Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 7 Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa nhằm tạo hứng thú trong học tập môn Lịch sử khối 7 ở trường Trung học cơ sở Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.79 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: LÊ THỊ HỒNG THẮM

Năm sinh: 1985

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Lịch sử
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Dạy học Lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều
có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực tế
hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến
thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào
biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất nhanh quên.
Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời
sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử,
coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn
đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm
lẫn kiến thức lịch sử, ít hứng thú khi học tập là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế
ở nhiều trường.


Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn


nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các
nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết mà rất
ít số tiết thực hành và ôn tập (điển hình là Sử 9). Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều
sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ, khó thuộc.
Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông nhằm đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, trong đó
coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội là
một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay.
Qua nhiều năm giảng dạy lịch sử và thực trạng tại nhà trường bản thân tôi
luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn
hơn và đạt kết quả cao hơn. Bên cạnh đổi mới phương pháp trong dạy học thì một
trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học
sinh là sử dụng các di sản văn hóa trong các tiết học Lịch sử. Vì thế, tôi chọn đề tài:
Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa nhằm tạo hứng thú trong học
tập môn Lịch sử khối 7 ở trường Trung học cơ sở Thạnh Lợi.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả di
sản văn hóa nhằm tạo hứng thú trong học tập môn Lịch sử khối 7 ở trường Trung
học cơ sở Thạnh Lợi.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: giảng dạy môn lịch sử lớp 7
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều
nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất
đạo đức chính trị cho học sinh.
Trong những năm qua, khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc
đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng
dạy học. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học



lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức
đã học vào cuộc sống ,trong đó các di sản văn hóa được sử dụng có hiệu quả trong
các tiết dạy đóng vai trò hết sức quan trọng . Cho nên, cùng với các môn học khác,
việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Học môn Lịch
sử phải gắn liền với các di sản mới phát huy hết hiệu quả của bộ môn giáo dục
truyền thống này. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc
lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải
tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho học sinh ít hứng thú với môn học này.
Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy
dạy thế nào để học sinh hứng thú học, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của
học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Đặc biệt bây giờ nền
giáo dục Việt Nam đang hướng tới là: “Dạy học gắn liền với thực tiễn”. Vì vậy, then
chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện
và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất
hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đổi mới phương
pháp, phương tiện dạy học thì việc sử dụng các di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Di sản được đưa vào giảng dạy ở 3 môn học là lịch sử, địa lý và âm
nhạc. Kết quả cho thấy, giáo viên lựa chọn nội dung các tiết dạy tích hợp, liên hệ
hoặc sử dụng di sản trong dạy học phức hợp, đúng địa chỉ. Đặc biệt, giáo viên tổ
chức tiết dạy có sự linh hoạt, sáng tạo, học sinh hứng thú, tích cực hơn trong các giờ
dạy có sử dụng di sản. Các em được tham gia vào nhiều hoạt động học tập như sưu
tầm tranh, ảnh, tư liệu, hiện vật có liên quan đến bài học. Từ đó, các em hứng thú và
có ý thức hơn trong việc học tập bộ môn.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:
Nếu sáng kiến kinh nghiệm thực hiện thành công sẽ giúp học sinh học tập môn
Lịch sử hứng thú hơn từ đó nắm chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu
kiến thức, góp phần nâng cao được chất lượng bộ môn Lịch sử. Bên cạnh giúp giáo

viên có thêm phương pháp dạy học tích cực hơn.


4.2. Phạm vi áp dụng: Đề tài được áp dụng đối với tất cả học sinh lớp 7 của
trường THCS Thạnh Lợi – Tháp Mười – Đồng Tháp năm học 2016-2017
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
5.1. Di sản văn hóa nâng cao nhận thức và kỹ năng cho học sinh:
Trong quá trình giảng dạy đặc biệt là việc sử dụng di sản một cách có hiệu quả
trong các tiết học bản thân tôi nhận thấy di sản văn hóa nâng cao nhận thức và kỹ
năng cho học sinh đồng thời góp phần hết sức quan trọng vào việc gây hứng thú học
tập cho các em.
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong
quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là
nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công
cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên
hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy
độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Các di sản văn hóa góp
phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.
Ví dụ như khu di tích- quần thể di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình)....sử dụng
trong dạy học, đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả
năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản.
Những hình ảnh của di sản cùng với những sự kiện gắn liền, không chỉ giúp có thêm
hiểu biết mà còn tác động sâu sắc tới tình cảm của các em. Bên cạnh đó các giáo
viên có thể đưa ra những câu hỏi định hướng giúp học sinh thu thập những tư liệu và
tìm hiểu sâu hơn về những kiến thức lịch sử.
Tiếp cận với di sản văn hóa, học sinh còn được rèn một số kỹ năng học tập như
kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để
giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. Trong quá trình tiếp
cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các
giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen

thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng,
từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp
nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.


Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên,
các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu.
Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học
sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở
nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi
thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.
5.2. Hướng học sinh sống có trách nhiệm hơn:
Như khi giới thiệu di sản vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng hay khu lăng mộ
của đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ giúp các em hiểu hơn và có ý thức bảo vệ ,phát
huy các giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần của các di sản đặc biệt thông qua
đó hướng các em sống có ý thức, có trách nhiệm hơn .
5.3. Giúp học sinh phát triển về trí tuệ:
Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của
cộng đồng các dân tộc anh em. Trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, các di sản
được kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức tranh văn hoá
đa dạng.
Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát triển toàn
diện cho học sinh đồng thời dạy học gắn liền với thực tiển. Vì vậy, những hiểu biết
về di sản văn hóa sẽ làm dầy thêm vồn kiến thức của các em và đặc biệt giúp học
sinh phát triển về trí tuệ.
Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống
động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó
có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của
HS. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho HS để
các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo sẽ giúp học sinh nhận thức thế

giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các
sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.
5.4. Góp phần phát triển một số kỹ năng sống:
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần nâng
cao kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi


người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Trong quá trình học tập với di sản, học sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn
đạt suy nghĩ, quan điểm, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết
một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp. Đồng thời các em
cũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
Kỹ năng này giúp học sinh có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết
cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới. Làm việc với di sản, học sinh có được
môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học mà cả với
những đối tượng khác mà các em gặp gỡ. Trong quá trình tiếp cận với di sản, giáo
viên lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần phát triển ở các em
một loại kỹ năng sống cần thiết.
Trong quá trình dạy học thông qua việc tiếp cận di sản, giáo viên không chỉ
thuyết trình về các hiện tượng, sự vật mà cần tìm hiểu, hướng dẫn học sinh tự quan
sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin. Qua đó các em sẽ
có những kiến thức về di sản và có thể trình bày lại những hiểu biết của cá nhân
mình hoặc của nhóm mà mình đã thu lượm được.
Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm sáng kiến tuy thời gian chưa nhiều
và còn rất mới mẽ nhưng khi sử dụng di sản trong các tiết dạy đã được các đồng
nghiệp đánh giá khá cao. Đặc biệt là thái độ học tập tích cực của học sinh trong các
tiết dạy mà giáo viên có lồng ghép sử dụng di sản.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là
sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2016-2017

Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến
cấp huyện./.
Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị

Người báo cáo

(ký tên, đóng dấu)

(ký, ghi rõ họ tên)
Lê Thị Hồng Thắm




×