Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CẤP trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.54 KB, 7 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
SỬ DỤNG ĐDDH VÀ CÁCH BẢO QUẢN ĐDDH CẤP THCS
A. CÁCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

I/ Đặt vấn đề:
Hưởng ứng đổi mới PPDH của toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp
ứng với xu hướng phát triển của thời đại. Trong công tác giảng dạy việc sử dụng ĐDDH
không nằm ngoài đổi mới phương pháp dạy học.
Trong tham luận này với nội dung “SỬ DỤNG ĐDDH CẤP THCS”, tôi xin đưa ra 5
vấn đề như sau:
1. Khái niệm về đồ dùng dạy học
2.Vai trò của đồ dùng DH trong quá trình dạy và học
3.Một số loại ĐD DH và tác dụng của nó trong dạy và học
4.Hiệu quả và hạn chế của việc sử dụng ĐD DH
5. Đề xuất.
II/Nội dung:
1/ Khái niệm về đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy và học
mà học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt là được sử dụng trong công tác giảng dạy.
Đồ dùng dạy học không thể thiếu đối với người thầy khi lên lớp và đối với học sinh
khi nghiên cứu vấn đề. Vì thế đồ dùng dạy học chính là điều kiện, phương tiện để dạy và
học môn sinh học ở các lớp trung học cơ sở, theo thực tế đồ dùng dạy học có nhiều hình
thức khác nhau
2/ Vai trò của đồ dùng DH trong quá trình dạy và học
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy,
nhất là trong việc hình thành cho các em thao tác thực hành, đem hình ảnh sống động vào
thực tế và có thể nói đồ dùng dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ, giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức dễ dàng gây hướng thú và yêu thích bộ môn hơn.
Như chúng ta đã nhận thấy nội dung kiến thức của môn học bao giờ cũng đặt quan
sát, phân tích và tiến hành thí nghiệm lên hàng đầu, do đó đồ dùng dạy học làm không thể
thiếu đối với hoạt động dạy và học.


Trong quá trình công tác giảng dạy trong những năm qua tôi nhận thấy rằng việc
trực tiếp truyền thụ kiến thức thực cho học sinh, nhưng truyền đạt như thế nào cho các em
dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu bài một cách nhanh chóng và tự giác cho nên trong việc giảng
1


dạy thì nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học để minh hoạ cho học
sinh, từ đó học sinh chú ý làm việc một cách cao độ, mạnh dạn đưa ra nhiều vấn đề để tư
duy, trao đổi, thảo luận về một khái niệm nào đó, làm cho học sinh linh hoạt hơn, khắc sâu
kiến thức hơn và có thái độ tìm tòi sáng tạo. Đồng thời đồ dùng dạy học là một dụng cụ
cực kỳ quan trọng, giúp cho học sinh hình dung được, nhìn thấy được các chi tiết nhỏ mà
mắt thường khơng thể quan sát được như (Dùng tranh ảnh, kính hiển vi, mơ hình … để
quan sát về tế bào thực vật, hạt phấn…). Do đó làm thế nào để cho các em u thích mơn
học này hơn, muốn vậy theo phương pháp mới người giáo viên nên hạn chế giải thích bằng
lời, giảng sng trong giảng dạy, giáo viên phải tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận, gần
gũi với đồ dùng dạy học trong mỗi giờ học và sử dụng như thế nào, vào lúc nào là hợp lý.
Đó là vấn đề tơi muốn trình bày
* Những giá trị đạt được khi sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy:
+ Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thơng tin, do đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ
dàng có hiệu quả
+ Giúp học sinh tăng cường tư duy, hiểu sâu kiến thức, nhở lâu hơn.
+ Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đế thực tiễn xã hội và
mơi trường sống
+ Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái khơng thể tiếp cận
được thành cái có thể tiếp cận được. Khi sử dụng phim ảnh mơ phỏng và các phương tiện
tương tự
+ Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các hoạt động học tập
khác
+ Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập khác và khuyến khích học
sinh tham gia chủ động vào q trình học tập

3/ Một số loại ĐD DH và tác dụng của nó trong dạy và học
* Các loại đồ dùng dạy học và tác dụng của nó:
Đồ dùng dạy học là những hình tượng, dụng cụ mà có
thể nhìn thấy được, vì vậy nó rất đa dạng với nhiều hình thức
khác nhau, đồ dùng dạy học có thể được dùng ở nhiều giai
đoạn khác nhau trong tiết học, chủ yếu phải trình bày hợp lí
nội dung muốn truyền đạt cho học sinh và đòi hỏi sự thu hút
được đối tượng cần truyền đạt. Vì vậy đồ dùng dạy học có
rất nhiều loại được thể hiện qua từng loại đồ dùng dạy học
như sau:
+ Mẫu vật
Loại đồ dùng dạy học này có giá trò sư phạm cao nhất,
nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên. Trong
2


thực tế không phải bao giờ củng có sẵn các mẫu vật sống,
ànhiều khi phải thay thế mẫu vật sống bằng các mẫu vật ngâm,
ép…Tuy các mẫu vật này không có giá trò bằng các mẫu
vật tươi sống, không giữ được các màu sắc tự nhiên, song
đây vẫn là mẫu vật thật.
* Thí dụ:
- Khi dạy về cấu tạo của hoa , nếu có hoa thật thì chúng ta
thấy rõ sự ảnh hưởng rất lớn về đồ dùng đối với việc
tiếp thu bài của học sinh như: Các em biết được các bộ phận
của hoa( Đài, tràng, nhò và nh. Đài và tràng làm thành bao
hoa bảo vệ nhò và nh. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc
của cánh hoa khác nhau tuỳ loại. Nhò có nhiều hạt phấn. Nh
có bầu chứa noãn…).
- Khi dạy về lá đơn, lá kép giáo viên cho học sinh tìm hiểu

trên mẫu vật thật các em hiểu và phân biệt được ngay từ đó
giúp học sinh tiếp thu kiến thức đã nghiên cứu dễ dàng hơn.
- Khi dạy về cấu tạo của tim giáo viên dùng tim lợn để
giới thiệu các em sẽ nhận biết ngay về hình dạng, các ngăn tim,
thấy được thành của tâm nào dày, tâm nào mỏng, van tim
ở đâu, các ngăn tim thông với từng loại mạch nào?...
+ Mẫu vật tự nhiên
- Đối với mẫu vật quá nhỏ có kích thước hiển vi, ngoài
việc tổ chức cho học sinh quan sát qua kính lúp ta phải dùng máy
chiếu kính hiển vi, để tăng độ phóng đại, tạo điều kiện cho
cả lớp có thể quan sát cùng một lúc.
*Thí dụ:
- Quan sát cấu tạo của tế bào thực vật, quan sát lát cắt
hay quan sát các ĐV nguyên sinh hoặc các bộ phận của côn
trùng, quan sát tế bào, các loại mô của động vật
+ Mơ hình
- Dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi
khi không có sẵn, hoặc quá lớn hay quá nhỏ khó quan sát,
mô hình có tác dụng phản ánh được cấu tạo, khái quát và
hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích
thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho
các em.
* Thí dụ:
3


- Mô hình cấu trúc của “nhà máy” lá cây, các bộ phận
của hoa. Mô hình các loài động vật có xương sống như: cá
chép, tôm, ếch nhái, gà, thỏ,… Mô hình, cơ thể người, các
giác quan,… Khi dạy về cấu tạo cơ thể người ta dùng mô hình

nửa cơ thể người để hướng dẫn các em nghiên cứu các hệ cơ
quan và vò trí của chúng trong cơ thể, giáo viên trình bày đến
hệ cơ quan nào thì yêu cầu học sinh chỉ đến hệ cơ quan đó
và vò trí của nó lúc đó học sinh nắm đđược sơ lược về hình
dáng, cấu tạo của từng cơ quan như: phổi, tim, dạ dày, thận,…
+ Trang vẽ, hình ảnh, hình chiếu
- Mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, trong
trường hợp này tranh vẽ, hình vẽ, phim chiếu tạo ra ưu thế hơn.
Tranh phân tích cho phép đi sâu vào các chi tiết cần thiết,
giúp cho học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về cấu tạo bên
trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra nó còn thay
thế mẫu vật thật mà không tìm kiếm được.
*Thí dụ:
- Đối với cấu tạo và kích thước của tế bào, sự lớn lên
và phân chia của tế bào, cấu tạo miền hút của rễ, các
dạng của rễ, các dạng thân.
- Đối với các loại mô của động vật, các cơ quan, các hệ
cơ quan… Muốn học sinh hiểu bài được tốt thì giáo viên phải
sử dụng hình ảnh, tranh vẽ hoặc phim chiếu cho học sinh quan
sát, đồng thời rèn luyện cho học sinh kó năng vẽ mẫu vật
thật hoặc tranh thì rất tốt, đôi khi cũng có nhiều phức tạp,
có những chi tiết không cần thiết hay bài giảng không đề
cặp đến, cần được lướt bỏ, mà chỉ tập trung vào cấu trúc
và dấu hiệu cơ bản thì lúc này ta có thể sử dụng các dụng
cụ khác để kết hợp, đó là sơ đố.
+ Sơ đồ
- Sơ đồ được sử dụng khi trình bày các mối quan hệ giữa
các hình tượng trong quá trình sinh học. Ngoài ra sơ đồ còn giúp
cho học sinh có cái nhìn khái quát, tư duy trừu tượng hơn.
* Thi dụ:

- Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ
thể. Học sinh chỉ cần nhìn vào sơ đồ do giáo viên bố trí, học
sinh sẽ hình dung được ngay mối quan hệ giữa các hệ cơ quan
với nhau, và như vậy các hệ cơ quan muốn hoạt động được thì
4


phải thông qua sự điều khiển hệ thần kinh và thể dòch.
Ngược lại để hệ thần kinh và thể dòch hoạt động thì phải nhờ
các các hệ cơ quan phối hợp cung cấp các chất .
+ Hình vẽ của giáo viên
- Hình vẽ của giáo viên trên bảng có giá trò rất lớn,
nhất là hình ảnh vẽ đẹp và nhanh, nó giúp cho học sinh theo
dõi một cách dễ dàng nội dung của bài giảng, khi mà giáo
viên vừa nói vừa vẽ dần một cấu trúc, một sơ đồ nào đó.
* Ngoài những loại đồ dùng dạy học nói trên còn rất
nhiều loại mà chúng ta có thể chưa tìm ra hết, hy vọng rằng
với chương trình học ngày càng cải tiến, các nhà nghiên cứu giáo dục
sẽ nghiên cứu để đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học đặc biệt là đối với bộ môn sinh học.
Các loại đồ dùng dạy học kể trên có tác dụng khác nhau,
mong rằng giáo viên bố trí thời gian và lựa chọn sao cho phù
hợp với nội dung của bài giúp học sinh tiếp thu kiến thức logic và
nhớ lâu hơn.
4/Hiệu quả và những hạn chế của việc sử dụng ĐDDH
*Hiều quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học.
- Qua thực tế bản thân nhận thấy các loại đồ dùng dạy học
có ý nghóa to lớn trong quá trình dạy học, giúp cho học sinh
dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Đồ dùng dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự

nghiên cứu hình dạng bên ngoài, cấu tạo bên trong của đối
tượng và các tính chất, chức năng của chúng. Chúng có thể
tri giác trực tiếp bằng các giác quan.
+ Đồ dùng dạy học giúp cụ thể hoá những cái quá trừu
tượng, giúp trừu tượng hóa
và đơn giản hóa những vấn đề cần nghiên cứu, từ đó giúp
học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một
cách sinh động, đầy đủ, chính xác. Trong một tiết học có sử
dụng đầy đủ đồ dùng dạy học thì tiết học đó rất sinh động
nhất là các hoạt động của học sinh dẫn đến nội dung học
tập phong phú, nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng
cao lòng tin của học sinh vào khoa học, giúp học sinh yêu quý
thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, nhất là đối với giới
thực vật.
5


+ Đồ dùng dạy học còn giúp phát triển năng lực nhận
thức của học sinh, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư
duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết
luận có độ tin cậy…), giúp giáo viên tiết kiệm được thời
gian trên lớp trong mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển
được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của các em, được thuận lợi và có hiệu quả
cao hơn.
Do đó đồ dùng dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao
động của thầy và trò trong việc dạy và học góp phần khơng nhỏ vào sự
phát triển giáo dục như hiện nay.
* Hạn chế:
+ Một số đồ dùng dạy học khơng có ở trường để giảng dạy, phải mất một thời gian

tìm kiếm, cho nên khơng phải GV nào cũng thực hiện được để có đồ dùng thực hiện trên
lớp.
+ Chất lượng thiết bị dạy học còn kém cũng dẫn đến tình hình sử dụng thiết bị dạy
khơng thành cơng,
+ Thiết bị dạy học hiện nay có khá nhiều chi tiết nhỏ và đòi hỏi sự chính xác cao,
muốn có một mơ hình, một thí nghiệm cho một tiết học, giáo viên phải bỏ ra vài giờ để
chuẩn bị trước. Có nhiều thí nghiệm thầy và trò làm 3-4 lần để quan sát và ghi kết quả
nhưng chẳng lần nào giống lần nào và cũng chẳng giống với mơ tả trong sách giáo khoa
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế.
II. BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với cán bộ thiết bị :
Được bảo quản tại phòng bộ mơn do cán bộ thư viện cùng với giáo viên bộ mơn quản
lí.
- Phân loại tranh, ảnh... theo khối lớp, sắp xếp theo thứ tự bài dạy trong năm được
đánh mã số để theo dõi và quản lí.
- Dùng nẹp, nẹp tồn bộ tranh, ảnh để tránh hư hỏng.
Các thiết bị khác phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp phân loại thiết bị từng mơn học.
2. Đối với giáo viên giảng dạy
* Với mơ hình:
- Sau khi sử dụng kiểm tra các thành phần trong mơ hình, sắp xếp các thành phần mơ
hình như ban đầu, lau chùi sạch sẽ để khơ sau đó mới bàn giao trả thư viện
* Đối với các thiết bị thực hành, thí nghiệm:
6


- Dụng cụ:
+ Thiết bị thủy tinh: Sau khi sử dụng phải rữa sạch bằng xà phòng, tẩy hóa chất bám
vào thiết bị dụng cụ thủy tinh bằng dung môi hữu cơ hoặc dung dịch axit khác. Làm khô
dụng cụ, sắp xếp dụng cụ thủy tinh lên giá, tủ.
+ Thiết bị bằng kim loại:

Sau khi sử dụng rửa sạch các loại, lau khô. Lau chùi định kì để chống rỉ.
* Đối với kính lúp, kính hiển vi:
Bảo quản đúng nguyên tắc: tránh ẩm ướt, nhiệt độ cao, va chạm chấn động mạnh,
tránh bụi bẩn, mặt kính phải luôn sạch, tránh dầu mỡ bám vào, tránh để gần hóa chất. Khi
sử dụng phải kiểm tra kỹ thiết bị, sử dụng xong lau chùi cẩn thận và bàn giao trả lại đúng
qui định.
Khi mượn phải mượn trước 3 ngày có thời gian xem xét, chuẩn bị cho tiết dạy đtj
hiệu quả.
Khi giảng dạy xong phải trả về thư viện đúng nơi, đúng thời gian quy định của thư viện.
Có ký mượn, trả đầy đủ.

7



×