Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

tiểu luận thưc hành công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.79 KB, 55 trang )

MỞ ĐẦU
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là thực hiện sự nghiệp trồng
người và vì lợi ích lâu dài của đất nước.
Chính vì thế, bảo vệ cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ phát triển là
nhiệm vụ hàng đầu của gia đình và xã hội.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường trong thời đại công nghiệp hóahiện đại hóa như ngày nay cũng là những nguyên nhân khách quan khiến trẻ
mắc phải nhiều căn bệnh xã hội như: trẻ tự kỉ,trẻ châm phát triển trí tuệ, trẻ bị
đao, trẻ tăng động,…
Trẻ có thể được cải thiện và phục hồi nếu được phát hiện và can
thiệp sớm, được giao tiếp và nhận sự quan tâm, tin tưởng của gia đình và xã
hội.
Nhân viên công tác xã hội bằng những kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ cùng với kỹ năng,phương pháp, nguyên tắc đạo đức có vai trò trợ giúp cá
nhân, gia đình có trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển phục hồi trí tuệ để phục hồi các
chức năng xã hội mà họ đã bị suy giảm và giúp trẻ có khả năng hòa nhập với
cộng đồng một cách nhanh nhất.

1


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Các khái niệm
Tự kỷ :
Định nghĩa :là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện
trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh
hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những


khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp
lại.
Trẻ chậm phát triển tâm thần : (Mental Retardation: MR)
Định nghĩa: Trước năm 1959, chậm phát triển tâm thần được gọi là trí
thông minh dưới mức trung bình ( Subaverage intelligence). Điểm IQ
(Intelligence quotient) hơn 2 độ lệch chuẩn thấp hơn so với trung bình thì
được xem là độ lệch có ý nghĩa so với trí tuệ trung bình. IQ 70 được xem như
là điểm giới hạn đối với chậm phát triển tâm thần.
Năm 1959, hành vi đáp ứng được thêm vào như một tiêu chuẩn chẩn
đoán. Nếu một người có đáp ứng thích nghi đầy đủ với môi trường thì tại sao
lại xem người đó có rối loạn về chức năng hay bất thường khi chỉ dựa vào chỉ
số thông minh được đánh giá dưới mức trung bình? Ví dụ, có một nhóm trẻ
được gọi là “ 6 giờ chậm chạp” những trẻ này rất kém ở trường học ( khoảng
6 giờ ở trường) nhưng lại sinh hoạt rất tốt trong môi trường nông thôn hay
trong thành phố. Vậy cho nên điểm mấu chốt để chẩn đoán không chỉ là điểm
đánh giá của test trí tuệ mà là cách thức mà cá nhân đó thực hành chức năng
hằng ngày.
2. Lí thuyết vận dụng:
2.1 Thuyết nhu cầu của Abraham Masslow.
Abraham Masslow (1908-1970), Ông là nhà tâm lý học người Mỹ,
thuộc trường phái tâm lý học nhân văn. Ông luon nhìn nhận con người theo

2


hướng nhân đạo, lý thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện
sinh: Lý thuyết về bậc thang nhu cầu đã làm minh chứng cho điều đó.
Ông cho rằng: con người cần được đáp ứng 5 nhu cầu để phát triển và
tồn tại:

- Nhu cầu thể chất, sinh lý là các nhu cầu về ăn ở nước uống và không
khí…
- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được sống an toàn, khỏe mạnh, để đảm
bảo tồn tại, họ cần có nhà để ở, để trú mưa… cần được chăm sóc sức khỏe,
đảm bảo được tính mạng không bị đe dọa.
- Nhu cầu tình cảm xã hội: là nhu cầu về nhóm xã hội của con người,
cần được quan tâm từ cộng đồng các thành viên trong xã hội.
- Nhu cầu về sự tôn trọng: sự bình đẳng thể hiện đó là sự lắng nghe
cho dù đó là trẻ con hay người lớn, người giàu hay người nghèo, lành lặn hay
khuyết tật…đêu được ghi nhận như một chính kiến của cá nhân.
- Nhu cầu được hoàn thiện: đó là nhu cầu được đến trường, được
nghiên cứu, lao động sang tạo để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được ông
đưa lên nhu cầu cuối cùng vì ông cho rằng nhu cầu này chỉ được thực hiện khi
4 nhu cầu trên được đáp ứng.
Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của cá nhân.
2.2.

Thuyết trị liệu nhận thức.

Trị liệu nhận thức là một trường phái tư tưởng với chủ đề chính tập
trung xung quanh khái niệm tư duy. Sự tư duy của một cá nhân được định
hình bởi xã hội và hoàn cảnh trực tiếp của người ấy. Tư duy quyết định cảm
xúc hành vi. Thông qua tư duy con người đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài
hạn cho hành động của mình trong cuộc sống. Điều này có nghĩa nếu như việc
thực hiện chức năng xã hội của một cá nhân bị khiếm khuyết thì có nghĩa là tư
duy của người đó không hoàn hảo. Chính vì vậy hành vi của con người thay
đổi thì tư duy của con người cũng phải thay đổi theo.

3



Trong công tác xã hội, nếu như nhận thức là cách nhìn nhạn của một
người về một vấn đề nào đó theo hai chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì trị
liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi nhận thức
tiêu cực của họ. Phương thức này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư duy”
trong hoạt động giúp đỡ thân chủ, kỹ thuật này gồm các yếu tố:
- Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghĩ sai lầm, ảnh hưởng đến
các chức năng của thân chủ.
- Xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm mà thay vào đó là những tư duy xác
thực và các hành động có tính chất thích cực để tăng cường các hoạt động
chức năng của thân chủ.
2.3. Lý thuyết hệ thống .
Ra đời năm 1940 do nhà sinh vật học Ludwing Von BertaLffy phát
hiện. Ông

đã xác định một vài quy tắc quan trọng trong việc hiểu thế nào là

một hệ thống và nó hoạt động như thế nào. Các quy tắc đó là :
- Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn có ảnh
hưởng tới những hệ thống nhỏ nằm trong đó.
- Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con. Mọi hệ thống đều
có thể chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. Như vậy, mỗi hệ thống luôn
bao gồm những hệ thống con cho đến đơn vị nhỏ nhất là phần tử. Mỗi hệ
thống còn lại có những.
- Hệ thống có tính phụ thuộc. Có 3 loại tính phụ thuộc dùng để phân
tích hệ thống.
+

Tính phụ thuộc trong hệ thống: Các phần tử trong cùng một hệ


thống không bao giờ đứng riêng lẻ mà còn có quan hệ tương hỗ. Một thay đổi
của phần tử này sẽ ảnh hưởng tới các phần tử khác trong hệ thống.
+

Tính phụ thuộc giữa các hệ thống. Mọi hệ thống đều có sự

tương tác giữa các hệ thống khác. Các hệ thống đều phải tìm kiếm sự cân
bằng từ những hệ thống khác.

4


+

Tính phụ thuộc vào môi trường: Mọi hệ thống đều cần đầu vào

hay năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.
- Tổng thể có nhiều đặc tính hơn, tổng cộng các đặc tính của tất cả các
thành viên. Sự tương tác giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra những đặc
tính mới cho tổng thể. Những đặc tính mới này trước đó không có thấy ở bất
cứ thành viên nào trong hệ thống.
- Hệ thống có tính tương tác vòng. Một thành viên tương tác vào thành
viên khác sẽ nhận được phản hồi. Sự phản hồi này lại được tương tác đến các
thành viên ban đầu và gây ra những phản ứng tiếp theo từ thành viên này. Sự
tương tác ngược trở lại này được gọi là sự tương tác vòng trong hệ thống.
- Ứng dụng của thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội:
+ Giúp thân chủ sử dụng và phát huy tối đa khả năng để giải quyết vấn
đề.
+ Xây dựng mối quan hệ mới giữa thân chủ với hệ thống trợ giúp trong

xã hội.
+ Giúp tăng cương khả năng tương tác giữa con người và các hệ thống.
+ Cải tạo mối quan hệ tương tác giữa con người trong cùng một hệ
thống.
+ Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội một cách phù hợp.
+ Cung cấp, giúp thực tế khác khi cần thiết.
2.4. Lý thuyết sinh thái.
- Quan niệm về hệ thống sinh thái
Lý thuyết sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết
lý của công tác xã hội. Lối tiếp cận này được áp dụng từ những năm 1970 đến
nay. Theo lý thuyết này mỗi cá nhân đều có môi trường sống và hoàn cảnh
sống, họ chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống của họ và cũng
ảnh hưởng ngược lại môi trường sống quanh họ.
Như vậy có thể nói, cốt lõi của lối tiếp cận này là :

5


- Con người sống trong môi trường.
- Con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
- Con người ảnh hưởng ngược trở lại với môi trường.
- Nguyên nhân sử dụng thuyết hệ thống sinh thái vào thực hành công
tác xã hội.
+ Thuyết hệ thống sinh thái vận dụng sức mạnh của các lý thyết khác
trong việc mô tả hành vi phức tạp của con người.
+ Nó chỉ ra hành vi của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng
và những mối quan hệ kết nối của họ tạo ra bối cảnh lý tưởng để giúp đỡ cho
vấn đề thực hành.
+ Lý thuyết tập trung làm sáng tỏ sự hòa hợp giữa con người với môi
trường của họ như thế nào để từ đó tìm cách giải quyết các vấn đề của thân

chủ.
- Nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái :
Những kiến thức cơ bản cho thực hành công tác xã hội:
Mục tiêu của công tác xã hội là nhằm cái thiện những cơ sở, thể chế xã
hội và giúp thân chủ vượt qua những khó khăn, thử thách để tồn tại trong môi
trường sống của họ một cách bình thường. Để làm được điều đó ngoài mục
tiêu và giá trị , người nhân viên xã hội cần một khối lượng kiến thức tương
đối để thực hiệ công việc của mình. Những nghành học liên quan đến công
tác xã hội bao gồm: nhân chủng học, sinh vật học, kinh tết học, truyền thông,
chính sách xã hội , tâm lý học, lịch sử, luật học….Sự kết hợp kiến thức kiên
nghành sẽ giúp người nhân viên xã hội giải thích được những hành vi của con
người, hiểu được sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi của con người
cũng như hướng dẫn để thực hiện can thiệp với thân chủ đồng thời dự đoán
những kết quả của sự can thiệp trong thực hành công tác xã hội.
- Đặc điểm của thuyết hệ thống sinh thái :
Thuyết hệ thống sinh thái bao gồm 2 khái niệm : sinh thái học và lý
thuyết hệ thống tổng quát.

6


Theo quan điểm sinh thái học nhấn mạnh đến sự thích nghi giữa các
yếu tố. Sự thích nghi đó chính là qua trình vận động giữa con người và môi
trường của họ khi con người trưởng thành, hoàn thiện những khả năng của
mình. Theo lý thuyết hệ thống chú trọng vào việc quản lý các cấu trúc xã hội
bằng cách làm giảm tính phức tạp xã hội và có thể mở rộng hiểu biết của con
người về sự đa dạng của hành vi con người. Như vậy sinh thái học và lý
thuyết hệ thống kết hợp với nhau nhằm mô tả hình dạng cũng như chức năng
của hệ thông con người trong môi trường xã hội và môi trường vật lí tự nhiên
của họ.

Theo quan điểm hệ thống sinh thái con người và môi trường không
tách rời nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể gộp lại hai yếu tố là một.
Nghĩa là chúng ta không phải hiểu về con người là hiểu được môi trường của
họ. Mặt khác chúng ta phải luôn kiểm tra tự tác động qua lại giữa hai yếu tố
đó. Mô tả về mối quan hệ này, thuyết sinh thái cho rằng con người và môi
trường vật lý – xã hội –văn hóa của họ luôn tác động lẫn nhau và bổ sung sự
trao đổi tài nguyên cho nhau.
Theo lý thuyết sinh thái, con người được mô tả là hết sức phức tạp.
Bởi lẽ con người là tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, văn hóa
với những suy nghĩ cảm giác và những hành vi có thể quan sát được. Do đó,
quan điểm sinh thái thừa nhận con người phản ánh một cách có ý thức và tự
chủ, tuy nhiên cũng có thể hành động một cách bộc phát và không tự chủ. Mặt
khác, con người vừa là một cá thể vừa là một thành viên của nhóm. Do vậy,
hành động của con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Nói cách
khác con người định hướng môi trường xung quanh cũng như việc môi trường
định hướng con người

7


II.

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH:
TRUNG TÂM HY VỌNG

Địa chỉ: Số 4- Ngách 82/189 Ngõ 290 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.
Điện thoại: (043)7260 200 Email :
Xuất thân trong một gia đình có 4 đời làm nghề dạy học đến thế hệ của
bà hầu hết các anh chị em ruột đều theo nghề dạy học chỉ riêng bà làm nghề y
– Bà là bác sĩ nhi khoa tốt nghiệp khóa 1961 – 1966 của trường Đại học Y

khoa Hà Nội. Bà đã có 12 năm lâm sàng ở bệnh viện là bác sỹ chủ nhiệm
khoa nhi, chủ nhiệm khoa hồi sức cấp cứu và có trên 20 năm làm quản lý
trong lĩnh vực chăm sóc và dạy trẻ lứa tuổi Mầm non, Tiểu học. Chính nhờ
những trải nghiệm trên cộng với tình yêu đặc biệt đối với trẻ tật nguyển đã
thôi thúc bà khi về hưu quyết tâm mở một trung tâm tư vấn, can thiệp sớm và
dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ - Trung tâm mang tên Hy Vọng. Với mong
muốn được chia sẻ, được hàn gắn những khoảng vỡ, những thiếu hụt trong
mỗi đứa trẻ thiếu may mắn đồng thời mong muốn được chia sẻ làm vơi đi nỗi
đau của các người cha, người mẹ không may có con bị chậm khôn. Đó là lí do
để trung tâm mang tên Hy Vọng ra đời.
Quá trình phát triển của trung tâm
Từ những ngày khởi đầu đầy gian nan trong việc luôn phải thay đổi địa
điểm chăm sóc trẻ đến những trở ngại bởi nhận thức của cộng đồng chưa cảm
thông đối với trẻ khuyết tật trí tuệ và những người làm ở lĩnh vực này
Đến nay, trung tâm đã bước sang tuổi 12 với một cơ sở vật chất ổn
định: một ngôi nhà 5 tầng với 4 lớp học và một phòng sinh hoạt chung phục
vụ trong đón và trả trẻ. Từ 1 lớp học chỉ có 5-7 trẻ ban đầu, đến nay Trung
tâm thường xuyên đón nhận 65-70 trẻ. Đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân
viên từ 3 người ban đầu đến nay đã có 17 người và thường xuyên có 5 – 10
tình nguyện viên trong và ngoài nước ngoài tham gia chăm sóc trẻ. Cho đến

8


nay, Trung tâm đã tiếp nhận 130 tình nguyện viên thuộc 25 quốc gia trên thế
giới đến làm đến việc tại Trung tâm.
Với tỷ lệ bình quân phục vụ trẻ 1/3 – 1/5 các cháu được chăm sóc chu
đáo, tỉ mỉ như mẹ chăm con. Vì vậy có trên 90% trẻ tăng cân đều đặn. Sức
khỏe của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt, trẻ ít ốm, những bệnh thông thường
như: viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy giảm và một điều đáng mừng là 12

năm qua chưa có dịch bệnh nào xảy ra ở Trung tâm.
Mục tiêu hoạt động, sứ mệnh và tầm nhìn của Trung tâm
Mong muốn cho trẻ em sớm hòa nhập với cộng đồng, được đứng trên
đôi chân của mình, được trở thành người có ích trong xã hội và không còn là
gánh nặng của gia đình và xã hội là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Trung tâm tạo mọi điều kiện giúp cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ có cơ hội được rèn luyện và học tập theo một
chương trình giáo dục đặc biệt nhằm phục hồi một phần những khiếm khuyết
của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được phát huy những khả năng đặc biệt của mình.
Điều quan trọng là rèn cho trẻ những kỹ năng sống (Kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng ứng xử, sinh hoạt cá nhân, …) để trẻ có khả năng hòa nhập với cộng
đồng.
Dựa trên khả năng tiếp thu của trẻ, Trung tâm dạy văn hóa theo chương
trình giáo dục đặc biệt của Bộ giáo dục do viện Khoa học giáo dục soạn thảo.
Với mong muốn trẻ có được một số kiến thức cơ bản để có thể học được một
số nghề nghiệp phù hợp khi ở tuổi trưởng thành để trẻ sống bằng chính sức
lực của mình.
Riêng đối vời trẻ tự kỷ, Trung tâm tư vấn cho các gia đình cố gắng đưa
con đi can thiệp sớm gần như bố mẹ phải chạy đua với thời gian đầu đời của
con. Vì trẻ tự kỷ nếu được can thiệp sớm thì khả năng giúp trẻ hòa nhập có
thể đạt 70 – 80%. Đây cũng là mục tiêu không thể bỏ qua của Trung tâm và là
một sứ mệnh đối với mỗi thành viên của Trung tâm.
Quan hệ quốc tế

9


Trung tâm Hy Vọng– Đơn vị trực thuộc Hội CTTETT TP Hà Nội, thời
gian khởi đầu chỉ là một nhóm trẻ ( 5 - 6 trẻ) có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi bao gồm
các dạng tật: Down, liệt nửa người, chậm nói, chậm hiểu, tăng động giảm chú

ý. Chỉ sau 1 năm, số trẻ tăng lên 17 – 18 trẻ. Trong lúc khó khăn về địa điểm
để chăm sóc và dạy trẻ với nhiều dạng khuyết tật, vào thời điểm này một tổ
chức nhân đạo của Mỹ ( qua cầu nối của Vụ văn hóa xã hội thuộc Văn phòng
Chính phủ) tới thăm cơ sở ( tháng 09/2001). Họ chứng kiến những hoạt động
chăm sóc và dạy trẻ khuyết tật, ghi nhận những kết quả hoạt động của cơ sở tổ chức này có tên là Baptist general conference (Mỹ).
Tháng 10/2001, Baptist general conference đã ký một văn bản ghi nhớ
và tiếp đó là các văn bản hợp đồng được BGC tài trợ ký tiếp vào tháng
02/2002.
Ngày 13/03/2002 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định số
1618/QĐUB cho phép trung tâm Hy Vọng được tiếp nhận một dự án nhỏ
20.000 USD của tổ chức BGC ( Mỹ) để xây dựng 3 lớp học dành cho trẻ
khuyết tật.
4 tháng sau, vào ngày 18/06/2002, trung tâm Hy Vọng khánh thành giai
đoạn I ( xây thô) trước sự chứng kiến của đại diện các cơ quan, ban ngành của
TP Hà Nội, quận Ba Đình và 20 gia đình có con theo học ở trung tâm.
Như vậy, trung tâm Hy Vọng được xây dựng bằng vốn đầu tư của tổ
chức BGC. Điều đặc biệt ở đây là các thành viên của tổ chức này không chỉ
góp tiền mà còn góp cả công sức vào việc xây dựng trung tâm ( quét sơn
tường, xúc vữa, trát tường, vác gạch, cát...) của 14 ông, bà, cô, chú ở độ tuổi
từ 35 – 80 tuổi. Việc làm của các thành viên thuộc tổ chức BGC đã khích lệ
cha mẹ trẻ và cô, trò của trung tâm, để rồi trung tâm ngày một trưởng thành
và phát triển.
Đồng hành cùng tổ chức BGC – ông William Hoyt - chủ tịch tổ chức
Unireach international (Mỹ) cùng vợ và các thành viên trong tổ chức của ông
đã nhiều lần đến thăm và động viên cô trò của Trung tâm. Bằng tình cảm

10


thiện chí sâu sắc tổ chức của ông đã đầu tư trang thiết bị, những vật dụng cần

thiết cho Trung tâm như máy tính , điều hoà, máy in, đồ dùng dậy học và đồ
chơi cho trẻ và cả tiền mặt. Tuy không nhiều nhưng nó thể hiện tấm lòng sẻ
chia những khó khăn của Trung tâm. Việc này khiến cô trò của Trung tâm vô
cùng cảm kích và thấy cần phải cố gắng nhiều hơn để đáp lại tình cảm của các
bè bạn dù ở rất xa nhưng đã luôn quan tâm đến hoạt động thiện nguyện của
mình.
Ngày 24/10/2013, Mr. William Hoyt cùng vợ và các bạn của ông đến
thăm Trung tâm.
Tiếp nối những tấm lòng và tình yêu con trẻ không may bị khuyết tật,
một số tổ chức thường xuyên tiếp nhận các tình nguyện viên đến từ các nước
trên thế giới. Họ đã gửi tình nguyện viên đến trung tâm để chia sẻ, giao lưu và
hỗ trợ việc chăm sóc, phục hồi các chức năng cho trẻ như tổ chức VPV ( vì
hòa bình cho Việt Nam), tổ chức Project Abroad English và công ty APV của
ông Hoàng Văn Hưng. Cho đến nay đã có 142 tình nguyện viên thuộc 23
quốc gia trên thế giới đã đến trung tâm Hy Vọng, trực tiếp tham gia các hoạt
động chăm sóc, dạy và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Điều này đã
mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ đối với trẻ mà ngay cả gia đình
trẻ và cán bộ giáo viên của trung tâm cũng thấy ấm lòng. Thay mặt cho hơn
300 lượt gia đình trẻ đã và đang có con học ở trung tâm, xin chân thành cảm
ơn những tấm lòng hảo tâm đã chia sẻ và hợp tác với trung tâm để mang lại
niềm vui cho những trẻ em thiếu may mắn. Chúng tôi hy vọng “ vì tình yêu
con trẻ”, trung tâm tiếp tục nhận được sự chia sẻ, khích lệ, động viên của
cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. Mối quan hệ quốc tế sẽ ngày càng đâm
chồi nảy lộc để những thiên thần thiếu may mắn ngày càng nhận được nhiều
hơn nữa vòng tay yêu thương của cộng đồng, để rồi từ cái nôi ấm áp này trẻ
sẽ lớn khôn và trưởng thành.
Phương pháp giáo dục

11



- Sau khi trẻ nhập học giáo viên sẽ quan sát trẻ sau tháng giáo viên sẽ
đánh giá trình cá nhân mức độ phát triển, ưu và hạn chế của trẻ, … Sau đó sẽ
xây dựng chương trình cá nhân dành riêng cho trẻ
- Mỗi trẻ có một kế hoạch cá nhân phù hợp với độ khôn của trẻ.
- Hàng tháng, giáo viên lập kế hoạch cá nhân cho trẻ để cùng gia đình
phối hợp dạy trẻ.
- Hàng tháng lãnh đạo giám sát các hoạt động của các lớp để đảm bảo
chất lượng giáo dục.
- Tổ giáo vụ sẽ thường xuyên dự giờ giáo viên nhằm đảm báo hiệu quả
can thiệp.
- Mỗi năm tổ chức họp phụ huynh 2 lần nhằm trao đổi xây dựng kế
hoạch giáo dục và báo cáo kết quả giáo dục trên trẻ.
- Hàng tuần giáo viên họp chuyên môn vào chiều thứ năm.
- Tùy theo độ tuổi, phòng học, 4 -5 trẻ / giáo viên.
- Hàng năm, Trung tâm tổ chức cho trẻ đi tham quan tìm hiểu môi
trường thưc tế.
III.

TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH:

1. Hoàn cảnh tiếp cận trung tâm và thân chủ:
Vào những tuần đầu tháng 1, trong những đợt gió đông của Hà Nội cổ
kính, chúng tôi được cô Phó Thanh Hương –GV khoa Xã Hội Học giao cho
nhiệm vụ tìm kiếm liên hệ với trung tâm thực hành CTXH I vì địa điểm
chúng tôi lựa chọn đầu tiên là làng SOS đã từ chối tiếp lượt sinh viên trong
lần thực hành này. Do còn nhiều bỡ ngỡ trong lần đầu tìm địa điểm , chúng tôi
gặp khá nhiều khó khăn. Chúng tôi quyết định chọn 2 địa điểm là nhà trẻ Hòa
Bình và trung tâm Hy Vọng.
Chúng tôi tìm đến nhà trẻ Hòa Bình qua những thông tin tìm kiếm được

trên mạng , nhưng tiếc thay , trung tâm đã không còn hoạt động nữa.
Chúng tôi tiếp tục tìm đến trung tâm Hy Vọng, chúng tôi biết đến trung
tâm qua một đoạn tin trên thời sự về trung tâm. May mắn lần này đã mỉm

12


cười với chúng tôi, chúng tôi đã liên lạc được với cô Đỗ Thúy Nga và được cô
hẹn tới trung tâm. Lần đầu, chúng tôi đặt chân tới trung tâm là ngày
14/1/2015 vào 1 chiều mưa tầm tã. Tuy thế, chúng tôi rất hào hứng vì chặng
đường phía trước tại trung tâm.
Được sự hướng dẫn của giảng viên Đỗ Đức Long , chúng tôi nhận
được sự đón tiếp thân mật của trung tâm cũng như giáo viên và các trẻ.
Ngay trong buổi trao đổi đầu, cô Đỗ Thúy Nga đã giới thiệu cho chúng
tôi sơ qua về trung tâm , yêu cầu quy chế cần thiết phải nắm bắt.
11 sinh viên chúng tôi chia vào 4 lớp: A1, A2, A3, A4.
Cụ thể như sau:
Lớp

Sinh viên

A1

Mạnh,

Giáo viên chủ nhiệm

Diệu

Linh


, Quyên

Giang
A2

Vân , Thùy Linh, Tuyết

Hoa

A3

Thanh , Phương

Loan

A4

Loan , An, Dương

Qúy

Tôi và hai bạn nữa là bạn Lương Thùy Dương và bạn Vũ Thị Loan
được bạn nhóm trưởng là bạn Lê Thị Hồng Thanh phân vào lớp A4. Đây là
lớp chuyên giúp trẻ nhận thức hành vi và phát triển trí tuệ.
Sau khi phân công xong cả nhóm chúng tôi chia ra để đi nhận lớp.
Chúng tôi di chuyển nên tầng lăm vì lớp A4 của chúng tôi ở trên đó. Khi tôi
mở cánh cửa phòng ra thì cảm giác đầu tiên của tôi là ngạc nhiên. Tôi nhìn
thấy ở đó là các cô giáo mặc những bộ đồ bảo mẫu màu xanh, còn các em thì
đủ cả trai và gái với các độ tuổi và thân hình khác nhau đang tròn xoe mắt

nhìn chúng tôi một cách ngạc nhiên vì chúng tôi đã bất ngờ xuất hiện trong
giờ học của các em. Được sự chào đón của các cô giáo cùng các em thì chúng
tôi đã nhanh chóng tìm được các vị trí thích hợp trong lớp để có thể giao lưu
và dễ quan sát các em hơn.

13


Lớp có hai mươi em và cô giáo chủ nhiệm là cô Qúy cùng với các cô
giáo hỗ trợ khác như cô Xuân, cô Hạnh, cô Vũ. Đa phần các em đều mắc các
bệnh tự kỉ, chậm phát triển về nhận thức và mắc các bệnh về hội chứng như
tăng động, đao, ảo tưởng ,…
Mỗi thành viên trong nhóm chúng tôi đều có 5 buổi để tìm hiểu và quan
sát tất cả các em trong lớp nói chung và thân chủ của mình nói riêng để có thể
phần nào hiểu hơn về tình trạng của các em.
2. Giới Thiệu về thân chủ.
Tên thân chủ : Nguyễn Tiến Minh
Giới tính : Nam
Tuổi : 11 tuổi
Địa chỉ : Số nhà 15, nghách 81, ngõ 250 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình,
Hà Nội.
Hoàn cảnh gia đình :
Qua lời kể được biết từ cô giáo chủ nhiệm của Minh thì cho tôi thấy
rằng gia đình em đúng là một gia đình đặc biệt. Đặc biệt ở đây là gia đình em
đang rất khó khăn về mặt kinh tế, bên cạnh đó mối quan hệ giữa những người
thân trong gia đình em ở đây là bố mẹ em thì chưa bao giờ được tốt cả và có
thể tình trạng bệnh lí bây giờ của Minh cũng có thể là do gia đình em tác
động vào.
Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố mẹ là công nhân
viên chức ở Hà Nội. Ngưỡng tưởng rằng một cậu bé được sinh ra tại đất thủ

đô và lại là con của nhà công nhân viên chức thì cuộc sống phải đầy đủ và
hạnh phúc như hơn những cậu bé có cùng trang lứa khác mà lại không có đầy
đủ điều kiện như Minh. Cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của em không được
bao lâu thì khi Minh 5 tuổi, bố mẹ em li hôn. Minh ở với bố và bà nội và từ
khi đó bố em bỏ bê công việc và lao vào rượu, bia suốt ngày bỏ mặc em cho
bà nội mà không quan tâm chăm sóc em. Dần sau đó khi Minh đi học lớp 1 thì
được cô giáo và gia đình phát hiện ra em có những biểu hiện kì lạ và tình

14


trạng tâm lí của em thì luôn thay đổi và diễn biến một cách bất thường. Em
đến lớp nhưng em không học mà chỉ ngồi nói lảm nhảm vài từ, có lúc thì hàng
tuần cũng không nói chuyện giao tiếp với ai. Vì vậy mà bố Minh đã cho nghỉ
học để tiện cho việc chữa trị. Nhưng trong khoảng thời gian đó bố em cũng đã
bị mất việc và phải tìm một việc phụ bên ngoài để kiếm thu nhập nuôi gia
đình và chữa trị bệnh cho em. Nhưng tình trạng bệnh lí của em vẫn không
thuyên giảm. Nhờ một người quen từ gia đình em biết về Trung tâm Hy Vọng
và biết về tình trạng của em nên đã giới thiệu cho Minh tới đó học với hy
vọng sẽ giúp em nhanh chóng phục hồi bệnh tình.

Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ:
Việc tiếp cận thân là mục tiêu mà mỗi người trong nhóm của chúng
tôi đã tự xác định trước khi đặt chân đến trung tâm là mỗi người đều phải tìm
ra một thân chủ để có thể phát hiện ra những bệnh lí mà người đó đang mắc
phải và từ đó dần dần đi vào khai thác thông tin về người đó từ những người
xung quanh thân chủ đó như từ các cô giáo, bạn bè và người thân nếu có để
có thể hiểu và phần nào chia sẻ và giúp cho tâm trạng của họ vui lên dù chỉ là
trong một thời gian ngắn và chỉ là mấy buổi chúng tôi đi thực hành ở đó.
Thật may cho tôi và đó cũng có thể là do cơ duyên của tôi với

Minh mà ngay buổi đầu tiên tôi đã có ấn tượng với một cậu bé có dáng người
nhỏ nhắn nhưng không gầy quá với một khuôn mặt vẫn toát lên sự hồn nhiên,
ngây thơ lao đến trước mặt tôi và hô to : “ Em chào chị ạ”! trong buổi đầu
tiên tôi vào lớp. Rồi chưa để tôi kịp đáp lại lời chào vô cùng đẽ thương đó của
em thì em đã chạy ngay về một góc và ngồi ngoan ngoãn cùng với vẻ mặt như
chưa có chuyện gì xảy ra trước đó vậy. Tôi không lấy làm ngạc nhiên cho lắm
vì tôi nghĩ khi từng cá nhân các em có mặt trong lớp này thì các em đã và
đang gặp phải những bệnh lí khác nhau và rất cần những người có chuyên
môn như các bác sĩ, các cô giáo hay các nhân viên công tác xã hội cùng nhau

15


chung tay giúp đỡ để các em có thể nhanh chóng hồi phục và hòa nhập với
cộng đồng một các nhanh nhất.
Sau khi chúng tôi đến chào hỏi các cô giáo và làm quen với các em
trong lớp xong thì tôi vẫn luôn để ý và quan sát mọi hoạt động của Minh khi
mà em tương tác với bạn bè. Nhưng trái với hoạt động chạy đến chào hỏi tôi
lúc đầu thể hiện em là một đứa bé hoạt bát, nhanh nhẹn thì bây giờ em lại chỉ
biết ngồi im một góc và một có bất cứ một phản ứng nào cho đến hết buổi.
Qua buổi tiếp theo tôi lại tiếp tục lại gần làm quen, bắt chuyện và quan sát thì
thấy Minh hay có những biểu hiện bất thường về rất nhiều hội chứng bệnh
như : tăng động kèm tự kỷ và dối loạn thần kinh. Chính vì thế mà tôi đã quyết
định chọn Minh là người mà tôi sẽ quan sát và tiếp cận trong buổi thực hành
lần này.
Tôi chỉ mong muốn sao có thể hiểu một phần nào đó những gì mà em
đang gặp phải và đối diện, muốn được chia sẻ cùng em hoặc là có thể phần
nào gúp được em phấn chấn và vui vẻ hơn trong những buổi mà tôi đến trung
tâm.
Sơ yếu bệnh lí :

Minh là một cậu bé có tình trạng bệnh lí đặc biệt nhất trong lớp mà
tôi đã được tiếp xúc. Tình trạng bệnh lí của em dễ bị thay đổi theo cảm xúc
nhất thời và luôn bị chi phối bởi các tác động bên ngoài. Những biểu hiện và
hành động của Minh thường thay đổi và có thể thay đổi theo một chiều hướng
tiêu cực trước những hành động của cô giáo và các bạn ở trong lớp. Ví dụ:
Trong giờ học của cả lớp, cụ thể là giờ tập tô. Trong khi các bạn của Minh
đang cố gắng từng chút hoàn thiện bài vẽ của mình dưới sự hướng dẫn của
các cô giáo hỗ trợ thì Minh lại có biểu hiện như một đứa trẻ tăng động. Em
cầm bài vẽ chưa tô xong của mình xé vụn thành từng mảnh và hất tung hộp
bút sáp tô màu của mình.

16


Nhiều lúc e lại có những biểu hiện của một người bị tự kỷ, em ngồi im
tại một góc nào đấy cho đến hết giờ và không nói chuyện giao tiếp với bất kì
một bạn nào trong lớp cả. Như thế chưa hẳn đã dừng lại mà những biểu hiện
thường ngày của em còn cho thấy tâm lý và thần kinh của em đang bị rối loạn
một cách nghiêm trọng và em đang rất cần sự chữa trị, giúp đỡ hỗ trợ cả về
mặt bệnh lý và tâm lý.
Một cậu bé với cái ngoại hình nhỏ nhắn cùng với khuôn mặt ngây
thơ,hồn nhiên ở cái độ tuổi 11 vẫn chưa biết gì nhiều về cuộc sống mà tại sao
lại gặp phải những căn bệnh về mặt tâm lý quái lạ như vậy. Phải chăng những
người làm bố, làm mẹ vẫn chưa hoàn thành đúng trách nhiệm của mình với
con cái để dẫn tới tình trạng như thế này. Đây có thể là một câu hỏi được
chính những bậc phụ huynh có con cái mình mắc phải những trường hợp như
Minh tự hỏi chính bản thân những người làm cha, làm mẹ như họ nhiều nhất.
3. Những điểm mạnh và điểm yếu ban đầu của thân chủ :
Điểm mạnh:
Vẫn còn nhỏ tuổi cho nên khả năng nhanh chóng hồi phục nếu

nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.
Có sức khỏe và thể lực tốt.
Là một cậu bé nhanh nhẹn và có khả năng tiếp thu tốt nếu được
dạy dỗ và rèn luyện.
Trong một vài trường hợp ổn định thì em có khả năng tiếp thu và
học tập rất tốt.
Luôn có thái độ ham học hỏi.
Yêu mến bạn bè cùng lớp, nghe lớn và các cô giáo.
Điểm yếu:
Sống thu mình, ít giao tiếp với bạn bè và mọi người xung
quanh.

17


Là một cậu bé 11 tuổi như bao bạn đồng trang lứa khác nhưng
khả năng nhận thức lại rất kém và thậm chí là có thể không có so với các bạn
khác.
Khả năng giao tiếp kém do ít giao tiếp vói mọi người.
Nhận được ít tình thương của gia đình do bố mẹ hay đi công tác
và họ luôn bận bịu với công việc riêng của mình.
IV. KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP BAN ĐẦU:
Buổi Thời gian

Địa điểm

Kế hoạch đề ra

Kết quả cần
đạt


1

Chiều

Trung tâm Hy - Đến thăm hỏi và tăng - Làm quen

14/1/2016

Vọng ( Lớp A4- quà trung tâm (đồ dùng được với tất

(2h3o’-

lớp nhận thức học tập).

4h30’)

hành vi và phát - Nói chuyện, làm quen trong lớp.
triển trí tuệ ).

với tất cả em trong lớp.

cả các em
- Nắm

- Tham gia và tìm hiểu được

bắt
thông


về hoạt động học tập cá tin cá nhân
nhân và hoạt động nhóm và tình trạng
của các em trong lớp.



bộ

của

- Quan sát và tìm hiểu các em mà
về tình trạng của các em mình sẽ tiếp
trong lớp và đặc biệt là cận.
tìm ra thân chủ mà mình - Trợ
chuẩn bị trợ giúp.

giúp

các giáo viên

- Tham gia trợ giúp trong

quá

giáo viên trong lớp để trình dậy các
giúp các em trong quá em học tập
trình học tập và vui và vui chơi
chơi.

18


với các bài


- Kết thúc buổi học thì tập thể dục
giúp các em mặc thêm nhẹ như các
áo ấm, lấy đồ dùng cho bài tập yoga,
các em và đưa các em cùng các trò
xuống nhà giao cho phụ chơi như trò
huynh của từng em.

kim

cương,

giả vờ chết
và ngồi thiền
thư giãn,…

2

Chiều

Trung tâm Hy - Hỗ trợ các em tập - Phát

quà

15/1/2016

Vọng (Lớp A4 – viết, tập đọc và nhận cho


các

(2h30’-

Lớp nhận thức biết các đồ dùng, đồ vật. thành

4h30’)

hành vi và phat - Nói chuyện với các trong lớp.
triển trí tuệ).

em và đặc biệt là thân - Xác

viên
định

chủ mà mình sắp tiếp thân chủ sẽ
cận để tìm hiểu tâm lý làm việc và
cũng như tình trạng thu
bệnh lí của các em.

thập

thông tin về

- Giúp các cô giáo cho thân chủ, về
các em ăn bữa ăn nhẹ bối cảnh môi
sau khi các em ngủ trưa trường,
dậy.




các thông tin

- Khai thác các thông khác như :
tin về thân chủ mà mình nguồn
lựa chọn từ các giáo luật

lực,
pháp,

viên để có thể dễ dàng dịch vụ có
tiếp xúc và hỗ trợ.

19

liên quan từ


- Kết thúc buổi học thì đó

lên

giúp các em mặc thêm hoạch

kế
phù

áo ấm, tìm đồ dùng cá hợp với thân

nhân cho các em, đưa chủ để xác
các em xuống nhà và định

chính

giao các em cho bố mẹ xác vấn đề.
của các em đến đón.

- Quan
thông

sát
qua

các giờ học
cá nhân, học
nhóm

của

các em và
hỏi các cô
giáo để thu
thập

thông

tin về các em

20



3

Chiều

Trung tâm Hy - Dạy các em học và - Đánh giá,

18/1/2016 ( Vọng

nhận biết đồ vật cùng kiểm tra và

2h30’-

nhiều hoạt động nhỏ xác định vấn

4h30’)

như to mầu, vẽ tranh, đề của thân
làm toán.

chủ dựa trên

- Tiếp xúc và quan sát việc thu thập
thân

chủ,

thu


thập thông tin từ

những thông tin cần gia đình, đối
thiết.

tượng,

giáo

- Giúp các cô giáo dọn viên.
dẹp phòng học sạch sẽ - Phân tích
như lau bàn,hu dọn đồ điểm mạnh,
đạc để tạo không gian điểm yếu của
thoải mái giúp các em thân

chủ

có thể thoải mái học tập ( học vấn,
và vui chơi.
- Cuối

cùng

sức

khỏe,

như phẩm chất cá

thường lệ là chuẩn bị đồ nhân).

đạc cho các em ra về và - Sắp xếp tất
đưa các em xuống dưới cả các vấn đề
nhà giao cho phụ huynh theo thứ tự
của các em.
4.

ưu tiên.

Sáng

Trung tâm Hy - Lập kế hoạch trợ - Lập

kế

19/1/2016

Vọng.

hỗ

giúp.

hoạch

(8h30’-

- Cùng các em tập các trợ .

11h30’)


động tác thể dục khởi - Xác

định

động nhẹ nhàng để các được

một

em có thể bắt đầu các cách rõ mục
tiết học trong một tâm tiêu :

21


thế thoải mái và vui vẻ.

+ Hỗ trợ các

- Giúp các em trong em

tự

lớp và đặc biệt là thân chậm

kỉ,
pahts

chủ của mình tô màu, triển có thể
đọc, viết và nhận biết đồ nhận
vật.


môi

biết
trường

- Tiếp xúc trực tiếp với xung quanh
thân chủ để tìm hiểu hòa nhập với
tâm lý cũng như tính mọi người.
cách của thân chủ mình + Mục tiêu
một cách khách quan can

thiệp:

nhất.

thiện

Cải

- Nói chuyện với các mối quan hệ
cô để biết thêm các vấn xac hội và
đề mà thân chủ đang gia đình cho
gặp phải, quá trình phát thân chủ.
triển nhận thức của các - Hoạt động
em trong quá trình rèn hỗ trợ: giúp
luyện và học tập tại nhiều người
trung tâm của các em.

biết


đến

- Vào buổi trưa thì giúp trung tâm để
các cô bê đồ ăn lên cho có
các em rồi lau dọn bàn nguồn

thêm
lực,

ghế, sau đó giúp các cô các gia đình
rửa bát.

có trẻ gặp

- Cuối cùng là cho các khó

khăn

em đi ngủ trưa.

phát

trong

triển trí tuệ,
tự kỉ thì có

22



địa điểm tin
cậy để giử
gắm

con

em .
- Tìm

các

nguồn

lực

(nếu có ).
5.

Chiều

Trung tâm Hy - Mang quà bánh đến - Triển khai

20/1/2016 ( Vọng.

cho các em .

kế hoạch.

2h30’-


- Cùng các cô giúp các -

4h30’)

em ăn bữa chiều nhẹ .

Chuẩn bị

điều kiện cần

- Giúp các em hoàn Thiết để thực
hành bài tập đã được hiện
giao.

kế

hoạch.

- Nới chuyện chia tay - Hỗ trợ đối
với các em.

tượng

thực

- Cùng các em chơi các hiện

kế


trò chơi và hát các bài hoạch.
hát mà các em được các - Lượng giá
cô giáo dậy ở lớp.

Kết thúc quá

- Chuẩn bị đồ đạc cho trình
các em ra về.

thực

hành

tại

trung tâm.
- Nộp

báo

cáo cho giám
đốc
tâm.

23

trung


V. PHÚC TRÌNH THỰC HÀNH :

Buổi Thời gian

Nội dung hoạt động

Kết quả thu Nhận xét
được

1

Chiều
14/1/2016

- Làm quen - Các
Buổi đầu tiên nhận lớp, đến được với cô giáo


thân

chào hỏi các cô giáo và làm giáo và một thiện,nhiệt
quen với các bạn trong lớp.

số em

trong tình

giúp

Dù là buổi đầu tiên nhưng lớp.

đỡ, các em


cũng là buổi mà tôi ấn tượng

trong

nhất. Khi tôi và hai bạn cùng - Phát

lớp

quà thì

dễ

nhóm nữa của tôi lên tầng 5 để bánh và đồ thương,
nhận lớp. Lớp mà tôi tiếp nhận dùng học tập gần gũi.
là lớp nhận thức hành vi và cho các em.
phát triển trí tuệ. Nói thật là
cảm xúc của tôi khi lên đến - Phần

- Môi
nào trường học

tầng 5 và đứng trước cánh cửa giúp được các tập của các
lớp mà chúng tôi chưa dám mở giáo

viên em thì rộng

ra là những cảm giác đan xen trong

quá rãi,


khoa

giữa hồi hộp, lo sợ pha lẫn vào trình dậy học học, thoáng
nhau. Nhưng để không phí thời các em.

mái

rất

gian vào những lo sợ vớ vẩn

phù

hợp

đó thì chúng tôi đã quyết mở - Giúp

các trong

quá

cánh cửa lớp ra và chấp nhận em trong quá trình

phát

đối mặt với những gì sắp xảy trình vui chơi, triển và hồi
ra. Nhưng trái lại với những gì ăn uống và phục
mà chúng tôi suy nghĩ trước chuẩn bị đồ các em.
đó, một vùng trời mới như xuất đạc cá nhân.

hiện khi tôi mở cánh cửa lớp

24

của


ra.Và một điều bất chợt và - Một

phần

được tôi ví như một món quà nào đó đã tìm
chào hỏi đầu tiên khi tôi bước được
vào lớp đó là lời chào hỏi to và tượng

đối
thích

dõng rạc từ một cậu bé có hợp để tìm
khuôn mặt vẫn còn toát lên cái hiểu.
vẻ ngây thơ,” EM CHÀO CHỊ
Ạ “! Và nó vẫn còn văng vẳng - Nắm

bắt

bên tai tôi cho đến tận bây giờ phần nào đó
khi tôi hồi ức lại. Nhưng có thông tin cơ
điều kì lại là em chưa để tôi bản của đối
đáp lại câu chào hỏi đó thì em tượng




đã chạy ngay về một góc ngồi mình chuẩn bị
tách biệt với mọi người với quan sát.
một thái độ như chưa có sự
xuất hiện của chúng tôi trong
lớp vậy.
Chúng tôi bước vào chào hỏi
các thầy cô giáo và làm quen
với các em nhỏ trong lớp.
Các em nhỏ trong lớp thì
hầu như đều từ độ tuổi từ 8 đến
15 và mỗi em thì lại gặp phải
những chứng bệnh khác nhau.
Có em thì bị tự kỷ, em thì bị
tăng động và có những em thì
bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh.
Nhìn các em mới có ít tuổi mà
đã mắc những căn bệnh quái lạ

25


×