem xét, phân tích làm
cơ sở ra các quyết định. Điều này có ảnh hưởng đáng kể tới chất
lượng và hiệu quả các quyết định quản trị và là một trong các nguyên
nhân làm cho sức cạnh tranh của Công ty còn hạn chế.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên của việc hoàn thiện KTQT
chi phí, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán
quản trị chi phí ở Công ty cổ phần bia Phú Minh”.


2
2. Tổng quan nghiên cứu:


Tác giả Đặng Kim Cương (2000) nghiên cứu về “Vận dụng
kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nông
nghiệp”, tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002) nghiên cứu về “tổ chức
kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch”, tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm (2004) nghiên
cứu “xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt
Việt Nam”, Tác giả phạm Thị Thủy (2007) với luận án “ Xây dựng
mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
dược phẩm Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2008) nghiên
cứu về “Kế toán quản trị chi phí ở các Công ty cà phê Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Đak Lak”, tác giả Đào Thị Minh Tâm (2009) nghiên cứu
về “Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: là Công tác kế toán quản trị
chi phí tại công ty cổ phần bia Phú Minh. Phạm vi nghiên cứu là
những nội dung kế toán quản trị chi phí của hoạt động chính là sản
xuất kinh doanh sản phẩm bia tươi 50 Phú Minh tại Công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp;
phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn ,phương pháp phỏng vấn
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hoá và hoàn thiện cơ sở lý luận về kế toán
quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. Thông qua phân tích và
đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở Công ty Cổ


3
Phần Bia Phú Minh, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công
tác kế toán quản trị chi phí nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý chi phí tại Công ty Cổ Phần Bia Phú Minh làm điển hình.

Đồng thời, có thể suy rộng vận dụng cho các doanh nghiệp sản xuất
bia khác.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm,
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong DNSX;
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở Công ty
Cổ phần Bia Phú Minh; Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Công tác
kế toán quản trị chi phí ở Công ty Cổ phần Bia Phú Minh.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KTQT CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị chi phí
1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
TRONG DNSX
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của chi phí
Chi phí là các hy sinh về lợi ích kinh tế hay nói một cách cụ
thể hơn, chi phí phản ánh các nguồn lực mà tổ chức sử dụng để cung
cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ. Đặc điểm : chi phí là phí tổn về tài
nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích
sản xuất kinh doanh.


4
1.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
a) Chi phí sản xuất
b) Chi phí ngoài sản xuất

1.2.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
a) Biến phí
b) Định phí
c) Chi phí hỗn hợp:
1.2.2.3. Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định
a) Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
b) Chi phí chênh lệch
c) Chi phí kiểm soát được và chi phí không thể kiểm soát được
d) Chi phí cơ hội
e) Chi phí chìm
1.3. NỘI DUNG CỦA KTQT CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.3.1. Dự toán chi phí sản xuất
1.3.1.1. Định mức chi phí sản xuất
Định mức chi phí là chi phí dự tính để sản xuất một sản
phẩm hay thực hiện một dịch vụ cho khách hàng. Định mức là cơ sở
để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động.
1.3.1.2. Dự toán chi phí sản xuất
a) Khái niệm và vai trò của dự toán chi phí sản xuất
b) Các dự toán bộ phận trong dự toán chi phí sản xuất


5
Bao gồm: dự toán chi phí NVLTT; dự toán chi phí NCTT; dự
toán chi phí SXC; dự toán chi phí bán hàng; dự toán chi phí QLDN
và dự toán chi phí tài chính.
1.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.2.1. Tính giá thành sản phẩm sản xuất giá thành theo phương
pháp toàn bộ
Phương pháp tính giá toàn bộ là phương pháp mà tất cả các

chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều được tính vào
giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành.
1.3.2.2. Tính giá thành sản phẩm sản xuất giá thành theo phương
pháp trực tiếp
Theo phương pháp chi phí trực tiếp, giá thành sản phẩm sản
xuất chỉ bao gồm các CPSX biến đổi, còn các chi phí sản xuất cố
định không được tính và giá thành sản phẩm hoàn thành .
1.3.3. Phân tích biến động chi phí
1.3.3.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.3.2. Phân tích biến động chi phí phí nhân công trực tiếp
1.3.3.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
1.3.3.4. Phân tích chi phí bán hàng và chi phí QLDN
a) Đối với biến phí bán hàng và biến phí QLDN
b) Đối với định phí bán hàng và định phí ĐNQLN
1.3.4. Phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra
quyết định
1.3.4.1. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
1.3.4.2. Phân tích thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh
doanh


6
a) Thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp
b) Quá trình phân tích thông tin thích hợp
1.4. Tổ chức mô hình kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí
Có ba kiểu tổ chức mô hình kế toán quản trị, bao gồm mô
hình kết hợp, mô hình tách biệt và mô hình hỗn hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày những vấn đề lý
luận về KTQT chi phí bao gồm bản chất, vai trò của KTQT chi phí,

các loại chi phí và một số nội dung cơ bản của KTQT chi phí trong
DNSX như khái niệm, phân loại chi phí; định mức chi phí và lập dự
toán chi phí; phương pháp xác định giá thành sản phẩm; phân tích
biến động chi phí nhằm tăng cường kiểm soát chi phí và phân tích
thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định. Đồng thời
luận văn cũng trình bày tổ chức mô hình kế toán phục vụ kế toán
quản trị chi phí. Trên cơ sở lý luận này làm tiền đề cho việc nghiên
cứu về thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần bia Phú Minh ở
chương 2.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA PHÚ MINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA PHÚ MINH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Kết quả HĐSXKD của Công ty phát triển liên tục qua các
năm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển lại có xu hướng giảm dần (lợi


7
nhuận sau thuế năm 2006 so với năm 2005 tăng khoảng 60 %, năm
2007 so với năm 2006 tăng khoảng 30% và giữa năm 2008 so với
năm 2007 tăng 11%). Với tình hình này, đặt ra cho Công ty là cần
phải năng cao hiệu quả công tác quản lý hơn nữa nhằm nâng cao tốc
độ phát triển của Công ty. Việc tổ chức công tác KTQT chi phí sẽ là
công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh của Công ty.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất - kinh doanh
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng, với mô hình này Tổng giám đốc quản lý toàn bộ

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất Nhà máy bia Phú Minh
Cơ cấu tổ chức sản xuất nhà máy bia bao gồm bộ phận sản
xuất chính (phân xưởng nấu, phân xưởng lên men và phân xưởng
chiết) và bộ phận phục vụ sản xuất (phòng nghiệp vụ và phòng kỹ
thuật sản xuất).
2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là một quy trình
khép kín chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn nấu, giai đoạn lên men và
giai đoạn chiết.
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty là bia tươi với thương hiệu Bia
tươi 50 Phú Minh được sản xuất từ nguyên liệu chính là Gạo trắng,
Malt, Houblon và nước sạch.


8
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán tại
Công ty
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung.
2.1.4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chung.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTQT CHI PHÍ Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA PHÚ MINH
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị của các
loại NVL chính (gạo, malt, Houblon cao, Houblon cao, Caramel,
Malturex, nước) và các loại NVL phụ (CaCl2, ZnCl2, H 2SO4, Acid

latic; BTL Harborlite supercel, BTL hyflo supercel, BTL Standard
supercel, H3PO4, Sopuroxid, NaOH(45%), muối, Acid HCl...).
- Chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung .
Chi phí ngoài sản xuất: gồm chi phí bán hàng; chi phí

quản lý doanh nghiệp.
2.2.2. Công tác lập dự toán chi phí sản xuất
Dự toán sản lượng sản xuất: bằng phương pháp phân tích
thống kê và phương pháp kinh nghiệm, Phòng kế hoạch kinh doanh
lập dự toán sản lượng tiêu thụ của năm. Vì sản phẩm của Công ty là
bia tươi sản xuất ra phải tiêu thụ ngay nên kế hoạch sản lượng bia
tiêu thụ cũng là kế hoạch sản lượng bia sản xuất. Căn cứ vào kế
hoạch tiêu thụ của phòng Kinh doanh năm 2009 (quý 1: 3.659.863


9
lit; quý 2:6.861.881 lit; quý 3: 7.462.359 lit; quý 4: 4.015.896 lit và
cả năm: 22.000.000 lit) kế toán lập các dự toán chi phí.
2.2.2.1. Định mức, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức tiêu hao NVL: là lượng vật liệu trực tiếp để sản
xuất 1lít bia.
Công ty hiện đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao
NVL cho 1triệu lít bia tươi 50 (xem bảng 2.2).
- Định mức lượng vật tư sử dụng căn cứ vào kế hoạch sản
xuất từng quý và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lập dự toán
lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất từng quý và năm 2009 theo
công thức:
Định mức lượng vật tư

=


Kế hoạch sản

sử dụng (quý, năm)
xuất (quý, năm)
Kết quả xem Bảng 2.3

Định mức tiêu

x

hao NVL

- Định mức giá nguyên vật liệu: Công ty căn cứ giá mua
vật liệu kỳ trước cộng với 10% tăng lên làm dự toán cho đơn giá vật
liệu kỳ tới.
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trên cơ sở số lượng vật liệu cần tiêu hao và đơn giá vật liệu
dự tính năm tới, phòng Kế toán lập dự toán chi phí vật liệu trực tiếp
cho sản xuất theo quý và năm 2009 theo công thức:
Dự toán chi phí

=

Định mức lượng

NVLTT
vật tư sử dụng
Kết quả xem bảng 2.4


x

Định mức giá
vật tư


10
Bảng 2.4: Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2009
Tên NVL
1. NVL chính

ĐVT

Đơn giá
(1000
đồng)

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Cả năm

6.956.700 13.043.124 14.184.518

7.633.451 41.817.795


Malt

kg

10,864 4.095.357 7.678.390 8.350.320

4.493.756 24.617.824

Gạo

kg

7,842 1.965.994 3.686.045 4.008.608

2.157.247 11.817.894

(104)

kg

2.387,612

404.585

758.557

824.937

443.943


2.432.022

(105)

kga

3.670,421

261.948

491.127

534.105

287.431

1.574.610

Caramel (107)

kga

22,971

7.566

14.186

15.428


8.302

45.483

(201)

kg

1.138,601

116.680

218.763

237.906

128.030

701.378

Nước

m3

4,762

104.570

196.058


213.215

114.742

628.584

134.096

251.417

273.418

147.141

806.071

2. NVL phụ
CaCl2(103)

Kg

8,443

4.171

7.821

8.505


4.577

25.075

ZnCl2 (106)

Kg

1,392

1.885

3.534

3.843

2.068

11.330

H2SO4 (101)

Kg

7,451

136

256


278

150

820

(108)

kg

39,674

8.712

16.334

17.764

9.560

52.370

BTLHarborlite

kg

13,041

1.050


1.969

2.141

1.152

6.312

BTL hyflo

kg

11,098

27.214

51.023

55.488

29.861

163.585

BTL Standard

kg

1,184


3.337

6.256

6.803

3.661

20.057

H3PO4

kg

9,000

3.294

6.176

6.716

3.614

19.800

Sopuroxid

kg


53,384

3.126

5.861

6.374

3.430

18.791

NaOH(45%)

kg

8,500

43.552

81.656

88.802

47.789

261.800

Muối


kg

2,600

561

1.053

1.145

616.038

3.375

Acid HCl

kg

3,904

10.002

18.752

20.393

10.974.641

60.122


ATR acid B/F

kg

65,317

32.272

60.507

65.802

35.411.348

193.992

Tổng cộng

7.090.796 13.294.541 14.457.936 7.780.591.523 42.623.866

2.2.2.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí NCTT bao gồm tiền lương cơ bản, lương theo
sản phẩm và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).


11
@ Dự toán tiền lương: Tiền lương công nhân trực tiếp tại công
ty gồm 2 phần: lương cơ bản và lương sản phẩm
- Lương cơ bản (lương cứng): tính theo hệ số cơ bản và
lương tối thiểu nhà nước quy định.

- Lương theo sản phẩm (lương mềm): được tính trên cơ sở
1% trên doanh thu kế hoạch.
@ Dự toán chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: tính 19% tiền
lương cơ bản làm dự toán chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ.
Kết quả: dự toán chi phí NCTT năm 2009 là 4.140.492.290 đ.
2.2.2.3. Dự toán chi phí sản xuất chung
Việc lập dự toán chi phí SXC ở Công ty dựa vào chi phí thực
tế ước tính của kỳ trước và nhu cầu công việc kỳ thực tế. Cuối năm
tài chính (năm trước), căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm, phòng kế
toán lập kế hoạch chi phí gửi lên Ban Giám đốc xét duyệt.
Đối với những chi phí liên quan đến hoạt động chung được
định mức theo quy chế ban hành của Công ty, ví dụ: định mức về
dầu, điện; tiền điện thoại cố định ở các phân xưởng, tiền điện thoại di
động của các nhân viên quản lý đã được xác định mức khoán hàng tháng.
Đối với dự toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cũng
được tính như dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
Kết quả: dự toán chi phí SXC năm 2009 là 19.789.315.859 đ
2.2.2.4. Dự toán chi phí bán hàng


12
Các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi phí
bán hàng là chi phí nhân viên, chi phí công cụ và chi phí quảng cáo,
khuyến mại.
+ Dự toán chi phí nhân viên
Dự toán chi phí nhân viên bán hàng cũng được tính như dự
toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên phân xưởng
+ Dự toán chi phí công cụ, dụng cụ: căn cứ vào giá trị CCDC
cần sử dụng công ty lập dự toán chi phí này cho cả năm, sau đó phân
bổ đều cho 4 quý.

+ Dự toán chi phí quảng cáo, khuyến mãi: Kế hoạch năm
2009, công ty xúc tiến các chương trình quảng cáo, khuyến mãi
nhằm mở rộng quy mô, tăng khối lượng tiêu thụ. Do vậy, theo kế
hoạch chi phí này chiếm tỷ trọng 1% tổng doanh thu kế hoạch (1% x
93.500.000.000 đồng = 935.000.000 đồng).
Kết quả: dự toán chi phí bán hàng năm 2009 là 4.238.782.161 đ.
2.2.2.4. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí QLDN bao gồm dự toán chi phí nhân viên
QLDN; chi phí VPP, vật liệu quản lý; chi phí công cụ quản lý; chi
phí khấu hao TSCĐ; thuế, phí và lệ phí; hi phí dịch vụ mua ngoài; và
chi phí bằng tiền khác
+ Dự toán chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí nhân viên QLDN cũng được tính như dự
toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên phân xưởng và
nhân viên bán hàng.


13
+ Lập dự toán các chi phí còn lại thuộc chi phí QLDN ở
Công ty dựa vào chi phí thực tế ước tính của kỳ trước và nhu cầu
công việc kỳ thực tế tương tự như chi phí bán hàng.
Kết quả: dự toán chi phí QLDN năm 2009 là 3.035.522.371đ
Trên cơ sở các khoản mục chi phí đã lập kế hoạch, kế toán
tổng hợp lập bảng kế hoạch giá thành sản xuất năm 2009 (Bảng
2.14).
2.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.3.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số lượng vật liệu thực
xuất dùng trên các phiếu xuất kho theo hạn mức, tính đơn giá vật liệu
thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ và lập bảng chi

tiết chi phí NVLTT trong tháng 09 năm 2009 (Bảng 2.15).
Trên cơ sở bảng chi tiết chi phí NVL trực tiếp của từng
tháng, kế toán vật tư lập bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp quý I,
quý II, quý III, quý IV và cả năm (Xem bảng 2.16).
2.2.3.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT được hạch toán vào TK 622 “Chi phí nhân
công trực tiếp” và mở chi tiết cho từng phân xưởng: TK 6221 “Chi
phí nhân công trực tiếp” : PX nấu; TK 6222 “Chi phí nhân công trực
tiếp” - PX lên men; TK 6223 “Chi phí nhân công trực tiếp” : PX
chiết - động lực. Căn cứ vào Bảng chấm công do các phân xưởng sản
xuất lập vào cuối tháng, báo cáo kết quả sản xuất của công nhân, đơn
giá lương sản phẩm cùng với hồ sơ lương nhân viên (gồm các thông
tin như phụ cấp, các khoản bảo hiểm…), kế toán Công ty xác định


14
được số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất; lập bảng phân bổ
lương và các khoản trích theo lương theo từng phân xưởng.
2.2.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung
Để hạch toán chi phí SXC Công ty sử dụng TK 627 “chi phí
sản xuất chung” theo dõi riêng chi tiết cho từng loại chi phí, chi tiết
cho từng PX.
- Chi phí nhân viên: căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và
các khoản bảo hiểm.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: căn cứ vào các phiếu
xuất kho vật tư, bảng phân bổ chi phí trả trước.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Công ty trích khấu hao theo
phương pháp đường thẳng. Căn cứ trên bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ.
- Các chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí sửa chữa, chi phí

khác bằng tiền căn cứ vào các chứng từ : hóa đơn thanh toán, phiếu
chi, giấy báo nợ…
Cuối năm, căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung
hàng tháng, kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung tại công
ty năm 2009 (xem bảng 2.17).
2.2.3.4. Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN
Để tập hợp hai khoản chi phí này, kế toán sử dụng tài khoản
641 “Chi phí bán hàng” và tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh
nghiệp”. Kế toán căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan đến chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để ghi vào sổ chi tiết


15
tài khoản như : bảng phân bổ tiền lương và các khoản bảo hiểm;
phiếu xuất kho; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; phiếu chi,
giấy báo nợ... ,cuối tháng tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp phát sinh. (Xem bảng 2.19 và bảng 2.20).
Cuối năm, căn cứ vào bảng tập hợp chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp hàng tháng, kế toán lập bảng tập hợp chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Xem bảng 2.19 và
bảng 2.20).
2.2.3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, căn cứ vào các bảng tập hợp chi tiết tháng của
chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC, và kế toán lập
bảng tính giá thành sản phẩm (xem bảng 2.23).
Cuối năm, căn cứ các bảng tổng hợp chi phí tháng , kế toán
tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm năm 2009.
2.2.4. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh
Công ty đã thực hiện việc thu nhận thông tin quá khứ để
hành phân tích tình hình hoạt động SXKD. Việc so sánh kết quả thực

hiện chi phí và định mức, kế hoạch để tìm ra nguyên nhân của sự
chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với kế hoạch
cũng như phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh tại
Công ty chưa được thực hiện. Công ty chỉ thực hiện việc so sánh các
chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD giữa các năm, việc phân tích không
sâu sắc, chưa mang lại hiệu quả để cung cấp thông tin cho nhà quản trị.


16

2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại
Công ty
Một là, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán để tập hợp chi phí:
Hai là, phân loại chi phí :
Ba là, công tác lập dự toán chi phí:
Bốn là, phân tích biến động chi phí giữa thực tế và dự toán
nhằm tăng cường kiểm soát chi phí:
Năm là, phân tích chi phí để ra quyết định kinh doanh
Sáu là, tổ chức bộ máy kế toán
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Để tồn tại và thích ứng với nền kinh tế thị trường, Công ty cổ
phần bia Phú Minh đã có những đổi mới trong công tác quản lý cũng
như công tác kế toán, công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty
thể hiện qua việc phân loại chi phí; lập kế hoạch chi phí sản xuất, giá
thành sản phẩm; tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
công tác tổ chức tài khoản, sổ kế toán để tập hợp chi phí và so sánh
kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm. Tuy nhiên, các công
việc này chưa được tổ chức một cách khoa học và toàn diện.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị
chi phí tại Công ty Cổ phần bia Phú Minh, tác giả đã nhận định được

những ưu điểm và hạn chế của công tác KTQT chi phí. Đây chính là
cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTQT Chi
phí tại Công ty.


17

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KTQT CHI PHÍ
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA PHÚ MINH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KTQT
CHI PHÍ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA PHÚ MINH
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015
Từ năm 2010 đến năm 2012 sản lượng sản xuất bia tăng bình
quân 20%/năm. Từ năm 2013 đến năm 2015, sản lượng tăng bình
quân 25%/năm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2010 - 2012, công ty xúc tiến
nghiên cứu chương trình đầu tư mở rộng công suất Nhà máy bia Phú
Minh 50 tại Phú Yên lên 25 triệu lít/năm, dự kiến đầu tư giai đoạn II
(từ năm 2013 đến năm 2015) ở Nhà máy bia Bình Thuận lên 10 triệu
lít/năm với nỗ lực đưa thương hiệu bia tươi của công ty trở thành
thương hiệu hàng đầu ở miền Trung.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác KTQT chi phí
Một là, về tổ chức hệ thống tài khoản và sổ KTQT chi phí,
cần tổ chức xây dựng các tài khoản chi tiết, sổ sách chi tiết theo từng
đơn vị phòng ban, phân xưởng.
Hai là, về tổ chức công tác KTQT chi phí
Ba là, về tổ chức bộ máy kế toán, cần phân định công việc rõ
ràng của thông tin giữa KTTC và KTQT.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KTQT CHI PHÍ

TẠI CÔNG TY
3.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí tại Công ty


18
Chi phí trong Công ty theo được phân loại thành biến phí và
định phí. Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí như
trên tại Công ty có tác dụng rất lớn trong việc lập kế hoạch, kiểm
soát chi phí, điều tiết chi phí cho phù hợp giúp nhà quản lý nâng cao
hiệu quả sử dụng chi phí và phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận ra quyết định kinh doanh (xem bảng 3.2).
3.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán để tập
hợp chi phí.
3.2.2.1. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Việc tổ chức tài khoản kế toán để tập hợp chi tiêt chi phí theo
yêu cầu của KTQT chi phí nhằm kiểm soát, phân tích, quản lý chi
phí có hiệu quả. Công ty có thể xây dựng một mã tài khoản có dạng:
XXX(X)Đ/B.Y(Z)
Trong đó : XXX(X): tài khoản chi phí cấp 1 hoặc 2
Đ/B: dùng để phân loại và mã hóa các tài khoản chi phí theo
cách ứng xử của từng yếu tố chi phí (định phí, biến phí), trong đó Đ
phản ánh yếu tố định phí, B phản ánh yếu tố biến phí.
Y: quy ước số 1 dùng để chỉ số liệu của phân xưởng nấu, số 2
để chỉ số liệu của phân xưởng lên men, số 3 để chỉ số liệu của phân
xưởng chiết –động lực
Z: quy ước số 1→ 3 để chỉ số liệu của tổ nấu(1), tổ lên
men(1), tổ lọc(2), tổ hóa sinh(1), tổ chiết (2), tổ động lực (3).
3.2.2.2. Xây dựng hệ thống sổ kế toán
Công ty cần xây dựng các loại sổ chi tiết để phục vụ yêu cầu
quản lý chi phí như: sổ chi tiết chi phí NVL theo từng phân xưởng;



19
sổ chi tiết chi phí NCTT theo từng phân xưởng; sổ chi tiết chi phí
SXC theo từng phân xưởng.
3.2.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí linh hoạt
Tại Công ty việc lập dự toán chi phí chỉ là các dự toán tĩnh,
nghĩa. Điều này, chưa đáp ứng được thông tin kịp thời trong việc đưa
ra các quyết định phù hợp với những diễn biến của thị trường, đặc
biệt là sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc
vào giá nhập khẩu trên thị trường thế giới (ví dụ như malt,
houblon…). Để đáp ứng được yêu cầu đó, Công ty cần lập dự toán
chi phí linh hoạt.
Bảng 3.4: Dự toán chi phí linh hoạt
Năm 2009
Biến phí
Chỉ tiêu

ĐVdự
toán

Dự toán linh hoạt
17.478.326
21.847.90 26.217.490
lít

1. Biến phí (1000đ)

2.398


41.906.560

Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
2. Định phí (1000đ)
Chi phí NCTT

1.937
43
418

33.863.357
742.829
7.300.374
13.805.814.
3.205.492

Chi phí SXC

10.600.322

Tổng chi phí SX

55.712.374

8 lít
52.383.20
0
42.329.196

928.536
9.125.468
13.805.814
3.205.492
10.600.32
2
66.189.01
4

lít
62.859.840
50.795.035
1.114.243
10.950.561
13.805.814
3.205.492
10.600.322
76.665.654


20

3.2.4. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí sản xuất
3.2.4.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Luận văn trình bày minh họa việc phân tích biến động chi
phí NVL TT tại Công ty tháng 9 năm 2009. Căn cứ vào bảng quyết
toán vật tư sử dụng so với định mức (bảng 3.5) và đơn giá nguyên
vật liệu dự toán, sử dụng phương pháp phân tích thay thế liên hoàn,
tác giả lập bảng phân tích biến động chi phí NVLTT (bảng 3.6). Qua
số liệu phản ánh ở bảng 3.6 cho thấy, tổng chi phí NVLTT tăng

307.535.748 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động giá của các
loại nguyên vật liệu chính như malt, hoboulon tăng. Nguyên nhân có
thể do giá vật liệu trên thị trường tăng, chất lượng nguyên vật liệu
tăng, hoặc mua nguyên vật liệu không cẩn thận. Để tiết kiệm khoản
chi phí của các loại nguyên vật liệu này, công ty cần phải đề ra
những giải pháp thích hợp để kiểm soát chi phí NVL từ khâu mua
vào. Nghiên cứu phương án mua một phần nguyên vật liệu này do
trong nước sản xuất.
Gạo, nước và một số vật liệu phụ khác có mức biến động
lượng tăng, thể hiện khối lượng nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng
nhiều so với dự toán, làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên nhân có thể do chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo,
máy móc thiết bị hoạt động không tốt hoặc do không kiểm soát tốt
quá trình sản xuất. Công ty cần tìm rõ nguyên nhân để quy trách
nhiệm vật chất, khắc phục các trường hợp lãng phí, thất thoát. Để
hạn chế được điều này cần xây dựng các thủ tục kiểm soát hữu hiệu,


21
đồng thời phải xử phạt thích đáng những cá nhân vi phạm, khen thưởng
những cá nhân thực hiện tốt.
3.2.4.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Cuối năm, công ty cần tiến hành phân tích chi phí nhân công
trực tiếp thực tế so với kế hoạch đặt ra ở đầu năm. Thông qua số liệu
thực tế và kế hoạch năm 2009 tại Công ty, sử dụng phương pháp
phân tích thay thế liên hoàn, tác giả lập bảng phân tích chi phí nhân
công trực tiếp (xem bảng 3.7).
3.2.4.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Để kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất chung, cuối năm kế
toán cần tiến hành phân tích, đánh giá giữa chi phí thực tế phát sinh

với kế hoạch lập đầu năm. Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho
thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay
bất lợi, qua đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó và đề
ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung. Bảng
3.8 trình bày nguyên nhân biến động chi phí sản xuất chung do yếu
tố giá và yếu tố lượng.
Qua bảng phân tích cho thấy, CPSXC thực tế so với kế
hoạch tăng 1.493.675.451 đồng, nguyên nhân chính là yếu tố giá
(làm tăng 1.556.555.580 đ), đây là yếu tố khách quan, do thị trường
quyết định. Còn yếu tố lượng tác động làm giảm chi phí SXC (làm
giảm 62.879.629 đồng).
3.2.4.4. Phân tích biến động chi phí quản lý và chi phí bán hàng
Để kiểm soát và đánh giá các chi phí ở các bộ phận này công
ty cũng lập các báo cáo phân tích tương tự. Các chi phí này là chi phí


22
thời kỳ, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ, do
vậy khi đánh giá các chi phí này phải đặt trong mối tương quan với
doanh thu bán hàng.
3.2.5. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng - lợi nhuận
3.2.5.1. Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức sản lượng bia tươi 50
đạt tối thiểu để bù đắp chi phí, từ đó có những giải pháp nhằm đạt
một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy, phân tích hòa
vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà Công ty cần phải đạt được. Ngoài
ra, phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến
các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở
để Công ty lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn
hạn. Xem bảng 3.10

Bảng 3.10 : Phân tích điểm hòa vốn năm 2009
STT

Chỉ tiêu

Số tiền

1

Số dư đảm phí đơn vị (đồng/lít)

2

Định phí(đồng)

22.237.148.730

3

Lãi thuần (đồng)

12.597.484.102

4

Tỷ lệ số dư đảm phí(đồng)

5

Sản lượng hòa vốn (lít)


6

Doanh thu hòa vốn (đồng)

59.274.329.758

7

Doanh thu an toàn (đồng)

33.579.279.242

8

Tỷ lệ doanh thu an toàn (%)

1.594

37,52
13.946.901

36,16


23
3.2.5.2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, giá bán và
sản lượng thay đổi
Phòng kế hoạch kinh doanh dự kiến chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp tăng thêm 20%, do đó Phòng kế hoạch đề xuất phương án:

tăng giá bán đơn vị 20%, vì giá bán tăng nên sản lượng bia tiêu thụ
giảm dự kiến giảm 10%. Vậy Công ty có nên tiến hành lựa chọn
phương án này? Để đưa ra quyết định nên lựa chọn phương án phòng
kế hoạch đề xuất hay không, tác giả lập Phân tích điều chỉnh biến
phí, sản lượng, giá bán (Bảng 3.11)
Qua bảng 3.11, cho thấy nếu lựa chọn phương án đề xuất thì
lãi thuần sẽ giảm 4.175.506.514 đồng, tương ứng 49,6%. Do vậy,
công ty không nên lựa chọn phương án này.
3.2.6. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Bộ máy kế toán tại Công ty có thể được tổ chức theo mô hình
kết hợp. Theo mô hình này, các nhân viên kế toán từng phần hành
cần được bố trí lại, vừa thực hiện các công việc của KTTC vừa thực
hiện những công việc có liên quan đến KTQT phần hành đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty
cổ phần bia Phú Minh tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vấn đề mà
nhà quản trị phải giải quyết để có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ công
tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu
chiến lược phát triển của Công ty. Đó chính là lý do nội dung chương
3 luận văn hướng tới các giải pháp để hoàn thiện công tác KTQT chi
phí ở Công ty. Các giải pháp này tập trung vào vấn đề phân loại chi


24
phí theo cách ứng xủa của chi phí, xây dựng hệ thống tài khoản chi
tiết và sổ chi tiết phục vụ tập hợp chi phí, dự toán chi phí linh hoạt,
phân tích biến động chi phí giữa thực tế và dự toán nhằm tăng cường
kiểm soát chi phí và phân tích C –P –V ra quyết định kinh doanh.
Ngoài ra, để hệ thống KTQT chi phí được vận dụng có hiệu quả, luận
văn còn đưa ra mô hình KTQT chi phí phù hợp với cơ cấu tổ chức,

quản lý của Công ty.

KẾT LUẬN
Luận văn đã giải quyết được các nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi
phí, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng kế toán quản trị
chi phí tại Công ty.
Thứ hai, phản ánh được thực trạng KTQT chi phí tại Công
ty, bao gồm: phân loại chi phí, công tác xây dựng định mức, lập dự
toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất;
phân tích biến động chi phí và phân tích mối quan hệ C- P- V. Từ đó
chỉ ra những hạn chế cần phải hoàn thiện về KTQT chi phí.
Thứ ba, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác KTQT chi phí tại Công ty, bao gồm: phân loại chi phí theo cách
ứng xử của chi phí, hoàn thiện dự toán chi phí linh hoạt, phân tích
biến động chi phí giữa thực tế và dự toán nhằm tăng cường kiểm soát
chi phí và phân tích mối quan hệ C-P-V để ra quyết định kinh doanh.
Ngoài ra, luận văn đưa ra hệ thống tài khoản; sổ chi tiết chi phí phục
vụ cho KTQT và mô hình KTQT để có thể vận dụng một cách có hiệu
quả hệ thống KTQT chi phí.



×