Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Phần chung: Thiết kế sơ bộ vỉa chính mỏ than Đèo Nai Phần chuyên đề: Nghiên cứu phương pháp đổ thải hợp lý cho mỏ than Đèo Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc khai thác các
nguồn năng lượng phục vụ cho các ngành công nghiệp là rất cần thiết. Mỏ than
Đèo Nai là một trong những mỏ được khai thác với quy mô lớn, sản lượng than
trong những năm gần đây của mỏ đạt khoảng 3 triệu tấn. Cùng với sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, sản lượng mỗi năm ngày một tăng nên phải tìm ra
phương án tối ưu để khai thác có hiệu quả khoáng sản, muốn vậy phải có đội
ngũ cán bộ khoa học mỏ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất là nơi đào tạo ra các
cán bộ khoa học, mỗi năm trường cung cấp cho ngành Mỏ một số lượng cán bộ
khoa học đáng kể.
Bản thân em là một trong những sinh viên được học tập và tiếp thu những
kiến thức khoa học về ngành Mỏ . Sau năm năm học tập trong nhà trường, được
các thầy cô giáo trang bị cho những kiến thức cơ bản và chuyên môn, đến nay
em được Bộ môn Khai thác Lộ thiên giao đề tài:
Phần chung: Thiết kế sơ bộ vỉa chính mỏ than Đèo Nai
Phần chuyên đề: Nghiên cứu phương pháp đổ thải hợp lý cho mỏ than
Đèo Nai
Được sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo trong Bộ môn Khai thác lộ
thiên và đặc biệt của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn thầy Nguyễn Anh Tuấn, cùng
với sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành đồ án này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song vì thời gian làm việc có hạn và trình độ
hiểu biết thực tế sản xuất chưa nhiều, bản đồ án của em không thể tránh khỏi
những sai sót, vậy em kính mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy giáo, tạo
điều kiện cho em hoàn thành về kiến thức.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo hướng dẫn và các Thầy giáo
trong Bộ môn Khai thác lộ thiên đã giúp em hoàn thành bản đồ án này.
Em xin trân trọng cám ơn.


1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

PHẦN CHUNG
THIẾT KẾ SƠ BỘ KHU MOONG CHÍNH
MỎ THAN ĐÈO NAI

2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA VÙNG MỎ VÀ
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SÀNG MỎ THAN ĐÈO NAI


1.1-TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MỎ

1.1.1 – Vị trí địa lý
Khoáng sàng than Đèo Nai được người Pháp phát hiện và khai thác từ trước
năm 1954. Việc khai thác được thực hiện bằng phương pháp thủ công, vận tải
bằng xe goòng nên cho sản lượng thấp. Năm 1960, mỏ than Đèo Nai chính thức
được thành lập và thiết kế với quy mô khai thác lớn hơn Mỏ Đèo Nai là một
trong những mỏ khai thác than lộ thiên lớn và lâu đời thuộc Tập đoàn Than –
Khoáng sản Việt Nam. Mỏ nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long, một phần của Vịnh
Bắc Bộ.
X = 25.000 ÷ 26.400
Y = 71.200 ÷ 73.200
Khoáng sàng than Đèo Nai nằm trong dải chứa than nam Cẩm Phả, ở phía
Đông nam địa hào chứa than Hòn Gai - Cẩm Phả.
Mỏ than Đèo Nai phía Đông tiếp giáp với (mỏ than Cọc Sáu), phía Tây tiếp
giáp khu Lộ trí (mỏ than Thống Nhất), phía Bắc giáp công trường khai thác của
Mỏ than Khe Chàm, Cao Sơn, phía Nam tiếp giáp trung tâm thị xã Cẩm Phả.
Về địa giới hành chính, Mỏ than Đèo Nai nằm trong danh giới quản lý của
phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả.

1.1.2 – Về giao thông
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT


BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Vùng mỏ than Cẩm Phả nói chung và mạng lưới giao thông thuỷ, bộ thuận
lợi. Đường bộ có đường 18A nối vùng Mỏ với các vùng kinh tế khác trong Tỉnh
cũng như ngoài Tỉnh. Đường thuỷ có các cảng như : cảng Cửa Ông, cảng Cẩm Phả,
cụm cảng Km6, cảng cầu 20 phục vụ cho việc tiêu thụ và xuất khẩu than.
1.1.3 – Dân cư –văn hóa chính trị
Thị xã Cẩm Phả dân cư đông đúc khoảng trên 20 vạn người, chủ yếu là dân
tộc Kinh. Ngoài ra còn có một số ít người dân tộc bao gồm: người Sán dìu,
người Thổ, người Cao Lan. Phần lớn người dân người dân ơ đây làm trong các
mỏ than, các nhà máy công nghiệp, một số ít tham gia hoạt động sản xuất nông
– lâm – ngư nghiệp.
Ngày nay với chính sách của nhà nước, văn hoá ở vùng này cũng như các
vùng khác trong cả nước tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ người thất học ít. Trình độ văn hoá,
xã hội, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân vùng mỏ rất cao, các
tổ chức xã hội hoạt động tích cực
1.1.3 –Khí hậu
Mỏ than Đèo Nai mang đầy đủ đặc trưng khí hậu trong vùng đông bắc Việt
Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện qua hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 ÷ 10 mưa nhiều gây lũ lụt, ảnh hưởng xấu đến
việc khai thác mỏ, lượng mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ trung
bình trong mùa thay đổi từ 25 ÷ 30oc . Nhiệt độ cao nhất lên tới 38 oc vào tháng
6 và tháng 7.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa có khí lạnh, khô
ráo thuận lợi cho việc khai thác mỏ.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23 ÷ 25oc
Độ ẩm không khí từ 32 đến 91% trung bình từ 65 ÷ 67%.
Hướng gió chủ yếu: Mùa hè gió Đông Nam, mùa đông gió Đông Bắc
Lượng mưa trung bình năm là : 2307 mm
1.2 - CẤU TẠO ĐỊA CHẤT

4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

A - Địa tầng
Địa tầng khu mỏ Đèo Nai lộ ra bao gồm trầm tích, Trias, thống thượng. Bậc
Nori - Reti, hệ tầng Hòn Gai ( T3n - rhg ). Trầm tích T3n-rhg phân bố trên toàn
diện tích khu mỏ. Cột địa tầng khu vực có mặt phụ tầng Hòn Gai dưới (T3nrhg1) và phụ hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-rhg2)
Phụ hệ tầng dưới (T3n-rhg1): các thành tạo địa chất của phụ hệ tầng này lộ
ra ở phía nam Lộ Trí – Đèo Nai, dọc quốc lộ 18, có chiều dày khoảng 300m.
Thành phần thạch học chủ yếu là cuội kết hạt thô, cát kết và các thấu kính chứa
than mỏng. Nằm phủ trên trầm tích đá vôi hệ cacbon- pecmi (C3-P1)
Phụ hệ tầng giữa (T3n-rhg2): phụ hệ tầng này có chiều dày thay đổi từ 700
đến 1000m. Bao gồm các loại đất đá cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và
các vỉa than. Nằm trong phụ hệ tầng này có chứa các vỉa và chum vỉa theo thứ tự
từ dưới lên trên như sau : vỉa Mỏng, tập vỉa Dày, vỉa Trung Gian, tập vỉa G.
B - Đặc điểm của vỉa than
• Vỉa Dày
Tập vỉa nằm dưới sâu và phân bố trong phần lớn diện tích mỏ. Nếu lấy
moong Đèo Nai-Lộ Trí làm trung tâm thì tập vỉa biến thiên mạnh về cả
chiều dày và cấu tạo theo hướng từ bắc tới nam và từ trung tâm ra hai phía.
Càng xa trung tâm, vỉa mỏng dần và có cấu tạo phức tạp.
Tập vỉa được chia thành 6 chùm vỉa, các chùm vỉa lại được phân chia theo

thứ tự a,b,c…. Cấu tạo của tập vỉa khái quát như sau:
-

Chiều dài tổng quant hay đổi từ 0,35 m (LK 1067) đến 235,51m
(LK 1062), trung bình 85,86m.

-

Chiều dày riêng than thay đổi từ 3,35m (LK 1067) đến 106,7m (LK
1075), trung bình 29,44m.

-

Tập vỉa có từ 0 đến 54 lớp đá kẹp, trung bình 16 lớp đá kẹp với
chiều dày trung bình là 56,42m.

5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

*Tập vỉa G
Đây là tập vỉa có diện tích phân bố lớn nhất trong mỏ Đèo Nai, chiếm hầu
như toàn bộ khu mỏ. Tập vỉa G có chiều dày lớn, có cấu trúc phức tạp, biến

thiên nhanh. Tập vỉa G được phân chia thành 4 vỉa chính: GI, GII, GIII, GIV. Do
điều kiện địa chất, kiến tạo, cấu tạo của các phân vỉa rất phức tạp nên các phân
vỉa được chia đồng danh tiếp thành các phân vỉa nhỏ hơn. Sơ đồ phân chia tập
vỉa G như sau:
SƠ ĐỒ PHÂN CHIA TẬP VỈA G
Khu trụ bắc Đèo Nai

Vỉa GIV
Tập
Vỉa
G

Và khu bắc Tả Ngạn

Vỉa GIII
PV GII.1
Vỉa GII
PVGII.2
PV GI.4
Vỉa GI

PV GI.3d
PV GI.3c
PV GI.3b
PV GI.3a

PV GI.3
PV GI.2

PV GI.2d

PV GI.2c
PV GI.2b
PV GI.2a

PV GI.1
PV GI.1c
PV GI.1b
PV GI.1a

Theo thứ tự từ dưới lên

6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Bảng 1.1: Bảng đặc tính than của mỏ than Đèo Nai
Cấp hạt

Tỷ lệ

Độ

Chất


Lưu

Hệ sống

Hàm

Nhiệt

mm

%

tro

bốc

Huỳnh

hiền

lượng C

năng

%

VK(%)

SKc (%)


HGI

%

Q(Kcal/kk

+100
80 ÷

10,29
4,21

4,15
4,10

4,06
4,10

0,37
0,41

28,50
26,70

89,94
88,65

g)
8181

8141

100
50 ÷

5,08

3,25

4,11

0,31

29,40

90,29

8237

80
35 ÷

9,79

4,23

4,15

0,36


27,20

88,13

8248

4,08

3,80

0,28

27,90

89,10

8146

3,78
3,43
3,44
18,60

4,45
3,69
3,76
4,73

0,20
0,30

0,30
0,28

28,00
29,70
34,90
58,10

89,35
90,57
89,03
75,22

8293
8279
8242

50
15 ÷
35
6 ÷ 15
3÷ 6
1÷ 3
0÷ 1
Không

66,99

tuyển
1.3 - KIẾN TẠO


Trong toàn bộ khoáng sàng than vùng Cẩm Phả nói chung và khu vực Mỏ
Đèo Nai nói riêng, có cấu trúc rất phức tạp nhiều đứt gẫy xen kẽ nhau phân chia
khoáng sàng thành nhiều khối địa chất phức tạp khác nhau.
Khoáng sàng Đèo Nai - Cọc Sáu được phân chia ranh giới bởi đứt gẫy
nghịch K - K trong mỗi phần riêng biệt lại được phân chia thành các khối địa
chất khác nhau, bởi các đứt gẫy, nếp uốn trong khoáng sàng.
Dựa trên các yếu tố về địa chất khác nhau khoáng sàng Đèo Nai được chia
thành 5 khối địa chất.
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

* Vị trí giới hạn và đặc điểm của khối
a - Khối 2 K
Khối này được giới hạn:
- Phía Tây là đứt gẫy nghịch K - K
- Phía Bắc là đứt gẫy nghịch AS2
- Phía Nam là đứt gẫy thuận AS1
- Phía Đông giới hạn bản đồ ( Toạ độ 71.000)
Trong khối này có vỉa Dày có cấu tạo dạng một đơn tà cắm Bắc góc dốc trung
bình 30 ÷ 450. Chùm vỉa trên được thăm dò chi tiết, còn chùm vỉa dưới mới
được phát hiện qua các lỗ khoan ( LKL121, LKL240, L144, L140b ).

b - Khối trung tâm ( Khối giữa đứt gẫy A2 - A3 )
Giới hạn:
- Phía Bắc là đứt gẫy nghịch A2
- Phía Nam là đứt gẫy nghịch A3
- Phía Tây là đứt gẫy thuận A1
- Phía Đông là đứt gẫy nghịch K.
Khối trung tâm có cấu tạo dạng một nếp lồi không hoàn chỉnh, vỉa than
trong khối có rất nhiều lớp kẹp, vỉa biến đổi phức tạp không có tính quy luật.
Trong khối có nhiều lỗ khoan thăm dò chưa khống chế hết vỉa.
c - Khối công trường chính ( Nam đứt gẫy nghịch K )
Giới hạn:
- Phía Đông đứt gẫy nghịch K
- Phía Đông Bắc đứt gẫy A3
- Phía Nam lộ vỉa G
Vỉa than trong khối cấu tạo một nếp lõm không hoàn chỉnh ( do ảnh hưởng
đứt gẫy A3 - C ). Trong khối được thăm dò chi tiết trữ lượng than đánh giá tin
tưởng ( Trữ lượng A + B > 50% ).
d - Khối phía Tây ( Giáp Lộ trí )
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Giới hạn:

- Phía Bắc giáp lộ trí
- Phía Đông là đứt gẫy A1
- Phía Nam là đứt gẫy B
- Phía Tây giới hạn bản đồ
Trong khối này đã được thăm dò một số lỗ khoan sâu và đã phát hiện trong
khối tồn tại 2 vỉa than, vỉa G và vỉa Dày. Vỉa than có cấu tạo dạng một đơn tà
cắm Tây Bắc. Trữ lượng than đánh giá chưa có cấp cao.
e - Khối phía Bắc ( đứt gẫy A2 )
Giới hạn:
- Phía Nam là đứt gẫy nghịch A2
- Phía Đông là đứt gẫy K - K
- Phía Tây là đứt gẫy A1
- Phía Bắc là đứt gẫy A
Trong khối này các báo cáo trước đây vẫn là những phần tồn tại chưa có kế
hoạch thăm dò hoàn chỉnh. Qua các lỗ khoan trong khối phát hiện vỉa có những
lớp than trong khối có chiều dày mỏng, nằm sâu và dải rác trong cột địa tầng, ít
có giá trị công nghiệp so với yêu cầu thiết kế than.
1.4 - CÁC ĐỨT GẪY

Khoáng sàng Đèo Nai là khoáng sàng có đặc điểm kiến tạo rất phức tạp, do có
nhiều đứt gẫy chia cắt, các đứt gẫy được phân chia thành 2 hệ thống chính.
1.4.1 - Hệ thống đứt gẫy theo phương kinh tuyến
* Đứt gẫy nghịch K – K: Đứt gẫy có mặt trượt cắm Đông, góc cắm 65 ÷
800 biên độ dịch chuyển trên dưới 100m.
* Đứt gẫy nghịch α:Chạy theo hướng Bắc Nam, mặt trượt cắm phía Tây
với góc dốc 70 ÷ 750 cự ly dịch chuyển 100 ÷ 120m.
* Đứt gẫy thuận A4: Mặt trượt đứt gẫy cằm phía Đông Nam với góc dốc 75
÷ 800.
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

* Đứt gẫy thuận A1: Phương của đứt gẫy phát triển gần song song phương
kinh tuyến. Mặt trượt đứt gẫy cắm phía Tây với góc dốc 800.
1.4.2 - Hệ thống đứt gẫy theo phương vĩ tuyến.
* Đứt gẫy nghịch A3: Phương đứt gẫy kéo dài theo phương vĩ tuyến
* Đứt gẫy nghịch A2: Đứt gẫy nằm phía Bắc đứt gẫy A3 phương đứt gẫy
phát triển gần song song đứt gẫy A3 cắm Bắc với góc dốc 70 ÷ 80o.
* Đứt gẫy nghịch B - B: Ranh giới tính trữ lượng phía Nam của mỏ. Đứt gẫy B
có góc dốc α cắm về phía Bắc. Đới huỷ hoại khoảng 20 ÷ 300 cự ly dịch chuyển từ
200 ÷ 250m.
* Đứt gẫy thuận A 1S : Mặt trượt cắm Bắc - Tây bắc với góc dốc 700 ÷ 800
phần Đông Nam của đứt gẫy thường tồn tại lớp cuội kết cát kết màu xám trắng kết
cấu rắn chắc.
1.4.3 - Nếp uốn :
Khoáng sàng Đèo Nai về cấu tạo địa chất tồn tại hai nếp uốn chính : Đó là
nếp lồi khu trung tâm và nếp lõm phía Nam.
+ Nếp lồi trung tâm : Nếp lồi trung tâm có trục phát triển theo hướng Tây
Nam - Đông Bắc và chìm dần về phía đông diện phân bố nếp lồi tồn tại chủ yếu
trong giữa hai đứt gẫy nghịch A2 và A3 và là nếp lồi không hoàn chỉnh. Hai
cánh của nếp lồii có góc cắm tương đối đồng đều với góc dốc α 300 ÷ 400 và bị
chặn bởi đứt gẫy A2 ở phía Bắc, đứt gẫy A3 ở phía Nam.
+ Nếp lõm phía Nam ( nếp lõm công trường chính ) : Là nếp lõm có trục

phát triển gần phương Đông - Tây chìm dần về phía Đông và bị chặn bởi đứt
gẫy nghịch K - K. Hai cánh của nếp lõm không cân đối. Cánh phía Nam thoải
hơn có độ dốc trung bình 20 0 ÷ 300. Cánh phía Bắc cắm dốc hơn có độ dốc
trung bình 350 ÷ 400. Càng về Đông nếp lõm càng mở rộng và chấm dứt ở đứt
gẫy K - K.
1.5 - ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

1.5.1 - Đặc điểm địa hình :
Khu vực mỏ Đèo Nai – Cọc Sáu tồn tại hai dạng địa hình chính:
- Địa hình nguyên thủy chiếm khoảng 5% nằm ở phía tây – tây bắc và đông
nam.
- Địa hình khai thác chiếm khoảng 95% bao gồm các moong khai thác của mỏ
Đèo Nai, Cọc Sáu và một phần đất đổ thải.
1.5.2 - Đặc điểm nước trên mặt :
Do địa hình mỏ Đèo Nai là các tầng khai thác nên nước mặt không tồn tại
lâu mà thoát đi nhanh nhờ các dòng chảy tạm thời như mương thoát nước, rãnh,
hào thoát nước. Nguồn nước mặt đáng kể nhất là hồ Bara và suối Hào Bắc.
1 - Hồ Bara
Hồ nằm ở phía Tây Bắc khai trường của mỏ than Đèo Nai, địa hình xung
quanh là núi. Mực nước cao nhất trong hồ ở mức +340, độ cao đáy hồ ở mức

+330. Hồ dài khoảng 500m, rộng trung bình là 120m có chỗ tới 160m. Diện tích
của hồ khoảng 67.000m2, khả năng chứa nước đối đa gần 670.000m 3, lượng
nước trong hồ do mưa cung cấp. Đây là nơi tập trung nước mặt lớn nhất trong
vùng. Nó là nguồn cung cấp nước công nghiệp chủ yếu cho công tác khai thác
mỏ.
2 - Suối Hào Bắc
Suối nằm ở phía Đông Bắc khu mỏ là dòng chảy lớn và có nước quanh
năm. Nước mưa và nước mạnh từ các tầng chảy xuống moong. Từ moong chảy
về phía Đông Bắc theo hệ thống thoát nước rồi chảy qua lò +28 ở phía Nam
công trường tả ngạn mỏ than Cọc Sáu chảy ra biển.
Lưu lượng nước suối thay đổi theo mùa.
Mùa mưa lưu lượng chảy thay đổi từ 43,7 ÷ 115,51 l/s.
Mùa khô lưu lượng chảy thay đổi từ 1,24 ÷ 5,24 l/s.
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Nước ở suối này có mùi tanh và ô nhiễm ôxít sắt. Độ PH = 5 thuộc loại axít
trung bình.
1.5.3 - Đặc điểm nước dưới đất
Nước dưới đất trong trầm tích chứa than Đèo Nai chỉ là một tầng chứa
nước áp lực cục bộ do mưa cung cấp.
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp mỏ. Tuỳ theo cấu trúc địa chất và

độ cao mặt địa hình mà áp lực của nước ngầm mạnh hay yếu.
Đất đá chứa nước gồm các lớp cuội kết, sạn kết, cát kết bị nứt nẻ và các vỉa
than, đá cách nước gồm các lớp sét kết.
Nước dưới đất có độ khoáng hoá trung bình từ 0,019 ÷ 0,48 gam/lít. Thể
hiện tính ăn mòn yếu đến không ăn mòn. Hệ số váng thay đổi từ 0,0003 ÷ 2,3 chủ
yếu là lắng tụ cứng, hệ số sủi bọt từ 12,6 ÷ 200, chủ yếu là nước không sủi bọt.
Hệ số thấm 0,038m/ ngày đêm.
Nước dưới đất chảy vào công trường với lưu lượng: Q = 4863 m 3/ngày
đêm.
1.6 - ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Khu mỏ Đèo Nai có đặc điểm địa chất công trình sắt phức tạp, gây ảnh
hưởng lớn đến công tác khai thác mỏ.
1.6.1 - Hiện tượng phong hoá đất đá :
Khoáng sàng than Đèo Nai và đất đá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Sự chênh lệch về nhiệt độ trong ngày và các tháng rất lớn, do nắng lắm
mưa nhiều, lượng mưa, độ ẩm làm cho quá trình phong hoá xảy ra càng mạnh.
Hầu hết đất đá lộ ra trên gương tầng và trụ vỉa ( phần đã khai thác ) đều bị phong
hoá trở lên nứt nẻ mềm yếu, vỡ vụn, tính chất cơ lý giảm đi nhiều so với đất đá
nguyên khối.
1.6.2 - Hiện tượng trượt nổi bề mặt

12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT


BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Do ảnh hưởng của các tài nhân phong hoá, và quá trình khai thác cũng như
các yếu tố địa chất nên bờ mỏ Đèo Nai bị biến dạng, trượt lở mạnh. Song tính
chất và quy mô ở từng khu vực rất khác nhau.
1 - Khu bờ trụ Bắc
Bờ trụ Bắc có hiện tượng sụt lở từ lâu, song rõ nét nhất là từ năm 1976. Từ
đó đến nay mức độ dịch chuyển mạnh. Sự dịch chuyển mạnh nhất ở mức +320
trở xuống tạo thành kẽ nứt lớn. Đặc biệt trong phạm vi toạ độ :
X = 25.800 ÷ 26.100
Y = 72.400 ÷ 72.900
Bờ mỏ có thể coi như vùng bị phá huỷ.
2 - Khu vực bờ trụ Nam
Bờ trụ Nam sự dịch chuyển do sụt lở ít hơn bờ trụ Bắc chủ yếu từ mức
+200 trở xuống. Các kẽ nứt có độ rộng từ 0,2 ÷ 0,5m có nơi chênh cao hai mép
kẽ nứt từ 3 ÷ 4m.
1.6.3 - Đặc tính của các loại đất đá
Trầm tích chứa than ở mỏ than Đèo Nai bao gồm: Cuội kết, sạn kết, cát kết,
bột kết và sét kết, các lớp này nằm xen kẽ nhau, diện tích phân bố không đều
mỗi loại đất đá có tính chất cơ lý riêng biệt.
1 - Cuội kết
Chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu trong khu công trường chính, có màu trắng xám
hoặc phớt hồng. Thành phần chủ yếu gồm các hạt thạch anh tròn cạnh, d =
10÷ 30 mm xi măng gắn kết là Silic hoặc Cát kết. Đá có hệ số độ cứng trung
bình từ f = 10÷ 11; fmax = 14.
2 - Sạn kết
Phân bố phổ biến trong suốt cột địa tầng, có màu xám tro, xám trắng gồm
các hạt thạch anh và một số là Silic quăc zit. Kích thước cỡ hạt từ 2 ÷ 5mm độ
13

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

mài mòn lựa chọn kém, màu giao thoa xám bạc 1, ximăng kiểu cơ sở hoặc lấp
đầy là sản phẩm phá huỷ của thạch anh.
Dung trọng γ = 2,58 ÷ 2,73 Kg/dm3 . Độ cứng từ f = 9÷ 12, fmax = 14
3 - Cát kết
Là loại phổ biến trong vùng, cát kết có màu xám tro, xám trắng độ hạt từ
thô đến mịn, cấu tạo khối phân lớp dày bị nứt nẻ mạnh, dung trọng γ = 2,55 ÷
2,74 Kg/dm3. Độ cứng trung bình từ f = 11÷ 12; f max = 15.
4 - Bột kết
Là loại đá phổ biến trong vùng hay gặp hơn ởphần sát vách và trụ vỉa.
Chiều dày lớp biến đôỉ lớn từ 0,3m dưới dạng lớp kẹp tăng lên 40 ÷ 48m. Bột
kết có màu xám tro, xám đen chứa hoá thạch thực vật, xi măng gắn kết là sét
hoặc Xerixit màu nâu phớt hồng.
Dung trọng γ tb = 2,60 Kg/dm3 . Độ cứng từ f = 7÷ 10.
5 - Sét kết
Phân bố ít trong vùng, thường gặp dưới dạng lớp kẹp mỏng sát vách hoặc
trụ vỉa sét kết có màu xám tro, phân lớp mỏng chứa nhiều chất hữu cơ và hoá
thạch thực vật. Độ cứng tập chung nhiều ở cấp độ cứng f = 3÷ 4.

14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Bảng 1.2: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá mỏ than Đèo Nai
Loại đá

C.độ K.nén

C.độ K.kéo

Dung trọng

Tỷ trọng

Góc nội ma
Sát
t ( ϕ 0)
34026’

(Kg/cm2)

(Kg/cm2)

(g/cm3)


(g/cm3)

Sạn kết

2.825 ÷ 284

278 ÷ 44,2

3,00 ÷ 2,45

3,00 ÷ 2,61

Cuội kết

1.321,17(186)
2.384 ÷ 232

121,78(139)
114 ÷ 35,08

2,61(165)
2,97 ÷ 2,42

2,67(163)
2,88 ÷ 2,53

Cát kết

1.068,15(82)

2.576 ÷ 113

91,48(16)
434 ÷ 20,08

2,58(81)
3,00 ÷ 1,73

2,66(81)
3,07 ÷ 2,13

Bột kết

1.099,87(648)
2.369 ÷ 107

128,75(410)
375 ÷ 24,05

2,64(558)
3,46 ÷ 1,42

2,70(563)
3,51 ÷ 1,21

32 25’

377,95(328)
520 ÷ 44,0


Sét kết

525,83(592)
1.546 ÷ 138

66,0(342)
89,95 ÷ 18,19

2,62(532)
2,68 ÷ 2,47

2,69(530)
2,77 ÷ 2,55

32015’

173,74(284)
110 ÷ 59

403,53(22)

49,2(8)

2,67(18)

2,67(18)

0

35 14’

0

33 21’
0

Ghi chú: giá trị max ÷ giá trị min / giá trị trung bình(số mẫu)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

15
SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60

Lực dính kết
(TB)
(Kg/cm2)
900 ÷ 102
426,09(121)
675 ÷ 260
387,08(12)
790 ÷ 80,0

80,86(7)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

CHƯƠNG 2


NHỮNG SỐ LIỆU GỐC DÙNG LÀM THIẾT KẾ

2.1. TÀI LIỆU VỀ ĐỊA CHẤT








Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2000
Bản đồ lộ vỉa tỷ lệ 1:2000
Các lát cắt XIV,XVII, XXII tỷ lệ 1:2000
Bản đồ tổng mặt bằng.
Bản đồ thoát nước mỏ.
Bản đồ kết thúc mỏ.

2.2.CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MỎ

Mỏ làm việc quanh năm với công tác bốc đất đá và khai thác.
Thời gian làm việc trong ngày 3ca, mỗi ca 8 tiếng ( thay nhau nghỉ luân
phiên.
Số ngày làm việc trong năm:
Đối với công nhân: Nc = 365- (Nct +NL + NP ) ngày.
trong đó: Nct -số ngày nghỉ cuối tuần trong năm Nct = 96 ngày
NL -số ngày nghỉ lễ trong năm NL = 8 ngày
NP -số ngày nghỉ phép của công nhân NP = 15
Nc = 365- (96 + 8 + 15 ) = 246 ngày/năm

Đối với thiết bị : Ntb = 365- (T1 + T2 + Tmb ), ngày
Trong đó: T1 thời gian sữa chữa thiết bị trong năm T1 = 50 ngày.
T2 thời gian kiểm tra tu dưỡng định kỳ trong năm 3 tháng

16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

kiểm tu 1 lần, mỗi lần 10 ngày. Các tháng còn lại bảo dưỡng 1 tháng 1 lần, mỗi
lần 3 ngày . T2 = 51 ngày
TMB thời gian nghỉ do mưa bão b»ng 14 ngày (lấy theo kinh
nghiệm)
Ntb = 365 - ( 50 + 51 + 14) = 250 ngày.
2.3.CÁC THÔNG SỐ CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC

- Góc nghiêng sườn tầng α = 700
- Góc nghiêng bờ dừng phía trụ γ t = 350
- Góc nghiêng bờ dừng phía vách γ v = 400
2.4.ĐỒNG BỘ THIẾT BỊ

* Khâu khoan
- Dùng máy khoan xoay CBIII - 250MH khoan bãi mìn lớn
- Dùng búa khoan BK-70 để khoan đá quá cỡ

* Khâu xúc
- Dùng máy xúc tay gấu EKG - 5A; dung tích gàu xúc 4,6 – 5m3.
- Máy xúc thuỷ lực gầu ngược PC – 750 để xúc than
* Khâu vận tải
- Dùng xe tự đổ Belaz - 7522 trọng tải 32T, Belaz - 540 trọng tải 27 tấn, xe
Cat 773 E. Để vận chuyển đất đá và than.
- Dùng hai hệ thống băng tải vận chuyển than giao cho Công ty tuyển than
Cửa ông tại máng ga, hệ thống băng tải vận thuyển than phụ phẩm xuống khu
băng 6 để tiêu thụ nội địa .
* Thải đá :
Dùng máy gạt D85A để san gạt bãi thải, làm đường san gạt gương tầng .

Bảng 2.1.Giá thành của một số sản phẩm ,vật tư thiết bị
17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Chỉ tiêu giá thành

Đơn vị

Giá bán 1tấn than( theo số liệu của mỏ)
Giá thành sản xuất 1 tấn than
Giá thành bóc 1 mét khối đất
Giá thành 1 mét khoan sâu
Giá thành nổ mìn
Máy xúc EKG - 5 A
Máy khoan BK-70
Máy xúc TLGNPC – 750
Máy khoan xoay cầu CBIII - 250 MH
Xe gạt xích D85A

Xe Benlaz - 7522
Xe Benlaz – 540
Xe Cat 773 E
Thuốc nổ ANFO
Thuốc nổ ANFO chịu nước
Thuốc nổ AD -1
Dầu ga doan
Điện năng
Chi phí tuyến vào kho bãi bốc dỡ than
Chi phí vận chuyển than

đ/t
đ/t
đ/m3
đ/m
đ/m3
đ/ cái
đ/ cái
đ/ cái
đ/ cái
đ/ cái
đ/ cái
đ/ cái
đ/ cái
đ/ kg
đ/kg
đ/ kg
đ/lít
đ/kwh
đ/T

Đ/t.Km

Giá
3.660.000
2.682.629
61.135
115.338
12.713
3.728.360.000
25.000.000
3.850.000.000
4.000.000.000
4.500.000.000
1000.000.000
800.000.000
8.000.000.000
18.000
20.000
36.000
10.800
1.500
11.880
6.534

CHƯƠNG 3
BIÊN GIỚI MỎ
3.1. Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG

Biên giới mỏ là ranh giới cuối cùng của mỏ được thể hiện qua các yếu
tố chính: Kích thước phía trên của mỏ, góc nghiêng bờ mỏ, độ sâu khai thác

cuối cùng.
Biên giới mỏ lộ thiên còn còn chịu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên như:
-Chiều dày vỉa.
-Góc cắm của vỉa.
-Điều kiện địa hình.
18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

-Chiều dày lớp đá phủ.
-Tính chất cơ lý của đá vách , trụ.
-Các chỉ tiêu công nghệ khai thác( tổn thất và làm nghèo).
-Vốn đầu tư cơ bản.
Việc lựa chọn nguyên tắc đánh giá để xác định biên giới mỏ lộ thiên
xuất phát từ yêu cầu: Tổng chi phí cho khai thác toàn bộ khoáng sàng là nhỏ
nhất và giá thành sản xuất trng mọi giai đoạn sản xuất phải nhỏ hơn hay bằng
giá thành cho phép.
Nếu xác định biên giới mỏ không hợp lý sẽ làm giảm tính ưu việt và
hiệu quả công nghệ khai thác mỏ, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt
động của doanh nghiệp.
3.2. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ BÓC GIỚI HẠN

Hệ số bóc giới hạn là tỷ số giữa khối lượng đất đá phải bóc tối đa cho

phép và khối lượng khoáng sàng có ích tương ứng khai thác được trong điều
kiện có lợi về mặt kinh tế khi khai thác khoáng sàng bằng phương pháp lộ thiên.
Hệ số bóc giới hạn là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong
thiết kế, hệ số bóc giới hạn là tiêu chuẩn chính để xác định biên giới cuối cùng
của mỏ lộ thiên. Hệ số bóc giới hạn còn phụ thuộc vào điều kiện của nền kinh tế
quốc dân và trình độ kỹ thuật của công nghệ khai thác.
Hệ số bóc giới hạn được xác định theo công thức:
Kgh =

C0 − a
b

m3/t, (m3/m3)

Trong đó :
C0 : Giá thành cho phép 1 tấn than nguyên khai được thiết kế khai thác,đ/t.
Giá thành khai thác 1 tấn than nguyên khai cho phép đảm bảo cân bằng thu chi
C0 = 904.700 đ/t
a: Giá thành khai thác than thuần túy(chưa kể chi phí bóc đất) , a = 460.200 đ/t
b: Giá thành bốc 1 m3 đất đá, b = 67.800 đ/m3
Kgh =

904.700 − 460.200
=6,6
m3/t = 9,5 m3/m3
67.800

3.3 - CHỌN NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI MỎ

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương án xác định biên giới mỏ ta

dung chỉ tiêu hệ số bóc biên giới K bg và hệ số bóc giới hạn của mỏ làm nguyên
tắc so sánh. Do cấu tạo vỉa phức tạp, vỉa có dạng lòng chảo, chiều dầy vỉa tăng

19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

theo độ sâu trữ lượng tập trung ở phần dưới nên khi chọn nguyên tắc xác định
biên giới mỏ phải sát với thực tế .
Trong đồ án này chọn nguyên tắc:
Kgh > Kbg
Kgh > KTb để so sánh
Đồ án xác định biên giới mỏ bằng phương pháp đồ thị cho phù hợp với địa
hình cấu tạo của vỉa than Đèo Nai . Việc tiến hành xác định biên giới mỏ phải
dựa vào các mặt cắt địa chất ngang, dọc. Mặt cắt ngang đặc trưng T-XIV; TXVII; T-XX .
Căn cứ vào tính chất cơ lý của đất đá và độ ổn định bờ mỏ sơ bộ chọn các
thông số sau cho khai trường .
: γt = 350 trùng với góc nghiêng của vỉa

- Góc nghiêng bờ dừng phía trụ
- Góc nghiêng bờ dừng phía vách

: γv = 400


- Góc nghiêng sườn tầng

: α = 700

- Góc nghiêng bờ công tác

:φ = 16 0 .

- Chiều cao tầng

: h = 15 m

- Chiều cao phần tầng xúc

: hpt = 7,5 m

- Chiều cao đáy hào chuẩn bị

: bcb = 26 m

* Trình tự tiến hành các bước
Bằng phương pháp đồ thị và dựa vào các lớp cắt ngang đặc trưng T- XIV,
XVII, XX xây dựng từ các tài liệu thăm dò địa chất .
- Kẻ các đường song song nằm ngang với khoảng cách xác định (bằng
chiều cao tầng ).
- Từ các giao điểm của đường nằm ngang với vách trụ vỉa ta kẻ đường xiên
với góc bằng γv và γt . Giao điểm của những đường này với mặt đất chính là
giao điểm của bờ dừng với mặt đất .


20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

- Tiến hành đo diện tích quặng khai thác và đất đá phải bóc tương ứng nằm
giữa vị trí bờ mỏ liên tiếp đối với tất cả các tầng và xác định hệ số bóc biên giới
Kbg = ∆V/ ∆Q
- Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số bóc biên giới và hệ số bóc
giới hạn với chiều sâu khai thác theo các kết quả tính toán .
Trong đó :
Kgh = Const
Kbg biểu diễn theo chiều sâu khai thác.
Xác định độ sâu khai thác cuối cùng Hc đó chính là hoành độ của giao điểm
hai đường.
Kgh = Const
Kbg = ƒ ( h )
Đưa các kết quả xác định chiều sâu cuối cùng của mỏ trên là lát cắt ngang
và lát cắt dọc và điều chỉnh đáy mỏ .
- Đảm bảo chiều dài, ngắn nhất của đáy mỏ cho các thiết bị xúc bốc, vận
tải hoạt động .
- Phần trừ lượng cắt đi bù vào để đáy mỏ bằng phẳng phải bằng nhau. Độ
sâu đáy mỏ điều chỉnh là chiều sâu khai thác hợp lý. Sau đó đưa kết quả, điều
chỉnh lại trên mặt cắt ngang xác định biên giới mỏ cho từng lát cắt và xác định

biên giới mỏ trên mặt đất của toàn mỏ.
Bảng 3.1.Kết quả đo diện tích than, đất đá ở các tầng mặt cắt T-XX
Mức

ΔV(m2)

ΔQ(m2)

Kbg(m3/m3)

65

0

743,41

0

50

0

531,86

0

35

0


664,02

0

20

0

946,39

0

5

0

689,65

0

-10

0

880,93

0

-25


0

1001,96

0

21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

-40

0

953,72

0

-55

0

929,35


0

-70

0

823,13

0

-85

183,81

918,44

0,20

-100

356,93

761,08

0,47

-115

996,05


602,42

1,65

-130

2422,06

559,65

4,33

-145

3426,17

515,77

6,64

-160

4660,72

493,93

9,44

-175


5408,45

828,22

6,53

Tổng

17.454,19

12.312,07

Ktb = 1,72

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa Kgh và Kbg của tuyến XX

Bảng 3.2 Kết quả đo diện tích than, đất đá ở các tầng mặt cắt T-XVII
22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

Mức
-70
-85

-100
-115
-130
-145
-160
-175
Tổng

∆V(m2)
299,11
1326,16
2248,82
2661,22
3449,47
3727,94
2780,5
1002,83
17.496,05

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

∆Q(m2)
47,34
319,55
577,09
993,79
1436,35
1881,92
2512,37
1760,08

9528,49

Kbg(m3/m3)
6,32
4,15
3,9
2,68
2,4
1,99
1,1
0,57
Ktb=2,89

Biểu đồ 3.2. Mối quan hệ giữa Kgh và Kbg của tuyến XXII

Bảng 3.3 Kết quả đo diện tích than, đất đá ở các tầng mặt cắt T-XIV
Mức

∆V(m2)

∆Q(m2)

Kbg(m3/m3)

-80

1021,23

89,61


11,40

-95

1538,71

170,63

9,02

-110

1762,98

297,23

5,93

-125

2242,52

710,11

3,16

23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn

LỚP: Liên thông Mỏ 60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

-140

276,13

611,34

0,45

Tổng

6841,57

1878,92

5,99

Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa Kgh và Kbg của tuyến XIV
24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60



TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN

Theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg ,tại mặt cắt địa chất của các tuyến XX có những điểm
Kbg vượt quá Kgh . Nhưng theo Kgh ≥ Ktb thì đều thỏa mãn, cụ thể như sau:
Tuyến XIV, Hc = −140 m, Ktb = 5,99
Tuyến XVII,Hc = −175 m, Ktb = 2,89
Tuyến XX, Hc = − 175 m, Ktb = 1,72
Đưa độ sâu các lát cắt ngang vào lát cắt dọc để điều chỉnh đáy mỏ là
không cần thiết vì mỏ Đèo Nai, vỉa than phức tạp, dạng lòng chảo,trữ lượng than
tập trung ở phần dưới, chiều sâu khai thác cuối cùng là : - 175 m ở mức này .
Chiều dài và chiều rộng đáy mỏ vẫn đảm bảo cho các thiết bị bốc xúc vận tải
làm việc bình thường và tận thu tối đa tài nguyên.
Đây chưa phải độ sâu cuối cùng của mỏ.
25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV: Nguyễn Danh Toàn
LỚP: Liên thông Mỏ 60


×