S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng
Họ và tên tác giả: Ngô Hữu Tưởng
Sinh ngày: 05 tháng 01 năm 1981
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Văn phòng UBND huyện Bảo Thắng
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Đề nghị công nhận sáng kiến, kinh nghiệm:
"Tham mưu cho UBND huyện giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động, chất lượng giáo dục, duy trì số lượng học sinh tại các
trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện”.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Trọng Hiếu Ngô Hữu Tưởng
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
"Tham mưu cho UBND huyện giải pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo dục, duy trì số lượng
học sinh tại các trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Hiện nay, toàn huyện có 85 đơn vị trường học, gồm: 21 trường mầm non, 37
trường tiểu học, 23 trường THCS và 3 trường THPT, 01 Trung tâm GDTX, với tổng
số 2.238 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 1088 lớp, 22.769 học sinh. Trong đó
khối THPT, Trung tâm GDTX có 202 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 74 lớp,
2.438 học sinh.
Trong những năm qua, các trường THPT, Trung tâm GDTX huyện đã bám sát
Điều lệ Đảng, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm do Huyện ủy-UBND huyện và Sở
GD&ĐT giao cho để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, xác định đúng các
nhiệm vụ trọng tâm để triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng
đội ngũ, chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho huyện. Tập thể
cán bộ, đảng viên, giáo viên các trường đã đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, phấn
đầu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, luôn sức đáng là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo. Triển khai thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động gắn với cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tiếp tục đổi mới
phương pháp giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tích cực áp dụng các kĩ thuật
dạy học phù hợp vào bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, số lượng giáo dạy
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
giỏi cấp trường, cấp tỉnh, giáo viên là cốt cán của Sở GD&ĐT cao hơn năm trước. Về
chất lượng học sinh: có 61,5% đạt hạnh kiểm tốt, 29,5% hạnh kiểm khá, 6,7% hạnh
kiểm trung bình và còn 2,1% xếp loại yếu. Về học lực: có 3,6% học sinh đạt loại giỏi,
34,95% đạt loại khá, 50,7% đạt TB và 10,7% xếp loại yếu, kém. Đối với chất lượng
giáo dục thường xuyên: Về hạnh kiểm: Tốt: 30,38%, Khá: 41,77%, TB: 5,06%. Học
lực: Giỏi: 0, Khá: 8,86%, TB: 74,48%, Yếu: 12,66%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp
THPT năm 2013 là 799/857 đạt tỉ lệ 93%.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn,
điển hình như: Kinh nghiệm hoạt động công tác Đảng còn ít, việc triển khai các nhiệm
vụ lãnh chỉ đạo của các Chi, Đảng bộ còn bỡ ngỡ, khó khăn. Chất lượng tuyển sinh
lớp 10 THPT còn thấp, nhất là tại trường THPT số 1 Bảo Thắng, tuyển được 357/380
học sinh, đạt tỷ lệ 93,3%, Trung tâm GDTX tuyển được 38/105 học sinh, đạt tỷ lệ
36,1% ; tỷ lệ đội ngũ giáo viên trẻ cao, kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên đã ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục ở một số môn học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT
năm học 2012-2013 thấp hơn năm học 2011-2012. Đặc biệt là số lượng học sinh bỏ
học còn cao, tính từ đầu năm học 2013-2014 đến nay là 63 học sinh, chiếm % số học
sinh bỏ học của toàn huyện (trường THPT số 1 có 28 học sinh, THPT số 2 có 29 học
sinh, THPT số 3 có 5 học sinh, Trung tâm GDTX có 01 học sinh bỏ học). Bên cạnh
đó, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến tình trạng học sinh
bỏ học (thường chỉ chú ý đến học sinh khối mầm non, tiểu học, THCS)
Từ những thuận lợi, khó khăn trên và qua nghiên cứu tình hình thực tế, với
nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện về công tác
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
văn hóa-xã hội, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo dục,
duy trì số lượng học sinh của các trường THPT, Trung tâm GDTX huyện cần phải có
những giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò lãnh đạo của các cấp
ủy, đảng trong các nhà trường tới các tổ chức đoàn thể và các hoạt động chuyên môn
một cách toàn diện, chính vì vậy tôi đã lựa chọn sáng kiến, kinh nghiệm “Tham mưu
cho UBND huyện giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo
dục và duy trì sĩ số học sinh tại các trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn
huyện”, với các nhóm giải pháp cụ thể như sau:
1. Nhóm giải pháp chỉ đạo nhằm phát huy vai trò lãnh, chỉ đạo và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các chi, Đảng bộ các nhà trường, cụ thể là:
- Các nhà trường cần tiến hành rà soát các nhiệm vụ, mục tiêu các kế hoạch,
Chương trình công tác, Nghị quyết của Đảng bộ, Chi bộ đã ban hành nghị quyết chỉ
đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra năm 2013 và các
năm tiếp theo.
- Chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn bộ máy Đảng ủy, cấp ủy Chi bộ, ổn định tổ
chức để hoạt động có hiệu quả; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Đảng ủy viên, Chi
ủy viên phụ trách công tác kiểm tra, các đoàn thể và các lĩnh vực công tác, đảm bảo
phù hợp với năng lực, đúng theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các chi, đảng bộ các nhà trường cần chủ động liên hệ với các Ban xây dựng
Đảng của Huyện ủy (Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ủy ban kiểm tra
Huyện ủy) để được thông tin, hướng dẫn về quy trình, nghiệp vụ công tác Đảng nhằm
nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác đảng.
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Chỉ đạo làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ; chú trọng bồi
dưỡng những quần chúng là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường có
phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có
năng lực để kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
2. Nhóm giải pháp chỉ đạo các trường THPT, Trung tâm GDTX thực hiện
có hiệu quả các hoạt động phong trào:
- Tập trung chỉ đạo các nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc
vận động, các phong trào lớn của ngành, của tỉnh, huyện phát động gắn với cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”.
- Chỉ đạo các nhà trường nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; đồng
thời, tích cực tham gia các hoạt động phong trào, các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
3. Giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các đoàn thể trong các
nhà trường: Chỉ đạo các nhà trường quan tâm đến tổ chức, hoạt động của các Đoàn
thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ
chức Đoàn thanh niên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục truyền
thống đạo đức, hành vi cho các đoàn viên, thanh niên là học sinh trong các nhà
trường, chấp hành các quy định của pháp luật và các quy định của địa phương.
4. Nhóm giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn
(chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục):
- Chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường cần tập trung chỉ đạo các Tổ chuyên môn
thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn năm học 2013-2014 và các năm tiếp theo.
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các Tổ chuyên môn, giáo
viên bộ môn triển khai thực hiện tốt việc phân nhóm đối tượng học sinh để tiến hành
phụ đạo, bồi dưỡng học sinh ngay từ đầu năm học, đặc biệt đối với những môn học có
chất lượng chưa cao (môn Lịch sử, Hóa học ). Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ học sinh
mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THPT hàng năm đạt trên 96%, trở thành đơn vị đứng trong tốp đầu về chất
lượng giáo dục THPT của tỉnh, đặc biệt là trường THPT số 1 Bảo Thắng.
- Chỉ đạo các snhà trường chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên nhà trường. Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp
dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường,
cấp tỉnh và giáo viên là cốt cán của Sở GD&ĐT để làm nòng cốt thúc đẩy và nâng cao
chất lượng các hoạt động chuyên môn của các nhà trường góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh.
- Tăng cường tổ chức các hội thảo, tổ chức dạy chuyên đề giữa các trường
THPT, Trung tâm GDTX trong và ngoài huyện, đặc biệt là với các trường có chất
lượng cao của tỉnh (trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Trường THPT chuyên Lào
Cai) để giao lưu, trao đổi về kinh nghiệp chỉ đạo, phương pháp dạy và học nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
5. Nhóm giải pháp chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác kiểm tra, giám
sát tại đơn vị:
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Các chi, Đảng bộ các nhà trường cần tập trung làm tốt công tác kiểm tra để
nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, Đảng viên,
giáo viên, nhân viên trong các nhà trường để ban hành các Nghị quyết lãnh đạo phù
hợp, hiệu quả; chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn nhằm thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt
động chuyên môn của các tổ khối, kiểm tra trực tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong các nhà trường.
- Các nhà trường cần phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân, thực hiện
đúng Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo phát huy sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết
của toàn đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác đảng và nhiệm vụ chuyên
môn, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
6. Nhóm giải pháp chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác quản lý, giáo
dục học sinh:
- Các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, làm tốt công
tác quản lý, giáo dục học sinh, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.
- Chỉ đạo các trường THPT chủ trì phối hợp với UBND - Công an các xã, thị
trấn có học sinh học tại nhà trường tăng cường quản lý, nắm rõ thông tin, địa chỉ
những học sinh ở trọ, ở bán trú tại trường (thống kê danh sách, các thông tin liên quan
của học sinh tại các điểm nhà trọ, yêu cầu chủ nhà trọ ký cam kết với chính quyền địa
phương về quản lý học sinh ở trọ ). Thường xuyên báo cáo UBND huyện để chỉ đạo,
tăng cường công tác kiểm tra, quản lý học sinh; đồng thời, đảm bảo việc triển khai
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh được chính xác, đúng đối tượng, phát huy
được hiệu quả.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, hành vi, giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng giao
tiếp, thu thập, xử lý thông tin cho học sinh.
- Nếu có điều kiện có thể mở các lớp học sinh bán trú THPT tại các đơn vị
trường học để tạo điều kiện cho học sinh học tập có hiệu quả.
7. Nhóm giải pháp chỉ đạo các trường tăng cường thực hiện các biện pháp
hạn chế tình trạng học sinh bỏ học:
- Chỉ đạo các trường THPT, Trung tâm GDTX phối hợp với Phòng GD&ĐT,
UBND các xã, thị trấn có học sinh học tại trường, phân công cán bộ, giáo viên (kể cả
giáo viên bộ môn) cùng với các đoàn thể, chính quyền xã, thôn tăng cường đến các hộ
gia đình có học sinh bỏ học vận động học sinh bỏ học ra lớp (nêu rõ tình hình, nguyên
nhân học sinh bỏ học không ra lớp). Chủ động tham mưu, đề xuất cho UBND huyện
phương án giải quyết nhằm nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế tối đa
tình trạng học sinh bỏ học.
- Sau khi vận động học sinh bỏ học ra lớp, các trường tiến hành phụ đạo, dạy bổ
sung kiến thức để học sinh cập nhật được kiến thức theo đúng phân phối chương trình
của từng môn học.
- Chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực để học sinh cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; đồng
thời, tổ chức các hoạt động để thu hút học sinh đến trường, tích cực học tập, rèn luyện.
8. Nhóm giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh THPT:
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Chỉ đạo các trường THPT, Trung tâm GDTX xây dựng kế hoạch tuyển sinh
hàng năm phải sát với nhu cầu thực tế để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.
- Các trường THPT, Trung tâm GDTX phối hợp với Phòng GD&ĐT, UBND các
xã, thị trấn, các trường THCS thuộc địa bàn tuyển sinh, tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục thi tuyển vào trường THPT để đảm
bền vững bảo tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS tiếp tục đi học THPT đạt trên 70%
(theo tiêu chí nông thôn mới); đồng thời, có giải pháp để nâng cao chất lượng tuyển sinh
hàng năm.
- Tăng cường chỉ đạo nhằm phát huy vai trò lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể cá xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động học sinh tốt nghiệp
THCS tiếp tục thi tuyển vào trường THPT, đặc biệt là tại các xã xây dựng nông thôn mới.
- Bên cạnh đó, UBND huyện cần chỉ đạo Phòng GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng toàn diện tại các nhà trường THCS để tạo nguồn và làm cơ
sở để nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng giáo dục THPT.
9. Nhóm giải pháp chỉ đạo làm tốt công tác Thi đua-Khen thưởng, xây
dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Căn cứ vào thành tích, các danh hiệu đã đạt được của đơn vị, các nhà trường
phải xây dựng kế hoạch, lộ trình phấn đấu để đề nghị các cấp khen thưởng cho tập thể,
cá nhân hàng năm theo đúng Luật thi đua, khen thưởng nhằm động viên, khích lệ đội
ngũ phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục đề xuất với UBND huyện, Sở GD&ĐT đầu tư xây dựng các hạng
mục công trình theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
duy trì, nâng cao chất lượng trường học đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đạt chuẩn quốc
gia để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường
Trên đây là nội dung sáng kiến, kinh nghiệm của cá nhân tôi, với mục đích
tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo
dục, duy trì sĩ số học sinh tại các trường THPT, Trung tâm GDTX huyện.
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Xuất phát từ tình hình thực tế, trong thời gian qua tình hình hoạt động, chất
lượng giáo dục không đồng đều, đặc biệt là công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn,
tình trạng học sinh THPT bỏ học gia tăng như đã nêu trên, bản thân tôi đã chon sáng
kiến, kinh nghiệm “Tham mưu cho UBND huyện giải pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng hoạt động, chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh tại các trường THPT,
Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện”. Đây là những giải pháp mới mà bản thân tôi
đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất
lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh và nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh tại các
trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện trong năm 2013 và các năm tiếp
theo.
IV. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Thực tế cho thấy, khi triển khai thực hiện về trước mắt và lâu dài sẽ mang lại
những hiệu quả chính là: nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo dục,
duy trì sĩ số học sinh và nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh tại các trường THPT,
Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện trong năm 2013 và các năm tiếp theo.
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao hiệu quả và chất lượng
hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tổ khối trong các nhà trường.
- Bên cạnh đó, sẽ mang lại các hiệu quả như:
+ Tăng cường được sự phối hợp giữa các trường THPT, Trung tâm GDTX
huyện với Phòng GD&ĐT, với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn.
+ Phát huy được vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền,
các đoàn thể từ xã đến thôn trong công tác tuyển sinh, vận động học sinh bỏ học ra
lớp, giáo dục học sinh
+ Tăng cường được sự phối hợp giữa gia đình học sinh với nhà trường, với
chính quyền trong sự quản lý, giáo dục học sinh.
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG:
- Đối với sáng kiến, kinh nghiệm “Tham mưu cho UBND huyện giải pháp chỉ
đạo nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh tại các
trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực
như đã nêu và có thể áp dụng đối với huyện Bảo Thắng và các huyện, thành phố có
cùng những thuận lợi, khó khăn về giáo dục THPT như đã nêu.
- Có thể cụ thể hóa giải pháp này để chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động,
chất lượng giáo dục, duy trì sỹ số đối với các đơn vị trường học khối Mầm non, tiểu
học, THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng và các huyện khác.
Trên đây sáng kiến, kinh nghiệm ““Tham mưu cho UBND huyện giải pháp chỉ
đạo nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh tại các
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện”. Do kinh nghiệm thực tiễn còn
ít, trong quá trình viết sáng kiến không tránh được những thiếu sót. Rất kính mong
Hội đồng sáng kiến huyện xem xét và công nhận sáng kiến cho bản thân tôi.
Xin chân trọng cảm ơn!
PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
1. Thành viên Hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:
2. Thành viên Hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
3. Thành viên Hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
Ng« H÷u Tëng - V¨n phßng UBND huyÖn - Trang: 13