Tải bản đầy đủ (.pptx) (8 trang)

TÀI LIỆU LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ PHỔ THÔNG Bài tập nhóm 3 chuyên đề 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.97 KB, 8 trang )

Nhóm 3

Câu hỏi thảo luận:
Phân tích những nguyên tắc cần tuân thủ trong hoạt động kiểm tra nội bộ. Liên hệ việc thực hiện
các nguyên tắc này ở trường các anh /chị đang công tác.


Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
1. Nguyên tắc pháp chế
2. Kiểm tra được thiết kế Căn cứ Kế hoạch hoạt động.
3. Kiểm tra phải được thiết kế theo phân cấp quản lý.
4. Kiểm tra phải được thực hiện tại điểm trọng yếu.
5. Kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân người quản lý.
6. Kiểm tra phải chính xác, khách quan, công khai, kịp thời.
7. Hệ thống kiểm tra phải phù hợp văn hóa nhà trường.
8. Kiểm tra tại nơi xảy ra hoạt động và có kế hoạch rõ ràng.
9. Kiểm tra phải đưa ra các minh chứng sai lệch và kiến nghị.
10. Kiểm tra phải đưa đến hành động


Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
1. Nguyên tắc pháp chế

Phải dựa trên cơ sở của pháp luật, chuẩn mực có tính pháp quy, các kế hoạch hay nghị quyết của tập
thể, các quy định của nhà trường.

2. Kiểm tra được thiết kế Căn cứ Kế hoạch hoạt động.

Kiểm tra phải nằm trong chương trình, kế hoạch đã định. Kiểm tra phải có kế hoạch và đạt được những
mục tiêu nhất định tránh gây sự xáo trộn trong quá trình kiểm tra.



Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
3. Kiểm tra phải được thiết kế theo phân cấp quản lý.

Việc thực hiện kiểm tra nội bộ phải thực hiện đúng theo cấp quản lý tránh tình trạng chồng chéo nhau khi thực
hiện.

4. Kiểm tra phải được thực hiện tại điểm trọng yếu.

Không nhất định là phải thực hiện kiểm tra nội bộ ở tất cả các nội dung mà chỉ cần thực hiện tại các điểm
trọng yếu của các khâu nhằm mục đích giúp cho các hoạt động của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn.


Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
5. Kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân người quản lý.

Dựa vào đặc điểm cá nhân của người quản lý mà có những thiết kế kiểm tra khác nhau.

6. Kiểm tra phải chính xác, khách quan, công khai, kịp thời.

Kiểm tra phải đảm bảo trung thực, chính xác, công khai và công bằng. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực
trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như hình thức giả tạo.


Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
7. Hệ thống kiểm tra phải phù hợp văn hóa nhà trường.
Khi tiến hành kiểm tra cần đảm bảo văn hóa ứng xử trong nhà trường. Tránh tình trạng bè phái, thiên vị thiếu
khách quan gây mất đoàn kết nội bộ sau khi kiểm tra.

8. Kiểm tra tại nơi xảy ra hoạt động và có kế hoạch rõ ràng.


Phải có kế hoạch và phương án kiểm tra, ở đâu đó có con người thì ở đó có sự hoạt động và cần được
kiểm tra.


Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
9. Kiểm tra phải đưa ra các minh chứng sai lệch và kiến nghị.

Sau khi kiểm tra xong, người kiểm tra cần đưa ra nhận xét điểm mạnh cũng như những hạn chế của người
được kiểm tra. Bên cạnh đó người kiểm tra cần tư vấn cách khắc phục những hạn chế cho người được kiểm tra để
từ đó người được kiểm tra khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh của bản thân để góp phần
hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

10. Kiểm tra phải đưa đến hành động

Kiểm tra nhằm giúp đỡ, động viên giáo dục con người, người kiểm tra cần hiểu đối tượng, phải có uy
tín, năng lực, nhằm giúp đối tượng tiến bộ.


Nguyên tắc kiểm tra nội bộ

Các nguyên tắc kiểm tra nội bộ đều có mối liên quan, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tùy từng mục đích,
đối tượng, tình huống kiểm tra mà người kiểm tra lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc cho phù hợp
hoặc kết hợp các nguyên tắc một cách linh hoạt, sang tạo nhằm đạt hiệu quả tối ưu.



×