Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ 8 Một số giải pháp giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh khối 8 thông qua Bài 24 Vùng biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.52 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Diễm Lệ

Năm sinh: 1992

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Địa lý
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Hiện nay việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một
trong những nội dung trọng tâm của Bộ GDĐT. Dạy học theo hướng tích hợp là
một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong dạy học. Quan
điểm này được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học
tập. Dạy học tích hợp sẽ phát huy, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề của
người học và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh, góp
phần đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống hiện đại.
Nội dung tích hợp này được đưa vào nhiều môn học trong đó có môn Địa
lí. Với đặc thù bộ môn là cung cấp những tri thức và kĩ năng về môi trường tự
nhiên, những hoạt động kinh tế của con người ở mỗi khu vực. Vì thế khả năng
tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo môn Địa lí là rất cao, mà hiện
nay vấn đề này được quan tâm của cả nước ta.
Vùng biển đảo có nhiều nguồn lợi vô cùng phong phú và đa dạng để phát
triển nhiều ngành kinh tế biển, đóng góp không nhỏ vào kinh tế chung của đất


nước. Tuy nhiên khi nói đến biển đảo rất nhiều người không biết gì chủ quyền
nhất là lớp trẻ ngày nay, đa phần các em sẽ nói được hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam như một lời khẳng định chủ quyền về đảo chứ chưa nói
được như thế nào là chủ quyền biển đảo và nói được thực trạng các vấn đề về tài
nguyên môi trường biển đảo.
1


Thực tế hiện nay, đa số học sinh THCS đều còn thiếu kiến thức về biển
đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số bài học về biển đảo còn hạn chế
trong chương trình Địa lí chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu
biết cụ thể về các vấn đề biển đảo Việt Nam. Để cho các em thấy rõ và nắm
được những điều quan trọng về chủ quyền và kinh tế của vùng biển nước ta.
Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy,
nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng
cường mở rộng giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Thạnh Lợi, tôi mạnh
dạn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp giáo dục chủ quyền biển đảo cho học
sinh khối 8 thông qua Bài 24 – Vùng biển Việt Nam, ở trường THCS Thạnh
Lợi”.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số giải pháp giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh khối 8 thông
qua Bài 24 – Vùng biển Việt Nam, ở trường THCS Thạnh Lợi
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Trong công tác giảng dạy bộ môn Địa lý 8 ở Trường THCS
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến kinh nghiệm:
3.1.Hình thức dạy học tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo vào Bài 24 Vùng biển Việt Nam ( chương trình Địa lý 8)
Thông qua giờ học trên lớp: Giáo viên thực hiện các hoạt động sau :
+ Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung sách giáo khoa để xây dựng mục

tiêu bài dạy, trong đó có nêu các mục tiêu giáo dục chủ quyền biển đảo.
+ Xác định các nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào bài như thế nào.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa kiến thức đã biết với những gì có trong nội dung
giáo dục bảo vệ biển đảo, giáo viên lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp sao
cho nội dung tích hợp đó phải hợp lí, phải liên kết các kiến thức với nội dung
tích hợp như thế nào để hài hòa, và dự tính được thời lượng tích hợp là bao
nhiêu.
+ Giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học
phù hợp. Phương tiện dạy học có hiệu quả để tăng cường tính trực quan và gây
hướng thú học tập cho học sinh.

2


Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển của một quốc gia
3


3.2.Kết hợp một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp
nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo
Giáo viên lựa chọn và phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp. Giờ Địa
lí nói chung có nhiều rất phương pháp dạy học:

 Hoạt động ngoại khóa :
- Giới thiệu về biển đảo Việt Nam: các phần thi như kiến thức, thi ca hát,
thi vẽ tranh, đóng tiểu phẩm, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về biển đảo nước
ta......

 Phương pháp dạy học dùng lời như :
- Sử dụng các phương pháp như: thuyết trình, vấn đáp, giảng giải…để hỏi

về các vấn đề liên quan biển đảo.

 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ:
- Thông qua bản đồ giúp các em xác định được vị trí, giới hạn, diện tích
vùng biển nước ta, biết được các đảo ở nước ta.

 Phương pháp trực quan:
- Hướng dẫn học sinh quan sát khai thác tri thức qua tranh ảnh, băng
video.... giúp các em nhìn thấy giới hạn, các đặc điểm các đảo, quần đảo thuộc
vùng biển nước ta.
3.3. Áp dụng cụ thể biện pháp tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo
vào Bài 24 - Vùng biển Việt Nam (Địa lý 8).
Chương trình Địa lí 8 gồm 54 tiết. Nội dung của Bài 24 - Vùng biển Việt
Nam nói về giới hạn và diện tích, khí hậu của vùng biển nước ta. Bên cạnh đó, ta
có thể tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển - đảo vào bài học. Bài này
thuộc phần tự nhiên Việt Nam nên rất gần gũi và dễ nhớ; bên cạnh đó, các vấn
đề liên quan về biển đảo đối với học sinh đang ở tuổi tìm tòi, năng động, luôn
mước khám phá về những điều mới lạ sẽ làm các em rất hứng thú. Đây là một
vấn đề đang nóng, mang tính thời sự của nước ta nói riêng và thế giới nói chung
nên tuyên truyền về chủ quyền biển đảo là rất cần thiết. Thể hiện chủ quyền biển
đảo thì cũng cần rút ra nhận xét và giải thích tình hình của các ngành kinh tế
biển hoặc có thể lồng ghép tích hợp với giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển cũng hết sức cần thiết, bởi muốn kinh tế phát triển bền vững thì phải đi đôi
với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Trong Bài 24 - Vùng biển Việt Nam có thể
tích hợp chủ quền biển - đảo vào phần diện tích biển nước ta, ngoài ra có thể tích
hợp vào phần đọc thêm “Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam” để các em
hiểu rõ hơn về chủ quyền biển. Tích hợp chủ quyền biển đảo vào Bài 24 - Vùng
biển Việt Nam có thể làm nền tảng cho các em sau này.
4



Bài 24 - Vùng biển Việt Nam dạy tích hợp có thể sự dụng các thiết bị dạy
học của trường như bản đồ, tranh ảnh... những đồ dùng dạy học quen thuộc dễ
tìm kiềm hoặc sự dụng máy chiếu trong nhà trường. Nhằm tuyên truyền chủ
quyền biển đảo thông qua lớp trẻ nước ta để từ nó có ý thức, hiểu biết về biển
đảo nước ta. Bên cạnh nó góp phần nâng cao ý thức người dân về biển đảo quê
nhà.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:
Với đặc thù bộ môn là cung cấp những tri thức và kĩ năng về môi trường
tư nhiên, những hoạt động kinh tế của con người ở mỗi khu vực. Vì thế khả năng
tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo thông qua môn Địa lí rất cao, mà
hiện nay vấn đề này được quan tâm của nước ta.
Dạy học tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo vào các giờ học Địa lí 8
là cần thiết để hình thành thói quen, kĩ năng và hiểu biết về biển đảo. Kết hợp
những phương pháp dạy học tích cực giáo viên sẽ khơi gợi cho học sinh niềm
say mê, hứng thú với môn học và để giờ không còn nhàm chán, khô cứng với
học sinh. Các em sẽ hòa nhập để hiểu và nhận thức được tầm quan trọng cũng
như giá trị của biển đảo đối với cuộc sống của con người.
4.2. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng với học sinh THCS nói chung và học sinh khối 8 nói riêng,
người thực hiện là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí 8 trường THCS.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Qua quá trình dạy học môn Địa lí 8, kết quả thu được như sau:
Học sinh nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng về chủ quyền biển đảo và
ý thức về môi trường đối với cuộc sống của con người, có thái độ đúng đắn về
vấn đề chủ quyền biển đảo nói riêng, định hướng đúng về yêu quê hương đất
nước và nhìn nhận đầy đủ các vấn đề biển đảo quê hương trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ chúng. Cụ thể qua Bài 24 - Vùng biển Việt Nam, học sinh đã
hiểu, vận dụng và trả lời về vấn đề biển đảo cao hơn những năm trước.


5


Mức độ nắm rõ các khái niệm về chủ quyền biển đảo
Nội dụng

Biết rõ

Biết rõ

NH: 2015- 2016

NH: 2016 - 2017

Vùng lãnh hải

20 (34,5%)

53 (86,9 %)

Vùng tiếp giáp lãnh hải

24 (41,4%)

58 (95,1%)

Vùng đặc quyền kinh tế

28 (48,3%)


59 (96,7 %)

Thềm lục địa

32 ( 55,2%)

57 (93,4%)

( Năm học 2015 – 2016: 58 hs khối 8; Năm học 2016 -2017: 61 hs khối 8)
Trên đây là những sáng kiến , cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt
là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm học 2016 – 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.

Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Người báo cáo

Nguyễn Thị Diễm Lệ

6



×