Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.78 KB, 5 trang )

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN
TRONG NHÀ TRƯỜNG

Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa đại hội!
Lời đầu tiên tôi xin kính chúc các quý vị đại biểu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt thành tích cao trong công tác!
Sau đây tôi xin trình bày tham luận NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ,
NHÓM CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG

Trong các hoạt động nhà trường , hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong
những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có
chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của
các tổ, nhóm. Nó góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên; đồng thời
nó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.vì vậy, tổ chức sinh
hoạt chuyên môn tổ, nhóm sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề rất quan
trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan tâm.
Để sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm trong nhà trường hiệu quả, tránh hình thức
cần chú ý những vấn đề sau:
I.

Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ, nhóm:
- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ.
- Kế hoạch chuyên môn phải bán sát kế hoạch của nhà trường. Đặc biệt quan tâm đến
nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết theo từng tuần, tháng,
học kì và năm học.
- Triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ theo đúng kế hoạch.
- Có kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng tuần, tháng, học kì và năm học.
- Các nhóm trưởng CM cần nắm được kế hoạch CM của tổ từ đó xây dựng kế hoạch CM
của nhóm.
- GV trong tổ, nhóm theo dõi kế hoạch của tổ, nhóm và xây dựng kế hoạch cá nhân.


II. Nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn:
Nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn rất phong phú, đa dạng. Nhưng căm
cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2012 – 2013 cần chú trọng các nội dung sau:
1.Triển khai các chuyên đề
-Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập
trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ


môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm
mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh yếu, v.v. Ở tổ chuyên môn của trường phổ thông nên hạn chế những chuyên đề
nặng về lý luận mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn.
-Việc triển khai các chuyên đề cần được thực hiện có kế hoạch, được tổ chức,
được kiểm tra, đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả tốt. Trong một năm học cần
cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách một chuyên đề, phân bổ
thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Sau khi xác định được các
chuyên đề, việc triển khai nên gồm các bước:
+ Xác định chuyên đề và mục đích chuyên đề
+ Thảo luận xây dựng chuyên đề
+ Phân công người thực hiện chuyên đề
+ Triển khai chuyên đề
+ Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
+ Áp dụng chuyên đề trong tổ, nhóm.
-Khi trao đổi, thảo luận ở tổ cần làm rõ những vấn đề tế nhị. Chẳng hạn, chuyên
đề về đổi mới phương pháp dạy học cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dạy học tích
cực. Tránh hiểu sai lầm, thuyết trình là không tích cực, chỉ có tổ chức dạy học theo
nhóm mới là tích cực. Vấn đề là làm sao để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hành động
nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn. Cũng vậy, chuyên đề về ứng
dụng CNTT trong dạy học cần quan tâm đến liều lượng và hiệu quả: Sử dụng CNTT
đến mức độ nào trong bài giảng cụ thể này? Kết hợp giữa viết bảng và trình chiếu trên

màn hình như thế nào để đạt hiệu quả? Điều quan trọng là, trong mỗi tiết dạy, giáo viên
biết lựa chọn phương pháp thích hợp, biết kết hợp các phương pháp hiện đại với các
phương pháp truyền thống tùy thuộc vào từng bài giảng, không nên lạm dụng phương
pháp nào. Giáo viên phải coi trọng các thủ pháp dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức
một cách tự nhiên, lôgíc.
2. Trao đổi công tác làm đề kiểm tra :
- Xác định mục tiêu cần đạt của bài kiểm tra
- Từ đó xác định nội dung kiến thức cần kiểm tra ( chú ý bán sát chuẩn kiến thức, kĩ
năng)
- Hình thức kiểm tra: GV chủ động kết hợp một cách hợp lí, phù hợp giữa hình thức
trắc nghiệm và tự luận


- Xây dựng ma trận đề:chú ý tỉ lệ các câu hỏi ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu và
vận dụng sáng tạo một cách phù hợp.
- Coi trọng đối mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế yêu cầu hs chỉ ghi nhớ
máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học. Đề kiểm tra phải nêu ra vấn đề
mở, đòi hỏi hs phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của
bản thân.
- TTCM lên kế hoạch, phân công cụ thể GV làm đề. Yêu cầu nộp về tổ kí duyệt trước
khi kiểm tra.
- TTCM, nhóm trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra, hoàn thiện đề, chuyển đến GV để
thực hiện kiểm tra.
- Sau khi kiểm tra cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh những thiếu sót trong công tác làm
đề kiểm tra
3. Trao đổi và tìm hướng giải quyết những vấn đề khó:
- Trao đổi về những vấn đề khó, còn vướng mắc về phương pháp, nội dung kiến thức,
sử dụng hiệu quả thiêt bị dạy học, ứng dụng CNTT…trong chương trình.
- Từ đó bàn bạc và thông nhất phương pháp giải quyết các vấn đề đó.
4. Trao đổi công tác phụ đạo hs yếu kém, bồi dưỡng HSG.

- TTCM quán triệt đến toàn tổ viên : Đây là những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt
động dạy học ở nhà trường của người GV; tránh xem nhẹ, làm qua loa đại khái cho có.
- Cần xây dựng kế hoạch phù đạo hs yếu kém và bồi dưỡng hs giỏi cụ thể.
- Trao đổi, thống nhất nội dung chương trình phụ đạo và bồi dưỡng.
- Thảo luận về phương pháp thực hiện.
5. Rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên
-Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của các giáo viên, tổ chuyên môn và
nhà trường. Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau. Kỹ năng sư phạm
của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc chất lượng giờ dạy. Ở các buổi sinh hoạt tổ có
thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồi tại, những nhược điểm như phong
cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, v.v. Hoạt đông này nhằm
hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên, trong khi góp ý sau tiết dự giờ, thao
giảng thường hướng tới từng cá nhân cụ thể.
+ Phong cách lên lớp mà chúng ta mong muốn là chững chạc, tự tin, làm chủ bài
giảng. Chú ý đến giọng nói, cử chỉ đi đứng, động tác tay, ánh mắt, nụ cười, ... Mọi cái


nên vừa phải, trong lớp tránh đi lại quá nhiều, vung tay quá mạnh. Nói chung, giáo viên
cần chú ý đến cả yếu tố phi ngôn ngữ. Tổ chuyên môn nên chọn giáo viên có tác phong
lên lớp tốt làm mẫu để các tổ viên học hỏi và xây dựng cho mình một phong cách phù
hợp.
+ Ngôn ngữ (nói và viết) là kênh quan trọng để học sinh lĩnh hội kiến thức.
Những giáo viên dạy tốt, cuốn hút học sinh không chỉ họ có ưu thế về kiến thức và thủ
thuật sư phạm mà họ còn sử dụng lời nói chính xác, với âm lượng vừa phải, rõ ràng,
truyền cảm, có ngữ điệu. Do vậy, trong sinh hoạt tổ chuyên môn, cần làm cho giáo viên
có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, khi góp ý các giờ dạy cần chú trọng đến
yếu tố này. Làm sao để trên lớp, giáo viên có giọng nói chuẩn, chỉ dùng từ phổ thông, ít
trùng lặp, ít sai sót.
+ Ứng dụng CNTT, trình chiếu trong dạy học là cần thiết nhưng không thể thay
thế phấn và bảng. Trình bày bảng cùng với trình chiếu nhờ CNTT là kênh thông tin chữ

viết-hình ảnh quan trọng tới học sinh. Trình bày bảng cẩn thận, đẹp, đúng chính tả, ngữ
pháp, rõ ràng có ảnh hưởng chẳng những đến chữ viết, đến bài làm của học sinh, mà
còn ảnh hưởng tốt hay xấu đến bệnh về mắt của học sinh. Một số lời khuyên khi viết
bảng là: Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, cỡ chữ vừa phải làm sao để học
sinh ở cuối lớp thấy được bình thường; Tên bài, tên tiểu mục nên viết bằng phấn màu
khác để học sinh dễ phân biệt; Không nên viết quá nhiều, chữ quá dày; Hạn chế viết tắt,
xóa bảng nhiều lần. Trong sinh hoạt chuyên môn, các tổ, nhóm cần lưu ý để giáo viên
rèn luyện kỹ năng trình bày bảng khoa học, chuẩn xác, chữ viết đẹp sẽ góp phần hình
thành nhân cách cho học sinh.
+ Ngoài ra, kỹ năng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân,
nhóm, lớp; chính khóa và ngoại khóa, tham quan thực tế ...; Tích cực sử dụng thiết bị,
đồ dùng dạy học; Tự làm đồ dùng dạy học; Thống nhất mức độ ứng dụng CNTT trong
từng tiết dạy theo yêu cầu từng bài giảng cũng là các nội dung sinh hoạt tổ, nhóm nhằm
rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên.
3. Tổ chức các tiết dự giờ, thao giảng
-Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên môn của mỗi giáo
viên. Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơn trong bài giảng
của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều chuẩn
bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc
làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng
diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để
giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh. Việc dự giờ còn giúp cho giáo viên đi dự
giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, thông qua việc xử lí tình
huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu xót trong quá trình
giảng dạy... Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan
trọng là các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng
dạy, về kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học.


- Các tổ chuyên môn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, thao

giảng coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy ... Tổ chức thao
giảng 100% thành viên của tổ, nhóm tham dự, phải có mục tiêu, rút ra được những kinh
nghiệm. Dự giờ rồi đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy là việc làm thường xuyên của tổ
chuyên môn, nếu được tổ chức tốt sẽ xóa bỏ được tình trạng còn có giáo viên chưa tự
giác, tích cực dự giờ đồng nghiệp hoặc tâm lí cho rằng đi dự giờ là kiểm tra tiết dạy của
giáo viên. Cần tránh dự giờ để đối phó nhằm đạt chỉ tiêu số lượng theo quy định. Nên
tăng cường các tiết dạy mẫu và quan tâm dự giờ các tiết ôn tập, trả bài cho học sinh.
-Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh
thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh,
những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung, phương pháp,
phong cách. Cần phê phán lối dạy đọc chép, dạy chay trong khi có và cần sử dụng đồ
dùng dạy học. Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi
kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệm trong nhóm dạy mẫu tiết đó để
cùng nhau học hỏi. Các giờ được dự cần được xếp loại và lưu lại ý kiến cũng như kết
quả xết loại; đối với tiết dạy được thanh tra hoặc dùng để xếp loại giáo viên cần lưu cả
phiếu đánh giá giờ dạy.
Trên đây tôi đã trình bày một số vấn đề cần quan tâm trong sinh hoạt của tổ,
nhóm CM nhà trường, để hoạt động của tổ, nhóm CM đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn ,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thắng lợi nghị quyết năm học 2012
-2013 của nhà trường.
Một lần nữa xin kính chức các quý vị đại biểu, các đ/c cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt! Chúc Hội nghị thành
công!



×