Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

THU HOẠCH KINH tế CHÍNH TRỊ lý LUẬN về GIÁ TRỊ TRONG bộ tư bản của các mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.41 KB, 26 trang )

LÝ LUẬN GIÁ TRỊ TRONG BỘ “ TƯ BẢN” CỦA MÁC
Có thể nói rằng, bộ “ Tư bản” trình bày lý luận về CNTB và lịch sử của
CNTB, nói đúng hơn là lý luận về sự phát sinh, phát triển và diệt vong của CNTB.
Những người cùng thời với Mác đã thấy ngay được ở bộ “Tư bản” “lịch sử vấy
máy của chủ nghĩa tư bản”. Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất của quyển
I bộ “ Tư bản”, Mác viết “ Đối với mọi khoa học, bước đầu bao giờ cũng khó
khăn, đó là chân lý. Cho nên trong trường hợp này, điểu khó khăn nhất là việc hiểu
chương thứ nhất trong đó chủ yếu là phần phân tích hàng hóa”
Trong bài bình luận về tác phẩn của Mác “ Góp phần phê phán kinh tế chính
trị học” Ăng ghen viết “ Chính trị kinh tế học bắt đầu từ việc nghiên cứu hàng hóa,
nghĩa là bắt đầu từ khi sản phẩm được đem trao đổi giữa những cá nhân riêng lẻ
hay là giữa các công xã nguyên thủy. Sản phẩm được đưa vào lĩnh vực trao đổi thì
trở thành hàng hóa. Nhưng sở dĩ là hàng hóa vì trong vật ấy, trong sản phẩm ấy
chớm nở mối quan hệ giữa hai cá nhân, hoặc hai công xã, tức quan hệ giữa người
sản xuất và người tiêu dùng, mà ở đây họ không còn kết hợp trong một người nữa.
Ở đây, chúng ta thấy ngay một ví dụ về một hiện tượng đặc biệt, nó quán triệt toàn
bộ chính trị kinh tế học và gây nên sự hiểu lầm ghê gớm trong đầu óc các nhà kinh
tế học tư sản: chính trị kinh tế học không nghiên cứu vật, mà nghiên cứu mối quan
hệ người với người, và xét cho cùng là mối quan hệ giữa các giai cấp với nhau,
nhưng các mối quan hệ ấy bao giờ cũng gắn liền với vật và biểu hiện ra như là
vật”1. Đoạn trích trên không những xác định một cách chính xác đối tượng kinh tế
chính trị học mà còn xác định đối tượng của phần thứ nhất của bộ “Tư bản”. Phần
này nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người cớ liên quan với vật và biểu
hiện dưới hình thái quan hệ giữa vật với vật. Quan hệ ấy tạm thời không biểu hiện
thành quan hệ giữa các giai cấp mà chỉ biểu hiện thành quan hệ “giữa người sản
suất và người tiêu dung, hoặc giữa những người sở hữu hàng hóa mà mỗi người
1

C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 13, tr.498

1




trong đó khi thì biểu hiện là người bán khi thì biểu hiện là người mua
Mác nghiên cứu hàng hóa không phải như một hình thức “đặc thù”, “cá biệt”
và “ngẫu nhiên” của sản phẩm, mà là một hình thức phổ biến tạo thành một trong
những đặc tính chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, Mác nghiên
cứu cơ cấu kinh tế của xã hôi tư sản theo phương pháp truy nguyên, tức là nghiên
cứu nó trong sự phát sinh, phát triển của nó
Lý luận giá trị - lao động được trình bày trong phần I, QI bộ“Tư bản”,
tức là tập 23, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, từ trang 61 đến 229; gồm 3
chương: Chương I - hàng hóa; Chương II - quá trình trao đổi; Chương III - tiền
hay lưu thông hàng hóa.
I. Nội dung của lý luận giá trị trong bộ “ Tư bản”
CHƯƠNG I: HÀNG HÓA
Đối tượng nghiên cứu của chương này được Mác nêu ngay từ đầu chương
“Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, thì của
cải xã hội biểu hiện ra là một “đống hàng hóa khổng lồ”. Do đó, công cuộc nghiên
cứu của chúng ta bắt đầu từ việc phân tích hàng hóa, tức là hình thái nguyên tố của
của cỉa ấy”2. Nhưng không phải Mác nghiên cứu hàng hóa một cách cô lập tách rời
mối liên hệ với sản xuất, mà nghiên cứu nó như một hình thái ban đầu của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của chương I trong quyển I bộ “ Tư bản” là
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái nguyên tố ban đầu của nó,
tức dưới hình thái hàng hóa của sản phẩm. Trong chương này, Mác chia thành 4
tiết với những đầu đề riêng nhằm vạch rõ trình tự nghiên cứu hàng hóa, tức vạch rõ
tính liên tục của sự phát triển các chủ đề, bao gồm:
I. HAI NHÂN TỐ CỦA HÀNG HÓA: GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ
( THỰC THỂ CỦA GIÁ TRỊ, ĐẠI LƯỢNG CỦA GIÁ TRỊ)
2


C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 23, tr.61

2


Trong phần này, C.Mác tập trung nghiên cứu hàng hóa và tiền tệ mà trước hết
là hàng hóa, đồng thời vạch rõ quan hệ sản xuất của những người sản xuất hàng
hóa thể hiện trong H và T. Sở dĩ, C.Mác bắt đầu sự nghiên cứu phải đi từ hàng hóa
là vì theo ông: cái thống trị trong xã hội tư bản chủ nghĩa là hàng hóa, nó biểu
hiện ra là một “ đống hàng hóa khổng lồ”. Theo C.Mác, hàng hóa trước hết phải
là một vật có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, nhưng đó là nhu
cầu của người khác (hay nhu cầu xã hội) chứ không phải nhu cầu của bản thân
người sản xuất ra nó, do đó hàng hóa phải là một vật mà người ta đem trao đổi
lấy một vật khác. Chính tính chất có ích hay công dụng của vật đó khiến cho nó
có thể đáp ứng được một nhu cầu nhất định và làm cho nó trở thành một giá trị
sử dụng. Theo C.Mác, tính có ích đó không tồn tại ở bên ngoài vật thể mà ở
ngay chính nội tại bên trong do thuộc tính tự nhiên vốn có của vật thể hàng hóa
quyết định “ Tính có ích do thuộc tính của vật thể hang hóa quyết định, nó
không tồn tại bên ngoài vật thể hàng hóa này…” 3. Chính vì vậy, giá trị sử dụng
chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, là yếu tố cấu thành nội
dung vật chất của của cải, và nó không phụ thuộc vào hình thái xã hội của của
cải đó. Tuy nhiên, theo C.Mác, trong hình thái xã hội mà ông đang nghiên cứu
thì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi
Đề cập về giá trị trao đổi, C.Mác chỉ ra rằng: giá trị trao đổi là một quan hệ
về số lượng những giá trị sử dụng được trao đổi với những giá trị sử dụng khác.
C.Mác viết “ Giá trị trao đổi trước hết là biểu hiện ra như là một quan hệ về số
lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng này được trao đổi với những
giá trị sử dụng khác”4. Quan hệ về số lượng đó nói lên rằng: trong hai vật (mang
hai giá trị sử dụng khác nhau) có một cái chung có cùng một đại lượng. Theo
C.Mác chỉ ra, cái chung đó không thể là những thuộc tính hình học, vật lý, hóa

3
4

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.63
C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.63

3


học hay những thuộc tính tự nhiên nào khác của hàng hóa làm cho hàng hóa đó
trở nên có ích, cái chung đó phải nằm ngay chính trong vật đó, bản thân nó
“không phải là vật thứ nhất mà cũng không phải là vật thứ hai”5.
Từ những lập luận trên C.Mác đi đến khẳng định: cái chung khiến cho
hàng hóa có thể trao đổi được với nhau bởi chúng chính là sản phẩm của lao
động “ Nếu gạt giá trị sử dụng của vật thể hàng hóa ra một bên, thì vật thể hàng
hóa chỉ còn có một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao
động”6. Nhưng theo C.Mác, lao động đó (cái giống nhau đó) không phải là lao
động cụ thể của một ngành sản xuất riêng biệt như “ lao động của người thợ đồ
gỗ, hay là của người thợ nề, hay là của người thợ kéo sợi” mà là lao động của
con người nói chung hay lao động trừu tượng của con người “những loại lao
động ấy không còn khác nhau nữa, mà được quy thành thứ lao động giống nhau
của con người, thành lao động trừu tượng của con người” 7. Từ đó C.Mác đã chỉ
ra, giá trị hàng hóa là lao động của con người đã được tích lũy vào đó, hay sức
lao động của con người đã được chi phí trong quá trình sản xuất để tạo ra hàng
hóa đó.
Để đo lường đại lượng giá trị hàng hóa, theo C.Mác phải sử dụng đúng cái
“ thực thể tạo ra giá trị” chứa đựng trong hàng hóa, đó chính là lượng lao động
đã hao phí làm cơ sở để xác định. Bản thân lượng lao động thì được đo bằng
thời gian lao động nhưng không phải là thời gian lao động cá biệt của một
người sản xuất cụ thể, mà phải là thời gian lao động bình quân của toàn bộ

những lao động cụ thể đó gộp lại, hay nói cách khác đó chính là thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hang hóa đó. C.Mác viết “Mỗi một sức lao
động cá thể ấy, cũng như bất cứ sức lao động cá thể nào khác cũng là một sức
lao động của con người, bởi vì nó có tính chất một sức lao động xã hội trung
5

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.64
C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.65
7
C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.66
6

4


bình và hoạt động với tư cách là một sức lao động xã hội trung bình như thế; do
đó để để sản xuất ra một hàng hóa nhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao
động trung bình cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết” 8. Mà thời gian
lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động để sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ thành
thạo trung bình và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Từ đó C.Mác
khẳng định, lượng giá trị của hàng hóa là do “ lượng lao động xã hội cần thiết,
hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất” ra hàng hóa đó quyết định
Do đó, lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó, mỗi sự thay đổi của thời gian lao động đó sẽ dẫn tới sự
thay đổi lượng giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian lao động lại phụ thuộc
vào sức sản xuất của lao động, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian
lao động cần thiết để sản xuất ra vật phẩm càng ít, khối lượng lao động kết tinh
trong vật phẩm đó càng nhỏ và giá trị của vật phẩm càng ít và ngược lại. Sức
sản xuất của lao động lại được quyết định bởi nhiều yếu tố như: trình độ khéo

léo trung bình của người công nhân, sự phát triển của khoa học và trình độ áp
dụng khoa học, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu xuất
của tư liệu sản xuất, các điều kiện thiên nhiên…Như vậy, lượng giá trị hàng hóa
tỷ lệ thuận với lượng lao động kết tinh trong hàng hóa và tỷ lệ nghịch với sức
sản xuất của lao động đó
II.TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG BIỂU HIỆN TRONG
HÀNG HÓA
Mặc dù trong tiết I, Mác đã nghiên cứu lao động trừu tượng và phần nào
lao động cụ thể nhưng Mác vẫn cần phải trở lại vấn đề này và nghiên cứu nó
một cách kỹ hơn bởi theo Mác “ chính trị kinh tế học xoay quanh điểm này nên
chúng ta phải bàn thật chi tiết hơn nữa”. Đề cập đến tính chất hai mặt của lao
8

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.67

5


động trong sản xuất hàng hóa, C.Mác đã khẳng định, ông “là người đầu tiên đã
chứng minh một cách có phê phán tính chất hai mặt ấy của lao động chứa đựng
trong hàng hóa”9. C.Mác đã chỉ ra lao động của người sản xuất hàng hóa có tính
hai mặt là lao động cụ thể (lúc đầu C.Mác gọi là lao động có ích) và lao động
trừu tượng
Theo C.Mác, lao động cụ thể (hay lao động có ích) là lao động của một
loại hoạt động sản xuất nhất định, nó tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Ông
viết “ Cái áo là một giá trị sử dụng thỏa mãn một nhu cầu nhất định. Muốn tạo
ra nó cần phải có một loại hoạt động sản xuất nhất định”10. Mỗi loại lao động cụ
thể khác nhau tạo ra các giá trị sử dụng khác nhau, chính sự khác nhau đó làm
chúng có thể đứng đối diện với nhau với tư cách là hàng hóa, bởi người ta
“không đổi một giá trị sử dụng lấy một giá trị sử dụng” giống nhau. Đồng thời,

mỗi loại lao động cụ thể được quyết định bởi mục đích, cách làm, đối tượng, tư
liệu và kết quả của hoạt động đó và nó thể hiện sự phân công lao động xã hộiđiều kiện tồn tại của sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất hàng hóa, các loại
lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. C.Mác viết “
Trong một xã hội mà sản phẩm nói chung đều mang hình thái hàng hóa, nghĩa
là trong xã hội của những người sản xuất hàng hóa, thì sự khác nhau về chất đó
giữa các loại lao động có ích…sẽ phát triển thành một hệ thống có rất nhiều
ngành, thành sự phân công lao động xã hội” 11 Tuy nhiên, lao động cụ thể là một
phạm trù vĩnh viễn, nó không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào mà nó
tồn tại ,bởi đó là hoạt động “ tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao
đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con
người”
Đề cập về lao động trừu tượng, C.Mác chỉ ra rằng: lao động trừu tượng
9

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.71
C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.71
11
C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.72
10

6


chính là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ
thể chỉ còn lại sự hao phí về sức lực, thần kinh cơ bắp của con người. C.Mác
viết “ nếu như không kể tính chất cụ thể nhất định của hoạt động sản xuất, và do
đó đến tính có ích của lao động, thì trong lao động ấy chỉ còn lại có một cái là
sự tiêu phí sức lao động của con người…một sự chi phí sản xuất về óc, bắp thịt,
thần kinh và bàn tay,vv.., của con người” 12. Tuy nhiên, lao động trừu tượng là
phạm trù riêng có trong nền sản xuất hàng hóa

Trong hoạt động lao động của con người C,Mác chỉ ra tính chất lao động
gồm lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động
của “bất kỳ một con người bình thường nào” có khả năng lao động. Tính chất
lao động này ở mỗi vùng, miền, quốc gia và mỗi thời kỳ văn minh có sự khác
nhau. Lao động phức tạp theo C.Mác là “ lao động giản đơn được nâng lên
thành lũy thừa” hay “ lao động giản đơn được nhân lên”. Trong nền sản xuất
hàng hóa, việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn diễn ra một cách
thường xuyên để thuận tiện trong việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau, coi
đó như một đơn vị dàng để đo các loại lao động khác nhau
III. HÌNH THÁI CỦA GIÁ TRỊ HAY GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI
Trong phần này là sự kế tục trực tiếp phần thứ nhất, tức phần “Hai nhân tố
hàng hóa…”. Phần thứ nhất đã giải thích cả thực thể (nội dung) của giá trị lẫn
lượng giá trị, bây giờ cần chuyển sang nghiên cứu xem giá trị mà Mác lần mò ra
“vết tích của nó” biểu hiện như thế nào, tức là cần phải trở lại giá trị trao đổi.
C.Mác khẳng định, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính bởi do tính chất hai mặt của
lao động sản xuất hàng hóa. Nếu như giá trị sử dụng của hàng hóa có thể nhận
biết được bằng các giác quan thì giá trị chỉ có thể nhận biết được thông qua giá
trị trao đổi. Vì vậy, theo C.Mác để hiểu rõ hình thái giá trị phải đi từ giá trị trao
đổi hay quan hệ trao đổi của các hàng hóa, ông viết “ Thậy vậy, chúng ta xuất
12

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.74

7


phát từ giá trị trao đổi, hay từ quan hệ trao đổi của các hàng hóa, để lần mò ra
vết tích cúa giá trị ẩn nấp trong những hàng hóa đó”13
Việc nghiên cứu sự biểu hiện của giá trị trong giá trị trao đổi được tiến
hành theo phương pháp truy nguyên, tưc là nghiên cứu sự ra đời của giá trị

trong sự tồn tại của giá trị trao đổi, và giá trị troa đổi này là sự mở đầu cho việc
chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Nói đúng hơn, sự biểu
hiện của giá trị trong giá trị trao đổi là do bản thân sự ra đời của giá trị tạo nên.
Và Mác bắt đầu công trình nghiên cứu của mình từ hình thái giản đơn của giá
trị, hình thái giá trị này phù hợp với việc bắt đầu chuyển từ kinh tế tự nhiên
sang kinh tế hàng hóa. Nhưng trong hình thái giản đơn đó đã bộc lộ ra mọi đặc
điểm của các hình thái giá trị. VÌ vậy, việc phân tích hình thái giản đơn của giá
trị sẽ khám phá ra bí mật của mọi hình thái giá trị kể cả hình thái phát triển cao
nhất là hình thái tiền tệ.
A. HÌNH THÁI GIẢN ĐƠN, ĐƠN NHẤT HAY NGẪU NHIÊN CỦA
GIÁ TRỊ
Khi mới ra đời, hình thái giá trị không phải là cái gì khác ngoài hình thái
giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị. Để nghiên cứu, Mác đã phân chia sự trình
bày hình thái này thành những đề mục riêng và với các đề mục đặc biệt nêu rõ
nội dung của các phần. C.Mác đưa ra ví dụ:
x hàng hóa A = y hàng hóa B
20 m vải = 1 cái áo
1.Hai cực biểu hiện của giá trị: hình thái tương đối của giá trị và hình
thái ngang giá
Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm trong hình thái đơn giản của giá
trị. Ở ví dụ trên, hai hàng hóa đóng vai trò khác nhau, vải biểu hiện giá trị của
nó bằng cái áo, còn cái áo được dùng làm vật liệu cho biểu hiện giá trị của nó.
13

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.74

8


Như vậy, giá trị của hàng hóa thứ nhất được biểu hiện như một giá trị tương đối

hay hàng hóa đó đang ở trong hình thái tương đối của giá trị, còn hàng hóa thứ
hai đóng vai trò là vật ngang giá hay đang trong hình thái ngang giá
Hình thái tương đối của giá trị và hình thái ngang gía là hai yếu tố liên
quan, không thể tách rời nhau nhưng lại là hai cực đối lập nhau, hai cực đó bao
giờ cũng được phân chia cho những hàng hóa khác nhau mà biều hiện giá trị
làm chúng quan hệ với nhau
2. Hình thái tương đối của giá trị
a. Nội dung của hình thái: thông thường, người ta chỉ xem xét về mặt số
lượng (tỷ lệ) để đem so sánh các hàng hóa khác nhau, nhưng người ta quên rằng
muốn so sánh về số lượng thì phải quy về “một thể thống nhất”. Vì vậy, theo
C.Mác cần phải tạm thời gạt bỏ mặt số lượng đi
Ở phương trình trên: vải = áo, hình thái giá trị của vải và áo được thể hiện
ra, giá trị của vải được biểu hiện bằng cách so sánh với áo coi đó là vật ngang
giá có thể đổi trực tiếp với vải, còn áo là hình thái tồn tại của giá trị. Mặt khác,
bản thân vải cũng có giá trị, nếu vải không có giá trị thì áo không thể làm vật
ngang giá cho nó. Hình thái giá trị của chúng được thể hiện qua lao động xã hội
kết tinh trong đó. Như vậy, lao động tạo ra giá trị song bản thân nó không phải
là giá trị, nó chỉ là giá trị được kết tinh trong một vật phẩm, nhưng khi nó nằm
trong một mình vật phẩm thì nó không biểu hiện ra được mà phải có một vật
khác về hình thái tự nhiên nhưng giống về mặt kết tinh lao của động để làm vật
ngang giá giúp cho giá trị của chúng được biểu hiện ra
Do đó trong quan hệ giá trị, hình thái tự nhiên của vật phẩm thứ hai trở
thành hình thái giá trị, còn giá trị của vật phẩm thứ nhất thì được thể hiện trong
vật thứ hai
b. Tính xác định về lượng của hình thái tương đối của giá trị:
Nếu như tiết thứ nhất đã giải thích rõ cái gì quyết định lượng giá trị, thì
9


phần này sẽ giải thích những nhân tố nào quyết định sự biểu hiện của lượng giá

trị. Và C.Mác đã đưa ra 4 giả định để nghiên cứu sự ảnh hưởng của những thay
đỏi về thời gian lao động, sức lao động tới sự thay đổi của đại lượng giá trị
3. Hình thái ngang giá:
Theo C.Mác, hình thái ngang giá của một hàng hóa là hình thái làm cho
một hàng hóa có thể trao đổi trực tiếp với một hàng hóa khác. Khi một hàng hóa
A biểu hiện giá trị của nó bằng giá trị sử dụng của một hàng hóa B khác với nó
thì nó đồng thời cũng đem lại cho hàng hóa B đó một hình thái giá trị đặc biệthình thái vật ngang giá. Vật ngang giá bao giờ cũng chỉ biểu hiện thành một
lượng nhất định của một vật nào đó- một lượng giá trị sử dụng, còn lượng giá trị
của nó thì không cần thiết phải biểu hiện.Nghiên cứu về hình thái ngang giá,
C.Mác đã chỉ ra có ba đặc điểm cơ bản
- Thứ nhất: giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị. Điều này
chỉ có được khi đặt quan hệ với hàng hóa khác với tư cách là vật ngang giá hay lấy
cái hình thái tự nhiên bên ngoài của một hàng hóa khác làm hình thái giá trị của
bản thân nó. Nhìn bề ngoài người ta tưởng rằng vật ngang giá có giá trị như là một
thuộc tính tự nhiên khiến chúng có thể trao đổi trực tiếp được
- Thứ hai: lao động cụ thể đã trở thành hình thái biểu hiện của lao động
trừu tượng bởi vật phẩm được dùng làm vật ngang giá bao giờ cũng là sản phẩm
của một lao động cụ thể nhất định đồng thời nó là hiện thân của lao động trừu
tượng của con người
- Thứ ba: lao động tư nhân trở thành lao động dưới hình thái xã hội trực
tiếp bởi lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa thể hiện ra như một lao
động không có sự phân biệt của con người, do đó nó mang hình thái bình đẳng
với các lao động khác trong xã hội của nền sản xuất hàng hóa.
4. Toàn bộ hình thái giản đơn của giá trị
Theo C.Mác, hình thái giản đơn của giá trị nằm trong quan hệ quan hệ trao
10


đổi giữa hàng hóa thứ nhất với hàng hóa thứ hai. Về mặt chất, giá trị của hàng
hóa thứ nhất được biểu hiện bằng thuộc tính của hàng hóa thú hai có thể trao

đổi trực tiếp với nó. Về mặt lượng, giá trị đó được biểu hiện bằng việc trao đổi
một lượng hàng hóa thứ hai với một lượng hàng hóa thứ nhất. Như vậy, giá trị
được biểu hiện trong giá trị trao đổi
Từ những lập luận trên, C.Mác đã phê phán quan niệm sai lầm của phái
trọng thương và phái trao đổi tự do khi cho rằng trao đổi sinh ra giá trị và lượng
giá trị, ông viết “ sự phân tích của chúng ta cho thấy rằng, hình thái giá trị hay
biểu hiện giá trị của hàng hóa, chính là do bản chất của giá trị hàng hóa đẻ ra
chứ không phải là ngược lại, không phải là phương thức biểu hiện giá trị đó với
tư cách là giá trị trao đổi đã đẻ ra giá trị và đại lượng của giá trị” 14. Nhờ có hình
thái giá trị, mâu thuẫn bên trong hàng hóa mới bộc lộ ra bên ngoài thông qua
mối quan hệ giữa hai hàng hóa. Do đó, hình thái giản đơn của giá trị một hàng
hóa là hình thái biểu hiện đơn giản của sự đối lập chứa đựng trong hàng hóa
giữa giá trị sử dụng và giá trị. Trong nền sản xuất hàng hóa thì hình thái giản
đơn của hàng hóa đồng thời cũng là hình thái hàng hóa giản đơn của sản phẩm
lao động
B. HÌNH THÁI ĐẦY ĐỦ HAY MỞ RỘNG CÚA GIÁ TRỊ
Hình thái giá trị giản đơn rõ ràng là chưa đầy đủ, nó chỉ nói lên hai vật có
thể trực tiếp trao đổi được với nhau còn các vật khác thì chưa biết. Do đó, theo
C.Mác phải chuyển sang một hình thái khác đầy đủ hơn, tức là hình thái đầy đủ
hay mở rộng:
1 áo
20m vải =

10 kg chè
2 ôn-xơ vàng …

Ở đây, giá trị của hàng hóa này được biểu hiện bằng nhiều giá trị sử dụng
14

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.99


11


của các hàng hóa khác. Một hàng hóa có quan hệ xã hội với tất cả các hàng hóa
khác, lao động kết tinh trong hàng hóa được thể hiện rõ ràng hơn thành một lao
động ngang với bất cứ lao động nào khác của con người. Các loại hàng hóa- với
tư cách là vật ngang giá đều là hình thái ngang giá đặc thù bên cạnh nhiều hình
thức ngang giá khác
Tuy nhiên, C.Mác cũng đã chỉ ra những thiếu xót của hình thái đầy đủ hay
mở rộng của giá trị đó là: biều hiện tương đối của giá trị hàng hóa chưa được
hoàn tất và kết quả chỉ có những vật ngang giá riêng biệt, thiếu sự thống nhất về
hình thái ngang giá mà hình thái ngang giá lại phản ánh tính chất lao động của
con người nói chung
C. HÌNH THÁI CHUNG CỦA GIÁ TRỊ
1 áo
10 kg chè

=

20m vải

2 ôn-xơ vàng
5kg chè
Ở hình thái này,tính chất của hình thái giá trị đã thay đổi. Giá trị của các
hàng hóa được biểu hiện bằng một hàng hóa duy nhất đứng vai trò là vật ngang
giá chung thống nhất. Nó thực sự đã xác lập được mối quan hệ giữa các hàng
hóa với nhau với tư cách là những giá trị, buộc các hàng hóa phải biểu hiện ra
thành những giá trị trao đổi đối với nhau. Lúc này, các hàng hàng hóa không chỉ
ngang nhau về chất mà còn có thể so sánh với nhau về lượng. Lao động dệt vải

bây giờ trở thành hình thái biểu hiện chung của lao động con người nói chung,
mọi thứ lao động kết tinh trong hàng hóa khác bây giờ đều được quy thành lao
động dệt vải.
Trong hình thái này, quan hệ giữa sự phát triển của hình thái tương đối của
giá trị và hình thái vật ngang giá luôn tương ứng với nhau. Song sự phát triển
của hình thái vật ngang giá chỉ là biểu hiện và là kết quả của sự phát triển của
12


hình thái tương đối của giá trị. Khi các loại hàng hóa đóng vai trò là vật ngang
giá được thống nhất cố định ở một một loại hàng hóa đặc biệt thì sẽ trở thành
hàng hóa – tiền hay làm chức năng tiền, đó chính là bước chuyển từ hình thái
phổ biến của giá trị sang hình thái tiền
D. HÌNH THÁI TIỀN
1 áo
10 kg chè

=

2 ôn-xơ vàng

20m vải
5kg chè
Trong hình thái này, vàng đóng vai trò là vật ngang giá phổ biến và khi nó
đã độc chiếm vị trí là vật ngang giá thì nó trở thành hàng hóa- tiền tệ. Lúc này
hình thái phổ biến của giá trị mới biến thành hình thái tiền
Sự phát triển của các hình thái giá trị, bước chuyển từ hình thái giản đơn
qua hình thái mở rộng sang hình thái chung không phải là một quá trình thuần
túy hình thức chỉ liên quan tới sự biểu hiện bề ngoài của giá trị. Sự phát triển
của các hình thái đồng thời cũng là sự phát triển bản thân giá trị, là việc biến

sản phẩm của lao động thành hoàng hóa và biến lao động đã hao phí để sản xuất
những sản phẩm ấy thành lao động tạo ra giá trị. Do đó, sự chuyển sang
phương thức sản xuất mới là cơ sở của sự chuyển sang hình thái chung của giá
trị. Chỉ khi nào hình thái chung của giá trị xuất hiện thì sự “ chuyển biến” nói
trên mới kết thúc. Trong hình thái giản đơn của giá trị, việc trao đổi con mang
tính chất ngẫy nhiên; trong hình thái mở rộng của giá trị tính chất này về căn
bản vẫn còn và do đó lúc này lao động chỉ sản xuất giá trị sử dụng. Chỉ khi việc
trao đổi trở thành hiện tượng phổ biến, nghĩa là hình thái giá trị trở thành hình
thái chung của giá trị thì lao động của loài người mới tạo ra giá trị
IV.Tính chất bái vật giáo của hàng hóa và bí mật của nó
Nhìn bề ngoài, hàng hóa là một vật giản đơn, tuy nhiên theo C.Mác nếu
13


phân tích sâu xa thì nó là một vật “ rất rắc rối, đầy những sự tế nhị siêu hình và
những sự kỳ quái thần học”15. Tính thần bí của hàng hóa không phải do giá trị
sử dụng hoặc do nội dung của những tính quy định của giá trị hàng hóa đó tạo
ra mà do chính bản thân hình thái hàng hóa sinh ra. Nó cho ta thấy tính chất xã
hội của lao động người sản xuất như là một tính vật thể của những sản phẩm lao
động, như là những thuộc tính xã hội của các hàng hóa đó do tự nhiên đem lại.
Chính vì vậy mà quan hệ giữa người với người trong sản xuất hàng hóa mang
hình thái quan hệ vật với vật, đến lượt nó quan hệ đó lại chi phối con người.
C.Mác gọi hiện tượng đó là sự sùng bái hàng hóa
Sở dĩ có sự sùng bái hàng hóa nói trên là bởi do tính chất xã hội của lao
động sản xuất hàng hóa hay tính xã hội hai mặt của lao động tư nhân tạo ra.
Tính chất đó chỉ được biểu hiện ra trong trao đổi hàng hóa- sản phẩm của lao
động. Chỉ có trong phạm vi trao đổi, các sản phẩm lao động mới có tính vật thể
của giá trị giống nhau về mặt xã hội, từ đó lao động tư nhân của những người
sản xuất mới thực sự có tính chất xã hội hai mặt
C.Mác kết thúc chương này bằng việc nhận xét tóm tắt chính trị kinh tế

học cổ điển, chủ yếu là nhận xét lý luận giá trị, chỉ ra những đóng góp và hạn
chế trong lý luận đó
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI
Đối tượng nghiên cứu của chương này là quan hệ kinh tế giữa người với
người bị vật hóa trong hàng hóa và bị nhân cách hóa trong những người sở hữu
hàng hóa
Trong hoạt động trao đổi hàng hóa, các chủ sở hữu hàng hóa không thể tùy
tiện hành động theo ý muốn của họ được mà họ phải thừa nhận nhau như là
những người tư hữu mà ý chí nằm ngay trong hàng hóa của họ và phải tuân theo
15

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.113

14


những yêu cầu của hàng hóa. Theo C.Mác, điều khác biệt giữa hàng hóa và chủ
sở hữu hàng hóa ở chỗ: hàng hóa là vật sẵn sàng trao đổi với bất cứ hàng hóa
nào khác, giá trị sử dụng của nó không phải để cho chủ sở hữu mà là để cho
người khác. Vì vậy, trước khi thực hiện giá trị hàng hóa thì giá trị sử dụng của
hàng hóa phải được thấy rồi. Đối với chủ sở hữu hàng hóa, hoạt động trao đổi
vừa là một hành vi cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, vừa là một hành
vi xã hội. Tuy nhiên đối với tất cả các chủ sở hữu hàng hóa, cùng một lúc thì
quá trình đó không thể là một quá trình chỉ có tính chất cá nhân đồng thời là
một quá trình chỉ có tính chất xã hội. Nói cách khác, đối với các chủ sở hữu thì
hàng hóa của họ là vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa khác, nhưng vì tất cả
các chủ sở hữu đều giống nhau ở điểm đó cho nên không có hàng hóa nào làm
vật ngang giá chung cả.
Trong hoàn cảnh đó, những người trao đổi đã không cần suy nghĩ xen phải

giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào, họ cứ trao đổi theo cách tự nhiên. Dần
dần, một loại hàng hóa được tách ra đóng vai trò làm vật ngang giá cho tất cả
các loại hàng hóa khác và được xã hội thừa nhận, đó chính là tiền. Tiền là sản
phẩm tất yếu của quá trình trao đổi, sự ra đời của tiền đã giải quyết mâu thuẫn
về giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
Để làm rõ thêm lịch sử phát sinh, phát triển của tiền, C.Mác tiếp tục trình
bày lịch sử quá trình trao đổi làm rõ thêm về 4 hình thái giá trị đã đề cập ở
chương I, từ đó C.Mác phê phán những quan niệm sai lầm khi cho rằng tiền chỉ
là những ký hiệu đơn thuần và vàng, bạc là những giá trị hoàn toàn tưởng tượng
CHƯƠNG III
TIỀN HAY LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Trong chương này, hàng hóa và tiền tệ được nghiên cứu như là một sự vận
động, như là một quá trình tuần hoàn. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu trực
tiếp của chương này là sự vận động, là quá trình tuần hoàn, còn quan hệ sản
15


xuất và tính chất xã hội nhất định thị phải được “ tồn tại” trong quan niệm như
là một tiền đề
Toàn bộ chương này, Mác chia làm ba phần chủ yếu: 1) Thước đo giá trị; 2)
Phương tiện lưu thong; 3) Tiền tệ. Chính Mác đã giải thích cơ sở của việc phân
chia ấy. Trong chức năng thứ nhất, vàng chỉ là vàng “lý tưởng”; trong chức năng
thứ hai, vàng có thể được thay bằng “ những vật đại diện cho nó” tức các ký hiệu
của tiền tệ. Trong phần thứ ba thì Mác xét tới tất cả các chức năng, trong đó vàng
biểu hiện thành tiền tệ theo đúng nghĩa của nó, và đối lập với các chức năng
thước đó giá trị và phương tiện lưu thông của vàng
1.Thước đo giá trị
Trong phần này để cho đơn giản, C.Mác giả định vàng là hàng hóa làm
chức năng tiền tệ để biểu hiện giá trị của các hàng hóa. Tuy nhiên, theo C.Mác
không phải tiền làm cho hàng hóa có thể đo lường được lẫn nhau, mà là vì tất cả

các hàng hóa đều do lao động đã kết tinh khiến chúng có thể đo lường lẫn nhau
được. Vì vậy, các loại hàng hóa đều có thể đo lường giá trị của chúng bằng một
thứ hàng hóa đặc biệt làm thước đo giá trị chung cho chúng, đó chính là tiền.
Với tư cách là thước đo giá trị, tiền là hình thái biểu hiện giá trị nội tại của các
hàng hóa hay giá cả hàng hóa. Vậy giá cả của hàng hóa chỉ là một hình thái
tưởng tượng, với chức năng làm thước đo giá trị thì tiền chỉ được dùng là tiền
tưởng tượng. Do đó, có thể sử dụng một lượng vàng, bạc hoặc đồng nhất định
trong tưởng tượng để làm thước đo giá trị. Tuy nhiên theo C.Mác, việc sử dụng
hai thước đo giá trị lại mâu thuẫn với việc dùng hai hoặc nhiều kim loại khác
nhau làm thước đo giá trị. Như vậy, các giá trị hàng hóa đã biến thành số lượng
vàng tưởng tượng với đại lượng khác nhau, và khi đo lường lẫn nhau nhất thiết
phải quy những giá trị đó thành một đơn vị đo lường nhất định trở thành tiêu
chuẩn đo lường
2. Phương tiện lưu thông
16


a. Sự biến đổi các hình thái hàng hóa: Quá trình trao đổi các hàng hóa
luôn chứa đựng những mối quan hệ mâu thuẫn, nó không bị mất đi mà còn tạo
ra một hình thái vận động của mâu thuẫn đó, theo C.Mác đó là phương pháp
giải quyết các mâu thuẫn. Hình thức vận động đó được thể hiện dưới dạng biến
đổi hình thái: H - T - H
Ở bước biến đổi hình thái thứ nhất của hàng hóa: H – T là một bước nhảy
“nguy hiểm” của hàng hóa. Chỉ khi nào sản phẩm được chuyển thành tiền thì chủ
hàng hóa mới có được một hình thái ngang giá phổ biến được xã hội thừa nhận.
Muốn vậy, trước hết hàng hóa đó phải có giá trị sử dụng đối với người khác,
nghĩa là lao động chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó phải được chi phí dưới một
hình thái có ích cho xã hội hoặc phải là một khâu của sự phân công lao động xã
hội. Tuy nhiên, trong hệ thống phân công lao động lại mang tính chất tự phát và
ngẫu nhiên, cho nên chính sự phân công lao động đã làm cho những chủ sở hữu

hàng hóa trở thành những nhà sản xuất tư nhân độc lập và sự độc lập đó được bổ
sung bằng sự phụ thuộc về mặt vật.
Khi hàng hóa được trao đổi tức là có sự chuyển hóa hình thái. Hàng hóa
được đổi lấy hình thái phổ biến của bản thân nó, còn vàng được đổi lấy một
dạng đặc biệt về giá trị sử dụng của bản thân nó với tư cách là tiền. Như vậy, sự
chuyển hóa của hàng hóa thành tiền đồng thời cũng là sự chuyển hóa thành
hàng hóa. Quá trình đó là một quá trình có tính chất hai mặt: bán cũng là mua,
H – T đồng thời cũng là T- H. Tuy nhiên, hàng hóa bản thân nó đã chứa đựng
hình thái tiền, còn vàng muốn là chức năng tiền thì trước hết vàng cũng phải tham
gia vào thị trường với tư cách là sản phẩm của lao động , dần dần chúng được tách
ra để đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa. Và khi trở thành tiền hiện thực,
mọi dấu vết của giá trị sử dụng tự nhiên và lao động đặc thù tạo ra vàng đã bị che
lấp khiến người ta không thể nhìn thấy. Với tư cách là tiền, thì mỗi một hàng hóa
đều giống nhau như mọi hàng hóa khác
17


Xét sự biến đổi hình thái thứ hai: T- H thì tiền là một hàng hóa có thể được
chuyển nhượng một cách tuyệt đối, nó đại biểu cho hàng hóa đã bán đồng thời
cũng đại biểu cho hàng hóa sẽ mua. Trong hình thái thứ hai này, T- H tức là mua
đồng thời cũng là H- T tức là bán. Người bán thì bán sản phẩm với khối lượng
lớn và sử dụng số tiền thu được để mua nhiều loại hàng hóa khác. Như vậy, một
lần bán là điểm khởi đầu của nhiều lần mua, sự biến đổi hình thái cuối cùng của
một hàng hóa lại cấu thành tổng số những biến đổi hình thái đầu tiên của nhiều
hàng hóa khác
Xét toàn bộ sự biến đổi hình thái của một hàng hóa: H- T – H. Sự biến đổi
đó gồm hai sự vận động đối lập nhau là hoạt động mua- bán và sự chuyển hóa
trái ngược nhau từ hàng chuyển thành tiền và ngược lại, đồng thời sự vận động
đó còn bổ sung cho nhau. Hai giai đoạn vận động ngược chiều của sự biến đổi
hình thái hàng hóa tạo thành một vòng tuần hoàn của hàng hóa, vòng tuần hòa

của hàng hóa này lại quyện chặt với những vòng tuần hoàn của các hàng hóa
khác tạo ra sự lưu thông hàng hóa
b. Lưu thông của tiền: lưu thông của tiền là sự lặp đi lặp lại thường xuyên
và đơn điệu của một quá trình, đó là tiền chuyển hàng hóa từ tay người bán sang
người mua còn bản thân tiền thì lại được chuyển từ tay người mua sang tay
người bán. Hình thái vận động một chiều của tiền là do hình thái vận động hai
chiều của hàng hóa. Nhìn bền ngoài dường như lưu thông hàng hóa do lưu
thông tiền tệ đẻ ra ,nhưng thực chất sự vận động của T chỉ là sự vận động của
bản thân hình thái H
Trên thực tế, khối lượng T cần thiết cho quá trình lưu thông do tổng giá cả
của hàng hóa quyết định và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị của vàng.
Với sự tăng lên hay giảm xuống của tổng số giá cả hàng hóa thì khối lượng tiền
lưu thông cũng sẽ tăng hay giảm theo tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên, sự thay đổi
khối lượng T không phải do chức năng làm phương tiện lưu thông mà là do
18


chức năng thước đo giá trị của tiền. Khi tiền làm chức năng thước đo giá trị
nghĩa là khi xác định giá cả thì giá trị đó đã được giả định
Nếu giá trị của vàng được giả định với một đại lượng nhất định thì khối
lượng tiền làm phương tiên lưu thông được đo bằng tổng số các giá cả hàng hóa
cần được thực hiện, cho dù sự biến đổi giá cả hàng hóa có phản ánh sự biến đổi
giá trị của hàng hóa hay không thì tác động đến khối lượng tiền làm phương
tiện lưu thông vẫn không thay đổi. Tốc độ lưu thông của tiền được đo bằng số
vòng quay lưu thông của tiền trong khoảng thời gian nhất định
Khối lượng tiền cần

∑ giá cả

=


lưu thông
Số vòng quay của T cùng loại
Nếu số vòng quay của tiền tăng thì khối lượng tiền trong lưu thông sẽ giảm
và ngược lại, tốc độ lưu thông của tiền phản ánh tốc độ thay đổi hình thái của
hàng hóa, sự chuyển hóa từ hình thái sử dụng sang hình thái giá trị và sự
chuyển hóa ngược lại, hay là sự thống nhất của hai quá trình mua và bán. Số
lượng tiền cần thiết cho lưu thông phụ thuộc vào: sự vận động của giá cả; khối
lượng hàng hóa đang lưu thông và tốc độ lưu thông tiền tệ
c. Tiền đúc và ký hiệu của giá trị:Hình thái tiền đúc phát sinh từ chức năng
của tiền làm phương tiện lưu thông. Việc đúc tiền là do Nhà nước quy định, qua
lưu thông tiền đúc bằng vàng hay bạc bị hao mòn do đó dần dần chúng tách rời
hàm lượng danh nghĩa với hàm lượng thực tế từ đó sinh ra khả năng thay thế
những đồng tiền đó bằng tiền kim loại. Chúng xuất hiện bên cạnh vàng để thực
hiện trong trường hợp mua bán nhỏ, những đồng tiền đó quá trình lưu thông bị
hao mòn nhanh và trở thành ký hiệu của giá trị. Cuối cùng tiền giấy ra đời, nó
hoàn toàn chỉ là ký hiệu của giá trị. Việc phát hành, lưu thông tiền giấy phải
được cân đối với vàng hay bạc mà chúng đại biểu với số lượng nhất định mà lẽ
ra phải đưa vào lưu thông. Như vậy, tiền giấy là những ký hiệu của vàng hay ký
hiệu của giá trị mà nó đại biểu cho những lượng vàng nhất định
19


3. Tiền
a. Việc tích trữ tiền:Trong thời kỳ đầu của lưu thông hàng hóa, con người
đã biết tích lũy của cải và lúc đó vàng và bạc trở thành biểu hiện xã hội của sự
giàu có. Khi nền sản xuất phát triển, nhu cầu dự trữ ngày càng tăng lên xuất
hiện những kho vàng, bạc với quy mô khác nhau và lòng thèm khát vàng cũng
tăng lên. Lưu thông hàng hóa càng được mở rộng thì quyển lực của tiền (vàng)
càng lớn “thậm trí còn có thể mở được cả cửa thiên đường cho các linh hồn” 16,

việc tích trữ nó là không có giới hạn bởi lòng ham muốn cũng không giới hạn.
Tuy nhiên theo C.Mác, muốn tích lũy tiền thì phải ngừng lưu thông tức là
không tiêu dùng nó. Những hoạt động như sản xuất, tiết kiệm, hà tiện, bán
nhiều mua ít đó chính là thực hiện tích lũy. Bên cạnh hình thức tích trữ trực tiếp
thì tiền còn được tích trữ dưới dạng hình thái thẩm mỹ
b.Phương tiện thanh toán: Lưu thông hàng hóa càng phát triển thì hoạt
động chuyển nhượng và hoạt động thực hiện giá trị cũng phát triển. Việc bánmua hàng hóa và thực hiện giá cả cách nhau một khoảng thời gian dài khiến cho
người bán và người mua trở thành chủ nợ và con nợ. Sự phát triển của hình thái
giá trị đó đã làm cho tiền có thêm một chức năng mới: phương tiện thanh toán.
Với chức năng này, mặc dù tiền chỉ tồn tại dưới dạng bản cam kết song nó
cũng làm cũng làm cho hàng hóa đi vào lưu thông. Chỉ khi nào đến kỳ hạn
thanh toán thì tiền mới thực sự đi vào lưu thông. Tuy nhiên với tư cách là
phương tiện thanh toán, tiền đi vào lưu thông chỉ sau khi hàng hóa đã ra khỏi
lưu thông. Song bản thân với tư cách là phương tiện thanh toán, tiền chứa đựng
mâu thuẫn giữa các khoản thanh toán bù trù lẫn nhau với những khoản thành
toán thực sự, đến một lúc nào đó thì mâu thuẫn đó bùng nổ, người ta gọi là
khủng hoảng tiền tệ
Tiền làm chức năng thanh toán được biểu hiện qua các hình thức như: khế
16

C.Mác và Ăngghen: Sđd, tr.200

20


nợ, tín dụng…và việc quy định những kỳ hạn thanh toán do Nhà nước quy định
dựa vào điều kiện thực tiễn của mỗi nước
c. Tiền tệ thế giới: tiền vượt khỏi phạm vi lưu thông trong nước trở về
hình thái ban đầu của nó là những kim loại quý như vàng, bạc. Lúc này, tiền
thực sự mới có đầy đủ chức năng của nó

II. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù, tác phẩm “Tư bản” ra đời cách đây đã hơn một trăm năm, song
những qui luật vận động kinh tế của xã hội tư bản mà C.Mác đã phát hiện và trình
bày trong tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Tác phẩm “Tư bản” vẫn
và mãi là kim chỉ nam cho việc xem xét, phân tích về bản chất và địa vị lịch sử của
chủ nghiã tư bản ngày nay.
Việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung,
chúng ta coi việc vận dụng sáng tạo các học thuyết kinh tế của C.Mác có vai trò
cực kỳ quan trọng. Các học thuyết kinh tế của C.Mác được trình bày tập trung
trong bộ Tư bản. Thông qua việc phân tích, phê phán chủ nghĩa tư bản, bộ Tư bản
đã đem lại cho chúng ta những kiến thức không chỉ để hiểu chủ nghĩa tư bản mà
còn giúp ích cho chúng ta hôm nay.
Qua nghiên cứu, ta thấy học thuyết kinh tế C.Mác nói chung, lý luận giá
trị - lao động của C.Mác nói riêng thực sự là một công trình khoa học được xây
dựng trên cơ sở kế thừa có phê phán lý luận giá trị của các bậc tiền bối. Trên cơ
sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa có phê phán các nhân tố khoa học trong lý
luận giá trị của các trường phái trước đó mà trực tiếp là trường phái kinh tế
chính trị tư sản cổ điển Anh. C.Mác, Ph.Ăng ghen đã thực hiện một cuộc cách
mạng trong kinh tế chính trị nói chung, lý luận giá trị nói riêng, và đưa nó lên
tới đỉnh cao khoa học. Lần đầu tiên lý luận giá trị được xây dựng và kết cấu
chặt chẽ thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Không những vậy, học thuyết kinh tế Mác là một công trình khoa học đồ
21


sộ, được kết cấu rất chặt chẽ, hệ thống và lôgíc từ đầu đến cuối mà lý luận giá
trị - lao động là cơ sở, nền tảng. Chính dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa
học của lý luận giá trị - lao động đã giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để giải quyết
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, phân tich rõ cơ sở ra đời và thực
chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, nếu

không nghiên cứu lý luận giá trị lao động thì không thể hiểu được lý luận giá trị
thặng dư nói riêng và học thuyết kinh tế C.Mác nói chung. Chẳng hạn, nếu
chúng ta không nắm được nguyên lý lao động là nguồn gốc duy nhất của giá trị
thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể lý giải được vì sao thông qua lưu thông tư
bản chủ nghĩa giá trị lại tăng lên và cũng không thể phân tích được nguồn gốc
của giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa, cũng như
nguồn gốc sự giàu có của giai cấp tư sản; đồng thời cũng sẽ không thể lý giải được căn nguyên kinh tế của những mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu qui luật giá trị cần đặc biệt nắm vững các vấn
đề sau:
Trước hết, qui luật giá trị quyết định sự vận động phát triển của kinh tế thị
trường. Trong kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế là nhằm vào giá trị, tăng
giá trị lên, đồng thời mọi hoạt động kinh tế là trên nền tảng của quan hệ giá trị và
chịu sự chi phối của qui luật giá trị. Điều này cũng có nghĩa là qui luật giá trị là qui
luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, nó qui định toàn bộ các quá trình kinh tế
và những yếu tố, lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình kinh tế đều mang quan
hệ giá trị, quan hệ hàng hoá - tiền tệ và vận động theo cơ chế thị trường.
Hai là, sản xuất và trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Điều này cho thấy,
quan hệ kinh tế là những quan hệ khách quan. Sự xuất hiện của quan hệ giá trị và
sự chi phối của qui luật giá trị cho thấy, xã hội đã đạt tới chỗ quan hệ kinh tế và

22


toàn bộ tiến trình kinh tế thành một tiến trình độc lập theo những qui luật khách
quan của riêng mình. Vì vậy sự can thiệp của con người vào các quá trình kinh tế
muốn có hiệu quả, không thể không dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc về các qui luật
kinh tế khách quan.
Ba là, sự phân ly, tách rời giữa giá cả và giá trị chứa đựng một cơ chế và một
động lực làm cho việc tăng sức sản xuất trở thành một tất yếu kinh tế. Những

người sản xuất hàng hoá, hay nói chung hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị
trường, luôn luôn được đặt dưới áp lực kinh tế của việc tiết kiệm và tăng sức sản
xuất lên, có như vậy thì hoạt động kinh tế mới làm gia tăng giá trị, mới mang lại
nhiều thặng dư. Như vậy có thể hiểu, trong kinh tế thị trường qui luật tăng năng
suất lao động, hay nói chung qui luật về tăng sức sản xuất là một sự chuyển hoá
của qui luật giá trị, hay qui luật nội sinh, tất yếu của kinh tế.
Hơn nữa, động lực kinh tế mạnh mẽ nhất do qui luật giá trị tạo ra, chính là giá
trị siêu ngạch. Hàng hoá trao đổi là theo giá cả thị trường - hình thái tiền tệ của giá
trị, của hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong quan hệ này, nếu người nào giảm
được chi phí lao động và tiết kiệm được chi phí nói chung, đương nhiên sẽ thu về
được một lượng giá trị dôi ra. Lượng giá trị dôi ra đó, hay giá trị siêu ngạch là hiệu
số của giá cả thị trường và giá trị cá biệt của hàng hoá. Những người sản xuất hàng
hoá có năng suất cao, chi phí thấp sẽ thu được giá trị siêu ngạch. Đến lượt mình,
giá trị siêu ngạch trở thành động lực kinh tế quyết định những người sản xuất hàng
hoá, thúc đẩy họ luôn tìm cách thay đổi cách thức sản xuất, thay đổi kỹ thuật, công
nghệ và tổ chức quá trình sản xuất nhằm giảm được hao phí lao động cá biệt, tiết
kiệm chi phí cá biệt. Có thể nói, theo đuổi giá trị siêu ngạch đã làm cho việc thay
đổi trong phương thức sản xuất, phát triển sức sản xuất thành một tất yếu kinh tế,
hay một qui luật kinh tế của kinh tế thị trường. Chính dưới tác động của qui luật
giá trị, trong kinh tế thị trường luôn diễn ra sự suy sụp, phá sản của những phương
thức sản xuất lạc hậu, thay vào đó sẽ xuất hiện những doanh nghiệp mới có cách
23


thức sản xuất tiến bộ hơn, do đó có sức sản xuất lớn hơn. Bởi vậy, kinh tế thị
trường luôn có động lực nội tại của sự đổi mới và phát triển không ngừng.
Bốn là, qui luật giá trị điều tiết, phân bổ lại các nguồn lực và nói chung là qui
luật của phân công lao động xã hội, qui luật kết cấu lại nền kinh tế. Dưới sự thúc
đẩy của qui luật giá trị, giá cả trở thành phong vũ biểu, là người dẫn đường cho xã
hội hướng sự phát triển nền kinh tế vào đâu và tiến hành sản xuất bằng cách gì.

Rốt cục, cái gọi là “bàn tay vô hình” chính là qui luật giá trị, qui luật thị trường,
qui luật kinh tế qui định nền sản xuất xã hội cần phải sản xuất cái gì, với qui mô ra
sao và sản xuất như thế nào, bằng cách gì và sản xuất cho ai.
Năm là, qui luật giá trị trong khi thúc đẩy sức sản xuất đã làm phân hoá
người sản xuất, hình thành nên các tầng lớp dân cư, giai cấp khác nhau. Trên một ý
nghĩa nào đó, quá trình thay đổi phương thức sản xuất, kết cấu kinh tế dưới sự tác
động của qui luật giá trị đã chuyển hoá những quá trình kinh tế thành các quá trình
xã hội tương ứng. Những giai tầng xã hội có sự khác biệt về địa vị trong hệ thống
sản xuất xã hội từ đó dẫn đến sự khác biệt về chính trị. Đây chính là cơ sở để
chúng ta xem xét mặt xã hội của qui luật giá trị.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, có những yếu tố tham gia vào quá trình kinh tế vốn
không phải là hàng hoá, không có giá trị vì không tích luỹ lao động của con người
trong đó, nhưng trong kinh tế thị trường chúng đều mang quan hệ hàng hoá - tiền
tệ và cũng chỉ khi đó, chúng mới thực sự trở thành các yếu tố kinh tế và phát huy
vai trò trong kinh tế thị trường. Tài nguyên nước, sức gió, không gian, các trục
giao thông đường thuỷ, đường không…sở dĩ trở thành có giá cả là nhờ khi chúng
tham gia vào các quá trình kinh tế mà môi trường trong đó nó thể hiện vai trò là
kinh tế thị trường. Mặt khác, kinh tế thị trường không chỉ là khung khổ của hoạt
động kinh tế, mà quan hệ và phương thức vận hành của kinh tế thị trường còn trở
thành khuôn mẫu của mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác trong mối quan hệ đan
chéo, xen lồng vào nhau giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Khi
24


đó các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá đều mang quan hệ giá cả của kinh
tế thị trường và chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế của kinh tế thị trường.
Trong kinh tế thị trường, của cải mang hình thái giá trị, hình thái tiền tệ, do
vậy mọi lợi ích vật chất, hoặc những lợi ích liên quan đến lợi ích kinh tế đều
chuyển hoá và mang hình thái tiền tệ, và đến lượt mình hình thái của lợi ích đã đặt
các quan hệ xã hội, chính trị, văn hoá dưới sự chi phối của quan hệ hàng hoá - tiền

tệ. Điều này có nghĩa là, trong kinh tế thị trường mọi cái đem lại lợi ích đều có giá
cả và có thể trở thành đối tượng mua bán. Đây cũng chính là điều làm cho các
quan hệ thị trường ngấm vào tất cả các ngóc ngách của đời sống xã hội, và không
chỉ đặt nền sản xuất xã hội mà còn toàn bộ đời sống xã hội phải chịu sự chi phối
của kinh tế thị trường, đồng thời biến đồng tiền thành sức mạnh vạn năng.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, kinh tế thị trường là hệ thống vận động, hệ
thống lưu thông, biến hoá và phát triển của kinh tế tuân theo những qui luật khách
quan và tự vạch đường đi với tính cách là một tiến trình lịch sử tự nhiên. Khi xem
xét kinh tế thị trường với tính cách là một hệ thống quan hệ kinh tế, làm hình thái
cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, ta đã trừu tượng hoá những con người,
đúng ra là các chủ thể kinh tế tự chủ, người thực hiện những mục tiêu kinh tế và
thực hiện các quá trình kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, khi nói tới tiền đề và nền tảng
của quá trình xác lập và phát triển của kinh tế thị trường buộc chúng ta phải xem
xét các chủ thể kinh tế, người đứng đằng sau, hay những người mang các quan hệ
kinh tế thị trường, theo đuổi các mục tiêu của kinh tế thị trường, do vậy là lực
lượng kinh tế gắn với bản chất của kinh tế thị trường. Vì vậy, trong các nền kinh tế
thị trường mà chủ thể kinh tế, đặc biệt là lực lượng kinh tế chủ đạo khác nhau, thì
bản chất sẽ không giống nhau. Hơn nữa, trong kinh tế thị trường, các chủ thể kinh
tế tự chủ bị đặt trước một áp lực mạnh là thực hiện các yêu cầu của qui luật giá trị
và theo đuổi giá trị siêu ngạch. Đó là vấn đề sinh tử của các chủ thể kinh tế tự chủ

25


×