Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI Một số nội dung tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt dưới cờ ở Trường trung học cơ sở Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.57 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Minh Tân
Năm sinh: 1991
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mĩ Thuật
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp,TPT Đội
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Trong những năm qua, việc thực hiện chương trình thay sách của Bộ GD
– ĐT đã được trải nghiệm ở cả hai bậc TH và THCS.Thay đổi phương pháp
giảng dạy: “ Lấy học sinh làm trung tâm”, “ Phát huy trí lực học sinh”…đã
được đội ngũ thầy cô giáo thực hiện nghiêm túc và thấy được hiệu quả trong
phương pháp đổi mới. Ngành GD cũng đã rút ra những kinh nghiệm qua quá
trình lĩnh hội kiến thức của học sinh,từ đó những người làm GD có định hướng
và phương pháp hửu hiệu nhất, phù hợp với điều kiện địa phương nhằm đáp ứng
yêu cầu tốt nhất của Bộ GD – ĐT đề ra.Tuy vậy vẫn còn một số bộ môn ( kế cả
TH, THCS) vẫn còn nặng về kiến thức, chưa đi sâu vào thực hành, chưa sử dụng
tốt giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy…Từ đó
rất khó khăn cho việc dạy của GV và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong thực tế hiện nay,có một tiết học được được các các trường ngay ở
đầu tuần nhưng mỗi nơi áp dụng mỗi khác,đôi lúc lãng phí thời gian, không phát
huy tác dụng GD cho học sinh.Tôi muốn nói đó là tiết chào cờ đầu tuần.Làm
thế nào để có một tiết chào cờ đầu tuần hiệu quả, giữ được tính chất thiêng liêng
của một buổi chào cờ,GD lòng yêu Tổ quốc,yêu dân tộc, chuyển tải được định
hướng công việc học tập và rèn luyện trong một tuần, đồng thời bên cạnh đó


giúp các em nâng cao kiến thức,tầm hiểu biết mà thực tế trên các tiết học tại lớp
các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại.
Từ ý tưởng đó, trong năm học 2015 -2016, được cho phép của nhà trường,
tôi đã xây dựng chương trình “ Vui học dưới cờ” cho cả năm học.Một điều bất
ngờ cho chính bản thân tôi là tính hiệu quả của nó.Chương trình đã có sự thành
công lớn,học sinh đón nhận một cách tự nhiên,hồ hởi,góp phần to lớn vào việc
nâng cao kiến thức hiểu biết cho các em.
Không tham vọng lớn nhưng tôi rất mong được chia sẻ công việc cùng
đồng nghiệp, góp phần GD các em, giúp các em nâng cao hiểu biết kiến thức tự
1


nhiên, xã hội, lịch sử, địa lý…và mong được được đồng nghiệp góp ý chân
thành,góp phần định hướng tốt nhất để có cơ sở chúng tôi xây dựng tiết chào cờ
đầu tuần tốt hơn, hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực tế đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số nội dung
tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt dưới cờ
ở Trường THCS Thạnh Lợi”.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số nội dung tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất
lượng sinh hoạt dưới cờ ở Trường THCS Thạnh Lợi
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Vận dụng các kiến thức vào công tác Đội và phong trào thiếu nhi của
trường.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến kinh nghiệm:
3.1.Hình thức chào cờ theo xưa nay
Hiện nay hầu hết các trường THCS đều có phân bố tiết chào cờ đầu
tuần.Thành phần tham dự: học sinh trong buổi học, thầy cô giáo chủ nhiệm, ban
giám hiệu nhà trường.Thời lượng tiết chào cờ là 45 phút,nội dung và chương

trình đều giao hẳn cho tổng phụ trách đảm nhiệm.Nội dung cụ thể của tiết chào
cờ ở nhiều trường hiện nay như sau:
- Ổn định tổ chức: công việc này thường giao cho BCH liên đội.
- Nghi lễ chào cờ: hát Quốc ca, đội ca, hô khẩu hiệu Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
- Đánh giá chung: TPT đánh giá tất cả các mặt hoạt động trong tuần,đánh
giá ưu điểm, tồn tại, kiểm điểm những cá nhân vi phạm nội quy.
- Triển khai công tác trong tuần.
- Đọc điểm thi đua các lớp.
- kể chuyện về Bác Hồ
- Ban giám hiệu nhà trường phát biểu, nội dung chủ yếu: nhắc nhở đôn
đốc, đôi lúc lặp lại công việc công việc TPT đã triển khai,nhắc lại việc học sinh
vi phạm nội quy…
Từ chương trình trên chúng ta thấy một điều: sự việc lặp đi lặp lại, hết
tuần này sang tuần khác ,từ đó gây sự nhàm chán trong học sinh.Nhiều em đón
nhận tiết chào cờ một cách thụ động,một số em bỏ tiết chào cờ vì biết mình sẽ bị
kiểm điểm trước cờ, sẽ xấu hỗ với bạn bè, thầy cô. Tâm lý của các em là thích
sự thay đổi, thích cái mới, kiến thức lĩnh hội được từ người thầy phải đến một
cách tự nhiên, không gò ép.Từ đó ta thấy một điều là hiệu quả tiết chào cờ
không cao,chưa góp phần vào việc GD và nâng cao hiểu biết cho các em,đôi lúc
lãng phí thời gian.
3.2. Thực hiện kế hoạch và trương trình nhưng vẫn đảm bảo nội dung
sinh hoạt
2


I. Lập kế hoạch:
Để đảm bảo kiến thức, thời gian, nguồn kiến thức, nguồn lực…để thực
hiện chương trình, TPT và ban HĐNGLL phải phối hợp lên kế hoạch tổng thể
cho chương trình cả năm học, thông qua ban giám hiệu nhà trường.Nội dung kế

hoạch như sau:
- Số lượng chương trình thực hiện trong năm.
- Thời gian thực hiện mối chương trình.
- Chủ đề cần thực hiện cho mỗi chương trình.
- Nguồn kiến thức.
- Công tác phối hợp các đoàn thể trong nhà trường.
- Dự trù kinh phí chương trình cả năm..
II. Biên tập chương trình:
- Đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi tổng phụ trách phải có kiến thức
cơ bản về tin học, sự chịu khó tìm tòi học hỏi, sự cẩn trọng trong trong sưu tầm
và tổng hợp nguồn kiến thức từ GV, học sinh, các tạp chí, các Web,các sách
tham khảo…tạo thành kho kiến thức “Vui học” thực hiện cho nhiều tuần liền.
- Sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ
điểm, chủ đề để phù hợp với chương trình năm học.
- Lượng kiến thức phục phụ cho mỗi chương trình phải phù hợp, không
nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian làm cho quá tải tiết
chào cờ.
- Giao lưu kiến thức qua các thông tin của đơn vị bạn nhằm làm giàu thêm
kho kiến thức vui học của trường.
- Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn từ với GV bộ môn để đảm bảo
kiến thức vững chắc, trách sai sót nhầm lẫn khiến học sinh có thể hiểu nhầm,
hiểu lệch.
III.Thực hiện chương trình:
-Trước hết TPT phải xác định: “Vui học dưới cờ” là một phần thời lượng
trong chương trình chào cờ đầu tuần.Không lạm dụng tiết chào cờ để trở thành
một tiết học nặng nề, ngập tràng kiến thức phổ thông sẽ khiến học sinh nhàm
chán.Mỗi chương trình chào cờ đầu tuần TPT phải soạn như một tiết dạy trên
lớp, chương trình “ vui học” như là một phần bắt buộc trong chương trình,
xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần.
- Thứ tự chương trình cụ thể như sau:

+ Chuẩn bị bàn ghế, cơ sở vật chất phục vụ cho chào cờ và “vui học”: lớp
trực ban hoàn thành trước 15 phút.
+ Ổn định tổ thức: 2 phút
+ Nghi lễ chào cờ: 2 phút
+ Giới thiệu chương trình: 1 phút
+ Đánh giá chung: 10 phút
* Nhận xét hoạt động trong tuần, đánh giá ưu khuyết điểm.
* Tuyên dương những cá nhân tập thể xuất sắc.
* Đọc điểm thi đua tuần.
+ Triển khai công tác tuần : 3 phút
+ Gương người tốt việc tốt: 2 phút
3


+ Ý kiến ban giám hiệu: 5 phút.
+ “ Vui học dưới cờ” : 20 phút
IV. Cụ thể hoá chương trình:
1. Phân loại chương trình theo chủ đề:
Để chương trình “ vui học” đi theo định hướng nhất định,người biên tập
chương trình cần biên soạn theo chủ đề cụ thể nhằm tương tác tốt với môn hoạt
động NGLL do Bộ GD quy định.Tôi đã cụ thể hoá chương nhóm chủ đề cụ thể
như sau:
* Nhóm chủ đề : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bao lịch sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác từ khi đặt chân đến
bến Nhà Rồng đến khi về lãnh đạo đất nước đấu tranh giải phóng dân tộc và
giây phút cuối đời của Bác.
* Nhóm chủ đề : GD truyền thống
Bao gồm GD truyền thống nhà trường, truyền thống đấu tranh dựng nước
và giữ nước.
* Nhóm chủ đề về kiến thức tổng hợp:

Bao gồm tìm hiểu biết về kiến thức ngoài sách vở,tìm hiểu thế giới động
thực vật,tìm hiểu thêm về văn hoá lịch sử một số nước trên thế giới…
* Nhóm chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.
Bao gồm kiến thức tìm hiểu HIV, Ma tuý,các tệ nạn xã hội khác thông qua
kịch bản .
* Nhóm chủ đề : Tìm hiểu an toàn giao thông.
Bao gồm các tình huống giao thông, các lời hay ý đẹp về ATGT,cách đội
mũ bảo hiểm, tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm.
* Nhóm chủ đề : Phòng chống các bệnh hằng ngày.
Bao gồm kiến thức phòng bệnh răng miệng, phòng chống bệnh tiêu chảy
cấp…
* Nhóm chủ đề : Tìm hiểu các danh nhân đất Việt, cảnh đẹp đất nước
con người Việt Nam.
Bao gồm tìm hiểu ô chữ, thông qua đó tìm hiểu sự đóng góp của các danh
nhân đất Việt trong việc đấu tranh và xây dựng đất nước.
2. Hình thức tổ chức:
Để chuyển tải tất cả nội dung đã chuẩn bị, người thực hiện chuẩn trình
phải có sự tập luyện hoặc chuẩn bị trước cho người tham gia, tuỳ theo nội dung
chương trình mà người thực hiện phải chọn hình thức tham gia thi khác nhau, có
một số công việc chuẩn bị và hình thức thi cụ thể như:
- Chuẩn bị: máy đĩa, giá để bảng, bảng con dành cho từng đội, phấn viết,
2 micro,phần thưởng gói nhỏ.
- Hình thức thi:
+ Câu hỏi dành riêng cho từng lớp ( lớp tự hội ý, trả lời lấy điểm cho lớp)
+ Thi theo nhóm, mỗi nhóm 2 lớp ( mỗi lớp cử 1 đại diện)
+ Câu hỏi dành cho tất cả các đối tượng,ai giơ tay trước sẽ được quyền trả
lời,trả lời đúng sẽ được nhận quà.
3.Chương trình “Vui học dưới cờ” được cụ thể hoá qua các chủ đề:
4



II/ Chương trình thi :
1. Khởi động: ( Từng đội giới thiệu về đội mình)
Câu 1: Bác Hồ lúc nhỏ tên là gì ? ( Nguyễn Sinh Cung)
Câu 2: Quê nội của Bác làng Kim Liên, tên nom là gì? ( Làng Sen)
Câu3:Bác sinh ra ở quê ngoại hay quê nội ? ( Quê ngoại)
Câu 4:Quê ngoại của Bác là làng gì? ( Làng Hoàng Trù, tên nom là
làng Chùa)
Câu 5: Thân phụ của Bác Hồ tên là gì? ( Nguyễn Sinh Sắc)
Câu 6: Thân mẫu của Bác tên là gì? ( Hoàng Thị Loan)
Câu 7:Người chị của Bác tên là gì?
a.Nguyễn Thị Thanh b. Nguyễn Kim Thanh c. Nguyễn Thị Thu Thanh
Câu 8: Người anh của Bác có tên là gì?
a.Nguyễn Sinh Khâm b. Nguyễn Sinh Khiêm c.Nguyễn Sinh Kim
Câu 9: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ? ( 19/5/1890)
Câu 10:Năm nào Bác cùng mẹ và anh trai vào Huế?
a. 1890
b.1894
c.1895
d. 1896
2.Vượt chướng ngại vật: 40 điểm
Câu 1:Năm nào Bác bắt đầu lấy tên là Nguyễn Tất Thành?
a. 1901
b.1902
c. 1903
d.1904
Câu 2: Năm nào Bác theo cha vào Huế lần 2?
a. 1907
b.1906
c.1908

d.1909
Câu 3: Năm nào Bác vào học trường Quốc học Huế ?
a. 1906
b.1909
c.1907
d.1910
Câu 4: Năm nào Bác vào Phan Thiết dạy học ?
a. 1910
b. 1911
c.1912
d.1913
* Văn nghệ giúp vui
*(Thư ký tổng kết điểm 2 phần thi cho các đội )
3. Tăng tốc :40 điểm
Câu 1: Ngày tháng năm nào Bác bắt đầu rời bến cảng Nhà Rồng?
(5/6//1911)
Câu 2: Lúc lên tàu của Pháp Bác lấy tên là gì ?
a. Anh Ba
b. Ba
c. Văn Ba
III.BGK tổng kết điểm, phát thưởng:
Tùy theo mỗi chủ đề mà TPT xây dựng bằng các hình thức khác nhau đê
tạo sinh động cho phần chơi và làm nổi bật chủ đề đó.
4.Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1.Khả năng áp dụng:có thể cho học sinh toàn trường THCS Thạnh Lợi tham
gia.
4.2Áp dụng cho tất cả học sinh các khối lớp trong trường THCS Thạnh Lợi.
5Những lợi ích và hiệu quả mang lại
- Qua một năm thực hiện chương trình : “ Vui học dưới cờ” tại đơn vị ,
chúng tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của BGH ( kể cả vật chất lẫn tinh thần),

5


các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, các đồng chí giáo viên bộ môn. Chính vì
yếu tố tác động to lớn đến giáo dục,chính vì kết quả tác động đến học sinh
một cách rõ rệt, vì vậy đội ngũ làm công tác giáo dục tại trường đã ủng hộ hết
mình với tấm lòng vì đàn em thân yêu.
- Quá trình thực hiện chương trình chúng tôi được sự cố vấn nhiệt tình, tận
tâm của các đồng chí là giáo viên bộ môn.Đặc biệt là các câu hỏi kiến thức
từ “ cộng tác viên” là học sinh.
- Chường trình “Vui học”đã được sự đón nhận nhiệt tình từ học sinh toàn
trường.Các em rất vui và trông chờ đến thứ 2 đầu tuần để được tham gia
chương trình “vui học”.Nhiều em đã mạnh dạng gửi bài về chương trình
mong được tham gia.
- Các em đã thực sự chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng,
không gò ép.
- Chương trình “Vui học” là một sân chơi bổ ích cho tất cả học sinh trong
toàn trường, giúp các em tự khẳng định mình trước mọi người, giúp các em
hứng thú, thoả mái ngay ngày đầu tuần, ngày mà các em bắt đầu một tuần
học căng thẳng.
-Giúp các em nắm được thông tin một cách kịp thời về sự phát triển, biển
đổi của xã hội hằng ngày mà chương trình mang lại.
- Chương trình “vui học” đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền
thống , nâng cao ý thức tự hào dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước của
mỗi học sinh.Giúp các em xác định, định hướng được tư tưởng, hướng phấn
đấu của việc học tập sau này.
- Chương trình “ vui học” đã góp một phần to lớn vào việc giáo dục, nâng
cao ý thức xã hội, tầm hiểu biết của các em thực sự được nâng cao, giúp các
em tự tin hơn trong cuộc sống.
Trên đây là những sáng kiến , cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt

là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm học 2016 – 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Tháp Mười, ngày 10 tháng 03 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị
(Kí tên, đóng dấu)

Người báo cáo
(Kí , ghi rõ họ tên)

Nguyễn Minh Tân
6


7



×