LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo
Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử (THCS) củng cố kiến
thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử.
Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 3 chuyên đề, cụ thể như sau:
1. Đổi mới phương pháp sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn và
soạn giảng bài học lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện trong dạy học
lịch sử ở trường trung học cơ sở.
3. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về
nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô
giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THCS
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK) và phương pháp
dạy học (PPDH) Lịch sử ở trường Trung học cơ sở (THCS) đến nay đã được
hơn một thập kỷ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do cả nguyên nhân
khách quan lẫn chủ quan, nhưng trong thời gian qua, việc thực hiện đổi mới
PPDH Lịch sử đã từng bước mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, dẫn đến chất lượng và
hiệu quả dạy học Lịch sử chưa được cao. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu
là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
1. Từ nội dung chương trình
Mặc dù chương trình, SGK đã có nhiều đổi mới theo hướng tinh giản, cô
đọng nhưng lượng kiến thức trong chương trình vẫn còn nặng. Nhiều bài trong
SGK Lịch sử trình bày dài, kiến thức dàn trải và có một số bài quá tải (nhất là ở
lớp 8 và lớp 9). Nội dung kiến thức lịch sử còn thiếu tính thống nhất trong SGK
và trong các tài liệu khác làm giảm độ tin cậy. Nhiều sách hướng dẫn, bồi
dưỡng, chuyên đề về đổi mới nội dung, PPDH, kiểm tra đánh giá (KT - ĐG) có
một số nội dung còn trùng lặp, chung chung, thiếu tính cụ thể làm cho giáo
viên (GV) khó khăn trong việc nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy học.
2. Từ phương pháp dạy - học môn Lịch sử
- Về phía giáo viên:
Đa số các thầy, cô giáo đã ý thức được yêu cầu, nhiệm vụ phải đổi mới
PPDH và KT - ĐG. Nhiều giáo án được đầu tư, nhiều giờ dạy có đổi mới, sáng
tạo. Không thiếu những giờ dạy học Lịch sử được đánh giá cao, học sinh (HS)
hứng thú, say mê học tập.
Tuy nhiên, hạn chế của vấn đề đổi mới là chưa triệt để, chưa thường xuyên
và hiệu quả chưa cao. Một trong số những yếu tố gây trở ngại cho việc đổi mới
PPDH là một số GV khi soạn giảng vẫn còn mang nặng tâm lý sợ thiếu, bài dạy
ôm đồm kiến thức, nói nhiều, dạy nhiều, dạy hết tất cả các kiến thức có trong
SGK khiến giờ dạy nặng nề, quá sức; hoặc chưa hiểu hết dụng ý của SGK,
không nắm bắt được tính toàn diện của lịch sử nên không xác định được kiến
thức cơ bản, kiến thức trọng tâm mà lựa chọn PPDH phù hợp. Việc sử dụng
phương tiện trực quan và các thiết bị hỗ trợ khác cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Công tác đổi mới KT - ĐG còn nhiều bất cập, chưa có tác dụng thúc đẩy đổi
mới PPDH
- Về phía học sinh:
2
Tuy vẫn không thiếu những em say mê lịch sử, học giỏi lịch sử, am hiểu và
vận dụng tốt bài học quá khứ vào cuộc sống hiện tại nhưng nhìn chung, một
bộ phận lớn HS vẫn còn có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với lịch sử. Phương pháp
học vẫn chủ yếu là học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, không hiểu bản chất,
không có phương pháp suy luận dẫn tới kết quả học tập có phần giảm sút, ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn.
3. Từ hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy học
Phương tiện, trang thiết bị dạy học trong các trường THCS còn thiếu, chất
lượng không đảm bảo. Việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong dạy học Lịch sử còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa có sự vận dụng sáng
tạo để phát huy hiệu quả
4. Từ phía dư luận xã hội
Một bộ phận trong xã hội còn nhìn nhận chưa đúng vai trò, vị trí của bộ
môn Lịch sử đối với việc hình thành kiến thức, hoàn thiện nhân cách và giáo
dục tư tưởng, tình cảm cho con em. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến
tâm huyết và nỗ lực phấn đấu của nhiều GV. Do đó, nhiều giờ dạy học Lịch sử
vì thế mà thiếu đầu tư, không hấp dẫn, kém hiệu quả và chỉ dạy cho xong bài,
hết tiết.
Thực trạng trên càng đòi hỏi mỗi một thầy cô giáo dạy học Lịch sử trong
các nhà trường phải tiếp tục nghiên cứu, tích lũy, tích cực tìm tòi và mạnh dạn
áp dụng các phương pháp hay, cách làm tốt để nâng cao hiệu quả dạy học, góp
phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới khơi dậy trong
các em niềm say mê, hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn này, qua đó khẳng
định vai trò, vị thế quan trọng của bô môn Lịch sử trong nhà trường và xã hội.
Phần II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THCS
Muốn khắc phục những hạn chế của PPDH Lịch sử, cải thiện và nâng cao
chất lượng học tập Lịch sử của HS trong các trường THCS hiện nay cần rất
nhiều những giải pháp có tính đồng bộ từ cấp vĩ mô đến tận mỗi một GV và HS.
Để góp phần cùng các GV tháo gỡ những khó khăn còn gặp phải trong quá trình
dạy học Lịch sử, ở phạm vi tài liệu này, chúng tôi nêu ra một số giải pháp để
GV tham khảo, áp dụng trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và mục tiêu phát triển giáo dục. Các
nhóm giải pháp này được trình bày dưới dạng các chuyên đề chuyên sâu. Mỗi
chuyên đề cố gắng trình bày một cách cụ thể, thiết thực nhưng vẫn đảm bảo cơ
sở khoa học và tính khả thi.
3
Thứ nhất: Một số biện pháp khai thác sách giáo khoa, các tài liệu hướng
dẫn và soạn giảng bài học Lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ
sở.
Thứ hai: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và phương tiện dạy học
hiện đại trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở
Thứ ba: Đổi mới kiểm tra - đánh giá trong dạy học Lịch sử ở trường trung
học cơ sở.
Chuyên đề I
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA, CÁC TÀI
LIỆU HƯỚNG DẪN VÀ SOẠN GIẢNG BÀI HỌC LỊCH SỬ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA CÁC TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN
1. Quan niệm về sách giáo khoa Lịch sử
Trước đây đã từng có quan niệm xem sách giáo khoa (SGK) là pháp lệnh,
cho nên một số GV cho rằng kiến thức nào trong đó cũng quan trọng cả, khi
giảng dạy truyền thụ hết những gì viết trong SGK
Quan điểm mới bây giờ xem SGK là tài liệu cơ bản phục vụ học sinh (HS)
và giáo viên (GV). SGK được tổ chức biên soạn theo chương trình ban hành và
quán triệt mục tiêu giáo dục đã được xác định. “SGK cụ thể hoá các yêu cầu về
nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông,
đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông” (Luật Giáo dục). Chuẩn
kiến thức - kỹ năng (KT - KN) là một thành phần của Chương trình giáo dục
phổ thông và Chuẩn KT - KN là cơ sở để biên soạn SGK.
Kiến thức được trình bày trong SGK phải đạt yêu cầu chuẩn mực cho việc
truyền thụ, giáo dục và các hình thức kiểm tra, đánh giá.“SGK không chỉ cung cấp
kiến thức mới, cơ bản cho HS mà còn củng cố những hiểu biết đã có, kiểm tra đánh
giá, tra cứu, tham khảo, ứng dụng, góp phần hình thành phát triển các kỹ năng,
phương pháp giảng dạy của GV và học tập của HS” .
2. Vai trò của sách giáo khoa trong dạy - học Lịch sử
2.1. Đối với học sinh
SGK Lịch sử hiện nay cung cấp những kiến thức lịch sử cơ bản, chính
thống cho HS. Đó là kiến thức hiện đại, tối ưu, có hệ thống và tương đối hoàn
chỉnh, cần thiết cho việc hiểu biết của HS về lịch sử (dân tộc và thế giới) gồm các
bộ phận: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lịch sử, các biểu
tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật, nguyên lý, phương pháp học tập, vận dụng
kiến thức…
4
Mặt khác, SGK còn có tác dụng củng cố, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức
thông qua các bài sơ kết, tổng kết, hướng dẫn ôn tập. SGK là nguồn tài liệu tin
cậy để HS tra cứu, đối chiếu, thẩm định các tài liệu lịch sử khác. SGK Lịch sử có
ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ… cho HS.
Hơn thế nữa, SGK không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có
sẵn mà còn có vai trò lớn trong việc phát triển toàn diện HS. Đặc biệt trong phát
triển tư duy biện chứng, tư duy logic của HS. Hình thành cho các em phương
pháp học tập tích cực, khả năng tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức
mới và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo theo năng
lực của mình. Từ đó, các em có thể tự kiểm tra, đánh giá kiến thức thu nhận
được, điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Vì thế, học tập trên cơ sở
SGK là động lực, là biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao
chất lượng tiếp thu kiến thức môn lịch sử của HS.
2.2. Đối với giáo viên
SGK cũng chính là điểm tựa để GV xác định kiến thức cơ bản, xác định
các khái niệm cần hình thành cho HS trong giờ học, là sự gợi ý để GV lựa chọn
phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng, vừa phát huy được tính tích
cực hoạt động độc lập của HS. Căn cứ vào nội dung SGK, GV lựa chọn các
phương án để tiến hành bài giảng; tổ chức cho HS giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu
bài học; thông qua việc sử dụng hệ thống các phương pháp dạy học (PPDH) phù
hợp với đặc trưng của bộ môn.
Do đó, SGK là tài liệu cơ bản, quan trọng, có tính định hướng và hỗ trợ
cho GV thiết kế giáo án.
Trong dạy học Lịch sử, để giải quyết những nhiệm vụ dạy học theo tinh
thần mới của SGK, đòi hỏi GV phải nhận thức đầy đủ cấu trúc của SGK mới.
Ngoài bài viết, các tác giả đã gia công biên soạn phần “cơ chế sư phạm” của
sách để buộc GV phải đọc kỹ, nắm vững nội dung của sách mới có thể lên lớp
thực hiện thành công các tiết dạy được. Việc hiểu đúng vị trí, cấu trúc và vai trò
của SGK vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, làm cơ sở cho GV sử
dụng, khai thác một cách hiệu quả.
Nhận thức đúng vai trò của SGK và có phương pháp sử dụng, khai thác tốt
SGK sẽ phát huy được hiệu quả của SGK trong dạy học lịch sử.
3. Một số hạn chế trong việc sử dụng SGK Lịch sử hiện nay
Thứ nhất, bài dạy của một số GV là việc sao chép y nguyên nội dung
SGK. Bài giảng là bài “nói lại” nội dung đã trình bày trong SGK. GV đọc cho
HS nghe SGK mà không hướng dẫn HS làm việc với SGK. Do đó, GV dạy hết
mọi điều có trong SGK, làm cho bài dạy dài dòng, quá tải.
Thứ hai, bài dạy của GV là một bản tóm tắt SGK. Ghi lại một cách tóm
lược nội dung các đơn vị kiến thức trong SGK. Khi lên lớp, GV cho HS đọc
5
từng đoạn trong SGK, sau đó phát vấn, đàm thoại để HS tóm lược lại nội dung
chính của đoạn vừa đọc. Qua đó, GV truyền thụ những kiến thức tóm lược ấy để
HS ghi chép và học thuộc lòng, dẫn đến bài học đơn điệu, khô khan, không có
tác dụng kích thích và phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Những tồn tại ấy bắt nguồn từ chỗ người dạy chưa hiểu đúng vai trò và
dụng ý của SGK trong mỗi bài học. Hoặc các nội dung, các kênh thông tin
(kênh hình, kênh chữ, số liệu ) trong SGK bị GV hiểu sai, vận dụng chưa tốt
4. Đổi mới sử dụng SGK trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
Để khắc phục những tồn tại trên và phát huy hiệu quả của SGK trong dạy
học lịch sử, cần phải có giải pháp phù hợp.
Trước hết là sử dụng và khai thác dung lượng kiến thức trong SGK như thế
nào cho phù hợp và vừa sức đối với HS mà vẫn đảm bảo đạt chuẩn KT - KN.
Đến nay, dạy học theo sơ đồ Đairi vẫn có giá trị khoa học và thực tiễn. Nắm
chắc sơ đồ Đairi là GV có thể chọn phương án tối ưu trong sử dụng SGK.
Thứ hai là phương pháp khai thác nội dung kiến thức trong SGK như thế
nào cho hiệu quả? Trước đây, các bài học trong SGK lịch sử có nội dung trình
bày dài, nhiều thông tin và kèm theo những kết luận có sẵn mang tính áp đặt,
nội dung lịch sử đó được cung cấp bằng kênh chữ là chủ yếu. Do đó, học thuộc
vẫn là phương pháp cơ bản. Kênh hình ít và chủ yếu là để minh họa kiến thức.
Còn bây giờ, SGK lịch sử đã được trình bày ở dạng cung cấp thông tin chính
thống, không áp đặt những kiến thức có sẵn mà chủ yếu là nêu, là gợi mở, buộc
GV và HS phải đọc kỹ mới phát hiện ra dụng ý của SGK. GV và HS có nguồn
thông tin chính thống, phong phú mà lựa chọn, khai thác và xác định những kiến
thức cơ bản để dạy - học đạt Chuẩn KT - KN.
Vậy phương pháp khai thác và nhận thức kiến thức lịch sử trong SGK qua
kênh chữ và kênh hình là như thế nào.
- Đối với kiến thức qua kênh chữ: GV có thể sử dụng các cách sau:
+ Cho HS đọc SGK trước lớp…
+ GV gợi mở và cho HS phát hiện trong SGK, sau đó đi vào tìm hiểu, phân
tích
+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tự đọc các nội dung kiến thức, khai
thác qua hệ thống câu hỏi và các hình thức khác
- Đối với kênh hình:
+ Kênh hình không đơn thuần là để minh họa mà là những đơn vị kiến thức.
Do đó, trong một bài có nhiều hình, GV phải biết lựa chọn và chuẩn bị trước
phương pháp phù hợp. Cách khai thác kênh hình như sau: lựa chọn kênh hình sẽ
sử dụng, chọn thời điểm sử dụng kênh hình, giới thiệu kênh hình, chú thích ký
hiệu, hướng dẫn phương pháp quan sát, tư duy
6
Cho HS xem, quan sát kỹ, tư duy và phát biểu ý kiến về kênh hình đó, đưa
ra những kết luận về kiến thức mà HS thu nhận được qua kênh hình đó.
5. Đổi mới phương pháp sử dụng các tài liệu phục vụ giảng dạy khác
5.1. Chuẩn Kiến thức và kỹ năng
Chuẩn KT - KN là sự cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông thể hiện
ở việc xác định những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà GV
phải hình thành cho HS và HS phải đạt được trong học tập.
Chuẩn kiến thức - kỹ năng (Chuẩn KT - KN) của chương trình môn học
Lịch sử, mỗi đơn vị kiến thức lịch sử (mục, bài, chương, phần ) là yêu cầu cơ
bản, tối thiểu về KT - KN mà HS cần phải có.
Mục tiêu, nội dung kiến thức và kỹ năng được quy định trong Chuẩn KT -
KN là định hướng cơ bản và là yêu cầu bắt buộc GV và HS trong quá trình dạy
và học để có thể trả lời cho câu hỏi “Dạy cái gì”, rèn luyện kỹ năng nào cho HS
qua mỗi đơn vị kiến thức ở mỗi mục, mỗi bài, mỗi chương để đạt mục tiêu
giáo dục đề ra và khắc phục tình trạng quá tải trong dạy và học. Cô đọng, tinh
giản kiến thức để dễ tiếp nhận, ghi nhớ, khắc sâu và vận dụng.
Khi tổ chức dạy học theo Chuẩn KT - KN , GV cần chú ý các điểm sau:
1. Các mức độ về KT - KN được thể hiện trong Chuẩn
a) Về kiến thức
- Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong
chương trình, SGK. Đó là nền tảng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp
cao hơn.
b) Về kỹ năng
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, thực
hành KT - KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức
độ, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm các cấp độ khác nhau của nhận thức,
gồm:
+ Nhận biết;
+ Thông hiểu;
+ Vận dụng;
+ Phân tích;
+ Đánh giá;
+ Sáng tạo;
2. Yêu cầu bám sát theo chuẩn KT - KN
GV bám chuẩn để xác định mục tiêu bài học và thiết kế bài giảng nhằm đạt
được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, không sa vào quá tải
và không quá lệ thuộc SGK. Tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động
học tập với các hình thức phù hợp với đặc trưng bài học, đặc điểm của HS nhằm
phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng theo các mức độ.
7
Động viên, tạo cơ hội cho HS tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng
tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, lĩnh hội kiến thức tạo niềm vui, hứng
thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập.
3. Vận dụng Chuẩn KT - KN
Dạy bám sát Chuẩn KT - KN không phải là dạy nguyên xi Chuẩn mà vận
dụng như sơ đồ minh họa sau:
Nội dung giáo án
Phần thông tin, tư liệu
tham khảo GV thêm vào
để làm sinh động bài dạy
và làm nổi bật chuẩn.
ChuÈn kiÕn thøc, kỹ n¨ng
Phần được trình bày trong SGK và tư liệu GV tham khảo, chọn lựa ở các tài liệu
Vừa bám sát Chuẩn nhưng dạy học lịch sử phải đảm bảo nguyên tắc sử và
luận
- Sử là thời gian, nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả
- Luận là giải thích, bình luận, nhận xét, đánh giá, phân tích để hiểu sâu
sắc ý nghĩa lịch sử, hoặc tìm ra quy luật lịch sử.
Tương tự như thế, phần sử là phần biết, giúp các em biết lịch sử diễn ra
như thế nào. Còn phần luận là phần hiểu, giúp các em hiểu bản chất lịch sử qua
sự lĩnh hội kiến thức từ SGK, GV, tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan,
tranh ảnh Đây chính là điều kiện và cơ hội để các em phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo
mức độ:
- Nhận biết: thể hiện bằng việc nhận ra và nhớ lại các dữ liệu, sự kiện,
thông tin, nhận dạng được các khái niệm, sự vật, sự kiện, hiện tượng; liệt kê,
xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện
tượng.
- Thông hiểu: là khả năng nắm được, hiểu được bản chất, ý nghĩa của các
khái niệm, sự việc, sự kiện, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa các
khái niệm, sự kiện, hiện tượng; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ
thấp nhất của việc thấu hiểu.
- Vận dụng: là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh
cụ thể mới, đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp,
nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Tức là, qua việc hiểu về
8
bản chất lịch sử của nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử này thì cũng nhận ra
được bản chất, sự kiện, hiện tượng lịch sử khác cùng loại, cùng phạm trù.
- Phân tích: là khả năng phân chia một thông tin ra thành các thông tin
nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức và sự tác động qua lại giữa
chúng. Sau khi hiểu được bản chất sự kiện, hiện tượng thì chia nhỏ thông tin ra
để hiểu cặn kẽ, chi tiết các khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Đánh giá: là khả năng xác định vị trí và giá trị của thông tin; bình xét,
nhận định, xác định được giá trị một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một
phương pháp. Đây là bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi
việc đi sâu vào bản chất của vấn đề để nói lên được ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của
các sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử.
- Sáng tạo: là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác,
bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới; hệ
thống, khái quát, định hình được kiến thức lịch sử mới.
Ví dụ: Sự kiện lịch sử “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”. Chuẩn
KT - KN được xác định:
- Biết được thời cơ cách mạng đã đến, Đảng ta nắm được thời cơ và quyết
tâm khởi nghĩa;
- Trình bày được những nét chính diễn biến cuộc khời nghĩa giành chính
quyền ở Hà Nội và trong cả nước;
- Quan sát hình 40 SGK Lịch sử 9 “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn độc lập (2 - 9 - 1945)” và nhận xét về sự kiện này;
- Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương;
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám.
Trên cơ sở Chuẩn được xác định, GV giúp HS lĩnh hội, hiểu kỹ và vận dụng
được những kiến thức này qua các cấp độ như sau:
- Nhận biết: thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả của Tổng khởi nghĩa;
- Thông hiểu: Cách mạng tháng Tám là cuộc Cách mạng giải phóng dân
tộc, mang tính chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Kết quả là sự
ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (NVNDCCH) - nhà nước kiểu
mới: nhà nước dân chủ nhân dân.
- Vận dụng: từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta, vận dụng để
nói rõ bản chất của các cuộc cách mạng khác.
- Phân tích: Tìm hiểu chi tiết các vấn đề của Cách mạng tháng Tám:
+ Vấn đề chuẩn bị lực lượng, căn cứ địa cách mạng;
+ Vấn đề thời cơ trong cách mạng;
+ Cách hình thức đấu tranh của quần chúng trong cách mạng;
+ Vấn đề diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa
9
- Đánh giá: nói rõ nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa to lớn của Cách mạng
tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, khu vực và phong trào đấu
tranh của các dân tộc trên thế giới.
- Sáng tạo: sắp xếp sự kiện lịch sử này trong hệ thống các sự kiện lịch sử
của quá trình đấu tranh giành độc lập suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Những cấp độ này phải điều chỉnh làm sao cho phù hợp với đặc điểm và
trình độ nhận thức của từng đối tượng HS trong từng lớp, từng địa phương.
5.2. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy (Sách giáo viên) của GV
Cùng với Chuẩn KT – KN, sách giáo viên (SGV) là tài liệu hướng dẫn,
trợ giúp GV trong việc xác định mục tiêu bài học, thể hiện ở việc xác định mức
độ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục tình cảm thái độ qua từng bài, từng
tiết, từng mục trong cấu trúc của chương trình; lựa chọn phương pháp, vận dụng
các hình thức tổ chức dạy học, định hướng sử dụng thiết bị dạy học, lựa chọn
những tư liệu phù hợp trong quá trình soạn bài và dạy học trên lớp cũng như về
cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tuy vẫn là kênh tham khảo
nhưng đây là những định hướng và trợ giúp quan trọng, cơ bản .
Như thế, Chuẩn KT - KN là căn cứ để xác định mục tiêu và yêu cầu cơ
bản, trọng tâm về KT - KN cần đạt được trong một chương, bài, mục; còn SGV
là hướng dẫn cụ thể hóa nội dung, cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu
chuẩn KT - KN mà chuẩn đã xác định.
Các nội dung trình bày trong SGV gồm mục tiêu bài học; những điều cần
lưu ý; thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng; gợi ý thực hiện bài giảng và phần tài
liệu tham khảo đảm bảo tính hệ thống, khoa học và rất bổ ích cho GV vận dụng
soạn bài và giảng dạy trên lớp. Trong đó bao gồm những định hướng cơ bản về
lập trường chính trị, đường lối cách mạng của Đảng được lược trích từ các văn
kiện của Đảng, Nhà nước cũng như mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn. Vì thế, sau
SGK, Chuẩn KT - KN thì SGV là tài liệu cơ bản mà GV cần phải thâm nhập và
tham khảo một cách nghiêm túc. Quan điểm đúng và phát huy tốt vai trò của
SGV trong quá trình dạy học lịch sử sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình dạy học.
II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIẢNG
1. Nắm vững đặc trưng bài học lịch sử
1.1. Quan niệm về bài học lịch sử
Bài học lịch sử là một khâu trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là
thực hiện một phần nội dung chương trình, SGK. Mỗi bài học là góp phần từng
bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và cả khóa trình. Trong quá trình
này, GV tổ chức dạy học, cung cấp kiến thức cơ bản, trọng tâm, hướng dẫn,
giáo dục và phát triển tư duy cho HS. HS chủ động lĩnh hội kiến thức, bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, rèn luyện các kỹ năng.
Kiến thức cần cung cấp cho HS trong giờ học lịch sử:
10
Thứ nhất là góp phần củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức đã tiếp
nhận làm cơ sở cho lĩnh hội kiến thức mới. Có thể những kiến thức đã học chưa
toàn diện, chưa sâu, nên trong bài học mới cần giúp cho HS hiểu kiến thức sâu
sắc hơn.
Thứ hai là cung cấp kiến thức mới. Đối với loại kiến thức này, GV trình
bày trên lớp hoặc hướng dẫn HS tự tìm kiếm (SGK, các tài liệu tham khảo
phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập).
Điều quan trọng trong giờ học là GV cần hướng dẫn cho HS nhận thức bản
chất các sự kiện, nhân vật lịch sử, có thái độ, tình cảm đúng đắn đối với sự kiện
và con người trong quá khứ. Muốn vậy, GV cần phát huy tính năng động, tích
cực nhận thức của các em. Đặc biệt là tư duy độc lập và các kỹ năng thực hành
bộ môn như: biết vận dụng kiến thức đã học nhằm tiếp nhận kiến thức mới, giải
quyết các vấn đề, liên hệ được những gì diễn ra trong quá khứ với hiện tại.
1. 2. Mục tiêu của bài học lịch sử
Mỗi bài học lịch sử đều có tiêu đề nhất định, phản ánh nội dung cơ bản của
bài học nhằm đạt một mục tiêu (Mục đích - yêu cầu) nhất định. Mục tiêu của bài
học lịch sử chính là cái đích phải đạt đến ở mức độ được quy định, thể hiện trên
các mặt: hình thành kiến thức, giáo dục tư tưởng, góp phần phát triển toàn diện
và giúp HS biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Thứ nhất là việc hình thành kiến thức: giúp HS nắm được những kiến
thức cơ bản của bài. Đó là những kiến thức có chọn lọc, trọng tâm, căn bản,
đảm bảo phù hợp Chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình, mục tiêu môn
học, tiết học và yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng. Đó là những sự kiện lịch sử cơ
bản, rút ra bài học, quy luật (nếu có) và hình thành khái niệm lịch sử. Kiến thức
cơ bản ấy giúp HS trả lời được các câu hỏi: Như thế nào? Vì sao? Vận dụng
kiến thức đã học vào cuộc sống như thế nào?
Thứ hai phải đạt mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ: thể hiện ở
thái độ, xúc cảm của HS đối với các sự kiện, hiện tượng, nhận vật, ở kĩ năng của
HS trong việc đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử, kĩ năng sử
dụng những kiến thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xã hội và giáo
dục HS tư tưởng chính trị, đạo đức trong quá trình học tập.
Thứ ba là góp phần phát triển toàn diện HS như năng lực nhận thức (tri
giác tưởng tượng, trí nhớ, tư duy ), các thành phần nhân cách (xúc cảm lịch sử,
hứng thú học tập, ý chí ), năng lực thực hành và các kĩ năng, kĩ xảo
Thứ tư là khả năng vận dụng lịch sử của các em và cuộc sống hiện tại và
dự đoán tương lai. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng của DHLS. Những gì
diễn ra trong quá khứ là những bài học cuộc sống cho các em vận dụng trong
từng hoàn cảnh và tình huống cụ thể. Do đó, GV phải làm thế nào để HS biết
11
vận dụng và rèn cho các em khả năng vận dụng lịch sử vào cuộc sống hiện tại
và định hướng tương lai.
Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để GV chọn lựa (trên cơ sở khoa
học) tài liệu lịch sử của bài, những kiến thức cơ bản, trọng tâm, sự kiện lịch sử
cụ thể, những biểu tượng, khái niệm, xác định mức độ trình bày các sự kiện,
hiện tượng hợp lý, có hiệu quả; tiến hành việc giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn
luyện kỹ năng cho HS. Đồng thời, việc xác định chính xác mục tiêu bài học
giúp GV lựa chọn hợp lý các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học .
1. 3. Cấu trúc bài học lịch sử
Ngoài một số điểm chung của một bài học, mỗi bài học lịch sử có cấu trúc
riêng, phụ thuộc vào nội dung, nhiệm vụ, mục đích và loại hình của nó. Thông
thường một bài giảng lịch sử gồm các bước sau: kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài
mới; trình bày bài mới; kiểm tra, củng cố kiến thức, hướng dẫn HS tự học.
Trong thực tế dạy học, cấu trúc của bài học cần linh hoạt, sáng tạo. GV
vững vàng về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp sẽ vận dụng sáng tạo các quy
luật dạy học vào điều kiện cụ thể của từng bài và toàn bộ khóa trình giáo dục ở
mỗi lớp học.
1. 4. Các loại bài học lịch sử
Xét về vị trí, cấu trúc, yêu cầu của bài học, các nhà nghiên cứu về giảng
dạy môn Lịch sử chia bài học lịch sử ra các loại bài như sau:
- Bài cung cấp (hay tìm hiểu kiến thức mới?) kiến thức mới;
- Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết;
- Bài kiểm tra;
- Bài học tổng hợp.
Trong quá trình học tập, sự nỗ lực, độc lập suy nghĩ của HS dưới sự hướng
dẫn, tổ chức của GV có ý nghĩa quan trọng. Tính tích cực tư duy của HS là yếu
tố quan trọng nhất để hình thành và vận dụng kiến thức.
a. Bài nghiên cứu kiến thức mới
Nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của quá trình dạy học ở
trường phổ thông. Nội dung của nó là những kiến thức trọng tâm, cơ bản mà HS
cần nắm để hiểu rõ lịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới trong một giai đoạn nhất
định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đấu tranh giai cấp, hoạt động kinh tế,
văn hóa Nó được xây dựng trên cơ sở kết hợp việc trình bày của GV, hoạt
động nhận thức của HS
Khi tiến hành bài nghiên cứu kiến thức mới, cần sử dụng các PPDH tăng
cường hoạt động nhận thức độc lập của HS, cụ thể như sau:
+ Tái hiện kiến thức đã học, làm cơ sở nghiên cứu kiến thức mới. Ví dụ:
HS nhớ lại kiến thức của bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789” để từ đó so sánh
với cuộc vận động thống nhất Đức và Italia.
12
+ Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tìm kiếm, phát hiện các sự kiện lịch sử
trong SGK, tài liệu tham khảo, trong cuộc sống (nếu các em biết) để giải quyết
các nhiệm vụ nhận thức. Ví dụ: để chứng minh được “Cách mạng tư sản Pháp
1789” là cuộc cách mạng điển hình, GV hướng dẫn HS xác định được các loại
hình cách mạng tư sản, đồng thời so sánh với các cuộc cách mạng tư sản khác
đã học để khẳng định.
Trên cơ sở những dữ kiện, HS tự đánh giá và rút ra những kết luận cần
thiết. Ví dụ: Dựa vào các dữ kiện về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng
và các kiến thức khác khi nghiên cứu về nước Pháp trước năm 1789, GV giúp
HS tự đánh giá để rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cách mạng
HS tích cực phát biểu, trao đổi những vấn đề mà GV đưa ra để kiểm tra, bổ
sung, hiểu đúng, hiểu sâu hơn vấn đề và rèn luyện ngôn ngữ, kỹ năng trình bày.
b. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết
Được sử dụng khi hoàn thành việc dạy - học một giai đoạn, một thời kỳ,
một khóa trình lịch sử của chương trình, nhằm củng cố, tổng hợp, khái quát kiến
thức, rèn luyện các kỹ năng cho HS. Hoạt động nhận thức của HS diễn ra như
sau:
+ Tái hiện những kiến thức đã học trên cơ sở hướng dẫn của GV;
+ Tổng hợp, khái quát hóa kiến thức;
+ Biết giải thích, đánh giá để hiểu sâu sắc hơn những khái niệm lịch sử
phức tạp đã được hình thành, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, sự hiểu biết về
các hiện tượng và các vấn đề của xã hội
Ví dụ: Bài “Tổng kết phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1991”,
HS phải nhớ lại kiến thức đã học từng giai đoạn, phân tích, so sánh, đánh giá
các sự kiện lịch sử. HS hiểu toàn diện, sâu sắc về đặc điểm tiến trình lịch sử
cách mạng Việt Nam, rút ra những kết luận khái quát về nguyên nhân thắng lợi,
bài học lịch sử cho giai đoạn tiếp và hiểu sâu sắc hơn các vấn đề có tính chiến
lược, sách lược cách mạng
c. Bài Kiểm tra, đánh giá
Bài KT - ĐG nhằm xem xét kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh, hoàn
thiện tri thức, hình thành thế giới quan, phát triển tư duy, ngôn ngữ và giáo dục
lòng yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, học tập cho HS. Trong kiểm tra, cơ
bản có các hình thức là kiểm tra miệng, kiểm tra viết , theo các yêu cầu sau:
+ Tích cực, độc lập suy nghĩ để xác định được yêu cầu của đề và lập dàn ý
sơ lược;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học, phù hợp với nội dung
vấn đề nêu ra;
+ Lựa chọn các sự kiện phù hợp để trả lời câu hỏi được đặt ra;
13
+ Lựa chọn ngôn ngữ nói (kiểm tra miệng) hoặc viết (kiểm tra viết) để diễn
đạt rõ ràng, đầy đủ nội dung cần trình bày.
Ví dụ: Để trả lời được câu hỏi: Tại sao nói cuộc vận động thống nhất Đức
là cuộc cách mạng tư sản? HS phải suy nghĩ để hiểu rõ yêu cầu cần trả lời là
cuộc vận động thống nhất Đức mang tính chất như là cuộc cách mạng tư sản.
Muốn đạt được yêu cầu đó, HS cần chọn những sự kiện phù hợp trên cơ sở
những kiến thức đã học về hoàn cảnh, diễn biến và kết quả rồi diễn đạt rõ ràng
bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
d . Bài học tổng hợp
Bài học tổng hợp gồm nhiều khâu của quá trình dạy học, như kiếm tra
kiến thức, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố, ôn tập Trong đó, tìm hiểu kiến
thức mới chiếm phần lớn thời gian của bài học. Hoạt động nhận thức độc lập
của HS là sự tổng hợp các công việc đã nói ở các loại bài trên.
2. Xây dựng bài học Lịch sử theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học
Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, Điều 28.2 đã nêu rõ “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của
HS, phù hợp với đặt điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS”. Cốt lõi của đổi mới PPDH là
hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, GV là người
tổ chức, hướng dẫn HS học tập, chống lại lối dạy đọc chép, học tập thụ động.
Chú trọng hình thành các năng lực tự học, hợp tác và sáng tạo.
Để có một giờ học tốt, GV cần phải dày công đầu tư, tìm tòi nghiên cứu
nội dung và phương pháp giảng dạy. Quá trình thiết kế bài học (soạn giáo án) là
nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học.
2.1. Quá trình soạn giáo án
Giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp mà còn là cách thức
tổ chức hoạt động của GV và HS về bài dạy trong quá trình lên lớp.
- Để soạn giáo án tốt, GV cần phải:
+ Đọc kỹ SGK, SGV, Chuẩn KT - KN và các tài liệu hỗ trợ khác; đây là
công việc đầu tiên, cần thiết để GV thâm nhập nội dung bài học và tiến hành các
bước tiếp theo;
+ Xác định bài học thuộc loại bài gì và vị trí của nó trong khóa trình để lựa
chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp;
+ Xác định mục tiêu bài học gồm: kiến thức, tình cảm thái độ và kỹ năng.
Trong mục tiêu về kiến thức, GV cần xác định kiến thức cơ bản và kiến thức
trọng tâm; xác định nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, GV cần căn cứ vào
nhiệm vụ giáo dục chung của khóa trình và nội dung cụ thể từng bài; xác định
14
nhiệm vụ phát triển kỹ năng, GV dựa vào mức độ cần đạt được của chương
trình lịch sử từng lớp, đặc điểm trình độ HS, nội dung cụ thể từng bài học.
+ Tiến hành đọc thêm các tài liệu liên quan nhằm bổ sung, làm phong phú,
sinh động thêm cho kiến thức bài học.
Để xây dựng nội dung bài giảng và đề cương bài học, GV phải xem xét
mối tương quan giữa bài viết của SGK với nội dung và mục tiêu đã xác định.
Căn cứ vào nội dung chính của bài, thời gian của tiết học, GV xác định
khối lượng thông tin HS cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin này; cần biết
khai thác SGK hợp lý (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện cần lướt qua và những
sự kiện HS tự tìm hiểu, tự học ), các phương tiện học tập.
- Giáo án có chất lượng được đánh giá theo những tiêu chí chủ yếu sau:
+ Lựa chọn được nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết dạy nằm
trong tổng thể của chương trình, SGK và tình hình học sinh;
+ Thiết kế được các hoạt động của GV và HS; cách tổ chức cho HS hoạt
động tích cực vươn tới tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tính chủ động sáng tạo,
giải quyết tốt các vấn đề đặt ra;
+ Đảm bảo phù hợp các đặc điểm, các đối tượng HS, điều kiện cụ thể của
từng lớp, từng trường, từng vùng, từng địa phương;
+ Thể hiện được đầy đủ các bước lên lớp một cách linh hoạt, hiệu quả.
Mặt khác nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức.
- Tính khoa học thể hiện ở việc:
+ Lựa chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu để tạo điều kiện hình thành cơ
sở cho HS hiểu biết sâu sắc kiến thức cơ bản, trọng tâm; từ đó HS tự tìm hiểu,
nghiên cứu những đơn vị kiến thức khác trong bài;
+ Không thể cung cấp tất cả kiến thức, mà chỉ có thể làm cho HS nắm vững
những kiến thức cơ bản, trọng tâm;
+ Đánh giá, giải thích, tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển
có tính quy luật của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Khi giải thích, đánh giá phải
dựa trên nguyên tắc của phương pháp luận lịch sử, không bóp méo, xuyên tạc
hay hiện đại hóa lịch sử
- Tính vừa sức thể hiện ở việc giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức
mà các nguồn sử liệu mang lại và trình độ có hạn của HS. Đề cập đến tính vừa
sức là nói tới sự phù hợp giữa việc giảng dạy của GV với đặc điểm nhận thức và
lứa tuổi của HS. Tuy nhiên vừa đảm bảo tính vừa sức nhưng phải hướng đến sự
phát triển.
- Khối lượng kiến thức vừa đủ, phù hợp với đối tượng HS, tránh sự quá tải;
- Trong nội dung bài học không đưa những khái niệm, thuật ngữ, tên gọi
quá khó, phải mất thời gian giải thích, HS khó hiểu;
- Trình bày nội dung phải cô đọng, cụ thể, ngắn gọn, dể hiểu
15
- Khi soạn giáo án cần tránh các quan niệm:
+ Giáo án là bảng tóm tắt nội dung SGK, không thể hiện các hoạt động của
GV, HS, các cách thức tổ chức dạy học;
+ Thoát ly nội dung SGK, trình bày những vấn đề không phù hợp trình độ,
yêu cầu học tập, sa vào những chi tiết không cơ bản, khêu gợi trí tò mò, hiếu kỳ
không cần thiết hoặc biến giáo án thành một chuỗi các câu hỏi của GV và câu
trả lời của HS.
2.2 Xác định và làm nổi bật kiến thức cơ bản, trọng tâm trong bài học lịch
sử
2.2.1. Thế nào là kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm?
“Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa: kiến thức là những điều hiểu biết do tìm
hiểu, học tập mà nên (kiến thức khoa học, kiến thức văn hóa); cơ bản (cơ: nền
nhà; bản: gốc cây) có hai nghĩa: 1- Coi như là nền, là gốc; 2- Trọng yếu nhất.
Còn trọng tâm là điểm quan trọng nhất. Từ đó có thể hiểu kiến thức cơ bản
trong bài học lịch sử là những kiến thức làm nền, làm gốc; còn kiến thức trọng
tâm là kiến thức trọng yếu nhất, là điểm quan trọng nhất trong một mục, một
tiết, một bài, một chương
Kiến thức cơ bản là những đơn vị kiến thức có đủ tầm phác họa nên bức
tranh quá khứ một cách chân thực để HS phân biệt được lịch sử cụ thể của từng
thời kỳ cũng như các quốc gia khác nhau, phản ánh được quy luật phát triển của
xã hội. Kiến thức trọng tâm là những đơn vị kiến thức mà GV phải hướng dẫn
học sinh tập trung khai thác, nhấn mạnh, khắc sâu và tạo biểu tượng lâu dài cho
các em.
Các nhà khoa học Lịch sử cũng quan niệm: kiến thức cơ bản là kiến thức
tối ưu, cần thiết cho HS hiểu biết và nắm vững về lịch sử. Nó gồm nhiều yếu tố,
thời gian, địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử; các biểu tượng, khái niệm, các
nguyên lý, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức. Các yếu tố đó có quan
hệ mật thiết với nhau. Trong đó, trước hết phải nói đến sự kiện - cơ sở của nhận
thức lịch sử. Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới bao gồm các sự
kiện lịch sử diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định. Trong mỗi bài,
mỗi chương có nhiều sự kiện lịch sử. Vì vậy, GV phải biết chọn lọc những sự
kiện cơ bản để khắc sâu cho HS. Nhưng chọn thế nào để những sự kiện đó có đủ
tầm phác họa nên bức tranh quá khứ một cách chân thực. Khi lựa chọn sự kiện
phải đảm bảo tình toàn diện và mối liên hệ mật thiết, làm nền tảng để có thể dựa
vào đây mà lựa chọn những sự kiện khác.
2.2.2 Những căn cứ để xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm
2. 2.1a. Căn cứ vào nguồn tư liệu
Khi xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, đầu tiên phải căn cứ
vào SGK, SGV, Chuẩn KT - KN và mục tiêu bài học được xác định sau khi
16
nghiên cứu các tài liệu này. Bởi đây là những căn cứ cơ bản và chính thống mà
GV không thể bỏ qua.
2. 2.2b. Căn cứ vào bản thân nội dung kiến thức
Khi xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm chúng ta phải căn cứ
vào bản thân nội dung kiến thức trong bài học. Căn cứ vào vai trò, ý nghĩa và
tầm vóc của các đơn vị kiến thức trong hệ thống kiến thức lịch sử của chương,
của bài, của mục để phân chia kiến thức lịch sử thành hai loại: cơ bản và không
cơ bản. Vậy, những kiến thức cơ bản nhất đó gọi là Chuẩn kiến thức. Mặt khác,
qua việc hình thành kiến thức, các kỹ năng tối thiểu cần phải rèn luyện cho HS
và HS tự rèn luyện trong quá trình DHLS để đạt mục tiêu giáo dục gọi là Chuẩn
kỹ năng.
Bản thân kiến thức mà chúng ta xác định lựa chọn phải nhằm đạt tới mục
đích đạt chuẩn KT – KN, trên cơ sở đó, nâng hiểu biết của HS lên trình độ khái
quát lý luận tức là nâng chuẩn. Trong DHLS, nếu nhận thức bên ngoài phiến
diện, hời hợt thì khó hiểu đúng, hiểu sâu. Cho nên, bên cạnh tính cơ bản, sự kiện
được lựa chọn phải chính xác, rõ ràng, cụ thể.
2.2.3. Những điểm cần chú ý khi xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm
3.1a. Phải nhận thức được kiến thức cơ bản là kiến thức HS phải nắm để
hiểu rõ một sự kiện, phân biệt sự kiện này với sự kiện khác.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” (Lịch sử 6,
tiết 19, bài 17), những kiến thức cơ bản HS cần nắm là:
+ Ách thống trị của nhà Hán;
+ Sự bùng nổ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (nhân vật, niên đại, địa điểm, diễn
biến);
+ Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Từ việc nắm những kiến thức này, HS mới có đầy đủ biểu tượng cụ thể về
cuộc khởi nghĩa, phân biệt nó với cuộc khởi nghĩa khác.
Hoặc khi dạy bài: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”, kiến thức cơ
bản cần nắm là:
+ Thời cơ của cách mạng đã đến; Đảng ta đã chớp thời cơ và quyết tâm
phát động khởi nghĩa;
+ Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà
Nội và cả nước;
+ Quan sát lược đồ hình 40 - SGK: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập (2 - 9 - 1945) và nhận xét về sự kiện này;
+ Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương;
+ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng
Tám.
17
3.2b. Xác định kiến thức cơ bản phải căn cứ vào mục đích yêu cầu đối với
HS ở từng lớp.
Đối với HS THCS khi lựa chọn kiến thức cơ bản cần có tính cụ thể và rõ
ràng, gợi mở cho các em nhận thức một cách trình tự và chi tiết.
Ví dụ: khi dạy bài “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” (Lịch sử 9 - tiết 22,
bài 18), những kiến thức cơ bản cần nắm là:
+ Bối cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm Hội nghị thành lập Đảng;
+ Diễn biến Hội nghị;
+ Nội dung của văn kiện chính được thông qua (Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng);
+ Ý nghĩa của việc thành lập Đảng;
+ Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
3.3c. Xác định kiến thức cơ bản phải căn cứ vào nhiệm vụ cách mạng cụ
thể của đất nước từng thời kỳ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ cũng như ý nghĩa
giáo dục của từng sự kiện, nhân vật cụ thể
Kho tàng kiến thức lịch sử vô cùng phong phú của dân tộc và của nhân loại
không phải khi nào HS cũng phải biết hết. Do đó, có những kiến thức trong giai
đoạn này là cơ bản, nhưng sang giai đoạn khác không còn được nhấn mạnh
nhiều nữa. Kiến thức cơ bản bao gồm toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật
Trong nội dung các bài học lịch sử, có những sự kiện có ý nghĩa to lớn đối
với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Ví dụ: trong cuộc kháng
chiến chống Mông - Nguyên thời Trần; Trần Bình Trọng bị giặc bắt, chúng ra
sức dụ dỗ, nhưng ông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn
làm vương đất Bắc”. Sự kiện này có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước và
lòng dũng cảm kiên trung trước kẻ thù.
Những sự kiện quá khứ được lựa chọn phải thể hiện tính toàn diện của lịch
sử ở tất cả các mặt của cuộc sống. Khi đề cập đến đời sống kinh tế - vật chất
phải căn cứ vào công cụ sản xuất. Khi xem xét cuộc sống chính trị - xã hội phải
xem xét tình hình giai cấp, thể chế nhà nước, sự đấu tranh giai cấp, những hoạt
động chính trị đương thời. Hiện tượng lịch sử chiến tranh được thể hiện qua các
chi tiết về vũ khí, nghệ thuật chiến tranh. Khi đề cập đến đời sống văn hóa, tôn
giáo, nghệ thuật biểu hiện ở các thành tựu đạt được.
2.2.4. Xác định và làm nổi bật kiến thức cơ bản, trọng tâm
Công đoạn này phải được thực hiện ngay khi soạn giáo án.
Trong một bài học, phải xác định được những kiến thức cơ bản; từ kiến
thức cơ bản xác định kiến thức trọng tâm. Kiến thức cơ bản trong mỗi bài học
được xác định thường trải đều ở các tiểu mục, còn kiến thức trọng tâm thường
18
chỉ nằm ở một số tiểu mục. Vậy trong một bài học, phải xác định được mục nào
là kiến thức cơ bản, kiến thức nào trong các mục đó là kiến thức trọng tâm.
Ví dụ: Bài: “Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)”; (Lịch sử 6,
tiết 24, bài 21).
- Kiến thức cơ bản:
+ Chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta;
+ Lý Bí và nước Vạn Xuân: nhận biết và trình bày được theo lược đồ
những nét diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Diến biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa;
+ Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng Lý Nam Đế, đặt tên nước Vạn Xuân, đặt
triều đình hai ban văn, võ mục đích, ý nghĩa của các việc làm này.
2. Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)”;
(Lịch sử 7 - tiết 15, 16; bài 11)
- Kiến thức cơ bản:
+ Giai đoạn thứ nhất (1075):
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống;
- Nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động kháng
chiến ra sao.
+ Giai đoạn thứ hai (1076 - 1077):
- Kháng chiến bùng nổ và cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
hiểu được tác dụng của phòng tuyến sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính
về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống
Tống của quân dân ta thời Lý.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Chủ trương tấn công trước để phòng vệ của Lý Thường Kiệt;
+ Trận đánh trên phòng tuyến Như Nguyệt;
+ Chủ trương kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa” ;
+ Kết quả, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến;
3. Bài “ Các nước Đông Nam Á” (Lịch sử 9, tiết 6, bài 5)
- Kiến thức cơ bản:
+ Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945;
+ Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động
của tổ chức này;
+ Nét chính quá trình phát triển của của tổ chức ASEAN từ khi thành lập
đến nay;
+ Vai trò của ASEAN.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Hoàn cảnh ra đời của ASEAN;
19
+ Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN qua hai văn kiện: “Tuyên
bố Băng Cốc” (8 - 1967) và “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á”
(Hiệp ước Ba-li 2 - 1976);
+ Quá trình phát triển và ảnh hưởng của ASEAN ở khu vực và trên thế giới.
4. Bài “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” ( Lịch sử 9 - tiết 22, bài 18)
- Kiến thức cơ bản:
+ Bối cảnh lịch sử, thời điểm, không gian Hội nghị thành lập Đảng;
+ Diễn biến Hội nghị thành lập Đảng;
+ Những nội dung chính các văn kiện;
+ Ý nghĩa của việc thành lập Đảng;
+ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Diễn biến và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng;
+ Ý nghĩa sự ra đời của Đảng và vai trò của Nguyễn Ái Quốc.
5. Bài: “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” (Lịch sử 9 - tiết 28, bài
23).
- Kiến thức cơ bản:
+ Thời cơ của cách mạng đã đến. Đảng ta đã nhanh chóng chớp được thời
cơ và quyết tâm phát động khởi nghĩa;
+ Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà
Nội và cả nước;
+ Quan sát lược đồ hình 40 - SGK: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn
độc lập (2 - 9 - 1945) tuyên bố sự ra đời của NVNDCCH và nhận xét về sự kiện
này;
+ Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương;
+ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng
Tám.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Nhấn mạnh vấn đề thời cơ “ngàn năm có một”;
+ Diễn biến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội;
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945) và
tuyên bố sự ra đời của NVNDCCH;
+ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Khi xác định đúng kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm, vấn đề đặt ra
là làm thế nào để HS hiểu nhanh, nhớ kỹ, hiểu sâu sắc kiến thức cơ bản, trọng
tâm, đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn Để thực
hiện được vấn đề đó, GV cần vận dụng linh hoạt các hính thức tổ chức dạy học
và PPDH phù hợp trên lớp để thực hiện mục tiêu. Nói cách khác là công việc
20
soạn giáo án và dạy học như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu một số phương án
soạn giảng để quý thầy cô tham khảo:
Bài 1
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)
(Tiết 2)
(Tiết 31, bài 24, Lịch sử 9)
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
+ Diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm
lược Nam Bộ.
+ Chủ trương, biện pháp của Đảng và Chính phủ ta đối với Tưởng và
Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa việc ký Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 và Tạm ước
Việt - Pháp 14 – 9 - 1946.
* Trọng tâm
+ Chủ trương, sách lược chống thù trong, giặc ngoài của Đảng, Chính phủ
ta. Nội dung, ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946).
2. Về kỹ năng
+ Rèn kỹ năng trình bày,phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, lập niên biểu
về những sự kiện chính, hợp tác học tập trong nhóm.
3. Tư tưởng, tình cảm
+ Giáo dục cho HS lòng yêu nước và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Chuẩn bị
+ Một số tư liệu, tranh ảnh về Nam Bộ kháng chiến và lễ ký Hiệp định Sơ
bộ (6 - 3 - 1946)
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu ngắn gọn tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.
II. Dẫn vào bài mới
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc;
việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân đã thể hiện
tính ưu việt của chế độ mới, tăng cường tiềm lực cho dân tộc. Song lúc đó, trên đất
nước ta có rất nhiều kẻ thù mà lực lượng ta còn non yếu. Vậy Đảng, Chính phủ ta,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp như thế nào để vượt qua
thử thách, giữ vững thành quả cách mạng vừa mới giành được; kết quả, ý nghĩa của
những biện pháp đó?
III. Dạy bài mới
Hoạt động chính của GV - HS Kiến thức HS cần đạt
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
- GV thông báo: Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm
22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở
Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành
- Ngày 23 - 9 - 1945,
quân Pháp quay lại
xâm lược nước ta lần
21
phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước
ta lần thứ hai.
- H1: Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp,
nhân dân Nam Bộ đã chiến đấu như thế nào?
- H2. Trong tình hình đó, Đảng ta có chủ trương gì?
Nhân dân cả nước đã hướng ứng ra sao?
- HS trả lời, giáo viên kết luận (KL)
- H3: GV cho HS quan sát hình 44 “Đoàn quân Nam
tiến” (trang 100 - SGK) và yêu cầu HS nêu nhận
xét
- GVchuyển tiếp: Trong khi nhân dân Nam Bộ kháng
chiến chống Pháp, ngăn chặn bước tiến của chúng ra
Bắc, thì nhân dân miền Bắc thực hiện nhiều biện pháp
củng cố và bảo vệ chính quyền; đồng thời đối phó với
20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai đang ra sức phá
hoại cách mạng Trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi
tóc” chúng ta đã có những biện pháp đối phó như thế
nào?
thứ hai
- Nhân dân Nam Bộ
anh dũng kháng chiến.
- Đảng ta phát động
phong trào “Ủng hộ
Nam Bộ kháng chiến”,
cả nuớc hưởng ứng
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
- H4: Em hãy cho biết quân Tưởng Giới Thạch và
bọn tay sai đã có những âm mưu và hành động gì?
- HS trả lời, GVKL: Quân Tưởng lợi dụng bọn Việt
Quốc, Việt Cách để chống phá ta từ bên trong: đòi
cải tổ Chính phủ, gạt Đảng viên cộng sản ra khỏi
Chính phủ Lâm thời
- H5: Trước tình hình đó Đảng, Chính phủ ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để đối phó với
chúng?
- HS trả lời
- GV nhắc lại: Chia cho chúng 70 ghế trong Quốc
hội không qua bầu cử và một số bộ trưởng trong
Chính phủ Nhân nhượng chúng một số quyền lợi
về kinh tế, cung cấp lương thực, thực phẩm khi
mà hàng triệu người dân ta đang chết đói Nhưng
mặt khác, chúng ta kiên quyết trấn áp bọn phản cách
mạng, lập tòa án quân sự trừng trị chúng
- GV: chọn kể một vài mẫu chuyện về việc ta đối
phó với Tưởng để tạo biểu tượng
-H6: Em hãy nhận xét, đánh giá về những chủ trương
biện pháp của ta trước âm mưu và hành động của kẻ
thù?
- HS thảo luận (GV gợi ý: Đó là những chủ trương
1. Âm mưu, hành
động của quânTưởng
- Ra sức chống phá
chính quyền cách mạng
nước ta
2. Chủ trương, sách
lược của ta
- Hòa với Tưởng: chia
cho chúng 70 ghế trong
Quốc hội và một số ghế
bộ trưởng trong Chính
phủ
- Nhân nhượng chúng
một số quyền lợi kinh
tế
- Kiên quyết trấn áp bọn
phản Cách mạng
22
sách lược như thế nào? Khôn khéo ở chỗ nào? Tại
sao Đảng ta lại chọn đối sách đó? Kết quả?)
Đại diện một nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác
nhận xét
- GVKL: Chúng ta chấp nhận hòa với Tưởng. Chủ
trương sách lược đối với chúng vừa mềm dẻo, vừa
kiên quyết. Nhân nhượng có nguyên tắc. Điều này
vừa hạn chế sự phá hoại của chúng, vừa giữ ổn định
tình hình và bảo vệ được chính quyền còn non trẻ
đó là kết quả vô cùng to lớn
- GV chuyển tiếp: Sau khi Pháp chiếm đóng các đô
thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, chúng đã có
âm mưu, hành động mới nguy hiểm hơn. Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa con
thuyền cách mạng vượt qua hiểm nghèo như thế
nào? Ý nghĩa của những chủ trương sách lược tiếp
theo?
- Những biện pháp vừa
mềm dẻo về sách lược,
vừa kiên quyết về
nguyên tắc đã hạn chế
sự phá hoại của chúng,
giữ được ổn định tình
hình, bảo vệ được chính
quyền còn non trẻ
- Tạo điều kiện cho
nhân dân miền Nam
kháng chiến
VI. Hiệp dịnh Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946)
- GV thông báo: Ngày 28 - 2 - 1946, thực dân Pháp
đã ký với Tưởng Hiệp ước Hoa - Pháp, trao đổi quyền
lợi cho nhau trong đó có điều khoản Pháp đưa quân
ra miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng làm
nhiệm vụ giải giáp quân Nhật mưu toan chiếm cả
nước ta
- H7: Trước âm mưu và thủ đoạn mới của Pháp -
Tưởng, ta đã có chủ trương và biện pháp gì?
- HS nêu ý kiến
- GV: Chúng ta bị đặt vào tình thế hết sức hiểm
nghèo, cùng một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù
trong khi lực lượng chúng ta còn nhiều khó khăn;
trước sự lựa chọn “đánh” hay “ hòa”, ta đã chọn giải
pháp chủ động đàm phán với Pháp, tạm thời hòa
hoãn với chúng
- H8: Vì sao lúc này chúng ta lại chủ trương đàm
phán với Pháp?
- HS giải thích
- GVKL: Ta hòa hoãn với Pháp sẽ tránh được thế một
lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù nguy hiểm, đuổi
nhanh hơn 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta, thể
hiện thiện chí hòa bình của ta và tạo thời gian cần
thiết để ta xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng mọi
mặt
1. Âm mưu của Pháp
- Đưa quân ra chiếm
miền Bắc, chiếm toàn
bộ nước ta
2. Chủ trương của ta
- Chủ động đàm phán
với Pháp, tạm hòa hoãn
với chúng để đuổi
nhanh quân Tưởng ra
khỏi nước ta và gạt bọn
tay sai
23
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ
VNDCCH ký với đại diện Chính phủ Pháp là Xanh-
tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ vào 16 giờ ngày 6 - 3 -
1946 tại số nhà 38, Lý Thái Tổ, Hà Nội.
GV: tường thuật quang cảnh ký Hiệp định
- H9: Em hãy trình bày những nội dung chính của
Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946)
GV: Giải thích, phân tích ngắn gọn nội dung cho HS
hiểu.
- H10. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), thái
độ và hành động của thực dân Pháp như thế nào?
HS: nêu những hành động phá hoại của chúng
GV: Trước tình hình nguy cơ chiến tranh ngày một
tới gần, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký với Chính
phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp ngày 14 - 9 -
1946, tiếp tục nhượng cho chúng một số quyền lợi
kinh tế, văn hóa
- H11: Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm
ước Việt - Pháp 14 - 9 - 1946 có ý nghĩa như thế nào?
HS: Nếu có thể HS thảo luận nhóm
GVKL: Trong tình thế chính quyền cách mạng còn
“trứng nước”, “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại
xâm” hoành hành, vận mệnh dân tộc “ngàn cân treo
sợi tóc”, việc ký đã đập tan âm mưu của Pháp,
Tưởng và bọn tay sai cấu kết thủ tiêu chính quyền
cách mạng Ta đuổi được nhanh hơn 20 vạn quân
Tưởng và bọn tay sai ra khỏi đất nước, tránh cùng lúc
phải đương đầu với nhiều kẻ thù, bảo vệ chính quyền;
thể hiện khát vọng, thiện chí hòa bình của ta; đồng
thời kéo dài thời gian hòa bình để xây dựng lực
lượng, chuẩn bị cho kháng chiến khi chúng ta làm hết
sức mình mà vẫn không thể tránh được một cuộc
chiến tranh
- Ký Hiệp định Sơ bộ
(6 - 3 - 1946)
+ Chính phủ Pháp công
nhận nước VNDCCH
là một quốc gia tự do
+ Chính phủ Việt Nam
thỏa thuận
+ Ngừng bắn
- Thực dân Pháp vẫn
tiếp tục gây xung đột
- Ký Tạm ước Việt
-Pháp (14 - 9 - 1946)
3. Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu đen
tối của Pháp, Tưởng
- Thể hiện thiện chí
hòa bình của ta
- Chuẩn bị lực lượng
kháng chiến lâu dài.
IV. Củng cố bài học
- GV cho HS suy nghĩ và ghi ý kiến của mình vào phiếu học tập vấn đề
sau:
Trước và sau ngày 6 - 3 - 1946, chủ trương và biện pháp của Đảng và
Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng có gì khác nhau? Qua đó hãy nêu nhận xét
và suy nghĩ của em về sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong giai đoạn này.
GV thu phiếu học tập, đọc một số ý kiến cho cả lớp nghe và nhận xét.
GV nhấn mạnh một vấn đề như sau:
24
- Trước 6 - 3 - 1946: ta chủ trương đánh Pháp và hòa Tưởng, hạn chế sự
phá hoại của chúng, bảo vệ chính quyền
- Sau 6 - 3 - 1946: ta chủ trương hòa với Pháp và đuổi nhanh Tưởng để
tránh một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù, bảo vệ chính quyền, thể hiện
thiện chí hòa bình và tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho
cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp mà chúng ta biết là không thể tránh khỏi.
- Trong hoàn cảnh dân tộc đứng trước những thử thách hiểm nghèo; Đảng,
Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Mính đã thực hiện nhiều biện pháp
vừa mềm dẻo về sách lược, vừa cứng rắn về nguyên tắc đã bảo vệ chính quyền
cách mạng và độc lập dân tộc vừa mới giành được. Đó cũng là mẫu mực về
chính sách đối ngoại
V. Hướng dẫn học bài
1. Lập bảng niên biểu về các sự kiện chính của thời kỳ lịch sử này theo
mẫu:
Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa
2. Chuẩn bị bài mới: Mọi thiện chí và cố gắng của chúng ta đều bị thực
dân Pháp bội ước. Vậy diễn biến tiếp theo như thế nào? Các em về đọc và tìm
hiểu bài mới “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1946 - 1950)”.
Bài 2
HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
( 1973 - 1975 )
(Tiết 46, Bài 30, Lịch sử 9)
Tiết 2 : Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
* Kiến thức cơ bản
+ Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng;
+ Những diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
qua các chiến dịch lớn;
+ Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.
* Kiến thức trọng tâm
+ Diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua 3
chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến
dịch Hồ Chí Minh;
+ Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.
25