Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THAM LUẬN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG Trung học cơ sờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.17 KB, 5 trang )

BẢN THAM LUẬN
TẠI HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC NĂM HỌC 2010-2011 VỀ VẤN ĐỀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HS TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS

Kính thưa các quý vị Đại biểu, Khách quý!
Kính thưa Đoàn Chủ tịch!
Kính thưa Hội nghị!
Lời đầu tiên tôi kính chúc các quý vị đại biểu, đoàn chủ tịch, các thầy, cô giáo sức
khỏe, công tác tốt, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Sau khi nghe báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 và phương hướng, kế hoạch năm
học 2010-2011 của đồng chí Hiệu trưởng và các tham luận của đồng nghiệp, tôi xin nhất
trí với những kết quả báo cáo của năm học trước và phương hướng, kế hoạch năm học
2010-2011 của đồng chí hiệu trưởng, tôi cũng nhất trí với các ý kiến tham luận của đồng
nghiệp. Tôi xin đóng góp một vài tham luận vào bản phương hướng, kế hoạch năm học
2010-2011 về vấn đề giáo dục đạo đức HS trong trường THCS hiện nay.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường hiện nay là một nhiệm vụ có ý
nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có vị trí hết
sức to lớn đối với việc giáo dục học sinh những chuẩn mực, hành vi đạo đức: Hiếu thảo
với ông bà, cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo, yêu quê hương đất nước, giúp đỡ thân thiện
với những người xung quanh; Các vấn đề về lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhân
phẩm, danh dự của người công dân đối với nhà nước, pháp luật, những vấn đề về nhân
sinh quan, thế giới quan...
Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính
sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh).
Không hẹn mà gặp, các quốc gia phương Tây trong thời cổ đại cũng khẳng định rằng:

“ Trước tiên hãy học đạo đức, rồi đến học tri thức


Không có đạo đức, không thể thành đạt trong cuộc sống”
(Sê- nê- ca)
“ Người thành đạt trong học thức, nhưng không thành đạt trong đạo đức coi như
không thành đạt”
(Cách ngôn thế giới)
Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng như vậy, nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức
học sinh các nhà trường lại đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức:
1


Hội nhập kinh tế khiến cho con người ngày càng trở nên năng động và nhạy bén.
Nhưng ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề suy thoái về đạo đức trong
một bộ phận không ít người, nhất là giới trẻ, học sinh như: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe
dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn,
reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo
đức, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành
băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động, nhu cầu cá nhân phát triển
lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém
phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu đặc biệt là với học sinh
lứa tuổi THCS bởi đây là lứa tuổi có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý.
Các bậc cha mẹ vì mải làm ăn, vì đi làm ăn xa chưa quan tâm đến việc giáo dục con
cái.
Một số tụ điểm vui chơi, đặc biệt là các quán điện tử ngay cạnh trường học hoạt
động tự do, lôi kéo nhiều học sinh vào việc chơi bời, bị ảnh hưởng xấu từ các trò chơi.
Ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học
trong nhà trường. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành
luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp
hoạn nạn, nói lời hay, lịch sự, v.v. không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh
làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy khiến các em mất niềm tin.

Vậy để giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả như mong đợi, theo tôi, trong năm học
mới: ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí làm công tác chủ nhiệm, công tác đoàn đội,
cán bộ công nhân viên trong nhà trường cần:
- Có kế hoạch cụ thể các nội dung chương trình giáo dục đạo đức học sinh, đề ra các chỉ
tiêu xếp loại đạo đức cụ thể cho các lớp ngay từ đầu năm học và triển khai thực hiện, có
đánh giá hàng tháng, hàng kì và cho cả năm học.

2


- Gắn giáo dục đạo đức với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vì gd đạo đức có mối
quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
- Xác định giáo dục đạo đức đòi hỏi phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành
động thực tế của học sinh.
- Có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội, địa phương trong việc giáo dục
đạo đức học sinh.
- Tổ chức các hội thảo, thảo luận chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh, giúp giáo viên
nắm vững các nguyên tắc và phương pháp giáo dục đạo đức học sinh. Có ít nhất hai sáng
kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức được đưa vào thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Mỗi thầy cô phải là một tấm gương lớn về nhân cách cho các em noi theo “ … Giáo
viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho
học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương
mẫu, nhất là đối với trẻ con”. ( trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách
mạng, đạo đức công dân).
- Phát huy hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm
cần thực hiện những tiêu chí được xây dựng sẵn; ban hành nội quy, quy chế lớp học, lên
kế hoạch tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng
kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua…Kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, chủ động
phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM và các ban ngành

đoàn thể địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Giáo viên bộ môn cần chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết
học. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờ học. Cần
luôn luôn gần gũi, động viên khuyến khích các em để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của
các em, từ đó có phương pháp giáo dục thích hợp.
- Thực hiện giáo dục bằng nhiều phương pháp: Giáo dục đạo đức qua lao động: tổ chức
cho học sinh lao động hàng tuần, thu dọn vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan sư phạm.
3


Thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và
kính trọng người lao động.
- Qua môn học hướng nghiệp dành cho học sinh khối 9: các em học sinh bước đầu được
định hướng nghề nghiệp, yêu lao động, biết tự chọn được nghề nghiệp của mình trong
tương lai.
- Giáo dục thẩm mỹ : Qua hoạt động dạy và học, cần giáo dục cho các em biết cảm nhận
được cái hay, cái đẹp chân chính trong cuộc sống.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong công tác giáo dục học sinh. Tổ
chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế
năm học 2010-2011 và theo các chương trình hoạt động của Đoàn – Đội.
- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên quan đến
các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt khó học giỏi,
các buổi nói chuyện lịch sử để ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc...
- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự
nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. Tạo môi trường truyền thống và
hiện đại để các em có điều kiện phát huy và lĩnh hội các tri thức văn hóa nhân loại và dân
tộc một cách đúng đắn, không bị lệch lạc.
- Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất: Sách báo, loa đài, các phương tiện thông tin khác
để phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh.
Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

học sinh để đóng góp vào phương hướng kế hoạch mới của đồng chí hiệu trưởng. Tôi rất
mong nhận được ý kiến từ các bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện bản tham luận. Xin
kính chúc các quý vị đại biểu, đoàn chủ tịch, các đồng chí gv sức khỏe, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

ngày…….tháng…….năm 2010
Người tham luận:

4


5



×