Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THỰC TRẠNG NGƯỜI HIẾN máu TÌNH NGUYỆN tại BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN đội 108 năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.33 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN

NGUYỄN
THỊTHỊ
VÂN
ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HIẾN MÁU TẠI TRUNG
THỰC
TRẠNG
NGƯỜIMÁU
HIẾN
MÁU
TÌNHNĂM
NGUYỆN
TÂM HUYẾT
HỌC
– TRUYỀN
HẢI
PHÒNG
2012 – 2013.
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2013-2014


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cử nhân xét nghiệm y học.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. HOÀNG VĂN PHÓNG
HẢI DƯƠNG, NĂM 2014

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

THỰC TRẠNG NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2013-2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. NGÔ THỊ THẢO

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015

HẢI DƯƠNG, NĂM 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu của chúng tôi là
hoàn toàn trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Hải Dương, tháng 7 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu, Khoa Xét nghiệm y học, phòng Đào tạo và các phòng
ban chức năng trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương.
- Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện trung ương Quân đội 108.
Đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập, hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Th.S Ngô Thị Thảo - Trưởng khoa Xét nghiệm y học – Trường đại học
kỹ thuật Y tế Hải Dương - người thầy đã tận tâm hướng dẫn em từng bước
trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học, truyền đạt những kinh nghiệm quý
báu, tận tâm chỉ bảo giúp em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
-

BSCKII. Phạm Thị Thu Hương – Chủ nhiệm khoa Truyền máu –

Bệnh viện TWQĐ 108 – đã đồng ý cho em được phép thu thập số liệu tại
khoa và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Tập thể cán bộ nhân viên khoa Truyền máu - bệnh viện trung ương
Quân đội 108 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập và thu thập số liệu tại khoa.
- Xin chân thành gửi đến mọi thành viên trong gia đình, những người
thân yêu cùng bạn bè đã luôn ở bên, động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần, chia
sẻ những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu giúp em đạt được
thành quả như ngày hôm nay.
Hải Dương, tháng 7 năm 2015
Sinh viên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

GM

Giang mai

HBsAg

Hepatitis B surface Antigen


HBV

Hepatitis B virus (viêm gan B)

HCV

Hepatitis C virus (viêm gan C)

HIV

Human Immunodeficiency Virus

HMNĐ

Hiến máu nhân đạo

HMTN

Hiến máu tình nguyện

HSSV

Học sinh sinh viên

HST

Huyết sắc tố (Hemoglobin)

LLVT


Lực lượng vũ trang

NAT

Nucleic Acid Testing

NCMCN

Người cho máu chuyên nghiệp

NHMDB

Người hiến máu dự bị

NHMTN

Người hiến máu tình nguyện

NNHM

Người nhà hiến máu

SLBC

Số lượng bạch cầu

SLTC

Số lượng tiểu cầu


TPHA

Treponema Pallidum Haemagglutination Assay

TWQĐ

Trung ương Quân đội

WHO

World Healh Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Các hình thức hiến máu .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở cho máu không có hại ............................................................... 3
1.1.2. Các hình thức hiến máu và tiêu chuẩn hiến máu................................. 5
1.2. Các đối tượng tham gia hiến máu........................................................ 11
1.2.1. Người hiến máu tình nguyện. ............................................................ 11
1.2.2. Người cho máu chuyên nghiệp.......................................................... 13
1.2.3. Người nhà hiến máu. ......................................................................... 14
1.3. Lịch sử truyền máu. .............................................................................. 14
1.4. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo ................................................ 18
1.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 18
1.4.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 19
1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ............................... 21
1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài: .............................................................. 21
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước: .............................................................. 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 23
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. .......................................................................... 23
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................ 23
2.3.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu............................................. 23
2.4. Phương pháp thu thập số liệu: .............................................................. 26
2.5. Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 27


2.6. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 28
3.1. Số đơn vị máu thu gom từ người hiến máu tình nguyện trong năm
2013-2014. ................................................................................................... 28
3.2. Cơ cấu về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tỷ lệ nhóm máu ABO, Rh
của người hiến máu tình nguyện ................................................................. 30
3.2.1. Đặc điểm nhóm tuổi người hiến máu tình nguyện. ........................... 30
3.2.2. Đặc điểm giới tính người hiến máu tình nguyện............................... 31
3.2.3. Đặc điểm người hiến máu tình nguyện phân bố theo nghề nghiệp ... 31
3.2.4. Đặc điểm người hiến máu tình nguyện hiến máu nhắc lại ................ 32
3.2.5. Đặc điểm người hiến máu tình nguyện phân bố theo nhóm máu ..... 32
3.3. Tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu. ............................... 33
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
PHỤ LỤC ............................................................................................................



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số đơn vị máu thu gom được trong 2 năm 2013-2014. .................. 28
Bảng 3.2. Tỷ lệ số đơn vị máu hiến theo thể tích. .......................................... 29
Bảng 3.3. Số đơn vị máu toàn phần tiếp nhận qua các đối tượng hiến máu ... 29
Bảng 3.4. Số đơn vị tiểu cầu máy tiếp nhận qua các đối tượng hiến máu ...... 30
Bảng 3.5. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện phân bố theo nhóm tuổi. ......... 30
Bảng 3.6. Đặc điểm về nghề nghiệp người hiến máu tình nguyện. ................ 31
Bảng 3.7. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện hiến máu nhắc lại .................... 32
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhóm máu hệ Rh(D) ở người hiến máu tình nguyện. ........... 33
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu........................... 33
Bảng 3.10. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện bị trì hoãn .............................. 34


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đố 3.1. Số đơn vị máu tiếp nhận được qua các tháng ............................. 28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giới tính của người hiến máu tình nguyện. ...................... 31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO ở người hiến máu tình nguyện .......... 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu và chế phẩm máu là một loại thuốc vô cùng quý giá, có vai trò
quan trọng đặc biệt đối với sự sống và sức khỏe con người, được sử dụng
trong cấp cứu và điều trị bệnh. Cho đến nay, dù lĩnh vực y học rất phát triển
nhưng vẫn chưa điều chế được chất thay thế cho máu. Nhu cầu máu cho cấp
cứu và điều trị hiện nay rất lớn và ngày càng tăng do chấn thương gây mất
máu, tai nạn giao thông, phụ nữ băng huyết sau đẻ, hoặc cho kỹ thuật cao như
mổ tim, ghép thận,... Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm chúng ta
cần 2% dân số của một nước hiến máu 1 lần/năm để đáp ứng nhu cầu máu của

quốc gia đó [8], [15], [23].
Truyền máu chỉ có hiệu quả khi có chỉ định đúng và hợp lý. Vì vậy, Bộ
Y Tế Việt Nam đã ra thông tư 26-3013-TT-BYT với các quan điểm truyền
máu hiện đại: “Lấy tối thiểu, truyền tối đa. Cần gì truyền nấy, không cần
không truyền.” [1], [26]. Mục đích vừa nâng cao chất lượng vừa giảm thiểu
các tai biến do truyền máu đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người hiến máu.
Để thực hiện an toàn truyền máu, quan trọng nhất là an toàn truyền máu
đối với người nhận, phải đảm bảo về hai mặt: an toàn về miễn dịch (phản ứng
hòa hợp,…) và an toàn về các bệnh lây truyền qua đường máu (HIV, HBV,
HCV, giang mai, sốt rét,…). Để làm được điều này thì việc tuyển chọn NHM an
toàn là vô cùng cần thiết. Để tuyển chọn có hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chuẩn
người hiến máu về mặt lâm sàng (tuổi, cân nặng, nồng độ HST,...) và các bệnh
lây truyền qua đường máu (HIV, HBV, HCV,...) mà Bộ Y Tế đã đề ra.
Ở Việt Nam, khoảng 5-10 năm trở lại đây, vấn đề hiến máu tình nguyện
đã và đang rất phát triển, hạn chế tối đa người bán máu chuyên nghiệp. Đặc
biệt nhờ áp dụng các kỹ thuật hiện đại, nhiều bệnh viện vừa tập trung lấy máu
toàn phần vừa tiến hành tách các tế bào máu từ một người cho bằng máy tách
tế bào (khối tiểu cầu máy, khối bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi). Hiện

1


nay, các trung tâm truyền máu đã tiến hành thu gom và sử dụng máu toàn
phần và từng phần rất hiệu quả.
Bệnh viện trung ương Quân đội 108 là một trong những bệnh viện hạng
đặc biệt Quốc gia, khám và điều trị cho các cán bộ trung, cao cấp trong quân
đội. Bệnh viện còn có nhiệm vụ phải luôn sẵn sàng cấp cứu và điều trị kịp
thời cho thương binh khi xảy ra chiến tranh. Việc xây dựng nguồn người hiến
máu có chất lượng an toàn, thường xuyên để đáp ứng nhu cầu máu điều trị là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của khoa Truyền máu bệnh viện TWQĐ 108.

Và cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tình hình người hiến
máu trong thời gian gần đây. Nhằm góp phần đánh giá kết quả hoạt động hiến
máu tình nguyện tại bệnh viện và xây dựng các chỉ tiêu của công tác tổ chức
hiến máu tình nguyện cho những năm sau, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện trung ương
Quân đội 108 năm 2013-2014”.
Với mục tiêu:
Mô tả thực trạng người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện trung
ương Quân đội 108 năm 2013-2014.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các hình thức hiến máu
1.1.1. Cơ sở cho máu không có hại
1.1.1.1. Các thành phần máu [18], [19]:
Các thành phần máu rất cần cho sự sống và thường xuyên được đổi
mới. Máu gồm có 2 thành phần chính: thành phần hữu hình và thành phần vô
hình.
 Thành phần hữu hình
- Hồng cầu chứa huyết sắc tố làm nhiệm vụ vận chuyển Oxy cho hô hấp tế
bào, tạo năng lực cho cơ thể hoạt động.
- Bạch cầu: làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng.
+ Bạch cầu hạt trung tính làm nhiệm vụ thực bào vi trùng, tham gia cơ chế
bảo vệ không đặc hiệu.
+ Bạch cầu đơn nhân và đại thực bào làm nhiệm vụ thực bào vật lớn, trình
diện kháng nguyên, sản xuất các cytokin.
+ Bạch cầu lympho tham gia tạo miễn dịch đặc hiệu và sản xuất các
cytokin.

+ Bạch cầu ái toan, ái kiềm tham gia phản ứng dị ứng.
- Tiểu cầu: tham gia vào cơ chế cầm máu, khi chảy máu, tiểu cầu tụ tập
góp phần cầm máu. Ngoài ra tiểu cầu còn tham gia vào cơ chế tăng thấm
mạnh bởi các chất có hoạt tính sinh lý của chúng (Vaso - active reagents).
 Thành phần vô hình (huyết tương): Bao gồm các protein, đường, mỡ,
muối khoáng, các men và nội tiết tố, các chất đông - cầm máu, các globulin
miễn dịch, các chất dinh dưỡng cho cơ thể,…

3


1.1.1.2. Một số đặc điểm sinh lý máu
 Sản xuất tế bào máu: Tế bào máu được sản xuất từ tủy xương, hàng
ngày tủy xương có thể sản xuất và đưa ra ngoài máu khoảng 200 tỷ hồng cầu,
120 tỷ bạch cầu, 20 tỷ lympho và 150 tỷ tiểu cầu.
 Đời sống của tế bào máu
Ở cơ thể người bình thường tế bào máu có tuổi thọ như sau:
- Hồng cầu sống trung bình 120 ngày.
- Bạch cầu hạt sống 5-7 ngày nhưng thời gian tồn tại ở máu rất ngắn
khoảng 5-10 giờ.
- Bạch cầu đơn nhân bao gồm cả lympho và đại thực bào – monocyte
sống trung bình 50-70 ngày, cũng có thể hơn nữa.
- Tiểu cầu sống 7-10 ngày.
 Điều hòa cân bằng tế bào máu: Tế bào máu luôn luôn được sinh ra,
nhưng số lượng trong máu lại luôn hằng định cụ thể như sau:
- Các chỉ số máu bình thường (người lớn): Thể tích máu toàn phần ở
người lớn 77 ml/kg đối với nam và 66 ml/kg đối với nữ.
+ Thể tích khối tế bào - hồng cầu: 33 ml/kg đối với nam và 22 ml/kg
đối với nữ. Số lượng tế bào hồng cầu: nam 5-5,5 T/L ( 5-5,5 × 1012 hồng
cầu/1 lít máu toàn phần), nữ 4,2-4,5 T/L. Số lượng bạch cầu: Bạch cầu hạt 3-6

G/L (3-6 × 109 tế bào/lít). Bạch cầu lympho: 1,2-2,2 G/L. Tiểu cầu 200-400
G/L.
+ Thể tích huyết tương 41 ml/kg đối với nam và 40 ml/kg đối với nữ.
Để duy trì các chỉ số nói trên, cơ thể sinh máu theo cơ chế điều hòa
ngược giữa hai quá trình sản xuất và tiêu hủy. Người ta tính rằng mỗi ngày có
200 tỷ hồng cầu mới và cũng có 200 tỷ hồng cầu được tiêu đi. Điều đó có
nghĩa rằng nếu ta không cho máu thì hồng cầu vẫn cứ bị tiêu hủy ở lách và
các tổ chức liên võng khác như một chu trình liên tục và khép kín.

4


NHM có thể hiến máu toàn phần hoặc hiến máu từng phần. Hiến máu
từng phần là hiến một số loại tế bào máu và hoặc huyết tương được lấy trực
tiếp từ NHM bằng gạn tách và được chống đông. Gạn tách thành phần máu là
kỹ thuật để lấy một hoặc nhiều thành phần máu trực tiếp từ một người cho
[23].
1.1.2. Các hình thức hiến máu và tiêu chuẩn hiến máu
1.1.2.1. Hiến máu toàn phần:
Là hình thức hiến máu phổ biến hiện nay. Máu toàn phần được lấy ra
bằng kỹ thuật lấy máu túi dẻo, an toàn sinh học, có chất chống đông và bảo
quản. Sau đó được điều chế thành các chế phẩm máu, phục vụ cho mục đích
truyền máu. Ở Việt Nam mỗi lần hiến máu toàn phần thể tích một đơn vị
thường là 250ml, 350ml hoặc 450ml. Thể tích máu lấy mỗi lần tùy thuộc tình
trạng sức khỏe, cân nặng của người hiến máu tại thời điểm lấy máu. Khi hiến
máu toàn phần, lượng máu lấy ra bao gồm cả hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu,
huyết tương. Mỗi lần hiến máu toàn phần, lượng máu mất đi chiếm dưới 10%
thể tích máu của cơ thể, lượng hồng cầu dưới 10%, lượng tiểu cầu dưới 5% số
lượng tiểu cầu của cơ thể [19], [21].
Quy trình hiến máu toàn phần nhanh, đơn giản. Từ một đơn vị máu

toàn phần có thể điều chế được các sản phẩm khác nhau, phục vụ cho các mục
đích truyền máu khác nhau: khối hồng cầu, khối tiểu cầu pool, huyết tương
tươi,…
Thực chất trong công tác truyền máu lâm sàng rất hiếm khi sử dụng máu
toàn phần. Việc thu gom máu toàn phần đa số nhằm sản xuất các chế phẩm máu,
phục vụ truyền máu. Máu để truyền thường là khối hồng cầu, khối tiểu cầu pool,
huyết tương tươi,… Các đơn vị chế phẩm máu được điều chế từ nhiều đơn vị máu
toàn phần của những người hiến máu khác nhau. Chính vì từ nhiều đơn vị máu
khác nhau nên rất hay xảy ra tai biến truyền máu về miễn dịch.

5


* Tiêu chuẩn lựa chọn người hiến máu toàn phần [23]:
- Tuổi: Từ 18 tuổi đến 60 tuổi.
- Cân nặng: Nam ≥45kg, nữ ≥42kg; Đối tượng ≥50kg được phép hiến máu
toàn phần thể tích 350ml/đơn vị.
- Khai thác tiền sử không mắc các bệnh mạn tính của các cơ quan hô hấp,
tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, không mắc các bệnh lây truyền qua
đường máu, bệnh lây qua quan hệ tình dục,…
- Khám lâm sàng: NHM có tình trạng khỏe mạnh, tỉnh táo, tiếp xúc tốt,
không có biểu hiện bất thường bệnh lý cấp và mạn tính.
+ Huyết áp tối đa: 100 mmHg – ≤ 160 mmHg.
tối thiểu: 60 mmHg – ≤ 100 mmHg.
+ Mạch đều: 60 – 90 lần/phút.
+ Không có những biểu hiện bất thường như: Sút cân nhanh (trên 10%
trọng lượng cơ thể trong 6 tháng), vã mồ hôi trộm, hạch to, sốt, phù, ho, khó
thở, tiêu chảy, xuất huyết các loại, xuất hiện các tổn thương bất thường trên
da hay sử dụng thuốc không cho phép.
+ Nếu là NHMTN nhắc lại: khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần hiến máu

toàn phần liên tiếp là 12 tuần. Nếu xen kẽ giữa hiến máu toàn phần và hiến máu
từng phần cùng một thời điểm thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến
được xem xét theo loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.
- Xét nghiệm trước khi hiến máu toàn phần:
+ Định nhóm máu hệ ABO, Rh bằng phương pháp huyết thanh mẫu.
+ Nồng độ huyết sắc tố: Hb≥120g/l đối với cả hai giới; Đối với NHM
toàn phần thể tích trên 350ml: ≥125g/l.
+ Sàng lọc HBsAg bằng test nhanh cho kết quả âm tính.
- Thể tích máu toàn phần mỗi lần hiến máu không quá 09ml/kg cân nặng
và không quá 450ml/đơn vị.

6


* Các xét nghiệm sàng lọc đối với đơn vị máu toàn phần [23]:
 Xét nghiệm sàng lọc HIV: phải thực hiện bằng kỹ thuật có độ nhạy,
độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá phát quang
với sinh phẩm có khả năng phát hiện đồng thời kháng nguyên, kháng thể
HIV-1 và HIV-2.
 Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B: phải thực hiện xét nghiệm
phát hiện kháng nguyên HBsAg bằng kỹ thuật có độ nhạy, độ đặc hiệu tương
đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá phát quang.
 Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan C: phải thực hiện bằng kỹ thuật
có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá
phát quang với sinh phẩm có khả năng tối thiểu phát hiện được kháng thể
viêm gan C.
 Xét nghiệm sàng lọc giang mai: phải thực hiện xét nghiệm phát hiện
giang mai bằng kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương hoặc cao
hơn kỹ thuật RPR.
 Xét nghiệm sàng lọc sốt rét: Xét nghiệm thêm trong trường hợp người

hiến máu đang sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo
công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong
thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời
gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét. Sàng lọc sốt rét phải thực
hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật có độ nhạy tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật
tìm ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản giọt đặc, giọt đàn và đọc kết quả bằng
kính hiển vi quang học.
1.1.2.2. Hiến máu từng phần
Đa số bệnh nhân cần truyền máu hầu hết không nhận máu toàn phần,
mà chỉ nhận các thành phần máu hoặc chế phẩm máu như khối hồng cầu, khối
tiểu cầu hoặc huyết tương tươi,... Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại
đã cho phép thực hiện hiến máu từng phần. Hiến máu từng phần là chỉ lấy
7


một thành phần máu nhất định từ NHM. Hiến máu từng phần bao gồm: tiểu
cầu máy, khối bạch cầu hạt,...
Hiến máu từng phần khiến chất lượng truyền máu được tăng lên rõ rệt,
trong khi tai biến do bất đồng miễn dịch giữa người cho máu và người nhận
máu cũng như khả năng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu giảm
rõ rệt. Một đơn vị máu từng phần có chất lượng, số lượng tế bào máu nhiều
gấp 4-6 lần một đơn vị được pool từ các đơn vị máu toàn phần khác nhau; đây
là lợi ích lớn cho cả NHM lẫn người bệnh, đồng thời đảm bảo thuận lợi và an
toàn cho người hiến máu.
Tuy nhiên, quy trình hiến máu từng phần mang lại khó khăn nhất định
cho cả người hiến và nhân viên y tế về thời gian cũng như phương tiện đi lại.
Hiến máu từng phần cần trang thiết bị hiện đại, chi phí khá cao, phần lớn mới
chỉ được thực hiện ở các tuyến bệnh viện cấp cao.
* Hiến tiểu cầu máy:
Từ trước đến nay, tiểu cầu phục vụ chữa trị được thu về từ 2 nguồn: tiểu

cầu pool - chiết tách từ các đơn vị máu toàn phần của nhiều người và tiểu cầu
máy - chiết tách từ máu của một người cho, sử dụng máy tách tế bào tự động.
Khối tiểu cầu tách từ một người cho bằng máy tách chuyên dụng ngày
càng trở nên phổ biến. Khi hiến tiểu cầu máy, chỉ lấy tiểu cầu của người hiến
và một phần huyết tương (để pha loãng tiểu cầu), còn các tế bào máu khác
được truyền trả lại người hiến. Mỗi lần hiến tiểu cầu, số lượng tiểu cầu được
lấy là 3x1011 và khoảng 200ml huyết tương. Số lượng tiểu cầu mất khoảng
20% số lượng tiểu cầu so với ban đầu, còn số lượng hồng cầu hầu như không
thay đổi trước và sau khi hiến tiểu cầu. Khối tiểu cầu sau khi lấy được bảo
quản trong túi nhựa có chức năng trao đổi khí, trên máy lắc và ở 20 - 24o, hạn
sử dụng 5 ngày [19].
Những ưu điểm của khối tiểu cầu tách bằng máy là số lượng tiểu cầu
trong một đơn vị rất nhiều, từ một người cho duy nhất, loại bỏ hầu hết bạch
8


cầu nên hạn chế được bất đồng miễn dịch, quy trình khép kín nên không
nhiễm khuẩn; không cần phải nhiều người cho nên rất thích hợp trong trường
hợp thiếu nguồn người cho máu và các trường hợp cần cấp cứu, được đánh
giá cao hơn về hiệu quả điều trị. Giảm thiểu tối đa các phản ứng tai biến
truyền máu về miễn dịch. Kỹ thuật này không những có lợi cho bệnh nhân mà
còn có lợi cho người hiến máu bởi chỉ lấy duy nhất tiểu cầu và một lượng ít
huyết tương để pha loãng còn hồng cầu, bạch cầu trả lại cho người hiến nên
hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến [18], [19].
Tuy nhiên cũng có nhược điểm, sau khi hiến, tiểu cầu máy phải được
sử dụng trong vòng 5 ngày, bảo quản 20-24oC kèm lắc liên tục. Do đó, gây
khó khăn trong việc dự trữ khối tiểu cầu máy tại các ngân hàng máu. Khi có
nhu cầu truyền khối tiểu cầu máy, bệnh viện sẽ phải gọi NCMCN hoặc
NNHM. Thời gian cho việc hiến khối tiểu cầu mất khoảng 60 – 90 phút, mang
lại khó khăn nhất định cho cả người hiến và nhân viên y tế về thời gian cũng

như phương tiện đi lại. Đồng thời, hiến tiểu cầu máy cần trang thiết bị hiện
đại, chi phí cho mỗi kit tiểu cầu khá cao, phần lớn mới chỉ được thực hiện ở
các tuyến bệnh viện cấp cao.
Một số máy tách tiểu cầu tự động phổ biến [15]: AMICUSTM Separator,
COM.TEC, Cobe Spectra, Hemonetics,…. Kit tiểu cầu: kit S5L của hãng
Fresenius Kabi, AMICUSTM Apheresis kit của hãng Fenwal,…
* Tiêu chuẩn hiến tiểu cầu máy [2], [23]:
 Khám tuyển chọn:
- NHM cần đạt đầy đủ các tiêu chuẩn chung hiến máu toàn phần.
- Nếu là NHMTN nhắc lại: khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần hiến khối
tiểu cầu: 2 tuần.
 Xét nghiệm đối với người hiến tiểu cầu máy:
- Định nhóm máu hệ ABO, Rh (D) bằng hai phương pháp: Huyết thanh
mẫu và hồng cầu mẫu.
9


- Đánh giá chỉ số các tế bào máu ngoại vi bằng máy huyết học: số lượng
tiểu cầu: ≥200G/L.
- Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu: HIV, HBV, HCV, giang mai.
* Hiến khối bạch cầu hạt trung tính:
Bạch cầu trung tính được tách bằng máy tự động, từ một cá thể (khối
bạch cầu máy). Bằng cách này khối bạch cầu còn lẫn nhiều hồng cầu và tiểu
cầu, phải dùng sớm trong khoảng 4 giờ kể từ khi lấy máu. Cũng có thể dùng
chất kích thích (G-CSF) trước khi thu gom. Bạch cầu hạt được sử dụng vào
mục đích tăng khả năng thực bào và chống nhiễm trùng [18]. Tuy nhiên bạch
cầu này phần lớn chưa trưởng thành, nếu dùng cho mục đích thực bào thì hiệu
quả không cao. Kỹ thuật này chi phí tốn kém và tiêu tốn nhiều thời gian cho
cả nhân viên điều chế cũng như NHM. Truyền khối bạch cầu máy có nguy cơ
lây nhiễm HIV cao. Do “giai đoạn cửa sổ” khó phát hiện kháng thể HIV trong

máu (do HIV nằm trong bạch cầu, chưa có kháng thể trong huyết tương). Chất
lượng máu bị giảm do tác động của các men bạch cầu trong máu bảo quản.
Bạch cầu trong máu bảo quản có nhiều chất gây sốt, gây dị ứng như:
prostaglandin, histamin, serotonin, cytokin,… Gây nhiều phản ứng khi truyền
máu do các chất trung gian và hậu quả sau truyền máu do kháng nguyên HLA
(Human Leukocyte Antigen). Cần cân nhắc kỹ và chuẩn bị khối bạch cầu an
toàn. Ngoài ra, truyền khối bạch cầu máy còn có nguy cơ gây bệnh phổi cấp
(TRALI) và bệnh ghép chống chủ do truyền máu. Do đó truyền bạch cầu hạt
hiện chưa được sử dụng rộng rãi do còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng [19].
* Hiến tế bào gốc máu ngoại vi [19]:
Đây là nguồn tế bào định hướng sinh máu từ tủy xương được huy động
ra máu ngoại vi bằng cách sử dụng những yếu tố kích thích tăng trưởng,
thường sử dụng G-CSF (Filgastrin có kèm theo hoặc không kèm theo hóa trị
liệu). Những tế bào này có thể lấy được bằng cách lọc máu (apheresis). Thu
hoạch tế bào gốc ở máu ngoại vi không cần gây mê, ít thô bạo và trong chế
10


phẩm để ghép chứa ít tế bào ung thư hơn so với tế bào gốc từ tủy xương trong
ghép tự thân.
Hiện nay, đây là nguồn chính sử dụng cho ghép đồng loại khi không có
người cho cùng huyết thống (related donor). Theo báo cáo của Trung tâm
quốc tế về đăng ký ghép tủy (International Bone Marrow Transplant Registry)
từ 1998 đến 2000 có đến trên 90% các trường hợp tự ghép ở người trưởng
thành sử dụng tế bào gốc huy động ra máu ngoại vi, tỷ lệ sử dụng tế bào gốc
từ tủy chỉ chiếm khoảng 5%. Huy động tế bào gốc được tiến hành đối với
người tình nguyện bằng G-CSF có thể thu số lượng tế bào CD34 đủ lớn cần
thiết, đồng thời tránh được biến chứng khi phải gây mê thu hoạch từ tủy
xương.
1.2. Các đối tượng tham gia hiến máu.

Người hiến máu là người đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia hiến máu,
tự nguyện hiến máu toàn phần hoặc thành phần máu.
Hiện nay có 3 nhóm đối tượng hiến máu chính [18], [19], [20]:
1.2.1. Người hiến máu tình nguyện.
Là những NHM trên tinh thần tự nguyện, không nhận tiền, không vì
mục đích vụ lợi, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh. Khi cho máu
toàn phần, thành phần máu họ chỉ nhận những vật lưu niệm nhỏ để đánh dấu
việc cho máu của họ, tiền đi lại nếu cần thiết, và ăn bữa ăn nhẹ ngay trước
hoặc trong khi cho máu. Cũng vì hiến máu là hoàn toàn tự nguyện để cứu
sống người bệnh nên họ sẵn sàng hiến máu mà không giấu giếm tình trạng
sức khoẻ và bệnh tật của mình và khi biết mình có các yếu tố nguy cơ thì họ
tự quyết định không cho máu.
Trong hệ thống truyền máu hiện đại, an toàn, đối tượng này sẽ là chủ
yếu và cũng là mục tiêu mà ngành truyền máu phải đạt được.
Người hiến máu tình nguyện gồm:

11


1.2.1.1. Người hiến máu tình nguyện lần đầu
Đây là nhóm người được vận động, tuyên truyền đã đồng ý cho máu
toàn phần, thành phần máu. NHMTN lần đầu đã được giáo dục, tuyên truyền,
không giấu bệnh tật, sẵn sàng phối hợp với bác sĩ khám lâm sàng.
Các cơ quan, đơn vị, trường học định kỳ hằng năm tổ chức các buổi tuyên
truyền, vận động hiến máu, thành phần máu và lập danh sách các thành viên hiến
máu. Danh sách theo các đơn vị và nhiều khi còn phân bố theo chỉ tiêu.
Tuy nhiên, NHMTN lần đầu chưa có đầy đủ kiến thức về nguy cơ lây
bệnh truyền nhiễm qua đường truyền máu. Đối với các đơn vị tổ chức HMTN
cũng chưa nắm rõ về tình hình lây nhiễm trong tập thể.
1.2.1.2. Người hiến máu tình nguyện nhắc lại

Nhóm người đã từng tham gia hiến máu toàn phần hoặc hiến màu từng
phần. Họ nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc hiến máu và
quay trở lại hiến tiếp. Họ đã có kiến thức về các nguy cơ lây nhiễm qua đường
truyền máu.
NHMTN nhắc lại đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc từ lầm hiến máu
đầu tiên nên tính an toàn được nâng cao. Việc NHM có tiếp tục hiến máu vào
những lần tiếp theo hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hiểu biết và
ý thức về HMNĐ, sự dễ dàng tiếp cận nơi hiến máu, sức khỏe của NHM,
trình độ kỹ thuật của đơn vị lấy máu,…
1.2.1.3. Người hiến máu tình nguyện nhắc lại thường xuyên
Là những người hiến máu toàn phần, thành phần máu có nhận thức cao
về việc hiến máu tự nguyện, hiến máu theo sự hưỡng dẫn của các bác sỹ và tự
sàng lọc các hành vi nguy cơ của chính mình do vậy có thể hạn chế được tình
trạng nhiễm HIV, HCV, HBV trong giai đoạn nhiễm trùng cửa sổ mà bằng kỹ
thuật hiện có để sàng lọc cho NHM không phát hiện được.
NHMTN nhắc lại thường xuyên được giáo dục nhiều lần về các hành vi
nguy cơ và cũng được sàng lọc các bệnh truyền nhiễm nhiều lần. Họ tham gia
12


hiến máu đều đặn, đúng hướng dẫn nên an toàn về sức khỏe, máu toàn phần
hay thành phần máu đều đảm bảo chất lượng cao, được quản lý nên hỗ trợ tốt
với trung tâm truyền máu trong việc theo dõi sau hiến máu, sau truyền máu.
Do vậy NHMTN nhắc lại thường xuyên là đối tượng hiến máu an toàn nhất.
1.2.1.4. Người hiến máu tình nguyện dự bị (NHMDB)
Là người khỏe mạnh được khám đủ tiêu chuẩn, họ không có động cơ
nào khác ngoài việc cứu người nên không giấu bệnh tật. Nhóm NHM này
được khám, sàng lọc nhiều lần, được tư vấn có kiến thức tránh các hành vi
nguy cơ cao, do vậy là người cho máu an toàn.
NHMDB được quản lý, sẵn sàng hiến máu toàn phần hay hiến máu

từng phần.
Mục đích thành lập lực lượng hiến máu dự bị là để cung cấp máu, thành
phần máu tốt cho các trường hợp mổ cấp cứu, mổ đột suất, hỗ trợ cho người
nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi ngân hàng máu bệnh viện không
còn máu.
- Điều kiện tham gia lực lượng hiến máu dự bị:
+ Nữ tuổi từ 18 – 45, cân nặng trên 45 kg
+ Nam tuổi từ 18 – 50, cân nặng trên 50 kg
+ Đã hiến máu nhân đạo từ 03 lần liên tiếp trở lên đều có kết quả xét
nghiệm máu tốt
+ Có phương tiện liên lạc khi cần thiết.
1.2.2. Người cho máu chuyên nghiệp.
Là những người cho máu lấy tiền, còn gọi là bán máu. Họ cho máu một
cách thường xuyên và coi đó như là một dạng nghề nghiệp.
Đa số NCMCN không có nghề nghiệp ổn định trong xã hội, nên họ ít
có điều kiện giữ gìn sức khỏe nên dễ có lối sống và hành vi không lành mạnh.
Do cần tiền nên họ có thể bán máu toàn phần, thành phần máu nhiều nơi cùng
một thời điểm với nhiều tên khác nhau. Họ thường giấu giếm bệnh tật nên
13


chất lượng máu không đảm bào. Vì cho máu không đúng với sự hướng dẫn
của thầy thuốc nên sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng, đồng thời máu, thành phần
máu của họ không đủ chất lượng để cứu sống người bệnh. NCMCN là đối
tượng cho máu nguy cơ, đang dần được thay thế bởi NHMTN, nâng cao chất
lượng an toàn truyền máu.
1.2.3. Người nhà hiến máu.
Đối tượng hiến máu có thể là người trong gia đình, người thân hoặc bạn
bè của bệnh nhân đồng ý tham gia hiến máu toàn phần hoặc thành phần máu
trong các trường hợp bệnh nhân cấp cứu cần truyền máu toàn phần hoặc thành

phần máu. Loại hình này chiếm tỷ lệ cao khi bệnh nhân cần vài đơn vị máu
hay nhiều hơn mà ngân hàng máu không có đủ, góp phần giải quyết tình trạng
thiếu máu khi bệnh viện hết máu để truyền. Đặc biệt, sau khi hiến máu nếu
thấy không ảnh hưởng đến sức khỏe và còn cứu được người thân, NNHM có
thể trở thành NHMTN. Nhờ đó, nguồn máu an toàn trong tương lai cũng được
tăng lên.
Tuy nhiên, NNHM cũng có những nguy cơ. Khi bệnh nhân đang trong
tình trạng cấp cứu, ngân hàng máu không thể tiến hành tất cả các xét nghiệm
sàng lọc theo yêu cầu (HIV, HBV, HCV, giang mai) trước khi phát máu cho
bệnh nhân. Bên cạnh đó, NNHM có thể chưa được giáo dục, tuyên truyền về
các nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua đường máu, chưa nắm rõ về
tình hình sức khỏe của mình. Lượng máu của người nhà đôi khi không đủ để
cấp cứu cho người bệnh, trường hợp không tìm được người thân có nhóm
máu phù hợp vẫn phải gọi NCMCN.
1.3. Lịch sử truyền máu.
Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, truyền máu đã cứu sống
hàng triệu sinh mạng và trở thành phương pháp điều trị được ứng dụng phổ
biến nhất ở tất cả các bệnh viện trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, để có được thành công ấy, con người đã mất hàng trăm năm
14


nghiên cứu và thử nghiệm với liên tiếp những thất bại phải trả giá bằng không
ít mạng người [3].
Ca truyền máu đầu tiên được ghi nhận vào năm 1492. Một bác sĩ đã hồi
sức cho Giáo hoàng Innocent VIII đang hấp hối bằng cách lấy máu của ba
người khỏe mạnh trẻ tuổi truyền vào cơ thể Giáo hoàng. Kết quả là cả Giáo
hoàng và ba thanh niên đều chết. Lần thất bại đó đã khiến cho không ai còn
dám nghĩ đến việc áp dụng cách này để hồi sức cho người bệnh nữa [17],
[23], [25], [27].

Đến năm 1616, nhà sinh lý học người Anh William Harvey đã phát
hiện ra bộ máy tuần hoàn của cơ thể. Phát hiện này đã làm sống lại ý tưởng
truyền máu trong giới y khoa. Nhiều thầy thuốc đã thử tiêm máu vào cơ thể
động vật thành công [17], [27], [35].
Năm 1667, sau nhiều lần thử nghiệm thành công trên súc vật, một thầy
thuốc người Pháp là Jean Baptiste đã lấy máu của một con cừu non truyền cho
người bệnh nhưng thất bại. Sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm vẫn được nhiều
thầy thuốc tiến hành khiến không ít cái chết vì truyền máu xảy ra. Năm 1668,
tòa án tối cao Pháp ban sắc lệnh “cấm truyền máu”. Trong suốt hơn 100 năm
sau đó, truyền máu gần như bị quên lãng. Đến năm 1825, thầy thuốc sản khoa
người Anh James Blundell đã truyền máu thành công cho một sản phụ bị mất
nhiều máu từ máu của người chồng. Từ đó việc truyền máu đã tiếp tục được
thực hiện và ngày càng được thực hiện nhiều hơn, song vẫn có nhiều trường
hợp bệnh nhân bị chết do truyền máu [17], [35].
Năm 1900, nhà bác học người Mỹ gốc Áo Karl Landsteiner đã phát
hiện ra nhóm máu hệ ABO. Phát hiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
ngành truyền máu. Ngành truyền máu đã phát triển mạnh mẽ hơn sau khi
Reuben Ottenberg nêu ra sơ đồ truyền máu vào năm 1913 dựa vào sự hòa hợp
nhóm máu giữa người cho và người nhận. Mặc dù người ta đã thực hiện
truyền máu hòa hợp hệ ABO nhưng tai biến truyền máu vẫn xảy ra mà không
15


giải thích được tại sao [19], [35]. Năm 1939, Levine và Stetson đã phát hiện
ra kháng thể miễn dịch đầu tiên ở người. Năm 1945, Karl Landsteiner và
Winner đã phát hiện ra hệ nhóm máu Rh và tới năm 1946, Coombs, Mourant
và Race đã hoàn chỉnh được kỹ thuật phát hiện kháng thể miễn dịch loại IgG.
Những phát hiện này giúp hạn chế được nhiều tai biến truyền máu chưa rõ
nguyên nhân trước đó, đồng thời giải thích được nguyên nhân của bệnh vàng
da tan huyết ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu hệ Rh. Sau đó, rất nhiều

nhóm máu hệ hồng cầu đã được phát hiện như Kell, Kidd, Duffy... Đến thời
điểm hiện nay, theo công bố của Hội Truyền máu quốc tế, người ta đã phát
hiện được 30 hệ nhóm máu hồng cầu khác nhau với khoảng 285 kháng
nguyên khác nhau [5], [19], [35].
Bộ công cụ truyền máu trực tiếp bằng bơm tiêm tuy đã được cải tiến
nhưng vẫn không trở nên thông dụng. Cho tới năm 1914, lần đầu tiên chất
chống đông Natri citrat được Lewisohn, người Bỉ tìm ra và việc bảo quản máu
trong chai thủy tinh trong điều kiện lạnh ra đời. Phương pháp này đã làm thay
đổi quan niệm về truyền máu vì trước kia người bệnh phải chờ máu, nay thì
máu đã chờ người bệnh. Máu có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ
hậu phương ra tiền tuyến, cấp cứu hàng loạt thương binh mất máu kịp thời.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt chiến tranh Thế giới I, thay thế cho
phương pháp truyền máu trực tiếp. Cho tới chiến tranh Thế giới II, J.Loutit và
P.Mollison phát hiện ra dung dịch chống đông Acid citrat dextrose (ACD)
làm kéo dài thời hạn bảo quản máu trong điều kiện lạnh lên 3-4 tuần. Từ đó
việc truyền máu trở nên rộng rãi do cung cấp kịp thời và thuận tiện và hầu hết
khắp các nước nhiều triệu lít máu đã được thu gom phục vụ điều trị cho
thương binh, bệnh binh.
Năm 1952, Gibson đưa túi chất dẻo vào sử dụng để chứa máu thay thế
cho chai thủy tinh làm cho quy trình lấy máu được thực hiện trong hệ thống
kín, đảm bảo vô trùng. Năm 1957, ông và các cộng sự đã tìm ra chất chống
16


×