Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIIE6N1 KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 9 Một số biện pháp tích hợp tình yêu quê hương đất nước qua bài giảng môn Lịch sử 9 trường Trung học cơ sở Thạnh Lợi huyện Tháp Mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.29 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Võ Nhật Bình

Năm sinh: 1985

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Lịch sử
- Nhiệm vụ được phân công: Tổ trưởng, dạy lớp.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Con người sinh ra, lớn lên phải biết lịch sử nước nhà, yêu Tổ quốc một
cách sáng suốt, phải làm tròn phận sự công dân đối với Tổ quốc … Đây là vấn
đề quan trọng để làm nảy nở lòng tự hào, tinh thần yêu quê hương, đất nước có
trách nhiệm với xã hội với mọi người xung quanh.
Thật vậy, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức,
hình thành nhân cách của học sinh. Đặc biệt là giáo dục cho học sinh lòng yêu
quê hương đất nước, tự hào dân tộc, biết phát huy truyền thống tốt đẹp của ông
cha ta. Nhưng hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên xem nhẹ việc
giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua bài giảng môn Lịch sử.
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân thấy có một số tiết giáo viên chỉ
truyền tải hết nội dung kiến thức sách giáo khoa là xong nội dung bài học. Giáo
viên ít liên hệ kiến thức, ít giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua bài giảng.
Từ đó không những làm cho học sinh cảm thấy giờ học khô khan, thậm chí học
sinh không thích học môn Lịch sử mà còn làm việc riêng hoặc gây mất trật tự.
Thực tế thấy cảnh học sinh khi học mệt mỏi, thậm chí có những học sinh


ngủ gật. Qua đó, bản thân biết sở dĩ các em có tâm lý ngán ngại môn Lịch sử bởi
do giáo viên dạy chưa thu hút học sinh, chưa dẫn dắt học sinh tìm cái mới trong
lịch sử qua các mẫu chuyện, qua các hình ảnh nhân vật lịch sử. Đặc biệt là chưa
tạo ra cái mới thông qua bài giảng của giáo viên, chỉ gối gọn trong sách giáo
khoa.
Tuy nhiên, trong giờ dạy tuy giáo viên cũng có đề cập đến tình yêu quê
hương, đất nước nhưng còn mang nặng về lý thuyết, còn nói chung chung chưa
lồng ghép cụ thể vào một bài hay mục nhất định của bài giảng, chưa liên hệ thực
tế để giáo dục học sinh. Cho nên học sinh chưa hứng thú về cách truyền đạt của
giáo viên. Từ đó chất lượng giáo dục vẫn chưa cao. Cụ thể như sau:


Kết quả học tập môn Lịch sử của năm học 2015 – 2016:

* Nguyên nhân:
Từ thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ
bản sau đây:
Giáo viên chưa thật sự cập nhật, khai thác tốt những nguồn tư liệu về lịch
sử bên ngoài sách giáo khoa nên khi lên tiết dạy thì giáo viên dạy cảm thấy khô
khan còn học sinh thì không chú ý. Dẫn đến việc học sinh chán học môn Lịch
sử.
Trong phương pháp dạy và học Lịch sử, giáo viên ít chú ý đến kênh hình,
ít giới thiệu nhân vật lịch sử, giáo viên thường giới thiệu qua loa chưa khai thác
chi tiết, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về
đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm của nhân vật lịch sử. Do giáo viên
không chú ý đến nguồn tư liệu khác, đó là những nguồn tư liệu quý giá để giáo
dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào của dân tộc.
Việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung
kiểm tra về các nguồn tư liệu nhân vật lịch sử, mặc dù có một số tiết học vai trò
các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng là tâm điểm về nội dung bài giảng trong

suốt một tiết học.
Một số học sinh chưa thật sự say mê môn học, nhiều em chưa tự giác học
tập, vẫn còn hiện tượng học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài
tập lịch sử khi đến lớp, các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ
các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử … còn chưa rõ ràng. Đa số các em chỉ
dừng lại mức độ nhận biết sự kiện lịch sử chưa biết liên hệ, so sánh các sự kiện,
các nhân vật lịch sử càng chưa biết vận dụng các môn học khác để giúp hiểu một
bài học lịch sử nên tinh thần tự hào dân tộc của học sinh thể hiện chưa cao.
Với những thực trạng trên, là giáo viên dạy Lịch sử tôi muốn học sinh
mình học tốt, nắm kiến thức sâu hơn, học sinh phải thể hiện mình trước tinh thần
dân tộc, phải học tập, phải noi gương, phải hành động cụ thể, phải thán phục sự
hy sinh của lớp người đi trước, phải có trách nhiệm với quê hương, đất nước ở
hiện tại và tương lai. Cho nên, việc tích hợp tình yêu quê hương, đất nước qua
bài giảng môn Lịch sử lớp 9 là hết sức cần thiết.

2


2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tích hợp tình yêu
quê hương, đất nước qua bài giảng môn Lịch sử 9 trường Trung học cơ sở Thạnh
Lợi, huyện Tháp Mười”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Lịch sử lớp 9 ở trường trung học cơ sở
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
3.1. Giáo dục cho học sinh những tấm gương hy sinh vì quê hương,
đất nước của các Anh hùng dân tộc:
Lịch sử lớp 9 có nhiều tấm gương hy sinh cho tổ quốc như: Kim Đồng,
Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, … Đó là các chiến sĩ ngoài mặt trân
chịu đói, chịu rét, cái chết cận kề nhưng họ không quật ngã, họ vẫn kiên trì chiến
đấu hy sinh để giành thắng lợi vẻ vang. Còn dễ nhận ra hơn là ở hậu phương

nhân dân phải lao động vất vả để phục vụ cho tuyền tuyến, cung cấp đạn dược,
lương thực ra chiến trường. Những tấm gương ấy thể hiện tinh thần yêu quê
hương, đất nước.
Thông qua hình ảnh các anh hùng giáo dục cho học sinh lòng yêu nước,
tinh thần hy sinh đóng góp to lớn của nhân dân trong các cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ. Từ những tấm gương ấy, giáo viên cần khơi dậy cho học
sinh, giáo dục cho học sinh biết cách hành động để xứng đáng với những tấm
gương vượt mọi khó khăn, với những trái tim kiên trì giành trọn thân mình cho
quê hương, đất nước.
Chẳng hạn như trong bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Giáo viên có thể khắc sâu tấm gương hy
sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện: “Khi quân ta kéo pháo lên trận địa, pháo đang
lên dốc, bỗng nhiên dây đứt cáp, khẩu pháo đang trên đà lao xuống vực. Làm
thế nào để ngăn khẩu pháo lại. Trong phút nguy nan ấy, Tô Vĩnh Diện không
ngại hy sinh đã lao mình vào bánh pháo …” Qua đó, học sinh rất thán phục hình
ảnh của người anh hùng dân tộc đã hy sinh vì quê hương, đất nước.
3.2. Nội dung tích hợp tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh:
Để tiết học Lịch sử đạt hiệu quả thì học sinh phải có sự rung cảm mạnh
mẽ về quá khứ qua các sự kiện lịch sử chân thật, qua những tấm gương hy sinh
tuyệt vời của các anh hùng dân tộc, qua các trận đánh quyết tử. Ngoài ra, giáo
viên phải giáo dục cho học sinh hiểu rằng có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ
như hôm nay là nhờ biết bao người ngã xuống, biết bao mồ hôi nước mắt của
đồng bào cả nước đấu tranh giành được. Nội dung tích hợp rất nhiều bài chẳng
hạn như:
Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
(1945-1946). Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước qua việc đóng góp của
nhân dân cả nước về tiền, vàng của cải vật chất cho buổi đầu của đất nước khi
mới được nền độc lập.
Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953-1954). Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước qua việc đặt lợi

3


ích của dân tộc, đất nước lên trên hết. Quân và dân ta chiến đấu ngoan cường,
vượt khó khăn, gian khổ để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”.
Bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước (1965-1973)
Ca ngợi tinh thần Bắc – Nam một nhhà, tinh thần đóng góp tự nguyện sức
người, sức của của nhân dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước ở miền Nam. Ca ngợi tinh thần đồng lòng vượt khó, tinh thần hy sinh vì
đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3.3. Cách tích hợp tinh thần yêu quê hương, đất nước cụ thể qua nội
dung bài giảng:
Để thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước trong giờ dạy giáo viên
phải lôi cuống học sinh qua các hình ảnh trực quan, qua các đoạn tư liệu minh
họa. Nhất là qua lời nói sinh động từ giáo viên. Chẳng hạn như:
Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
(1945-1946). Tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám gặp muôn vàn khó
khăn “ngàn cân treo sợi tóc”. Để giải quyết những khó khăn đó nhân dân cả
nước thực hiện phong trào “Ngày đồng tâm”, “Hủ gạo tiết kiệm”, “Tuần lễ
vàng” … Giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh: Trong hoàn cảnh khó
khăn ấy, có cụ bà tặng cả đôi bông tai bằng vàng sắm từ thời con gái, có bà cụ
80 tuổi mang tới một gói lụa điều bên trong là nén vàng gia bảo nặng 17 lạng …
Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân cả nước góp được 370 kg vàng … Nhờ
sự đóng góp ấy mà đất nước vượt qua khó khăn. Qua các các thông tin ấy, học
sinh đều tỏ vẻ thán phục tinh thần đóng góp của nhân dân cho đất nước. Từ
những tư liệu lịch sử ấy, giáo viên cho học sinh bày tỏ suy nghĩ của mình về
những đóng góp của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước khó khăn lúc bấy giờ.
Tiếp theo, giáo viên cho học sinh liên hệ với bản thân, gia đình học sinh trong
việc đóng góp xây dựng địa phương, quê hương, đất nước nơi mà các em đang

sinh sống.
Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953-1954). Nhấn mạnh cho học sinh hiểu công tác chuẩn bị tấn công căn
cứ Điện Biên Phủ. Qua những hình ảnh thanh niên xung phong mở đường vào
trận địa, những đoàn dân công tải đạn, gánh lương thực ra chiến trường, hình
ảnh bộ đội kéo pháo. Đặc biệt là từ ngôn ngữ giáo viên kể cho học sinh nghe về
hình ảnh của Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, … Với những hình
ảnh sinh động, những sự kiện chân thực, những tấm gương hy sinh tuyệt vời ấy
sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh, tạo cho các em cái nhìn
toàn diện về quá khứ hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê
hương, đất nước để học sinh thấy được rằng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như
ngày hôm nay là có biết bao lớp người đã ngã xuống vì nền độc lập.
Bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước (1965-1973).
Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng thủy chung của nhân dân hai miền nam – Bắc.
Vì miền Nam mà thanh niên, học sinh miền Bắc dùng máu của mình để viết lên
4


những lá đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu, bỏ dở cả sự nghiệp của mình, hơn
nữa là bỏ cả tuổi thanh xuân ở rừng Trường Sơn mở đường vì sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước. Có thể nêu một vài hình ảnh của anh Nguyễn Văn Thạc, bác sỹ
Đặng Thùy Trâm, sự hy sinh của 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc … để chứng
minh được điều đó.
Qua những tư liệu, hình ảnh ấy, giáo viên có thể liên hệ bản thân và gia
đình học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống tiếp tục xây dựng quê hương
đất nước.
3.4. Thảo luận, trao đổi 2 phút đầu giờ và 1 phút cuối giờ trong tiết
học:
Qua thực tế giảng dạy có nhiều câu hỏi của học sinh làm bản thân bất ngờ.
Chẳng hạn như: “Thầy ơi, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã rút

khỏi nước ta chưa thầy? sao mình không nổ súng đánh đuổi?” hay “theo thầy
nước ta có trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020
không thầy?” … Từ những câu hỏi đơn giản của học sinh nhưng cũng đã chứng
minh rằng dù là nhỏ tuổi nhưng qua các phương tiện truyền thông học sinh có
những suy nghĩ, quan tâm đến tình hình đất nước, tâm hồn các em đã nảy nở về
tình yêu quê hương, đất nước.
Từ những vấn đề ấy, giáo viên cùng với học sinh trao đổi thảo luận về tình
hình địa phương, đất nước qua 2 phút đầu giờ. Một mặt, lắng nghe về sự hiểu
biết, nắm bắt của học sinh, giải thích những vấn đề các em thắc mắc, bàn về tình
hình chính trị, xã hội đã diễn ra. Mặt khác, thông tin đến học sinh những sự kiện
trọng đại có liên quan đến đất nước nhằm cung cấp cho các em biết được những
thành tựu mà quê hương, đất nước đạt được hàng ngày. Còn đối với 1 phút cuối
giờ, giáo viên gợi cho học sinh tìm hiểu những thông tin trên các phương tiện
truyền thông những nội dung có liên quan đến bài học hoặc sưu tầm những nhân
vật lịch sử hay những vấn đề nổi bật của xã hội. Bởi vì, để trang bị cho học sinh
có kiến thức vững vàng, có khả năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch
sử thì các nội dung trong sách giáo khoa chưa đủ mà còn phải nhờ vào các tài
liệu khác mà tự học sinh tìm hiểu.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:
Với Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tích hợp tình yêu quê
hương, đất nước qua bài giảng môn Lịch sử 9 trường Trung học cơ sở
Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười” tôi thấy có thể áp dụng rộng rãi và có thể nhân
rộng.
4.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Áp dụng ở môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Thạnh Lợi

5



5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
5.1. Lợi ích:
* Đối với học sinh:
Xóa bỏ cảm giác khô khan trong các giờ học lịch sử để môn học này trở
nên gần gũi với các em hơn. Từ đó giúp cho học sinh yêu thích học môn Lịch sử
nhiều hơn. Tránh được tình trạng không thích học môn Lịch sử của một số học
sinh.
Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với
cách dạy này, tạo ra sự thoải mái, vui vẻ, tập trung chú ý cao độ, giúp các em
khắc sâu biểu tượng về sự kiện, nhân vật lịch sử, hiện tượng lịch sử, giúp các em
có thể nhớ bài ngay tại lớp. Cho nên phương pháp này mang lại sự hứng thú cho
học sinh. Có thể áp dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh cấp trung học cơ
sở.
* Đối với giáo viên:
Việc “Tích hợp tình yêu quê hương, đất nước qua bài gảng” được vận
dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao ở học sinh về tất cả các
mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và
trò nhằm giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, am
hiểu được nhiều vấn đề trong các lĩnh vực khác. Điều này quan trọng và đòi hỏi
nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi
người giáo viên.
Mỗi môn học đều nhằm giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống. Nhận thấy một số giải pháp nêu trên là cần thiết và hữu ích
tuy chỉ mới thực hiện trên khối 9 nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Thời gian
tới sẽ dần hoàn thiện, bổ sung để thực hiện trên tất cả các khối còn lại, các giải
pháp có thể áp dụng ở toàn trường cũng như ở các nơi khác.
5.2. Hiệu quả:
Qua việc áp dụng “Một số biện pháp tích hợp tình yêu quê hương, đất
nước qua bài giảng môn Lịch sử 9 trường Trung học cơ sở Thạnh Lợi, huyện
Tháp Mười” tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau:

Qua thời gian áp dụng các giải pháp trên vào thực tế trong giảng dạy ở
khối lớp 9 học kỳ I, năm học 2016-2017, các em đã có thái độ tích cực hơn đối
với bộ môn, nhiều em tự giác hăng say tham gia các hoạt động sưu tầm, nghiên
cứu nhiều vấn đề do giáo viên phát động, các em thể hiện thái độ học tập hứng
thú, đôi lúc còn đọc những câu thơ về cách mạng, photo những hình ảnh của các
chiến sĩ cách mạng vào lớp cho các bạn xem.
Quan trọng hơn là các em đã có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp
học tập tích cực. Các em tự tìm hiểu đã hiểu rõ và nắm chắc các khái niệm, diễn
biến của các sự kiện. Các em đã hình thành được một số kỹ năng lịch sử đơn
giản, hiểu, đọc, và trình bày diễn biến, sưu tầm nghiên cứu. Các em biết quan sát
tranh ảnh, hình vẽ để rút ra kiến thức cần nắm, biết phân tích, chủ động trong
6


việc lĩnh hội các kiến thức lịch sử, giải thích được các sự kiện lịch sử, biết liên
hệ thực tế.
* Kết quả cụ thể:
Trong thời gian qua khi áp dụng một số kinh nghiệm tích hợp tình yêu quê
hương, đất nước vào bài giảng thì học sinh ham thích học môn lịch sử nhiều hơn
và chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ kết quả cụ thể như sau:
* Chất lượng bộ môn ở học kì I năm học 2016 – 2017:

Như vậy so với trước kia thì hiệu quả của việc “Tích hợp tình yêu quê
hương, đất nước” vào tiết dạy mang lại hiệu quả cao. Khi chưa áp dụng sáng
kiến thì tỉ lệ học sinh giỏi chỉ đạt 9.09%, tỉ lệ học sinh yếu là 23.6%, sau khi áp
dụng sáng kiến thì tỉ lệ học sinh giỏi đạt 23.64%, số lượng học sinh yếu, kém
không còn (0%).
Điều cuối cùng là muốn thực hiện có hiệu quả việc tích hợp trong bài
giảng Lịch sử, đòi hỏi giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
còn phải có cái tâm, ý thức trách nhiệm cao trong dạy học. Bởi vì phương pháp

dù hay đến mấy nhưng người thầy không có trách nhiệm, không yêu nghề và
thương yêu học sinh hết mực thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản
thân tôi trong năm 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.

Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 13 tháng 3 năm 2017
Người báo cáo

Võ Nhật Bình

7



×