Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Luận văn Ths Ứng dụng mô hình số trị nghiên cứu biện pháp vận hành hợp lý hệ thống công trình Thuỷ lợi vùng Tứ Gác Long Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 96 trang )

Trang 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Vùng Tứ Giác Long Xuyên là nơi có nhu cầu dùng nước nhiều, đặc biệt là các
khu vực bị ảnh hưởng mặn, chua phèn. Nhiều hộ dùng nước cùng sử dụng chung
nguồn nước ngọt, luôn dẫn đến sự mâu thuẫn và mâu thuẫn này ngày càng trở nên
khốc liệt hơn. Như vậy một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải tìm giải pháp quản lý, vận
hành hệ thống công trình hiện nay như thế nào?; việc nghiên cứu và vận hành hệ
thống công trình và bổ sung một số công trình ra sao, phân bố các khu dân cư như thế
nào? Phân vùng, phân khu sản xuất nông nghiệp, Thủy sản ra sao?; bố trí các khu
công nghiệp và xử lý chất thải ra sao?; ở vị trí nào? Quản lý tài nguyên nước mặn,
ngọt như thế nào?, đặc biệt giải quyết được các mâu thuẫn về yêu cầu dùng nước
trong vùng.
Vì vậy kết quả của đề tài “Ứng dụng mô hình số trị nghiên cứu biện pháp
vận hành hợp lý hệ thống công trình Thuỷ lợi vùng Tứ Gác Long Xuyên”, sẽ đưa ra
được biện pháp vận hành thích hợp và khoa học cho hệ thống công trình, đồng thời
đưa ra được các bản đồ diễn biến mặn (về độ mặn cũng như diện tích xâm nhập mặn,
thời gian duy trì mặn về số lượng và chất lượng), của vùng Tứ Giác Long Xuyên, có
thể làm tài liệu tham khảo nhằm giúp các nhà quản lý tài nguyên nước thuận lợi trong
việc bố trí các công trình thuỷ lợi và lập quy hoạch sử dụng đất, theo hướng chuyển
đổi sản xuất, để đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất trong vùng Tứ Giác Long
Xuyên.
Việc đánh giá sự tác động của các yếu tố tự nhiên - xã hội cũng như hệ thống
kênh, rạch và các công trình, để đưa ra biện pháp vận hành hợp lý hệ thống công trình
phức tạp trong vùng ảnh hưởng triều và sự phát triển kinh tế trong vùng, là rất khó
khăn. Nhưng với việc áp dụng mô hình số trị trong luận văn, đã đưa ra 04 phương án
vận hành hệ thống công trình trong vùng TGLX. Từ kết quả tính toán của các kịch
bản trong mô hình số trị và các bản đồ diễn biến xâm nhập mặn của đề tài, có thể là
những lời gợi ý và đề xuất các giải pháp cho hiện tại và tương lai gần để các nhà quản
lý có thể lựa chọn phương án vận hành hệ thống công trình hợp lý nhất cho vùng
TGLX.
Trang 2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI 5
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHỌN 9
III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
III. Ý NGHĨA LUẬN VĂN 11
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 12
1.1.1 Vị trí địa lý 12
1.1.2 Địa hình địa mạo 13
1.1.3 Đặc điểm địa chất – Thổ nhưỡng 13
1.1.4 Địa chất thủy văn 14
1.1.5 Khí tượng, khí hậu 16
1.1.6 Đặc điểm thủy văn 17
1.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI 19
1.2.1 Hiện trạng dân số, phân bố dân cư 19
1.2.2. Dân tộc, tôn giáo 20
1.2.3. Đời sống, thu nhập 20
1.3. TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC 20
1.3.1 Các yếu tố tự nhiên: 20
1.3.2 Các yếu tố kinh tế xã hội 29
1.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2010 42
1.4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong vùng 42
1.4.2 Định hướng các ngành kinh tế 43
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH SỐ TRỊ CHO VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN 49
2.1. CÁC MÔ HÌNH TOÁN ĐANG ÁP DỤNG TRÊN ĐBSCL 49
2.1.1 Mô hình thuỷ lực của SOGREAH 49
2.1.2 Mô hình KOD 49

2.1.3 Mô hình DUFLOW 50
2.1.4 Mô hình ISIS 50
2.1.5 Mô hình HYDROGIS 50
2.1.6 Mô hình MIKE 11 51
2.1.7 Mô hình VRSAP 51
2.1.8 Mô hình SAL 51
2.2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÔ HÌNH TOÁN CHO LUẬN VĂN 52
2.2.1 Sơ bộ nhận xét các mô hình 52
2.2.2 Khả năng mô hình hóa của mô hình SAL: 52
2.3 CƠ SỞ LỰA CHỌN MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 53
2.3.1 Cơ sở tính toán mô hình SAL 53
2.3.2 Một số khái niệm 53
2.3.3 Sơ đồ mạng lưới sông kênh 53
2.4. PHẦN TÍNH DÒNG CHẢY CỦA MÔ HÌNH SAL 54
Trang 3
2.5. MÔ PHỎNG TRAO ĐỔI NƯỚC QUA CỐNG ĐIỀU TIẾT MẶN 55
2.6.1. Sự thích nghi các mô hình của nước ngoài ở Việt Nam 56
2.6.2. Đánh giá về mô hình trong nước 56
2.7. SƠ ĐỒ CHO VÙNG TGLX 57
2.7.1. Sơ đồ 57
2.7.2. Bố cục sơ đồ gồm: 58
2.7.3 Sơ đồ TGLX chụp từ vệ tinh: 58
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHO CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NƯỚC .59
3.1 PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH 59
3.1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của phương án bố trí công trình. 59
3.1.2 Các giải pháp bố trí công trình đã được đề suất: 60
3.1.3 Mô tả phương án như sau: 60
3.3 CÁC PHƯƠNG ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CỦA LUẬN VĂN 62
3.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ các phương án áp dụng mô hình: 63
3.3.2 Đề xuất giải pháp áp dụng mô hình: 63

3.3.3 Phương án 1.1 (PA1.1-HT) ; 63
3.3.4 Phương án 1.2:(PA1.2) 68
3.3.5 Phương án 2.1: (PA2.1) 71
3.3.6 Phương án 2.2: (PA2.2) 74
3.3.7 Tổng hợp kết quả áp dụng mô hình tính toán các phương án 78
3. 4 ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN 79
3.4.1 Đối với phương án bố trí công trình kiểm soát lũ mặn 79
3.4.2 Đối với các phương án áp dụng mô hình 79
3.4.3 Những ưu điểm: 80
3.4.4 Những hạn chế: 82
3.4.5 Những vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn giải pháp kỹ thuật: 82
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 84
4.1 GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH 84
4.1.1 Hệ thống công trình đầu mối 84
4.1.2 Hệ thống công trình cấp, thoát nước : 85
4.2 GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH 86
4.2.1 Giải pháp làm giảm nhỏ mức tưới và lượng nước tưới 86
4.2.2 Giải pháp bảo vệ nguồn nước 86
4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả và năng lực hệ thống công trình 87
4.3. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI VÙNG TGLX 88
Qua nghiên cứu mô phỏng từ các phương án, kết hợp với kết quả tính toán có thể rút
ra một vài nhận xét về chế độ làm việc của các công trình trong vùng nhằm gợi ý đưa ra
một biện pháp thích hợp nhất cho quy trình vận hành và điều tiết cũng như bố trí công
trình thủy. lợi 88
4.3.1. Đối với hệ thống cống ven biển Tây 88
4.3.2. Đối với hệ thống cống đầu sông Hậu 89
4.3.3. Đối với hệ thống kênh 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
KẾT LUẬN: 91

Trang 4
KIẾN NGHỊ 92
97
Trang 5
MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI
Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) nằm ở phần hạ lưu sông Mekong, có diện tích tự nhiên khoảng 492.587 ha,
dân số 2.197.771 người, thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Đây là
một vùng kinh tế phát triển của ĐBSCL, việc định hướng phát triển của vùng nhất
thiết phải được quan tâm.
Vùng có chế độ thủy văn điển hình của ĐBSCL:
Ngập lụt vào mùa lũ từ tháng VII đến tháng XI từ (0,5 đến 3,0m)
Xâm nhập mặn từ phía biển Tây vào mùa khô
Ảnh hưởng nước chua phèn vào đầu mùa mưa.
Hiện nay nông nghiệp với lúa là cây trồng chính và là ngành sản xuất chủ yếu
trong khu dự án, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đang chuyển đổi từ thế
độc canh sang đa dạng hóa sản phẩm để đạt được sự phát triển bền vững và lợi nhuận
cao. Cho đến nay, để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân, nhiều
công trình thủy lợi đã được xây dựng, như:
Hệ thống công trình, cống, đập để kiểm soát lũ tràn từ phía biên giới Campuchia;
Hệ thống đê và cống ngăn xâm nhập mặn ven biển Tây;
Hệ thống kênh tưới tiêu;
Hệ thống đường giao thông và các khu dân cư vượt lũ.
Vùng nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, bị ảnh hưởng
bởi xâm nhập mặn, phương thức khai thác nguồn nước phía thượng lưu, dao động
thủy triều biển Tây và biển Đông, đã vậy hệ thống công trình trong vùng chưa có
được một quy trình vận hành thích hợp để phát huy hiệu quả nên luôn phải đối
diện với những mâu thuẫn về dùng nước với sự phát triển kinh tế của của vùng.
Do nền kinh tế ngày càng phát triển theo chiều hướng kinh tế thị trường, trước

mắt cho hiệu quả kinh tế cao, dẫn đến mâu thuẫn về dùng nước trong các ngành, các
hộ trong vùng. Các diễn biến phức tạp của thị trường dẫn tới việc phá lúa nuôi tôm
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, tình hình sản xuất trong vùng nghiên
cứu đã có những thay đổi. Trong khi khu vực phía Đông - Bắc vùng nghiên cứu (Gồm
diện tích đất nông nghiệp tỉnh An Giang) đã ổn định sản xuất lúa 2, 3 vụ, thì phần
Trang 6
phía Tây - Nam có sự mâu thuẫn về nguồn nước cho trồng lúa và nuôi tôm nước lợ,
mặn. Nuôi tôm quảng canh đã phát triển mạnh ở phía Nam quốc lộ 80, nhờ nguồn
nước mặn từ biển vào.
Vận hành hệ thống công trình thế nào để sao cho vừa kiểm soát mặn và đáp
ứng yêu cầu sản xuất thủy sản ở khu vực phía Nam QL80 đồng thời đảm bảo đủ nước
ngọt cho vùng sản xuất lúa ổn định ở khu vực phía Bắc, đông Bắc của vùng.
Vì vậy cần có các biện pháp giải quyết thích hợp, đáp ứng với tình hình phát triển
của TGLX trong thời gian tới.
Đề tài: “Ứng dụng mô hình số trị nghiên cứu biện pháp vận hành hợp lý hệ thống
công trình vùng Tứ Gác Long Xuyên” nhằm đưa ra các khuyến cáo phục vụ cho
chiến lược phát triển bền vững tài nguyên môi trường nước vùng Tứ Giác Long
Xuyên.
1.1.1 Điều chỉnh phân vùng sản xuất theo yêu cầu mới:
Trước tình hình như vậy, điều chỉnh phân vùng sản xuất theo yêu cầu mới đã được
đặt ra cho các nhà quản lý cơ quan Quy hoạch Nông – Lâm – Ngư nghiệp đã tiến hành
rà soát và lập phân vùng sản xuất mới. Ngoài ra, chủ trương đa dạng hóa trong sản
xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của chính phủ hiện nay cũng đòi hỏi
phải rà xét lại các quy hoạch sản xuất.
1.1.2 Các vấn đề đặt ra:
Hệ thống thủy lợi trong vùng gần như đã và đang được hoàn tất theo nhiệm vụ
thiết kế cũ. Tuy nhiên, đòi hỏi của sản xuất đã yêu cầu hệ thống phải phục vụ cao hơn
các nhiệm vụ đã được đặt ra trước đây. Việc sửa đổi kết cấu hoặc xây dựng các công
trình mới không đơn giản và rất tốn kém. Do vậy, vấn đề cần nghiên cứu là cần tìm
các biện pháp phi công trình thích hợp nhất cho yêu cầu sản xuất.

Chế độ vận hành hệ thống hiện nay là khi cần nước mặn cho nuôi tôm, các cống
đầu mối ven biển tây được mở ra. Để kiểm soát mặn, nhân viên kỹ thuật đo độ mặn tại
các vị trí khống chế và báo về cho các trung tâm quản lý và trên cơ sở đó, việc vận
hành cống được điều chỉnh. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao hỗ trợ cho công tác
quản lý và vận hành cống để phục vụ các ngành sản xuất một cách tốt nhất.
Để phân cách nước mặn và nước ngọt tại các khu vực có xen lẫn diện tích nuôi
tôm và trồng lúa, người ta đã phải dùng các đập tạm thời. Đây là các đập đất được đắp
Trang 7
hay dỡ bỏ mỗi khi cần thiết, tốn rất nhiều công sức. Đã có một vài nơi ứng dụng vật
liệu composit họặc các biện pháp công trình cố định chi phí thấp như xà lan đánh
chìm.
- Cần vận hành các cống ven biển sao cho vừa kiểm soát mặn đáp ứng yêu cầu sản
xuất thủy sản ở phần phía nam QL80 của vùng TGLX đồng thời đảm bảo đủ nước
ngọt cho vùng sản xuất lúa ổn định ở phần phía Đông bắc của TGLX;
- Cần có dự báo chất lượng nước (mặn, chua, và phù sa).
Một vấn đề nữa cần được xem xét là hiện nay các phương án xây dựng hệ thống
công trình của vùng TGLX và hệ thống kiểm soát mặn của khu vực này có làm ảnh
hưởng đến các hoạt động sản xuất của vùng hay không?
1.1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu
Để hạn chế và kiểm soát các tác động xấu từ lũ lụt, phèn, mặn, trong vùng
TGLX nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều các công trình kiểm soát
lũ, tưới tiêu, ngăn mặn được xây dựng. Xong từ trước đến nay việc xem xét khả năng
vận hành hệ thống công trình trong vùng, chưa được quan tâm tương xứng với tầm
quan trọng của vấn đề này. Vì vậy việc ứng dụng tin học xem xét khả năng vận hành
hệ thống công trình trong vùng Tứ Giác Long Xuyên là một việc làm cần được quan
tâm nhiều hơn. Một trong các công cụ mạnh, kinh tế và nhanh chóng trong “việc xem
xét khả năng vận hành hợp lý hệ thống công trình vùng TGLX’’ là mô hình số trị. Cho
đến nay mô hình loại này đang được áp dụng rộng rãi cho các dự án phát triển ở
ĐBSCL.
1.1.4 Quy trình vận hành công trình:

Hệ thống thủy lợi vùng TGLX là một hệ thống lớn và phức tạp gồm các công trình
cống đập ngăn mặn đầu mối và hệ thống kênh liên thông với nhau. Việc vận hành của
bất kỳ một công trình đầu mối nào đều tác động trực tiếp đến mực nước, lưu lượng và
chất lượng nước trong mạng kênh. Hiện nay, các cống đầu mối do các Công ty Khai
thác Công trình Thủy lợi của các tỉnh phụ trách. Do vậy, các cống thuộc các tỉnh khác
nhau sẽ vận hành theo sự chỉ đạo khác nhau, không thống nhất và không đồng bộ.Vì
thế, để phát huy được tối đa tác dụng của hệ thống thủy lợi vùng TGLX, một quy
trình vận hành đồng bộ và phối hợp giữa các cống đầu mối là rất cần thiết.
Trang 8
1.1.5 Kiểm soát mặn phục vụ đồng thời trồng lúa và nuôi trồng thủy sản:
Với nhiệm vụ ngăn mặn, tiếp ngọt, hệ thống công trình thủy lợi vùng TGLX đã hỗ
trợ đắc lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Với nhu cầu phát triển và chuyển đổi
cơ cấu sản xuất hiện nay, việc nuôi tôm ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu đang được
tiến hành. Trước tình hình đó, yêu cầu mới đối với hệ thống công trình thủy lợi vùng
TGLX là vừa phải đảm bảo nhiệm vụ ngăn nước mặn (Biển Tây) và tiếp ngọt phục vụ
sản xuất lúa từ phía Đông Bắc (đầu sông Hậu), lại vừa đảm bảo cung cấp nước mặn
phục vụ nuôi tôm ở phần phía Tây Nam. Để kiểm soát mặn, quy trình vận hành hệ
thống cống đầu mối sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với quy trình vận hành phục vụ
nhiệm vụ ngăn mặn.
Do hệ thống kênh rạch chằng chịt và liên thông với nhau trong vùng nghiên cứu,
nếu không có sự phối hợp vận hành giữa các công trình đầu mối thì rất có thể sẽ xảy
ra một số tình huống bất lợi cho sản xuất. Ví dụ, khi khu vực đầu sông Hậu vùng
nghiên cứu cần mở cống tiêu thoát nước mưa hay làm sạch nước thải thì phần phía
Tây Nam vùng nghiên cứu cần điều tiết cống để cấp nước mặn phục vụ nuôi tôm. sẽ
tạo ra một vùng giáp nước, lúc đó việc nước mặn có xu hướng xâm nhập lên cao hơn,
lâu hơn vào khu vực canh tác lúa, ảnh hưởng tới chất lượng nước ngọt yêu cầu cho
lúa. Do vậy, việc kiểm soát mặn đòi hỏi phải có sự vận hành phối hợp chặt chẽ giữa
các công trình đầu mối ở các tỉnh trong cùng hệ thống.
1.1.6 Tiêu úng, xổ phèn:
Hàng năm, khu vực tứ giác Hà Tiên của vùng TGLX bị ảnh hưởng nghiêm trọng

của nước chua phèn trong thời gian đầu mùa mưa (tháng V(VI) do nước phèn từ các
khu ruộng đổ vào kênh và sự lan truyền phèn theo dòng chảy thuỷ triều. Vì vậy, ngoài
việc điều tiết mặn ngọt, tác động tiêu úng xổ phèn đầu mùa mưa của các phương án
vận hành công trình cũng cần phải được đánh giá để chọn lựa phương án thích hợp
nhất.
Như vậy: Việc nghiên cứu quy trình vận hành hệ thống công trình để nhằm
đưa ra biện pháp điều tiết tài nguyên nước hợp lý giúp các cơ quan, các nhà quản lý
chỉ đạo giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nước cho dân sinh, nông nghiệp, công
nghiệp và thủy sản trong vùng.
Trang 9
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHỌN.
Vùng Tứ Giác Long Xuyên đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, theo các
mức độ khác nhau. Tiêu biểu là các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu tiền khả thi vùng Ba Thê-Tri Tôn, năm 1990 - 1993, do viện
QHTLMN thực hiện, với sự trợ giúp của công ty NEDECO
Quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL, từ năm 1994-1998, do viện QHTLMN, các
tỉnh liên quan thực hiện và đã được Chính phủ phê duyệt ngày 21/6/1999. Trong
nghiên cứu này, đã đề xuất các giải pháp về lũ cho toàn đồng bằng, trong đó có vùng
TGLX.
Dự án nghiên cứu tiền khả thi vùng Rạch Giá - Hà Tiên, năm 1997-1998, do
Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền nam thực hiện.
Nghiên cứu tiền khả thi các công trình kiểm soát lũ vùng TGLX, năm 1998-
1999, do viện QHTLMN thực hiện và đã được chính phủ phê duyệt. Qua dự án này,
hàng loạt công trình kiểm soát lũ đã được xây dựng, phục vụ cho việc phát triển kinh
tế xã hội.
- Điều tra diễn biến tác động công trình thủy lợi đến môi trường vùng ven biển
Rạch Giá – Hà Tiên, từ năm 2002 đến 2004, do viện QHTLMN thực hiện.
- Nghiên cứu điển hình vùng Tứ giác Long xuyên với sự trợ gúp của DANIDA
sử dụng bộ mô hình MIKE11 (2004-2005)

Nhìn chung, các nghiên cứu trước năm 2000 chủ yếu phục vụ cho việc phát
triển cây lúa là chính, còn lại thì chỉ đề cập đến từng mặt vấn đề, hoặc trên phạm vi
nhỏ. Các nghiên cứu này chưa đề cập đến Biện pháp vận hành hệ thống công trình
trong vùng để đáp ứng được mâu thuẫn dùng nước và yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội trong tương lai.
III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
1. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất biện pháp vận hành hợp lý cho hệ thống công trình thủy lợi ( hệ thống
cống, đập) thuộc vùng nghiên cứu nhằm giải quyết mâu thuẫn về nhu cầu nước phục
vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất kiến nghị điều chỉnh bổ sung các công trình thuỷ lợi
Trang 10
nhằm khai thác hiệu quả, hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo sự phát triển bền
vững.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vùng Tứ Giác Long Xuyên, gồm: 15 huyện thị thuộc 3 tỉnh An Giang, Kiên
Giang và Cần Thơ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, thống kê và phân tích hiện trạng sản xuất nông nghiệp - thủy sản
kinh tế xã hội của vùng TGLX.
Khảo sát điều tra thực tế vận hành các cống điều tiết mặn-ngọt của vùng TGLX.
Phân vùng dự án và xây dựng các phương án phát triển nhẳm đáp ứng nhu cầu
nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dân sinh, công nghiệp của vùng
TGLX.
Ứng dụng mô hình số trị để phân tích các phương án vận hành hệ thống công trình
đáp ứng yêu cầu sản xuất của vùng nghiên cứu và biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất
4. Sơ đồ nghiên cứu :
Trang 11
III. Ý NGHĨA LUẬN VĂN
1. Ý nghĩa khoa học
Với việc sử dụng máy tính và tin học hiện đại đề tài nhằm đề xuất biện pháp vận

hành hệ thống công trình thuỷ lợi trong vùng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý có
thể lựa chọn giải pháp và ra quyết định thích hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả của các
công trình trong vùng và quyết mâu thuẫn trong việc sử dụng nước cho nông nghiệp,
thuỷ sản, dân sinh và công nghiệp
2. Ý nghĩa về kinh tế và xã hội
Xem xét sự ảnh hưởng của các vấn đề ngập lụt, sự xâm nhập mặn, chua phèn
vào các khu canh tác, các khu dân cư của khu đô thị, khu dân cư của khu công
nghiệp… Đề xuất biện pháp vận hành hệ thống công trình trong vùng giải quyết được
mâu thuẫn dùng nước và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới .
3. Tính mới của luận văn
- Sử dụng mô hình toán như một công cụ, trong việc nghiên cứu và lựa chọn đề
xuất giải pháp quản lý vận hành hệ thống công trình cũng như quản lý tài nguyên
nước.
4. Tính thực tế của luận văn
- Đề tài luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc đề xuất và kiến nghị
phương pháp quản lý tài nguyên nước một cách tổng hợp, xem xét ảnh hưởng của các
yếu tố lũ, mặn, chua phèn tới các hoạt động phát triển của vùng TGLX.
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các sở, ban ngành của các tỉnh thuộc vùng
TGLX và đồng bằng sông Cửu Long trong việc quản lý vận hành hệ thống công trình
thủy lợi và quy hoạch tài nguyên nước (Nông nghiệp, dân sinh, Thuỷ sản, công
nghiệp, thuỷ lợi, tài nguyên môi trường)
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
- Mở đầu;
- Chương 1: Tổng quan đặc điểm Kinh tế – Xã hội ;
- Chương 2: Mô hình số trị và chất lượng nước;
- Chương 3: Ứng dụng mô hình số trị cho hệ thống công trình vùng TGLX;
- Chương 4: đề xuất các giải pháp cho hệ thống công trình vùng TGLX;
- Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo; Phụ lục, bản đồ và hình vẽ;
Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Vùng Tứ Giác Long Xun thuộc ĐBSCL, có vị trí từ 9057’÷10012’ vĩ độ
Bắc, 104040’÷105035’ kinh độ Đơng. Vùng được giới hạn bởi:
• Phía Tây Bắc giáp Cam Pu Chia;
• Phía Đơng Bắc là sơng Hậu;
• Phía Đơng Nam là kênh Cái Sắn;
• Phía Tây Nam là vịnh Thái Lan ( Biển Tây).

Hình 1.1: Vị trí vùng TGLX
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền
Nam
Hình 1.1: Bản đồ vị trí vùng TGLX
Vùng TGLX có diện tích tự nhiên: 492.587 ha, bao gồm 15 huyện thị thuộc 3
tỉnh như sau:
• An Giang gồm 7 huyện thị: TP.Long Xun, Châu Đốc, Châu Thành, Thoại Sơn,
Châu Phú, Tri Tơn, Tịnh Biên với diện tích 237.433ha.
Vùng TGLX
TỨ GIÁC LONG XUYÊN
GỒM DT CỦA 15 HUYỆN THỊ CỦA 3 TỈNH:
AN GIANG, KIÊN GIANG, CẦN THƠ
DÂN SỐ: 2.197.711người.
D.TÍCH TỰ NHIÊN: 492.587 Ha
ĐẤT NÔNG NGHIỆP: 371.161 Ha
(Số liệu lấy từ niên giám thống kê 2005)
Trang 13
• Kiên Giang gồm 6 huyện thị: TX.Hà Tiên, TT.Kiên Lương, Hòn Đất, TP.Rạch
Giá, Châu Thành, Tân Hiệp với diện tích 239.976 ha.
• Cần Thơ gồm 2 huyện: Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh với diện tích 15.178 ha.

1.1.2 Địa hình địa mạo
Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng (trừ vùng Bảy Núi, Hòn Sóc, Ba Hòn, Hà
Tiên), có dạng lòng chảo. Địa hình dốc đều từ Đông Bắc - Tây Nam, dọc kênh Vĩnh
Tế và ven sông Hậu là các giải đất cao (1,0 ÷ 2,0m ) và thấp dần đến bờ biển Tây ( từ
0,25÷1,0m ) tạo thành một đồng trũng có dạng hở. Cao độ trung bình từ 0,8 ÷1,2m.
Phân bố địa hình theo cao độ.
1.1.3 Đặc điểm địa chất – Thổ nhưỡng
1.1.3.1 Thổ nhưỡng.
Vùng TGLX có 6 nhóm đất là: nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất
phèn, nhóm đất than bùn, nhóm đất phù sa cổ và nhóm đất trên sản phẩm phong hóa
đá, trong đó vùng ngập nước chiếm 5 nhóm có nguồn gốc thủy thành đa dạng.



















































































































!






"






#




$




%
&




'
(











)



*
+







*
,





-








.





/

*




















'
0







1



'




2



3
.







4




2




5
6















7
6



8
9
:



















;

6



*






.
<







=




#




'
.
<




$
9

>

+





'
0
























?









1




=



@







#
A
"











;

6















#
A
!



7
9
B



C
9
B








/


2
:




9
2

















@















"








/







#
;DE

7.F
$9>+
6F
G
$9
$ %&
E*E
8 
8
8$9;
87689:






H
9
10°3'00"
10°3'00"
10°13'30"
10°13'30"

10°24'00"
10°24'00"
10°34'30"
10°34'30"
10°45'00"
10°45'00"
104°31'30"
104°31'30"
104°42'00"
104°42'00"
104°52'30"
104°52'30"
105°3'00"
105°3'00"
105°13'30"
105°13'30"
105°24'00"
105°24'00"
0I 9:%
0I8J

0IK
LM
CHó DÉN
;DEEN-O&PEQ/E
;DE/R E9N@
;DE&P6EST
;DE&PE Q/E
;DE&-U
;DE&-U?E2S/K

;DE&-UV:
;DEW/?E2V6V
;DEW/XVE
;DEW/V:
;DEW?/EFUY S
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam
Hình 1.2: Bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 vùng TGLX
a. Phân bố các loại đất chính như sau :
Có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa, diện tích : 66.277 ha, chiếm
19,55%; Nhóm đất mặn, diện tích : 9.737 ha, chiếm 1,98%; Nhóm đất phèn, diện
BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG NAM 2005
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
Trang 14
tích : 322.819 ha, chiếm 65,59%; Nhóm đất than bùn , diện tích : 7.941 ha, chiếm
1,61%; Nhóm đất phù sa cổ, diện tích : 29.248 ha, chiếm 5.94%; Nhóm đất trên sản
phẩm phong hóa , diện tích : 13.450ha, chiếm 2.69%; Ngoài ra còn có đất Sông rạch –
kênh đào, diện tích : 13.054ha, chiếm 2.65%. Nguồn: NCKT vùng TGLX (1999) -
Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam.
1.1.4 Địa chất thủy văn
Địa chất: được hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc MeZoic,
xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất ở phía Tây Bắc cho đến độ sâu khoảng 500 ÷1000m ở
gần bờ biển phía Đông Nam. Có thể chia trầm tích thành các tầng chính như sau:
• Tầng Holoxen: nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ bao gồm sét và cát.
Thành phần hạt từ mịn đến trung bình.
• Tầng Pleitocene: chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
• Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
• Tầng Miocene : có chứa sét và cát hạt trung bình.
Địa chất thủy văn: Hai tầng trên cùng (Holocene và pleistocene) độ dày trên
dưới 25 ÷ 45 m phụ thuộc bởi sự bổ sung nước mặt hiếm thấy ở vùng TGLX. Chất
lượng nước không tốt do nhiễm phèn, mặn, có độ khoáng hóa thấp.

Các tầng Pleiscene và Miocene sâu từ 50 ÷ 120 m, có nơi 400 m thường thấy
nhiều ở vùng TGLX. Chất lượng nước tương đối tốt, trữ lượng phong phú.
Tầng Miocene: Mực nước thủy chuẩn của tầng nước ngầm này thường cao hơn
mặt đất, chất lượng nước rất tốt với nồng độ khoáng hoá nhỏ hơn 1g/l, nhiệt độ nước
ngầm trong tầng này thường từ 35 ÷ 40 độ C.
1.1.4.1 Phân vùng thuỷ văn:
Việc phân vùng thuỷ văn dựa vào 3 vấn đề chính như điều kiện tự nhiên (tình
hình mưa và phân bố mưa, tình hình lũ và diễn biến lũ), tình hình sử dụng nguồn nước
và điều kiện biên.
a- Điều kiện tự nhiên:
Dựa vào đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước, trong đó nguồn
nước mặt là chính.
Trang 15
b- Tình hình sử dụng nguồn nước:
- Tình hình cấp nước trong mùa kiệt.Tình hình ngập lũ.Tình hình tiêu
thoát.Tình hình chất lượng nước (phù sa, chua phèn).
c- Điều kiện biên:
Ranh giới là trục lộ giao thông, sông rạch lớn, các kênh trục và ảnh hưởng của
các điều kiện này đến thuỷ chế của mỗi vùng.

Hình 1.3: Bản đồ phân vùng thuỷ văn năm 2005 vùng TGLX
d- Phân vùng:
Nước mặt của vùng hình thành nên 4 khu vực khác nhau:
Vùng A: Nguồn nước chính từ sông Hậu thông qua các kênh trục nội đồng.
tình hình tiêu thoát phụ thuộc vào lũ thượng nguồn, mưa nội đồng và sự biến đổi địa
hình trong vùng. Hướng tiêu chính dọc theo kênh trục về phía Kiên Giang, phần còn
lại tiêu ra sông Hậu.Vùng này có thể chia làm 3 khu A1, A2, A3.
Vùng B: Xa sông chính, điều kiện dẫn nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân rất
khó khăn. Chua cục bộ và chua ngoại lai, chua cục bộ là chính.
Vùng này có thể chia làm 2 khu: khu B1 (TGHT) phần đất thuộc phía Bắc kênh Tri

Tôn và khu B2 phần đất phía Nam kênh Tri Tôn.
Vùng C: Là phần đất ven biển (từ kênh RGHT ra biển). Nguồn nước mặt gồm
có nước mưa (là chính) và nước ở vùng B1 và B2 chuyển ra. Ngập úng từ 1 – 3 tháng
tuỳ thuộc vào sự gặp gỡ giữa triều, lũ trong đồng chuyển ra và tình hình mưa úng.
- Nước mặn xâm nhập vào ruộng thường xuyên (trừ thời gian ngập).
Trang 16
- Chua ngoại lai là chính, thời gian chua tuỳ thuộc vào tình hình chua ở vùng B.
Vùng D: Bao gồm đồi núi và đất cao thuộc các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn,
ngoài ra còn có một vài núi đá như: núi Sam, Vọng Thê và núi Sập. Ở đây nền đất
cao, cứng thích hợp cho việc xây dựng nhà cửa và các công trình công cộng khác, đáp
ứng cho hướng quy hoạch lũ và bố trí dân cư trong vùng TGLX.
- Chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển
ngành du lịch, nổi bật nhất là khu du lịch núi Sam và núi Cấm thuộc huyện Tri Tôn.
- Hơn nữa, vùng này có vị trí quốc phòng quan trọng ở phía Tây Nam của Tổ
quốc. Khu đất cao thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp và cây hoa màu ngắn
ngày. Khu núi đá là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác vật liệu xây dựng cung cấp
cho các yêu cầu xây dựng trong và ngoài tỉnh.
Thực ra việc phân vùng thuỷ văn trên đây chủ yếu dựa vào thống kê thực tế theo
kinh nghiệm mà đề xuất, chưa theo tiêu chuẩn phân vùng hiện hành nào. Tuy nhiên
đây cũng là cơ sở cho ta nhận biết những đặc điểm chủ chốt nhất của các yếu tố thuỷ
văn của từng vùng nhỏ từ đó ta có hướng đề xuất những giải pháp thuỷ lợi hữu hiệu
nhất cho từng vùng nhỏ này. Đây chính là lý do tác giả phân vùng thuỷ văn như [hình:
1.3].
1.1.5 Khí tượng, khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm. Trong năm có hai mùa gió: gió mùa Tây-
Nam từ tháng V÷X và gió mùa Đông-Bắc từ tháng XI÷IV.
Các trạm khí tượng chính: Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá và Hà Tiên. Đặc
điểm các yếu tố khí tượng, khí hậu chính trong vùng như sau:
• Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí cao và ít thay đổi trong năm, nhiệt độ trong các
tháng biến thiên từ 25,9 ÷ 29,10C, số giờ nắng trung bình từ 2.200÷2.600 h/năm, Số

giờ nắng bình quân ngày vào mùa khô khỏang 7h/ngày, mùa mưa khỏang 6h/ngày
• Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm : 75÷85%, độ ẩm trung bình các
tháng mùa khô 78%, các tháng mùa mưa 85,5%.
• Chế độ bốc hơi: Lượng bốc hơi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, tốc
độ gió, áp suất không khí, độ ẩm… Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn và có sự
Trang 17
phân hóa theo mùa rõ rệt. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche là 1.000 đến 1.3000
mm/năm .
• Chế độ mưa: Mưa phân bố theo 2 mùa: mùa mưa từ giữa tháng V đến cuối
tháng XI,chiếm 90% lượng mưa năm, mùa kiệt từ tháng XII đến tháng IV . Lượng
mưa tần suất 75% các trạm chính ở vùng TGLX .
• Gió bão: Trong muà khô thường có các đợt gió mạnh, hiện tượng gió chướng
khi theo hướng dọc sông kênh từ ngoài vào trong làm tăng khả năng tải mặn truyền
vào, tuy nhiên điều quan trọng là nó làm dâng mực nước vùng cửa sông tạo nên sự
giảm lưu lượng chảy ra và làm độ mặn tăng lên và đẩy mặn xâm nhập vào đồng sâu
hơn.
1.1.6 Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn dòng chảy vùng TGLX chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính
sau: chế độ thủy triều biển Đông, chế độ thủy triều biển Tây, lũ thượng nguồn sông
Mekong và chế độ mưa nội vùng.
a. Sông rạch tự nhiên
Đáng kể chỉ có sông Giang Thành có một số nhánh, những nhánh khác nối
tiếp với kênh Vĩnh Tế tại Hòa Khánh đổ ra đầm nước mặn Đông Hồ. Ngoài ra còn có
các sông rạch tự nhiên khác như: rạch Tam Bản, rạch Tà Xăng
b. Chế độ thủy triều biển Đông
Triều biển Đông thuộc dạng bán nhật triều không đều, trong ngày có hai lần
triều lên và hai lần triều xuống, biên độ dao động lớn (300 ÷350 cm), mực nước chân
triều biến động cao (160 ÷300 cm) nhưng mực nước đỉnh triều biến động ít (80 ÷100
cm). Một chu kỳ triều trung bình duy trì 15 ngày gồm 1 kỳ triều cường và hai nửa kỳ
triều kém. Trong năm, mực nước trung bình có xu thế cao hơn vào khoảng từ tháng

XII÷I, thấp hơn từ tháng VI÷VIII.
Trong mùa kiệt, triều biển Đông truyền rất sâu lên sông Hậu và ảnh hưởng
vượt qua Châu Đốc, lan truyền vào đại bộ phận các kênh rạch vùng TGLX.
c. Chế độ thủy triều biển Tây
Triều biển Tây là dạng hỗn hợp thiên về nhật triều, biên độ khoảng 80÷100 cm,
mực nước chân triều biến động ít (- 20) ÷ (- 40cm) nhưng mực nước đỉnh triều biến
Trang 18
động nhiều (60÷80cm). Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày. Trong năm, mực nước
bình quân cao nhất vào tháng XII÷I và thấp nhất vào tháng V÷VI. Triều biển Tây
truyền vào vùng TGLX qua các cửa từ Rạch Sỏi đến Giang Thành. Xem [Bảng 1.11]:
Bảng 1.11: Biên độ mực nước ngày triều cường hàng tháng ở một số vị trí
Đơn vị: cm
Vị trí I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
C. Đốc 101 107 116 120 126 117 103 57 18 16 28 34
L.Xuyên 154 149 156 158 160 161 159 125 86 72 50 95
V. Thê 23 28 31 34 37 35 33 18 9 5 6 7
Núi Sập 58 63 62 58 63 71 79 57 43 17 19 38
S. Xoài 49 51 58 55 90 65 63 55 35 5 45 35
R. Giá 104 101 107 108 114 100 110 97 100 68 90 103
T. Hiệp 39 42 40 41 43 39 25 4 6 5 14 29
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam
 Tình hình giáp nước:
Nguyên nhân giáp nước: Do bị ảnh hưởng của hai nguồn triều ngược chiều
nhau, có biên độ khác nhau, không đồng thời xảy ra trong một vùng trên các kênh
rạch mà ở đó lòng dẫn các kênh rạch bị bồi lắng dẫn đến dòng chảy rất nhỏ. Vị trí
vùng giáp nước tính từ sông Hậu vào khoảng 35 ÷ 40 km.
Muốn phá thế giáp nước phải dùng biện pháp nạo vét lòng dẫn và vận hành
các công trình (cống trên sông Hậu) khi có đỉnh triều thì ta mở cống và khi chân triều
thì ta đóng cống


Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam
Hình 1.4: Bản đồ giáp nước mùa kiệt năm 2005 vùng TGLX
Trang 19
d. Chế độ lũ sôngMekong: Hàng năm, vào cuối tháng V, mực nước sông Mekong bắt
đầu gia tăng và đạt giá trị cao nhất vào tháng VIII÷IX ở thượng lưu, tháng IX , X ở hạ
lưu. Mực nước giảm mạnh đến cuối tháng XII. Lũ thượng nguồn sông Mekong chi
phối dòng chảy trên sông Hậu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dòng chảy của
vùng TGLX.
e. Chế độ mưa nội vùng
Chế độ mưa nội vùng ở TGLX có tác động đáng kể đến xu thế dòng chảy của
vùng, đặc biệt là vào mùa mưa, với lượng mưa chiếm khoảng 95% lượng mưa năm đã
tạo nên một dòng chảy do mưa trên tòan vùng rất lớn. Vào mùa khô, rất ít mưa nên
yếu tố dòng chảy do mưa không đáng kể.
Tóm lại:
Các yếu tố tự nhiên của vùng còn gây nhiều khó khăn làm hạn chế đến mức độ
phát triển kinh tế trong vùng như sau:
Vùng TGLX là vùng có nguồn nước ngọt phong phú, dồi dào nhưng trong mùa
lũ bị ảnh hưởng bởi độ ngập lũ sâu và thời gian ngập lũ kéo dài, tác động nghiêm
trọng đến thời vụ canh tác và năng suất cây trồng.
Vùng bị ảnh hưởng bởi hai nguồn triều khác nhau: Từ sông Hậu theo các kênh
rạch vào nội đồng và nguồn triều từ Biển Tây mang nước mặn ảnh hưởng tới. Do hai
nguồn triều ngược chiều, lệch pha, lại khác nhau về cường độ dẫn tới hiện tượng giáp
triều, lòng dẫn các kênh mương bị bồi lấp nhanh, rất khó khăn trong việc tiêu thoát và
dẫn nước ngọt .
Đất phèn với một diện tích lớn 65,59% diện tích tự nhiên của khu vực là một
khó khăn rất lớn cho phát triển kinh tế của TGLX khi mà nông nghiệp được xác định
là một mũi nhọn kinh tế hàng đầu.
1.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1 Hiện trạng dân số, phân bố dân cư.
• Dân số toàn vùng đến năm 2005 xem chi tiết xem [Bảng 1.12]:

• Phân bố dân cư không đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa các huyện trong
vùng.
• Dân cư đô thị tập trung ở Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Gía, Hà Tiên…
Trang 20
• Dân cư nông thôn tập trung dọc các tuyến lộ, các tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và
một số rải rác dọc các kênh nhỏ.
• Các dân tộc: Kinh ( chiếm tỷ lệ lớn nhất), Khmer, Hoa, và Chăm.
Bảng 1.12: Hiện trạng dân số năm 2005 vùng TGLX
TT Tỉnh Diện tích
(ha)
Dân số Mật độ
(ng/km
2
)
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
TOÀN VÙNG 492.587 2.197.711 430 1.046.109 1.151.602 861.136 1.336.575
1 AN GIANG 237.433 1.226.828 637 70.340 794.388
607.04
4
787.024
2 CẦN THƠ 239.976 96.701 263 47.83 49.318 57.7 90.99
3 KIÊN GIANG 15.178 606.282 808 298.386 307.896
248.35
6
37.996
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 của 3 tỉnh AG,KG,CT
1.2.2. Dân tộc, tôn giáo.
Trong vùng có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, người Việt chiếm trên
90% dân số của vùng, ngoài ra còn có người Hoa, người khme, Người Chăm, đại đa
số theo phật giáo, một số ít theo tiên chúa giáo và hồi giáo

1.2.3. Đời sống, thu nhập
• Nguồn lao động khá dồi dào, tỷ lệ lao động chiếm khoảng 58% dân số. Đại bộ
phận hoạt động trong ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Lao động nông lâm ngư
nghiệp chiếm khoảng 70%.
• Vào các giai đoạn gieo sạ, thu hoạch, cần nhiều công lao động nên thường thiếu
lao động, nhưng ở các thời kỳ nông nhàn thì thừa lao động.
• Thu nhập chính là nông nghiệp, các thu nhập khác chỉ chiếm khoảng 10 ÷ 30%
tổng thu nhập. Nhìn chung thu nhập của nhân dân còn thấp. Tỷ lệ khá và giàu chiếm
khoảng 20 ÷ 30%, nghèo khoảng 15 ÷ 25%.
1.3. TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.3.1 Các yếu tố tự nhiên:
1.3.1.1 Tình hình hạn hán, lũ lụt
a. Tình hình hạn hán
Hàng năm mùa khô kéo dài 5 tháng (tháng XII(IV), việc đáp ứng nhu cầu nước cho
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khó khăn tạo nên tình trạng hạn hán khá phổ biến:
Trang 21
Mùa khô mưa rất ít nhưng lại có độ bốc hơi cao nhất tình trạng hạn càng trở
nên căng thẳng hơn.
Nguồn nước sinh hoạt của dân trong mùa khô khó khăn hơn rất nhiều so với
mùa mưa do một hoặc nhiều nguyên nhân: nguồn nước nhiễm mặn, ô nhiễm chất thải
tăng, nguồn nước ngầm khai thác còn ít chưa đáp ứng yêu cầu, phương tiện trữ nước
sinh hoạt còn hạn chế …
b. Tình hình lũ lụt
Vùng TGLX là vùng hàng năm bị ngập lụt nghiêm trọng. Lũ lụt vừa là nguồn
tài nguyên nhưng cũng chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Lũ vừa là nguồn lợi, nhưng cũng lại là thiên tai, lũ gây không ít khó khăn đến tình
hình sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân vùng dự án.
Lũ lụt hàng năm tác động rất lớn đến hệ thống công trình, nhà cửa đặc biệt là
làm sạt lở, bồi lắng kênh mương, bờ bao và các cống bộng. Làm giảm hiệu quả của hệ
thống công trình tưới.

Lũ lụt làm thay đổi chất lượng nước (bị ô nhiễm) sau mùa lũ, làm ảnh hưởng
đến nguồn nước. Lũ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân trong
vùng, gây khó khăn cho việc đi lại cho nhân dân trong vùng.
1.3.1.2 Diễn biến lưu lượng: Theo kết quả tính toán lưu lượng cung cấp nước ngọt
của sông Mekong vào ĐBSCL và vào vùng TGLX của Viện QHTLMN như sau:
Bảng 1.13: Lưu lượng vào và ra vùng TGLX các tháng mùa kiệt (II ÷IV) năm 2005
Hạng mục Tháng II Tháng III Tháng IV
Lưu lượng vào (m3/s) 257 250 150
Lưu lượng ra (m3/s) 17 14 26
Vào - Ra (m3/s) 240 236 124
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam
Bảng 1.14: Tình hình cấp nước ngọt của sông Mekong vào TGLX năm 2005
Thời gian
Lưu lượng cung cấp ( m
3
/s)
Bình quân tháng
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3
Tháng I 127,9 77,5 133,3 172,8
Tháng II 202,2 161,5 213,9 231,2
Trang 22
Tháng III 165,0 172,4 168,4 154,3
Tháng IV 74,2 104,1 57,9 60,6
Tháng V 68,2 68,0 84,8 51,7
Tháng VI 70,1 64,7 58,7 86,8
Tháng VII 50,1 37,7 28,8 83,7
Tháng VIII 5,2 10,9 2,9 1,7
Tháng IX 1,7 1,7 1,7 1,7
Tháng X 1,7 1,7 1,7 1,7
Tháng XI 5,7 1,7 6,1 7,5

Tháng XII 26,5 8,7 25,3 45,4
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam
- Do vùng TGLX có hệ thống cống ngăn mặn dọc Biển Tây nên lưu lượng ra
rất nhỏ (chủ yếu là các cửa chưa có cống như sông Giang Thành, Rạch Giá - Long
Xuyên…).
- Lưu lượng vào ổn định do các kênh phía sông Hậu rất thẳng và lớn. Lưu
lượng vào lớn nhất là kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Vĩnh Tế, kênh Tri Tôn,
kênh Ba Thê và kênh Cái Sắn.
Kết quả phân phối nước ngọt vào vùng TGLX các tháng mùa kiệt năm 2005
trong [Bảng 1.14]:
So sánh lưu lượng cung cấp và lưu lượng yêu cầu thấy rằng trong các tháng
mùa kiệt ( I, II, II và IV) khả năng đáp ứng tưới của vùng TGLX như sau:
- Tháng I: Lượng nước tưới xấp xỉ yêu cầu tưới do có nguồn nước dự trữ trên
đồng ruộng sau mùa lũ bổ sung.
- Tháng II: thiếu khoảng 2m
3
/s, chủ yếu ở khu vực ven biển Tây.
- Tháng III: Là tháng khó khăn nhất, lưu lượng nước tưới bị thiếu hụt khỏang
37,6 m3/s, khả năng cung cấp nước chỉ đạt khỏang 82% yêu cầu. Các vùng thiếu nước
lớn nhất là vùng có địa hình cao, vùng ven biển và TGHT làm giảm năng suất cây
trồng.
- Tháng IV: Lượng nước tưới đủ cấp theo nhu cầu do bắt đầu có mưa sớm bổ
sung.
- Các tháng XI và XII lượng nước tưới từ nguồn về không đủ tưới, nhưng khả
năng tưới không khó khăn do có lượng nước trữ sau mùa lũ bổ sung.
Trang 23
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam
Hình 1.5: Bản đồ hướng dòng chảy mùa kiệt năm 2005 vùng TGLX
1.3.1.3 Tình hình diễn biến môi trường nước.
a. Nước biển ven bờ.

TGLX giáp với biển Tây về phía Tây. Nước ven biển chịu tác động rất nhiều từ
lượng nước thoát ra từ đồng bằng. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước vùng ven biển
của Phân viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật và Trung tâm bảo vệ Môi trường cho
thấy:
Độ mặn nước biển ven bờ biển Tây: Tại vùng ven biển Rạch Giá - Hà Tiên, tại nơi
cách bờ 200-500m độ mặn vào khoảng 18-20 ppt (vào thời điểm tháng IX/1996).
Tình hình ô nhiễm (đặc biệt là vùng cửa biển ) khá cao, tại Rạch Giá, các trị số đều
vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1995). DO =5-6mg/l, COD=5-10mg/l), nồng
độ các chất dinh dưỡng tổng Nitơ 0,3 – 1,8mg/l, tổng Phốtpho 0,03 – 0,2 mg/l, độ đục
327 - 403NTU, chất rắn lơ lửng 383–410mg/l.
b. Tình hình ô nhiễm nước Mặt:
Nguồn nước ngọt được sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản nước ngọt, nhu cầu sinh hoạt cho cư dân trong vùng.
- Nước tưới cho cây lúa thường có độ mặn S<4g/l.
- Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt độ mặn cho phép S<0,5gl.
Nguồn nước mặt chính chảy vào vùng Tứ giác Long Xuyên là từ sông Hậu.
Các thành phần dinh dưỡng có chiều hướng cao trong mùa mưa. Theo kết quả giám
sát năm 2005 ( Của Trung tâm chất lượng Nước và Môi truờng - Viện Quy hoạch
Trang 24
Thuỷ Lợi miền Nam), tại tất cả các trạm giám sát trên dòng chính, trên tuyến biên giới
và trong nội đồng đều có xu hướng giá trị tổng Nitơ vào mùa mưa cao hơn mùa khô,
tương đương với sự gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước vào cùng thời kỳ.
Kết quả giám sát thành phần Photpho trong năm 2005 (Của Trung tâm chất
lượng Nước và Môi truờng - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam) cho thấy, nhìn
chung tại tật cả các vị trí quan trắc hàm lượng Photpho rất thấp, giá trị cực đại là 0,02
mg/l tương đương với giới hạn nguồn nước chất lượng tiêu chuẩn loại B theo
TCVN5942-1995. Giá trị tổng Photpho trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. Giá
trị cực tiểu trong năm của Photpho tổng xuất hiện vào các tháng IV và tháng V.
Thành phần BOD5, một số năm trước đây có giá trị tương đối thấp, dao động
trong khoảng từ 1-4mg/l. giữa nguồn nước trên dòng chính và nguồn nước tại các vị

trí trên tuyến biên giới, nội đồng và các trung tâm dân cư, các đô thị. (Nguồn Trung
tâm chất lượng Nước và Môi truờng - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam).
Ngoài tác động tự nhiên, nguồn nước mặt trong vùng cũng chịu ảnh hưởng rất
lớn từ các hoạt động sản xuất của con người tới nguồn nước trong kênh mương bị tác
động bởi nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống ven kênh. Các cụm công nghiệp
trong vùng chủ yếu là các ngành chế biến thuỷ sản, nông sản, vật liệu xây dựng …sử
dụng công nghệ xử lý thiết bị cũ kỹ, lạc hậu hoặc có thiết bị nhưng vẫn xả thải trực
tiếp, không qua xử lý đặc biệt vào mùa khô dòng chảy nhỏ, hệ thống cống hoạt động
không hiệu quả nên dẫn đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước càng trầm trọng hơn.
c. Tình hình nước mưa :
Nước mưa ở vùng TGLX là một nguồn nước có chất lượng nước tốt, có thể sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
d. Tình hình nước ngầm:
Nguồn nước ngầm tại TGLX nói chung không dồi dào. Nhìn chung điều kiện
địa chất thủy văn của Tứ Giác Long Xuyên không thuận lợi cho việc khai thác nước
ngầm tập trung với quy mô lớn, hầu hết các phân vị đều chứa nước mặn. Vì vậy khả
năng cung cấp nước ngầm cho sinh hoạt là hết sức khó khăn.
e. Ảnh hưởng của thủy triều biển Tây và sự lan truyền mặn
Trang 25
Nguồn xâm nhập mặn vào vùng TGLX tập trung từ phía biển Tây, khu vực ven
biển từ Rạch Giá đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Thủy triều vịnh Thái Lan đa dạng và
phức tạp, riêng thủy triều ven biển Tây Việt Nam ưu thế thuộc về nhật triều. Vùng
biển Kiên Giang là vùng nhật triều không đều nhưng diễn biến khác nhau giữa các
vùng. Theo số liệu nhiều năm cho thấy từ Mũi Cà Mau tới Hà Tiên mức độ triều
không đều có khác nhau. Tại Rạch Giá thường có bán nhật triều (2 lần triều lên và 2
lần triều xuống trong ngày). Khu vực về phía Hà Tiên, mũi Cà Mau và ra khơi tính
chất thiên về nhật triều với số ngày tăng dần. Trong tháng chủ yếu có một lần triều
cường và một lần triều kém.
Trước năm 1997, thủy triều biển Tây xâm nhập vào vùng ven biển Kiên Giang
qua các sông Cái Lớn, Cái Bé, Cái Sắn, kênh Rạch Giá, Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh,

Vàm Rầy, Tuần Thống, Lung Lớn, Ba Hòn, Giang Thành, Hà Giang, kênh Rạch Giá-
Hà Tiên Cho đến nay nhờ vào hệ thống thủy lợi ven biển Tây đã cơ bản hoàn thành,
sự lan truyền mặn vào các kênh rạch trong vùng đã giảm đi đáng kể.
Mức triều trung bình ven biển từ Hà Tiên tới sông Ông Đốc các năm gần đây là
: 0,8m so với mực nước biển trung bình. Độ cao thủy triều giữa các vùng Rạch Giá-
Hà Tiên chênh lệch nhau không đáng kể. Thời gian triều ở Rạch Giá thường chậm
hơn khoảng 1 giờ 20 phút so với Hà Tiên.
f. Nguồn xâm nhập mặn chính vào vùng ven biển Tây
Trên hệ thống kênh rạch từ Rạch Giá đến Hà Tiên, đến năm 2003 có 9 nguồn
xâm nhập mặn chính (xem hình 1.5: bản đồ nguồn xâm nhập mặn chính vào vùng Tứ
Giác Long Xuyên):

×