Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.2 KB, 18 trang )

Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
Mục lục
Mục lục..............................................................................................................................................................1
ĐỀ BÀI................................................................................................................................................................1
BÀI LÀM.............................................................................................................................................................2
A, Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động.................................................2
2.1 Chương trình việc làm.............................................................................................................................4
2.3. Tổ chức giới thiệu việc làm....................................................................................................................7
2.4. Dạy nghề gắn với việc làm......................................................................................................................7
2.6. Một số biện pháp khác...........................................................................................................................9
B GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.............................................................................................................................9
a/ Công ty M có thể sa thải chị H được hay không? ...................................................................................9
b/ Khi sa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì?......................................................................................12
c/ Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai? .............................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................17
ĐỀ BÀI
Bài Tập Số 14
1.Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động.
( 4 điểm)
2.
Giang Thị Tuyết 351765 Page 1
Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
Chị H là nhân viên thu ngân của công ty quảng cáo M theo hợp đồng lao
động 1 năm ( từ tháng 01/2005 đến tháng 1/2006). Hết thời hạn hợp đồng, chị H
vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa kí tiếp hợp đồng lao động
với chị .
Trong đợt kiểm tra tài chính của công ty đầu năm 2007, nhân viên phòng Tài
chính – Kế toán của công ty đã phát hiện chị H gian lận số tiền 34 tr đồng bằng
cách thu tiền của một số đơn vị thuê quảng cáo, có viết hóa đơn chứng từ nhưng
không vào sổ thu tiền và không chuyển tiền cho phòng kế toán.
Sau khi nhận được báo cáo của phòng tài chính kế toán, công ty m đã yêu cầu


chị H truy nộp số tiền nói trên, nhưng chị H cố tình không trả với lý do công ty cần
thành lập Tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính xác không và là tiền
của những đơn vị nào thuê quảng cáo.
Vụ việc kéo dài đến tháng 4/2009 nhung chị H vẫn không chịu trả số tiền nói
trên cho công ty. Trong thời gian từ 02/2007 đến tháng 4/2009, công ty M đã ra
quyết định tạm đình chỉ công việc đối với H cho đến khi giải quyết xong vụ việc,
hưởng 50% lương. Đồng thời, chuyển vụ việc sang cho cơ quan điều tra khởi tố và
xác định rõ hành vi vi phạm của chị H.
Đầu tháng 11/2009, sau khi có kết luận của cơ quan Công an về hành vi tham
ô của chị H với số tiền 34 triệu đồng, công ty quyết định sa thải H và yêu cầu H bồi
thường cho công ty số tiền 34 triệu đồng đã chiếm đoạt của công ty.
Hỏi:
a/ Công ty M có thể sa thải chị H được hay không?
b/ khi sa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì?
c/ Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai?
BÀI LÀM
A, Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động
Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề có tính toàn cầu và
là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Giải quyết tốt vấn đề việc làm ở nước
Giang Thị Tuyết 351765 Page 2
Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
ta, sẽ là một trong những nhân tố có tính chất quyết định để đất nước sớm thoát
khỏi tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. BLLĐ và
nhiều văn bản luật đã được ban hành quy định chi tiết về việc làm, các biện pháp
hỗ trợ và giải quyết việc làm, tạo khung pháp lý để giải quyết tốt vấn đề việc làm.
Ta cùng đi tìm hiểu về các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm ở nước ta hiện
nay:
1. Một Số Vấn Đề Chung Về Việc Làm Và Giải Quyết việc làm.
Việc làm là một khái niệm phức tạp, ta có thể hiểu trên nhiều phương diện
khác nhau. Về phương diện kinh tế xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạt động

tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận.
Theo Điều 13 BLLĐ quy định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”, như vậy việc làm
có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều công việc, nghành nghề khác nhau mang lại
thu nhập hợp pháp cho người lao động. Mỗi Nhà nước – xã hội đề tạo ra chính
sách việc làm riêng.
Cùng với việc làm, giải quyết việc làm luôn là luôn là một chính sách xã hội
lớn mà tất cả cá quốc gia đều phải quan tâm giải quyết.
Giải quyết việc làm là việc một quốc gia thực hiện các chính sách, biện pháp
nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, đảm bảo đời sống, thu nhập của người lao
động, góp phần phát triển kinh tế ổn định, vững mạnh lâu bền.
Trong những năm qua cùng với chính sách phát triển kinh tế Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào việc phục vụ lợi
ích của con người một cách toàn diện. Trong đó nổi bật lên là các chính sách về
việc làm và giải quyết việc làm.
Việc làm và giải quyết việc làm có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế - xã hội
và pháp lý, cả trên bình diện quốc gia cũng như đối với cá nhân người lao động.
Đối với mỗi quốc gia, đảm bảo việc làm cho công dân là một trong những
chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, tính ưu
việt của một chế độ xã hội.
Giang Thị Tuyết 351765 Page 3
Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
Đối với toàn xã hội, giải quyết tốt vấn đề việc làm, hạn chế thất nghiệp giúp
cho xã hội phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo sự hài hòa giũa tăng trưởng kinh
tế và phát triển xã hội, ngăn ngừa hạn chế tiêu cực xã hội.
Đối với mỗi cá nhân, việc làm không chỉ là nguồn sống quan trọng mà còn
là một trong những điều kiện tối quan trọng để phát triển nhân cách và giữ gìn
nhân phẩm con người.
Vậy việc giải quyết việc làm là một vấn đề quan trọng, cần có những biện
pháp tích cực và triệt để cho vấn đề này.

2. Các Biện pháp Hỗ Trợ Và Giải Quyết Việc Làm.
Để giải quyết việc làm cho NLĐ, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho
NLĐ nhưng cũng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ cho việc giải
quyết việc làm. Các biện pháp cụ thế đó là:
2.1 Chương trình việc làm
Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để Chính phủ thực
hiện vấn đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp. Chương trình này nhằm mục
tiêu về giải quyết việc làm do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
VII(1996) đề ra và trên tinh thần tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại
COPENHAGEN – Đan Mạch tháng 3/1995.
Theo quy định tại điều 15 BLLĐ, hàng năm Chính phủ có trách nhiệm lập
chương trình Quốc gia về việc làm và trình Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân
dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết
việc làm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Việc lập chương trình việc làm nhằm bảo đảm cho mọi người lao động có
khả năng lao đông, có nhu cầu làm việc tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có
hiệu quả, thông qua đó giải thích hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và
tiến bộ xã hội.
Giang Thị Tuyết 351765 Page 4
Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
Về nội dung chương trình việc làm gồm: mục tiêu, chỉ tiêu việc làm mới, các nội
dung hoạt động,thời gian, các giải pháp nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản
lý chương trình( Điều 4 NĐ 39/2003/NĐ-CP). Bộ lao động - thương binh và xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính trình Chính phủ chương
trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý
và điều hành cơ chế quản lý và điều hành hoạt động quỹ quốc gia về việc làm. Bộ
kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với bộ tài chính, Bộ lao đông – thương binh và

xã hội lập kế hoạch các nguồn tài chính hàng năm và năm cho chương trình quốc
gia về việc làm. Đối với chương trình giải quyết việc làm ở địa phương sẽ do
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và báo cáo kêt quả về Bộ
lao động – thương binh và xã hội và Bộ kế hoạch và đầu tư.
Mục tiêu: Chương trình việc làm đặt ra mục tiêu cụ thể là định ra chỉ tiêu tạo
ra chỗ làm việc làm mới hàng năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và
nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.
Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh phí từ ngân sách nhà nước và
các nguồn khác được dung cho mục tiêu giải quyết việc làm, được thực hiện qua
cơ chế tài chính quỹ quốc gia về việc làm.
Chương trình việc làm được triển khai theo hai hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết
hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giả quyết việc làm. Đây là hướng cơ bản
và quan trọng nhất.
Thứ hai, duy trì, bảo đảm việc làm cho NLĐ, chống sa thải nhân công hàng
loạt, từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Nước ta vừa thực hiện thành công chương trình quốc gia về việc làm giai
đoạn 2006 – 2010, theo quyết định số 101/2007/QĐ_TTg ngày 6/7/2007. Chương
trình đã góp phần thực hiện mục tiêu chung của nền khinh tế về đảm bảo việc làm
và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% năm 2010 chương trình đã tọa
việc làm cho số lượng lớn lao động, đưa vào sử dụng nhiều kênh việc làm đáp ứng
thông tin về thị trường lao động. Các dự án đã và đang được thực hiện đó là: cho
vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ
phát triển thị trường lao động… thu được nhiều kết quả khả quan.
Giang Thị Tuyết 351765 Page 5
Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
2.2Quỹ giải quyết việc làm
Theo quy định taị khoản 1 Điều 45 BLLĐ, Chính phủ lập quỹ quốc gia về
việc làm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài và các nguồn khác. Thủ tướng Chính phủ đã quyêt định

số 15/2008/QĐ_TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về
giải quyết việc làm. Sau đó có thông tư số 14/2008/TT-LĐTBXH ngày 29/07/2008
của liên bộ Lao đông – thương binh xã hội, Tài chính, Kế hoạc và đầu tư hướng dẫn
thi hành thực hiện quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra còn có văn
bản 2539/NHCS-TD này 16/09/2008 và 2812/NHCS-TD này 09/10/2010 của tổng
giám đốc ngân hàng chính sách xã hội …
Theo quy định của các văn bản trên vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc
làm được dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản
lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Quỹ cho vay giải quyết việc làm được
đặt tại ngân hàng chính sách xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội có nhiệm vụ quản
lý và cho vay theo các quy định tại nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002
của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đối tượng cho vay gồm: Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã
hoạt động theo luật hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người
tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo luật doanh nghiệp, chủ trang trại,
trung tâm giáo dục lao động xã hội, hộ gia đình.
Hiện nay, nước ta có ba loại quỹ đó là:
Quỹ quốc gia về việc làm: quỹ này sử dụng vào các mục đích là cho vay vốn
theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh
nghiệpvay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ củng
cố và phát triển hệ thống tổ chức giưới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển
thị trường lao động.
Quỹgiải quyêt việc làm địa phương: quỹ được hình thành từ các nguồn ngân
sách địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết
Giang Thị Tuyết 351765 Page 6
Bài tập học kì – luật lao động Việt Nam
định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ
trợ khác. Quỹ được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc
làm ở địa phương.
Quỹ việc làm cho người tàn tật: quỹ được hình thành từ các nguồn: ngân sách

địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khỏan thu từ các doanh nghiệp nộp hàng
tháng do không nhận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước trợ giúp và thu hút các nguồn khác. Quỹ được sử dụng vào
mục đích cấp để hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh
nghiệp, các nhân sử dụng lao động tàn tật; các hoạt động phục hồi chức năng cho
người tàn tật.
2.3. Tổ chức giới thiệu việc làm
Việc thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm được coi là một trong những
biện pháp hỗ trợ giả quyết việc làm cho NLĐ.
Thông qua hoạt động của các tổ chức này mà các quan hệ lao động có điều
kiện và khả năng được hình thành. Tổ chức giới thiệu việc làm theo Điều 12 Nghị
định 39/2003/NĐ-CP bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh
nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động. Đối với các doanh nghiệp chuyên đảm bảo về giới thiệu
việc làm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và có giấy
phép hoạt động giới thiệu việc làm.
Nhiệm vụ của các tổ chức giới thiệu việc làm là tư vấn, giới thiệu việc làm
cho NLĐ, cung ứng và giúp tuyển lao động theo yêu cầu của NSDLĐ, thu nhập và
cung ứng thông tin về thị trường lao động, có quyền dạy nghề gắn với tạo việc làm.
Như vậy, nước ta đã duy trì mạng lưới dịch vụ công về việc làm và cho phép
mở nhiều kênh giải quyết việc làm khác. Thông qua hoạt động này, NSDLĐ cần
tuyển NLĐ và NLĐ nhanh chóng gặp nhau, việc làm cho NLĐ được giải quyết.
2.4. Dạy nghề gắn với việc làm
Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mất thiết với nhau. Có nghề nghiệp là
điều kiện tiên quyết đối với NLĐ để có thể nhanh chóng được tìm việc làm và có
chỗ làm ổn định.
Giang Thị Tuyết 351765 Page 7

×