Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

So sánh kết quả đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2014 và năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG ANH TUẤN

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
NĂM 2014 VÀ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG ANH TUẤN

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
NĂM 2014 VÀ NĂM 2015

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Sơn Nam




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi tới:
TS. Nguyễn Sơn Nam
Người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
- Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội
- Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Tập thể cán bộ nhân viên khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Dược Hà Nội
- Tập thể cán bộ giảng viên Bộ môn Quản lý và kinh tế dược - Trường Đại học
Dược Hà Nội.
- TS. Đỗ Xuân Thắng, phó chủ nhiệm Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường Đại học Dược Hà Nội
- TS. Nguyễn Trung Hà, phó chủ nhiệm khoa Dược - Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108
Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sĩ Dược
học.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2016
HỌC VIÊN

Hoàng Anh Tuấn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3

1.1. QUY ĐỊNH ĐẤU THẦU MUA THUỐC ....................................................... 3
1.1.1. Khái niệm đấu thầu......................................................................................3
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ............................................................... 3
1.1.3. Các phương thức đấu thầu ..........................................................................4

1.1.3.1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ .......................................... 5
1.1.3.2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ........................................... 5
1.1.3.3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ ........................................... 6
1.1.3.4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ ............................................ 6
1.1.4. Các hình thức tổ chức thực hiện .................................................................7
1.1.5. Quy trình đấu thầu thuốc ............................................................................7
1.1.6. Tiêu chuẩn đánh giá thuốc ..........................................................................8

1.1.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm .................................. 8
1.1.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật ........................................................ 9
1.1.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp ............................................................ 9
1.1.7. Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu ...........................................10

1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, MUA VÀ TỒN TRỮ THUỐC
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................... 11
1.2.1. Thực trạng lựa chọn thuốc trong bệnh viện ............................................11
1.2.2. Mua và tồn trữ thuốc .................................................................................13
1.2.3. Thực trạng đấu thầu thuốc tại Việt Nam .................................................16

1.2.3.1. Giai đoạn 1 – Trước năm 2005 ........................................................ 16
1.2.3.2. Giai đoạn 2 – Từ 2005 -2007 ........................................................... 17

1.2.3.3. Giai đoạn 3 - Từ 2007 đến 01/6/2012 .............................................. 17
1.2.3.4. Giai đoạn từ 01/06/2012 đến 31/12/2013 ........................................ 19


1.2.3.5. Giai đoạn từ 01/01/2014 đến nay ..................................................... 21
1.2.4. So sánh sự khác nhau giữa hai thông tư 01 và thông tư 36 ....................23

1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 ................... 25
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức bệnh viện ..................................25
1.3.2. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ...................27
1.3.3. Biên chế, chức năng của Khoa Dược ........................................................28
1.3.4. Hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện TƯQĐ 108 trước năm 2014. 29

1.3.3.1. Quy trình đấu thầu thuốc tại Bệnh viện TƯQĐ 108 ........................ 29
1.3.3.2. Những kết quả và hạn chế trong công tác đấu thầu thuốc tại Bệnh
viện TƯQĐ 108 .............................................................................................. 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 33

2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................... 33
2.1.1. Đối tượng.....................................................................................................33
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ................................................................................33

2.2. TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ..................... 34
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 34
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................35
2.3.3. Biến số nghiên cứu. ....................................................................................35
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................38
2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 39

3.1. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC MỜI THẦU VÀ DANH MỤC THUỐC
TRÚNG THẦU TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108 TRONG 2 NĂM 2014, 2015 .... 39
3.1.1 Phân tích danh mục thuốc mời thầu tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2014
và năm 2015 ..........................................................................................................39

3.1.1.1. Phân tích danh mục thuốc mời thầu theo tên biệt dược ................... 39
3.1.1.2. Phân tích danh mục thuốc mời thầu theo tên generic. ..................... 40
3.1.2. Phân tích kết quả trúng thầu tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2014 và
năm 2015. ..............................................................................................................45


3.1.2.1. Tỉ lệ các thuốc trúng thầu so với danh mục thuốc mời thầu. ........... 45
3.1.2.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ ............................ 48
3.1.3. So sánh giá thuốc trúng thầu năm 2014 và năm 2015 ............................ 52

3.1.3.1. So sánh giá thuốc trúng thầu gói thầu thuốc biệt dược tại Bệnh viện
trong năm 2014 và 2015 ................................................................................ 52
3.1.3.2. So sánh giá thuốc trúng thầu gói thầu thuốc theo tên generic ......... 53
3.1.3.3. So sánh giá thuốc trúng thầu năm 2015 và năm 2014 của một số
nhóm thuốc theo tác dụng dược lý. ................................................................ 56
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN DANH MỤC THUỐC TRÚNG
THẦU TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108 .................................................................. 59
3.2.1. Tỉ lệ thuốc sử dụng của mỗi gói thầu .......................................................59
3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ........................................61
3.2.3. Cơ cấu thuốc sử dụng thực tế theo nhóm tác dụng dược lý ...................65
3.2.4. So sánh số lượng thuốc sử dụng thực tế với số lượng trúng thầu. ........68
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 69


4.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC MỜI THẦU VÀ DANH
MỤC THUỐC TRÚNG THẦU TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108. ........................ 69
4.1.1 Kết quả phân tích danh mục thuốc mời thầu ...........................................69

4.1.1.1. Đánh giá danh mục thuốc mời thầu. ................................................ 69
4.1.1.2, Phân tích danh mục thuốc mời thầu theo tên biệt dược ................... 70
4.1.1.3. Phân tích danh mục thuốc mời thầu theo tên generic. ..................... 70
4.1.2. Đánh giá danh mục thuốc trúng thầu ......................................................72

4.1.2.1. Phân tích tỉ lệ thuốc trúng thầu ........................................................ 72
4.1.2.2. Phân tích cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ ............. 72
4.2.1.3. Phân tích về giá thuốc trúng thầu .................................................... 74
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN DANH MỤC THUỐC TRÚNG
THẦU TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108 NĂM 2014 VÀ 2015.............................. 75
4.2.1. Tỉ lệ sử dụng thuốc trong danh mục thuốc trúng thầu ..........................75
4.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ................................ 76
4.2.3. Kết quả so sánh tỉ lệ sử dụng thuốc so với kế hoạch đấu thầu ..............77


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 81

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH :


Bảo hiểm xã hội

BHYT :

Bảo hiểm y tế

BTC:

Bộ Tài chính

BV TƯQĐ 108:

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

BYT:

Bộ Y tế

CSYT:

Cơ sở y tế

ĐT:

Đấu thầu

FDA:

Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ)


HĐĐT:

Hội đồng đấu thầu

HĐT&ĐT:

Hội đồng thuốc và điều trị

HS:

Hồ sơ

HSDT:

Hồ sơ dự thầu

HSMT:

Hồ sơ mời thầu

KCB:

Khám chữa bệnh

KQĐT:

Kết quả đấu thầu

KHĐT:


Kế hoạch đấu thầu

LCNT:

Lựa chọn nhà thầu

MSH:

Management Sciences for Health (Cơ quan khoa học vì sức khoẻ
Hoa Kỳ)

SYT:

Sở Y tế

SK

Số khoản

TTLT

Thông tư liên tịch

Thông tư số 01

Thông tứ số 36
WHO:

Thông tư số 01/TTLT/BYT-BTC Hướng dẫn đấu thầu mua

thuốc tại các cơ sở y tế
Thông tư số 36/TTLT/BYT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư liên tịch số 01
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu mua thuốc ............................ 4
Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc ..................................... 7
Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2000 - 2006 ..................... 27
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu danh mục thuốc mời thầu năm 2014 và năm 2015 ....... 35
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu danh mục thuốc trúng thầu năm 2014 và 2015 ............. 36
Bảng 2.3. Các biến số so sánh giá thuốc trúng thầu ...................................................... 36
Bảng 2.4. Biến số nghiên cứu so sánh việc thực hiện kết quả đấu thầu năm 2014 và
năm 2015 ....................................................................................................................... 37
Bảng 2.5. Các biến số so sánh tỉ lệ sử dụng thuốc với kế hoạch đấu thầu .................... 37
Bảng 2.6. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài. .................... 38
Bảng 3.1: Danh mục thuốc mời thầu gói biệt dược theo nhóm tác dụng dược lý ......... 39
Bảng 3.2: So sánh giá kế hoạch gói thầu biệt dược năm 2015 với năm 2014 .............. 40
Bảng 3.3: Tỉ lệ các thuốc mời thầu đạt tiêu chuẩn ICH, PICs-GMP, EU-GMP theo
nhóm tác dụng dược lý .................................................................................................. 41
Bảng 3.4: So sánh giá kế hoạch của nhóm 1 năm 2014 với nhóm 1 năm 2015 ............ 42
Bảng 3.5: So sánh giá kế hoạch nhóm 2 năm 2015 với nhóm 1 năm 2014 .................. 42
Bảng 3.6: So sánh số lượng, giá trị các thuốc mời thầu đạt tiêu chuẩn GMP-WHO theo
nhóm tác dụng dược lý .................................................................................................. 43
Bảng 3.7. So sánh giá thuốc kế hoạch mời thầu năm 2015 và năm 2014 của nhóm
thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO .................................................................... 44
Bảng 3.8: So sánh số lượng, giá trị các thuốc mời thầu nhóm 4 năm 2014 và nhóm 5
năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý ......................................................................... 44
Bảng 3.9. Chênh lệch giá thuốc kế hoạch mời thầu nhóm 5 năm 2015 và nhóm 4 năm

2014 ............................................................................................................................... 45
Bảng 3.10. So sánh tỉ lệ thuốc trúng thầu ...................................................................... 46
Bảng 3.11. So sánh tỉ lệ thuốc trúng thầu theo các gói ................................................. 46
Bảng 3.12. So sánh cơ cấu nhóm thuốc generic trúng thầu .......................................... 47
Bảng 3.13. So sánh tỉ lệ thuốc nội – thuốc ngoại trúng thầu ......................................... 48
Bảng 3.14. So sánh cơ cấu xuất xứ của các thuốc nước ngoài trúng thầu gói thầu biệt
dược ............................................................................................................................... 49


Bảng 3.15. So sánh cơ cấu xuất xứ của các thuốc trúng thầu nhóm thuốc đạt tiêu chuẩn
PICs-GMP, EU-GMP .................................................................................................... 50
Bảng 3.16. So sánh cơ cấu xuất xứ của các thuốc trúng thầu thuộc nhóm không đạt tiêu
chuẩn PICs-GMP, EU-GMP. ........................................................................................ 51
Bảng 3.17. So sánh giá thuốc trúng thầu gói thầu thuốc Biệt dược năm 2015 so với
năm 2014 ....................................................................................................................... 52
Bảng 3.18. Chênh lệch giá thuốc biệt dược trúng thầu năm 2015 và 2014................... 53
Bảng 3.19. So sánh giá thuốc trúng thầu gói thầu generic năm 2015 với 2014 ............ 54
Bảng 3.20. Chênh lệch giá thuốc generic trúng thầu năm 2015 và năm 2014 .............. 55
Bảng 3.21. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá thuốc trúng
thầu năm 2015 tăng so với năm 2014 ............................................................................ 56
Bảng 3.22. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trúng thầu
năm 2015 giảm so với năm 2014................................................................................... 57
Bảng 3.23. Nhóm thuốc tim mạch trúng thầu năm 2015 có giá tăng so với năm 2014 57
Bảng 3.24. Nhóm thuốc tim mạch có giá trúng thầu năm 2015 giảm so với năm 201458
Bảng 3.25. Nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch có giá trúng thầu năm
2015 giảm so với năm 2014 .......................................................................................... 59
Bảng 3.26. So sanh tỉ lệ sử dụng thuốc trong danh mục thuốc trúng thầu năm 2014 và
năm 2015 ....................................................................................................................... 60
Bảng 3.27. So sánh tỉ lệ giá trị sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc trúng thầu ... 61
Bảng 3.28. So sánh cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ .............................. 61

Bảng 3.29. So sánh cơ cấu xuất xứ các thuốc sử dụng có nguồn gốc ngoại nhập đạt tiêu
chuẩn PICs-GMP, EU-GMP ......................................................................................... 62
Bảng 3.30 So sánh cơ cấu xuất xứ các thuốc sử dụng có nguồn gốc ngoại nhập không
đạt tiêu chuẩn PICs-GMP, EU-GMP............................................................................. 64
Bảng 3.31. So sánh tỉ lệ giá trị thuốc sử dụng thực tế với giá trị trúng thầu theo nhóm
tác dụng dược lý ............................................................................................................ 65
Bảng 3.32. So sánh cơ cấu giá trị thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý............. 66
Bảng 3.33 So sánh số lượng thuốc sử dụng thực tế và kết quả đấu thầu ...................... 68


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ..................................................................... 3
Hình 1.2. Các phương thức đấu thầu ............................................................................... 5
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc ........................................................................ 8
Hình 1.4. Quy trình mua thuốc ...................................................................................... 14
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ..................................... 26
Hình 1.6. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ khoa dược .......................................................... 28
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình đấu thầu mua thuốc tại Bệnh viện TƯQĐ 108 .................... 29
Hình 2.1. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu................................................. 34
Hình 3.1. Tỉ lệ thuốc nội - thuốc ngoại trúng thầu ........................................................ 48
Hình 3.2. So sánh giá thuốc biệt dược trúng thầu năm 2015 và năm 2014 ................... 53
Hình 3.3. So sánh giá thuốc trúng thầu gói generic năm 2015 và năm 2014 ................ 54
Hình 3.4. Tỉ lệ thuốc sử dụng theo nguồn gốc .............................................................. 62
Hình 3.5. Cơ cấu xuất xứ của các thuốc sử dụng đạt PICs-GMP, EU-GMP ................ 63
Hình 3.6 Cơ cấu xuất xứ các thuốc sử dụng không đạt PICs-GMP, EU-GMP............. 64
Hình 3.7. Cơ cấu giá trị thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ............................ 67


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cung ứng thuốc tại

các cơ sở y tế công lập phải thông qua đấu thầu. Tuy nhiên để lựa chọn được thuốc
đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn, có giá cả hợp lý theo đúng các quy định về đấu
thầu mua thuốc đang là vấn đề các cơ sở y tế và các nhà quản lý nhà nước đều hết
sức quan tâm. Điều này thể hiện ở chỗ các thông tư hướng dẫn về đấu thầu mua
thuốc thường xuyên được ban hành mới; sửa chữa bổ sung trong đó nội dung về
phân nhóm kỹ thuật đã được triển khai, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Cụ thể,
thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản
3 điều 7 của thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC [14] quy định về phân
chia nhóm thuốc generic dựa trên tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp
phép [15].
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108) là bệnh viện tuyến cuối
của Quân đội, bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia, với biên chế 1.260 giường
bệnh, đối tượng phục vụ đa dạng: bộ đội, bảo hiểm y tế và bệnh nhân thu một phần
viện phí, bạn Lào, Campuchia, đặc biệt Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước [35]. Bệnh viện khám và thu dung trung
bình 1.500 bệnh nhân nội trú và 2.800 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Kinh phí mua
thuốc tại Bệnh viện gồm 3 nguồn chính: ngân sách Bộ Quốc phòng, quỹ bảo hiểm y
tế và bệnh nhân thu một phần viện phí.
Năm 2014, Bệnh viện TƯQĐ 108 thực hiện đấu thầu mua thuốc theo hướng
dẫn của thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liên Bộ
Y tế - Bộ Tài chính về Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Năm
2015, bệnh viện thực hiện đấu thầu theo hướng dẫn của thông tư 01 và thông tư liên
tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 về việc Sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư số 01/2012/TTLT-BTC-BYT Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong
các cơ sở y tế. Việc thay đổi này đã mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng vẫn có
nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động đấu thầu tại bệnh viện.
Để đánh giá tác động từ những quy định của các thông tư hướng dẫn thực hiện
đấu thầu mua thuốc lên hoạt động đấu thầu của bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi tiến
1



hành đề tài: “So sánh kết quả đấu thầu thuốc tại Bệnh viện TƯQĐ 108 trong năm
2014 và năm 2015” với hai mục tiêu:
1. Phân tích danh mục thuốc mời thầu và danh mục thuốc trúng thầu tại Bệnh
viện TƯQĐ 108 trong 2 năm 2014, 2015.
2. Phân tích kết quả thực hiện danh mục thuốc trúng thầu tại Bệnh viện
TƯQĐ 108 năm 2014 và năm 2015
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học từ đó đưa ra một số đề xuất giúp các
nhà quản lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có những biện pháp phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả cung ứng thuốc.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. QUY ĐỊNH ĐẤU THẦU MUA THUỐC
1.1.1. Khái niệm đấu thầu
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã định nghĩa: “đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi
tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên
cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”[33].
Luật đấu thầu số 43 cũng đã có mục riêng quy định về việc mua thuốc, vật tư
y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT, nguồn thu từ dịch vụ KCB và nguồn
thu hợp pháp khác của CSYT công lập.
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Chỉ định thầu
Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu hạn chế


Các hình thức lựa
chọn nhà thầu

Chào hàng cạnh tranh

Mua sắm trực tiếp

Tự thực hiện

Mua sắm đặc biệt

Hình 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu. Riêng đối với đấu thầu mua thuốc, Luật
đấu thầu số 43 quy định bổ sung hình thức đàm phán giá [33].

3


Bảng 1.1.Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu mua thuốc
STT

Hình thức lựa chọn

1

Đấu thầu rộng rãi

2


Đấu thầu hạn chế

3

4

5

6

Phạm vi áp dụng

nhà thầu

hàng

Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có
tính đặc thù.
Gói thầu mua thuốc triển khai phòng chống dịch
bệnh trong trường hợp cấp bách, thiên tai…, thuốc
được Bộ Y tế (BYT) cho phép nhập khẩu không cần
Visa (thuốc đặc trị, thuốc hiếm)

Chỉ định thầu

Chào

Được áp dụng tại tất cả các Sở Y tế (SYT), bệnh viện
trong hoạt động mua sắm thuốc thuộc Danh mục
thuốc thiết yếu.

Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham
dự

cạnh

tranh

Mua sắm trực tiếp

Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỉ đồng.
Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng,
sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu
chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
- Gói thầu mua sắm hoàng hóa tương tự thuộc cùng
một dự án hoặc thuộc dự án mua sắm khác
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô
nhỏ hơn 130% gói thầu trước đó
Thời hạn không quá 12 tháng

Gói thầu mua thuốc chỉ từ một đến hai nhà sản xuất,
Đàm phán giá
thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời
gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù.
1.1.3. Các phương thức đấu thầu
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 chỉ quy định 3

phương thức đấu thầu đó là: Phương thức một túi hồ sơ, phương thức hai túi hồ sơ và
phương thức hai giai đoạn [32].
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013 đã quy định rõ hơn 4 phương thức

đấu thầu [33].

4


Các phương thức đấu thầu

Phương thức
ĐT 1 giai đoạn
1 túi HS

Phương thức
ĐT 2 giai đoạn
1 túi HS

Phương thức
ĐT 1 giai đoạn
2 túi HS

Phương thức
ĐT 2 giai đoạn
2 túi HS

Hình 1.2. Các phương thức đấu thầu
1.1.3.1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
a, Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp
sau đây:
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư
vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
+ Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm

hàng hóa, xây lắp;
+ Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
+ Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
+ Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
b. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
c. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất.
1.1.3.2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
a. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp
sau đây:
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
+ Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
5


b. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề
xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
c. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở
ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ
được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
1.1.3.3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
a. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
có quy mô lớn, phức tạp.
b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với
từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ
dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
1.1.3.4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
a. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.
b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ
sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về
kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về
kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về
kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời
tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.
c. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được
mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài
chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu
chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai
đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

6


Đặc biệt, phương thức một gia đoạn hai túi hồ sơ là phương pháp được áp
dụng chủ yếu trong đấu thầu mua thuốc hiện nay: chỉ nhà thầu nào đáp ứng về năng
lực, kinh nghiệm mới được mở HSDT về tài chính để xem xét, đánh giá. Với phương
thức này, nếu nhà thầu bỏ giá thấp nhưng năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật không
đáp ứng sẽ bị loại trước khi mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
1.1.4. Các hình thức tổ chức thực hiện
Thông tư 01 quy định ba hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các cơ sở
y tế như sau [14]:

Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc
Hình thức

Nội dung

Tập trung

SYT tổ chức ĐT tập trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng
thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế
(CSYT) công lập trực thuộc trên địa bàn. Các CSYT căn cứ vào kết
quả thông báo trúng thầu của SYT để thương thảo, ký hợp đồng cung
ứng thuốc theo nhu cầu trong năm.

Đại diện

Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu hàng
năm. Các đơn vị khác áp dụng kết quả lựa chọn nhà thầu của bệnh
viện đó để mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp.

Riêng lẻ

Các CSYT tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị.

1.1.5. Quy trình đấu thầu thuốc
Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu thuốc theo quy định của thông
tư 01 và nghị định 63 được mô tả như sau [14], [19]:

7



Người/cơ quan có

Chủ đầu tư/bên mời thầu

Lập, trình duyệt
KHĐT, HSMT, tiêu
chuẩn
đánh
giá
HSDT

Nhà thầu

thẩm quyền
Thẩm định, phê
duyệt
KHĐT,
HSMT, tiêu chuẩn
đánh giá HSĐT

Thông báo mời thầu
Mua và chuẩn bị
HSDT

Bán HSMT

Tiếp nhận và quản lý
HSDT

Nộp HSDT


Mở thầu

Xét duyệt trúng thầu
Trình duyệt KQĐT

Xét duyệt trúng thầu
Trình duyệt KQĐT
Thương thảo, ký kết
hợp đồng

Thông báo KQĐT

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc
1.1.6. Tiêu chuẩn đánh giá thuốc
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực,
kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp [19].
1.1.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu
để đánh giá đạt của từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể
như sau:
8


- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc;
- Năng lực sản xuất và kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy sản
xuất, địa điểm bảo quản thuốc;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn
hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu

cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn cần căn cứ theo
yêu cầu của từng gói thầu hoặc chủng loại thuốc cụ thể. Nhà thầu đạt tất cả nội dung
nêu tại Khoản này được đánh giá đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
1.1.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật [12]
+ Phương pháp đánh giá thực hiện theo phương pháp chấm điểm để đánh giá
với thang điểm tối đa là 100, cụ thể như sau:
a) Chất lượng thuốc: 70% tổng số điểm (70 điểm).
b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: 30% tổng số điểm (30 điểm).
c) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi
đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Điểm của từng tiêu chí tại yêu cầu về chất lượng thuốc và về đóng gói, bảo
quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa tiêu chí đó.
- Tổng điểm của tất cả các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật không thấp hơn
80% tổng số điểm.
+ Các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm
nhà thầu và tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật thì được tiếp tục xem xét xác định
tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 63/2014/NĐCP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
1.1.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
a) Xác định điểm giá
Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 thống nhất với thang điểm về kỹ
thuật. Điểm giá được xác định như sau
Điểm giá đang xét = Gthấp nhất X (100 hoặc 1000)/ G đang xét
9


Trong đó:
-


Điểm giá đang xét : Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét

-

G thấp nhất : Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị

giảm giá ( nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về mặt tài
chính
-

G đang xét: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm

giá ( nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.
b) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:
Điểm tổng hợp được xác định theo công thức sau đây:
Điểm tổng hợp đang xét = K x Điểm kỹ thuật đang xét + G x Điểm giá đang
xét
Trong đó:
- Điểm kỹ thuật đang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ
thuật;
- Điểm giá đang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
- K: Tỉ trọng điểm về kỹ thuật quy định, trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỉ
lệ từ 20% đến 30%;
- G: Tỉ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỉ lệ từ
70% đến 80%;
- K + G= 100%.
1.1.7. Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu [10]
Thực hiện theo quy định tại Mục 31 Chương I Phần thứ nhất của Mẫu hồ sơ
mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BKH,
ngoài ra mặt hàng thuốc trúng thầu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

* Mặt hàng thuốc trúng thầu phải đáp ứng quy định về quản lý giá thuốc hiện
hành:
a) Giá đề nghị trúng thầu của từng mặt hàng thuốc không được cao hơn giá
trong kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và không được cao
hơn giá bán buôn kê khai hoặc kê khai lại đang còn hiệu lực do các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuốc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước.

10


Trường hợp mặt hàng thuốc có giá dự thầu của tất cả các nhà thầu đều cao
hơn giá trong kế hoạch đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư
xem xét, quyết định thuốc trúng thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư
liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC;
b) Tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc có liên
quan.
* Mặt hàng thuốc trúng thầu có giá đánh giá thấp nhất theo quy định, cụ thể:
a) Mặt hàng thuốc của nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất trong gói thầu
thuốc theo tên biệt dược hoặc trong mỗi nhóm thuốc đối với gói thầu thuốc theo tên
generic và gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được xem xét đề nghị trúng
thầu.
b) Trường hợp giá đánh giá bằng nhau thì lựa chọn mặt hàng thuốc để xem
xét đề nghị trúng thầu theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Mặt hàng thuốc có điểm kỹ thuật cao hơn hoặc mặt hàng thuốc sản xuất
trong nước có chất lượng tương đương;
- Chọn mặt hàng thuốc có chất lượng, hiệu quả đã sử dụng tại cơ sở y tế:
căn cứ vào hạn dùng của thuốc, tình trạng vi phạm chất lượng thuốc, thời gian thuốc
đã được sử dụng tại cơ sở y tế;
- Chọn mặt hàng của nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín trong cung ứng thuốc
vào cơ sở y tế: căn cứ vào kinh nghiệm cung ứng của nhà thầu, uy tín của nhà thầu

trong cung ứng thuốc tại cơ sở y tế như việc bảo đảm cung ứng, việc thực hiện thu
hồi thuốc, có hệ thống phân phối trên địa bàn, có tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP.
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, MUA VÀ TỒN TRỮ THUỐC
TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng lựa chọn thuốc trong bệnh viện
Đối với hoạt động cung ứng thuốc, “lựa chọn thuốc” ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện. Để "lựa chọn thuốc” yếu tố quan trọng cần
xem xét là kinh phí dành cho mua thuốc. Đối với các nhà quản lý, để lựa chọn thuốc
có hiệu quả điều trị cao, an toàn và kinh phí hợp lý luôn là vấn đề được quan tâm.
Thông thường kinh phí mua thuốc chiếm tỉ lệ lớn trong tổng ngân sách của bệnh

11


viện, khoảng 15-20% ở các nước phát triển và 40-60% ở các nước đang phát triển
[39], [41].
Tất cả các khâu quản lý thuốc trong đó có mua thuốc, bảo quản, phân phối và
sử dụng sẽ thuận lợi hơn nếu như lựa chọn được số lượng thuốc hạn chế trong danh
mục của bệnh viện [36]. Theo tổ chức Y tế thế giới, công tác quản lý thuốc sẽ không
có hiệu quả nếu như có quá nhiều các chủng loại thuốc khác nhau. Một trong những
yêu cầu quan trọng để lựa chọn thuốc phù hợp là phải tiếp cận được thuốc thiết yếu.
Năm 1977, WHO đưa ra danh mục thuốc thiết yếu đầu tiên với khoảng 200 sản phẩm
và danh mục này thường xuyên được cập nhật. Đến năm 2007, theo báo cáo của
WHO đã có ít nhất 156 quốc gia đã có danh mục thuốc thiết yếu [50] chiếm khoảng
86% các quốc gia trên thế giới có danh mục thuốc thiết yếu, trong đó có ít nhất 69%
đã được cập nhật mới trong vòng 5 năm [42].
Mặc dù thuốc thiết yếu là có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng phần lớn dân số
lại chưa được tiếp cận đầy đủ với thuốc, thậm chí là thuốc thiết yếu [42]. Theo dữ
liệu báo cáo từ các quốc gia đang phát triển trong suốt giai đoạn 2007-2011, tỉ lệ sẵn
có thuốc thiết yếu chỉ chiếm khoảng 51,8% ở khu vực chăm sóc sức khỏe ban đầu

công và 68,5% ở các cơ sở y tế tư nhân [45]. Ở nước ta danh mục thuốc thiết yếu đã
được ban hành 05 lần, lần thứ năm ban hành năm 2005 với 355 loại thuốc được phân
chia theo tuyến bệnh viện và tuyến không có bác sĩ [4]. Theo nghiên cứu của Trần
Thị Thoa, tỉ lệ thuốc thiết yếu ở tuyến xã chiếm 57%, tỉ lệ thuốc thiết yếu theo danh
mục kê đơn của bác sĩ từ 12,5%-20% [37].
Tại Việt Nam, việc xây dựng danh mục thuốc đã được thực hiện ở nhiều bệnh
viện, căn cứ xây dựng thường dựa trên danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành và là cơ sở để thanh quyết toán với cơ quan
bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 10% bệnh viện chưa xây dựng
danh mục thuốc bệnh viện, 36% bệnh viện vẫn thường xuyên kê đơn thuốc ngoài
danh mục [6]. Trong quá trình lựa chọn thuốc, các bệnh viện chưa dành nhiều quan
tâm tới chất lượng và độ an toàn của thuốc, đa phần chưa biết sử dụng các phương
pháp khoa học như ABC, VEN để phân tích và đánh giá danh mục thuốc [25].
Một khía cạnh khác đáng quan tâm trong lựa chọn thuốc là vấn đề chất lượng
thuốc, sử dụng các sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và
12


gây lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống y tế. Giảm hiệu quả điều
trị ở đây bao gồm việc kéo dài thời gian mắc bệnh, các phản ứng có hại thậm chí gây
tử vong, về khía cạnh kinh tế, thuốc kém chất lượng sẽ gây lãng phí nguồn lực tài
chính y tế [42].
Theo báo cáo của WHO, trong những năm gần đây tình trạng thuốc giả nổi
lên như một vấn đề nghiêm trọng của ngành dược. Ở các nước có ngành công nghiệp
phát triển, thị trường dược phẩm, chất lượng dược phẩm được kiểm soát tốt, tuy
nhiên, tỉ lệ thuốc giả vẫn chiếm khoảng 1% [51]. Ở các thị trường dược các nước
đang phát triển, đặc biệt là Châu Á và Châu Phi, nơi mà mức sống còn thấp, sự giám
sát thị trường còn lỏng lẻo sẽ là nơi thuốc giả xâm nhập dễ dàng. Ở khu vực Nam Á,
trong số 391 mẫu artesunate thử nghiệm có tới 50% không đạt về hàm lượng [43].
Thuốc giả là một vấn đề cần hết sức quan tâm và có xu hướng gia tăng ở tất cả

quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Năm 2007, FDA đưa ra cảnh
báo có khoảng 24 website có bán thuốc giả ở Mỹ [40], theo một báo cáo khác của
WHO, năm 2010, có trên 50% sự mua bán thuốc trên các website không hợp pháp, là
thuốc giả [51].
Để đảm bảo chất lượng thuốc tốt, việc đầu tiên là phải lựa chọn thuốc một
cách kỹ lưỡng, thông thường phải được HĐT&ĐT lựa chọn dựa trên độ an toàn và
hiệu quả điều trị thông qua các bằng chứng thử nghiệm lâm sàng. Với một số loại
thuốc như thuốc tim mạch, thuốc điều trị hen, thuốc điều trị nhồi máu nên có những
chứng minh về tương đương sinh học giữa các nhà sản xuất [42].
1.2.2. Mua và tồn trữ thuốc
Mua và tồn trữ là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò quan trọng trong quy
trình cung ứng thuốc bệnh viện, quy trình này được tổ chức Y tế thế giới đưa ra gồm
11 bước như hình 1.4.

13


Xác định số
lượng cần mua
Xem xét lại
lựa chọn thuốc

Cân đối nhu cầu
và ngân sách

Thu thập thông tin
sử dụng thuốc

Chọn phương
thức mua


Phân phối thuốc

Lựa chọn
nhà cung cấp

Thanh toán

Ký kết
hợp đồng mua

Tiếp nhận và
kiểm tra

Theo dõi đặt
hàng

Hình 1.4. Quy trình mua thuốc
Chi phí mua thuốc thường chiếm tỉ lệ lớn trong chi phí dành cho y tế, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển, theo báo cáo của WHO năm 2006, chi phí thuốc chiếm
10-20% chi phí y tế ở các nước công nghiệp phát triển trong khi ở hầu hết các nước
đang phát triển tỉ lệ này là 20-40% [42]. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối, ở các
nước phát triển chi phí thuốc trung bình trên đầu người cao hơn nhiều so với ở các
nước đang phát triển, theo thống kê của WHO, chi phí thuốc ở mỗi quốc gia thường
tỉ lệ thuận với tổng sản phẩm quốc nội. Năm 2004, chi phí thuốc bình quân đầu
người ở các nước có thu nhập thấp khoảng 4,4USD/người/năm thì ở các nước có thu
nhập cao con số này là 396USD [42].
Đối với mua thuốc sử dụng ở các bệnh viện, hội đồng thuốc và điều trị đóng
vai trò quan trọng trong giám sát để đảm bảo quy trình mua thuốc được thực hiện
đúng quy định, trong đó bao gồm cả việc xem xét và phân bổ ngân sách cho mua

thuốc. Tuy nhiên, đa phần vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong mua thuốc mới
chỉ dừng lại ở quyết định danh mục thuốc cần mua và đánh giá các gói thầu cung cấp
thuốc

14


×