Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁO ÁN Môn Toán Lớp 2 Bài BẢNG NHÂN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.93 KB, 5 trang )

Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Toán
Lớp: 2
Bài dạy: Bảng nhân 2

GV: Nguyễn Thị Lụa
Lớp: 2A
Tháng 6/ 2015

1


Môn: Toán
Lớp: 2
Bài: BẢNG NHÂN 2
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS hình thành và học thuộc lòng bảng nhân 2.
- Kĩ năng: HS vận dụng bảng nhân 2 vào việc giải toán, tính nhẩm linh hoạt.
- Thái độ: HS có ý thức sử dụng bảng nhân 2 vào việc giải toán và tính toán
trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa, phiếu học tập, túi kẹo, SGK.
III. Các họat động dạy học
1.Khởi động: Hát (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- GV nêu bài tập:
Viết phép nhân (theo mẫu), biết:


a) Các thừa số là 3 và 2, tích là 6 (đáp án: 3 × 2 = 6)
b) Các thừa số là 5 và 3, tích là 15 (đáp án: 5 × 3 = 15)
- GV gọi 2 HS trả lời (ứng với 2 câu hỏi).
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: “Bảng nhân 2”, nêu mục tiêu bài học. (3 phút )
b. Các hoạt động dạy học: (24 phút)
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1: Hình thành bảng nhân
2
Mục tiêu: HS lập được và học thuộc
lòng bảng nhân 2.
- GV nêu mục tiêu hoạt động 1.
* Hoạt động lập bảng nhân 2
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho
mỗi nhóm 1 túi kẹo và phiếu học tập,
yêu cầu mỗi nhóm thực hiện bài tập:
Lấy mỗi lần 2 viên kẹo, sau mỗi lần lấy
ra hãy thành lập một phép nhân (thừa số

HOẠT ĐỘNG HỌC

- HS lắng nghe.
- HS chú ý.

2


là 2, thừa số là số lần đã lấy kẹo và tích

là số kẹo đã có) và viết kết quả vào
phiếu học tập.
- GV làm mẫu:
+ 2 viên kẹo được lấy 1 lần:
2 × 1 = 2.
+ 2 viên kẹo được lấy 2 lần:
2 × 2 = 4.
+ 2 viên kẹo được lấy 3 lần:
2 × 3 = 6.
- GV trình bày bảng minh họa và mô tả
lại hoạt động vừa làm (một hình chấm
tròn tương ứng một viên kẹo).
- GV mời HS tiếp tục làm việc.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- GV mời các nhóm đại diện trình bày
kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận
xét:
+ 2 viên kẹo được lấy 4 lần
+ 2 viên kẹo được lấy 5 lần
+ 2 viên kẹo được lấy 6 lần
+ 2 viên kẹo được lấy 7 lần
+ 2 viên kẹo được lấy 8 lần
+ 2 viên kẹo được lấy 9 lần
+ 2 viên kẹo được lấy 10 lần
- Em có nhận xét gì về số kẹo có được ở
lần liền sau so với số kẹo có được ở lần
liền trước?
- GV đưa ra kết luận, rút ra bảng nhân 2
* GV giúp HS học thuộc bảng nhân 2
- GV hỏi HS: Tích tăng, giảm như thế

nào khi giữ nguyên thừa số 2 và tăng
dần thừa số còn lại lên 1 đơn vị (có thể
lặp lại câu hỏi để HS nắm rõ)?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV gọi 2 HS đọc lại bảng nhân 2
- GV gọi vài HS và hỏi ngẫu nhiên một
phần nào đó trong bảng nhân 2.

- HS chú ý, theo dõi.

- HS chú ý.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các
nhóm khác quan sát, nhận xét:
2×4=8
2 × 5 = 10
2 × 6 = 12
2 × 7 = 14
2 × 8 = 16
2 × 9 = 18
2 × 10 = 20
- Số kẹo có được ở lần liền sau nhiều
hơn số kẹo có được ở lần liền trước 2
viên kẹo.
- HS chú ý, ghi nhớ.
- HS trả lời: Tích tăng 2 đơn vị khi giữ
nguyên thừa số 2 và tăng thừa số còn lại
lên 1 đơn vị.

- HS nhận xét bạn.
- HS ghi nhớ.
- 2 HS đọc lại bảng nhân 2.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS đọc theo yêu cầu.
3


- GV gọi vài HS đọc bảng nhân 2, mỗi
HS đọc 2 hoặc 3 dòng.
- GV tổ chức cho HS đọc đồng thanh
bảng nhân 2, có thể gọi theo nhóm học
tập.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Vận dụng bảng nhân 2
vào việc giải toán
Mục tiêu: HS nhớ lại bảng nhân 2 và
hoàn thành bài tập 1 (bằng cách tính
nhẩm), bài tập 2 (vận dụng bảng nhân 2
vào việc giải toán có lời văn) và bài tập
3 (điền vào ô trống) trang 95.
- GV nêu mục tiêu hoạt động 2.
* Bài tập 1
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn
thành bài tập 1.
- GV chia nhóm theo tổ học tập.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV yêu cầu vài nhóm trình bày kết
quả và HS khác nhận xét.


- HS đọc đồng thanh.
- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.
- HS chú ý.
- HS chú ý.
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS trình bày kết quả theo thứ tự
(2 × 2 = 4; 2 × 4 = 8; 2 × 6 = 12;
2 × 8 = 16; 2 × 10 = 20; 2 × 1 = 2;
2 × 7 = 14; 2 × 5 = 10; 2 × 9 = 18;
2 × 3 = 6 ) và nhận xét bạn.
- HS ghi nhớ.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Bài tập 2
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 trong
SGK trang 95 (làm việc cá nhân).
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải
+ Để tìm được số chân gà của 6 con gà,
ta thực hiện phép tính gì?
+ Trình bày phép tính đó như thế nào?
- GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV chốt ý, nhận xét.

- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày bài giải
+ Để tìm được số chân gà của 6 con gà

ta thực hiện phép tính nhân (lấy số chân
gà của mỗi con gà nhân với số con gà).
+ Phép tính đó trình bày như sau :
2 × 6 = 12 (chân gà)
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.

4


* Bài tập 3
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp
hoàn thành bài tập 3 (2 HS ngồi cùng
nhau sẽ tự làm bài, sau đó sẽ thảo luận
với bạn mình đi đến thống nhất ý kiến).
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV gọi vài HS đại diện trả lời, các HS
khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét chung.

- HS chú ý.

- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS trả lời (các số cần viết vào ô trống
lần lượt là 8, 10, 12, 16, 18) và tham gia
nhận xét bạn.
- HS ghi nhớ.
- HS chú ý.


4. Củng cố, dặn dò (4 phút)
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại bảng nhân 2.
- GV gọi 3 HS và hỏi ngẫu nhiên một phần nào đó trong bảng nhân 2.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng nhân 2 và ứng dụng bảng nhân 2
vào việc học tập cũng như trong cuộc sống.
- GV dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.

5



×