Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích chi tiết tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.02 KB, 16 trang )

SÓNG
Xuân Quỳnh
A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ
thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn
hậu, chân thành, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Trong thơ Xuân Quỳnh, khát vọng
sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với những dự cảm, lo âu,
những mong manh, bất ổn.
2. Tác phẩm
2.1 Xuất xứ - Giá trị bài thơ:
“Sóng” là một bài thơ những bài thơ thành cơng nhất của Xn Quỳnh về đề tài
tình u, được viết năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ thể
hiện chân thực và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, luôn khao khát được
u thương gắn bó ; một trái tim ln trăn trở, lo âu ; một tấm lịng ln mong
muốn được hi sinh, dâng hiến cho tình yêu.
2.2 Kết cấu hình tượng
- Bài thơ là sự vận động và phát triển song hành của 2 hình tượng: sóng và
em. Em là cái tơi trữ tình của nhà thơ, là hình tượng được miêu tả trong những
cung bậc khác nhau của tình u. Sóng là hình tượng nghệ thuật được Xn
Quỳnh sáng tạo để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng ; những sắc thái tình cảm vừa
phong phú, vừa phức tạp của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, khao khát u
thương. Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho trái tim người phụ nữ đang yêu, là sự hóa thân,
phân thân của em.
- 2 hình tượng ấy khi phân đơi để soi chiếu sự tương đồng, khi hịa nhập để
âm vang, cộng hưởng. Trái tim người phụ nữ đang u soi vào sóng để nhận ra
mình, thơng qua sóng để thể hiện những rung động đam mê, khao khát. 2 hình
1


tượng ấy đan cài quấn quýt với nhau, từ đầu tới cuối bài thơ, soi sáng cho nhau


nhằm diễn tả sâu sắc, thấm thía những khát vọng tình u trào dâng mãnh liệt trong
lịng người phụ nữ.
- Với hình tượng sóng, bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ đứng
trước đại dương, mang tâm thế của một cá thể suy ngẫm về những khát vọng tình
yêu, cũng vô biên vĩnh hằng của con người trong một nhu cầu tự nhận thức – cảm
xúc thơ vì thế vừa sơi nổi, mãnh liệt, vừa có chiều sâu triết lý.
2.3 Âm hưởng thơ
Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường ngắt nhịp, sự đắp đổi tuần hoàn các
thanh bằng, trắc ở cuối mỗi câu thơ, nhiều từ ngữ trùng điệp, những hiện tượng
sóng đơi, hơ ứng xơ đuổi từ đầu  cuối đã tạo nên âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng;
hình ảnh những con sóng miên man, bất tận khi ào ạt trào dâng, khi lại êm đềm
lặng lẽ - đó cũng đồng thời là nhịp điệu của những con sóng lịng, những đợt sóng
của đam mê, khao khát và da diết yêu thương, luôn cuộn trào trong trái tim người
phụ nữ.
B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH 4 KHỔ ĐẦU
 MB:
- Tác giả, tác phẩm (A.1 + 2.1)
- Đoạn thơ bình giảng là 4 khổ đầu của bài thơ, trong đó nhân vật trữ tình soi
vào sóng để tự nhận thức những đặc điểm và phẩm chất, những trạng thái
tâm lý bí ẩn, riêng tư đầy nữ tính của một trái tim phụ nữ đang say đắm
trong tình u.
TB:
1. A (2.2)
2. Phân tích
2


a) Khổ 1: Những câu thơ trong khổ đầu miêu tả sóng vừa chân thực, cụ thể, vừa
tiềm tàng những nét nghĩa ẩn dụ ; gợi liên tưởng tinh tế sâu xa tới tình yêu của

người phụ nữ.
- Nhịp ngắt 2/3 và sự đan xen các thanh bằng trắc trong mỗi vế câu thơ
khiến 2 câu đầu như chao đưa giữa những thái cực:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Trước hết 2 câu thơ có tới 4 tính từ mang sắc thái tương phản đã gợi ra sự thất
thường mn đời của sóng giữa đại dương mênh mơng, ở trạng thái đối lập, thay
đổi đột ngột, bất ngờ khi dữ dội, ồn ào, bão tố ; khi yên ả, lặng lẽ, dịu êm.
- Những trạng thái thất thường của sóng đã gợi lên trạng thái thất thường của
trái tim người phụ nữ khi u bởi như sóng, tình yêu rất dễ nhạy cảm, rất dễ bị tổn
thương. Trái tim của người phụ nữ luôn bao hàm những trạng thái tâm lý phức tạp,
đầy mâu thuẫn, bất thường với những vui buồn, hờn giận, nhớ nhung… nhưng “dữ
dội, ồn ào” là sóng mà “lặng lẽ, dịu êm” cũng vẫn là sóng ; khi vui, lúc buồn, khi
mãnh liệt sơi nổi, lúc dịu dàng đằm thắm, khi gần gũi như những con sóng âu yếm
vỗ bờ, lúc lại xa xơi như những con sóng rời bờ, tít tắp mù khơi – tất cả những
trạng thái thất thường đều là biểu hiện của tình u, tình u ln là sự thống nhất
của những mâu thuẫn kì lạ, ln mang trong nó những trạng thái tâm lý phức tạp
đầy biến động cũng bởi vì: “Tình u mn thửơ – Có bao giờ đứng yên” nhưng
cũng chính điều này lại làm nên nét duyên dáng, đáng yêu, đầy nữ tính, nhất là tạo
nên sự quyến rũ cho tình yêu của người phụ nữ.
Tới 2 câu sau sóng được miêu tả trong mối quan hệ giữa sơng và bể:
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

3


- Có thể hiểu 2 câu thơ ở những nét nghĩa khác nhau, căn cứ vào chức năng
ngữ pháp của từ “sông”. Khi coi sông là một chủ thể cảm nhận, ý thơ sẽ là một
tuyên bố mạnh mẽ và kiên quyết. Nếu sông không hiểu nổi những khát vọng mãnh

liệt của mình thì sóng dứt khốt từ bỏ nơi chốn chật hẹp ấy, từ bỏ một khơng gian
có thể là quen thuộc và bình yên, “tìm ra tận bể”, nơi có những sự đồng cảm lớn
lao, nơi có thể tìm thấy một tình u đích thực. Người phụ nữ thường khao khát
những bến bờ quen thuộc, bình yên của tình u, nhưng khơng vì thế mà cam chịu
nhẫn nhịn, mà ln đầy bản lĩnh để có thể chủ động kiêu hãnh và quyết liệt hướng
tìm sự đồng điệu, tri âm.
- Cũng có thể hiểu sơng như một từ chỉ khơng gian, nơi chốn ; lúc đó ý thơ
thể hiện một cố gắng khơng mệt mỏi của “sóng” để có thể được sống đúng với
“bản ngã” của mình! Giới hạn chật hẹp của 2 bên bờ sông làm bức bối những con
sóng trong lịng sơng, sóng khơng thật sự là mình, “khơng hiểu nổi mình”, khơng
nhận ra mình. Sóng tìm ra bể lớn để thỏa sức vẫy vùng, để trở thành chính mình
giữa đại dương bao la, phóng khống, để có thể nhận thức được sức mạnh và
những khát khao của mình trong những mãnh liệt của đam mê, trong trường liên
tưởng của tứ thơ, nếu sóng khơng cịn là sóng bởi những giới hạn chật hẹp thì tình
u cũng khơng cịn là tình u nếu có những điều kiện, buộc ràng. Người phụ nữ
không chấp nhận những tầm thường, nhỏ hẹp, họ ln khao khát để được khám
phá chính mình trong tình yêu, khao khát một tình yêu lớn lao, khao khát được giải
phóng khỏi mọi giới hạn để con người thực sự là mình, tình yêu thực sự là tình
yêu.
 Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào, bản chất của tình yêu đều mang những nét
tương đồng với sóng, đó là đều khao khát vươn tới sự mạnh mẽ, lớn lao, phóng
khống, cao cả khơn cùng.
b) Khổ 2: Nếu ở khổ 1, sóng được miêu tả trong khơng gian thì tới khổ 2, sóng
được soi chiếu trong thời gian:
4


Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
- Sóng được đặt giữa “ngày xưa” và “ngày sau”, những khái niệm chỉ thời

gian và ý nghĩa khẳng định của cụm từ “vẫn thế” đem đến một ý niệm vĩnh hằng
cho sóng bởi trong thực tế, biển là một thế giới vơ biên vơ vàn những con sóng
vĩnh viễn xao động.
- Sự hòa nhập tinh tế các nét nghĩa ẩn dụ trong các khổ thơ đưa người đọc
đến một cảm nhận tương đồng giữa sóng và tình u. Giống như những con sóng
từ ngàn xưa cho đến mai sau mãi mãi cồn cào trong lòng biển, mãi trường tồn và
vĩnh cửu với thời gian, nỗi khát vọng tình u xơn xao, rạo rực trong trái tim con
người là khát vọng đã có từ mn đời của nhân loại. Xn Diệu đã từng khẳng
định:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào
- 2 câu thơ sau là một ẩn dụ tinh tế:
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trong cảm nhận của người phụ nữ đang yêu, khi đứng trước đại dương mặt biển
giống như vồng ngực trẻ trung, cường tráng của trời đất, sóng giống như nhịp thở
phập phồng mang khát vọng tình yêu bồi hồi trong ngực biển. Hình tượng thơ làm
hiện ra một tương đồng rạo rực. Biển giống như con người, sóng giống như nhịp
đập của trái tim u thương. Cịn biển thì cịn sóng, cịn con người thì cịn khát
vọng tình u. Cũng như những con sóng mn đời rào rạt nơi lịng biển, tình u
là khát vọng vĩnh hằng của con người và mãnh liệt nhất là tuổi trẻ. Ngoài ra cũng
có thể hiểu chính khát vọng tình u đã đem đến cho con người niềm vui tràn trề
và sức sống mãnh liệt của tuổi thanh xuân.
c) Khổ 3 – 4:
5


- Giấu mình trong hình tượng sóng ở khổ 1, 2, tới khổ 3 – 4, hình tượng em
đã trực tiếp xuất hiện, em được đặt trong sự đối diện với mn trùng sóng biển,
trước cái vơ biên vơ hạn của trời đất và tình yêu.

- Khi đứng trước cõi vô biên, người ta thường quên đi cái nhỏ nhặt, tầm
thường, những lo toan vặt vãnh mà chỉ nghĩ đến những gì lớn lao, cao cả. Dịng
suy nghĩ của mình đưa nhà thơ tới với những điều lớn lao, huyền diệu đang hiện
hữu trước mắt, đó là biển lớn với sóng và gió, cùng điều huyền diệu lớn lao ln
thường trực trong lịng, đó là tình u với anh:
Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
- Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng và rất đặc biệt đối với con
người. Tình yêu thường phát triển theo quy luật riêng của tình cảm lứa đơi. Trước
khát vọng tình u mãnh liệt, trước sự kì diệu của tình u, con người ln có nhu
cầu khám phá những bí ẩn trong lịng nó và ln muốn cắt nghĩa cội nguồn tình
u. Tuy nhiên đó lại là trạng thái khơng dễ giải thích bằng những lí lẽ thơng
thường ; khó có thể trả lời chính xác về ngữ nghĩa, về khởi nguồn tình yêu, đúng
như Lép Tơnxtơi từng nói: “Có bao nhiêu cái đầu thì có bấy nhiêu cách suy nghĩ,
có bao nhiêu trái tim thì có bấy nhiêu cách u đương”. Cịn Xn Diệu thì lại lí
giải tình u bằng cách cắt nghĩa khá mơ hồ:
Làm sao cắt nghĩa được tình u?
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.
- Tâm hồn ln trăn trở của Xuân Quỳnh cũng luôn thường trực nỗi khắc
khoải và những băn khoăn, suy ngẫm về tình yêu. Suy ngẫm hiện lên trong các câu
hỏi về sóng: “Từ nơi nào sóng lên”, về gió: “Gió bắt đầu từ đâu?” và sau cùng lại
6


trở về với câu hỏi muôn đời: “Khi nào ta yêu nhau?”. Những câu hỏi dồn dập như
những con sóng nối tiếp đến vô cùng, miên man không dứt, đưa suy ngẫm của con
người tới vô tận.

- Câu hỏi đầu tiên về sóng, lời đáp lại dễ dàng, chóng vánh: “Sóng bắt đầu từ
gió”, câu hỏi thứ 2 riết ráo hơn, lý trí muốn đẩy những băn khoăn trăn trở đến tận
cùng. Nếu “Sóng bắt đầu từ gió” thì “Gió bắt đầu từ đâu?” – Câu trả lời xuất hiện
nhưng lại mơ hồ, chơi vơi giữa 2 câu hỏi về gió và tình u:
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
+ Câu trả lời chung cho thấy cả gió và tình u đều bí ẩn và bất ngờ,
đều khơng thể cắt nghĩa, đều khơng có lí lẽ hay quy luật – Nếu có thể
thì đây cũng là quy luật riêng của trời đất, lí lẽ riêng của tình u. Em
khơng biết gió có từ đâu, em khơng biết những xao xuyến của trời đất
có từ bao giờ cũng như em không biết “Khi nào ta u nhau”, càng
khơng thể cắt nghĩa: “Vì sao ta u nhau?”. Đây cũng là một quy luật
phổ biến trong tình yêu: trực cảm thường dẫn dắt lý trí, thậm chí mạnh
hơn, đến trước lý trí.
Tuy nhiên chính sự bí ẩn của trực cảm lại là yếu tố làm nên nét quyến
rũ của tình u: Khi con người khơng thể lý giải tình yêu của mình thì
cũng là lúc sống thật nhất với những cảm xúc vơ tư, chân thành của
tình yêu.
+ Cấu trúc đảo trong 2 câu cuối của khổ thơ: đáp trước hỏi sau khiến
câu trả lời duyên dáng như một nụ cười vừa bối rối vừa hạnh phúc.
Bối rối vì sự bất lực của lý trí, và hạnh phúc khi nhận ra một điều kì
diệu: tình u đích thực khơng cần đến bất cứ lí do nào, tình yêu lớn
lao hơn mọi thứ lý trí trên đời ; tình yêu hồn nhiên, giản dị mà mãnh
7


liệt như sóng, như gió, như thiên nhiên mn đời bí ẩn, như một lẽ tự
nhiên huyền diệu của cuộc sống, như quan niệm của Pascal: “Trái tim
có những quy luật riêng mà lý trí khơng thể hiểu nổi”.

 KL:
- Thơng qua những ẩn dụ, hốn dụ, những phép điệp tạo sự xao xuyến cho
âm hưởng thơ, đoạn thơ đã thể hiện chân thực những sắc thái phong phú phức tạp
quyến rũ của tình yêu, diễn tả sâu sắc, tinh tế những nhịp đập của một trái tim đang
bồi hồi, rạo rực trăn trở, những trạng thái tâm lí với những nét riêng đầy nữ tính
của người phụ nữ trong tình u.
- A – 2.3: Những con sóng làm nên sức mạnh và vẻ đắm say cho tâm hồn
người phụ nữ đang yêu.
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH 5 KHỔ CUỐI
MB:
- Tác giả, tác phẩm: như đề 1
- Đoạn thơ bình giảng là 5 khổ cuối của bài thơ, trong đó nhân vật trữ tình thơng
qua sóng để tự biểu hiện những nỗi niềm, cảm xúc, tan vào sóng để dâng hiến và
bất tử.
 TB:
1. A – 2.2
2. Phân tích 3 khổ 5, 6, 7: Những nỗi niềm, cảm xúc trong tình yêu
a) Khổ 5:
- 4 câu đầu khổ 5 là hình ảnh của sóng trong cả khơng gian và thời gian:
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
8


+ Trong thực tế, sóng là một hình tượng thiên nhiên xuất hiện khi
sóng tạo nên những dao động trong nước, hình tượng ấy mang tính
chất vĩnh hằng bởi sóng ln tồn tại hoặc trên bề mặt hoặc dưới lịng
sâu thăm thẳm của đại dương và ln có xu thế hướng vào bờ.

+ Quan sát sóng bằng trái tim đang yêu, Xuân Quỳnh xao xuyến nhận
ra sự tương đồng kì diệu giữa một hình tượng thiên nhiên vĩnh hằng
của trời đất với những trạng thái cảm xúc của tình yêu ln dào dạt
trong lịng mình, thi sĩ đã mượn sóng để thể hiện trước hết là nỗi nhớ một trạng thái cảm xúc ln hiện hữu trong tình u.
+ Ca dao từng nói về nỗi nhớ trong tình u: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi –
Như đứng đống lửa như ngồi đống than” còn Xuân Diệu bộc lộ:
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi.
Còn nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử lại:
Người đi một nửa hồn tơi mất
Một nửa hồn tơi hố dại khờ.
- Trong 4 câu đầu, nhà thơ dường như chỉ miêu tả sắc thái của sóng bằng
những từ ngữ trùng điệp, luôn chuyển, nhà thơ tạo ra nhịp điệu sơi nổi, dồn dập
làm hiện lên hình ảnh những con sóng đang hăm hở trào dâng. Và trong cảm nhận
của Xuân Quỳnh, đó là những con sóng đang “nhớ bờ” cồn cào, mãnh liệt, đó là
những con sóng vì nhớ bờ mà thao thức, ngày đêm vỗ bờ như không biết đến thời
gian. Nỗi nhớ ấy đầy ắp không gian, dù “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”, nỗi
nhớ ấy tràn ngập thời gian dù là ngày hay đêm.
- Thực ra chỉ cần ý nghĩa nhân hố trong hình ảnh “Con sóng nhớ bờ”, khổ
thơ đã có thể gợi ra nỗi nhớ cồn cào, da diết của tình yêu nhưng hình như khi muốn
bộc lộ nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu, trạng thái cảm xúc đặc biệt này khơng
đựng vừa trong hình tượng thơ song qua tầng nghĩa ẩn dụ, Xuân Quỳnh đã viết
9


thêm 2 câu thơ cho khổ thơ khiến nỗi nhớ như trào dâng khỏi những khuôn khổ,
những mực thước thông thường.
Lòng em nhớ tới anh
Cả trong mơ còn thức
+ 2 câu thơ trước hết là nỗi nhớ trong sự tương đồng với sóng: sóng

vỗ bờ cả ngày và đêm, sóng nhớ bờ cả ngày và đêm, em cũng nhớ anh
mọi nơi mọi lúc, nếu sóng vì “nhớ bờ” mà “ngày đêm khơng ngủ
được” thì em vì nhớ anh mà thức cả trong mơ. Nếu nỗi nhớ bờ của
sóng bao trùm, chế ngự cả cái khôn cùng của không gian và thời gian
thì nỗi nhớ của em với anh lại xâm chiếm tồn bộ thời gian vơ biên
của tâm hồn: nỗi nhớ cụ thể trong ý thức, nỗi nhớ mơ hồ trong tiềm
thức, nỗi nhớ hiện hữu trong từng ý nghĩ và nhịp thơ. Câu thơ gợi liên
tưởng đến nỗi thao thức của người con gái đang yêu, đang nhớ người
yêu:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong cho đến sáng ra đường gặp anh
- Tuy nhiên trạng thái “trong mơ còn thức” có lẽ khơng chỉ là nỗi nhớ, đó
cịn là những dự cảm lo âu của một trái tim phụ nữ ln khao khát tình u và hạnh
phúc, nhưng lại có quá nhiều trải nghiệm đắng cay, một trái tim từng bầm dập đau
đớn về những tổn thương mất mát trong tình u nên ln lo sợ:
Lời u mỏng mảnh như làn khói
Ai biết lịng anh có đổi thay
một trái tim ln xót xa:
Em đâu dám mong đây là vĩnh viễn
Hơm nay yêu, mai có thể xa rồi
Và do vậy khi người phụ nữ đang yêu mà “trong mơ còn thức” thì thức khơng chỉ
để nhớ tới anh, thức cịn như để trơng giữ tình u, để tình u khơng tuột khỏi tầm
10


tay. Trăn trở, lo âu, bất ổn luôn là nét tâm lý ám ảnh quen thuộc trong thơ Xuân
Quỳnh, là nét riêng sáng tạo nên cái mong manh, xót xa cho tình yêu.
 Như vậy trong khổ 5, nhà thơ đã thơng qua sóng để thể hiện đồng thời cả nỗi
nhớ và những dự cảm lo âu của một trái tim phụ nữ đầy ắp những trải nghiệm bất
hạnh.

b) Khổ 6: Qua việc thể hiện nỗi nhớ ở khổ 5, Xn Quỳnh đã cho thấy tình u
đích thực khơng phụ thuộc vào thời gian “ngày – đêm”, “thức – ngủ” và trong khổ
6 sự khẳng định ấy lại tiếp tục hướng tới những phạm trù của không gian:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
- Nếu phương Bắc, Nam gợi ra những xa xôi cách trở và thường được lấy
làm biểu tượng cho sự xa cách trong tình yêu: “Vừa thống tiếng cịi tàu – Lịng đã
Nam, đã Bắc” thì các động từ ngược hướng như xi – ngược thể hiện những vất
vả, gian truân. Có một sự khác biệt trong cách diễn đạt của Xuân Quỳnh so với quy
ước thông thường, không phải “ngược bắc, xuôi nam” mà cịn là “xi bắc, ngược
nam”. Sự khác biệt ấy hình như đã hé mở những éo le trắc trở trong tình u của
mỗi người nói chung, trong tình u của Xuân Quỳnh nói riêng.
- Nếu cấu trúc điệp cú pháp của 2 câu thơ làm đậm thêm những éo le, những
xa xơi cách trở thì dấu “~” ở đầu 2 câu thơ lại khẳng định bản lĩnh kiên cường của
người phụ nữ - bản lĩnh của Cô gái ngàn xưa:
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Ý thơ của Xuân Quỳnh còn gợi ra một suy ngẫm: không thể dễ dàng để đến được
bến bờ của hạnh phúc nhưng khi người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách
thì tình u lại càng bền vững, bến bờ hạnh phúc của tình yêu càng thêm quý giá.
Xuân Quỳnh đã cho thấy một quan niệm thật đẹp khi khẳng định tình u đích thực
khơng phụ thuộc vào những không gian Nam – Bắc, những phương hướng ngược –
11


xuôi, trái tim chỉ biết yêu thương mà không bận tâm đến những logic khách quan.
Hơn nữa khi cái logic thơng thường của lý trí đã bị xố mờ thì tâm hồn người phụ
nữ đang khao khát yêu thương chỉ cịn lại 2 miền xi – ngược để hướng về anh,
về tình yêu.
- 2 câu sau đã cho thấy rõ hơn bản lĩnh của người phụ nữ trong tình yêu. Đó

là sự thuỷ chung son sắt bất chấp mọi thử thách, mọi xa xôi cách trở:
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Từ cuối cùng của khổ thơ lại là từ “phương”, một danh từ chỉ hướng trong khơng
gian, tình u của người phụ nữ đã đem đến sáng tạo mới mẻ đẹp đẽ: Với tình u,
khơng có phương Nam hay phương Bắc, mọi không gian khách quan đều vơ nghĩa
trước khơng gian kì diệu của tình u. Người phụ nữ son sắt thuỷ chung chỉ duy
nhất hướng về “phương anh”, phương có người yêu dấu. Giữa cuộc đời rộng lớn,
giữa vũ trụ bao la, anh là bến bờ duy nhất để lòng em hướng đến. Nỗi nhớ và sự
thuỷ chung trong tình u khiến vũ trụ khơng cịn đất trời, nam bắc mà như được
chia đơi: phương trời có anh đẹp đẽ, ấm áp và tươi sáng, mọi phương khơng có anh
đều lạnh lẽo, u buồn.
Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía khơng anh.
Nếu ở khổ 5, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ nồng nàn, sâu đậm trong tình yêu thì tới khổ 6
sắc thái cơ bản vẫn là nỗi nhớ khi người phụ nữ một lòng thuỷ chung, tha thiết
hướng về anh nhưng thay cho từ “nhớ” đã là “nghĩ” – trong “nghĩ” có cả yêu
thương, mong nhớ, cả lo âu, giận hờn, không chỉ là nỗi nhớ bất chợt, nó đã trở
thành ý nghĩ canh cánh, thường trực trong lịng em, nếu “nhớ” là xúc cảm tự nhiên,
cảm tính thì “nghĩ” là tình cảm lắng đọng, những suy tư sâu sắc, chín chắn.
c) Khổ 7:

12


- Có thể thấy khổ 7 hầu như chỉ điệp lại ý nghĩa khổ 6: Nếu khổ 6 thể hiện
sự thuỷ chung son sắt của người phụ nữ trong tình u thì tới khổ 7, thơng qua
hình tượng sóng, nhà thơ đã mượn chính quy luật khách quan của trời đất để kiểm
chứng và khẳng định niềm tin và sự thuỷ chung của mình, vào sự tốt đẹp của tình
yêu, vào bến bờ của hạnh phúc và đích đến cuối cùng của tình u khi: “Con sóng

nhớ bờ” của khổ 5 đã trở thành “con sóng tới bờ” trong khổ 7.
Giữa những ngược xuôi Nam – Bắc của cuộc đời, người phụ nữ chỉ hướng về một
phương duy nhất, nơi có anh. Cũng như thế, “giữa mn vời cách trở” của đại
dương xa xơi, tất cả mọi con sóng đều chỉ tha thiết hướng tới bờ:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu mn vời cách trở.
Có thể nhận ra một cấu trúc đảo tinh tế cho 2 câu cuối của khổ thơ. Nếu viết theo
trật tự cú pháp thông thường của một câu ghép chính phụ: “Dù A – nhưng B”, 2
câu thơ sẽ là: “Dù muôn vời cách trở - Con nào chẳng tới bờ”, và như thế, ý thơ sẽ
thuận hơn, sự khẳng định sẽ chắc chắn đầy lý trí với một kết cục có hậu và bình ổn
nhưng Xn Quỳnh lại chọn một kết cấu đảo khiến niềm tin sâu sắc mà vẫn mong
manh một chút bất ổn đầy cảm tính ; niềm tin mãnh liệt, chân thành mà không hề
dễ dãi, ngây thơ. một người phụ nữ đã từng mất mát, từng đổ vỡ trong tình u nên
ln hiểu rằng con đường đến với hạnh phúc thường khơng ít cay đắng, gian nan,
một trái tim đã bao lần bầm dập đau đớn nên niềm tin vào đích đến cuối cùng của
tình u như có thêm vị đắng của sự nếm trải – “Dù mn vời cách trở” như một
lời nói thêm để tự dặn lịng, tự nhắc mình đừng bao giờ mất niềm tin nhưng cũng
đừng bao giờ ngây thơ ảo tưởng vào sự dễ dàng trong tình yêu. Và cũng chính vì
sự nếm trải ấy mà niềm tin của người phụ nữ vào tình yêu cũng trở nên đáng quý,
đáng trân trọng.
13


3. 2 khổ cuối: Tình u tan vào sóng để dâng hiến và bất tử
- Không dừng lại trong niềm tin vào tình u như một kết cục có hậu, trái
tim nhạy cảm giàu suy tư của Xuân Quỳnh tiếp tục mở ra những trăn trở trong khổ
8. Khổ thơ này vẫn tiếp tục xuất hiện những phạm trù của thời gian và không gian:
Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
+ Thời gian và không gian được đặt trong 2 bình diện đối lập: cuộc
đời và năm tháng, biển cả và mây trời. Cuộc đời chỉ quỹ ngắn ngủi
của mỗi kiếp người, năm tháng là hốn dụ cho dịng thời gian vô thuỷ
vô chung, biển cả là một không gian mênh mơng nhưng vẫn chỉ là hữu
hạn, cịn mây trời lại gợi sự phiêu du trong vũ trụ vì sự vô tận. Cuộc
đời tuy dài, biển cả tuy rộng nhưng năm tháng sẽ đi hết cuộc đời, như
mây kia sẽ bay qua biển rộng sẽ đến với những không gian bao la
trong vũ trụ khơn cùng.
+ Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu về sự trôi chảy của thời gian và cái hữu
hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu – cảm giác hữu hạn này thường
xuất hiện ở những con người từng trải, từng chịu sự đổ vỡ, mất mát,
tổn thương, và vì thế ln khao khát sự bình n, khao khát sự vĩnh
hằng, vơ hạn. Cũng có thể nhận ra một thoáng buồn bã, nuối tiếc của
nhà thơ khi tình yêu và khát vọng tình yêu của lồi người tồn tại vĩnh
hằng như biển cả, cịn cuộc đời mỗi con người lại ngắn ngủi, mong
manh như một đám mây phù du.
- Cảm giác về sự hữu hạn thường khiến con người buồn bã, bất lực. Xuân
Diệu cũng từng sợ chính cái hữu hạn của lịng người:
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
14


Đời trơi chảy, lịng ta khơng vĩnh viễn.
Xn Diệu cũng từng giục giã: “Nhanh đi chứ, vội vàng lên mấy chứ - Em, em ơi
tình non sắp già rồi”. Và khi khơng thể “tắt nắng” hay “buộc gió” để níu kéo năm
tháng, để giữ gìn hương sắc của cuộc đời, để nối dài hơn quỹ thời gian cho tình yêu
và hạnh phúc, Xuân Diệu tìm đến một giải pháp mãnh liệt đầy nam tính, đó là vội

vàng tận hưởng cuộc đời một cách say sưa, ham muốn khi cịn có thể từ “ôm” cả
sự sống đến “say đắm”, “riết”, “thâu”…
- Những trải nghiệm cay đắng khiến Xuân Quỳnh sớm nhận ra và thấm thía
sự hữu hạn của cuộc đời, của lịng người. Nhưng khác với người đàn ơng trong
Xn Diệu luôn khao khát chiếm lĩnh và tận hưởng, trái tim người phụ nữ trong
Xuân Quỳnh lại có mong ước đầy nữ tính:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ.
+ Câu thơ: “Làm sao được tan ra?” mang cấu trúc nghi vấn, cầu khiến
cho thấy cả nỗi trăn trở và niềm mong ước của người phụ nữ thật da
diết và thành thực. “Tan ra” là hi sinh, là dâng hiến, là mong được hi
sinh và dâng hiến, cũng là mong được sống hết mình, sống mãnh liệt
trong tình yêu, khao khát cháy bỏng trong tình yêu đã được nhà thơ
bộc lộ chân thành, táo bạo và cũng thật nhân hậu, vị tha.
+ 2 câu cuối mở ra cảm giác mênh mang của không gian biển lớn
cùng sự vĩnh hằng của thời gian ngàn năm. Khi sống hết mình, yêu
hết mình, để tình u lớn lao tới mức tan hồ trong cái vơ biên của
trời đất thì lúc ấy tình yêu cũng sẽ được nhập vào dịng thời gian vĩnh
hằng, tình u sẽ trường tồn cùng năm tháng, cùng đất trời, vũ trụ.
Vậy là con người sẽ làm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được cái
15


hữu hạn của thời gian và không gian, sẽ vĩnh viễn hố tình u ngay
trong cái ngắn ngủi, thống chốc của cuộc đời mà họ dâng hiến và hi
sinh trọn vẹn cho tình u. Đó cũng là tâm nguyện cao đẹp thường
xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời khơng cịn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết rồi
(Tự hát – Xuân Quỳnh)
KL:
- KL đề 1
- “Sóng” đã trở thành một trong số những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân
Quỳnh. Thơng qua hình tượng sóng, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ trong tình yêu: vừa hiện đại vừa bộc lộ thành thực, táo bạo, mạnh mẽ
những khao khát, đam mê ; vừa giữ được những nét truyền thống trong sự dịu
dàng, đằm thắm, đức hi sinh và sự gắn bó thuỷ chung.

16



×