Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Báo cáo thực tập Nhà máy nước Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO RÈN NGHỀ
BÁO CÁO THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI NHÀ MÁY NƯỚC
THỦ ĐỨC
Họ và tên nhóm sinh viên:
x

x

x

x

x

x

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
Niên khóa: 2014-2018

Tháng 7/2017


THỰC TẬP RÈN NGHỀ
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TẠI
NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC

Thực hiện


x
x
x

Báo cáo rèn nghề học kỳ 2 năm học 2016-2017
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017


LỜI CẢM TẠ
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Hóa học,
Nhà máy nước Thủ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho chúng em hoàn thành
đợt thực tập này. Xin cảm ơn các anh chị trong Ban Kỹ thuật - Công nghệ, đặc biệt là
chị Huỳnh Thị Vân Chinh người trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ chúng em trong
suốt khoảng thời gian thực tập tại Nhà máy.
Tuy khoảng thời gian thực tập tại Nhà máy khá ngắn nhưng đã mang đến cho
chúng em nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, hiểu biết cơ cấu tổ chức, các nguyên lý,
quy trình xử lý nước cấp với các hóa chất cần thiết. Nhờ đó chúng em có thêm nhiều
kiến thức và củng cố lý thuyết được học từ phía nhà trường. Đây cũng là một cơ hội tốt
cho chúng em được tiếp xúc với phong cách làm việc chuyên nghiệp từ các anh chị trong
Nhà máy. Chính sự va chạm thực tế và những kinh nghiệm quý giá được tích luỹ này sẽ
giúp ích rất nhiều cho chúng em trong công việc ở tương lai.
Sau khoảng thời gian thực tập tại Nhà máy, chúng em đã tập trung, cố gắng để
hoàn thành tốt bài báo cáo này. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng
em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô cũng như Nhà máy
để chúng em có thể khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ từ phía quý thầy cô và Nhà
máy nước Thủ Đức. Kính chúc Nhà máy ngày càng phát triển, mở rộng quy mô hoạt
động, phạm vi kinh doanh và đạt được nhiều thành công. Kính chúc quý thầy cô và các

anh chị trong Nhà máy sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

i


NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
về đợt thực tập rèn nghề của nhóm sinh viên:
x
x
x
Tên Cơ quan/Đơn vị: Chi nhánh Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn Trách nhiệm hữu
hạn Một thành viên – Nhà máy nước Thủ Đức.
Địa chỉ: số 02 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Họ tên cán bộ phụ trách: Huỳnh Thị Vân Chinh.
Chức vụ: Nhân viên Ban Kỹ thuật – Công nghệ.
Nhận xét:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 07 năm 2017

Xác nhận của Cơ quan/Đơn vị


Xác nhận của cán bộ hướng dẫn

(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu và

(CBHD ký tên và ghi rõ họ tên)

ghi rõ họ tên)


TÓM TẮT
Địa điểm thực tập: Nhà máy nước Thủ Đức, số 02 Lê Văn Chí, phường Linh Trung,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Cán bộ hướng dẫn: Huỳnh Thị Vân Chinh.
Thời gian thực tập: từ 20/6/2017 đến 25/7/2017
Đối tượng: các công trình xử lý, các hoạt động trong quá trình quản lý và vận
hành xử lý nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức, hóa chất sử dụng.
Nội dung thực tập:
-

Đọc tài liệu giới thiệu về Nhà máy nước Thủ Đức.

-

Đọc tài liệu “Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp”, “Tài liệu hướng
dẫn vận hành và bảo trì Nhà máy nước Thủ Đức”.

-

Tham quan các công trình xử lý nước cấp và phòng thí nghiệm.


-

Tìm hiểu quy trình quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước cấp.

-

Tìm hiểu về quản lý hóa chất Clor, Fluor, Poly Aluminium Cloride (PAC), phèn
nhôm, vôi.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề.........................................................................................................1
2. Mục đích đợt thực tập ......................................................................................1
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP .......................................................2
1.1. Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) ..................................................2
1.2. Nhà máy nước Thủ Đức ...................................................................................3
1.2.1. Thông tin chung về Nhà máy ..................................................................3
1.2.2. Lịch sử hình thành ...................................................................................4
1.2.3. Sơ đồ tổ chức Nhà máy ...........................................................................4
1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ ...............................................................................6
1.2.5. Định hướng phát triển..............................................................................7
CHƯƠNG II TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP ....................................8

2.1. Cơ sở lựa chọn nước sông Đồng Nai ...............................................................8
2.2. Quy trình công nghệ xử lý nước cấp ................................................................8
2.2.1. Sơ đồ công nghệ ......................................................................................8
2.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ ...............................................................10
2.3. Các công trình chính trong hệ thống xử lý nước cấp .....................................11
2.3.1. Trạm bơm cấp I (Hóa An) .....................................................................11
2.3.2. Công trình Nhà máy nước Thủ Đức ......................................................13
2.4. Hóa chất sử dụng ............................................................................................26
2.4.1. Clor ........................................................................................................26
iv


2.4.2. PAC (Poly Aluminium Cloride) ............................................................29
2.4.3. Fluor ......................................................................................................31
2.4.4. Vôi .........................................................................................................32
CHƯƠNG III QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC ...........................................................................................................34
3.1. Vận hành hệ thống xử lý nước cấp.................................................................34
3.1.1. Vận hành trong điều kiện bình thường ..................................................34
3.1.2. Vận hành trong điều kiện đặc biệt .........................................................39
3.2. Sự cố thường gặp và cách khắc phục .............................................................39
3.2.1. Sự cố tại các công trình đơn vị ..............................................................39
3.2.2. Sự cố trong quá trình xử lý nước. ..........................................................41
3.3. Quản lý kiểm tra chất lượng nước ..................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................44
1. Kết luận ..........................................................................................................44
2. Kiến nghị ........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Vị trí Nhà máy nước Thủ Đức trên bản đồ vệ tinh. ........................................3
Hình 2.1: Họng thu nước thô. ........................................................................................12
Hình 2.2: Máy lược rác tinh. .........................................................................................12
Hình 2.3: Máy bơm li tâm trục đứng. ............................................................................13
Hình 2.4: Bể giao liên. ...................................................................................................13
Hình 2.5: Hầm đo lưu lượng đo lưu lượng nước thô vào Nhà máy. .............................14
Hình 2.6: Bể trộn sơ cấp. ...............................................................................................14
Hình 2.7: Bể phản ứng. ..................................................................................................15
Hình 2.8: Bể phân phối hình thang. ...............................................................................17
Hình 2.9: Bể lắng ngang. ...............................................................................................18
Hình 2.10: Quá trình rửa bể lắng. ..................................................................................19
Hình 2.11: Bể lọc nhanh. ...............................................................................................20
Hình 2.12: Rửa lọc bằng gió. .........................................................................................21
Hình 2.13: Rửa lọc bằng gió kết hợp với nước. ............................................................22
Hình 2.14: Rửa lọc bằng nước. ......................................................................................22
Hình 2.15: Bể trộn thứ cấp. ...........................................................................................23
Hình 2.16: Bể chứa nước sạch. ......................................................................................24
Hình 2.17: Trạm bơm cấp II. .........................................................................................25
Hình 2.18: Tháp chống va. ............................................................................................26

Sơ đồ 1.1: Tổ chức Nhà máy nước Thủ Đức...................................................................5
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ xử lý nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức. ................9

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thông số bể giao liên. ...................................................................................13
Bảng 2.2: Thông số bể trộn sơ cấp và máy khuấy. ........................................................15
Bảng 2.3: Thông số bể phản ứng. ..................................................................................16
Bảng 2.4: Thông số bể phân phối hình thang. ...............................................................17
Bảng 2.5: Thông số bể lắng ngang. ...............................................................................18
Bảng 2.6: Thông số bể lọc nhanh. .................................................................................20
Bảng 2.7: Thông số bể trộn thứ cấp. .............................................................................23
Bảng 3.1: Sự cố tại các công trình đơn vị và cách khắc phục. ......................................40
Bảng 3.2: Sự cố trong quá trình xử lý nước, nguyên nhân và cách khắc phục. ............41
Bảng 3.3: Kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước định kỳ trung bình tháng 04/2017 của
Nhà máy nước Thủ Đức. ...............................................................................................42

vii


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước sạch giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và phát
triển kinh tế của xã hội. Hiện nay, chúng vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu
nước sạch và nhiều nguồn nước bị ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước
sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn
bệnh khác. Vì vậy cần có nhiều hệ thống, nhà máy xử lý nước cung cấp nguồn nước
sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhà máy nước Thủ Đức là nhà máy có hơn 50 năm phát
triển, cung cấp phần lớn nước sạch cho Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày càng hiện đại
hóa hệ thống, quy trình công nghệ đảm bảo nhu cầu nước sạch ngày càng tăng, định
hướng phát triển xã hội.
2. Mục đích đợt thực tập
Thực tập giúp sinh viên tiếp cận chuyên ngành đã học. Làm quen với vai trò Kĩ sư

Công nghệ Hóa học trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa chất, môi trường,
cũng như nắm vững quy trình công nghệ của Nhà máy nước Thủ Đức. Qua đó hình
thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Làm quen với môi trường làm việc
nơi công sở: nội quy, tác phong làm việc,…
Mục tiêu cần đạt được:
-

Áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tập tại Nhà máy nước Thủ Đức.

-

Cọ sát môi trường làm việc thực tế, hiểu được các công nghệ, công trình, quy
trình xử lý nước cấp từ nguồn nước sông.

-

Tìm hiểu tổng hợp số liệu về quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước cấp, kiểm
định nguồn nước.

-

Học hỏi cách làm việc, xử lý vấn đề và cách ứng xử trong các mối quan hệ tại
môi trường công sở Nhà máy nước Thủ Đức.

1


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO)

1.1.

Tên doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.
Tên giao dịch: SAIGON WATER CORPORATION.
Địa chỉ trụ sở chính: 01 Công trường Quốc tế, phường 06, quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh.
Tên cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 38291777

Fax: 028 38241644

Email:
Ngành nghề kinh doanh:
-

Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và khai thác, sản xuất, cung ứng, kinh
doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và sản xuất kinh doanh các
sản phẩm, dịch vụ khác về ngành nước.

-

Sản xuất kinh doanh vật tư, phụ tùng ngành cấp nước, thoát nước và các loại
vật liệu xây dựng khác.

-


Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cấu kiện bê tông, ống nước bê tông dự ứng
lực, ống nhựa lõi thủy tinh sợi phục vụ cho các công trình cấp nước, thoát nước
và các công trình chuyên ngành giao thông công chính.

-

Xuất – nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ ngành cấp nước, thoát nước.

-

Tổ chức đào tạo các lĩnh vực liên quan đến ngành nước.

-

Khảo sát, thiết kế, lập dự án, thẩm định thiết kế và giám sát thi công các công
trình cấp nước, thoát nước dân dụng và công nghiệp.

-

Tổng thầu xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước, các công trình duy
tu, sửa chữa và xây dựng cầu, đường bộ, bến bãi, cảng sông, cảng biển, bờ kè,
san lấp mặt bằng, nạo vét sông – kênh rạch, các công trình chiếu sáng công
cộng, tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các
công trình khác.
2


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

-


Đầu tư xây dựng, kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà ăn, văn phòng
làm việc, đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.
Nhà máy nước Thủ Đức

1.2.

1.2.1. Thông tin chung về Nhà máy
Tên đầy đủ: Chi nhánh Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên – Nhà máy nước Thủ Đức.
Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước.
Địa chỉ: số 02 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: 028 38966949

Fax: 028 38963893

Tổng diện tích: 418.222 m2.

Hình 1.1: Vị trí Nhà máy nước Thủ Đức trên bản đồ vệ tinh.

Công suất thiết kế: 750.000 m3/ngày.đêm.
Công suất phát nước: 850.000 m3/ngày.đêm (bao gồm 100.000 m3/ngày.đêm của
Công ty Cấp nước Bình An về bể chứa số 4 của Nhà máy).
Vị trí tiếp giáp:
-

Phía Bắc: giáp Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức.
3



Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

-

Phía Nam: giáp Nhà máy nước Thủ Đức III.

-

Phía Đông: giáp Xa lộ Hà Nội.

-

Phía Tây: giáp đường Lê Văn Chí.

1.2.2. Lịch sử hình thành
Các giai đoạn hình thành và phát triển Nhà máy nước Thủ Đức:
-

1963: Nhà máy được khởi công xây dựng.

-

1966: Nhà máy đi vào hoạt động liên tục cho tới nay, công suất ban đầu của
Nhà máy là 400.000 m3/ngày.đêm và có tên là Sở sản xuất nước Sông Đồng
Nai. Nhà máy được thiết kế và máy móc do Mỹ thực hiện.

-

1979: sở sản xuất nước Sông Đồng Nai được đổi tên thành Nhà máy nước Thủ

Đức.

-

1981: công suất được nâng lên 550.000 m3/ngày.đêm.

-

Từ 2002 đến nay: công suất thiết kế 750.000 m3/ngày.đêm. Công suất thực tế
khoảng 600.000-650.000 m3/ngày.đêm.

1.2.3. Sơ đồ tổ chức Nhà máy
Nhà máy được tổ chức và quản lý điều hành đứng đầu là Giám đốc, hỗ trợ cho
Giám đốc có 2 Phó giám đốc. Các thành viên của Ban giám đốc Nhà máy do Tổng Giám
đốc bổ nhiệm có thời hạn quy định của Tổng công ty.
Mô hình tổ chức Nhà máy bao gồm 9 Ban, Trạm, Phân xưởng chuyên môn – tác
nghiệp thực hiện những nhiệm vụ được phân công theo từng lĩnh vực công tác.

4


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Ban Kế toán Tài chính


Ban Quản lý Dự án

Trạm

Phân

Phân xưởng

Ban Kỹ

Ban Kế

Ban Bảo

Ban Tổ

bơm Hóa

xưởng

Bảo trì và

thuật

hoạch Vật

vệ

chức Hành


An

Điều hành

Sửa chữa

Công nghệ



chính

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ Vệ

Tổ

Tổ

Tổ Tuần


Tổ

Tổ Lái

Điều

Điều

Điều

Điều



sinh Công

Điện

Bảo vệ

tra tuyến

Hành

xe

hành 1

hành 2


hành 3

hành 4

khí

nghiệp

tử

ống

chính

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Điều

Điều

Điều

Điều


hành 1

hành 2

hành 3

hành 4
Sơ đồ 1.1: Tổ chức Nhà máy nước Thủ Đức.

5


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ
Nhà máy nước Thủ Đức là đơn vị trực tiếp sản xuất của Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn có các chức năng cơ bản sau:
-

Khai thác, xử lý nguồn nước thô từ sông Đồng Nai thành nước sạch theo đúng
tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Thành phố
Hồ Chí Minh.

-

Đảm bảo hoạt động sản xuất và truyền tải nước sạch vào hệ thống cấp nước
của Tổng công ty an toàn và liên tục.

-


Quản lý lao động, vật tư kĩ thuật, tài chính theo đúng quy định phân cấp của
Tổng công ty.

-

Tổ chức thực hiện khai thác nước thô từ nguồn nước sông Đồng Nai để chế
biến, xử lý thành nước sạch và đưa vào hệ thống truyền dẫn chính của Tổng
công ty đảm bảo hoạt động sản xuất cung cấp nước sạch liên tục theo đúng kế
hoạch.

-

Tổ chức kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý cơ bản của nước thô, nước lọc, định
lượng tỉ lệ hóa chất phù hợp quy định để xử lý nước và chịu trách nhiệm các
chỉ tiêu, kết quả các hoạt động kể trên.

-

Đảm bảo hoàn toàn các chỉ tiêu kế hoạch và sản lượng nước thô khai thác và
nước sạch sản xuất, đưa vào hệ thống truyền dẫn chính của Tổng công ty.

-

Quản lý vận hành bảo trì, duy tu, sửa chữa và kịp thời khắc phục các sự cố phát
sinh từ hệ thống máy móc trang thiết bị dây chuyền công nghệ xử lý nước và
các tuyến ống nước thô, tuyến ống nước sạch thuộc phân cấp quản lý của Nhà
máy nước Thủ Đức.

-


Quản lý phương tiện xe máy, vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất nước sạch theo
định mức kinh tế, kỹ thuật.

-

Tổ chức bảo vệ Nhà máy, tài sản, hệ thống tuyến ống thuộc phân cấp quản lý
của Nhà máy, thực hiện các phương án, biện pháp phòng chống cháy nổ, thiên
tai nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhà máy nước Thủ Đức.

-

Chủ động hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương có
liên quan phối hợp an toàn cho các trạm bơm, các tuyến ống tuyền tải do Nhà

6


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

máy quản lý và xử lý các trường hợp xâm phạm các công trình cấp nước, hành
lang an toàn các tuyến ống tuyền tải của Nhà máy.
-

Áp dụng các nội quy an toàn lao động, nội quy cơ quan để giữ vững kỉ cương,
kĩ thuật lao động tại đơn vị.

-

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,

công nhân kỹ thuật để đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ của Nhà máy.

-

Thực hiện tốt công tác quản lý lao động, đào tạo phát triển nhân lực và nâng
cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà máy theo phân
cấp của Tổng công ty.

-

Thực hiện nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Tổng công ty, pháp luật về
sử dụng nguồn vốn, nguồn tài chính mà Tổng công ty giao cho Nhà máy để
hoạt động.

1.2.5. Định hướng phát triển
Định hướng Nhà máy dự kiến triển khai một số dự án, công trình sau:
-

Xây dựng bể chưa nước sạch số 5 dung tích 100.000 m3.

-

Trang bị hệ thống hút bùn tự động tại 07 bể lắng.

-

Xây dựng Trạm xử lý bùn.

-


Xây dựng trạm bơm, đường ống dẫn lấy nước trực tiếp từ hồ chứa thủy điện
Trị An.

-

Xây dựng trạm thu hồi nước rửa bể lọc tại Nhà máy.

-

Nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới tiên tiến theo hướng phát triển bền
vững:
+ Sử dụng đan lọc HDPE cho các bể lọc.
+ Sử dụng công nghệ lắng lamen tại các bể lắng ngang.
+ Sử dụng than hoạt tính tại các bể lọc.
+ Sử dụng tia cực tím để khử trùng.

7


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

CHƯƠNG II
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP
2.1.

Cơ sở lựa chọn nước sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ hai sau sông Cửu Long ở vùng Đông Nam Bộ.

Lưu vực sông Đồng Nai rộng khoảng 44.612 km2 nằm trong lưu vực đón gió mùa Tây
Nam, lượng mưa lớn, trung bình từ 2000 đến 2800 mm/năm.

Khai thác nguồn nước thô sông Đồng Nai với tổng công xuất xấp xỉ 1.200.000
m3/ngày.đêm (năm 2016). Bao gồm các nhà máy: Nhà máy nước Thủ Đức 750.000
m3/ngày.đêm; Nhà máy nước BOO Thủ Đức 300.000 m3/ngày.đêm; Nhà máy nước Bình
An 100.000 m3/ngày.đêm; Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III 300.000 m3/ngày.đêm.
Cơ sở lựa chọn:
Năm 1862, dự án thiết kế đầu tiên cho thành phố Sài Gòn được phê duyệt trong đó
có vấn đề cấp thoát nước, hệ thống phân phối nước sử dụng nguồn nước ngầm. Do dân
số tăng nhanh, vào những năm 50 Sài Gòn lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng. Đã có
nhiều giải pháp được đề ra nhưng chỉ mang tính chất tạm thời như khoang thêm các
giếng khoang.
Tới năm 1958, công ty Hydrotechnic Corporation của Mỹ đã thực hiện khảo sát
toàn diện và đề xuất giải pháp sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai, xây dựng trạm bơm
nước thô, xây dựng nhà máy nước. Thủ Đức là khu vực được chọn là nơi đặt nhà máy
do có địa hình cao, tạo được áp lực nước chảy tốt hơn, giảm độ xâu chôn ống.
2.2.

Quy trình công nghệ xử lý nước cấp

2.2.1. Sơ đồ công nghệ

8


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ xử lý nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức.
9


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức


2.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Tại trạm bơm cấp I (trạm bơm Hóa An), nước sông Đồng Nai được thu vào 3 hầm
thu nước, qua 2 ống thu nước D = 2000 mm dài 34 m tính từ mép sông, đặt dưới mực
nước sông trung bình là 4 m. Tại các miệng thu nước có đặt song chắn rác để giữ rác
lớn. Tại ngõ vào hầm có đặt 3 máy lược rác tự động để thu gom rác nhỏ. Trên 3 hầm thu
nước đặt 6 bơm li tâm trục đứng 2250 HP, lưu lượng Q = 6800 m3/h, cột áp 57 m. Số
bơm nước sông được vận hành từ 4 đến 5 bơm, dự phòng 1 đến 2 bơm. Nước sông được
bơm truyền tải về Nhà máy qua đường ống Φ = 2400 mm dài 10,8 km. Công suất truyền
tải nước sông trung bình khoảng từ 750.000 m3/ngày.đêm đến 780.000 m3/ngày.đêm.
Tại Nhà máy, nước sông được tiếp nhận từ bể giao liên, rời bể giao liên, nước được
dẫn qua ống ngầm có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước sông nối tiếp với kênh dẫn hở.
Tại đầu kênh, có đặt ống châm dung dịch PAC. Kênh dẫn nước vào 2 bể trộn sơ cấp có
lắp đặt 2 máy khuấy 36 kW - 105 vòng/phút để tăng cường độ khuấy trộn. Sau đó nước
được đưa qua 2 bể phản ứng.
Bể phản ứng có chiều dài 112 m với 32 máy khuấy được phân bố đều suốt chiều
dài bể, mỗi bể phản ứng chia ra 8 buồng thông với nhau bởi các vách ngăn hở. Tiếp đến
nước đi qua bể phân phối nước hình thang để phân phối nước đều cho 7 bể lắng ngang.
Tại bể này có đặt hệ thống thổi gió, sục khí để bông cặn không lắng xuống.
Bể lắng ngang gồm 5 bể lớn 2 bể nhỏ. Giai đoạn này giữ lại phần lớn các hạt lơ
lửng trong nước (80%), cặn lắng xuống nhiều nhất ở ¼ chiều dài bể lắng. Thời gian lưu
nước trong bể khoảng 2 giờ. Nước sau khi đi qua bể lắng được đổ vào một kênh dẫn,
phân phối nước cho 20 bể lọc. Lượng bùn lắng tích tụ nhiều ảnh hưởng đến cơ chế thủy
lực trong bể, vì vậy trung bình 5-6 tháng bể được xả bùn và vệ sinh một lần.
Bể lọc được chia làm 2 dãy, mỗi dãy 10 bể, kết cấu bể lọc đáp ứng yếu cầu công
nghệ Degremont. Mỗi bể lọc có diện tích lọc 132 m2, tốc độ lọc trên 13 m/h, công suất
lọc 50.000 m3/ngày.đêm. Bể lọc có khoang thu nước ở đáy bể, phía trên là lớp đan đỡ
vật liệu lọc, đan có lỗ gắn chụm lọc nhựa. Lớp vật liệu lọc được sắp xếp thành 2 lớp:
lớp sỏi dày khoảng 150 mm nằm bên dưới và lớp cát dày khoảng 950 mm nằm bên trên.
Sau thời gian lọc trung bình từ 32-48 giờ, bể lọc bị nghẽn, tổn thất áp lực tại vật liệu lọc

đạt 1,5 m thì hệ thống lọc sẽ báo nghẹt và phát tín hiệu yêu cầu rửa bể. Công việc rửa
10


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

bể lọc trải qua 3 công đoạn: rửa gió, rửa gió kết hợp với rửa nước và cuối cùng là rửa
nước với tổng thời gian rửa lọc khoảng 21 phút và lượng nước rửa là 450 m3/bể.
Từ bể lọc, nước được thu vào một mương chung dẫn đến bể trộn thứ cấp, bể có
trang bị 2 máy khuấy 50 HP. Tại đây có đường ống châm các dung dịch: Clor để khử
trùng, Fluor để chống sâu răng, vôi để ổn định hóa nước, đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh
hoạt. Sau đó, nước được chuyển về 4 bể chứa nước sạch với tổng thể tích chứa là 250.000
m3 (2 bể lớn với dung tích 90.000 m3/bể và 2 bể nhỏ với dung tích chứa là 45.000 m3/bể).
Nước từ các bể chứa nước sạch dẫn vào trạm bơm cấp 2 bằng 1 mương dẫn ngầm.
Trên mương có gắn 1 ventury đo lưu lượng nước, tại đây dung dịch Clor được châm vào
1 lần nữa để đảm bảo lượng Clor dư đạt tiêu chuẩn trong mạng lưới cấp nước. Trạm
bơm cấp 2 có 5 bơm chính mắc song song nối với ống góp Φ = 2000 mm và nối tiếp
đường ống truyền tải nước sạch Φ = 2000 mm. Hai bơm lớn với công suất 2000 HP, lưu
lượng 8.200 m3/h, cột áp 52,2 m; 3 bơm nhỏ với công suất 1500 HP, lưu 6.800 m3/h, cột
áp 46 m. Ngoài ra còn có 1 đường ống đi tắt từ đồng hồ đo lưu lượng ra ống góp Φ =
2000 mm với van 48’’ được điều khiển mở cho nước chảy vào mạng lưới khi trạm bơm
mất điện. Từ trạm bơm cấp II, nước được bơm cấp cho thành phố và phân phối đến các
hộ dân qua mạng lưới cấp nước Thành phố. Trên tuyến ống nước sạch D = 2000 còn lắp
đặt 2 tháp chống va để bảo vệ đường ống dẩn nước sạch.
Các công trình chính trong hệ thống xử lý nước cấp

2.3.

2.3.1. Trạm bơm cấp I (Hóa An)
Trạm bơm Hóa An được xây dựng gần sông Đồng Nai. Vị trị địa lý tại ấp Bình

Hòa, xã Hóa An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Diện tích 5,7 ha cách Nhà Máy
xử lý nước Thủ Đức khoảng 10,8 km về phía Bắc.
Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thô từ công trình thu nước ở sông Đồng
Nai về Nhà máy nước Thủ Đức. Với công suất trạm bơm 780.000 m3/ngày.đêm.
Trạm bơm cấp I gồm các công trình sau:
-

Họng thu nước thô 2 ống đường kính D = 2000 mm có song chắn rác thô.

-

Máy lược rác tinh: 3 máy, chức năng loại bỏ các rác nhỏ

-

Hầm thu nước.

11


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

-

Trạm bơm với các bơm li tâm trục đứng: 6 bơm, hoạt động 4-5 bơm. Công
suất: 2550 HP, Q= 6800 m3/giờ, cột áp 57 m.

Nước được bơm lên từ sông Đồng Nai qua song chắn rác thô để loại rác lớn vào
họng thu qua 3 hầm thu. Mỗi hầm thu có máy lược rác tinh để loại bỏ rác có kích thước
nhỏ. Nước tại hầm thu được châm Clor để Clor hóa nước thô, loại bớt rong rêu, các vi

sinh vật,… Cuối cùng nước được bơm về Nhà máy thông qua đường ống D = 2400 mm.

Hình 2.1: Họng thu nước thô.

Hình 2.2: Máy lược rác tinh.

12


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

Hình 2.3: Máy bơm li tâm trục đứng.

2.3.2. Công trình Nhà máy nước Thủ Đức
2.3.2.1.

Bể giao liên

Bể giao liên là nơi tiếp nhận nước thô từ trạm bơm cấp I đưa về Nhà máy nước.

Hình 2.4: Bể giao liên.

 Chức năng: nhiệm vụ chính của bể giao liên là giảm năng lượng của nước
khi về nhà máy để bảo vệ cho các công trình phía sau và đảm bảo cho nước
được duy trì ở chế độ tự chảy phân phối vào các bể sơ cấp.
 Cấu tạo: bể được xây dựng theo hình chữ nhật, kích thước bể như bảng sau:
Bảng 2.1: Thông số bể giao liên.

Thông số


Kích thước

Đơn vị

Dài x Rộng x Cao

14,4 x 11 x 9

m

Thể tích

1.568,16

m3

13


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

2.3.2.2.

Đồng hồ đo lưu lượng

Đồng hồ đo lưu lượng cho biết lượng nước sông được bơm vào Nhà máy và để
điều chỉnh lưu lượng bơm phù hợp với công suất hiện hành.

Hình 2.5: Hầm đo lưu lượng đo lưu lượng nước thô vào Nhà máy.


2.3.2.3.

Bể trộn sơ cấp

Từ bể giao liên nước được được dẫn qua ống ngầm tiếp nối với kênh hở. Trên ống
có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng. Nước qua kênh dẫn hở sẽ vào bể trộn sơ cấp, trước khi
vào bể trộn tại đầu kênh dẫn có đặt ống châm dung dịch PAC.

Hình 2.6: Bể trộn sơ cấp.

 Chức năng: bể trộn sơ cấp có nhiệm vụ làm cho các phân tử hóa chất phân
bố đều trong nước, tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa các phân tử hóa chất với
các phân tử hữu cơ có trong nước.

14


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

 Cấu tạo và hoạt động: có 2 bể trộn nhanh song song, mỗi bể có 2 ngăn. Trên
mỗi bể có lắp đặt 2 máy khuấy để tăng tốc độ khuấy trộn đều nước sông và
dung dịch PAC. Thời gian lưu nước trong bể là 70 giây. Vận tốc nước chảy
trung bình 0,6-0,7 m/s.
Bảng 2.2: Thông số bể trộn sơ cấp và máy khuấy.

Thông số

STT

Giá trị


Đơn vị

1

Số lượng bể

2

bể

2

Số ngăn mỗi bể

2

ngăn

3

Kích thước ngăn (Dài x Rộng x Cao)

6 x 23,4 x 4,5

m

4

Thời gian lưu nước


70

giây

5

Vận tốc nước trung bình trong bể

0,6-0,7

m/s

4

máy

1,625

mm

105

vòng/phút

SS316

-

36


kW

Máy khuấy
- Đường kính cánh khuấy
6

- Tốc độ khuấy
- Cánh khuấy
- Công suất máy khuấy

2.3.2.4.

Bể phản ứng

Nước sau khi khuấy trộn qua bể phản ứng bắt đầu hình thành nên các bông cặn.

Hình 2.7: Bể phản ứng.

15


Tìm hiểu hệ thống xử lí nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức

 Chức năng: bể phản ứng là nơi hoàn thành quá trình keo tụ, là điều kiện
thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính với các hạt keo, các chất lơ lửng
trong nước để tạo thành những bông.
 Cấu tạo và hoạt động: có 2 bể phản ứng, mỗi bể có 8 ngăn. Trên mỗi bể
phản ứng lắp đặt 32 máy khuấy với tốc độ quay 26 vòng/phút, phân bố dọc
theo chiều dài bể. Tốc độ dòng chảy là 0,3 m/s. Mỗi ngăn của bể phản ứng

có gắn van cổng tháo nước.
Bảng 2.3: Thông số bể phản ứng.

Thông số

STT

Giá trị

Đơn vị

1

Số lượng bể

2

bể

2

Số ngăn mỗi bể

8

ngăn

3

Kích thước ngăn (Dài x Rộng x Cao)


96 x 12 x 4,5

m

4

Tốc độ khuấy trộn

26

vòng/phút

5

Công suất động cơ

2

HP

6

Tổng máy khấy trộn

64

máy

7


Kiểu cánh khuấy

SS316

-

8

Thời gian lưu nước

19

phút

Quá trình keo tụ tạo bông: dung dịch PAC trong nước diễn ra các quá trình phân
ly và thủy phân ta có các hạt Al13 là tác nhân chính của quá trình keo tụ, với điện tích
vượt trội (7+), các hạt polymer này trung hòa điện gây keo tụ rất mạnh, bắt giữ các hạt
lơ lửng nhanh chóng.
2.3.2.5.

Bể phân phối nước hình thang

Nước rời bể phản ứng mang theo các bông cặn vào bể phân phối hình thang.

16


×