Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

ĐẠI CƯƠNG CẢNH GIÁC DƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.13 KB, 31 trang )

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG CẢNH GIÁC DƯỢC
MỤC TIÊU: Sau khi học xong phầ n này, người học phải:
1. Trình bày được Lịch sử ra đời, Định nghĩa của hoạt động Cảnh giác dược
2.Trình bày được các thuật ngữ liên quan đến Cảnh giác Dược
1. Sự ra đời của môn học
1.1 Thuốc và đăc điểm của thuốc trên thị trường.
Trước khi đưa ra thị trường, tính an toàn của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có
hại của thuốc đã được đánh giá qua nhiều giai đoạn nghiên cứu phát triển thuốc (nghiên
cứu tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng pha 1, pha 2 và pha 3). Tuy nhiên sau khi
thuốc được lưu hành, việc sử dụng thuốc không còn bị giới hạn trên một số lượng nhỏ
người bệnh và các điều kiện nghiêm ngặt như trong các thử nghiệm lâm sàng mà được
mở rộng theo yêu cầu của thực tế điều trị. Lúc này các vấn đề như đặc điểm người
bệnh, bệnh lý mắc kèm, thuốc sử dụng đồng thời, sử dụng thuốc kéo dài, tuân thủ điều
trị…không hoàn toàn giống như trong thử nghiệm lâm sàng. Hơn nữa, một số vấn đề
khác liên quan đến tính an toàn của thuốc như thuốc giả, thuốc kém chất lượng hay sai
sót liên quan đến thuốc thường chỉ xuất hiện sau khi thuốc được cấp phép lưu hành và
đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, tính an toàn của thuốc vẫn cần được tiếp tục theo dõi
và đánh giá sau khi thuốc ra thị trường để thu thập đầy đủ hơn dữ liệu và có biện pháp
can thiệp kịp thời trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Kể từ năm 1975 đến năm 2005 đã có 39 thuốc bị rút khỏi thị trường do các tác
dụng phụ không mong muốn nặng, nhiều khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau
Thalidomide, cisapride (Prepulsid), cerivastatin (Lipobay), rofecoxib (Vioxx) là
những ví dụ gần đây nhất nói lên tầm quan trọng của tính an toàn khi sử dụng thuốc
không những với bệnh nhân và cộng đồng mà còn cả với số phận của thuốc. Trên cơ
sở đó, một ngành mới ra đời với tên gọi Cảnh giác Dược.
Từ khi ra đời, môn Cảnh giác dược ra mắt và đi vào hoạt động rất tích cực tại
hầu khắp các quốc gia. Cảnh giác dược chứng minh là khoa học lâm sàng đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn khi sử dụng thuốc, giảm thiểu tối đa các
tác dụng phụ do thuốc mang lại.



1.2.Thảm họa Thalidomid.
An toàn thuốc đã được chú ý từ lâu khi con người biết dùng thảo dược để chữa
bệnh các thày thuốc đã khuyến cáo những vị thuốc có độc tính cao nên thận trọng khi
sử dụng. Nhưng an toàn thuốc cũng như Cảnh giác dược hiện đại thật sự bắt đầu sau
thảm họa Thalidomid (một thảm họa về an toàn thuốc lớn nhất từ trước đến nay).
Vào cuối những năm 1950 các cơ quan quản lý thuốc châu Âu và Hoa Kỳ hầu
như chưa có quy định pháp lý chặt chẽ liên quan đến nghiên cứu thử nghiệm các loại
thuốc mới trước khi cấp phép lưu hành. Nếu có các quy tắc liên quan đến công việ này
gần như do các công ty dược phẩm tự đặt ra. Hoa Kỳ (nơi không cấp phép lưu hành
Thalidomid) là nước đi đầu kiểm soát chặt chẽ với các thuốc xin được lưu hành chính
thức tại nước này.
-Tiến sỹ Frances Oldham Kelsey (24/7/1914-07/08/2015) một nhân viên đầy
trách nhiệm ở Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) được Thời báo Niu-oóc
(The New York Times) đưa tin về sự ra đi của bà với hàng tít “Frances Oldham Kelsey
người cứu trẻ em Mỹ thoát khỏi thảm họa thalidomit đã qua đời ở tuổi 101”.Chính bà
đã ngăn chặn Thalidomid được cấp phép lưu hành chính thức vào Hoa Kỳ.
Công ty Chemie Grünenthal nghiên cứu và triển khai Thalidomid đã công bố
những dữ liệu không đúng về an toàn thuốc sử dụng trong thai kỳ nhưng thuốc này lại
được chỉ định an thần cho phụ nữ có thai.
Thalidomid được bán rộng rãi ở Đức (OTC 9/1957) sau đó được lưu hành chính
thức trên 20 nước (các nước Tây Âu cũng như Australia, New Zealand và Canada).
Thalidomid đã gây nhiều ca quái thai, với các dị tật bẩm sinh đặc biệt ở chi gọi là dị
tật kiểu phocomelia (hải báo). Có khoảng 10.000 thai nhi trên 40 quốc gia bị ảnh
hưởng,đặc biệt ở Đức nước lưu hành thuốc này đầu tiên. Dị tật bẩm sinh này một dị
tật bất thường rất hiếm gặp, phát sinh và gia tăng tỷ lệ lớn ở Đức nhưng không được
chú ý. Ban đầu người ta quy kết nguyên nhân do môi trường.
Năm 1961 nhiều báo cáo liên quan tới Thalidomid đăng trong tạp chí The
Lancet, vấn đề dị tật cuối cùng được công nhận và thuốc bị thu hồi tại những nơi đã
bán ra.
Vào đầu những năm 1960, công bố về các tác dụng bất lợi (adverse effects) có

thể có của thuốc trong các tài liệu y dược đã có hiệu quả không chỉ gây chú ý đối với


các tác dụng này. Thalidomid gây các tác dụng bất lợi không gây chết người nhưng có
thể nhìn thấy và gây sốc dẫn tới mọi người đặt câu hỏi: “Tại sao rất nhiều trẻ em bị
khiếm khuyết khi sinh ra nhưng người ta không có các biện pháp ngăn chặn?” Câu hỏi
này là trọng tâm phát triển tiếp theo của giám sát an toàn thuốc. Không thể luôn dự
đoán và ngăn chặn được mọi tác hại tiềm ẩn do thuốc gây ra nhưng chúng ta có khả
năng hạn chế thiệt hại tới mức tối thiểu.
Hiện nay chúng ta có thể xác định mối liên quan giữa thuốc và kết quả tương
tự như Thalidomid: với phocomelia sau khi xảy ra dưới 10 ca, tức hiệu quả hơn sáu
thập kỷ trước một ngàn lần.
Bài học quan trọng rút ra từ thảm họa Thalidomid là chúng ta phải hành động
trước khi xảy ra vấn đề an toàn với một loại thuốc, theo đúng nghĩa không thể để điều
tương tự xẩy ra một lần nữa.
Do đó Thalidomid đã trực tiếp dẫn tới sự phát triển ban đầu của hệ thống an
toàn thuốc ngày nay, mặc dù khái niệm Cảnh giác dược chỉ xuất hiện gần đây (đầu
nhữngnăm 1990) nhưng thuật ngữ Cảnh giác dược đã được rộng rãi chấp nhận.
1.3. Bài học rút ra từ thảm họa thuốc Thalidomid
- Cần phải thử nghiệm đầy đủ các loại thuốc trước khi cấp phép lưu hành.
- Cơ quan quan lý nhà nước cần phải có những quy chế chặt chẽ về an toàn
thuốc.
- Cần phải có hệ thống xác định các tác dụng bất lợi của thuốc.
- Cần phải xác định mối quan hệ tiềm năng giữa đòi hỏi thị trường và an toàn
thuốc.
- Tránh sử dụng các loại thuốc không cần thiết khi mang thai.
- Có thể giảm thiểu hiệu quả một số nguy cơ của thuốc tới mức độ tối đa.
Các hậu quả gián tiếp của thảm họa thuốc Thalidomid rất lớn và có tầm ảnh
hưởng xã hội sâu sắc, nhưng bài học chủ yếu cho sự phát triển Cảnh giác dược cần
phải xây dựng hệ thống phát hiện các nguy cơ mất an toàn sử dụng thuốc.

Trong những năm gần đây tại nhiều nước đã thực hiện các chương trình báo
cáo tự nguyện về các phản ứng có hại của thuốc (ADR). Những ADR này đã được
kiểm nghiệm qua thời gian đó là cơ chế cảnh báo hoặc “hệ thống cảnh báo sớm”.


2. Định nghĩa cảnh giác dược:
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là mục tiêu lớn của ngành y
tế. Cùng với các thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng, sự ra đời của nhiều
thuốc mới đã có những tác động tích cực trong việc kiểm soát bệnh tật và chăm sóc
sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, những nguy cơ liên quan đến thuốc, đặc biệt là
phản ứng có hại của thuốc lại xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thành
công của điều trị và sức khỏe người bệnh. Phản ứng có hại của thuốc làm nặng thêm
tình trạng bệnh, có thể để lại di chứng, đe dọa tính mạng trở thành một trong 10 nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Điều đáng lưu ý là đa số phản ứng có
hại của thuốc có thể phòng tránh được. Đây chính là cơ sở để xây dựng hệ thống Cảnh
giác dược, một hệ thống chuyên biệt của ngành Y tế có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá
những dữ liệu về tính an toàn của thuốc để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực
của thuốc đối với người sử dụng, qua đó nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Cảnh giác dược (Pharmacovigilance), theo Tổ chức Y tế thế giới, được định nghĩa
là “Môn khoa học và hoạt động chuyên môn liên quan đến việc phát hiện, đánh giá,
hiểu và phòng tránh biến cố bất lợi hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan đến
thuốc”.
Trước khi đưa ra thị trường, tính an toàn của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có
hại của thuốc đã được đánh giá qua nhiều giai đoạn nghiên cứu phát triển thuốc (nghiên
cứu tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3). Tuy
nhiên sau khi thuốc được lưu hành trên thị trường, việc sử dụng thuốc không còn bị
giới hạn trên một số lượng nhỏ người bệnh và các điều kiện nghiêm ngặt như trong
các thử nghiệm lâm sàng mà được mở rộng theo yêu cầu của thực tế điều trị. Lúc này,
các vấn đề như đặc điểm người bệnh, bệnh lý mắc kèm, thuốc sử dụng đồng thời, sử
dụng thuốc kéo dài, tuân thủ điều trị,… không hoàn toàn giống như trong thử nghiệm

lâm sàng. Thêm vào đó, một số vấn đề khác liên quan đến tính an toàn của thuốc như
thuốc giả, thuốc kém chất lượng hay sai sót liên quan đến thuốc thường chỉ xuất hiện
sau khi thuốc được cấp phép lưu hành và đưa vào sử dụng. Vì vậy, tính an toàn của
thuốc vẫn cần được tiếp tục theo dõi và đánh giá sau khi thuốc ra thị trường để có biện


pháp can thiệp kịp thời trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người
bệnh.
Cảnh giác dược còn liên quan tới các loại thuốc generic, đánh giá lại các loại
thuốc cũ cũng như các loại thuốc cổ truyền, thực phẩm bổ sung và các thuốc OTC, các
chế phẩm máu, chế phẩm sinh học, thiết bị y tế và vacxin. Có những định nghĩa khác
nhưng định nghĩa rất rộng này có lẽ thích hợp nhất kể từ khi nhìn nhận an toàn thuốc
là quá trình “quản lý nguy cơ”.
Khái niệm giám sát an toàn đã áp dụng trong nhiều khía cạnh của đời sống hiện
đại, nhưng thật thú vị khái niệm này lại liên quan đến an toàn và quản lý nguy cơ dược
phẩm một khái niệm mới phát triển khá gần đây trong thực hành lâm sàng. Thalidomid
một loại thuốc đã đi vào lịch sử, tuy nhiên vài năm gần đây thuốc này đã được cấp
phép lưu hành trở lại. Điều đó minh họa quan điểm về quản lý an toàn đối với nguy
cơ dị tật thai nhi có thể thực hiện thành công nhờ tránh dùng thuốc trong khi mang
thai.
Quản lý nguy cơ là khái niệm trung tâm của thực hành Cảnh giác dược tức là
sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ. Thalidomid lại có lợi ích trong một số bệnh khó
điều trị bệnh, như bệnh đa u tủy xương. Ở đây lợi ích lớn hơn hơn nguy cơ dị tật thai
nhi nếu có biện ngừa thai hiệu quả đối với người sử dụng thuốc. Không phải ai cũng
có nguy cơ đối với một loại thuốc, Thalidomid không có nguy cơ đối với nam giới và
các phụ nữ không có khả năng sinh đẻ hoặc không còn ở độ tuổi sinh đẻ.
3. Các thuật ngữ liên quan đến cảng giác dược
1. Báo cáo định kỳ về tính an toàn của thuốc (Periodic Safety Update
Report –PSUR) hoặc Báo cáo đánh giá định kỳ về hiệu quả và tính an toàn của
thuốc (Periodic Benefit Risk Evaluation Report – PBRER)

Là bản đánh giá cân bằng nguy cơ/lợi ích của một chế phẩm thuốc được thực
hiện bởi cơ sở sở hữu số đăng ký của thuốc đó và gửi cho các cơ quan quản lý và cơ
quan chuyên môn về dược phẩm tại nước sở tại vào những thời điểm xác định trong
chu kỳ sản phẩm giai đoạn hậu mãi. Bản đánh giá này thường được trình bày theo một
mẫu chung quốc tế.
2. Đánh giá nguy cơ/lợi ích (Risk/Benefit Analysis)
Là sự đánh giá tác dụng điều trị tích cực của thuốc so với nguy cơ có thể gặp


phải, ví dụ như nguy cơ liên quan đến chất lượng, tính an toàn hoặc hiệu quả điều trị
của thuốc đối với sức khỏe người bệnh hoặc sức khỏe cộng đồng.
3. Đơn vị kinh doanh thuốc
Trong tài liệu này, đơn vị kinh doanh thuốc bao gồm các công ty đăng ký, sản
xuất, xuất nhập khẩu, phân phối thuốc lưu hành tại Việt Nam và các công ty nước
ngoài có giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
4.Giám sát chủ động (Active Surveillance)
Là hoạt động bao gồm việc thu thập, phân tích, giải thích và công bố các dữ
liệu liên quan đến một hoặc nhiều biến cố bất lợi/phản ứng có hại của thuốc bằng cách
sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan sát. Việc theo dõi người bệnh được tiến
hành chủ động và tất cả các biến cố bất lợi do thuốc xảy ra ngay sau khi bắt đầu điều
trị đều được báo cáo một cách thường xuyên, định kì.
5.Giảm thiểu nguy cơ (Risk minimization)
Là biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn, làm giảm tần suất xuất hiện phản ứng
bất lợi hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng có thể xảy ra liên quan đến
việc sử dụng một thuốc nào đó.
6. Lợi ích (Benefit)
Lợi ích của thuốc là tác dụng có lợi ước lượng đạt được khi dùng thuốc đối với
một cá thể hoặc quần thể đích.
7. Ngày sinh quốc tế của thuốc (International Birth Date)
Là ngày đầu tiên một hoạt chất có trong chế phẩm thuốc được cấp phép lưu

hành dưới dạng bất kỳ một biệt dược nào, của bất kỳ đơn vị kinh doanh thuốc nào và
tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới (tham khảo thêm tại />8. Ngày số không (Day Zero)
Là ngày làm việc đầu tiên mà đơn vị kinh doanh thuốc ghi nhận được thông tin
tối thiểu cho một báo cáo đơn lẻ về một biến cố bất lợi của thuốc. Người ghi nhận
thông tin có thể là bất kỳ nhân viên nào của đơn vị kinh doanh thuốc hoặc bên thứ ba
có thỏa thuận hợp đồng với đơn vị kinh doanh thuốc. Nếu các thông tin tối thiểu về
biến cố bất lợi của thuốc được ghi nhận trong phần tóm tắt của một bài báo, y văn thì
ngày số không được lấy là ngày tìm kiếm y văn. Đơn vị kinh doanh thuốc nên có biện
pháp phù hợp để lấy kịp thời nội dung đầy đủ của bài báo, y văn nhằm xác định tính


hợp lệ của một trường hợp.
9.Nghiên cứu bệnh chứng (Case-Control Study)
Nghiên cứu bệnh chứng là nghiên cứu trong đó lựa chọn một nhóm cá thể có
xuất hiện biến cố và một nhóm khác không xuất hiện biến cố. Mối liên quan giữa thuốc
và biến cố xảy ra được kiểm chứng bằng cách so sánh các nhóm này về tiền sử phơi
nhiễm với một thuốc có khả năng là nguyên nhân gây ra biến cố.
10.Nghiên cứu thuần tập (Cohort Study)
Nghiên cứu thuần tập là nghiên cứu trong đó lựa chọn một số nhóm cá thể và
theo dõi trong một khoảng thời gian để xác định tần suất xuất hiện biến cố. Nghiên
cứu thuần tập thường so sánh nhóm có phơi nhiễm với nhóm không phơi nhiễm với
thuốc hoặc giữa các bệnh nhân phơi nhiễm với các thuốc khác nhau.
11. Nguy cơ (risk)
Nguy cơ của thuốc là bất kỳ tác dụng có hại nào có thể được cho là do thuốc
hoặc lo ngại về tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe người bệnh, sức khỏe
cộng đồng hoặc môi trường.
12. Nguy cơ quan trọng (important risk)
Là nguy cơ đã biết hoặc nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến cân bằng nguy
cơ/lợi ích của thuốc hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nguy cơ được coi là
quan trọng phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm đặc điểm cá thể, mức độ nghiêm

trọng của nguy cơ và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Thông thường, nguy
cơ được ghi trong phần chống chỉ định, cảnh báo và thận trọng khi sử dụng của tờ
thông tin sản phẩm được coi là quan trọng.
13.Nguy cơ tiềm ẩn (Potential Risk)
Một biến cố bất lợi có cơ sở để nghi ngờ về mối liên quan với thuốc nhưng mối
liên quan này chưa được xác thực. Ví dụ:
-Những phát hiện về độc tính ghi nhận được trong các nghiên cứu tiền lâm sàng
nhưng chưa được quan sát hoặc được làm sáng tỏ trong các nghiên cứu lâm sàng.
- Biến cố bất lợi ghi nhận được trong các nghiên cứu lâm sàng hoặc các nghiên
cứu dịch tễ học trong đó khác biệt so với nhóm chứng (dùng giả dược hoặc hoạt chất,
hoặc không dùng thuốc) trên một tham số đối chiếu đủ lớn để đưa ra sự nghi ngờ
nhưng chưa đủ lớn để xác định một mối quan hệ nhân quả.


- Một tín hiệu phát sinh từ hệ thống báo cáo tự nguyện các phản ứng bất lợi.
- Một biến cố đã được biết đến là có liên quan với các hoạt chất khác trong cùng
một nhóm hoặc có thể được dự đoán là sẽ xảy ra dựa vào đặc tính của thuốc.
14.Nguy cơ đã biết (Identified Risk)
Khi một biến cố bất lợi xảy ra mà có bằng chứng đầy đủ cho thấy có một mối
liên quan với thuốc nghi ngờ. Ví dụ:
- Một phản ứng có hại đã được chứng minh đầy đủ trong nghiên cứu tiền lâm
sàng và được xác thực bằng các dữ liệu lâm sàng.
- Một biến cố bất lợi được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng hoàn chỉnh
hoặc các nghiên cứu dịch tễ học mà sự khác biệt so với nhóm chứng trên một tham số
đối chiếu đủ lớn để thừa nhận một mối quan hệ nhân quả.
- Một biến cố bất lợi được ghi nhận bởi một số báo cáo tự nguyện đầy đủ trong
đó mối quan hệ nhân quả được củng cố chặt chẽ nhờ mối liên hệ về thời gian và sự
hợp lý về mặt sinh học, ví dụ sốc phản vệ hoặc phản ứng tại nơi tiêm truyền.
Trong thử nghiệm lâm sàng, nhóm chứng có thể dùng giả dược, hoạt chất hoặc
không dùng thuốc.

15. Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR)
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, phản ứng có hại của thuốc là: phản
ứng độc hại, không mong muốn và xuất hiện ở liều thường dùng cho người với mục
đích phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh hoặc làm thay đổi chức năng sinh lý của
cơ thể.
*Một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể sử
dụng định nghĩa khác tương đương (ví dụ: định nghĩa “phản ứng bất lợi của
thuốc” trong thử nghiệm lâm sàng, định nghĩa “tai biến sau tiêm chủng” trong chương
trình tiêm chủng).
16. Phản ứng có hại ngoài dự kiến (Unexpected Adverse Reaction)
Là các phản ứng có hại có biểu hiện, mức độ nghiêm trọng, tần suất gặp không
phù hợp với thông tin kê đơn hay thông tin trên nhãn thuốc.
*Một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể sử
dụng định nghĩa khác tương đương (ví dụ: định nghĩa “phản ứng bt lợi của
thuốc ngoài dự kiến” trong thử nghiệm lâm sàng).


17. Phản ứng có hại nghiêm trọng ngoài dự kiến (Suspected Unexpected
Serious Adverse Reaction – SUSAR)
Là phản ứng có hại ngoài dự kiến và nghiêm trọng, hoặc là các biến cố bất lợi
nghiêm trọng, ngoài dự kiến, nghi ngờ liên quan đến thuốc hoặc sản phẩm nghiên cứu.
*Một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể sử
dụng định nghĩa khác tương đương (ví dụ: định nghĩa “phản ứng bất lợi nghiêm trọng
ngoài dự kiến” trong thử nghiệm lâm sàng).
18. Biến cố bất lợi (Adverse Event – AE)
Là bất kỳ một biến cố bất lợi nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc khi điều
trị nhưng không nhất thiết là do phác đồ điều trị gây ra.
*Một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể sử
dụng định nghĩa khác tương đương (ví dụ: định nghĩa “phản ứng sau tiêm
chủng” trong chương trình tiêm chủng, Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc.).

19. Biến cố bất lợi/phản ứng có hại nghiêm trọng (Serious Adverse
Event/Serious Adverse Drug Reaction – SAE/SADR)
Là các biến cố bất lợi/phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả: tử
vong; đe dọa tính mạng; buộc người bệnh phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời
gian nằm viện của người bệnh; để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh;
gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi; hoặc bất kỳ phản ứng có hại được nhân viên y tế nhận
định là gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng cho người bệnh.
*Một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể sử
dụng định nghĩa khác tương đương (ví dụ: định nghĩa “tai biến nặng sau tiêm
chủng” trong chương trình tiêm chủng).
20. Phương pháp báo cáo tự nguyện (Spontaneous Reporting – SR)
Là phương pháp thu thập các báo cáo riêng lẻ về biến cố bất lợi của thuốc, được
nhân viên y tế cũng như các đơn vị kinh doanh dược phẩm báo cáo một cách tự nguyện
về Trung tâm Quốc gia và các Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản
ứng có hại của thuốc.
21. Phương pháp báo cáo tự nguyện có chủ đích (Targeted Spontaneous
Reporting – TSR)
Là phương pháp thu thập báo cáo về biến cố bất lợi của thuốc dựa trên nguyên


tắc của báo cáo tự nguyện nhưng chỉ tập trung vào việc báo cáo theo một số tiêu chí
nhất định như trên một nhóm người bệnh cụ thể, một số phản ứng có hại cụ thể của
một số thuốc nhất định. Phương pháp này giữ được các ưu điểm của phương pháp báo
cáo tự nguyện (chi phí thấp, dễ áp dụng), đồng thời giúp tập trung vào mục tiêu cụ thể
cần theo dõi, nâng cao chất lượng báo cáo và giảm bớt khối lượng công việc cho nhân
viên y tế so với báo cáo tự nguyện.
22. Quản lý nguy cơ (Risk Management)
Là những hoạt động Cảnh giác dược và những can thiệp đồng bộ nhằm nhận
biết, mô tả, ngăn ngừa và giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc bao gồm cả
những biện pháp đánh giá hiệu quả của chính những hoạt động và can thiệp đó.

Mục đích của quản lý nguy cơ là nhằm đảm bảo lợi ích của một thuốc vượt trội
so với nguy cơ ở giới hạn cao nhất có thể đạt được cho mỗi cá thể người bệnh cũng
như cho toàn bộ nhóm người bệnh đích.
23. Sai sót liên quan đến thuốc (Medication Error – ME)
Sai sót liên quan đến thuốc là bất kỳ biến cố có thể phòng tránh nào có khả năng
gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý, hoặc gây hại cho người bệnh
trong khi thuốc được kiểm soát bởi nhân viên y tế, người bệnh, hoặc người sử dụng.
Các biến cố như vậy có thể liên quan tới thực hành chuyên môn, các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe, quy trình và hệ thống bao gồm: kê đơn và quá trình truyền đạt thông tin
đơn thuốc; ghi nhãn, đóng gói và danh pháp; pha chế, cấp phát, phân phối; quản lý;
giáo dục; giám sát và sử dụng.
24. Tác dụng phụ (Side Effect)
Là tác dụng không mong muốn của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều thường
dùng sử dụng ở người và có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc.
25. Theo dõi biến cố thuần tập (Cohort Event Monitoring – CEM)
Theo dõi biến cố thuần tập là một nghiên cứu quan sát thuần tập, tiến cứu các
biến cố bất lợi liên quan đến một hoặc nhiều loại thuốc. Theo dõi biến cố thuần tập là
một quá trình tiến cứu, tiến hành từ khi người bệnh bắt đầu điều trị, biến động (người
bệnh mới được bổ sung vào nhóm theo dõi trong quá trình thực hiện chương trình) và
theo dõi dọc (các tác dụng được nghiên cứu theo thời gian). Chương trình có những
ưu điểm trong việc thu nhận đầy đủ thông tin liên quan đến việc xuất hiện các biến cố


và/hoặc phản ứng có hại và có thể tính toán tần suất xảy ra các biến cố.
26. Thông tin còn thiếu (Missing Information)
Là những thông tin về tính an toàn của một thuốc chưa có sẵn tại thời điểm nộp
bản Kế hoạch Quản lý Nguy cơ, dẫn đến hạn chế về dữ liệu có thể sử dụng để dự đoán
về tính an toàn của thuốc trên thị trường.
27. Thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trials)
Thử nghiệm lâm sàng (TNLS) là hoạt động nghiên cứu khoa học một cách hệ

thống trên đối tượng nghiên cứu là con người, nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng (hoặc
tác dụng dược lý, dược lực học) của sản phẩm nghiên cứu; nhận biết và phát hiện các
phản ứng bất lợi; nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và sự thải trừ của thuốc;
nhằm mục đích chứng minh sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm thử nghiệm.
Tài liệu này chỉ đề cập đến thử nghiệm lâm sàng thuốc, bao gồm các loại hình
nghiên cứu sau: thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính an toàn hoặc hiệu lực/hiệu
quả của thuốc trong phát triển thuốc mới và phương pháp điều trị mới, các nghiên cứu
trên người về dược động học, sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc.
28. Thuốc giả
Theo Luật Dược của Việt Nam (2016), là thuốc được sản xuất thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược liệu;
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn
đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối
lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt
tiêu chuẩn chất lượng quy định trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước
sản xuất hoặc nước xuất xứ.
29. Thuốc kém chất lượng
Theo Luật Dược của Việt Nam (2005), thuốc kém chất lượng là thuốc không
đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan quản lý.


30.Thuốc từ dược liệu
Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên
bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền
31. Thuốc y học cổ truyền
Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược
liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ

truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống
hoặc hiện đại.


Bài 2: HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC
Mục tiêu bà học:
1. Trình bày được mục tiêu, vai trò và các hoạt động của Cảnh giác dược.
2. Trình bày các nguyên tắc chính hoạt động cảnh giác dược.
3. Trình bày được mô hình hoạt động Cảnh giác dược của các nước ; Anh, Mỹ,
Newzeland, Thụy sỹ, Ấn độ và WHO.
1. Đại cương hoạt động Cảnh giác Dược
1.1. Phạm vi của cảnh giác dược
Trong quá khứ, người ta cho rằng quá trình Cảnh giác dược thường bắt đầu khi
một loại thuốc được phép lưu hành. Ngày nay quá trình này thường được coi là mọi
hoạt động liên quan đến an toàn từ nghiên cứu lâm sàng tới cấp phép lưu hành và giám
sát an toàn thuốc sau khi được cấp phép. Mục đích cuối cùng của cảnh giác dược nhằm
giảm thiểu trong thực hành, khả năng gây hại liên quan tới tất cả các hoạt chất thuốc.
Mặc dù thu thập tập trung dữ liệu về mọi ADR chủ yếu nhằm xác định và ngăn
chặn những ADR được xác định là nghiêm trọng. Điều này có ADR phải đáp ứng ít
nhất một trong các tiêu chí sau:
- Gây tử vong
- Gây nguy hiểm
- Làm cho người bệnh phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện
- Dẫn tới tàn tật lâu dài
Ngoài ra tất cả các di tật bẩm sinh được coi là nghiêm trọng và định nghĩa
“nghiêm trọng” cơ quan quản lý thuốc được phép áp dụng các quy chế để đối phó
ngay cả khi không có bằng chứng rõ ràng tương ứng với một trong những tiêu chí trên.
Phản ứng không nghiêm trọng nhưng quan trọng với người bệnh riêng lẻ và
các nhân viên y tế điều trị cho họ, người bệnh riêng lẻ thường dễ quản lý về mặt lâm
sàng và họ tác động ít nhiều vào cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ đối với sức khỏe

cộng đồng.
Vì vậy Cảnh giác dược có thể xem như một chức năng y tế công cộng, trong đó
giảm tác hại nghiêm trọng đạt được thông qua các biện pháp thúc đẩy việc sử dụng
thuốc an toàn nhất có thể hoặc cung cấp biện pháp bảo vệ cụ thể chống lại các mối
nguy hiểm đã biết.


Ngừa thai ở những người dùng Thalidomid là một ví dụ về công cụ bảo vệ; theo
dõi số lượng tế bào bạch cầu để phát hiện mất bạch cầu hạt (thiếu tế bào bạch cầu) ở
những người sử dụng clozapin thuốc chống loạn thần là một thí dụ khác.
Để hạn chế tác hại trước tiên phải xác định và đánh giá được các tác động từ
các mối nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra bất ngờ. Đối với hầu hết các loại thuốc
ADR nghiêm trọng rất hiếm; nếu không phát hiện các phản ứng này thuốc sẽ không
đạt yêu cầu an toàn hoặc sẽ bị rút khỏi thị trường. Đối với sản phẩm không đạt yêu
cầu an toàn trên thị trường, mối nguy hiểm nghiêm trọng hiếm khi xác định trong các
thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành trên thị trường vì cỡ mẫu luôn quá
nhỏ không đủ phát hiện ra. Ngoài ra các điều kiện thử nghiệm lâm sàng hiện nay:
người bệnh được lựa chọn, thời gian điều trị ngắn, theo dõi chặt chẽ và được các
chuyên gia giám sát. Trong điều kiện này tần số ADR liên quan rất thấp không đúng
với điều kiện sẽ xẩy ra khi thuốc sử dụng trong điều trị.
1.2.Mục tiêu của cảnh giác dược :
Trong thời gian thử nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được phép lưu hành trên
thị trường, các mục tiêu của Cảnh giác dược khá khác với chức năng y tế cộng đồng
rộng lớn như đã mô tả ở trên. Trong các nghiên cứu ở người tình nguyện và thử nghiệm
lâm sàng có quy định phải bảo vệ ngưởi tham gia thử nghiệm khỏi các tác động và
chịu ảnh hưởng của thuốc. Do đó cần phải thu thập thông tin về ADR để đánh giá tạm
thời về an toàn và lập kế hoạch giám sát an toàn sau khi thuốc được cấp phép lưu hành.
Một số thuốc bị thu hồi tại Vương Quốc Anh do chủ sở hữu giấy phép lưu hành
đề nghị hoặc do cơ quan cấp phép ra quyết định đình chỉ hoặc thu hồi (1975-2005)
Năm

Tên thuốc generic

Lý do liên quan tới an toàn thuốc
Thu hồi

Dilevalol
Metipranolol eye
drops 0.6%
Triazolam

1990

Độc với gan

1990

Viêm màng nho mắt

1991

Phản ứng tâm thần


Terodilin

1991

Loạn nhịp

Temafloxacin


1992

Nhiễm độcđa hệ thống

Nebacumab

1993

Gây tử vong

Remoxiprid

1994

Pemolin

1997

Độc với gan

Troglitazon

1997

Độc với gan

Sertindol

1998


Loạn nhịp

Tolcapon

1998

Độc với gan

Fenfluramin

1998

Bệnh van tim

Dexfenfluramin

1998

Bệnh van tim

Mibefradil

1998

Tương tác thuốc

Trovafloxacin

1999


Độc với gan

Pumactant

2000

Droperidol

2001

Tăng nguy cơ tim mạch

Cerivastatin

2001

Tiêu cơ vân

Kavalacton

2001

Độc với gan

2000

Rối loạn van tim

Rofecoxib


2004

Tăng nguy cơ tim mạch

Co-proxamol

2005

Sử dụng để tự vẫn

Valdecoxib

2005

Hội chứng Stevens-Johnson

Amfepramon,
phentermin

Thiếu máu không tái tạo (suy tủy
xương)

Phản ứng có hại trái với kết quả
thử nghiệm lâm sàng


1.3. Vai trò của Cảnh giác dược.
1.3.1. Dự phòng các nguy cơ trong điều trị y học.
Mặc dù các loại thuốc đã cải thiện việc điều trị và kiểm soát bệnh tật, chúng

cũng gây ra các phản ứng phụ trên cơ thể người trong suốt thời gian qua.
Và mặc dù rất nhiều loại thuốc tấn công chính xác nguyên nhân hay cơ chế gây
bệnh, chúng cũng có những tác dụng nhỏ tới các phần khác của cơ thể, hoặc phản ứng
tiêu cực đối với một số người hoặc một số loại thuốc họ uống, hoặc tác dụng kém,
thậm chí không có tác dụng đối với một số người.
Mỗi tác động vào cơ thể người đều có nguy cơ, dù là về mặt hóa học hay phẫu
thuật. Không có điều gì là hoàn toàn chắc chắn vì sự tương tác giữa các hóa chất và
cơ thể con người có thể dẫn đến nhiều bất ngờ.
1.3.2. Nguy cơ về thuốc trong điều trị
- Thuốc phòng chữa bệnh - lập lại cân bằng sinh lý cơ thể, loại trừ các tác nhân
do bên ngoài, bên trong gây ra .
-Là phương tiện không thể thiếu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
- Bên cạnh đó thuốc cũng ảnh hưởng lên cuộc sống của hàng triệu người mỗi
ngày. Nhưng chúng đâu biết là chúng có nguy cơ, có thể gây hoặc gián tiếp qua trung
gian gây và sẽ còn tiếp tục gây tác hại đối với con người. Một số đông người cho biết
không có bằng chứng gây hại do thuốc gây nên.
-Trong khi các thuốc giúp cải thiện điều trị và phòng chống bệnh, thì một số
trong đó có thể gây phản ứng có hại lên cơ thể con người theo thời gian.
-Trong lúc nhiều thuốc có tác dụng lên đích chính xác để gây và tác động lên
cơ chế gây bệnh, chúng có thể tác động nhỏ hoặc hiệu ứng làm giảm lo âu trên một số
bộ phận khác của cơ thể con người, hoặc tương tác bất lợi với các hệ thống cơ quan
của các cá thể đặc biệt hoặc hoặc với các thuốc và các chất khác, hoặc không tác dụng
tốt,...có thể xảy ra trên những ai đã dùng thuốc.
- Không có điều gì xem như là độ an toàn của thuốc. Nhiều nguy cơ quy kết
hoặc đưa bừa, đưa ẩu vào trong cơ thể con người, hoặc là hóa chất hoặc là phẫu thuật.
Không có gì trong lĩnh vực này là có thể tiên đoán được, ngoại trừ các tương tác thuốc
giữa khoa học và cơ thể con người có thể sinh ra ngạc nhiên.



1.3.3..Theo dõi thuốc sau khi thử nghiệm lâm sàng :
Báo cáo thuờng niên nam 1969, 1970 của Hội đồng an toàn của thuốc
(Committee on Safety of Drugs) dã khẳng định: “ không phải tất cả các nguy cơ của
thuốc đều được biết truớc khi thuốc đưa ra ngoài thị trường”. Nguyên nhân là do
các giới hạn của thử nghiệm lâm sàng truớc khi thuốc được phép luu hành.
• Thứ nhất là do hạn chế của cỡ mẫu nghiên cứu tức là số luợng nguời trung
bình tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng truớc khi thuốc được cấp phép còn giới
hạn, ví dụ tại Anh chỉ khoảng hon 1500 nguời, số luợng nguời vẫn còn quá nhỏ dể
phát hiện ra các ADR không thông thuờng hoặc hiếm xảy ra cho dù nó rất nghiêm
trọng di chang nữa.
Ví dụ dể phát hiện ra một ADR có tần suất là 1/1000 thì cần 18.200 bệnh nhân.
Thuờng thì chỉ có các ADR có tần suất lớn hon 1/1.000-1/500 mới được phát hiện
trong các thử nghiệm lâm sàng. Vì hạn chế của số nguời tham gia thử nghiệm nên độ
an toàn của thuốc phụ thuộc rất lớn vào việc giám sát thuốc khi nó đuợc đưa ra thị
truờng.
• Thứ hai là do hạn chế về độ tuổi và tình trạng bệnh của đối tuợng tham gia
nghiên cứu. Những nguời tình nguyện và các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng
truớc khi thuốc đưa ra thị truờng là những nguời có độ tuổi trung bình, các thử nghiệm
lâm sàng không đuợc tiến hành trên nguời già, trẻ em và phụ nữ có thai. Trong khi đó
trên thực tế đây là các đối tuợng rất hay phải dùng thuốc. Nhu vậy các thử nghiệm lâm
sàng không phát hiện đuợc hết các ADR có thể xảy ra trên nguời già, trẻ em và phụ
nữ có thai tức là bệnh nhân nguời mà sẽ dùng các thuốc này khi thuốc được đưa ra thị
truờng có đặc điểm rất khác với những nguời tình nguyện và các bệnh nhân tham gia
thử nghiệm lâm sàng truớc khi thuốc được đưa ra thị truờng. Hầu hết các bệnh nhân
trong các thử nghiệm lâm sàng thông thuờng chỉ có duy nhất một bệnh dang được điều
trị với duy nhất một thuốc. Trong khi đó trên thực tế một bệnh nhân có thể mắc nhiều
bệnh đặc biệt là nguời cao tuổi - rất nhiều nguời trong số họ mắc nhiều hon một bệnh
nên họ phải dùng rất nhiều loại thuốc. Do đó thử nghiệm lâm sang không dánh giá
được hết các tuong tác thuốc có thể xảy ra trong thực tế.
• Nguyên nhân thứ ba là do giới hạn về thời gian nghiên cứu, các thử nghiệm

lâm sàng chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định trong khi có nhiều


ADR chỉ biểu hiện sau một thời gian dài dùng thuốc. Ví dụ nhu finasteride dùng dể
điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới gây ra chứng vú to ở nam giới. Chính vì vậy
theo dõi tính an toàn của thuốc trong pha IV hay các hoạt độ ng cảnh giác được đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát an toàn của thuốc thúc đẩy việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn, cải thiện cham sóc và đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân.
Việc sử dụng rộng rãi các thuốc mới thực chất là một cuộc đại thử nghiệm lâm
sàng.
Vì vậy, theo dõi tính an toàn của thuốc trong điều trị (hậu thị trường) có ý nghĩa
rất quan trọng, nhất là trên các đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai, người
cao tuổi... khi thuốc có được có chỉ định rộng rãi trên các đối tượng bệnh nhân này.
Sau thảm họa Thalidomide cuối những năm 60 của thế kỷ 20, Tổ chức y tế thế giới
(WHO) đã có những nỗ lực đặc biệt để thiết lập một mạng lưới theo dõi, ghi nhận và
kiểm soát tác dụng phụ của thuốc.
1.4. Yêu cầu hoạt động Cảnh giác Dược:
-Tăng cường hướng phục vụ cộng đồng, tăng cường niềm tin của cộng đồng
trong đó có bệnh nhân vào thuốc và các sản phẩm dược mà họ sử dụng;
-Tăng cường trao đổi giữa nhân viên y tế và cộng đồng, đảm bảo rằng nguy cơ
của thuốc đang được sử dụng đã được cân nhắc và kiểm soát.
-Cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cần thiết, tạo cơ sở cho việc
ban hành các chế tài, khuyến cáo liên quan đến sử dụng thuốc.
-Đào tạo nhân viên y tế để có nhận thức về nguy cơ-hiệu quả của thuốc mà họ
sẽ kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân, người dân (điều trị hoặc dự phòng).
1.5. Các nguyên tắc hoạt động Cảnh giác dược
1.5.1. Nguyên tắc giám sát tính an toàn của thuốc
Các đối tác tham gia vào hoạt động đảm bảo và giám sát tính an toàn của thuốc
gồm có Chính phủ, các hãng sản xuất và phân phối dược phẩm, bệnh viện và các

trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các hiệp hội hành nghề y và dược, các trung tâm
chống độc và Thông tin thuốc , các cán bộ y tế, bênh nhân, người tiêu dùng, các phuơng
tiện thông tin đại chúng và quan trọng là có sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức WHO.


Vai trò của Cảnh giác dược ngày càng được khẳng định trong đảm bảo tính an
toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc. WHO xếp Cảnh giác dược là một trong những
yếu tố quan trọng trong Chính sách thuốc quốc gia.
Nhiều cơ quan xét duyệt và đăng ký thuốc (FDA, EMEA:European Medicines
Agency) cũng có những yêu cầu rất chặt chẽ về theo dõi Cảnh giác dược trong hồ sơ
và qui trình đăng ký thuốc.
Trong thực hành lâm sàng, tại nhiều nước đã có các trung tâm Cảnh giác dược
vùng và quốc gia, hoạt động theo điều phối chung của bác sĩ chuyên ngành dược và
dược sĩ chuyên ngành dược dịch tễ học, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và phản hồi
thông tin liên quan đến tác dụng phụ và tính an toàn của thuốc.
Về mặt nghiên cứu, phuơng pháp luận để thu thập, báo cáo, chẩn đoán và qui
kết tác dụng phụ do thuốc ngày càng được hoàn thiện. Nhìn nhận về tính quan trọng
của Cảnh giác Dược, nhiều công ty, các hãng dược lớn cũng đã tự lập cho mình các tổ
nghiên cứu Cảnh giác dược của sản phẩm trong giai đoạn hậu thị trường, hợp tác các
trung tâm Cảnh giác dược vùng, quốc gia và quốc tế giám sát tính an toàn sau khi đưa
ra thị trường.
1.5.2.Nguyên tắc phối hợp quốc tế trong lĩnh vực Cảnh giác Dược:
Nguyên tắc phối hợp quốc tế trong lĩnh vực dược cảnh giác là theo quy định
cơ bản của Chương trình giám sát thuốc quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO
International Drug Monitoring Programme), mặc dù hơn 90 quốc gia thành viên có hệ
thống ghi chép và báo cáo các tác dụng phụ và phản ứng có hại của thuốc dùng trên
bệnh nhân. Các báo cáo này được đánh giá và có thể đưa ra hành động cụ thể tại quốc
gia họ. Hầu hết các thành viên của Chương trình WHO tại một quốc gia có thể biết
nếu các báo cáo giống nhau gởi đi khắp nơi.
Cộng đồng châu Âu cũng có kế hoạch riêng.Thành viên các quốc gia gởi các

báo cáo của họ đến Trung tâm giám sát thuốc Uppsala, Thụy Điển (Uppsala
Monitoring Centre), nơi đó chúng được xử lý, đánh giá và đưa vào bộ cơ sở dữ liệu
của WHO International Database. Khi có một vài báo cáo về phản ứng có hại của
thuốc gởi đi, quá trình xử lý này có thể phát đi tín hiệu để phát hiện các các rủi ro, mối
nguy hiểm để thông tin đến các quốc gia thành viên. Điều này sẽ được thực hiện chỉ
sau khi đánh giá một cách chi tiết bởi các chuyên gia.


2. Hoạt động Cảnh giác dược trên thế giới.
2.1. Mô hình Cảnh giác dược tại Anh
2.1.1. Bộ máy tổ chức hoạt động:
Tại Anh co quan chịu trách nhiệm cho vấn dề cảnh giác duợc thuộc về Co quan
quản lý duợc phẩm và sản phẩm y tế của Anh (UK Medicines and Healthcare Products
Regulatory Agency: MHRA). MHRA duợc thành lập vào ngày 1 tháng 4 nam 2003 từ
sự họrp nhất của Co quan kiểm soát duợc phẩm (Medicines Control Agency - MCA)
- truớc kia chịu trách nhiệm về kiểm soát an toàn, chất luợng và hiệu lực của thuốc và
Cơ quan thiết bị y tế (Medical Devices Agency - MDA).

Hình 2.2., Sơ đồ bộ máy tồ chức cảnh giác duợc tại Anh
2.2.2.Nội dung hoạt động:
Tại Anh có hai hệ thống kiểm soát thuốc: Hệ thống chủ động (Kiểm soát biến
cố thông qua đơn thuốc - PEM) và hệ thống thụ động (Chương trình Thẻ Vàng YCS). Các hệ thống này hoạt động độc lập với nhau.
* Prescription Event Monitoring .(Kiểm soát biến cố thông qua đơn thuốc:
PEM)
Việc nhận thức rằng không phải tất cả các rủi ro dều có thể biết truớc khi một
thuốc duợc luu hành trên thị truờng và việc nhận thức rằng hệ thống báo cáo tự nguyện


có thể bị thất bại trong việc xác định tất cả các phản ứng có hại dẫn đến vài dề xuất
cho hệ thống kiểm soát thuốc dựa trên don thuốc.

Nam 1980, PEM đã được thành lập tại Ðại học Southampton và là chức năng
chính của Ðon vị nghiên cứu an toàn của thuốc (Drug Safety Research Unit: DSRU)
ở Southhampton, Anh.PEM là một dạng mô hình thuần tập quan sát và không can
thiệp trong giám sát hậu marketing. Không can thiệp bởi vì không có gì xảy ra can
thiệp vào quyết định của bác sỹ về loại thuốc nào duợc kê đơn cho mỗi bệnh nhân.
Phương pháp cung cấp các dữ liệu lâm sàng phản ánh đúng điều kiện thực tế
vì nó không xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân trong nghiên cứu(nhu các
thử nghiệm lâm sàng). Các bệnh nhân nghiên cứu đuợc nhận thuốc hàng ngày. Ðiều
này đảm bảo các tài liệu mang tính tổng quát. PEM kiểm soát các thuốc mới và đuợc
dự đoán sẽ duợc sử dụng phổ biến và trong thời gian dài.
Mục tiêu chính của PEM là chọn 10.000 nguời đầu tiên dùng một thuốc mới và
kiểm soát bất kỳ sự kiện nào xảy ra với thuốc.
* Chương trình Thẻ Vàng: Chương trình Thẻ Vàng chính là hệ thống báo cáo
tự nguyện. Sau thảm họa Thalidomid tầm quan trọng của việc giám sát an toàn của
thuốc càng đuợc nhấn mạnh. Nhiều quốc gia đã đưa ra các hệ thống để thu thập các
báo cáo ADR một cách có hệ thống. Tại Anh, Hội đồng an toàn về thuốc (Committee
on Safety of Medicines: CSD) (ngày nay là Hội đồng thuốc cho con nguời Commission on Human Medicines: CHM) đã được thành lập. Một trong những nhiệm
vụ của Hội đồng này là thu thập và phổ biến các thông tin về các phản ứng có hại nghi
ngờ của thuốc. Ðể dạt duợc mục tiêu này Dự án báo cáo tự nguyện của Anh đã ra đời
vào nam 1964.
Nội dung chính của Dự án báo cáo này là:
• Các phản ứng có hại nghi ngờ nên duợc báo cáo; những nguời báo cáo không
cần phải chắc chắn hoặc dua ra bằng chứng rằng thuốc gây ra phản ứng
• Báo cáo là trách nhiệm của tất cả các bác sỹ và nha sỹ
• Các báo cáo viên nên báo cáo ngay lập tức
• Các báo cáo duợc xử lý kín dáo
Bốn Trung tâm kiểm soát vùng (RMC) ra dời vào đầu những năm 80 bao gồm:
trung tâm tại Merseyside, miền Bắc, xứ Wales, Tây Miland. RMC thứ 5 ở Scotland ra



đời vào tháng 10 năm 2002, RMC ở phía Bắc mở rộng hoạt động sang Yorkshire vào
tháng 9 nam 2002.
Nguồn gốc tên gọi Thẻ Vàng của Chương trình là do sự phong phú trùng họp
ngẫu nhiên của giấy màu vàng tại thời diểm gửi những mẫu báo cáo đầu tiên dã dẫn
đến việc lấy màu giấy dể dặt tên cho Chương trình.
2.2. Mô hình cảnh giác duợc tại New Zealand [11]
2.2.1. Bộ máy tổ chức

`Hình 2.3.. Sơ đồ bộ máy tồ chức cảnh giác duợc tại New Zealand

Trung tâm cảnh giác duợc New Zealand (NZPhvC) là một trung tâm quốc gia
chịu trách nhiệm về các ADR của các thuốc điều trị ở New Zealand (NZ). NZPhvC
đặt trong Ban Y tế xã hội và dự phòng ở Ðại học Otago, Dunedin và cam kết với Bộ
Y tế (Medsafe) cung cấp một chương trình báo cáo ADR.
Mục tiêu của NZPhvC là xác định bất kỳ tác dụng phụ nào của một thuốc sớm
nhất có thể, xác định tần số xảy ra của các phản ứng có hại này, xác định nhóm bệnh
nhân nào có nguy cơ cao hơn mắc phải và báo cáo những phát hiện này đến Medsafe
dể có những hành động sử dụng thuốc an toàn hon.
2.2.2. Phuơng thức hoạt động
Hiện nay NZPhvC thực hiện 3 chương trình chính:


-Trung tâm kiểm soát các phản ứng có hại (Centre for Adverse Reactions
Monitoring: CARM), dây là chương trình báo cáo tự nguyện đuợc thành lập vào năm
1965.
- Chương trình kiểm soát thuốc tích cực (Intensive Medicines Monitoring
Programme: IMMP) đuợc ra đời vào nam 1977, đây là chương trình kiểm soát chủ yếu
các thuốc mới đưa ra thị truờng đuợc chọn.
- Chương trình kiểm soát vaccin tích cực (Intensive Vaccine Monitoring
Programme: IVMP), đây là chương trình khởi đầu vào nam 2004 để kiểm soát an toàn

của vaccin viêm màng não B (MeNZB^'^) trong suốt Chương trình miễn dịch viêm
màng não B quốc gia
2.3. Mô hình cảnh giác duợc tại Hoa Kỳ
2.3.1. Bộ máy tổ chức
Tại Hoa Kỳ co quan chịu trách nhiệm quản lý thuốc truớc và sau khi thuốc duợc
luu hành trên thị truờng là Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (Food and
Drug Administration: PDA).
Năm 1993, PDA sửa đổi tên của chương trình CGD quốc gia thành Chương
trình báo cáo duợc phẩm (Medical Products Reporting Programe) và thuờng đuợc biết
đến với cái tên Chương trình Medwatch.

Hình 2.4 Sơ đồ hoạt động cảnh giác duợc tại Hoa Kỳ
Hệ thống CGD tại Hoa Kỳ duợc FDA xây dựng gồm 2 chương trình:


1/ Medwatch quy định trách nhiệm cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nguời
sử dụng thiết bị y tế báo cáo các vấn đề liên quan đến thiết bị y tế
2/ MDR chỉ nhận báo cáo từ các thành phần này.
Trong khi đó, hệ thống MedWatch thu thập các thông tin liên quan đến an toàn
của thuốc, các thiết bị y tế, chế phẩm sinh học, mỹ phẩm và các chất dinh duỡng dặc
biệt.
2.3.2. Phương thức hoạt động
Co sở dữ liệu của Medwatch có 3 phần chính nhu sau:
- Hệ thống báo cáo biến cố có hại có thể liên quan đến thuốc (Adverse Event
Reporting System: AERS)
- Phương thức thu thập báo cáo: Phạm vi báo cáo: AERS là một co sở thông
tin duợc máy tính hóa để kiểm soát an toàn của các thuốc và chế phẩm sinh học dùng
trong điều trị sau khi luu hành trên thị truờng. AERS thu thập thông tin về các ADE,
các sai sót liên quan đến duợc phẩm và các vấn dề khác liên quan đến sản phẩm xảy
ra sau khi luu hành trên thị truờng.

- Phương tiện báo cáo: AERS gồm hai loại báo cáo như sau;
- Các báo cáo tự nguyện cho cán bộ y tế, nguời tiêu dùng và bệnh nhân;
- Các báo cáo bắt buộc cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối và
những nguời sử dụng thiết bị y tế (ví dụ: y tá tại bệnh viện, y tá tại nhà).
- Các báo cáo của AERS sử dụng mẫu FDA 3500. Trong đó có phân biệt mẫu
riêng dành cho các báo cáo tự nguyện và mẫu dành riêng cho các báo cáo bắt buộc .
Các báo cáo này có thể làm trực tuyến , thông qua diện thoại 1-800-332-1088 hoặc
nộp mẫu MedWatch 3500 đã hoàn thành thông qua mail hoặc fax 1-800-332-0178.
Các đối tuợng không duợc sử dụng mẫu FDA 3500 để báo cáo bao gồm: các báo cáo
của vaccin, các báo cáo của thuốc thú y và các báo cáo của các thuốc bán phi pháp
trên mạng.
- Ðối tuợng báo cáo: FDA nhận các báo cáo trực tiếp từ các cán bộ y tế (bác sỹ,
duợc sỹ, y tá, cán bộ y tế khác) và nguời tiêu dùng (bệnh nhân, nguời nhà bệnh nhân,
luật sư và các đối tuợng khác). Các cán bộ y tế và nguời tiêu dùng cũng có thể báo cáo
đến nhà sản xuất của sản phẩm đó. Khi nhà sản xuất nhận duợc báo cáo thì nhà sản
xuất có trách nhiệm theo quy định phải gửi báo cáo đến FDA.


- Phương thức xử lý báo cáo: Quá trình xử lý báo cáo tuong tự nhu các nuớc
trên. Hệ thống MedWatch giúp phát hiện các dấu hiệu liên quan đến an toàn của các
sản phẩm. Nếu một dấu hiệu đuợc phát hiện, FDA đưa ra môt số các biện pháp nhu:
dua r các cảnh báo an toàn duợc phẩm, thu hồi sản phẩm rút giấy phép, hoặc thay dổi
nhãn dể bảo vệ sức khỏe cho toàn dân.
Các thông tin quan trọng duợc thông báo cho toàn thể giới y tế và công chúng
thông qua MedWatch web site và MedWatch E-list.
-Hệ thống báo cáo biến cố có hại có thể liên quan đến vaccine (Vaccine
Adverse Event Reporting System: VAERS).
- Phạm vi báo cáo: VAERS là một chương trình cộng tác vì sự an toàn của
vaccin giữa Trung târn kiêm soát và phòng tránh bệnh (Centrers for Disease Control
and Prevention; CDC) và FDA. VAERS thu thập thông tin về các ADE xảy ra sau khi

luu hành các vaccin duợc cấp phép tại Hoa Kỳ.
VAERS khuyến khích báo cáo bất kỳ biến cố có hại nào có ý nghĩa lâm sàng
quan trọng sau khi dùng thuốc thậm chí nêu nguời báo cáo không chắc chắn biến cố
đó gây ra bởi vaccin. CDC và FDA sẽ xem lại các báo cáo này.
- Ðối tuợng báo cáo: Bất kỳ ai cung có thể báo cáo đến VAERS, nguời báo cáo
bao gồm các cán bộ y tế, nhà sản xuât và những nguời nhận vaccin.
Việc báo cáo các biến cố sau khi tiêm phòng một cách chính xác và đầy dủ sẽ
giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho việc dánh giá an toàn của vaccin. CDC và
FDA sử dụng thông tin VAERS để đảm bảo sử dụng vaccine an toàn nhất và giảm
thiểu các nguy co hiếm xảy ra liên quan đến vaccin.
*Co sở dữ liệu của nhà sản xuất và nguòi sử dụng thiết bị y tế:
(Manufacturer and User Facility Device Experience Database- MAUDE): Dữ liệu của
MAUDE bao gồm các báo cáo AE của thiết bị y tế. Dữ liệu gồm có các báo cáo tự
nguyện kể từ tháng 6 nam 1993, các báo cáo của nguời sử dụng thiết bị y tế kể từ 1991,
các báo cáo của nhà phân phối từ nam 1993 và các báo cáo của nhà sản xuất kể từ
tháng 8 năm 1996.
-Các dữ liệu trong MAUDE có thể duợc tìm kiếm trực tuyến. Việc tìm kiếm
trực tuyến cho phép tìm kiếm các thông tin về các thiết bị y tế có trục trặc hay gây tử
vong hoặc chấn thương nặng cho nguời dùng.


×