Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm về công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.2 KB, 16 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hơn nửa thập kỷ qua nền giáo dục Việt Nam đã thu được nhiều thành
tựu lớn góp phần đào tạo con người Việt Nam phục vụ yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước,
hoà nhập với xu thế mới của thời đại không cho phép chúng ta chỉ thoà mãn
với những cái vốn có của mình . Thoả mạn với những kinh nghiệm và kiến
thức cũ không cố gắng vươn lên nắm vững tri thức khó tránh khỏi những sai
lầm trong công tác và chắc chắn không thể hoàn thành nhiệm vụ trong giai
đoạn mớ. Yêu cầu đó đặt ra với tất cả mọi người, mọi ngành đặc biêt là
ngành Giáo dục. Bên cạnh những thành tựu mà ngành Giáo dục Đào tạo đã
đạt được. Một thực trạng không thể không quan tâm đó là sự giảm sút về
chất lượng giáo dục đào tạo. Có thể kể ra nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh: cơ sở vật chất điều kiện phục vụ dạy học thiếu
đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa; học sinh lười học, gia đình ít quan tâm; ảnh
hưởng của những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội với học đường… trong
đó cũng có nguyên nhân thuộc về ngành Giáo dục: sách giáo khoa thay đổi
liên tục, sách tham khảo tràn lan; sự đổi mới phương pháp giảng dạy còn
chậm, chương trình giáo dục nặng nề so với tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp
thu của học sinh, việc chạy theo bệnh thành tích và những tiêu cục trong thi
cử…Thực tế cho thấy có những trường THPT cơ sở vật chất điều kiện phục
vụ dạy học còn nhiều khó khăn thiếu thốn, chất lượng đầu vào kể cả xét
tuyển cũng như thi tuyển thấp, chất lượng đội ngũ chưa thật đồng đều nhưng
bằng sự cố gắng của mình họ đã cố gắng vươn lên góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo. Ngược lại có những trường THPT thuận lợi hơn về
cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào nhưng chất lượng giáo dục không vượt
trội thậm chí ngang bằng hoặc thấp với những trường cơ sở vật chất chất
lượng đầu vào đội ngũ còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên


nhân dẫn tới kết quả trên là công tác quản lý chỉ đạo điều hành hoạt động
chuyên môn của người cán bộ quản lý giáo dục trong đó vai trò quan trọng


là của Hiệu trưởng (HT) hoặc phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ trực tiếp
điều hành quản lý về mặt chuyên môn ( PHTCM). Là một cán bộ quản lý có
nhiều năm làm công tác tổ trưởng chuyên môn (TTCM) sau đó là PHTCM
tôi càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trong của công tác tổ chức quản lý chỉ
đạo điều hành kiểm tra hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục. Trong phạm vi của đề tài này tôi xin được trình bày một vài kinh
nghiệm về công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả giáo dục ở trường THPT.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu điều đó được thể hiện rõ trong
đường lối chủ trương chính sách của Đảng về Giáo dục Đào tạo được cụ
thể hoá bằng các nghị quyết chỉ thi. Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15 tháng 6
năm 2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý. Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà
nước đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đồng thời cũng thể hiện
yêu cầu của Đảng Nhà nươc và nhân dân đối với những người làm công
tác giáo dục. Ngành giáo dục cũng nhận thức rõ đây là khâu then cốt để
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Xây dựng đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý theo
hướng chuẩn hoá tạo ra sự chuyển biến rõ rật trên 2 mặt: xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá đủ về số lượng,
cân đối về cơ cấu, không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện đặc biệt
chú ý tay nghề của nhà giáo và năng lực của cán bộ quản lý. Đánh giá
một cách toàn diện về hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ


quản lý thầy rõ mặt mạnh mặt tồn tại của hệ thống này trên cơ sở đó có
kế hoạch củng cố, hoàn thiện, nâng cao năng lực đào tạo bồi dưỡng. Điều
lệ nhà trường phổ thông qui định hiệu trưởng có nhiệm vụ quyến hạn: Tổ

chức bộ máy nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ năm học, quản lý giáo viên nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn
phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện của giáo viên nhân
viên ( điều 17). Mục đích hoạt động của tổ chuyên môn trong trường
THPT là xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình và các hoạt
động chuyên môn nghiệp vụ theo qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo, tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ giáo viên. Thông qua hoạt động chuyên môn ở đơn vị tổ để trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy, học tập lẫn nhau góp phần nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Như vậy việc quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện
chuyên môn trong nhà trường của hiệu trưởng thực chất là việc quản lý
chỉ đạo kiểm tra đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. Thông qua hoạt động của
tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng có những thông tin cần thiết về đội ngũ
( năng lực, phẩm chất trách nhiệm từ đó có những tác động quản lý có sự
bố trí phân công đại ngộ thích hợp). Người cán bộ quản lý giỏi là người
biết tổ chức chỉ đạo các bộ phận thuộc phạm vi quản lý của mình đoàn
kết hoạt động đều tay nhịp nhàng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong
việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục: điều kiện về cơ sở vật chất,
chất lượng đội ngũ, chất lượng đầu vào của học sinh là hết sức quan trọng
và cần thiết nhưng công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động chuyên môn trong
trường THPT của người làm công tác quản lý giáo dục cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài


Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết cần
tập trung giải quyết vấn đề đội ngũ giáo viên. Trong hệ thống nhà trường
giáo viên được biên chế thành các tổ nhóm chuyên môn. Tổ nhóm
chuyên môn là môi trường thuận lợi để giáo viên trong cùng bộ môn có
điều kiện học tập trao đổi bàn bạc để nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ. Thông qua hoạt động của tổ chuyên môn mà người quản lý
Hiệu trưởng (HT) hoặc phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ quản lý công
tác chuyên môn (PHTCM) có thể nắm bắt một cách sâu sát kịp thời hoạt
động của giáo viên (GV) phát huy cao độ sự thống nhất giữa người cán
bộ quản lý với các thành viên trong tập thể sư phạm. Vì vậy chỉ đạo hoạt
động tổ chuyên môn (TCM) là một trong những nội dung quan trọng của
công tác quản lý. Thực tế ở trường THPT hiện nay bên cạnh những
trường có nề nếp, có nội dung phương pháp hoạt động chuyên môn hiệu
quả, kế hoạch nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú thiết thực phù
hợp điều kiện đặc thù của từng trường góp phần nâng cao chất lượng đội
ngũ kết quả dạy và học. Tất nhiên vẫn có không ít ở một số trường hoạt
động chuyên môn nhìn chung còn mang tính hình thức nặng về hoạt động
sự vụ hơn là chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn nghèo nàn, giờ
giấc không đảm bảo hiệu quả thấp. Cũng có rất nhiều Hiệu trưởng chưa
chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch. Hoạt động chuyên môn vì
thế rất hình thức tuỳ hứng, vai trò của TTCM chưa được phát huy, sức
mạnh và trí tuệ của tập thể không được đề cao, mỗi tổ chuyên môn thực
hiện theo một cách thiếu sự thống nhất…
Cũng như nhiều trường THPT khác trong tỉnh trường THPT Đoàn Kết
một trường vùng sâu vùng xa cơ sở vật chất điều kiện phục vụ dạy học
còn nhiều khó khăn; chất lượng đầu vào qua tuyể sinh trong một số năm
gần đây có thể nói là tất thấp (14.5 điểm cho 3 môn trong đó Văn và


Toán hệ số 2); thiếu phòng học các phòng chức năng khác thiếu quỹ thời
gian để đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục. Trong điều kiện hoàn cảnh
thực tế của nhà trường lãnh đạo nhà trường đã xác định: tập trung xây
dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất
đạo đức, có tránh nhiệm, có tinh thần vượt khó, có ý thức tinh thần tập
thể sáng tạo nhạy cảm với cái mới. Lấy đơn vị là tổ chuyên môn là trụ cột

là điểm tựa là sức mạnh để bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên.Nội dung
trọng tâm trong từng thời điểm, tháng, học kỳ và năm học cần tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a/Nâng cao năng lực quản bồi lý tổ chuyên môn.
Trong thực tế người làm công tác quản lý chuyên môn HT hoặc PHT
giúp việc không thể quản lý hết mọi vấn đề về chuyên môn đặc biệt là
những vấn đề thuộc khoa học bộ môn mà nếu được thì cũng không thể
làm thay công việc cho tổ trưởng chuyên môn (TTCM). Trên cơ sở nhận
thức rõ vai trò của tổ chuyên môn và yêu cầu đổi mới công tác quản lý
sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng
cao hiệu quả giáo dục. Phải làm cho mọi người biết tự quản lý bản thân
mình biết làm việc có kế hoạch chủ động trách nhiệm như vậy quản lý
hoạt động chuyên môn mới mang lại hiệu quả.
Thường xuyên bồi dưỡng quản lý chuyên môn nghiệp vụ cho tổ trưởng
Đầu năm học HT tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng tổ
phó chuyên môn thông qua nhiều hình thức: học tập văn bản chỉ đạo của
Bộ, ngành, quán triệt mục tiêu chung, kế hoạch nhiệm vụ trong tâm của
năm học, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo, hướng dẫn cách thức xây dựng
kế hoạch, cách thức tổ chức thực hiện quản lý và kiểm tra,.cử cán bộ
quản lý, tổ trưởng có kinh nghiệm tham gia lớp tập huấn về tổ chức hoạt


động tổ chuyên môn do sở giáo dục tổ chức về trường tổ chức triển khai
cho đội ngữ tổ trưởng và triển khai cho toàn thể đội ngũ giáo viên.
Chỉ đạo thống nhất công tác quản lý hành chính tạo điều kiện cần thiết
và sự chủ động sáng tạo để các tổ trưởng làm tốt nhiệm vụ: hướng dẫn
thực hiện các biểu mẫu thống nhất: Kế hoạch tổ chuyên môn kế hoạch
kiểm tra lao động sư phạm, thao giảng tổ, kế hoạch tháng, báo cáo, mẫu
kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tập trung…Cụ thể hoá cách thức đánh giá thi đua
theo dõi việc thực hiện qui chế chuyên môn đánh giá xếp loại giáo viên;

công tác kiểm tra; dự trù nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn của
tổ.
Tổ chức giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm hoạt động chuyên môn
với các trường bạn để học tập đúc rút kinh nghiệm về công tác quản lý
chỉ đạo hoạt động chuyên môn.
b/ Chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn.
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức
thực hiện:Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch chuyên môn,
kế hoạch cộng tác kiểm tra của nhà trường HT định hướng các yêu cầu cơ
bản về chuyên môn nhằm giúp tổ chuyên môn lập kế hoạch, tìm giải pháp
thực hiện phù hợp điều kiện thực tế và đặc trưng của từng tổ chuyên môn
trong nhà trường. Kế hoạch tổ chuyên môn phải cụ thể chi tiết có tính khả
thi cần thiết có thể điều chỉnh sửa đổi bổ sung trong quá trình thực hiện
nếu thấy chưa hợp lý hoặc vì một lý do khách quan nào đó chưa thực hiện
được một số nội dung đề ra trong kế hoạch.
Trên cơ sở kế hoạch tổ chuyên môn, TTCM hướng dẫn các tổ viên xây
dựng kế hoạch hoạt động cá nhân. TTCM chụi trách nhiệm tổ chức điều
hành việc thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn trên cơ sở thời gian định
hướng lịch công tác chung của nhà trường.


Sinh hoạt tổ chuyên môn: Đảm bảo sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng vào
thứ 7 tuần 1 và tuần 3 theo qui định của nhà trường. Nội dung sinh hoạt
phải được tổ trưởng chuẩn bị chu đáo nếu sinh hoạt chuyên đề cần được
thông báo trước trong cuộc họp tổ lần trước đó để có sự chuẩn bị từ cả
người tham gia báo cáo và người góp ý.yêu cầu cơ bản cản cần thực hiện
được: đảm bảo giờ giấc thời lượng và nội dung sinh hoạt. Tổ trưởng
chuyên môn là người chụi trách nhiệm chủ trì: đánh giá việc thực hiện
qui chế chuyên môn, thực hiện chương trình, kỷ luật lao động ( ngắn gọn
khoảng 1/6 thời gain sinh hoạt) . Thời gian còn lại tập trung trao đổi về

các vấn đề chuyên môn: Phương pháp giảng dạy, những bài dài bài có
nhiều vấn đề mới, tổ chức hoạt động nhóm, sinh hoạt chuyên đề theo
danh sách thời gian thực hiện mà giáo viên đã đăng ký, tổ chuyên môn đã
có kế hoạch thống nhất cách thức thời gian và nội dung thực hiện; ngoài
ra còn có một số nội dung khác: nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm các sử
dụng phần mềm bổ trợ dạy học, sắp xếp sử dụng đồ dùng thiết bị dạy
học, thực hiện các hoạt động ngoại khoá… kết thúc cuộc họp TTCM
thông báo nội dung sinh hoạt lần tới.Thư ghi đầy đủ nội dung cuộc họp
lưu trữ báo cáo.
Quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: trên cơ
sở qui chế đánh giá xếp loại kết quả học tập học sinh của bộ Giáo dục
Đào tạo, theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, nhà trường quán
triệt ban hành các văn bản cụ thể hoá công tác tạo điều kiện để các tổ
chuyên môn chủ động hoạt động đảm bảo sự thống nhất đồng bộ. Lãnh
đạo trường thống nhất cơ số điểm kiểm tra định kỳ thường xuyên theo
phân phối chương trình và nhu cầu cần thiết phù hợp đặc trưng bộ môn,
thời gian kiểm tra hoàn thành chấm sửa trả bài. Thống nhất hình thức
kiểm tra ( tỷ lệ % giữa tự luận và trác nghiệm), thống nhất qui trình kiểm


tra: nội dung do tổ chuyên môn thống nhất đến từng phần từng chương
cho mỗi bài kiểm tra, giáo viên bộ môn tổ chức ôn tập theo trọng tâm
định hướng mà tổ chuyên môn yêu cầu, lập ngân hàng đề thi gửi vào
nguồn liệu học mở của tổ. Tổ trưởng chuyên môn là người chụi trách
nhiệm cuối cùng về đề kiểm tra từ 45 phút trở lên. Căn cứ theo phân phối
chương trình chuyên môn nhà trường thông báo thời gian kiểm tra . Chỉ
đạo quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
tổ chuyên môn, đảm bảo được tính chính xác trong việc thể hiện chuẩn
kiến thức kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh, cân đối giữa các phần
nhận biết thông hiểu vận dụng, tạo ra sự công bằng trong đánh giá kết

quả học tập của học sinh, không để tạo áp lực kiểm tra khó để dạy thêm
học thêm, làm căn cứ quan trọng để đánh giá thi đua giáo viên, gắn trách
nhiệm giảng dạy với kết quả bộ môn. Giúp giáo viên đánh giá chính xác
kết quả học tập của học sinh và tăng cường công tác phụ đạo học sinh
yếu của lớp mình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng.
c.Thực hiện công tác thanh kiểm tra đối với tổ chuyên môn.
Thanh kiểm tra là một công việc thường xuyên để nắm bắt điều chỉnh
góp phần giúp tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung thời
gian công việc. Ngoài việc kiểm tra của tổ trưởng nhóm trưởng chuyên
môn đi sâu vào các vấn đề chuyên môn thực hiện chương trình.hiệu
trưởng phân công các phó hiệu trưởng cùng thực hiện công tác kiểm tra
theo hình thức kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện
nhiệm vụ đề ra của tổ trưởng của các thành viên trong tổ: kiển tra hồ sơ
quản lý của tổ trưởng, kế hoạch tháng, sổ đầu bài sổ ghi biên bản sinh
hoạt tổ chuyên môn. Lãnh đạo trường phân công luân phiên dự giờ sinh
hoạt cùng các tổ chuyên môn để nắm bắt việc chuẩn bị nội dung điều
hành sinh hoạt của tổ trưởng hoặc tư tình cảm của các thành viên trong


tổ, việc thực hiện chương trình, chất lượng giảng dạy, trao đổi các vấn đề
về chuyên môn. Ngoài ra lãnh đạo trường còn nắm bắt các thông tin về tổ
chuyên môn qua ban kiểm tra nội bộ của trường , kiểm tra chéo giữa các
tổ chuyên môn hoặc qua báo cáo định kỳ qua đó mà có những điều chỉnh
việc thực hiện chuyên môn có hiệu quả.
d.Tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ nâng cao hiệu quả giảng dạy và
học tập.
Có thể nói hoạt động bổ trợ chuyên môn là một trong những hoạt động
bổ ích. Đối với giáo viên đây là đàn để rèn luyện cách thức tổ chức, cách
thức thuyết trình xử lý tình huống. Đối với học sinh đây là hoạt động thu
hút sự tham gia của các em.Sân chơi này vừa là nơi các thành viên trong

tổ thể hiện sở trường của mình cũng là dịp để gắn kết các thành viên
trong tổ. Không chỉ có vậy hoạt động này còn đem đến sự hứng khởi cho
các em học sinh để qua đó chơi mà học học mà chơi tạo môi trường thân
thiện góp phần khắc sâu kiến thức rèn luyện kỷ năng. Trong lĩnh vực này
tuỳ theo đặc thù của mỗi tổ chuyên môn để đề xuất xây dựng và thực hiện
hoạt động bổ trợ phù hợp. Tổ Toán tổ chức báo Toán học trong nhà
trường, tổ Vật Lý ngoại khoá “ Em yêu Vật lý”; tổ Văn ngoại khoá về Ca
dao dân ca, tổ Địa lý “ lễ hội Địa lý”, tổ Sinh “Thế giới sinh học và môi
trường”, tổ Lịch sử “ Âm vang Điện Biên” . Dài hơi và hoành trách công
phu hơn qua các vòng sơ khảo bán kết và chung kết có hoạt động “ Vui
để học” hoặc “Hội thi thực hành Lý, Hoá, Sinh”. Hoạt động này được các
tổ chuyên môn lập kế hoạch nhà trường duyệt tổ chuyên môn thực hiện.
Thông thường trong một năm học có từ 2 đến 4 thực hiện hoạt động bổ
trợ chia đều cho hai học kỳ.
e. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.


Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu là hai hoạt động phải được
tiến hành thường xuyên đều đặn. Nếu bồi dưỡng học sinh giỏi tạo bề nổi,
thì phụ đạo học sinh yếu góp phần nâng cao chất lượng mặt bằng. Mỗi
công việc đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Bồi dưỡng học sinh
giỏi đối tượng là học sinh khá giỏi đòi hỏi người thầy phải uyên thâm
nhạy bén về kiến thức có phương pháp truyền thụ tốt, biết hướng dẫn học
sinh học và tự học. Phụ đạo học sinh yếu kém đối tượng học sinh phần
đông là mất kiến thức cơ bản, thiếu phương pháp và động cơ học tập. Vì
yếu và thiếu nên hầu hết các em lười học thiếu khả năng tự học đòi hỏi
người thầy phải kiên trì, nắm bắt đối tượng, giảng dạy hướng vào những
vấn đề hết sức cụ thể trọng tâm giúp các em lấy lại kiến thức cơ bản, biết
giúp đỡ động viên gợi sự hào hứng cho các em trong học tập. Trên cơ sở
đó lãnh đạo trường phải biết phân tích tầm quan trong của việc bồi dưỡng

học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu để giáo viên thấu hiểu công việc nào
cũng khó khăn cũng đòi hỏi người thầy phải có kiến thức phương pháp và
ý thức được thành công nào cũng có ý nghĩa như nhau “ Cách mạng cần
việc nhỏ việc to, đánh Mỹ chăn bò việc gì cũng quý”. Đối với việc bồi
dưỡng học sinh giỏi đấu năm học nhà trường giao tổ chuyên môn thành
lập đội tuyển theo những tiêu chí nhất định: tập trung bồi dưỡng học sinh
giỏi khối 11 vùa củng cố kiến thức lớp 10,11 vùa tiếp cận một số vấn đề
của lớp 12. Nhà trường tổ chức thi Học sinh giỏi cấp trường khối 11 vào
trung tuần tháng 4. Sau khi có kết quả giáo viên bộ môn căn cứ vào kết
quả để thành lập đội tuyển 12 bắt đầu bồi dưỡng từ đâu tháng năm để kịp
thời gian Sở Giáo dục tổ chức thi. Tổ trưởng chuyên môn sắp xếp bố trí
giáo viên bồi dưỡng xây dựng nội dung bồi dưỡng. Giáo viên tham gia
bồi dưỡng soạn giáo án bồi dưỡng. Nhà trường nắm danh sách đội tuyển
giáo viên, lịch, địa điểm bồi dưỡng. Ngoài số tiền cho giáo viên bồi


dưỡng theo qui định nhà trường còn động viên khen thưởng về vật chất
trích từ nguồn quỹ khuyến học cho giáo viên và học sinh đạt giải để
khích lệ động viên thầy và trò trong quá trình bồi dưỡng. Đối với công
tác phụ đạo học sinh yếu, căn cứ kết quả cuối năm học kết hợp kiểm tra
chất lượng đầu năm, tình hình cơ sở vật chất, nhà trường tổ chức phụ đạo
học sinh yếu theo các hình thức sau: Học đại trà cả lớp một số môn căn
bản. Đối với học sinh khối 12 học các môn Toán, Văn, Anh, Sử (học kỳ I
)Lý, Hoá, Sinh, Địa (học kỳ I). Với học sinh khối 10 &11 tổ chức học
phụ đạo các môn Toán, Hoá, Anh, Văn cho một số lớp có lực học còn
non. Ngoài các lớp học đại trà theo đơn vị lớp cho cả khối 12 và một số
lớp ở khối 10,11 nhà trường còn tổ chức từ 2 đến 3 lớp cho mỗi khối đối
tượng là học sinh có lực học yếu hoặc cận yếu (các môn, Toán, Lý, Hoá,
Anh, Văn kết quả dưới trung bình) tổ chức phụ đạo các môn: Toán, Văn,
Anh, Hoá. Sau khi tổ chức thành đơn vị lớp bố trí giáo viên chủ nhiệm

nhà trường bố trí thời khoá biểu phân công giáo viên giảng dạy. Nhà
trường giao tổ chuyên môn GVBM thống nhất nội dung biên soạn tài liệu
soạn giáo án giảng dạy phù hợp thời lượng và đối tượng học sinh. Sau
mỗi tháng học có kiểm tra đánh giá theo dõi sự tiến bộ. Giáo viên được
phân công làm công tác chủ nhiệm kết hợp giám thị điểm danh theo dõi
tổng hợp thông tin hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm nắm số lượng và
tình hình học tập của học sinh cuối tuần thông báo nhắc nhở động viên ở
lớp và thông tin với phụ huynh.Hàng tháng bộ phận theo dõi tổng hợp
giáo viên bộ môn báo cáo lãnh đạo về tình hình học tập, ý thức thái độ và
kết quả học tập từ đó có sự chỉ đạo định hướng. Ngoài việc tổ chức phụ
đạo do nhà trường tổ chức quản lý giáo viên bộ môn còn phải có trách
nhiệm tổ chức phụ đạo học sinh yếu do lớp mình đảm trách bố trí thời
gian thích hợp báo cáo nhà trường theo dõi quản lý.Xác định công tác


phụ đạo học sinh yếu là một trong những yếu cầu cấp bách thiết thực đối
với trường THPT Đoàn Kết một ngôi trường vùng sâu vùng xa chất
lượng mặt bằng đầu vào thông qua hình thức thi tuyển thấp nhất so với
các trường tổ chức thi tuyển trong toàn tỉnh. Trong điều kiện cơ sở vật
chất còn thiếu điều kiện kinh tế địa phương khó khăn, bằng trách nhiệm
và sự cố gắng của mình trong những năm qua công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu đã đạt được những kết quả khả qua: Về
bồi dưỡng học sinh giỏi theo tổng hợp của phòng khảo thí về kết quả
trong 5 năm gần đây nhà trường đứng thứ 6 trong tổng số 10 trường tốp
đầu. Đặc biệt trong năm học 2011-2012 nhà trường đạt 43 giải học sinh
giỏi cấp tỉnh ( 27 giải các môn văn hoá, 16 giải máy tính bỏ túi) trong đó
có một giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba, 30 giải khuyến khích) 02 học sinh
đạt học sinh giỏi cấp quốc gia: khuyến khích môn Toán và giải nhì môn
Sinh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong trường THPT là một hoạt động có
ý nghĩa quyết định góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Tuỳ theo tình
hình thực tế như chất lượng đội ngũ cơ sở vật chất, tình hình học tập của
học sinh mà đề ra kế hoạch tổ chức điều hành thực hiện mang lại hiệu
quả. Trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn vai trò của người tổ chức quản
lý trực tiếp điều hành hết sức quan trọng. Kế hoạch về chỉ đạo tổ chức
thực hiện các hoạt động chuyên môn phải khoa học cụ thể, công tác kiểm
tra đôn đốc phải thường xuyên kịp thời, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ nội
dung công việc của từng giai đoạn cụ thể trong năm học mà đề ra những
yêu cầu nhiệm vụ phù hợp. Trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở
trường THPT có nhiều nội dung, ở trường THPT Đoàn Kết lãnh đạo
trường tập trung chú trọng các nội dung:Bồi dưỡng năng lực quản lý cho


tổ trường chuyên môn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ
chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện thanh tra kiểm tra rút kinh
nghiệm, tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ chuyên môn, công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu. Hiệu quả: nề nếp chuyên môn của
nhà trường được ổ định, công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các
tổ trưởng chuyên môn khoa học bài bản và hiệu quả hơn; chất lượng đội
ngũ ngày càng được nâng cao, các hoạt động bổ trợ chuyên môn ngày
càng được chú ý đổi mới về cả nội dung hình thức thu hút sự tham gia
của thầy cô giáo và học sinh nhằm tạo một sân chơi qua đó rèn luyện
năng lực chuyên môn năng lực tổ chức quản lý điều hành cho giáo viên
để học sinh được tham gia bày tỏ chính kiến sự hứng thú sáng tạo của
mình để vui mà học, góp phần nâng cao kết quả học tập giảm tỷ lệ yếu
kém hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học. Các hoạt động chuyên môn của
nhà trường từ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tổ chức điều hành
rút kinh nghiệm đều được thực hiện một cách bài bản nghiêm túc có chất
lượng. Chất lượng giáo dục hàng năm đều được nâng lên, số học sinh yếu

kém giảm, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT kết quả bồi dưỡng học
sinh giỏi, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học cao đẳng ngày càng
cao.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Là một trường vùng sâu vùng xa điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó
khăn nhà trường còn thiếu phòng học, các phòng chức năng phòngbộ
môn phòng thực hành thí nghiệm. Điều đó phần nào là những trở ngại
cho việc triển khai chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có
nhiệm vụ chuyên môn. Hiện nay Sở GDĐT Sở kế hoạch đầu tư đã đồng ý
cấp kinh phí xây dựng thêm một số phòng học và các hạng mục khác


phục vụ dạy và học hy vọng trong thời gian tới những khó khăm về cơ sở
vật chất được khắc phục góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
Thực tế những vấn đề được đề cấp trong đề tài sang kiến kinh nghiệm
này của tôi là những vấn đề đã được đề cập và cũng là vấn đề được các
trường THPT, cấp quản lý như phòng GDTrH PT của Sở Giáo dục Đào
tạo quan tâm chỉ đạo thông qua các lần hội thảo.Vấn đề mấu chốt và quan
trọng là công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện ở các trường mà vai trò quan
trọng là sự quan tâm, tầm nhìn cách thức tổ chức thực hiện có sự phối
hợp đồng thuận giữa lãnh đạo trường các tổ trưởng chuyên môn giáo viên
bộ môn cộng sự nhiệt tình tinh thần trách nhiệm.
Có một bài phóng sự đăng trên báo An ninh thế giới mà tôi đã được đọc.
Đó là câu chuyện cảm động về một người thầy một người làm công tác
quản lý đã mang chữ đến với vùng cao biến “Mù Cả” thành sáng cả. Đó
là vào thời điểm năm 1959 khi mà điều kiện vật chất phục vụ dạy học có
thể nói là con số không. Trò phải viết chữ lên cổ tay lên lá chuối và lên
lưng trâu. Vây mà nhờ sự cố gắng sáng tạo trong điều kiện hết sức khó
khăn chỉ một người thầy biến Mù Cả xã duy nhất ở rẻo cao phía bắc được
nhà nước công nhận là xoá được nạn mù chữ: “ Viết bằng que trên giấy

và trên lá chuối, rồi lại viết trên lưng trâu để tranh thủ ôn bài. Đúng lúc
bấy lúc giờ một mình gánh vác toàn bộ “ non sông” Mù Cả nên ông Bôn
thả sức cho sự sáng tạo của mình. Bấy giờ ở nhiều nơi điều kiện tốt hơn
người ta vẫn không làm được điều mà tất cả phụ huynh và học sinh mong
đợi. Điều đó chỉ có thể khẳng định được rằng sự thiếu toàn tâm toàn ý
với công việc trồng người của không ít cán bộ Giáo dục. Độ ấy một
mình ông Bôn bằng mọi giá phải đưa cái chữ đến với đồng bào, bất chấp
qui phạm mô hình cứng nhắc.Ông đã yêu việc dạy chữ hơn bản thân
mình. Ông đã hiểu người Hà Nhì bản xứ hơn chính họ. Có lẽ vì vậy mà


ông đã trở thành Anh hùng đầu tiên của ngành Giáo Dục Việt Nam. Năm
1999 sau khi nghỉ hưu tại Hải Phòng. Thầy Bôn thu xếp một chuyến trở
về Mù Cả. Những học trò của thầy có người bây giờ là đại biểu Quốc
Hội, trưởng ban tuyên giáo tỉnh Uỷ, bệnh viện trưởng. Họ đón thầy như
một vị cứu tinh trong lòng họ. Nhiều người giữa huyện lỵ Mường Tè cứ
ôm lấy thầy mà khóc. Điều lơn nhất đối với người cán bộ quản lý Giáo
Dục thầy giáo anh hùng Nguyễn Văn Bôn mà ông có được sau những
ngày xả thân vì cộng đồng người Hà Nhì ở Mù Cả là một lẽ sống hiến
dâng.Tên thầy trở thành tên núi ở vùng đất mà thầy đã xả thân cống hiến
và khai tâm khai trí. Đó là tấm gương đó cũng là bài học cho mọi người
suy ngẫm”. Tôi muốn mượn lời bài báo này thay lời kết – đó cũng là lời
ngưỡng mộ tri ân đối với một thế hệ vàng của ngàng Giáo dục Việt Nam.
v. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Người thực hiện


Nguyễn Văn Hiển




×