MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Mục lục
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do pháp lý
2
1.2. Lý do lý luận
3
1.3. Lý do thực tiễn
4
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTNBỘ TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
2.1. Khái quát đặc điểm trường THPT Nguyễn Du
2.2. Thực trạng về công tác KTNB của trường THPT Nguyễn Du
6
10
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để tổ chức thực hiện công
tác KTNB tại trường THPT Nguyễn Du
12
2.4. Kinh nghiệm về công tác KTNB tại trường THPT Nguyễn Du
16
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KTNB TẠI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU NĂM HỌC 2016-2017
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
18
4.2. Kiến nghị
19
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do pháp lý
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: GDĐT là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; mọi người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục và
đào tạo. Điều 9- Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: “Phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là quan tâm, đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho sự phát triển. Tuy nhiên trong những thập niên vừa qua, lĩnh vực GDĐT
chưa đáp ứng được kỳ vọng và mong muốn của nhân dân; giáo dục còn tụt hậu
so với thế giới, còn nặng về tính hàn lâm, lý thuyết chưa gắn liền với thực tiễn,
kỹ năng của người học còn hạn chế, chuẩn mực đạo đức xã hội còn đáng báo
động... Nó là hồi chuông cảnh tỉnh đòi hỏi giáo dục nước nhà phải tự đổi mới,
phải xem xét lại trọng trách của chính mình. Bắt nguồn từ thực tiễn, từ nhu cầu
bức thiết trong đời sống xã hội, Hội nghị 8 khóa XI Ban chấp hành TW Đảng
ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đó
là chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém, giúp
giáo dục nước nhà hoàn thành tốt hơn bổn phận và sứ mạng của ngành.
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực GDĐT,
Quốc hội, Chính phủ, Bộ GDĐT đã ban hành Luật và các văn QPPL như: Luật
Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
ngày 25/11/2009; Thông tư 12/2011/TT BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT
Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của
Bộ GDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh
THPT; Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GDĐT
hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học. Hiệu trưởng muốn quản lý, chỉ
đạo, điều hành các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, yêu cầu hiệu
trưởng phải nắm bắt, nghiên cứu các nội dung được quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật nêu trên.
Tại Khoản 2. Điều 2 của Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo
dục của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 09/2009/TTBGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GDĐT, có ghi: "Thực hiện công khai của các cơ
sở giáo dục nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự
chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý nguồn lực và
đảm bảo chất lượng giáo dục". Công khai trong giáo dục là cần thiết để phát huy
sức mạnh, trí tuệ tập thể, sớm phát hiện và ngăn ngừa những sai phạm, giúp Hiệu
trưởng thực thi tốt hơn các quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) trường học được luôn được các cấp các
ngành nhất là cơ quan chủ quản quan tâm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện
2
theo thẩm quyền quy định. Tại Công văn số 1080/SGDĐT-TTr, ngày 07/9/2016
của Sở GD ĐT Kon Tum về việc hướng dẫn công tác KTNB trường học năm học
2016-2017. Trong đó Sở GDĐT quán triệt và nhấn mạnh đến mục đích của công
tác KTNB trường học: "Nhà trường tiếp tục đổi mới công tác KTNB trường học
nhằm đạt được mục đích là kiểm tra để đánh giá, tư vấn, thúc đẩy các hoạt động
giáo dục, các điều kiện dạy học trong phạm vi nội bộ nhà trường; đánh giá việc
thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của cá nhân, bộ phận trong nhà
trường. Qua đó, kiến nghị các biện pháp phát huy ưu điểm, động viên, khuyến
khích và nhân rộng cái tốt đồng thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm và kịp thời khắc
phục những khuyết điểm (nếu có) nhằm mục đích hoàn thiện và phát triển nhà
trường, giáo viên và học sinh của trường".
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác KTNB trường học dựa
trên nhiều yếu tố là người kiểm tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có
phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm giáo dục... Tuy nhiên cũng cần
phải hiểu biết về pháp luật đặc biệt nắm bắt những vấn đề cốt lõi của hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ được giao vừa đảm
bảo tính nhân văn vừa đảm bảo tính pháp lý.
1.2. Lý do lý luận
Cuộc sống luôn tồn tại các mặt đối lập và các mối quan hệ ràng buộc,
tương trợ lẫn nhau. Có cá nhân ắt phải có tập thể; một tập thể được hình thành
nên từ quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc phải có người đứng đầu để
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao theo đúng quy
định của pháp luật. Người đứng đầu nắm bắt tốt mọi chủ trương, đường lối, các
văn bản chỉ đạo cũng như luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm và biết linh hoạt
trong công việc, kết quả các công việc được giao sẽ trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.
Hiện nay, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và ngành
giáo dục đang ra sức thực hiện các nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết số 29NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Hơn bao giờ hết XH lại đặc biệt quan tâm người thầy bởi
đây chính là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo
dục mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Tân Bộ trưởng Bộ GDĐT- Phùng Xuân
Nhạ trong một lần trả lời phỏng vấn cơ quan thông tấn báo chí cũng đã nhấn
mạnh đến yếu tố con người, vai trò và trách nhiệm người thầy nhất là vai trò của
người quản lý trong hoạt động đổi mới giáo dục. Quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ
người quản lý trong nhà trường phổ thông đang được triển khai mạnh mẽ, đồng
bộ và quyết liệt đó là điều kiện giúp giáo dục nước nhà phát triển.
Điều 2, Luật Thanh tra (2010), ghi: "Mục đích của hoạt động thanh tra
nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát
hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao
3
hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân". (trang 7, Hệ thống văn
bản QPPL về công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục). Hoạt động thanh tra,
kiểm tra là để tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao; không
thông qua hoạt động này để thực hiện mưu đồ cá nhân như tư thù, vụ lợi hoặc
làm phương hại đến danh dự, uy tín và đạo đức của nhà giáo.
Sự nghiệp giáo dục của nước nhà muốn thành công phải huy động công
sức, trí tuệ của các bậc nhân sĩ, trí thức và toàn xã hội; mọi hoạt động giáo dục
phải được thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Trong quản lý giáo dục, nhất
là quản lý tại cơ sở, để đánh giá chính xác kết quả của hoạt động giáo dục không
thể bỏ qua công tác tự kiểm tra, tự đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục. Do
đó công tác KTNB là việc quan trọng yêu cầu mỗi một hiệu trưởng của bất kỳ
loại hình giáo dục công hay tư đều phải tổ chức thực hiện trên tinh thần tự đánh
giá một cách trung thực, khách quan. Người Hiệu trưởng có năng lực quản lý là
người biết cách tiến hành kiểm tra và biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự
kiểm tra của tất cả các bộ phận trong nhà trường.
Vậy KTNB được hiểu như thế nào? Là hoạt động nghiệp vụ quản lý của
hiệu trưởng. Đây là xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, các điều kiện
dạy-học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự
nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và
học sinh nói riêng. (trang 341, tài liệu Bồi dưỡng CBQL trường phổ thông tập 1
tp.HCM 2013).
KTNB trường học, về thực chất gồm hai hoạt động: Hiệu trưởng trường
THPT tiến hành kiểm tra hoạt động chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên
theo hướng dẫn của Bộ và Sở GDĐT; kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động,
việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường. Tự
kiểm tra các hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong trường; kiểm tra tự đánh
giá chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý trường học.
Công tác KTNB vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các
mục tiêu giáo dục. Thực tiễn giáo dục nhận thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính
xác, chân thực, trung thực, khách quan sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính
xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu
tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn
nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ
các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. (trang 341, tài liệu Bồi
dưỡng CBQL trường phổ thông tập 1 tp.HCM 2013).
1.3. Lý do thực tiễn
Công tác quản lý nói chung, giáo dục nói riêng đang ngày một có những
thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra
đã có sự chuyển đổi từ thanh tra toàn diện nhà trường theo thông tư số
43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ GDĐT hướng dẫn thanh tra toàn
4
diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo
sang thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính trong đó có trách nhiệm của
người của người quản lý.
Trước sự thay đổi theo quy định của Luật thanh tra 2010, Bộ GDĐT ban
hành các công văn hướng dẫn về công tác thanh tra trong các cơ sở giáo dục theo
năm học; Sở GDĐT hướng dẫn công tác thanh tra, KTNB trường học để các đơn
vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định. Sự đổi mới về công tác thanh
tra trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt ra vai trò và trách nhiệm lớn lao đối
với người hiệu trưởng. Tự kiểm tra, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong công tác của người quản lý. Đánh giá trung thực, khách quan, giúp cho
người quản lý đề ra các giải pháp trong chỉ đạo, điều hành các bộ phận có liên
quan để nâng chất lượng giáo dục nhà trường. Chặt chẽ trong công tác chỉ đạo,
quản lý, điều hành là yếu tố quan trọng góp phần làm hạn chế những khiếm
khuyết, sai sót, yếu kém có thể xảy ra.
Căn cứ các văn bản pháp lý của cấp trên, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
KTNB trường học để thực hiện các nhiệm vụ đúng chức trách, nhiệm vụ và thẩm
quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình triển khai kế hoạch
vẫn còn có những vướng mắc, hiệu quả công tác KTNB trường học vẫn còn
những hạn chế nhất định. Xuất phát từ tính chất, vai trò quan trọng trong công
tác quản lý cũng như từ thực tiễn tại đơn vị công tác, tôi chọn đề tài "Hiệu
trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Nguyễn Du, huyện
Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, năm học 2016-2017 " để làm đề tài viết tiểu luận cuối
khóa học lớp CBQLGDPT năm 2016.
Mục đích của việc nghiên cứu tiểu luận giúp bản thân có thời gian tìm
hiểu sâu hơn các văn bản pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra đồng thời có
điều kiện để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao phó.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTNB TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
2.1. Khái quát đặc điểm trường THPT Nguyễn Du
2.1.1. Giới thiệu chung
Trường THPT Nguyễn Du được thành lập theo Quyết định số 331/QĐ-CT,
ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum. Trường đóng chân trên địa
bàn thôn 11- xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Có tuyến đường Hồ
Chí Minh đi qua, là nơi tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Bờ Y để kết nối sự phát
triển của các vùng kinh tế và thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân. Trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Đăk Ui là căn cứ hoạt động, là nơi nuôi
dưỡng nhiều cán bộ chiến sĩ anh hùng cách mạng; trong thời bình nhân dân
huyện nhà đoàn kết một lòng theo Đảng, phấn đấu xây dựng cuộc sống mới ấm
no, hạnh phúc. Với những thành công đạt được trong công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế, huyện Đăk Hà được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động
trong thời kỳ đổi mới.
5
Trường THPT Nguyễn Du tuyển sinh trên địa bàn các xã Đăk Ui, Đăk
Mar, Đăk Hring, ĐăkPxi, Đăk Long, Đăk Ngọc và thôn 5 xã Diên Bình thuộc
huyện Đăk Tô. Đây là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Ban
na, Xê đăng, Thái, Mường... là nơi gặp gỡ, kết tinh văn hóa của các dân tộc anh
em. Nét đặc sắc về mặt văn hóa của người bản địa là có nhà rông văn hóa, lễ hội
mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ hội Giọt nước, lễ hội Cồng Chiêng...; hiện vẫn
còn có nhiều nghệ nhân kể chuyện bằng sử thi, tạo nên nét đẹp trong đời sống
tinh thần của người dân; đội cồng chiêng làng Kon Gung, Đăk Mút xã Đăk Mar
đã nhiều lần tham gia các lễ hội văn hóa cấp quốc gia... càng tôn vinh giá trị và
nét đặc sắc của không gian văn hóa Cồng Chiêng từ bao đời người Tây Nguyên
tạo dựng mới có được. Tuy vậy so với mặt bằng chung của cả huyện Đăk Hà, các
xã nêu trên có điều kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp
nên có nhiều tác động không nhỏ đến việc chuyên cần, duy trì sĩ số và kết quả
học tập của học sinh.
Trường được xây dựng theo dự án phát triển trường THPT của Bộ GDĐT,
có 01 dãy nhà 03 tầng với 18 phòng học và 01 dãy nhà 02 tầng, gồm thư viện
(1000 đầu sách), máy chiếu projector và các phòng thực hành bộ môn Lý, Hóa,
Sinh, Công nghệ. Khuôn viên trường lớp rộng rãi thoáng mát (03 ha), có sân
chơi, bãi tập thể thao, nhà để xe, máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu đa vật
thể, cây xanh phát triển tươi tốt... dần đáp ứng các tiêu chí xanh-sạch-đẹp. Từ khi
thành lập đến nay, dẫu còn có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chưa đồng bộ,
đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh chưa
nhiều... Nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh luôn ra sức phấn
đấu thi đua dạy và học, thường xuyên tổ chức các hoạt động đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức trong nhà trường;
chất lượng giáo dục luôn cải thiện, được UBND tỉnh và Bộ GDĐT tặng Bằng
khen; các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường luôn xếp loại vững
mạnh, được cấp trên đánh giá cao. Ngoài ra, nhà trường luôn tích cực tham gia
các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động VHVN-TDTT do các cấp tổ chức
và đã đạt được những thành tích nổi bật.
Với những thành công bước đầu, Trường THPT Nguyễn Du tiếp tục phấn
đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của con
em, là niềm tin của lãnh đạo các cấp, của CMHS và cả xã hội. Mục tiêu phấn đấu
của nhà trường là góp phần cùng địa phương quyết tâm xây dựng huyện Đăk Hà
đạt các tiêu chí Nông thôn mới và giữ vững Danh hiệu Anh hùng lao động trong
thời kì đổi mới.
1.2 Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
1.2.1. Về cơ cấu tổ chức và chất lượng đội ngũ
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cơ bản có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, biết học
hỏi và tự trau dồi, rèn luyện, phấn đấu học sau đại học để không ngừng nâng cao
6
trình độ chuyên môn; luôn đoàn kết, tâm huyết và có trách nhiệm với nghề và
thực hiện có hiệu quả các công việc được giao.
Hiện nay, số lượng công chức, viên chức và người lao động toàn trường
43 người, gồm có: Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, 34 giáo viên (01 giáo viên
hợp đồng), 06 nhân viên; số giáo viên trên lớp là 2,24 giáo viên/lớp.
- Về thâm niên công tác và chất lượng đội ngũ: 05 năm công tác có 11
người; 10 năm có 21 người; trên 10 năm có 11 người. Trình độ cán bộ, giáo viên
đều đạt chuẩn và trên chuẩn: thạc sĩ 11/43, tỉ lệ 25.6%; giáo viên giỏi cấp tỉnh
06/34, tỉ lệ 17%; giáo viên giỏi cấp trường 10/28, tỉ lệ 35.7%.
- Về tổ chức bộ máy quản lý, đảng, đoàn thể: 01 chi bộ đảng (14 đảng viên
trong đó có 02 dự bị), Ban giám hiệu (03 người), 06 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn
phòng, Công đoàn cơ sở và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bảng số liệu về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tổ chức
BGH
Toán-Tin
Lý-AV
Hóa-Sinh
Văn
Sử-Địa-GDCD
CN-TD-GDQP
Văn phòng
Tổng
Trình độ chuyên môn nghiệp
vụ
Số năm công tác
T.Cấp
CĐ
ĐH
SĐH
05 năm
10 năm
04
04
02
02
06
04
04
05
03
04
26
03
02
02
01
01
02
11
02
01
03
01
04
11
04
04
01
03
03
04
02
21
Tổng
cộng
trên 10
năm
03
02
01
01
02
02
11
43/43
1.2.2. Về số lượng và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
Học sinh của nhà trường không có biến động nhiều qua từng năm học;
thành phần gia đình của các em chủ yếu làm nghề nông (trồng cây cao su, ca
phê, cây sắn, lúa nước, lúa rẫy). Nhiều em nhà xa trường, giao thông đi lại chưa
thật sự thuận lợi; có em kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ không hòa thuận... là
những nguyên nhân dẫn đến sĩ số học sinh bị thuyên giảm.
Các bảng số về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh qua các năm học
Hạnh kiểm
Tốt
ST
T
Năm học
01
2012-2013
02
2013-2014
Khá
TB
Yếu
Số HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
364
225
61.8
105
28.8
28
7.7
06
1.6
333
203
60.9
97
29.1
25
7.5
08
2.4
Ghi
chú
7
03
2014-2015
345
217
62.9
100
28.9
22
6.4
06
1.7
Học lực:
STT
Năm học
Số
HS
1
2012-2013
364
25
6.9
132
36.2
147
40.4
48
13.1
12
3.2
2
2013-2014
333
27
8.1
127
38.1
137
41.1
40
12.1
09
2.7
3
2014-2015
345
30
8.7
134
38.8
143
41.4
30
8.7
08
2.3
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Ghi
chú
Năm học 2015-2016, trường có 14 lớp, 448 HS (220 nữ, 62 DTTS, 34 nữ
DT), giảm 47 HS so với đầu năm học. Năm học 2016-2017, tổng số học sinh là
502 em, được biên chế thành 14 lớp (khối 10 có 06 lớp, khối 11 có 05 lớp, khối
12 có 03 lớp).
Bảng số liệu về chất lượng giáo dục năm học 2015-2016
Về học lực:
Khối
SS
12
11
10
Tổng
101
126
221
448
Giỏi
SL
TL
9
8.9
8
6.3
11
5.0
28
6.3
Khá
SL
TL
41 40.6
47 37.3
55 24.9
143 31.9
Tr. bình
SL
TL
40 39.6
37 29.4
70 31.7
143 31.9
TB trở lên
SL
TL
90
89.1
92
73.0
136 61.5
314 70.1
Yếu
TL
10.9
23.8
34.8
27.2
SL
11
30
77
122
Khá
SL
TL
20 19.8
37 29.4
68 30.8
125 27.5
Tr. bình
SL
TL
12 11.9
9
7.1
23 10.4
39
8.0
TB trở lên
SL
TL
101 100.0
122 96.8
213 96.4
431 96.2
Yếu
SL
TL
0
0
4
3.2
8
3.6
17
3.8
Kém
SL TL
0
0
4 3.2
8 3.6
12 2.7
Về hạnh kiểm
Khối
SS
12
11
10
Tổng
101
126
221
448
Tốt
SL
TL
74 73.3
76 60.3
122 55.2
272 60.7
Bảng số liệu về học sinh năm học 2016-2017
Dân tộc
STT
Khối
Số lớp
Số HS
Số HS Nữ
01
10
06
219
121
19
36
02
11
05
174
93
07
12
03
12
03
109
64
08
06
14
502
278
34
54
Tổng cộng
Nam
Nữ
Ghi chú
2.2. Thực trạng công tác KTNB của trường THPT Nguyễn Du
8
Nhà trường luôn chú trọng công tác KTNB để tuyên dương các cá nhân, bộ
phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời chấn chỉnh những trường hợp
còn hạn chế, khiếm khuyết, nhất là vi phạm về quy chế chuyên môn. Mặc dù nhà
trường đã xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể nhưng có khi bị chồng
chéo dẫn đến có nội dung không thực hiện được theo kế hoạch đề ra. Đề cập đến
thực trạng công tác KTNB trường học, chúng tôi xin nêu những hạn chế, thiếu
sót của các cá nhân, bộ phận, TCM nhằm đánh giá đúng thực trạng nhà trường.
Kết quả các nội dung kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
như sau:
- Kiểm tra chuyên đề về hồ sơ Tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán - Tin: Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đảm
bảo (thiếu thời gian cụ thể, người thực hiện và số tiết cho các chủ đề không hợp
lý); kế hoạch phụ đạo của các khối lớp chưa có tên bài cụ thể (ví dụ: tuần 10
môn Toán lớp 11, ghi Luyện tập với số lượng 04 tiết/tuần mà không có tên bàn
cụ thể là bất hợp lý, thiếu khoa học); giáo án của các thành viên chưa được đánh
giá rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, phần hướng dẫn về nhà còn sơ sài, giáo án
chưa thể hiện việc đổi mới dạy học theo phát triển năng lực; một số giáo viên có
số tiết dự giờ còn ít, ghi chép trong sổ dự giờ còn sơ sài.
+ Tổ Vật lý - tiếng Anh: Phân phối chương trình chính khóa, kế hoạch dạy
học phụ đạo- bồi dưỡng chưa được Ban giám hiệu nhà trường ký duyệt; kế hoạch
phụ đạo- bồi dưỡng còn chung một chương trình.
+ Tổ Hóa-Sinh: Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn chưa chú trọng đúng mức
việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực người học; chưa đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế
trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ.
+ Tổ Ngữ văn: Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn thể hiện nội dung đánh giá
các hoạt động chuyên môn chưa sâu; chưa chú trọng đến việc đổi mới sinh hoạt
tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; chưa có các minh chứng kèm
theo hội thảo chuyên đề...
+ Tổ Sử-Địa-GDCD: Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên
chưa có sự phê duyệt của BGH nhà trường; thể thức xây dựng các biểu mẫu, văn
bản, kế hoạch của TCM là chưa phù hợp. TCM chưa triển khai tốt việc đổi mới
sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; việc tự làm và sử dụng đồ
dùng dạy học sẵn có còn nhiều hạn chế.
+ Tổ CN-TD-GDQP: Các kế hoạch chưa được sắp xếp một cách khoa học
(lẫn lộn giữa kế hoạch trường và kế hoạch tổ); kế hoạch môn GDQP không có sự
thống nhất giữa số tiết theo PPCT và số tiết thực dạy trong HKI; chưa xây dựng
kế hoạch tập luyện TDTT tham gia Hội khỏe phù đổng năm học 2015-2016; có
học sinh đã nghỉ học nhưng vẫn có tên trong danh sách tập luyện TDTT. Nhiều
tiết thao giảng- dạy tốt của giáo viên trong tổ, các thành viên TCM tham gia
không đầy đủ.
9
- Kiểm tra chuyên đề về công tác tuyển sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ,
thi nghề phổ thông, việc thực hiện quy định tự đánh giá: Tuyển sinh không đủ
chỉ tiêu do Sở GDĐT giao, hồ sơ lưu trữ chưa khoa học; việc thực hiện chương
trình dạy nghề phổ thông không có sự trùng khớp giữa tiết phân phối chương
trình, giáo án và sổ ghi đầu bài; sổ cấp phát văn bằng chứng chỉ bị tẩy xóa nhiều;
chưa có kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác tự đánh giá.
- Kiểm tra việc thực hiện 03 công khai: Thực hiện công tác công khai chưa
đúng theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ
GDĐT ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục. Thực tế
nhà trường công khai các nội dung thông qua các cuộc họp, ở bảng thông báo
trong phòng hội đồng...; chưa niêm yết công khai ở bảng thông báo ngoài phòng
chức năng, chưa công khai thông qua Website của nhà trường giúp mọi người
nắm bắt thông tin được dễ dàng và thuận lợi.
- Kiểm tra về công tác thư viện: Nhân viên thư viện không cập nhật các văn
bản hướng dẫn của cấp trên về công tác thư viện; chưa thống kê về số lượng
sách, báo, tạp chí; cho mượn sách không đúng đối tượng, có giáo viên mượn
sách đã chuyển trường nhưng không trả sách; hồ sơ, sổ sách thiếu tính thẩm mĩ,
bảo quản thiếu cẩn thận; chưa xây dựng kế hoạch công tác, không có kế hoạch
phối hợp với các bộ phận có liên quan để hưởng ứng Ngày sách Việt Nam; ít có
kiến nghị đề xuất với nhà trường về công tác thư viện...
- Công tác thiết bị, thí nghiệm: Số lượng thiết bị được cấp đến nay đã hư
hỏng tương đối nhiều (môn Vật lý: tay đỡ ống trụ có 04 cái bị gãy; môn Hóa học
có 04 ống nghiệm bị vỡ; môn Sinh học có 01 kính hiển vi bị hỏng, 03 cái Lam
kính bị vỡ, 04 cái La men bị vỡ, 03 cái dao mổ bị gãy; môn Công nghệ có 01 cái
bút điện bị cháy. Qua kiểm tra, Công ty Thắng Lợi chuyên cung cấp các trang
thiết bị đồ dùng dạy học cho Sở GDĐT Kon Tum, nhận bảo hành bộ thí nghiệm
Định luật Bôi lơ-Mariot đã 05 năm nhưng đến nay chưa trả lại. Qua kết quả kiểm
tra, trường đã báo cáo với đơn vị chủ quản và Công ty Thắng Lợi nhưng đến nay
vẫn chưa có phản hồi.
- Kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: Giáo viên được thanh tra
hoạt động sư phạm nhà giáo đều chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối, phẩm
chất đạo đức tốt; thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Tuy nhiên, hạn chế phương
pháp dạy học chưa thật sự linh hoạt và phù hợp với đối tượng học sinh; bài tập
chưa thể hiện rõ sự phân hóa đối tượng; phần củng cố và giao bài tập về nhà thực
hiện chưa đồng bộ. Có giáo viên chưa chú trọng nhiều đến công tác tự bồi dưỡng
để nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng số liệu về kết quả kiểm tra HĐSP nhà giáo năm học 2015-2016
ST
T
TCM
1
Toán-Tin
Giỏi
Khá
Đạt
CĐ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1/6
16.7%
1/6
16.7%
0
0%
0
0%
Tổng
33.3%
10
2
Lý-AV
0
0%
2/6
33.3%
0
0%
0
0%
33.3%
3
Hóa-Sinh
0
0%
2/5
40%
0
0%
0
0%
40%
4
Ngữ văn
0
0%
2/6
33.3%
0
0%
0
0%
33.3%
5
Sử-ĐịaGDCD
0
0%
2/4
50%
0
0%
0
0%
50%
6
CN-TDGDQP
2/4
50%
0
0%
0
0%
0
0%
50%
3/34
8.8%
9/34
26.5%
0
0%
0
0%
35.3%
Tổng cộng
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tổ chức thực hiện công tác
KTNB tại trường THPT Nguyễn Du
2.3.1. Điểm mạnh
Các thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường có lập trường tư
tưởng, đạo đức tốt; đoàn kết, chí công vô tư; được đào tạo chính quy, có tinh
thần tự học, tự trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu; luôn đổi mới phương pháp dạy
học nhằm phát huy năng lực người học; các tổ trưởng tổ chuyên môn luôn năng
động, sáng tạo. BGH biết phát huy tính dân chủ, trí tuệ tập thể, luôn dám nghĩ
dám làm và dám chịu trách nhiệm. Kết quả trường không có đơn thư khiếu nại tố
cáo; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT được duy trì từ 95%, số học sinh giỏi cấp
tỉnh luôn khả quan (từ 8-10 học sinh/năm). Nhìn chung, chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường được cơ quan chủ quản đánh giá tốt, luôn nằm trong tốp đầu
của tỉnh, vị trí thứ 4/23 đơn vị trực thuộc Sở GDĐT. Đó là thành quả, là niềm
vinh dự, tự hào, là động lực để nhà trường phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong
việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng nhà trường ngoài
việc biết xây dựng tầm nhìn chiến lược, biết hoạch định tương lai thì yếu tố quan
trọng là phải biết tự kiểm tra, đánh giá để biết được cơ sở giáo dục của mình
đang ở đâu; chất lượng giáo dục có mang lại niềm tin của các cấp lãnh đạo và
CMHS hay không. Công tác KTNB trường học là việc làm cần thiết giúp người
hiệu trưởng nhận thấy những mặt mạnh cần duy trì, phát huy, những hạn chế,
khiếm khuyết cần khắc phục, sửa chữa.
Xác định được tầm quan trọng của công tác KTNB trường học, hiệu
trưởng xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định thành lập Ban KTNB năm học
2016-2017. Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo
bộ phận thư ký xây dựng các biểu mẫu biên bản; tổ chức thực hiện kế hoạch năm
học qua từng tháng cụ thể; tiến hành kiểm tra, đôn đốc về tiến độ, chất lượng
công việc được giao của từng thành viên.
11
BGH nhà trường đều là những người có thâm niên công tác, trải qua nhiều
cương vị khác nhau như thư ký Hội đồng giáo dục, Bí thư Đoàn trường, chuyên
viên thanh tra Sở GDĐT. Ban giám hiệu là những người nhiệt tình, tâm huyết,
trách nhiệm, có uy tín và năng lực lãnh đạo; nhiều lần được triệu tập tham gia
các đoàn thanh tra của Sở, đã tích lũy thêm kinh nghiệm để giải quyết các công
việc trong thực tiễn của nhà trường. Các thành viên Ban KTNB là những giáo
viên giỏi cấp tỉnh, các tổ trưởng TCM có thâm niên công tác trên 10 năm, có
năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín, trách nhiệm và kinh nghiệm giảng
dạy tốt.
Đội ngũ nhà giáo đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,
luôn chấp hành tốt quy chế chuyên môn, không có trường hợp nào là không hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Các thành viên Ban KTNB thực hiện các công việc
được giao theo đúng kế hoạch; chất lượng công việc được đánh giá là trung thực,
khách quan; tư vấn, thúc đẩy tốt để đối tượng được kiểm tra tiến bộ. Hiệu trưởng
nhà trường xác định, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là nhiệm vụ trọng
tâm, được thực hiện ít nhất từ 30% trở lên. Hiệu trưởng quán triệt các thành viên
phải công tâm, nhiệt tình và trách nhiệm bởi chất lượng đội ngũ là yếu tố sống
còn của nhà trường. Các thành viên đều ghi chép biên bản kiểm tra đầy đủ các
thông tin, các nhận xét và đánh giá đều xác đáng, ngắn gọn, rõ ràng, trung thực
và khách quan; hồ sơ kiểm tra được sắp xếp khoa học theo từng nội dung kiểm
tra, được cấp trên đánh giá khá tốt.
2.3.2. Điểm yếu
Các tổ trưởng TCM chưa được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, việc
trường việc nhà còn khá bận rộn... nên có không ít các thành viên Ban KTNB
còn lúng túng, tư vấn chưa sâu về một số nội dung kiểm tra. Việc dự giờ đánh
giá tiết dạy vẫn còn thiên về quan điểm cá nhân và kinh nghiệm mà chưa theo
kịp sự thay đổi về phương pháp dạy học mới. Công tác đánh giá, xếp loại giờ
dạy giáo viên còn mang tính xuê xoa, cả nể. Có trường hợp đi dự giờ, đánh giá
nhưng không nghiên cứu sâu trước bài dạy; việc đánh giá, góp ý đôi lúc chưa kịp
thời, thiếu tính sâu sát hoặc bỏ quên các ý cần nhấn mạnh nên hiệu quả của công
tác tư vấn, thúc đẩy chưa phát huy hiệu quả.
Nhiều gia đình nhà giáo còn khó khăn, con cái còn nhỏ... làm ảnh hưởng
đến công việc chung của nhà trường. Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng
đều và thiếu tỉnh ổn định; vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ ở các bộ môn, có
môn chỉ có duy nhất một giáo viên nên việc trao đổi chuyên chưa có chiều sâu.
Có giáo viên trình độ tay nghề vững vàng lại xin chuyển trường làm ảnh hưởng
đến chất lượng của công tác KTNB của nhà trường.
Quy mô của trường chưa đủ lớn, số lớp không nhiều, đội ngũ giáo viên ít,
hiệu trưởng phải ghép tổ bộ môn (Vật lý-Anh văn, Công nghệ-Thể dục-GDQP,
Sử-Địa-GDCD...) gây khó khăn cho quá trình sinh hoạt chuyên môn góp ý giờ
dạy chưa đi vào chiều sâu kiến thức. Việc sinh hoạt TCM còn mang tính hành
12
chính sự vụ, thời gian sinh hoạt chưa nhiều (3 giờ/buổi họp), nhiều giáo viên còn
thụ động trong sinh hoạt tổ. Có TCM chưa thực hiện triệt để các nội dung theo
hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục
thường xuyên qua mạng.
Một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần tự học, tự đánh giá và tự đổi mới
về phương pháp giảng dạy; có trường hợp còn quá lạm dụng công nghệ thông tin
trong các tiết dạy mà không cần lưu tâm đến tính hiệu quả (thầy chiếu, trò chép).
Công tác dự giờ đồng nghiệp đôi khi lại mang tính gượng ép, bắt buộc, đối phó
để đủ số tiết quy định; việc trao đổi chuyên môn sau giờ dự chưa tích cực, cả nể
dẫn đến chất lượng sinh hoạt TCM chưa thiết thực và hiệu quả. Có giáo viên
phải dạy thêm các môn không đúng chuyên ngành được đào tạo (giáo viên Sử
dạy GDCD, giáo viên môn Thể dục dạy GDQP-AN... Đó là những lý do làm ảnh
hưởng đến chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt trong
năm 2016-2017, Bộ GDĐT đổi mới hình thức trong kỳ thi THPT quốc gia, môn
GDCD là môn học nằm trong tổ hợp các môn thi khiến cho nhà trường, học sinh
và giáo viên phải băn khoăn, lo lắng.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đồng bộ (chưa có dãy nhà hiệu bộ, nhà
đa năng...); các hệ thống máy chiếu Projector, máy vi tính, máy chiếu đa vật thể
bị hư hỏng, thiết bị thí nghiệm-thực hành không đồng bộ, việc tự làm đồ dùng
dạy học còn hạn chế, hệ thống điện âm tường xuống cấp... trường không có
nguồn kinh phí để sửa chữa và mua sắm mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng các tiết dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.
2.3.3. Cơ hội
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc Sở GDĐT Kon Tum
về công tác chuyên môn; Sở đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra/năm học,
tư vấn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ giúp nhà trường thực hiện tốt hơn các
nhiệm vụ được giao.
Hệ thống văn bản pháp lý tương đối đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng
về công tác tự kiểm tra, đánh giá trong các cơ sở giáo dục. Đối với công tác
KTNB trường học, ngay từ đầu năm 2016-2017, Bộ GDĐT đã ban hành Công
văn số 4057/BGDĐT-TTr ngày 18/8/2016 về việc hướng dẫn thực hiện công tác
thanh tra năm học 2016-2017; Sở GDĐT Kon Tum đã ban hành Công văn số
1080/SGDĐT-TTr ngày 07/9/2016 về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm
tra nội bộ trường học. Đó là những căn cứ pháp lý để nhà trường tổ chức thực
hiện công tác KTNB đúng trọng tâm, trọng điểm về nhiệm vụ năm học.
Năm học 2016-2017, Sở GDĐT Kon Tum tổ chức đợt thi giáo viên giỏi
cấp tỉnh lần thứ VII. Đây là cơ hội, tạo động lực để đội ngũ giáo viên nhà trường
tham gia nhằm khẳng định năng lực bản thân, giúp đội ngũ trưởng thanh hơn về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực công tác. Đồng thời qua đợt
13
thi, giúp nhà trường nhìn nhận lại công tác tự đánh giá nhất là đánh giá chất
lượng đội ngũ để có sự điều chỉnh hợp lý công tác nhân sự, cơ cấu, tổ chức.
Lãnh đạo huyện Đăk Hà quan tâm đầu tư nhựa hóa đường vào trường với
trị giá 500 triệu đồng, giúp cho con đường vào trường rộng rãi, thoáng mát, sạch
đẹp và an toàn. Hội CMHS luôn phối hợp tốt với nhà trường trong việc quan
tâm, giáo dục con em; đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục
giúp cho công tác giáo dục trở nên đồng bộ, toàn diện và hiệu quả.
Nhìn chung sự lãnh đạo trực tiếp về công tác chuyên môn của Sở GDĐT
Kon Tum, sự quan tâm và chia sẻ mọi mặt của lãnh đạo huyện Đăk Hà cũng như
sự đồng hành của Ban đại diện CMHS là nguồn lực tinh thần vô giá để nhà
trường quyết tâm, phấn đấu tạo thành địa chỉ và là niềm tin trong việc thực hiện
sứ mạng giáo dục tại địa phương.
2.3.4. Thách thức
Trường đóng chân trên địa bàn có đường quốc lộ 14 đi qua, đường vừa mới
được nâng cấp, trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch, mật độ các
phương tiện tham gia giao thông ngày một cao; việc chấp hành ATGT của nhiều
người còn hạn chế, trong đó có một bộ phận học sinh dẫn đến nhiều vụ tai nạn
giao thông nghiêm trọng xảy ra.
Đa số học sinh của trường sinh sống trên địa bàn các xã khó khăn về kinh tế
- xã hội, cơ sở hạ tầng thiếu thốn; trình độ dân trí, nhận thức của người dân về
giáo dục chưa được sâu sắc nhất là người dân tộc thiểu số, vẫn còn nhiều tập tục
lạc hậu; nhiều CMHS chưa thể hiện hết trách nhiệm, chưa quan tâm thấu đáo
trong việc giáo dục con em; nhiều thanh niên hư hỏng trên địa bàn tìm cách lôi
kéo học sinh của nhà trường; chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh lớp 10
chưa đồng đều; số lượng tuyển sinh luôn không đạt chỉ tiêu Sở GDĐT giao hằng
năm. Số học sinh bỏ học vẫn chưa được thuyên giảm qua từng năm lý do kinh tế
gia đình khó khăn, mất kiến thức căn bản từ các lớp dưới; số học sinh người
DTTS còn nhút nhát, có nhiều hạn chế về kỹ năng sống, khả năng học hoà nhập
với HS người Kinh còn yếu.
Cơ sở vật chất nhà trường chưa được đầu tư đồng bộ (thiếu dãy nhà hiệu bộ,
nhà đa năng, hệ thống tường rào chưa kiên cố...); thiết bị, thí nghiệm thực hành
vừa thiếu lại vừa hết hạn sử dụng (các loại hóa chất), thiết bị dạy học được cấp
kém chất lượng, hệ thống máy chiếu xuống cấp, hệ thống âm thanh loa máy kém
chất lượng; khuôn viên trường lớp chưa được xanh - sạch - đẹp... ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động ngoại khóa và giáo dục của nhà trường.
2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác KTNB tại trường THPT Nguyễn Du
14
Công tác KTNB ở cơ sở giáo dục là công việc quan trọng trong công tác
quản lý, là hình thức của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường. Hiệu
trưởng cần chỉ đạo, quán triệt thấu đáo và tổ chức thực hiện một cách hợp lý,
chặt chẽ, khoa học để nâng cao chất lượng công tác KTNB trường học. Người
kiểm tra cần trung thực khách quan nhằm mục đích phát huy điểm mạnh và khắc
phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém của các tập thể, cá nhân trong việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng trường tự rút ra một vài kinh nghiệm
từ thực tế tổ chức thực hiện của đơn vị như sau:
Một là, hiệu trưởng cần thương xuyên trau dồi trình độ chuyên môn
nghiệp vụ để chỉ đạo về công tác chuyên môn; là người biết thích ứng, nhạy bén,
quyết đoán và biết quản lý tốt sự thay đổi, có tầm nhìn để xây dựng chiến lược
phát triển nhà trường; biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, nhân cách người thầy giáo
mẫu mực, liêm chính, chí công vô tư; biết phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể và
tập hợp được đội ngũ nhà giáo nhất là đội ngũ nhà giáo có uy tín; biết ứng xử có
văn hóa, biết đồng cam cộng khổ, thấu hiểu và sẻ chia với đội ngũ nhà giáo đặc
biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Hai là, để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNB trường học, hiệu
trưởng cần phải nắm bắt các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động giáo
dục. Đặc biệt là những văn bản chỉ đạo trực tiếp công tác thanh tra, kiểm tra để
tổ chức thực hiện đúng các nội dung cần kiểm tra. Đồng thời tổ chức quán triệt
các nội dung văn bản chỉ đạo, tập huấn nghiệp vụ công tác để phát huy vai trò
người kiểm tra theo đúng chức trách nhiệm vụ được giao.
Ba là, Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB
theo năm, tháng, tuần đảm bảo tính chặt chẽ, chi tiết, hợp lý, đúng trọng tâm,
trọng điểm; xây dựng các biên bản, biểu mẫu phù hợp với từng nội dung kiểm
tra; phân công phân nhiệm hợp lý, họp quán triệt tinh thần kiểm tra cho từng
thành viên ở từng nội dung kiểm tra qua các kế hoạch tuần và tháng.
Bốn là, Hiệu trưởng chỉ đạo người kiểm tra cần quan tâm đến công tác tư
vấn, thúc đẩy đối tượng kiểm tra nhanh chóng, kịp thời. Công tác tư vấn phải
được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo; trao đổi trên tinh thần dân chủ, thoải mái, công
bằng và khách quan. Qua công tác KTNB, đối tượng được kiểm tra tâm phục
khẩu phục về kết quả và thấy được tác dụng tích cực về chuyên môn của hoạt
động kiểm tra.
Năm là, tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chung và thông báo
kết quả công khai để hội đồng sư phạm nhà trường được biết. Hệ thống hồ sơ
phải được phân loại ghi chép, lưu trữ cẩn thận, sắp xếp khoa học; báo cáo công
tác KTNB trường học lên cơ quan chủ quản đúng thời gian quy định.
15
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KTNB TẠI TRƯỜNG
THPT NGUYỄN DU NĂM HỌC 2016-2017
Tự kiểm tra trường học là một trong những hoạt động cơ bản của công tác
quản lý giáo dục. Tăng cường công tác tự kiểm tra nhằm giúp thủ trưởng đơn vị
nhận xét, đánh giá các kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế, thiếu sót
một cách trung thực, khách quan từ đó có những điều chỉnh hợp lý để thực hiện
tốt hơn các nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác KTNB trường học ngoài việc
xem xét và đánh giá ưu điểm, nhược điểm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các
thành viên, bộ phận trong đơn vị còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất các
biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục hạn chế (nếu có).
Các cá nhân, bộ phận phụ trách nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động
thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả, thiết thực, không đối phó, nể
nang…; nội dung kiểm tra theo văn bản hướng dẫn của cấp trên cũng như chỉ
đạo của Hiệu trưởng nhà trường. Kết quả kiểm tra là cơ sở để tham mưu cho
Hiệu trưởng có kế hoạch điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ, phân công hợp lý đội
ngũ để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Căn cứ các văn bản pháp lý, sự chỉ đạo về công tác chuyên môn của cơ
quan chủ quản, từ tình hình thực tế cũng như rút kinh nghiệm từ những năm học
trước; trường THPT Nguyễn Du xây dựng kế hoạch hành động về công tác
KTNB trường học năm học 2016-2-17 như sau:
Người
Kết quả
thực
Tên công việc
cần đạt
hiện/phối
hợp
Ban
hành
Thành Hiệu
quyết
định lập được trưởng, các
thành lập Ban Ban
PHT, Công
KTNB
năm KTNB
đoàn, Đoàn
học
2016- nhiệt
TN,
Ban
2017;
Xây tình,
TTND
dựng
Kế trách
hoạch và các nhiệm, uy
biểu
mẫu tín; xây
KTNB.
dựng KH
và
các
loại biểu
mẫu ktra.
Điều kiện
thực hiện
Căn cứ các
văn bản pháp
lý của cấp
trên; hội ý
Ban
KTNB
năm
học
trước;
thời
gian 8/2016.
Cách
thức thực
hiện
Hội
ý
BGH để
thống nhất
chọn lựa
nhân sự
vào Ban
KTNB
trường
học 20162017.
Rủi ro/khó
khăn (nếu có)
Biện pháp
khắc phục
Có thành viên
chưa nắm bắt
các văn bản
hướng dẫn của
cấp trên; khi
thực hiện có
thành viên đau
ốm,
chuyển
trường...
Tổ chức quán
triệt các văn
bản liên quan;
lên phương án
phòng
ngừa
những trường
hợp bất khả
kháng.
16
Kiểm tra công
tác tuyển sinh
10; kiểm tra
hồ sơ chuyên
môn lần 1.
Kiểm
tra
HĐSP
nhà
giáo; kiểm tra
công
tác
DTHT trong
và ngoài nhà
trường.
Kiểm tra hồ sơ
TCM, các ban,
bộ phận; công
tác
thu-chi
trong
nhà
trường.
Ktra công tác
bồi
dưỡng
HSG;
kiểm
định
chất
lượng
giáo
dục; công tác
tự đánh giá.
Ktra HSCM
của gv lần 2;
công tác thư
viện; thiết bịthí
nghiệm;
việc quản lý
điểm; Sổ đầu
bài; công tác
03 công khai.
Ktra việc đánh
giá xếp loại
học sinh; xây
dựng trường
học thân thiện,
học sinh tích
cực; việc thực
hiện
QCCTNB
Kiểm tra kế
Tuyển
sinh đúng
đối tượng
và phạm
vi; việc
chấp
hành quy
chế CM.
Hoàn
thiện các
hồ
sơ
ktra; nhận
xét, đánh
giá
kết
quả kiểm
tra
Hoàn
thiện các
biên bản
ktra
Hiệu
trưởng, các
PHT, Các
TTCM, GV
giỏi
cấp
tỉnh
Công
văn
hướng dẫn về
công tác tuyển
sinh;
các
hướng dẫn về
CM; thời gian:
9/2016
Thông
báo trước
HĐGD;
kiểm tra
chéo
Công
tác
tuyển sinh có
thể mất nhiều
thời gian; ktra
chéo hồ sơ,
nhận xét thiếu
chính xác.
Bổ sung lực
lượng
kiểm
tra; thành lập
các nhóm ktra
chéo hồ sơ.
Hiệu
trưởng, các
PHT, Các
TTCM, GV
giỏi
cấp
tỉnh
Kế hoạch năm
học; các tiêu
chí đánh giá
về xếp loại giờ
dạy; quy định
về DTHT
Hội ý và
quán triệt
tinh thần
đơi
với
các thành
viên kiểm
tra.
Có trường hợp
cả nể, nhận
xét đánh giá
thiếu
trung
thực.
Sắp xếp lịch
dạy của gv,
BGH đi dự giờ
và ktra việc
đánh giá của
các
thành
viên.
Ban giám Căn cứ các
hiệu
VB chỉ đạo về
công tác CM;
thời
gian:
10/2016
Hội
ý
BGH,
phân công
theo môn.
Thời gian có
thể không theo
kế hoạch đề
ra.
Điều
chỉnh
thời gian để
đảm bảo chất
lượng
kiểm
tra.
Đánh giá Ban giám
được thực hiệu, các
trạng của TTCM.
các công
tác trên.
Kế hoạch năm
học
của
trường;
các
văn bản chỉ
đạo của cấp
trên; thời gian:
11/2016
Đánh giá Ban KTNB Theo hướng
đúng kết trường học dẫn của các
quả của năm 2016- văn bản của
các
bộ 2017.
cấp trên; thời
phận
gian: 12/2016.
Họp các Công tác tự Bổ sung lực
thành viên đánh giá rất lượng kiểm tra
ktra.
nhiều
lĩnh nếu cần thiết.
vực.
Họp Ban
KTNB
thống nhất
kế hoạch,
nhiệm vụ
từng
thành
viên.
Có thành viên
chưa nắm bắt
về Thông tư
09/2009/TTBGDĐT
Trưởng
ban
KTNB cung
cấp, phổ biến
nội dung cơ
bản của Thông
tư
09/2009/TTBGDĐT
Đánh giá
chính xác
việc xếp
loại học
lực, hạnh
kiểm của
HS.
Hội ý các
thành
phần kiểm
tra.
Nội dung và
tiêu chí đánh
giá về trường
học thân thiện,
học sinh tích
cực.
Xác
định
chính xác các
nội dung và
tiêu chí để
đánh giá phù
hợp.
Họp thống
Chất lượng
Quán triệt tinh
Ban giám Thông
tư
hiệu, Đoàn 58/2011/TTTN, Công BGDĐT ban
đoàn.
hành quy chế
đánh giá, xếp
loại học sinh
THCS
và
THPT; Thời
gian: 01/2017
Đánh giá Bí thư chi Thực
hiện
17
hoạch Tháng
thanh
niên;
kiểm
tra
HSCM
của
giáo viên lần
3.
Ktra kế hoạch
ôn thi và hồ sơ
hs dự thi
THPT
quốc
gia; công tác
kiểm định chất
lượng GD.
Ktra hồ sơ
TCM, ban/bộ
phận; tiến độ
chương trình;
kế hoạch ôn
thi hs lớp 12;
công tác thi
đua khen
thưởng; công
tác tự đánh
giá; csvc.
được chất bộ;
Ban theo kế hoạch
lượng các giám hiệu; nhà
trường;
loại hồ sơ các TTCM. thời
gian:
3/2017
nhất nội
dung,
phương
pháp ktra.
đánh giá
không đảm
bảo tính trung
thực, khách
quan
Hoàn
thành các
công việc
theo kế
hoạch
KTNB.
Ban giám
hiệu; các
TTCM,
GVCN lớp
12.
Thực
hiện
theo công văn
chỉ đạo của Sở
GDĐT; Thời
gian: 4/2017
Kiểm tra xác
Chủ quan của suất để đánh
giá kết quả
người ktra;
thiếu sót trong ktra.
hồ sơ dự thi
của học sinh.
Thực
hiện đầy
đủ
các
nội dung
ktra theo
kế hoạch;
đánh giá
đúng các
nội dung
ktra.
Ban giám
hiệu; các
thành viên
Ban KTNB
Thực
hiện
theo văn bản,
quy
chế
chuyên môn;
thực hiện theo
kế hoạch nhà
trường; thời
gian 5/2017.
Công khai kết Hoàn
Thư
ký,
quả
KTNB thành báo Trưởng ban
trường
học; cáo.
KTNB
Báo cáo kết
quả
ctác
KTNB về Sở
GDĐT
Thực
hiện
theo công văn
của Sở; thời
gian 6/2017.
Thống
nhất
phương
án
ktra
đối
với
thành
phần ktra.
Họp các
thành viên
ban
KTNB,
thống nhất
phương
án
ktra
đảm bảo
nhanh,
chính xác,
trung
thực.
Xây dựng
báo cáo
theo từng
nội dung
ktra.
Các
thành
viên
ktra
không có sự
phối hợp nhịp
nhàng; tiết lộ
kết quả ktra.
thần kiểm tra
đến các thành
viên.
Gám sát chặt
chẽ công tác
kiểm tra; quán
triệt các các
thành
viên
không kết quả
khi chưa được
sự đồng ý của
Trưởng
ban
KTNB.
Dự kiến có Trưởng
ban
trường
hợp KTNB
giải
thắc mắc.
đáp
những
thắc mắc (nếu
có).
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô
dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Muốn thành công trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; xây dựng thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước không thể không quan tâm, chú
trọng, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trách nhiệm giáo dục nặng nề
nhưng vĩ đại, lớn lao và cao cả. Giáo dục không chỉ đào tạo những con người có
kiến thức, biết chiếm lĩnh tri thức để làm chủ các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà
còn có các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, có phẩm chất, đạo đức, nhân cách tốt để
trở thành công dân có ích cho xã hội.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao
quý trong những nghề cao quý”. Tôn vinh, đề cao nghề dạy học không thể không
18
đề cập đến vai trò của người thầy nói chung và người quản lý nói riêng. Người
xưa từng nói: "Nhân vô thập toàn", ai cũng có những hạn chế nhưng biết khắc
phục sẽ thực hiện tốt hơn trọng trách được giao phó. Hiệu trưởng không phải ai
cũng là người hoàn toàn tài năng, giỏi giang trên mọi lĩnh vực. Hiệu trưởng
trường THPT cần phải là người có hiểu biết, có uy tín về mặt chuyên môn, linh
hoạt, nhạy bén; là người có đạo đức và trách nhiệm, biết quán xuyến, phát huy
sức mạnh, trí tuệ tập thể, có cái nhìn tổng thể; biết nhìn nhận, đánh giá chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cơ sở giáo dục để có giải pháp quản lý, điều chỉnh phù
hợp. Chất lượng giáo dục nhà trường là yếu tố sống còn do đó hiệu trưởng cần
biết tạo dựng được giá trị, bản sắc cho ngôi trường quản lý nhằm để tự khẳng
định mình trong xu thế phát triển của xã hội cũng như đáp ứng sự kỳ vọng, mong
đợi của các thế hệ học sinh.
Xây dựng một môi trường học tập tốt cần phải có sự phát triển đồng bộ
từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến chất lượng giáo dục. Đó là yếu tố để tạo dựng
niềm tin, là giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu trong giáo dục của nhà trường.
Nhằm thực hiện có hiệu quả, đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng
cần nghiên cứu, trang bị, nắm bắt kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng và
Nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác
chuyên môn của cấp trên về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, công tác KTNB trường THPT Nguyễn
Du đã đạt được kết quả đáng ghi nhận giúp hiệu trưởng có cái nhìn toàn diện đa
chiều về chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng của các hoạt động giáo dục.
Tuy nhiên, công tác KTNB trường học không được phép mang tính phiến diện,
một chiều, đơn lẻ mà bao hàm nhiều nội dung, công việc cần có sự chọn lọc
kiểm tra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. Nhiều giáo viên
nghĩ đến công việc KTNB trường học là đơn thuần chỉ đề cập đến việc kiểm tra
hoạt động sư phạm nhà giáo. Trong kiểm tra, đánh giá, người đứng đầu cơ sở
giáo dục không được phép cào bằng, chủ quan, xuê xoa, cả nể; tự bằng lòng,
thỏa mãn cũng có nghĩa đang làm thui chột chính mình trong quy luật vận động
phát triển của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Kết quả của ngày hôm qua
là động lực phát triển theo chiều hướng tích cực cho hôm nay và cả ngày mai.
Hiệu trưởng dù là người thân thiện, gần gũi cũng cần phải tự xem xét, đánh giá
một cách công bằng, chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan về đội ngũ nhà giáo
của đơn vị. Công tác quản lý muốn hiệu quả cũng cần phải không ngừng tự đổi
mới, tự khắt khe với chính mình trong đó có hoạt động KTNB trường học. Muốn
công tác đi vào nề nếp, chất lượng và nâng cao hiệu quả cũng như phát huy được
vai trò, tác dụng tích cực là tư vấn, thúc đẩy, cần có sự quan tâm chỉ đạo, giám
sát, đốc thúc của người hiệu trưởng. Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo chặt chẽ và kiểm tra kịp thời các hoạt động
giáo dục giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng được giao.
4.2. Kiến nghị
19
4.2.1. Đối với Hiệu trưởng
- Hệ thống hóa, nắm bắt đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến công
tác KTNB trường học; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán nhiệt tình, tâm huyết,
trách nhiệm, uy tín, có tính kế thừa, hiểu biết sâu sắc về nội dung, chương trình,
phương pháp dạy học cũng như tâm lý của đối tượng được kiểm tra.
- Tuyên truyền kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách về lĩnh vực
GDĐT; làm tốt công tác tư tưởng trong kiểm tra đánh giá đối với đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên nhà trường; có cơ chế hợp lý đối với những người làm công
tác KTNB trường học để khuyến khích họ làm tròn bổn phận, trách nhiệm được
tin tưởng giao phó.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được giao lưu học hỏi với
những đơn vị có uy tín về mặt chất lượng giáo dục; tạo mọi điều kiện thuận lợi
để đội ngũ nhà giáo của nhà trường được học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; biết đồng cảm, sẻ chia với những nhà giáo còn khó khăn trong đời
sống để họ yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục.
4.2.2. Đối với Sở GDĐT Kon Tum
- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đồng bộ; xin chủ
trương từ cấp trên tạo cơ chế chính sách cho hiệu trưởng trường THPT được toàn
quyền tuyển dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường; các môn ít tiết cũng phải có
từ 02 giáo viên trở lên. Trong công tác hạn chế việc thuyên chuyển giáo viên cốt
cán của trường tránh tính trạng thiếu hút giáo viên uy tín ở các tổ bộ môn.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB
trường học; trang bị các loại tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho công tác kiểm tra.
Cần có những cuộc kiểm tra chuyên đề về công tác KTNB trường học để tư vấn
có chiều sâu hơn đối với cán bộ, giáo viên nhà trường.
- Cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương (UBND huyện/thành phố)
và cơ quan chủ quản ngành giáo dục được đồng bộ, nhịp nhàng hơn để hỗ trợ các
đơn vị trường học đóng chân trên địa bàn sớm được tháo gỡ những khó khăn như
cơ sở vật chất thiếu thốn, sự quan tâm chưa nhiều đến công tác giáo dục con em
của lãnh đạo các thôn/xã, trách niệm của các bậc làm cha làm mẹ trong giáo dục
con em nhất là đối với đồng bào DTTS.
20
Phụ lục
SỞ GDĐT KON TUM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM TRA HĐSP NHÀ GIÁO
Năm học 2016 -2017
Họ và tên giáo viên:…………………………………….. Dạy môn:……………
Tại các lớp:………………………………………… Trường THPT Nguyễn Du
Họ và tên người kiểm tra:……………………………… Chức vụ:………………
A. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG
I. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, văn hóa ứng xử với học sinh và đồng nghiệp; lối sống và tác phong).
1. Ưu điểm:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………………….....
2. Nhược điểm:
…...................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.
…………………………………………………………………………………………………...................
II. Kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại từng nội dung của HĐSP nhà giáo
1.
Đánh giá trình độ, nghiệp vụ sư phạm của GV qua các tiết dạy
1.1.
Các mặt đánh giá giờ dạy
Ưu điểm
Nhược điểm
Nội dung bài học (kiến thức
chính xác, trọng tâm, logic,
1.1.1.
khoa học, liên hệ thực tiễn, phù
hợp đối tượng học sinh)
1.1.2. Tổ chức hoạt động học cho học
21
sinh (phù hợp, linh hoạt, hiệu
quả, khơi gợi việc học tập của
học sinh....)
1.1.3
1.2
Hoạt động học của học sinh
(khả năng tiếp nhận và tính
tích cực, chủ động, hợp tác
trong thực hiện nhiệm vụ học
tập; việc hoàn thành mục tiêu
bài học....
Đánh giá kết quả các tiết dạy của giáo viên
Đ.giá các tiết dạy của gv
Kết quả xếp loại các tiết dạy
1.2.1
Tiết thứ nhất, tại lớp: . . . . . . .
1.2.2
Tiết thứ hai, tại lớp: . . . . . . . .
1.2.3
Tiết thứ ba, tại lớp: . . . . . . . .
2.
2.1.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn
Hồ sơ, sổ sách cá nhân
Ưu điểm
Nhược điểm
2.1.1
Hình thức, nội dung và hiệu
quả sử dụng các loại hồ sơ, sổ
sách theo quy định.
2.1.2
Việc thực hiện giáo án theo
PPCT. Việc thể hiện kiến thức,
kỹ năng của bài học và các
phần của tiết dạy trong giáo án.
2.2.
Kiểm tra, chấm chữa bài
2.2.1.
Chất lượng, kết quả học tập
của học sinh qua từng đợt kiểm
tra (tỉ lệ G, Khá, TB, Y, Kém).
2.2.2
Số lượng bài kiểm tra theo
phân phối chương trình. Hình
thức, nội dung đề kiểm tra và
đáp án.
2.2.3.
Việc chấm, chữa bài kiểm tra;
nhập điểm có kịp thời, đảm
bảo tính chính xác không.
3.
3.1.
Kiểm tra kết quả giảng dạy
của giáo viên
Người dự kiểm tra trực tiếp
học sinh bằng các hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên
Ưu điểm
Nhược điểm
22
3.2.
4.
linh hoạt như: trắc nghiệm
khách quan, tự luận, vấn đáp
học sinh sau mỗi tiết dạy.
Kiểm tra gián tiếp kết quả
giảng dạy từ các bài kiểm tra
viết của học sinh và kết quả thể
hiện qua Sổ điểm cá nhân.
Kiểm tra việc thực hiện các Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
nhiệm vụ khác
Ưu điểm
Nhược điểm
4.1.
Tinh thần, thái độ và ý thức
chấp hành quy chế chuyên
môn, nội quy sinh hoạt, hội
họp và các hoạt động khác.
4.2.
Công tác chủ nhiệm, công tác
giáo dục đạo đức học sinh.
Công tác đoàn thể và các công
tác khác.
B. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Về kết quả giảng dạy trên lớp (ghi rõ kết quả chung của các giờ dạy trên lớp)
………………………………………………………………………………………………………….....
.....…………………………………………………………………………………………………………
2. Về hồ sơ, nghiệp vụ SP và thực hiện quy chế chuyên môn (ghi rõ về xếp loại)
………………………………………………………………………………………………………….....
.....…………………………………………………………………………………………………………
3. Kết quả chung của các mặt hoạt động (ghi rõ về XL: Tốt, Khá, Đạt, CĐ)
………………………………………………………………………………………………………….....
.....…………………………………………………………………………………………………………
C. Ý KIẾN TƯ VẤN VÀ KIẾN NGHỊ (nêu cụ thể):
1. Đối với giáo viên:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………............
2. Đối với tổ, trường:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Đăk Hà, ngày …... tháng ….. năm 20…..
Giáo viên
Người kiểm tra
Hiệu trưởng
23
SỞ GDĐT KON TUM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI GIỜ DẠY
NĂM HỌC 2016 - 2017
Người dạy:..............................................................
Người dự :..............................................................
Trường :..................................................................
Đơn vị :..................................................................
Môn ..........................Lớp.......................................
Ngày dự :................................................................
Tên bài dạy:.......................................................................................................Chương trình:....................
Các mặt đánh
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đạt được tối đa
giá
1. Mức độ chính xác, logic, khoa học; cập nhật và liên hệ thực tiễn (nếu có).
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Nội dung dạy
(1,5đ)
(2,0đ) (2,5đ)
học
2. Mức độ trọng tâm và phù hợp với các đối tượng học sinh
3. Mức độ phù hợp, linh hoạt, tương thích của các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực khi giáo viên tổ chức các nhiệm vụ học tập cho học sinh.
4. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích hs khi
Tổ chức hoạtgv tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập.
động cho học
sinh 5. Mức độ thu thập, tổng hợp, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập của hs.
6. Thái độ, khả năng tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập của các đối tượng
hs trong lớp.
7. Mức độ tích cực, chủ động, hợp tác của hs khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Hoạt động
học của học8. Mức độ hoàn thành mục tiêu bài học (theo các cấp độ tư duy: nhận biết,
sinh thông hiểu, vận dụng) và khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế
của hs.
Tổng điểm của các mức độ đánh giá
B. Nhận xét, đánh giá của giáo viên dự gờ
Các mặt ưu điểm
Các mặt hạn chế
24
C. Kết quả xếp loại: Căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 1056/SGDĐT-GDTrH ngày
31/8/2016 của Sở GDĐT Kon Tum để đánh giá tiết dạy cho phù hợp.
Tổng số điểm của tiết dạy được đánh giá: ........./20 ; Xếp loại tiết dạy:...................
Người được kiểm tra
Người kiểm tra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GDĐT (Dự án phát triển giáo dục THPPT) "Chỉ đạo chuyên môn giáo
dục" trường THPT", Công ty TNHH In Thanh Bình.
[2] Bộ GDĐT (Thanh tra) "Hệ thống văn bản QPPL về công tác thanh tra trong
lĩnh vực giáo dục", Hà Nội - 2014.
[3] Bộ GDĐT (Dự án phát triển giáo viên THPT) "Một số vấn đề Lý luận và
thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới", NXB Văn hóa
-Thông tin.
[4] PGS.TS.GVCC. Nguyễn Xuân Tế (Chủ biên), Bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường phổ thông", (Module1,2,3) Tp. Hồ Chí Minh-2013.
[5] PGS.TS.GVCC. Nguyễn Xuân Tế (Chủ biên), Bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường phổ thông", (Module4,5) Tp. Hồ Chí Minh-2013.
[6] Trần Thị Ngọc Lan (Tiểu luận cuối khóa), "Biện pháp chỉ đạo công tác thanh
tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm DH-GDTX&HN Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngãi, năm học 2015-2016.
[7] Dương Hòa Tâm (Tiểu luận cuối khóa), "Đổi mới công tác kiểm tra hoạt
động sư phạm nhà giáo trường THCS Cam Thịnh Tây-Cam Ranh".
25