Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo thực tập tìm hiểu chung về ban thanh thiêu niên VTV6 đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.21 KB, 11 trang )

Lời nói đầu
Khái niệm “một nền báo chí mới” đã được thế giới nhắc đến nhiều
trong những năm gần đây. Nếu như đã từng có những quan niệm truyền thống
rằng báo chí phải là kênh thông tin sốt dẻo, hấp dẫn và chuyển tải những
thông tin có chiều sâu, những vấn đề “nóng” đến với bạn đọc, thì trong bối
cảnh mới, khi thế giới đang hội nhập sâu sắc, báo chí với vai trò kết nối, tất
nhiên - không thể nằm ngoài cuộc chơi ấy. Mà ngược lại, sự hiện diện của báo
chí phải sắc sảo hơn, rõ nét hơn và có sự đầu tư bài bản hơn trên mọi phương
diện.
Truyền hình cũng vậy. Trong bối cảnh, số người sử dụng internet toàn
cầu tăng nhanh, trong bối cảnh cung cấp thông tin là một cuộc “cạnh tranh”
và nhất là khi báo chí tác động mạnh đến đời sống xã hội, rõ ràng truyền hình
phải đóng vai trò trọng tâm, kết nối trong một thế giới truyền thông mới.
Muốn thực hiện mục tiêu ấy, đòi hỏi phải có chiến lược, có tầm nhìn, phải có
sự chuyển giao công nghệ và có sự kết nối liên khu vực.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong bối cảnh
thế kỷ 21 cùng những biến động địa chính trị mạnh mẽ, Truyền hình đã và
đang phát huy tối đa lợi thế của mình, tối ưu hóa, hiện đại hóa không chỉ nội
dung, chương trình mà còn cả công nghệ, khoa học kỹ thuật để đáp ứng
những nhu cầu thông tin mới”…
Chính vì vây, trong những năm qua Đài Truyền hình Việt Nam đã
không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, chú
trọng các chương trình dạy học, phổ biến kiến thức, thông tin đối ngoại,
chương trình tiếng dân tộc; tăng cường chất lượng phủ sóng, đặc biệt chú
trọng vùng sâu, vùng xa, vùng lõm; khẩn trương hoàn thiện hệ thống phát
sóng các chương trình quốc gia VTV2, VTV3... của Đài Truyền hình Việt
Nam đặt tại các địa phương.

1



Không nằm ngoài quy luật phát triển chung, VTV6 tuy mới ra đời và
phát triển được 5 năm, nhưng đã trở thành một kênh truyền hình thân thiết với
công chúng. Trong thời gian qua, VTV6 đã không ngừng tăng thời lượng,
nâng cao chất lượng các chương trình để phát trên sóng quốc gia, góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đài địa phương và tính toàn
quốc của Đài Truyền hình Việt Nam. Thường xuyên xây dựng và hoàn thiện
các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng ngành truyền hình, bảo đảm phù hợp
với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế để áp dụng thống nhất trong
toàn quốc.
Ngoài ra, lãnh đạo ban Thanh thiếu niên VTV6 còn tăng cường chăm lo
xây dựng, đào tạo đội ngũ làm truyền hình có bản lĩnh chính trị vững vàng,
phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn cao; phát huy hiệu quả cơ chế
tự chủ tài chính để phát triển sự nghiệp truyền hình và không ngừng cải thiện
đời sống của cán bộ, viên chức.
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại lớp Quay phim Truyền hình K29Học viện Báo chí và Truyên truyền, thực hiện theo kế hoạch đào tạo cho sinh
viên đi thực tập đợt 1 của nhà trường, em đã xin thực tập tại Phòng Quay
phim và Đạo diễn kênh VTV6, Đài truyền hình Việt Nam. Sau khi được
phòng Quay phim và Đạo diễn tiếp nhận và tạo điều kiện giúp đỡ, đến ngày
20/4/2012 em đã hoàn thành quá trình thực tập đợt 1. Em xin báo cáo kết quả
thực tập thời gian qua như sau:

2


A- Tìm hiểu chung về Ban thanh thiêu niên VTV6- Đài
truyền hình Việt Nam
VTV6 là một kênh truyền hình hoàn toàn mới, hướng tới giới trẻ có độ
tuổi từ 15-25 tuổi. Các chương trình của kênh sẽ tập trung phục vụ nhu cầu
được trang bị kỹ năng xã hội, kiến thức cuốc sống, hiểu biết xã hội, chia sẻ
cảm xúc, bày tỏ quan điểm và giải trí của giới trẻ. Thông tin kinh tế vi mô,

đời sống văn hóa trẻ, cuộc sống đời thường, các vấn đề xã hội cập nhật...là
những mảng đề tài chính của VTV6.
VTV6 phát sóng thử nghiệm trên hệ thống DTH và VCTV từ ngày 29
tháng 4 năm 2007. Hiện nay, VTV6 đã phát sóng quảng bá trên hệ thống
Analog và phủ sóng toàn quốc.
Trong tháng đầu tiên (tháng 4) gồm các chuyên mục: Nhà tròn, Vân tay,
Thế hệ tôi, Kết nối trẻ, Bản tin Con Cua, Phòng mạch Dấu hỏi xanh, Music
Maker, Phim tài liệu trên VTV6.
Thời lượng phát sóng hàng ngày (ban đầu) khoảng 2 giờ đồng hồ gồm
các chương trình tự sản xuất. Hiện nay, VTV6 đang triển khai các chuyên
mục nói trên và nhiều chuyên mục khác nữa cho thời gian tới.
VTV6 có một số gương mặt quen biết với khán giả truyền hình như Tạ
Bích Loan, Diễm Quỳnh, Bạch Dương... cùng một số BTV 8X. Tạ Bích Loan
là trưởng bộ phận chuẩn bị nội dung phát sóng VTV6.
Diễm Quỳnh và Bạch Dương phụ trách một số chuyên mục, tuy nhiên
không BTV nào của VTV6 tham gia dẫn chương trình, cơ hội này đều dành
cho các bạn trẻ.
Theo đại diện của kênh này, đây là kênh truyền hình văn hóa- giáo dục
- giải trí dành cho người trẻ tuổi, giúp họ xây dựng thành công sự nghiệp trẻ
của mình.
Bởi vậy, VTV6 có một điểm khác biệt quan trọng: Là kênh truyền hình
tương tác, rất phù hợp với sự năng động của những người trẻ tuổi, có thể làm

3


cùng lúc nhiều việc, mong muốn được thể hiện quan điểm, suy nghĩ và được
giao tiếp với người khác...Khán giả có thể tham gia nhiều hơn trong việc xây
dựng nội dung các chương trình. Chẳng hạn, với chương trình Kết nối trẻ, có
sử dụng “chat room on TV” trong phần Connek to you.Trong chương trình

Nhà tròn, khách mời là các bạn trẻ cùng thảo luận một vấn đề đang được tuổi
teen quan tâm (chứng nghiện game...). Dự kiến Nhà tròn phát sóng trực tiếp,
khán giả gọi điện thoại tới chương trình tham gia trực tiếp hoặc nhắn tin chạy
trên thanh ba... Chương trình Thế hệ tôi do sinh viên các trường báo chí tự
làm- một phương thức hợp tác sản xuất mới của VTV6 nhằm khai thác tiềm
năng sáng tạo chương trình truyền hình của các sinh viên chuyên ngành báo
chí. Clip Việt cũng do khán giả sản xuất, nhưng chủ nhân của nó là những bạn
yêu thích quay phim, chụp ảnh. Tóm lại, lần đầu tiên clip nghiệp dư có đất
dụng võ trên sóng VTV. Một số chương trình đang chuẩn bị nội dung cũng rất
chú ý đến tính tương tác với khán giả....
Chất trẻ còn được thể hiện ở chính nội dung các chương trình truyền
hình. Bộ phận biên tập VTV6 xác định: Xây dựng nội dung cho người trẻ chứ
không phải nói một chiều, các bạn trẻ cùng tham gia, sự chia sẻ với nhau sẽ
nhiều hơn, khoảng cách giữa các thế hệ giảm tối đa. Thời gian gần đây, VTV6
liên tục mở các đợt tuyển MC, mỗi đợt thu hút rất nhiều bạn trẻ đăng ký.

4


Nhà báo Tạ Bích Loan- trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6 đã từng
chia sẻ: "Việt Nam chưa có một kênh truyền hình nào dành riêng cho những
người trẻ, trong khi họ lại chiếm phần đông dân số, là lực lượng chính tạo ra
động lực phát triển của xã hội. Bây giờ mới có e là cũng hơi muộn, nhưng
muộn còn hơn không. Chúng ta vẫn chưa có cách nói với thanh niên một cách
hợp lý, vẫn là cách giảng dạy đạo đức của người lớn với trẻ con. Mà thanh
niên ngày nay thì không thích như thế, chúng tôi phải tìm cách khác để nói
với họ, và lắng nghe họ nói. Quả thật là vấn đề khó khăn. Nhưng chúng tôi có
lòng tin và sự quyết tâm, chúng tôi sẽ thành công, cho dù hiệu ứng xã hội
không thể mạnh mẽ được như khi VTV3 xuất hiện."
Đến nay, trải qua 5 năm phấn đấu và nỗ lực VTV6 đã không ngừng

phát triển khẳng định mình là một kênh truyền hình vững mạnh của quốc gia.
Là kênh thông tin hàng đầu của giới trẻ với hàng loạt chương trình hấp dẫn,
phong phú về nội dung, sáng tạo về hình thức, khả năng liên kết mạnh mẽ.
Với đội ngũ người làm nghề nhiệt huyết, trẻ trung năng động, VTV6 hứa hẹn
sẽ là kênh truyền hình hàng đầu của Đài Truyền hình Việt Nam.

B. Quá trình thực tập và kết quả đạt được
I. Những thuận lợi
Được sự giảng dạy, chỉ bảo và rèn luyện của các thầy cô giáo thuộc
khoa Phát thanh- Truyền hình, Học viện Báo chí và Truyên truyền trong gần 3
năm học làm tăng thêm nghị lực và giúp em tự tin hơn khi đến với đợt thực
tập này.
Đơn vị tiếp nhận- phòng Quay phim và Đạo diễn VTV6, đã tạo mọi
điều kiện để em hoàn thành một cách tốt nhất mục tiêu và nhiệm vụ của đợt
thực tập.Các anh, chị đã hướng dẫn tận tình từng công việc, chỉ bảo từng động
tác máy, phương pháp tìm hiểu thông tin cũng như kỹ năng lấy hình ảnh một
cách hiệu quả. Do tính chất của Ban thanh thiếu niên VTV6 là kênh thông tin
dành cho giới trẻ nên em đã được làm việc trong môi trường vui vẻ, hòa đồng,
năng động với các chương trình như Chat V6, Xưởng thời trang, Gara bí mật,
5


Vũ điệu xanh, hay hòa mình vào những trải nghiệm thú vị cùng với nhân vật
trong chương trình thực tế "Sống khác".
Ngoài ra, các anh chị trong phòng đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc và
sử dụng nhiều loại máy quay khác nhau ở cả trong và ngoài trường quay. Em
được bố trí đi quay cùng nhiều ekip thực hiện chương trình bên ngoài như
quay tin và phóng sự cho chương trình Thư viện cuộc sống, Điểm nóng,
Vitamin C. Trong quá trình được làm trong một môi trường làm việc chuyên
nghiệp em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho bản thân, đã rút ra

được rất nhiều kỹ năng nghề nghiệp và những va chạm trong những tình
huống thực tế. Đây chính là tiền đề bước đầu giúp em tiếp cận với nghề, hiểu
nghề và xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Qua đó, tích lũy
được kinh nghiệm làm nghề và tăng thêm nhiệt huyết với nghề nghiệp mà
mình chọn lựa.
Bên cạnh sự giúp đỡ trực tiếp từ các anh, chị trong phòng Quay phimĐạo diễn, khi đi làm, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của anh chị
phòng khác, em đã hiểu thêm rất nhiều điều về việc viết kịch bản, biên tập nội
dung, tổ chức sản xuất.
Ngoài những việc chuyên môn, khi được tiếp xúc với nghề nghiệp em
đã học hỏi được nhều điều về việc ứng xử, giao tiếp, kỹ năng xử lý tình
huống, giúp em dày dặn hơn khi làm quen với những môi trường và thời gian
làm việc mang tính khắc nghiệt. Và hơn hết, đợt thực tập này đã truyền ngọn
lửa yêu nghề, nhiệt huyết với nghề và hết mình vì nghề nghiệp trong em.

6


II- Khảo sát, phân tích, đánh giá một chương trình truyền
hình
Trong qúa trình thực tập tại phòng Quay phim- Đạo diễn, Ban thanh
thiếu niên VTV6, Đài truyền hình Việt Nam, em đã tiến hành khảo sát đánh
giá và phân tích chất lượng hình ảnh của chương trình "Sinh ra từ làng".
1. Khảo sát:
Chương trình "Sinh ra từ làng" chủ đề: Phan Thanh Nam- Chú cá nhỏ
lội ngược dòng phát sóng ngày 4/4/2012 trên kênh VTV6.
2. Tổng quát chung:
"Sinh ra từ làng" là chương trình mới về người nông dân trên VTV6, là
sân chơi mới để những người nông dân có cơ hội chia sẻ những tâm sự, suy
nghĩ của mình.
Chương trình được thể hiện dưới hình thức talk show, xen kẽ phóng sự

thực tế về những câu chuyện của nông dân Việt Nam ngày nay.
Mỗi chương trình "Sinh ra từ làng" sẽ chuyển tải một thông điệp về
những điều mà giới trẻ nông thôn mong muốn, đồng thời giúp những người
sống ở thành thị có cái nhìn chính xác hơn về cuộc sống miền quê. Nội dung
chương trình có những cuộc đối thoại giữa các bạn trẻ nông thôn và các
chuyên gia tâm lý, xã hội, nghệ sĩ, doanh nhân... về những vấn đề mà bạn trẻ
nông thôn quan tâm.
Bạn sinh ra từ làng quê? Bạn muốn chia sẻ những quan điểm của mình
về những vấn đề nông thôn ngày nay? Bạn muốn đem những góc nhìn, quan
niệm, hình ảnh mới về nông thôn đến những người chưa có cơ hội hiểu biết
về lĩnh vực này? "Sinh ra từ làng" sẽ là chương trình để mọi người ở thành thị
cũng như nông thôn có thể chia sẻ những điều đó.
Một diễn đàn đa chiều cùng các chuyên gia và những người quan tâm
với nông thôn đang chờ đợi sự góp mặt của tất cả khán giả truyền hình, đặc
biệt là những bạn trẻ.

7


3. Nội dung chương trình chủ đề: Phan Thanh Nam- Chú cá nhỏ lội
ngược dòng.
Đào ao nuôi cá giống ở mảnh đất quanh năm chỉ trồng lúa - liệu đó có
phải là quyết định mạo hiểm đối với một chàng trai chỉ học hết lớp 8?
Vượt qua chặng đường 1888km, ê kíp thực hiện chương trình Sinh ra
từ làng có mặt tại miền Cần Thơ “gạo trắng nước trong” để gặp một nhân vật
đặc biệt – chàng trai chỉ học hết lớp 8 nhưng đang sở hữu 5500m 2 trang trại.
Đó là anh Phan Thanh Nam – ở ấp 8 – xã Thới Hưng – huyện Cờ đỏ - thành
phố Cần Thơ.

Ở mảnh đất Thới Hưng, người nông dân vốn chỉ quanh năm chân lấm

tay bùn với công việc trồng lúa, chưa ai nghĩ đến việc sẽ mở một trang trại
hay chuyển sang nuôi trồng một mô hình cây, con mới. Vậy nên khi anh thanh
niên Phan Thanh Nam quyết định đào ao ươm nuôi cá giống, không ít người e
ngại về khả năng thành công của việc này.
Sau những lần thất bại vì cá bệnh không ai mua, anh Nam đã rút ra cho
mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và quyết tâm làm lại từ đầu. Thành
công cuối cùng cũng đã mỉm cười với sự sáng tạo, kiên trì, dám nghĩ dám làm
của Phan Thanh Nam. Hiện tại anh đang sở hữu một mô hình trang trại ươm
cá giống rộng 5500m2, mỗi năm xuất đi hàng triệu con con cá giống các loại
từ trắm, trôi, trê, đến cá tra… với lợi nhuận hàng năm lên tới 400 triệu đồng.

8


4. Đánh giá, nhận xét chất lượng hình ảnh của chương trình:
Ưu điểm:
Quay trong điều kiện thời tiết nắng ráo nên tạo ra ánh sáng tốt, hình ảnh
đẹp.Bố cục hình ảnh rõ ràng, chặt chẽ, khuôn hình cân đối.Hình ảnh bám sát
với nội dung, cách chuyển cảnh, chuyển hình liên tục tạo ra tính sinh động,
hấp dẫn cho khán giả.Các cảnh quay phỏng vấn mạch lạc, giúp nhân vật bộc
bạch vào tâm sự tự tin, không bị gò bó.
Khuyết điểm:
Một số hình ảnh thừa sáng, lóe sáng, độ nét chưa chuẩn. Một số động tác máy
rung và nhòe.

III: Những khó khăn và bài học kinh nghiệm
1. Những khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực tập đợt 1 em
cũng gặp không ít khó khăn. Lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường làm việc
chuyên nghiệp, với những biên tập viên, phóng viên, quay phim dà dặn kinh

nghiệm nên em còn bỡ ngỡ, ban đầu tương đối khó để hòa nhập.
- Khi đi làm việc có rất nhiều loại máy quay và thiết bị khác nhau, có
những loại em chưa từng được tiếp xúc hoặc chưa quen sử dụng nên các anh
chị đã phải chỉ dẫn rất nhiều và em cũng phải cố gắng rất nhiều để hoàn thành
công việc.
- Để tạo ra một sản phẩm phát sóng trên truyền hình quốc gia thì yêu
cầu chất lượng sản phẩm rất cao về bố cục, nội dung, cỡ cảnh, góc quay...phải
có được những hình ảnh biết “biết nói”, những hình ảnh trung tâm của câu
chuyện, những hình ảnh đó phải “biết kể chuyện”. Qua thời gian làm việc em
nhận thấy mình còn thiếu sót rất nhiều về mặt kỹ năng, kỹ thuật.
- Hiện các showgame trên truyền hình được sản xuất theo quy trình ghi hình
cuốn chiếu. Mỗi lần chuẩn bị trường quay cho một showgame tốn rất nhiều
công sức, thời gian và kinh phí cho việc dựng, cũng như việc tháo lắp về sau.
Trong khoảng thời gian 3-4 ngày liên tục, guồng máy sản xuất chương trình
phải chạy hết tốc lực, trường quay sáng đèn từ sáng sớm tới nửa đêm.
9


. Bài học kinh nghiệm
- Sự phối hợp chặt chẽ gắn kết giữa luôn là yếu tố hàng đầu tạo ra một
sản phẩm truyền hình hiệu quả. Sự gắn kết ở đây phải hài hòa giữa yếu tố con
người và yếu tố phương tiện kỹ thuật. Chủ nghĩa cá nhân trong khi làm việc
có thể giết chết một chương trình truyền hình. Sự đoàn kết, hỗ trợ, bổ sung
cho nhau phải được coi trọng từ việc lên kế hoạch, kịch bản, tổ chức, ghi
hình. Qua thời gian thực tập, em đã học được bài học về tinh thần tập thể, tính
phối hợp, khả năng làm việc nhóm. Ngoài việc, mỗi thành viên cần phải hiểu
rõ nhiệm vụ của mình thì còn cần phải biết phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn với
những người còn lại. Ở những chương trình trực tiếp hay chương trình quy
mô lớn, tinh thần làm việc tập thể càng được nâng cao.
- Tính kỷ luật và thói quen làm việc nghiêm túc chính là phương châm

nghề nghiệp của những người làm nghề truyền hình. Nếu bạn làm việc một
cách nghiêm túc, ý thức cao về công việc và có trách nhiệm với công việc của
mình thì không những bạn sẽ tạo ra được một sản phẩm truyền hình có chất
lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khán giả mà còn tạo được một không
khí làm việc hiệu quả, niềm tin tưởng cho đồng nghiệp, để công việc ngày
càng tốt hơn. Việc chuẩn bị, kiểm tra máy móc trang thiết bị là một khâu quan
trọng trong khi tác nghiệp.
- Việc tiếp cận và tìm hiểu đề tài là một khâu quan trọng với phóng viên
khi tác nghiệp ngoài hiện trường. Khi được giao nhiệm vụ làm tin hay phóng
sự bên ngoài, phóng viên cần có khả năng tìm hiểu đề tài cũng như liên hệ
nhân vật một cách kỹ lưỡng để khi ghi hình được suôn sẻ, có hiệu quả, tránh
trường hợp chủ quan không tìm hiểu trước làm mất thời gian công sức của
mọi người cũng như tạo ra sản phẩm không có chất lượng.
- Tính chất của nghề làm truyền hình là phải luôn năng động, sáng tạo,
thích nghi trong mọi điều kiện làm việc. Vấn đề sức khỏe cũng chiếm vai trò
quan trọng trong nghề nghiệp. Hơn nữa là lòng yêu nghề, nhiệt huyết với
nghề để cố gắng hết mình tạo ra những chương trình có chất lượng cao, đáp
ứng được nguyện vọng của khán giả là tinh thần không thể thiếu của người
làm truyền hình.
10


Kết luận
Cứ nghĩ đến việc được đi công tác khắp nơi, được giao tiếp gặp gỡ
muôn người, rồi những đêm nhạc rực rỡ ánh đèn, được tham gia các sự kiện
lớn trong nước và quốc tế, và còn được làm người của công chúng nữa, không
ít người và trong đó có cả em đã mơ ước được tham gia vào guồng máy của
những người làm truyền hình. Song, đây là công việc tập thể đòi hỏi mỗi
người là một phần của cỗ máy, nên áp lực công việc cũng rất lớn. Ngoài ra
yêu cầu về trình độ chuyên môn, khả năng làm việc chuyên nghiệp, có tổ

chức, có kỷ luật rất cao. Kết thúc đợt thực tập vừa rồi, trở về lớp học giảng
đường, em càng thấy mình còn thiếu sót rất nhiều để có thể trở thành một
người làm truyền hình chuyên nghiệp. chính vì vậy việc trau dồi kiến thức và
rèn luyện kỹ năng một cách nghiêm túc là điều thiết yếu.

11



×