Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Pháp luật về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật ở việt nam hiện nay luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.05 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊTÚ ANH

PHÁP LUẬT VỀVẤN ĐỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀMCHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬTỞVIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI -2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT

TRẦN THỊTÚ ANH

PHÁP LUẬT VỀVẤN ĐỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀMCHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬTỞVIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI -2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


TRẦN THỊTÚ ANHPHÁP LUẬT VỀVẤN ĐỀGIẢI QUYẾT VIỆC
LÀMCHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬTỞVIỆT NAM
HIỆN NAY



Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê ThịHoài Thu

HÀ NỘI-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


TRẦN THỊTÚ ANHPHÁP LUẬT VỀVẤN ĐỀGIẢI QUYẾT VIỆC
LÀMCHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬTỞVIỆT NAM
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê ThịHoài Thu

HÀ NỘI-2014
MỤC LỤC


TrangTrang phụbìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT
TẬT6
1.1. Quan niệm vềgiải quyết việc làm và pháp luật vềgiải quyếtviệc làm cho người
lao động khuyết tật 6
1.1.1. Khái niệm giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật 6
1.1.2. Ý nghĩa của giải quyết việc làm đối với người lao động khuyết tật 12
1.1.3. Khái niệm pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật
15
1.2. Sựđiều chỉnh của pháp luật đối với giải quyết việc làm cho người lao động
khuyết tật 18
1.2.1. Nguyên tắc giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật 18
1.2.2. Nội dung pháp luật giải quyết việc làm cho người laođộng khuyết tật 22
1.2.3. Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết việc làm cho người lao động
khuyết tật 26
1.3. Pháp luật của một sốnước trong việc giải quyết việc làm cho người lao động
khuyết tật và những kinh nghiệm cho Việt Nam27
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT ỞVIỆT NAM HIỆN NAY31
2.1. Lược sửquá trình hình thành và phát triền pháp luật vềgiải quyết việc làm cho
người khuyết tật ởViệt Nam 31
52.1.1. Pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật trước khi
có Bộluật lao động 31
2.1.2. Pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật từkhi có
Bộluật lao động 33


2.2. Thực trạng các quy định vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật
36
2.2.1. Vềcác chủthểtham gia giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật

36
2.2.2. Quỹgiải quyết việc làm cho người khuyết tật 47
2.3. Thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật 50
2.3.1. Thuận lợi50
2.3.2. Khó khăn53
2.3.3. Nguyên nhân 56
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀGIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT ỞVIỆT NAM HIỆN
NAY62
3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật vềgiải quyết
việc làm chongười khuyết tật 62
3.1.1. Vềmặt khách quan 62
3.1.2. Vềmặt chủquan 63
3.2. Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật vềgiải quyết việc làm
cho người lao động khuyết tật tại Việt Nam64
3.2.1. Vềcác quy định của pháp luật64
3.3.2. Vềtổchức và thực hiện 72
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

MỞĐẦU


1. Lý do chọn đềtàiViệc làm luôn là vấn đềđược mọi người dân, xã hội quan tâm.
Trong xã hội ngày nay, đểtìm được công việc ổn định và phụhợp luôn khó khăn,
đặc biệt đối với người khuyết tậtbởi họluôn phải chịu thiệt thòi vềthểchất, tinh
thần hơnnhững người khác. Bên cạnh đó, người khuyết tậtcònchịu nhiều bất lợi
khác như:thường xuyên bịtách biệt khỏi xã hội bởi những phản ứng tiêu cực từxã
hội.Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật không chỉlà một vấn
đềkinh tếmà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Khi người lao động khuyết tật được

tạo điều kiện tiếp cận cơ hội việc làm, họsẽcó thêm tựtin đểcống hiến những năng
lực của mình choxã hội. Việclàmgiúpngười lao động khuyết tậttạo ra của cải vật
chất cho xã hội, có thu nhập nuôi sống bản thân, phụgiúp gia đình. Qua đó, người
khuyết tậtkhông còn tâm lý phải sống dựa dẫm, phụthuộc vào ngườikhác, sống hòa
nhập hơn với cộng đồng, xã hội và được mọi người thừa nhận. Là một quốc gia
đang phát triển cùng với những định hướng phát triển kinh tếbền vững, giải quyết
việc làm chongười khuyết tật ngày càng được quan tâm ởViệt Nam.Từnhững lý do
trên, tác giảluận văn đã lựa chọn đềtàinghiên cứu: "Pháp luật vềvấn đềgiải quyết
việc làm cho người lao động khuyết tật ởViệt Nam hiện nay". Với đềtài này, tôi
muốn phân tích làm rõ những quy định pháp luật hiện hành, tìm ra một sốgiải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách pháp luật hiện
nay vềgiải quyết việc làm cho người khuyết tật. Trên cơ sởđó, góp phần hoàn
thiện pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người khuyết tật; giúp người lao động
khuyết tật có thểtiếp cận, nắm bắt cơ hội việc làm. Tôi mong muốn mỗi người
trong xã hội chúng ta, đặc biệt là các tổchức, đơn vị, doanh nghiệp có cách nhìn
tích cựchơn vềngười lao động khuyết tật, mởra nhiều cơ hội việc làm hơn cho
những người khuyết tật Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu của đềtàiTrên thếgiới, vấn đềkhuyết tật nói chung và việc
làm cho người khuyết tật nói riêng đã được rất nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu.
ỞViệt Nam hiện nay, vấn đềkhuyết tật đã được nghiên cứu ởcác góc độkhác nhau
như: phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo nghề,... Tuynhiên, những nghiên cứu
vềkhuyết tật ởViệt Nam vẫn chưa nhiều. Chúng ta thường tìm hiểu vấn đềnày
thông qua một sốấn phẩm vềngười khuyết tật do Tổchức Lao động Quốc tếtại Việt
Nam ban hành như: Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật
thông qua hệthống pháp luật(xuất bản năm 2006 -Tổchức lao động quốc tế); Đào
tạo và việc làm cho người tàn tật: Việt Nam 2002, (Yulie Yoder) -Tổchức lao
động quốc tế, xuất bản năm 2002; Phân tích công việc đơn lẻvà công việc tổng
thểhướng dẫn phương pháp tạo việc làm cho người khuyết tật(Robert Heron);



Quản lý cơ sởvì hòa nhập của người khuyết tật(Phòng xuất bản, Văn phòng Lao
động quốc tế, xuất bản năm 2009)...Thời gian gần đây, một sốbáo cáo nghiên cứu
mới vềngười khuyết tật như: Hòa nhập người khuyếttật Việt Nam, đánh giá cuối
kỳ2010, do nhóm đánh giá Eva Lindskog, Trần ThịThiệp, Hoàng Hải Yến thực
hiện -thỏa thuận hợp tác giữa tổchức CRS và USAID (xuất bản 12/2009); Việc làm
của người khuyết tật, kinh nghiệm và bài học rút ra từdựán "Phát huy năng lực của
người khuyết tật tại thành phốĐà Nẵng thông qua các cơ hội và dịch vụy tế", Nxb
Lao động -xã hội, 2011; Quản lý giáo dục hòa nhập, do Trần Ngọc Giao, Lê Văn
Tạc chủbiên, Nxb Phụnữ, 2002;... Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã xây dựng
Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam,do PGS.TS Nguyễn Hữu Chí làm
chủbiên, hiện nay giáo trình đã được đưa vào giảng dạy cho sinh viên.Nội dung
pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người khuyết tật thì chưa có luận văn thạc
sĩ, luận án tiến sĩ nào nghiên cứu mà chỉđược đềcập trong một sốbài viết như: Trần
Văn Kham:"Việc làm cho người khuyết tật -một sốcách tiếp cận",đăng trên kỷyếu
hội thảo vềviệc làm cho người khuyết tật tổchức tại Đại học Văn Lang, Thành
phốHồChí Minh, 30/8/2011; ThS.Nguyễn Ngọc Toản: Dạy nghềvà tạo việc làm
cho người khuyết tật: Thực trạng và những vấn đềđặt ra; Năm 1999, Phạm
ThịThanh Việt hoàn thành luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nộivềđềtài: Pháp luật vềlao động tàn tật ởViệt Nam;Luận án tiến sĩ Luật học của
Nguyễn ThịBáo:Hoàn thiện pháp luật vềquyền của người khuyết tật ởViệt Nam
hiện nay, được đăng trên trang Thông tin khoa học và xã hội,số8(320),2009. Đến
năm 2013, HồThịTrâm bảo vệthành công đềtài luận văn thạc sĩ Luật
họctạiTrườngĐại họcLuật Hà Nội: Pháp luật vềviệc làm cho người khuyết tật...Tuy
nhiên, giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật chỉmới được các tác
giảđềcập ởmột nội dung nhỏtrong đềtài của mình.Nhìn chung, giải quyết việc làm
cho người khuyết tậtđã và đang được cảxã hội quan tâm, nhưng những vấn
đềcụthểvềnó thì chưa được nghiên cứu nhiều. Kếthừa những nghiên cứu đã có của
các tác giả; kết hợp với kết quảbáo cáo các hoạt động hỗtrợngười khuyết tật tại các
tổchức phi chính phủđang hoạt động tại Việt Nam, tác giảluận văn mạnh dạn
chọn đềtài: "Pháp luật vềvấn đềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết

tật ởViệt Nam hiện nay"nhằm làm sáng tỏ, bổsung thêm ý nghĩa của hệthống lý
luận, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người khuyết tật ởViệt Nam hiện
nay. Qua đó, đềxuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật cũng như
trong quá trình tổchức thực hiện đểnâng cao hiệu quảtình trạng việc làm cho
người khuyết tật.
3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích làm sáng
tỏhệthống lý luận, chính sách pháp luật vềviệc làm cho người khuyết tật hiện


nay. Đồng thời, phân tích thực trạng pháp luật liên quan giải quyết việc làm cho
người khuyết tật ởViệt Nam. Trên cơ sởđó đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách pháp luật, cũng như việc tổchức thực hiện trong thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quảgiải quyết việc làm cho người khuyết tật ởViệt Nam.4. Đối tượng
và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu các
quy định liênquan đến pháp luật vềviệc làm cho người khuyết tật.Phạm vi nghiên
cứu:Phạm vi nghiên cứu của đềtài bao gồm cáccác quy định pháp lý liên quan
vềviệc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam. Thực trạng các quy định pháp luật
từkhi Luật người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực thi hành đến nay, nhằm đềxuất
giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành góp phần nâng cao
hiệu quảvấn đềgiải quyết việc làm cho người khuyết tật ởViệt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứuLuận văn vận dụng lý luận và phương pháp luận của
chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng HồChí Minh vềcon
người và quyền con người. Sửdụng phương pháp thu thập thống kê, quan sát, so
sánh... nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của các quy định liên quan, đưa ra
cáckết luận mang tính khoa học đểhoàn thiện chính sách pháp luật trong vấn đềgiải
quyết việc làm cho người khuyết tật ởViệt Nam.
6. Ý nghĩa của luận vănVềmặt lý luận:Đềtài luận văn có ý nghĩa làm rõ hệthống lý
luận, những vấn đềpháp lý cơ bản vềgiải quyết việc làm cho người khuyết tật.
Từđó có những nhận thức mới, sâu sắc hơn đối vấn đềnày. Bảo đảm nguyên tắc
bảo vệquyền của người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm trên các khía cạnh vềđào

tạo nghề, cơ hội việc làm, thúc đẩy mô hình tựtạo việc làm, khảnăng lựa chọn
cơhội việc làm cũng như những yêu cầu vềtạo dựng môi trường dễhòa nhập, không
rào cản cho lao động là người khuyết tật phù hợp với Công ước vềquyền của người
khuyết tật năm 2006.Vềmặt thực tiễn:Qua phân tích thực trạng của vấnđềpháp
lý và thực tiễn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật, nhằm
đưa ra các đềxuất kiến nghịđểhoàn thiện cơ sởchính sách pháp luật, góp phần tăng
cường hiệu quảquản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quảtrong tổchức triển
khai hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật ởViệt Nam hiện nay.
7. Kết cấucủaluận vănNgoài phần mởđầu, kết luận và danh mụctài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung vềgiải quyết việc làm và pháp luật vềgiải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết
tật ởViệt Nam.


Chương 3: Hoàn thiện pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết
tật ởViệt Nam hiện nay.

Chương 1KHÁI QUÁT CHUNG VỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ PHÁP LUẬT
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT
1.1. QUAN NIỆM VỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ PHÁP LUẬT VỀGIẢI
QUYẾT VIỆCLÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT
1.1.1. Khái niệm giải quyết việclàm cho người lao động khuyết tật


1.1.1.1.Khái niệm và phân loại người khuyết tậtTrên thếgiới, pháp luật được xây
dựng nhằm loại bỏnhững bất công mà người khuyết tật đang phải gánh chịu, tăng
cường các cơ hội việc làm bình đẳng cho họ. Có hai quan điểm vềvấn đềkhuyết tật:
khuyết tật là ởchính con người đó và chú trọng rất ít hoặc không đểý đến các yếu

tốvềmôi trường xãhội xung quanh họ(mô hình khuyết tật dưới góc độy tế) và
khuyết tật là một sản phẩm của xã hội, bắt nguồn từviệc môi trường vật thểvà môi
trường xã hội không đáp ứng được những nhu cầu của từng cá nhân hoặc các nhóm
đối tượng cụthể(mô hình xã hội).Phânloại quốc tếvềkhiếm khuyết, khuyết tật và
tàn tật xuất bản đầu tiên vào năm 1980 bởi Tổchức Y tếThếgiới đã có một
sựphân biệt quan trọng giữa khiếm khuyết và hai hình thức khác của tình trạng
khiếm khuyếtđược gọi là khuyết tật và tàn tật [44, tr.6]. Theo đó, khuyết tật là bất
kỳgiới hạn hoặc mất chức năng nguồn từsựkhiếm khuyết làm ngăn cản việc
thực hiện một hoạt động trong khoảng thời gian được coi là bình thường của một
người; tàn tật là tình thếbất lợi xuất phát từsựkhiếm khuyết hoặc khuyết tật hạn
chếthực hiện một vai trò được coi là bình thường đối với tuổi tác, giới tính và
các yếu tốxã hộivà văn hóa.TạiCông ước số159 của ILO vềphục hồi chức năng và
việc làm(ngườikhuyết tật) năm 1983 có định nghĩa vềngười có khuyết tật như sau:
"Người khuyết tật dùng đểchỉmột cá nhân mà khảnăng có một việc làm phù hợp,
trụlâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bịgiảm sút đáng kểdo hậu
quảcủamột khiếm khuyết vềthểchất và tâm thần được thừa nhận"[38, Khoản 1,
Điều 1].ỞĐức, Sách sốchín của Bộluật Xã hội định nghĩa "người khuyết tật là
người có các chức năng vềthểlực, trí lực, hoặc tâm lý tiến triển không bình thường
so với người có cùng độtuổi trong thời gian trên 6 tháng và sựkhông bình thường
này là nguyên nhân dẫn đến việc họbịhạn chếtham gia vào cuộc sống xã hội"[12,
tr. 17]. Luật bình đẳng vềviệc làm của Nam Phi định nghĩa "người khuyết tật là
người bịsuy giảm khảnăng vềthểlực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếp
diễn nhiều lần, khiến người đó bịhạn chếđáng kểvềkhảnăng tham gia hoặc phát
triển trong nghềnghiệp"[12,tr.18].Luật người khuyết tật năm 2010, Khoản 1 Điều 2
định nghĩa: "người khuyết tật được hiểu là người bịkhiếm khuyết một hoặc nhiều
bộphận cơ thểhoặc bịsuy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn"[33]. Đây là khái niệm tương đối toàn
diện vềlao động khuyết tật, khắc phục những bất cập trong khái niệm lao động
khuyếttật trước đây. Khái niệm nàythuận lợi cho xây dựng các mục tiêu
hỗtrợvềmặt vật chất hoặc tài chính cho lao động khuyết tật, hoặc người sửdụng lao

động khuyết tật. Điều này mang lại ý nghĩa to lớn, giúp cho việc hoạch định
chính sách và thực hiện chính sách đối với lao động tàn tật được hiệu quả. Như
vậy, khái niệm người khuyết tật được xây dựng phụthuộc rất nhiều vào mục tiêu


mà luật hoặc các chính sách pháp luật của mỗi nước theo đuổi, tiêu chí xác định
khuyết tật, yếu tốvăn hóa, điều kiện vềkinh tế, xã hội. Qua những tìm hiểu trên đây
có thểthấycác nước trên thếgiới không có một định nghĩa chung nhất vềngười
khuyết tật. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội, xuất bản năm 2011,đưa ra định nghĩa khái niệm người khuyết tật như sau:
"Người khuyết tật là người bịkhiếm khuyết một hoặc nhiều bộphận trên cơ thểhoặc
bịsuy giảm chức năng dẫn đến những hạn chếđáng kểvà lâu dài trong việctham gia
của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sởbình đẳng với những
chủthểkhác"[41].Theo tác giảluận văn, định nghĩa vềkhái niệm người khuyết tật
cần được xây dựng dựa trên nền tảng vềquyền con người. Khái niệm định nghĩa
người khuyết tật phải phán ánh được thực tếlà khuyết tật gặp phải những rào cản
do yếu tốxã hội, môi trường nhưng vẫn đảm bảo họcó quyền và trách nhiệm khi
tham gia vào hoạt động đời sống xã hội như mọi công dân khác. Có thểđưa ra định
nghĩa khái niệm vềngười khuyết tật như sau: Người khuyết tật là người bịkhiếm
khuyết một hoặc nhiều bộphận cơ thểhoặc bịsuy giảm chức năng dẫn đến
những hạn chếtrong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
trên cơ sởbình đẳng vềquyền và nghĩa vụvới những chủthểkhác.Trên thếgiới, do
xuất phát từquan điểm khác nhau vềkhuyết tật nên cách nhìn nhận vềngười
khuyết tật cũng khác nhau. Ví dụ, theo mô hình khuyết tật cá dưới góc độy tếnhìn
nhận người khuyết tậtởkhía cạnh: một người suy giảm khảnăng vậnđộng sẽbịrơi
vào hoàn cảnh khuyết tật do sựsuy giảm chức năng của riêng cá nhân đó; người ấy
có thểcốgắng vượt qua các hạn chếvềchức năng do tình trạng khuyết tật gây ra
bằng cách điều trịy khoa hoặc sửdụng cá dụng cụtrợgiúp y tế(nạng, xe lăn,xe
lắc,...). Nhưng với mô hình xã hội vềkhuyết tật thì cũng là sựsuy giảm khảnăng vận
động đó, nhưng người khuyết tậtđó cần được xem xét trong bối cảnh xã hội cũng

như môi trường xung quanh. Xóa bỏnhững rào cản xã hội, đảm bảo sựtiếp cận
với môi trường có ý nghĩa tích cực giúp người khuyết tậthoạt động và tham gia
vào cuộc sống.Có nhiều cách phân loại khuyết tật: phân loại theo dạng khuyết tật,
theo nhóm khuyết tật, theo mức độ...Phân loại khuyết tật theo dạng khuyết tật, ta
có 7 dạng, đó là: khiếm thị; khiếmthính; khuyết tật vận động; khuyết tật ngôn ngữ;
đa tật; thiểu năng hay còn gọi là chậm trí; bệnh down, não nước...Chuyên ngành
giáo dục, Luật giáo dục cho người khuyết tật (IDEA) lại phân loại khuyết tật thành
14 nhóm khuyết tật: tự kỷ; điếc; mù -điếc; chậm phát triển; khiếm thính; chậm phát
triển trí tuệ; đa tật, khiếm khuyết chỉnh hình, khiếm khuyết về sức khỏe; rối loạn
tình cảm nặng; khuyết tật về nhận thức riêng biệt; khuyết tậtngôn ngữ; chấn thương
não; khiếm thị.Tổ chức Y tế Thế giới thì phân loại về khuyết tật theo bamức độ suy
giảm là khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyếtchỉ sự mất mát hoặc


không bình thường của cấu trúc cơ thểliên quan đến tâm lý hoặc/ và sinh lý.Khuyết
tật chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.Tàn tật
đề cập đến tình trạng bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khuyết tật do tác
động của môi trường xung quanh đến tình trạng khuyết tật của họ.Luật người
khuyết tậtnăm 2010 phân loại khuyết tật theo dạng tật và mứcđộ khuyết tật(Điều
3). Theo quy định tại luật này, dạng tật bao gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật
nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết
tật khác. Theo mức độ khuyết tật thì có: người khuyết tật đặc biệtnặng là người do
khuyết tật dẫn đến không thể thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
hàng ngày; người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể thực
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; người khuyết tật
nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định nói trên.Theo tác giả,
việc quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật một cách cụ thể, rõ ràng sẽ góp
phần quan trọng trong quá trình hỗ trợ, tạo điều kiện phù hợp cho người khuyết
tậtlàm chủ cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là đối với vấn đề giải quyết
việc làm cho họ. Dựa trên đặc điểm của người khuyết tật, dạng tật, mức độ khuyết

tật, ta sẽ xác định được người khuyết tậtnào có khả năng tiếp cận với thị trường lao
động;ngành nghề nào phù hợpvới họ;phương pháp đào tạo thích hợp; nhữngkỹ
năng nghề nào cần bổ sung...Ví dụ: người khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói,
khuyết tật nhìn đều có bộ não phát triển bình thường. Khi những người này được
quan tâm và tạo môi trường thuận lợivà hỗ trợ phương tiện phù hợp thì họ vẫn có
thể tiếp thu được các chương trình học tập, làm việc.
1.1.1.2. Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tậtĐịnh nghĩa về khái niệm
người khuyết tật cũng như việc phân loại khuyết tật có vai trò quan trọng đối với
giải quyết việc làm cho ngườilao độngkhuyết tật. Dựa trên những đặc điểm cũng
như cách phân loại đó, ta có thể đưa ra định hướng trong việc hoạch định chính
sách pháp luật cũng như các biện pháp hỗ trợ người lao động khuyết tật trong thực
tiễn.Trong suốtmột thời gian dài, người ta vẫn cho rằng tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm của người khuyết tật có mối liên quan chặt chẽ, và trên thực tế là
hậu quả không tránh khỏi, của sự sút kém về tinh thần và thể chất của người khuyết
tật. Ngày nay, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng, nguyên nhân chính của
những bất lợi mà người khuyết tật đang phải đối mặt, cũng như việc họ thường
xuyên bị tách biệt khỏi xã hội không phải do tình trạng khuyết tật của từng cá
nhân, mà chính là hậu quả củanhững phản ứng tiêu cực từ toàn xã hội đối với
người khuyết tật. Đó là những khó khăn, cản trở bởi thái độ;sự phân biệt và những
chính sách, luật pháp;các vấn đề về văn hóa xã hội nơi mà người khuyết tật sinh
sống.Người khuyết tật có thể tự mình tạo ra việc làm hoặc tham gia vào các quan


hệ lao động khác để có việc làm. Có thể hiểu, việc làm đối với người lao động
khuyết tật là những hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.
Như vậy, việc làm đối với người lao động khuyết tật cũng tương tự như những
người lao động khác trong quan hệ lao động.Công ước 159 yêu cầu các nước đã
phê chuẩn công ước này phải xây dựng các chính sách quốc gia dựa trên nguyên
tắc cơ hội bình đẳng giữangườilao động khuyết tật và người lao động nói chung,
tôn trọng sự bình đẳngvề cơ hội, đối xử bình đẳng giữa người khuyết tật nam và

nữ. Người khuyết tật có đầy đủ quyền con người, trong đó có quyền việc làm. Việc
đề cao sự tham gia toàn diện của người khuyết tật được thể hiện thông qua khái
niệm về phục hồi chức năng gắn với việc làm: "Tạo chongười khuyết tật tìm được
một việclàmphù hợp, trụ lâu dài với công việcvà thăng tiến với nóvà nhờđó thúc
đẩyhòa nhập hoặc tái hòa nhập của cá nhân đó vào xã hội"[38, Khoản 2Điều 1].
Người lao động khuyết tật cần được nhìn nhận như là một bên chủ thểtrong quan
hệ lao động,được hưởng đầy đủ các quyền của mình, kể cả quyền có việc làm chứ
không phải từ góc độ là đối tượng của phúc lợi xã hội.Theo tác giả, có thể định
nghĩa khái niệm giải quyết việc làm cho người khuyết tật như sau:Giải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường đảm
bảo cho người lao động khuyếttật trong độ tuổi lao động, đang có nhu cầu làm việc
có cơ hội việc làm. Nói cách khác, giải quyết việc làm cho người lao động khuyết
tật là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất
lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác để kết hợp tư liệu
sản xuất và sức lao động của người lao động khuyết tật. Các yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình tạo việc làm nói chung bao gồm: Nhân tố tự nhiên, vốn, công nghệ (đây
là các tiền đề vật chất để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất nào); nhân tố bản
thân người lao độngkhuyết tậttrong quá trình lao động (bao gồm thể lực, trí lực,
kinh nghiệm quản lý, sản xuất của người lao độngkhuyết tật); cơ chế, chính sách
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia; hệ thống thông tin thị trường lao động (được thực
hiện bởi chính phủ và các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao
động). Người khuyết tật nói chung và người lao động khuyết tật nói riêng luôn có
những đặc điểm về sinh lý, sức khỏe, tâm lý và yếu tố xã hội hạn chế hơn so với
những người không khuyết tật. Chính vì vậy để giải quyết tốt việc làm cho người
khuyết tật đòi hỏi sự kết hợp của tấtcả các yếu tố: vốn, công nghệ, bản thân người
lao động khuyết tật, hệ thống thông tin thị trường lao động...vàđặc biệt là không
thể thiếu yếu tố cơ chế, các chính sách, quy định của pháp luật. Chính sách pháp
luật là điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu hỗ trợ về mặt vật chất hoặc tài chính
cho ngườilao động khuyết tật. Người sử dụng lao độnglà người góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động khuyết tật được hiệu quả.



1.1.2. Ý nghĩa của giải quyết việc làm đối với người lao động khuyết tậtGiải
quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, tác
động lớnđếnsự phát triển kinh tếvàđời sống xã hội. Đối với Việt Nam, giải quyết
việc làm còn là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội. Đây là tiền đề quan
trọng để sử dụngcó hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao
động,đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nướcvà hội
nhập nền kinh tế quốc tế, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người. Đại
hội VIIIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, trong nhiệm vụ tập trung tạo việc làm có chỉ
rõ: "Khuyến khích mọi thành phần, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành
nghề, tạo việc làm cho người lao động..."[14]. Chương trình quốc gia về giải quyết
việc làm là chương trình trọng điểm của Nhà nước, Đảng ta đã khẳng định: "Giải
quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát
triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu
bức xúc của nhân dân"[15].Đối với người khuyết tật,việc làm luôn đóng vai
tròquan trọng. Việc làm giúp người khuyết tật cóthu nhập để nuôi sống bản thân,
ổn định cuộc sống. Thông qua công việc được làm, người lao động khuyết tậtcó thể
tự khẳng định về bản thân, không phảiphụthuộc vào gia đình, xã hội. Theo báo cáo
của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hộixét về hoàn cảnh, môi trường sống: 7080% ở thành thị và 65-70% ở nông thôn số người khuyết tật sống dựa vào gia đình,
người thân và trợ cấp xã hội; khoảng 25-35% số người khuyết tật có việc làm và
thu nhập cho bản thân và gia đình. Về trình độ văn hóa: khoảng 35,83% người
khuyết tật không biết chữ; 12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% có trình độ Trung
học cơ sở; 24,13% có trình độ trung học phổ thông. Hầu hết người khuyết tật chưa
qua dạy nghề (97,64%). Cókhoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc; 30%
chưa có việc làm [18].Trước đây, người khuyết tậtthường đượcnhìn nhận dướigóc
độđạo đức. Nếu giải quyết được vấn đềviệc làm chongười khuyết tậtsẽgóp phần
thay đổinhận thứcvềkhảnăng lao động củangười khuyết tật.Với quan điểm nhìn
nhận người khuyết tậtdưới góc độđạo đức, người khuyết tậtchính là đối tượng cần
trợgiúp, ngàynaycần tiếp cậnngười khuyết tậtdưới góc độvềquyền con người.

Người khuyết tậtcó đầy đủcác quyền, trong đó có quyền việc làmđểtạo ra của cải
vật chất, nuôi sống bản thân, cống hiến cho xã hội.Thứnhất, giải quyết việc làm
không chỉgiúp người khuyết tậtcó thu nhập, ổn định đời sống mà quan trọng hơn là
giúp người khuyết tậtđược hòa nhập với cộng đồng và tựtin trong cuộc sống.Thực
tếđã có rất nhiều người, dù bản thân khuyết tật nhưng vẫn ý thức được vai
trò,vịtrí của mìnhtrong xã hội. người khuyết tậtbiết tựvươn lên trong cuộc sống,
học tập vàlao động như những ngườikhông khuyết tật khác. Tuy nhiên, vẫncòn một
bộphận người khuyết tậtkhác luôn tựti, mặc cảm với khiếm khuyết của mình,sống


khép kín trong gia đình, ngại tiếp xúc xã hội, ngại giao tiếp... trông chờsựtrợgiúp
của Nhà nước, xã hội. Nếu được làmviệc, những người khuyết tậtnày sẽcó cơ
hộithểhiện năng lực của bản thân mình. Họsẽngày càngtựtin hơn đểhòa nhập với
cuộc sống, môi trường xung quanh và xã hội.Thứhai, giải quyết việc làm là điều
kiện tốt đểngười khuyết tậthoàn thiện và thay đổi bản thân. Môi trường làm
việcthường là môi trường tập thể. Khi làm việc, người lao động khuyết tậtcó cơ
hội tiếp xúc với những người lao động khác,nhận thức của người khuyết tậtvềbản
thân cũng sẽcó những thay đổi. người khuyết tậtsẽthấy mình có ích cho gia đình,
xã hội đểsốngtựtin hơn,tựxóa bỏnhữngmặc cảm. Qua đó, người khuyết tậthòa nhập
cộng đồngtốt hơnđểtạo ra các kênh tương tác xã hội,mang lại lòng tựhào và nhân
phẩm cho người khuyết tật.Thứba, giải quyết việc làm cho người khuyết tật
góp phần phát huy nguồn nhân lực choxã hội.Người khuyết tật là một bộphận cấu
thành của xã hội không thểtách rời.Vì vậy, người khuyết tậtcũng có trách nhiệm
trong việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và đóng góp công sức của
mình đối với quá trình thúcđẩy phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia và có
quyền được hưởng đầy đủnhững thành quảphát triển của xã hội. ỞViệt Nam, theo
cách phân loại trên tỷ lệ người khuyết tật chung của cả nước là15,3%. Vùng có tỷ
lệ khuyết tật cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷlệ người khuyết
tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%).Tỷ lệ
người khuyết tật nữ cao hơn nam (16,58% so với 13,69%)[16].Xét trên sốliệu này

thì tỷlệngười khuyết tật ởnước ta khá cao. Trong sốnhững người khuyết tật này,
vẫn có nhiều người khuyết tậtcó khảnăng và mong muốn được làm việc. Nếu vấn
đềviệc làm cho người khuyết tật được giải quyết tốt thì một bộphận người
khuyết tậtsẽtrởthành lực lượng lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực, góp phần
phát huy nguồn nhân lực rất lớn cho xã hội.Người khuyết tật là những người bịsuy
giảm vềthểchất, trí tuệ, tâm thần hoặc giác quan được biểu hiện dưới dạng khuyết
tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn và cản trởsựtham gia
bình đẳng vào các hoạtđộng xã hội. Nếuđược tạo điều kiện cần thiết, xây dựng
được môi trường làm việc phù hợpvà tựmình vươn lên thì người khuyết tật có
thểsống, hoạt động và đóng góp cho xã hội theo sức khỏe và năng lực như những
người không khuyết tậtkhác. người khuyết tật sẽcùng với những người không
khuyết tậtphát huy khảnăng, nguồn nhân lực của chínhmình cho sựphát triển kinh
tếxã hội đất nước. Thực tếcho thấy, người khuyết tật cũng đã có những đóng góp
không nhỏcho nền kinh tếcủa đất nước.
1.1.3. Khái niệm pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động khuyết
tậtNếu nhưđịnh nghĩa khái niệm người khuyết tật được dựa trên nền tảnglà quyền
con người thì định nghĩa pháp luật vềgiải quyết việc làm cho người lao động


khuyết tật được dựa trên nền tảng là quyền lao động và việc làm. Công ước quốc
tếvềquyền của người khuyết tật năm 2007ghi nhận các quyền cơ bản của người
khuyết tật gồm: Quyền được sống; quyền được thừa nhận bình đẳng; quyền được
tựdo và an toàn cá nhân; quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư; quyền được
sống độc lập và hòa nhập cộng đồng; quyền được tôn trọng gia đình và tổấm;
quyền được tựdo đi lại, tựdo cư trúvà tựdo quốc tịch; quyền tựdo biểu đạt, chính
kiến và tiếp cận thông tin; quyền được bảo vệkhông bịtra tấn, bịđối xử, ápdụng
các hình phạt tàn nhẫn; quyền không bịbóc lột, bạo hành và lạm dụng; quyền
được tham gia đời sống chính trịvà cộng đồng; quyền được tham gia vào các hoạt
động văn hóa, nghỉngơi, giải trí và thểthao; quyền được hưởng các dịch vụy tế;
quyền được hỗtrợchức năng và phục hồi chức năng; quyền có mức sống thích đáng

và bảo trợxã hội đầy đủ; quyền được tiếp cận giáo dục; quyền có cơ hội công việc
và việc làm. Trong những quyền này, pháp luật về giải quyết việc làm cho người
lao động khuyết tật cần được xây dựngnhằm đảm bảo nhữngquyền cơ bản sau:
quyền được thừa nhận bình đẳng; quyền được tự do và an toàn cá nhân; quyền
không bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng; quyền được hỗ trợ chức năngvà phục hồi
chức năng; quyền được tiếp cận giáo dục; đặc biệt làquyền có cơ hội công việc và
việc làm.Quyền lao động và việc làm là một trong những quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa quan trọng đối với người khuyết tật.Khi đảm bảo được quyền lao động và
việc làm cho người khuyết tật sẽtạo cho người khuyết tật tâm lýtựtin vào cuộc
sống, vươn lên đểkhẳng định mình, hạn chếsựphân biệt đối xửcủa xã hội, có thu
nhập trang trải cuộc sống, tạo cơ sởvật chất cho việc tiếp cận và hưởng thụcác
quyền khác.Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật tại Điều 27 ghi nhận:
Các quốc gia thành viên công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, trên
cơ sở bình đẳng với người khác; trong đó bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống
bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trong thị trường lao động
và môi trườnglàm việc mở, hòa nhập và dễ tiếp cận đối với người khuyết
tật[23].Tình trạng khuyết tật thường được coi là nguyên nhân khiến người khuyết
tật bị tách biệt khỏi cuộc sống và bị từ chối cơ hội việc làm bình đẳng, cho dù đây
là những lý do không chính đáng trong nhiều hoàn cảnh nhất định. Pháp luật về
giải quyết việc làm cho người khuyết tật với mục tiêu là để chống lại sự kỳ thị và
từ chối cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm. Trên thế
giới, ngày càng có nhiều quốc gia quy định về chống phân biệt đối xử vì lý do
khuyết tật, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm. Quy định này được thể hiện thông qua
luật pháp chung điều chỉnh toàn bộ các nhóm đối tượng trong toàn dân hoặc thông
qua luật pháp chuyên điều chỉnh các vấn đề liên quan tới người khuyết tật. Chương
15 của Hiến chương về quyền và tự do của Canada năm 1982 chỉ rõ:Mọi người


dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong các điều khoản của luật, và
có quyền được bảo vệ bình đẳng cũng như được hưởng lợi bình đẳng từ luật pháp

màkhông bị phân biệt, đối xử do các nguyên nhân về chủng tộc, nguồn gốc xuất
xứ, màu da, tôn giáo, giới tính, độ tuổi hoặc tình trạng khuyết tật về tinh thần hay
thể chất[12,tr. 11].Quyền về lao động và việc làm của công dân, trong đó có người
khuyếttậtđược quy định trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980: Lao động là
quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân. Công dân có quyền có việc
làm...Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa mà tạo thêm việc
làm, sắp xếp công việc văn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của
xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải
thiện điều kiện làm việc...Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ
nhằm đề phòng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 58). Hiến pháp 1992 tiếp
tục tái khẳng định: "Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã
hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động"[26, Điều 55].
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành,
tao cơ sở pháp lý cho việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền lao động và việc
làm của người khuyết tật như: Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ
sung; Luật người khuyết tật năm 2010;...Pháp luật giải quyết việc làm cho người
lao độngkhuyết tật cần được hiểu là tất cảnhững quy định pháp luật nhằm đảm bảo
cho người khuyết tật về quyền có cơ hội công việc và việc làm.Theo tác giả, pháp
luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyếttật là những quy định pháp lý
được xây dựng nhằm loại bỏ bất công mà người khuyết tật đang phải gánh chịu,
xóa bỏ cơ chế khiến người khuyết tật bị tách biệt ra ngoài xã hội, đồng thời tăng
cường cơ hội việc làm bình đẳng cho họ trong thị trường lao độngtrên cơ sở quyền
có cơ hội công việc và việc làm.Có thể khái quát về pháp luật về giải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật bao gồm các quy định về khuyến khích cơ hội
công việc và việc làm; bình đẳng về việc làm cho người khuyết tật và những biện
pháp được áp dụng để thực hiện các quy định pháp luật đó (chiến dịch truyền
thông về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, người sử dụng lao động, các bên
liên quan khác trong quy định của luật pháp;quy định, chính sách đã được ban
hành cũng như dịch vụ hỗ trợ về việc làm và cách thức giúp người sửdụng lao
động và người khuyết tật tìm kiếm việclàm...). Trên cơ sở các quy định của Công

ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, pháp luật giải quyết việc làm cho người
lao động khuyết tật Việt Nam quy định hai hình thức giải quyết việc làm cho người
khuyết tật là: Tự tạo việc làm và tham gia vào quan hệ lao động để có việc làm
(tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp).


1.2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜILAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT
1.2.1. Nguyên tắc giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tậtNguyên tắc thứ
nhất, bình đẳng,không phân biệt, đối xử với người khuyết tật trong lĩnh vực việc
làm.Trong suốt thời gian dài, người khuyết tật luôn bịnhìn nhận như là một vấn
đềcủa phúc lợi xã hội. Quan điểm của phần lớn mọi người trong xã hội vềngười
khuyết tật là đối tượng cần hỗtrợvà chăm sóc bởi người khuyết tật không thểhoặc
không đủkhảnăng tựchăm lo cho cuộc sống của bản thân. người khuyết tật đã
trởthành đối tượng hưởng phúc lợi xã hội chứkhông phải là chủthểcó quyền riêng.
Vì vậy, người khuyết tật đã không được hưởng đầy đủcác quyền của mình, trong
đó có quyền lao động và việc làm. Trong khi đó, họxứng đángcó quyềnđược đối
xửcông bằng vàbình đẳng vềcơ hội trong tất cảmọi lĩnh vực. Cơ sởcủa nguyên tắc
này chính là xuất phát từvấn đềvềquyền con người. Một trong những nguyên tắc cơ
bản của giải quyết việc làm cho người khuyết tật là không được phân biệt đối
xửvới người khuyết tật.Nguyên tắc này đã được tổchức lao động quốc tếILO quy
định trong Công ước số111 -Công ước vềphân biệt đối xửtrong việc làm
nghềnghiệp.Bảo vệngười lao động khuyết tậtkhông bịphân biệt, đối xửtrong lĩnh
vực việc làm được thểhiện trong việc đảm bảo đểnhững người lao động này tiếp
cận được với các dịch vụnhà ở, đào tạo nghề, giao thông, cơ sởhạtầng... Không
phân biệt đối xửcòn được thểhiện giữa người lao động khuyết tậtvà ngườilao
độngkhác, giữa nữlao độngkhuyết tậtvà nam lao độngkhuyết tật.Thực tế, người
sửdụng lao động thường không muốn nhận người khuyết tật vào làm việc bởi theo
họthì năng suất lao động của người khuyết tật thấp. Mặt khác, khi ngườisửdụng lao
độngnhận người khuyết tật vào làm việc thì họcòn phải bỏra một khoản chi phí

không nhỏcho việc xây dựng, cải thiện cơ sởvật chất, môi trường làm việc cho
người khuyết tật tiếp cậnnhư:hệthống thang máy, nhà vệsinh, chăm sóc y
tế,...Phân biệt đối xửđối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm thường rất
dễxẩy ratrong quan hệlao động. Các hình thức phân biệt đối xửtrong giải quyết
việc làm cho người lao động khuyết tậtcó thểđược phân chia thành: Phân biệt đối
xửtrực tiếp; phân biệt đối xửgián tiếp;gây phiền nhiễu;chỉđạo và khuyến khích
phân biệt đối xử[12, tr.27]. Phân biệt đối xửtrực tiếp là trường hợpngười lao động
khuyết tậtbịđối xửkém hơn so với người khác có cùng hoàn cảnh vì lý do người đó
có khuyết tật. Phân biệt đối xửtrực tiếp khi có sựphân biệt đối xửkhông công bằng
giữa giữa những người lao động khuyết tậtvà những ngườilao độngkhác được
quy định trong luật pháp hoặc thực tiễn gây nên sựkhác biệt giữa những ngườilao
độngnày. Phân biệt đối xửgián tiếp là trường hợppháp luật quy định hoặc
ngườisửdụng lao độngđặt ra một tiêu chí lựa chọn khiến người lao động khuyết


tậtrơi vào vịtrí bất lợi hơn so với những người lao động khác. Phân biệt đối xửgián
tiếp là những quy định màthực tếlại dẫn đến việc triệt bỏhoặc làm phương hại
đến sựbình đẳng vềđối xửgiữa những người lao động khuyết tậtvà ngườilao
độngkhác. Tuy nhiên, những cách thức đặc biệt nhằm tạo cơ hội bình đẳng và đối
xửbình đẳng giữa những người lao động khuyết tật với những lao động khác tại nơi
làm việc sẽkhông bịcoi là phân biệt đối xử.Gây phiền nhiễu là trường hợp xẩy ra
hành vi ngoài mong muốn nhằm mục đích hoặc gây hậu quảxâm phạm nhân phẩm
của người lao động khuyết tậthoặc đe dọa, thù địch, gây tiếng xấu, lăng mạhoặc
động chạm đến tựái. Ví dụnhư dùng sức mạnh hoặc quyền lực đểgây sức ép cho
người lao động khuyết tậtởnơi làmviệc.Chỉđạo và khuyếnkhích phân biệt đối
xửlàkhi một người hoặc một tổchức yêu cầu hoặc khuyến khích việc đối xửvới
người này kém hơn so với người khác có cùng vịthếvì lý do người này có khuyết
tật. Ví dụnhư việc vận động,kêu gọi mọi người ghét bỏvà có hành vi bạo lực với
người lao động khuyết tật.Nguyên tắc không phân biệt đối xửđối với người khuyết
tật trong lĩnh vực việc làm thểhiện ởviệc người khuyết tật và người không khuyết

tật đều được đối xửbình đẳng vềviệc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như quá
trình duy trì và đảm bảo việc làm đó. Điều đó có nghĩa, không có sựphân biệt đối
xửđối với người khuyết tật từviệc tiếp nhận việc làm (tuyển lao động), đến quá
trình sửdụng lao động và bảo đảm việc làm. Khuyết tật không chỉlà sựkhiếm
khuyết vềthểchất và tâm sinh lý mà còn do thái độcủa xã hội, sựphân biệt đối
xửđối với người khuyết tật.Thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết
tật không chỉbao hàm việc ngăn cấm phân biệt đối xửvì lý do khuyết tật mà còn
phải có chính sách việc làm ưu đãinhằm đảm bảo cho người khuyết tật sẽđược tiếp
cận cơ hội việc làm trên thịtrường lao động. Một phần của nguyên tắc này là việc
điều chỉnh cho môi trường làm việc trởnên tiếp cận, phù hợp với mọi
người khuyết tật còn khảnăng lao động, khuyết tật đi kèmvới dụng cụhoặc
hỗtrợngười khuyết tật khi cần thiết.Nguyên tắc thứhai,hỗtrợ, điều chỉnh hợp lý đối
với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm.Thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng
cho người khuyết tật không chỉbao hàm việc ngăn cấm phân biệt đối xửvì lý do
khuyết tật. Côngviệc này đòi hỏi mỗiquốc gia cầncó chính sách việc làm ưu đãi
nhằm đảm bảo chongười khuyết tật được tiếp cận các cơ hội việc làm trên
thịtrường lao động. Người khuyết tật là một trong những đối tượng lao động đặc
thù. Do đặc điểm vềthểchất nên việc tìm kiếm việc làm, duy trì việc làm cũng như
đảm bảo việc làm đối với họthường khó khăn hơn so với những lao động khác.
Người khuyết tật có quyền được hưởng việc làm bền vững và có thểlàm việc
năng suất như những người khác khi có điều kiện lao động phù hợp. Trong quá
trình thực hiện công việc người khuyết tật cần có những điều kiện sửdụng lao động


riêng phù hợp với sức khỏe. Hỗtrợ, điều chỉnh hợp lý sẽgiúpngười khuyết tật
tiếp cận cơ hộiviệc làm và tìm được việc làm bền vững. Đây chính làthực hiện
quyền làm việc của người khuyết tật. Những hỗtrợđặc biệt nhằm tạo cơ hội bình
đẳng và đối xửbình đẳng giữa lao động khuyết tật với những lao động khác tại nơi
làm việc không coi là phân biệt đối xử. Đókhông phải là sựưu tiên hay ưu đãi mà
chỉlà tạo điều kiện đểngười khuyết tật được bình đẳng ngang bằng với những lao

động khác, giúp họtái hòa nhập vào cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng đối
với nữlao động khuyết tật, những người thườngphải đối mặt với những bất lợi, khó
khăn lớn hơn so với người khác vì còn bịphân biệt đối xửthêm vềgiới.Tuy nhiên,
sựhỗtrợ, điều chỉnh không đồngnghĩavới tạo gánh nặng cho người sửdụng lao
độngcó sửdụng lao động là người khuyết tật. ngườisửdụng lao độngcó trách nhiệm
hỗtrợmột phần đối với người lao động khuyết tậttrong lĩnh vực việc làm. Người lao
động khuyết tậtcũng cần cốgắng trong quá trình học nghề, tìm kiếm và duy trì việc
làm bền vững. Nhà nước với tư cách, vai trò là chủthểquyền lực chịu trách nhiệm
chính trongviệc hỗtrợ, điều chỉnh này.
1.2.2. Nội dung pháp luật giải quyết việc làm cho người lao động khuyết
tậtNộidung pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật bao gồmcác quy
định khuyến khích cơ hội bình đẳng về việc làm cho người khuyết tật vànhững
biện pháp được áp dụng để thực hiện các quy định pháp luật đó. Thứ nhất, nội
dung quy định về quyền lao động và việc làm của người khuyết tật. Hiện nay trên
thế giới, hệ thống pháp luật quốc tế về người khuyết tật đã tương đối đầy đủ và
toàn diện.Ở Việt Nam, Bộ luật lao động năm 2012được Quốc hội khóa XIII, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012quy định: "Nhà nước bảo trợ quyền
lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến
khích và ưu đãi người sử dụnglao động tạo việc làm và nhận lao động là người
khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người khuyết tật"[34, khoản 1
Điều 176]. Quyền được làm việc của lao động là người khuyết tật chính là tiền đề
tạo cơ hội cho ngườikhuyết tật có việc làm, cơhội để khẳng định bản thân, tự lập
trong cuộc sống, tạo ra thu nhập vàkhông phải dựa dẫm vào gia đình, người thân.
Quy định về quyền có việc làm của người khuyết tật, Bộ luật lao động sửa đổi, bổ
sung năm 2012: "Chính phủ quy định chính sách cho vay vốnưu đãi từ Quỹ quốc
gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết
tật"[34, Khoản 2 Điều 176]. Nghị định số 28/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tậttạikhoản
1,Điều 5:Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng,
chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ

giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính


sách khuyếnkhích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.Ngoài ra,Điều 32 và Điều 33 Luật người
khuyết tật năm 2012 còn cóquy định chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người
khuyết tật. Theo đó, Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật
được lựa chọn, tư vấn và học nghề, làm việc theo khả năng, sức khỏe của mình; cơ
sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề phải đảm bảo điều kiện dạy nghề; cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân, không được từ chối tuyển dụng những người lao động
khuyết tật có đủ tiêu chuẩn...Quy định về quỹ việc làm dành cho người khuyết tật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thìTỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
lập quỹ việc làm cho người khuyếttật để trợgiúp ngườikhuyếttật phục hồi chức
năng lao động và tạo việc làm, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh
doanh dành riêng cho người khuyết tật, hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi
thành phần kinh tế có nhận người khuyếttật vào học nghề và làm việc đạt tỷ lệ cao.
Thànhlập quỹ, các nguồn hình thành và việc sử dụng quỹcũng đã được pháp luật
quy định cụ thể tại Nghị định số 81/CP.Thứ hai, nội dung quy định trách nhiệm của
các chủ thể trong việc giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật. Nhà nước
có trách nhiệm bảo trợquyền lao động, tựtạo việc làm của lao động là người khuyết
tật, có chính sách ưu đãi người sửdụng lao động tạo việc làm và nhận người khuyết
tật vào làm việc (Điều 175 Bộluật Lao động); Nhà nước bảo đảm đểngười khuyết
tật được tư vấn học nghềmiễn khí, lựa chọn và học nghềtheo khảnăng, năng lực
bình đẳng như những người khác (Khoản 1, Điều 32 Luật người khuyết tật); Nhà
nước thành lập và quản lý Quỹviệc làm (Theo Nghịđịnh 81/CP). Trách nhiệm của
người sửdụng lao độngđược thểhiện:các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp, cá nhân
không được từchối tuyển dụng người khuyết tật có đủtiêu chuẩn tuyển dụng, không
được đặt ra các tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định pháp luật, phải bốtrí, sắp xếp
công việc và điều kiện làm việc phù hợp tại nơi làm việc (theo Điều 33 Luật người
khuyết tật).Thứba, nội dung các chếđộhỗtrợngười lao động khuyết tật trong lĩnh

vực việc làm như:công việc,an toàn lao động, vệsinh lao động,sức khỏe người lao
động,môi trường làm việc...Quy định vềthời giờlàm việc, thời giờnghỉngơi.Trước
đây, Bộluật lao động quy định "thời giờlàm việc của người tàn tật không được quá
7 giờmột ngày hoặc 42 giờmột tuần"[27, khoản 4 Điều 125]. Quyđịnh này
thểhiện sựquan tâm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho người lao động
khuyếttật làm việc với một giới hạn phù hợp với khảnăng và sức khỏecủa mình,có
khảnăng phục hồi sức khỏemột cách nhanh chóng, khảnăng làm việc lâu dài và
đạt năng suất. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, cảngườisửdụng lao độngvà
người lao động khuyết tậtđều nhận thấy quy định vô hình chung đã tạo nên
sựphân biệt giữa người lao động khuyết tậtvà người lao động không khuyết tật.


Ngườisửdụng lao độngviện vào quy định này đểtừchối người lao động khuyết
tậtvào làm việc vì họkhông đáp ứng được thời gian làm việc như những lao động
khác. Trong khi đó, người khuyết tật cũng khẳng địnhcó thểlàm tốt công việc trong
khoảng thời gian quy định như đối với các lao động khác. Chính vì vậy, Bộluật lao
động sửa đổi, bổsungnăm 2012 đã không còn quy định vềthời giờlàm việc của
người khuyết tật như trên. Thay đổi này góp phần tạo ra môi trường làm việc
công bằng giữa người khuyết tật và người không khuyết tật. người lao động khuyết
tậtcó cơ hộikhẳng định bảnthân mình trong công việc như những người lao
độngkhác. ngườisửdụng lao độngcũng không thểviện vào lý do này đểtừchối việc
nhận người laođộng khuyết tậtvào làm việcvì lý do không đảm bảo được thời gian
làm việc.Quyđịnh vềan toàn lao động, vệsinh lao động.Điều 177 Bộluật lao động
2012 nhấn mạnhngười sửdụng lao động phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm
vềđiều kiện lao động, vệsinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật
và thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Pháp luật quy địnhđảm bảo các điều
kiện an toàn lao động, vệsinh lao động cho người lao động khuyết tật. Ngoài ra,
cũng tại Điều 177Bộluật lao động sửa đổi, bổsung năm 2012 còn quy định cấm
làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với lao động khuyết tật bịsuy giảm
khảnăng lao động từ51%; cấm sửdụng người lao động khuyết tật làm những công

việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục
BộLao động, Thương binh và Xãhội,BộY tếban hành. Quy địnhgiúp loại trừtrường
hợp vì lợi ích trước mắt mà ngườisửdụng lao độngvà người lao động khuyết tậtcó
thểthỏa thuận làm thêm giờ, làm việc ban đêm, hoặc trường hợp chủsửdụng lao
động lợi dụng người lao động khuyết tật đểlàm những công việc nặng nhọc độc
hại cho sức khỏe người lao động khuyết tật.Thứ tư, nội dung quy định quyền và
nghĩa vụ của người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm.Khi tham gia vào quan hệ
lao động, người lao động khuyết tậtchính là một bên chủ thể trong quan hệ lao
động. Điều này có nghĩa, người lao động khuyết tậtcũng có các quyềnvà nghĩa vụ
cơ bản như những người lao động khác trong các lĩnh vực: tuyển dụng, giao kết
hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh
lao động,...Tuy nhiên, do có những đặc thù riêng nên pháp luật cũng có một số quy
định mang tính đặc thù đối vớingười lao động khuyết tật. Pháp luật quy định các
hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật (Điều 178 Bộ luật Lao
độngsửa đổi, bổ sung năm 2012).Tương ứng với quyền là nghĩa vụ của người lao
động khuyết tật.Người lao động khuyết tật cũng phải thực hiện những nghĩa vụ lao
động như những người lao độngkhác theo quy định của pháp luật.
311.2.3. Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết việc làm cho người lao động
khuyết tậtPháp luật lao động ghi nhận quyền làm việc của người khuyết tật. Đây là


cơ sở vững chắc, tạo hành lang pháp lý cho vấn đề giải quyết việc làm đối với
người lao động khuyết tật. Những quy định của pháp luật về giải quyết việc làm
cho người lao động khuyết tật giúpcơ quan quản lý nhà nước tiến hành hoạt động
quản lý. Hệ thống các văn bản pháp luật về người khuyết tật đảm bảo quyền lao
động và việc làm cho người khuyết tật tập trung vào các nội dung chính như quy
định đối với: Cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động là
ngườikhuyết tật;chế độ chỉ tiêu lao động là người khuyết tật đối với các doanh
nghiệp và lệ phí bồi hoàn khi các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy
định;quỹ việc làm cho người khuyết tật;Vấn đề học nghề, đào tạo nghề cho người

khuyết tật...Ngoài ra pháp luật còn đảm bảo để những quy định này được thực thi
trên thực tế. Để xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động, ngày
16 tháng 4 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2004/NĐ-CP. Theo
đó, các hành vi vi phạm những quy định về lao động đặc thù, trong đó có lao động
là người khuyết tật bị phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm và hành vi vi phạm, trong
đó có hành vi không nhận lao động khuyết tật, không nộp tiền phạt do không nhận
đủ chỉ tiêu 2% -3% lao động là người khuyết tật.Quy địnhcủa pháp luật góp phần
tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động khuyết tậtvà những người lao động khác
trong quan hệ lao động, từng bước tạo nên môi trường lao động hài hòa, không
khoảng cách. Khi đã có hành lang pháp lý đầy đủ, người khuyết tật sẽ được đảm
bảo quyền lợi của chính họ trong lao động và việc làm.Pháp luật về người khuyết
tật xác định các chức năng, thẩm quyền cũng như trách nhiệm của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan này:Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội;Bộ Giao thông vận tải;Bộ Bộ Y tế;Bộ Giáo dục và Đào
tạo;Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;Bộ xây dựng;Bộ Thông tin và Truyền
thông;Bộ Khoa học và Công nghệ;Bộ Tài chính;Bộ Kế hoạch vàĐầu tư;Ủy ban
nhân dân các cấp để tạo ra cơ chế đồng bộ,tạođiều kiện thuận lợi để giải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật.Pháp luật từng bước góp phần thay đổi nhận
thức của xã hội, đặc biệt là nhận thức của chủsửdụng lao động trong việc nhận
người lao động khuyết tật vào làm việc. Quyđịnh hỗtrợdoanh nghiệp, tổchức
sửdụng nhiều lao động khuyết tật vào làm việc góp phần động viên, khuyến
khích, chia sẻkhó khănvới doanh nghiệp trong quá trình tiếp nhận người lao động
khuyết tật vào làm việc. Nhờvậy, chủsửdụng lao động có điều kiện tốt hơn đểthay
đổi môi trường làm việc tiếp cận cho người lao động khuyết tật. Điều nàytạo nên
sựchuyển biến tích cực vềnhận thức vai trò, khảnăng hòa nhập cộng đồng của
người khuyết tật,đặc biệt trong lĩnh vực việc làm. Pháp luật vềgiải quyết việc làm
cho người khuyết tật tạo ra một hành lang pháp lý cho hệthống các trường dạy


nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, các bộ, ngành, địa phương dành sựưu tiên

quan tâm đối với đối tượng là người lao động khuyết tật.
1.3. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
VIỆCLÀM CHONGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT VÀ NHỮNG
KINHNGHIỆM CHOVIỆT NAM
Trên thế giới có hơn 600 triệu người có khiếm khuyết về thể chất, cảm giác, trí tuệ
hoặc tâm thần dưới các hình thức khác nhau. Con số này tương đương với khoảng
10% dân số thế giới. Quốc gia nào cũng có người khuyết tật và hơn 2/3 trong số đó
sống tại các nước đang phát triển[12, tr.1]. Có thể nói mối liên hệ giữa khuyết tật,
nghèo đói và tình trạng bị cô lập với xã hội là không thể phủ nhận. Việc từ chối cơ
hội việc làm cho người lao động khuyết tật là một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử cho phần lớn người khuyết tật.
Có nhiều bằng chứng cho thấy người khuyếttật dễ đối mặt vớinhững bất lợi, bị
đứng ngoài và bị phân biệt đối xử không những trên thị trường lao động mà còn cả
ở nhiều mặt kháccủa đời sống xã hội. Tỷ lệ người khuyết tật không có việc làm cao
hơn tỷ lệ những người không khuyết tật. Khi ngườikhuyết tậtcó việc làmthì chủ
yếu chỉlà những công việc không thuộc thị trườnglao động chính thức với mức
lương rất thấpvà những vị trí ít đòi hỏi kỹ năng, có ít hoặc không có cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp. Người lao động khuyết tật thường được làm việc ít hơn
những người lao động khác.Mỗi quốc gia đều có luật pháp phù hợp với hoàn cảnh
riêng của đất nước nhằm tăng cường cơ hội bình đẳng cho người lao động khuyết
tật trên thịtrường lao động, đồng thờicó các biện pháp chính sách đểthực thi pháp
luật.Nhiều quốc gia đềcập đến người khuyết tật trong các điều khoản của hiến
pháp như:Braxin, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Đức, Mông Cổ... Hiến pháp
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 1988,Điều 45 quy định nhà nước phải "giúp thu
xếp việc làm cho người mù, người câm điếc và những người khuyết tật khác;đồng
thời phải đảm bảo mọi người dân đều có quyền được trợgiúp vềvật chấttừchính
phủvà từxã hội khi họbịkhuyết tậtgười khuyết tật". Hiến pháp nước Cộng hòa
Thống nhất Tanzania, Điều 11 chỉrõ: "Nhà cầm quyền của quốc gia cần đưa ra
các điều khoản phù hợp nhằm thực hiện quyền được làm việc, được tựgiáo dục
và được hưởng các phúc lợi xã hội cho người dân khi họvềgià, khi ốm đau hoặc

bịkhuyết tật và trong các trường hợp mất khảnăng khác"[12,tr.11].Hiến pháp của
các quốc gia còn có quy định ngăn cấm phân biệt đối xửvì lý do khuyết tật. Điều
3 Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "Người khuyết tật có quyền được
hưởng quyền bình đẳng như các công dân khác trên các lĩnh vực như chính trị, văn
hóa, xã hội, cũng như trong cuộc sống gia đình; vàcấm phân biệt đối xử, lăng mạ,


×