Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Một số giải pháp nâng cao tỷ lệ học sinh học tập tiếp tục sau tốt nghiệp trung học cơ sở ở trường trung học cơ sở Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.29 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN.
- Họ và tên: Nguyễn Tấn Tài.

Năm sinh: 1979.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Toán.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
Học sinh cuối cấp được gia đình quan tâm ngày càng nhiều hơn về hướng
phát triển tương lai cũng như về định hướng nghề nghiệp.
Các em có suy nghỉ tích cực trong định hướng nghề nghiệp của mình, năng
nổ trong hoạt động, nhiệt tình trong lao động, quý mến thầy cô, hăng hái tham gia các
hoạt động học tập do nhà trường phát động.
Học sinh cuối cấp thực hiện khá nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương trong lớp học
cũng như của nhà trường, năng động sáng tạo trong thi đua và học tập.
Các em quan tâm nhiều đến thông tin nghề ở mọi lĩnh vực từ thông tin thời
sự, tin tức từ nhà trường và các trang mạng và ngành nghề địa phương.
1.2. Khó khăn:
Một số học sinh có xu hướng bỏ học, không học tiếp trung học phổ thông,
không vào học giáo dục thường xuyên, không học nghề …
Điều kiện kinh tế một bộ phận gia đình khó khăn nên muốn con em mình


nghỉ học để phụ giúp gia đình, chăm lo các thế hệ nhỏ hơn. Bên cạnh đó thì gia đình
không có đủ điều kiện về kinh tế để lo cho các em tiếp tục ăn học, cũng như các lo
toan Học gì? Làm nghề gì? Làm ở đâu? Ngành nghề đó có tốt hơn làm nghề nông
không? … rất nhiều, rất nhiều những câu hỏi mà không có câu trả lời.
1


Một số phụ huynh của các học sinh nữ e ngại khi con mình đi học xa; trông
chờ đủ điều kiện về tuổi, sau đó dựng vợ gã chồng sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở
một vài năm.
Một số học sinh đi theo anh chị làm công nhân tại các công ty các tỉnh khác
thông qua hình thức mượn giấy tờ người khác.
1.3. Tồn tại và nguyên nhân:
Tỷ lệ học sinh nghỉ học sau tốt nghiệp trung học cơ sở nhiều do một số
nguyên nhân sau:
Vấn đề kinh tế gia đình còn hạn hẹp, ruộng đất ít, cha mẹ làm thuê để kiếm
tiền nuôi gia đình trong khi nhà còn em nhỏ rất cần ưu tiên bồi dưỡng nên các em phải
nghỉ học để phụ giúp.
Một số gia đình có điều kiện về kinh tế hơn thì e ngại con đi học xa không
an toàn.
Một số gia đình cũng như học sinh còn nhiều bâng khuâng, lo lắng không
biết phải cho con đi học ngành gì, có phù hợp thời đại không?, thu nhập có tốt không?
Giáo viên chưa mạnh dạn hướng nghiệp cho các em vì một số ngành nghề
học xong vẫn không có việc làm.
Đối với địa phương là một xã vùng sâu không công ty, xí nghiệp đủ gần để
thanh niên làm việc, chủ yếu nghề chính đó là nông nghiệp thì số học sinh nghèo cận
nghèo, khó khăn đi làm thuê cũng có thu nhập, một số phụ huynh quan niệm” làm
mướn có tiền, đi học không có tiền”. Địa phương không có ngành nghề khác để các
em học xong chương trình sau đó trở về có thể phục vụ tại địa phương.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng.

2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số giải pháp nâng cao tỷ lệ học sinh học tập tiếp tục sau tốt nghiệp
trung học cơ sở ở trường THCS Thạnh Lợi”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lí giáo dục đối với học sinh cuối cấp ở trường
THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến.
Đối với một địa phương rất khó khăn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí
thấp, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp, quan điểm nhận thức của người dân cũng
còn nhiều cục bộ “Con trâu đi trước cái cày theo sau”, “Đời này lấy thúng đông lúa
chứ ai lấy thúng đông chữ bao giờ”, “Học cho lắm thì cũng chùi đích chảo mà thôi”…
như vậy việc tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở cũng như công tác
phân luồng học sinh sau trung học cơ sở có thể nói là rất khó khăn. Bên cạnh đó giai
đoạn 2016 – 2020 xã Thạnh Lợi phải xây dựng thành công chương trình mục tiêu
2


quốc gia nông thôn mới với tiêu chí 5 và 14 nhất định phải hoàn thành. Chính vì vậy
qua những thuận lợi, hạn chế trên về thực trạng học sinh tiếp tục học tập sau khi tốt
nghiệp trung học cơ sở, tôi đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề trên
cụ thể như sau:
- Đối với Phòng giáo dục, trường đào tạo nghề và các ngành có liên quan
cấp huyện:
+ Phòng giáo dục là cơ quan chủ đạo trong công tác này nên cần thường
xuyên chỉ đạo sâu xác trong công tác tuyển sinh vào lớp 10, phối hợp tổ chức công tác
tư vấn phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở tại các địa phương khoảng
tháng 3 hàng năm.
+ Các trường nghề, trường trung cấp nghề tăng cường đến địa phương trao
đổi, giới thiệu đối với nhà trường, học sinh những thông tin ngành nghề, điều kiện học
tập, liên kết đào tạo giáo dục thường xuyên trong nhà trường, các chế độ chính sách
cho người học, giới thiệu các điển hình tiên tiến về học sinh, con người qua đào tạo

trung cấp nghề thành đạt tại địa phương khi địa phương có yêu cầu.
+ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tạo điều kiện cung cấp thông tin
và cập nhật thông tin mới nhất, thường xuyên và liên tục đến địa phương, nhà trường
về các ngành nghề phổ biến, thông dụng, học xong có việc làm ổn định, các ngành
nghề cần trình độ cao hơn đồng thời tư vấn nhà trường về mục tiêu ở từng năm học.
- Đối với địa phương xây dựng môi trường giáo dục phù hợp: cần tìm hiểu
môi trường học tập và giáo dục của các em thông qua đó chỉ đạo trung tâm văn hoá
học tập cộng đồng phát triển, nhân rộng các lớp học nghề cũng như ngành nghề thông
dụng trong và ngoài xã để các em học sinh, phụ huynh học sinh định hướng học tập
sau tốt nghiệp trung học cơ sở; Tăng cường công tác tuyên truyền trong các đoàn thể
đến các đoàn viên, hội viên tạo mọi điều kiện cho con em học tập; chỉ đạo các ban,
hội, đặc biệt hội khuyến học xã xây dựng nguồn quỹ hỗ trợ học sinh thiếu điều kiện
về cơ sở vật chất, động viên tinh thần đối với gia đình cho các em tiếp tục học tập sau
tốt nghiệp trung học cơ sở, tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên chọn lựa ngành
nghề phù hợp với con em mình về trình độ học sinh, điều kiện kinh tế gia đình, nơi ăn
chốn ở và đặc biệt đó là ngành nghề phải thông dụng mang lại hiệu quả về thu nhập.
- Đối nhà trường:
+ Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp theo trình độ và điều kiện
kinh tế gia đình đối với học sinh lớp 9. Cụ thể đối với học sinh có học lực khá giỏi có
điều kiện về kinh tế tiếp tục tham gia học tập trung học phổ thông sau 03 năm chắc
chắn các em tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và đi vào cao đẳng hay đại học;
các em học sinh còn lại gồm trung bình, khá, giỏi có điều kiện kinh tế khó khăn hơn
tham gia trường nghề, trung cấp nghề có học bổ túc về văn hóa và giáo dục thường
xuyên.
3


=> Điều này rất quan trọng nếu các em xác định sai phương hướng sẽ tốn
kém rất nhiều về thời gian, kinh phí và kể cả về mặt tinh thần. Ví dụ: Khi các em
tham gia học trung học phổ thông theo yêu cầu của gia đình, sau 03 năm học tập,

không vược qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia thì tốn kém về kinh
phí học tập tương đương 60 triệu đồng, mất thời gian 03 năm, tổn thất về tinh thần …;
nếu rẽ sang nhánh nghề thì sau 03 năm các em vừa tốt nghiệp trung học phổ thông
vừa hoàn thành chương trình nghề, có thể xin việc, nếu đảm bảo có thể xin được việc
và bắt đầu nhận những tháng lương đầu tiên.
+ Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề đối với phụ huynh học sinh lớp 9,
thông qua đó tuyên truyền mạnh mẽ công tác phân luồng nghề nghiệp, tư vấn sâu các
nội dung chọn nghề sau tốt nghiệp, tư vấn đến từng đối tượng học sinh, chọn con
đường phù hợp với khả năng, nguyện vọng, kinh tế và mang tính phù hợp tình hình
phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể: Khoảng 70% tiếp tục học trung học phổ thông
dành cho học sinh có năng lực học tập và có điều kiện tiến xa hơn, 10% học nghề,
trung cấp nghề trở lên, 3% đến 5% là học sinh tham gia các lớp giáo dục thường
xuyên dành cho học sinh có năng lực thấp hơn, điều kiện kinh tế không ổn định.
+ Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương tổ chức các buổi hội thảo
phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, với đầy đủ các thành phần đặc
biệt ngành huyện như: Phòng giáo dục, Phòng lao động thương binh và xã hội, trường
trung cấp nghề - giáo dục thường xuyên, chính quyền địa phương, các ban ngành
đoàn thể xã, tất cả các phụ huynh học sinh, học sinh lớp 9 đang học hoặc đã tốt nghiệp
trung học cơ sở nhưng không tiếp tục học tập. Qua đây phụ huynh học sinh và học
sinh có thể trao đổi và tư vấn trực tiếp các suy nghỉ, các bâng khuâng về định hướng
tương lai cho con em mình sẽ được các nhà chuyên môn tư vấn, giải đáp.
+ Chỉ đạo trong toàn thể đơn vị đặc biệt là giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm cần nắm bắt chủ trương, phương hướng và các thông tin về cơ cấu ngành nghề
để cùng nhà trường giáo dục hướng nghiệp đối với từng học sinh sao cho phù hợp với
năng lực, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và phù hợp kinh tế thị trường. Hạn
chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Đối với học sinh thường xuyên bàn bạc cùng gia đình định hướng cho bản
thân mình tiếp tục học tập hay lựa chọn các ngành nghề phù hợp sở trường, điều kiện
học tập nhằm đi đúng hướng sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến.

4.1. Khả năng áp dụng.
Có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường có đào tạo cấp học trung học cơ
sở trong công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
4.4. Phạm vi áp dụng.
Áp dụng cho học sinh lớp 9 ở các trường có cấp học trung học cơ sở.
4


5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại của sáng kiến.
5.1. Kết quả bước đầu.
Kết quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm cụ thể
như sau:
- Tổng số HS tốt nghiệp THCS năm học 2013- 2014: là 48 em trong đó HS
học tại:
+ Các trường THPT: 28 HS, tỉ lệ: 58,33%. Thấp hơn mặt bằng chung của
huyện trên 10%.
+ TTGDTX: 00 HS, tỉ lệ: 0,00%. Thấp hơn mặt bằng chung của huyện
0,96%.
+ TC nghề, đi học nghề: 7 HS, tỉ lệ: 14,58%. Cao hơn chỉ tiêu đề ra 10,43%
+ HS không đi học: 13 HS, tỉ lệ: 27,08%. Thấp hơn nhiều so với mặt bằng
chung của huyện.
=> Về tỷ lệ học sinh tiếp tục học trung học phổ thông và nghề đạt 72,92%
thấp hơn chỉ tiêu đã đề ra và thấp hơn mặt bằng chung của huyện.
- Tổng số HS tốt nghiệp THCS năm học 2014- 2015: là 51 em trong đó HS
học tại:
+ Các trường THPT: 36 HS, tỉ lệ: 70,59%. Tương đương so với kế hoạch
(70%).
+ TTGDTX: 00 HS, tỉ lệ: 0,00%. Thấp hơn mặt bằng chung của huyện
0,96%.
+ TC nghề, đi học nghề: 05 HS, tỉ lệ: 9,80%. Thấp hơn chỉ tiêu đề ra

00,20%.
+ HS không đi học: 10 HS, tỉ lệ: 19,61%. Thấp hơn nhiều so với chi tiêu.
=> Về tỷ lệ học sinh tiếp tục học trung học phổ thông và nghề đạt 80,39%
cao hơn chỉ tiêu đã đề ra và đáp ứng nhu cầu về nông thôn mới.
- Tổng số HS tốt nghiệp THCS năm học 2015- 2016: là 50 em trong đó HS
học tại:
+ Các trường THPT: 33 HS, tỉ lệ: 66,00%. Thấp hơn mặt bằng chung của
huyện.
+ TTGDTX: 00 HS, tỉ lệ: 0,00%. Thấp hơn mặt bằng chung của huyện
0,96%.
+ TC nghề, đi học nghề: 12 HS, tỉ lệ: 24,00%. Cao hơn chỉ tiêu đề ra trên
10%
5


+ HS không đi học: 05 HS, tỉ lệ: 10,00%.
=> Về tỷ lệ học sinh tiếp tục học trung học phổ thông và nghề đạt 90% cao
hơn chỉ tiêu đã đề ra và đáp ứng nhu cầu về nông thôn mới.
5.2. Lợi ích và hiệu quả mang lại.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- Tiết kiệm được nhiều tiền của trong nhân dân, khi các em đi không đúng
hướng sẽ mất nhiều thời và tiền của nhưng không hiệu quả.
- Góp phần xây dựng “Nông thôn mới” tại địa phương.
- Nâng cao được sự tín nhiệm của nhà trường đối với gia đình và xã hội.
Rút kinh nghiệm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh
nhằm thay đổi nhận thức một cách tích cực để tạo điều kiện cho con em tiếp tục học
tập dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới của bản thân tôi trong
năm học 2016 – 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng

kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 14 tháng 3 năm 2017
Người báo cáo

Nguyễn Tấn Tài

6



×