Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN TĂNG CƯỜNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.55 KB, 4 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN

TĂNG CƯỜNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Đơn vị: Trường mẫu giáo An Hiệp
Kính thưa : Quý vị đại biểu, Quý khách dự cùng toàn thể ……..
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng
dạy học là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính
là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Hiện nay, đồ dùng dạy học cho trẻ mầm non có rất nhiều trên thị trường,
tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Hơn
thế nữa việc mua quá nhiều đồ dùng dạy học sẽ làm ảnh hưởng đến kinh phí
của nhà trường, trong khi các phụ, phế phẩm từ cuộc sống và trong sinh hoạt
đang sẵn có và có rất nhiều để cho giáo viên có thể sử dụng làm ĐDDH cho
chính mình. Với những đồ dùng dạy học tự tạo luôn gần gũi và đáp ứng kịp
thời nhu cầu học và chơi của trẻ. Khi món đồ dùng đồ chơi do tự tay giáo viên
làm ra, thì giáo viên sẽ cảm thấy dễ truyền thụ kiến thức cho trẻ hơn phù hợp
với nội dung và chủ đề của bài dạy hơn ,trẻ thì hứng thú hơn rất nhiều so với
các đồ dùng dạy học mua sẵn . Đây cũng là một hình thức tăng cường ĐDDH
tự làm để nâng cao chất lượng giảng dạy của trường .Xuất phát từ những ý
tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc tự làm ĐDDH là việc làm hết sức cần thiết
và bổ ích cho giáo viên và học sinh trong trường mầm non.
Trong thực tế, qua nhiều năm công tác , những lúc đi dự giờ, thăm lớp
được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất
thích được học và chơi với những ĐDDH mới lạ đặc biệt là những đồ dùng
đồ chơi mà do tự tay giáo viên làm ra. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có
trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì
vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình,


thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẵng hạn như vỏ
chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ…vv
đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những
việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó
và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến từ những chiếc hộp,


bìa to, nhỏ thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa,con vật , bàn ghế…vv Từ những lon
bia chúng ta có thể tạo thành chú sâu nhỏ để dạy toán, dạy chữ, các tiết dạy
khác và đưa vào các góc chơi của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng
ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều ĐDDH mang tính sáng
tạo phong phú cho tiết dạy học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ
sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền
truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo
vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm
chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
Từ suy nghĩ đó! Trường chúng tôi nảy sinh ra ý tưởng tự làm ĐDDH từ
những nguyên vật liệu phế thải để dạy trẻ và qua đó giúp trẻ khám phá ra
nhiều trò chơi đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường .
Chúng tôi thực hiện theo từng bước như sau :
Bước 1: Thu gom tích lũy nguyên vật liệu
Trước hết cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở
địa phương: Vỏ ốc, lá cây ,các loại vỏ hộp, thùng giấy, bình nước suối, hạt
nhãn,..vv Giáo viên thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô ráo, cất giữ cẩn thận
Muốn có nguồn nguyên vật liệu đa dạng và dồi dào cô phải kết hợp cùng
với phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong gia đình thì mới có được.
Nhưng, theo GV của trường bảo thì không phải phụ huynh nào cũng có điều
kiện hỗ trợ và phối hợp đâu . Bên cạnh đó giáo viên cũng tìm hiểu và gợi hỏi
ở những cơ quan làm việc của phụ huynh có những nguyên vật liệu phế thải
nào để giáo viên có thể tận dụng những vật liệu phế thải đó làm ĐDDH. Giáo

viên rất chú trọng việc sưu tầm, góp nhặt lại những vật dụng cũ để dùng làm
ĐDDH. Các vỏ hộp sữa, bánh, sách báo cũ... đều được cô cẩn thận xếp vào
hộp hoặc cho vào túi nilon. Từ những thứ bỏ đi này, các cô nghĩ làm ra những
món ĐDDH vui mắt nhưng cũng không kém phần hữu ích để phục vụ thiết
thực cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ.
Trong trường tất cả giáo viên đều có ý thức tìm tòi những vật dụng phế
thải trong cuộc sống hàng ngày để làm ĐDDH, vừa tiết kiệm việc mua sắm
ĐDDH vừa biến những thứ này trở nên có ích. Kể từ khi vận dụng nội dung
thực hành tiết kiệm theo tinh thần cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thì phong trào tự làm ĐDDH trong trường
chúng tôi càng trở nên có ý nghĩa hơn. Có khi tôi nghe các giáo viên trong
trường chia sẻ với nhau: “ Mình tận dụng những tranh ảnh, sách báo và các
đồ cũ để làm ĐDDH không chỉ tiết kiệm cho bản thân mình , cho nhà trường,
phụ huynh mà còn chống lãng phí cho toàn xã hội. khi dạy thấy trẻ thích thú
với những ĐDDH tự làm của mình trong mỗi tiết giảng giống như đã tiếp
thêm động lực cho mình cố gắng không ngừng sáng tạo ra những ĐDDH hữu
ích”.
Bước 2: Thực hiện làm đồ dùng dạy học


Trường có một tổ chuyên môn , hàng tháng lên kế hoạch hoạt động
chuyên môn như : góp ý xây dựng chuyên môn cho giáo viên , phổ biến cho
giáo viên làm ĐDDH phục vụ cho từng tiết dạy theo từng chủ đề .
Trang bị sách tài liệu hướng dẫn làm ĐDDH để giáo viên tham khảo
cách làm
Đồng thời các chị em giáo có ý tưởng sáng tạo ĐDDH mới thì trao đổi
lẫn nhau để tập thể trong trường cùng nhau làm
Giáo viên sắp xếp thời gian để có thể làm làm ĐDDH ở những hoạt động
nào cho phù hợp
Sau đó bộ phận chuyên môn mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực

hiện với từng loại ĐDDH sao cho phù hợp với từng tiết dạy và các hoạt động
vui chơi .
Trong từng khâu khi làm ĐDDH phải có các bước làm cụ thể rõ ràng để
giáo viên làm
Khi làm các ĐDDH có tổng hợp nhiều loại đồ dùng phế thải hay có nhiều
kỹ năng, giáo viên cần chia nhỏ ra làm từng đồ dùng, từng bộ phận làm ,sau
đó mới tổng hợp lại tạo thành một bộ đồ dùng dạy học lớn.
3. Kết quả thực hiện:
Sau khi thử nghiệm, các ĐDDH tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức
các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao.
Nâng cao chất lượng làm quen chữ cái: Qua trò chơi zic zắc và con sâu
học chữ: trẻ nhớ lâu các chữ cái đã học. trẻ hứng thú và tích cực nhận biết,
phân biệt và phát âm các chữ cái đã học.
Nâng cao chất lượng làm quen với toán: Qua đồ chơi con sâu học toán và
bảng hoa: Trẻ dễ dàng nhận biết vị trí các số liền trước, liền sau trong các dãy
số tự nhiên, Trẻ thích được thêm, bớt, tạo nhóm và chia các đối tượng thành 2
phần trong phạm vi 10 một cách dễ dàng.
Nâng cao chất lượng làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ thông qua
ĐDDH bằng rối .Trẻ biết thể hiện tính cách của nhân vật qua khuôn mặt của
rối, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do
mình tự làm ra, trẻ dễ dàng nhanh thuộc truyện hơn và thích được kể lại
chuyện cùng với các con rối đó.
Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua rối và một số
sản phẩm của đất nặn: Kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé của trẻ được nâng cao, phát
triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ khi bước và tiểu
học.
Giáo viên nắm vững phương pháp bộ môn để đưa ĐDDH vào giờ dạy
vào các hoạt động một cách hợp lý.
Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng
nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.



Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo
ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh
để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
Trên đây là báo cáo tham luận về việc “ Tăng cường ĐDDH tự làm để
nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường mầm non” tôi rất mong được sự
góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp để góp phần tốt hơn cho công tác làm
ĐDDH trong trường .
Xin trân trọng kính chào .

Hiệu trưởng

Huỳnh Ngọc Hạnh



×