Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THAM LUẬN BỒI DƯỠNG học sinh giỏi môn Hóa học cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.9 KB, 30 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________

TÀI LIỆU HỘI THẢO
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC
(THAM LUẬN BỒI DƯỠNG HSG)

Tháp Mười, tháng 01/2013


PHÒNG GDĐT THAP MƯỜI
TRƯỜNG THCS LANG BIỂN
BÁO CÁO THAM LUẬN
“V/vTổ chức bồi dưỡng HSG môn Hóa học đạt hiệu quả"
I /THỰC TRẠNG:
1/Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ
thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG..
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng
2/Khó khăn:
- Là giáo viên tại ngôi trường nhỏ với số lượng học sinh không nhiều (260 học
sinh), đặc biệt học sinh lớp 9 chỉ có 46 em nên việc lựa chọn học sinh giỏi học bộ môn
hóa cũng như các bộ môn khác của trường gặp nhiều khó khăn.
- Bản thân giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải
hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm
việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Số lượng giáo viên dạy môn hóa ở trường chỉ có một. Nên việc học hỏi kinh
nghiệm ở những đồng nghiệp trước còn hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm
chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít


thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả chưa như mong muốn.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm
của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI:
1/ Đối với Ban giám hiệu:
- Xếp thời khóa biểu đối với những giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi phù
hợp có thời gian trống để GV bồi dưỡng học sinh giỏi trái buổi.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học
sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức các cuộc thi cấp trường.
2/ Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng :
Đối với bản thân tôi, tôi chưa có được kết quả bồi dưỡng HSG như mình mong
muốn và tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những
công việc sau đây:
- GV phải tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng . Chúng ta lựa chọn đội
tuyển ngay sau khi kết thúc năm học trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư
chất, trí tuệ, lòng đam mê vào bộ môn, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
- Bồi dưỡng từ những lớp dưới (lớp 8)
- Để có HSG thì người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri
thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến
thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet để lựa chọn và sưu tầm
tài liệu hay.

2


- GV cần lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó.
Dạy theo từng chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy rất hay.
* Về chương trình bồi dưỡng:

- Nội dung chương trình bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết từ thấp đến cao, từ dễ
đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
- GV cần xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy.
* Tài liệu bồi dưỡng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong các tài liệu, sách vở… phù
hợp với trình độ của các em .GV giao một số tài liệu để học sinh có thể tự học, tự nghiên
cứu, bổ sung kiến thức ở nhà.
- GV Sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua
công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề , luôn tìm đọc,
tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
* Về thời gian bồi dưỡng:
GV cần có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng học sinh không o ép các em. Nên bồi
dưỡng khoản 3 buổi trên tuần.
3/ Đối với học sinh:
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải mục tiêu và động cơ học tập.
- Phải chăm chỉ rèn luyện,tự rèn luyện ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc
thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
4/ Đối với phụ huynh :
- Quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của
con mình.
III/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
- Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG rất cần BGH tạo điều kiện cho giáo viên
và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, bồi dưỡng thỏa
đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên
dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm
theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh ….phải xem đây là
một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài.
- Trên đây là thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh

giỏi của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Nhan Tố Khanh

3


PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS MỸ QUÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

__________________

__________________

BÀI THAM LUẬN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HSG MÔN HÓA HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LAM SƠN
ĐƠN VỊ
: THCS MỸ QUÝ
I Thực trạng việc tổ chức và bồi dưỡng HSG môn Hóa Học đạt hiệu quả:
1. Thuận lợi:
- BGH nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình, luôn trao dồi và học tập kinh
nghiệm đồng nghiệp.
2. Khó khăn:
- Học sinh có xu thế chọn những môn học khác.

- Cuối cùng mới chọn môn hóa học.
II Giải pháp thực hiện:
1. Kế hoạch bồi dưỡng:
- Có kế hoạch chọn và bồi dưỡng học sinh lớp 8 trong hè.
- Thời gian một tuần 3 buổi, mỗi buổi khoảng 120 phút đến 150 phút.
2. Nội dung bồi dưỡng:
- Lớp 8:
+ Nắm vững các khái niệm cơ bản.
+ Tính toán-viết phương trình hóa học.
+ Các loại hợp chất: oxit, axit, bazơ và muối.
+ Biết xác định lượng chất dư trong phương trình hóa học.
+ Biết pha chế dung dịch.
+ Tính toán nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch.
Tất cả các kiến thức trên trong hè việc bồi dưỡng HSG giáo viên giảng dạy cho học
sinh nắm vững những kiến thức trên.
- Lớp 9:
+ Vào đầu năm học giáo viên nâng dần lên tính nồng độ mol, nồng độ phần
trăm ở dạng bài tập phức tạp hơn.
+ Nắm vững tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ và
muối.
+ Viết chuỗi PTHH.
+ Nhận biết các chất.
+ Tách chất.
+ Tất cả các loại bài tập hỗn hợp….
3. Phương pháp:
- Chia ra từng chuyên đề mà dạy.
Ví dụ: Chuyên đề
+ Điều chế.
+ Nhận biết.
+ Tách chất.


4


+ Chuỗi phản ứng hóa học.
+ Giải thích hiện tượng.
+ Tính theo công thức hóa học.
+ Bài tập dung dịch.
+ Toán xác định sản phẩm giữa oxit axit với kiềm.
+ Kim loại phản ứng với dung dịch muối.
+ Kim loại với axit-bài tập hỗn hợp.
+ Hiệu suất phản ứng.
+ Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
+ Hỗn hợp hóa học hữu cơ….
Đối với những chuyên đề: chuỗi phản ứng hóa học-nhận biết-tách chất, giáo viên
cần cho học sinh ghi những tập riêng từng chuyên đề đó, để học sinh dễ theo dõi mà học
tập có hiệu quả tốt hơn.
4. Hiệu quả:
- Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy nếu làm như thế thì kết
quả bồi dưỡng HSG ngày càng được nâng lên rõ rệt.
5. Kết luận:
- Bài học kinh nghiệm:
+ Giáo viên có tâm huyết.
+ Luôn cập nhật các đề thi, các sách tham khảo bồi dưỡng HSG.
+ Biết bồi dưỡng cho học sinh kiến thức nào trước, kiến thức nào sau theo
trình tự logic để học sinh nắm vững chắc mà giải quyết được vấn đề đặt ra.
+ Học hỏi và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp trong huyện, ngoài huyện
để học tập được những điều hay trong giảng dạy.
+ Có thời gian đầu tư nhiều trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Kiến nghị:

+ Đối với BGH nhà trường và Phòng GD cần xem xét chế độ bồi dưỡng
riêng, cho giáo viên bồi dưỡng HSG, dù là ít nhưng đó là tinh thần giúp giáo viên
thấy phấn khởi trong công tác bồi dưỡng HSG.
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân trong việc bồi dưỡng HSG môn Hóa học đạt
hiêu quả cùng chia sẻ với tất cả quý thầy cô, đồng nghiệp trong huyện.
Rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến thật nhiều và đề ra những phương pháp hay để
cùng nhau học tập mà vận dụng trong công tác bồi dưỡng HSG của trường, của huyện
ngày càng đạt hiệu quả cao nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Người viết

Nguyễn Lam Sơn

5


PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THCS Tân Kiều

Độc lập- Tự do - Hạnh Phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HSG MÔN HÓA HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
1. Thực trạng:
a.ThuËn lîi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của PGD
& ĐT; sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự ủng hộ nhiệt tình
của Phụ huynh học sinh.

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, trình độ
chuyên môn vững vàng. Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thứ tự giác vươn lên trong
học tập.
- Cơ sở vật chất đủ phục vụ cho công tác giảng dạy.
b. Khã kh¨n:
- Một số học sinh chưa thật sự quan tâm tới việc học, do hòan cảnh gia đình còn khó
khăn nên các em phải dành nhiều thời gian để phụ giúp gia đình.
- Một số phu huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của học sinh khi
các em được chọn vào đội HSG của trường.
- Học sinh chú trọng học 3 môn Văn, Tóan, Anh Văn để thi tuyển vào lớp 10.
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là việc bồi dưỡng
học sinh giỏi.
- Phòng học cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu.
2. Giải pháp:
2.1. §èi víi gi¸o viªn d¹y båi dìng:
- Xây dựng kế họach theo tuần, tháng, sưu tầm tài liệu, các bộ đề thi của các huyện khác.
Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu và bồi dưỡng học sinh ngay từ năm học lớp 8,
giáo viên thành lập đội học sinh giỏi có thể chọn từ 4- 5 học sinh.
- Định ra các giai đọan bồi dưỡng:
+ Thời gian bồi dưỡng bắt đầu từ học kỳ II của năm học lớp 8: 6 tiết / tuần.
+ Sau 2 tháng sẽ tổ chức thi khảo sát học sinh để chọn lọc những học sinh giỏi chính thức
để bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện.
+ Tiếp tục bồi dưỡng cho tới tháng 11 của năm học lớp 9 sẽ tổ chức thi khảo sát để chọn
học sinh đi thi học sinh giỏi cấp huyện.
- Nội dung dạy: từ những kiến thức cơ bản đến nâng cao trong sách giáo khoa và sách bài
tập hóa học 8, 9
- Cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết từ cơ bản (theo chương trình SGK Hóa 8, 9)
đến mở rộng, nâng cao. Mặt khác từ kiến thức cơ bản học sinh có thể vận dụng dễ dàng
vào các bài tập cụ thể.

- Phân dạng bài tập (dạng lý thuyết và dạng toán), mỗi dạng có đưa ra hướng chung nhất
để giải.
- Hệ thống bài tập cho từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, sau cùng là các bài tập
tổng hợp và các bài tập không theo khuôn mẫu buộc học sinh phải có khả năng tư duy
sáng tạo kết hợp với kiến thức cơ bản đã biết để giải.

6


- Trong mỗi bài tập cụ thể chủ yếu là phân tích đề bài, chỉ ra hướng giải, mục đích chính
là làm cho học sinh hiểu vấn đề, để từ đó các em có thể vận dụng vào các bài tập tương
tự.
- Phân bố thời gian phù hợp để vừa dạy lý thuyết vừa hướng dẫn các bài tập dạng toán để
khi dạy xong phần lý thuyết Hóa vô cơ cũng hoàn tất các dạng bài tập toán. Bắt đầu quay
sang các dạng bài tập lý thuyết và trong quá trình thực hiện các dạng bài tập lý thuyết
cũng là lúc học sinh tự củng cố lại các kiến thức lý thuyết (tính chất hóa học, các phản
ứng đặc biệt, điều kiện để phản ứng xảy ra, . . . )
- Có thể phân các bài tập thành 2 nhóm:
a. Bài tập định tính gồm các dạng sau:
- Bài tập về chuỗi phản ứng.
- Bài tập về nhận biết, phân biệt các chất.
- Bài tập về điều chế, tinh chế, tách rời các chất.
- Bài tập mô tả hiện tượng, giải thích thí nghiệm.
- Bài tập về bảng hệ thống tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và các bài
tập khác.
b. Bài tập định lượng gồm các dạng sau:
- Bài toán nồng độ dung dịch (pha chế, pha loãng hay cô đặc dung
dịch, độ tan).
- Bài toán xác định 1 nguyên tố hóa học.
- Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối.

- Bài toán hiệu suất phản ứng.
- Bài toán hỗn hợp.
- Bài toán xác định công thức phân tử.
Từ đó tiến hành trang bị cho học sinh các kiến thức liên quan đến các dạng trên,
- Đưa ra phương pháp chung để giải, nhằm giúp học sinh tự tin hơn bước vào các kỳ thi.
- Tài liệu tham khảo: + Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 9 PGS Nguyễn Đình Chi- Nguyễn
Văn Thọai – Nxb Tổng Hợp TPHCM.
+ Rèn kỹ năng học giỏi hóa học 9 – nxb ĐHQGTPHCM.
2.2 Đối với học sinh:
- Yêu thích môn học, say mê học tập, ham học hỏi.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
- Cú cỏc tài liệu tham khảo phục vụ trong học tập.
2.3. Đối với phụ huynh học sinh:
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn
- Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng dạy học.
- Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của con em
mình
3. Hiệu quả:
Năm học 2009-2010 có 01 học sinh đạt giải II cấp huyện và giải III cấp tỉnh.
4. Kết luận :
Các cấp quản lý cần có sự đầu tư hơn nữa cho công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học
sinh giỏi tham gia dự thi ở các đơn vị.
Đối với ngành cần có hướng dẫn cụ thể về nội dung thi HSG, cấu trúc đề thi, dạng
bài tập, . . . để giúp cho các học sinh ở những vùng khó khăn, xa thành thị, thiếu điều
kiện học tập cũng có thể được trang bị đủ kiến thức cơ bản để dự thi.
Duyệt BGH
Nguyễn Hiền

Người viết
Nguyễn Tuyến Khiêm


7


Phòng GD&ĐT Tháp Mười
Trường THCS Mỹ Đông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN
(Tổ chức bồi dưỡng HSG môn Hóa đạt hiệu quả)
I. Đặt vấn đề
Bồi dưỡng học sinh giỏi ( HSG) là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
của các trường THCS trong huyện nói chung và Trường THCS Mỹ Đông nói riêng.
Trong đó, môn Hóa là một trong những môn học thuộc vào loại khó đối với học sinh. Do
đó, việc cần làm là phải tìm ra các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng học sinh
giỏi môn Hóa học trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH nhà trường, tổ chuyên môn.
BGH nhà trường có những kế hoạch cụ thể và lâu dài trong công tác bồi dưỡng
HSG.
Giáo viên dạy bồi dưỡng có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều tâm huyết
trong công tác bồi dưỡng HSG.
2. Khó khăn
Trong những năm gần đây nguồn HSG môn Hóa bị khan hiếm.
Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà, vừa phải làm
các công tác kiêm nhiệm khác, do đó cường độ làm việc quá tải. Vì thế việc đầu tư cho
công tác bồi dưỡng HSG có phần bị hạn chế.

Học sinh gần như bị quá tải do chương trình học chính khóa được lồng ghép nhiều
vấn đề khác như: Giáo dục sức khỏe, Tích hợp môi trường…, lại còn phải học tự chọn,
học khép kín, học Hướng nghiệp… và đôi khi còn phải đi học thêm. Chính vì thế các em
gần như không còn thời gian để đầu tư cho việc bồi dưỡng HSG là điều tất yếu.
Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG đa số đều phải tự soạn chương trình giảng dạy, dạy
theo kinh nghiệm chủ quan của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu là chính.
III. Giải pháp
1. Kế hoạch bồi dưỡng
Bất kỳ công việc nào muốn đạt hiệu quả cao thì người làm công việc đó phải lập kế
hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Trong công tác bồi dưỡng HSG, giáo
viên bồi dưỡng cũng phải lập kế hoạch. Kế hoạch bồi dưỡng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết
cho từng nội dung, từng mảng kiến thức. Theo chúng tôi, thời gian thích hợp nhất để dạy
bồi dưỡng là ngay trong hè.
2. Nội dung bồi dưỡng
Nội dung dạy bồi dưỡng phải đi đúng theo qui trình kế hoạch đã lập. Đầu tiên
chúng ta bồi dưỡng cho học sinh từng chủ đề, dạy cho các em những kiến thức từ dễ đến
khó, từ cơ bản đến nâng cao để các em dần dần bắt nhịp. Tránh tình trạng thích đâu dạy
đó, dạy không theo chủ đề, không đúng kế hoạch, bắt học sinh phải học một cách vô tội
dạ. Tiếp theo đó là cho các em giải thử đề thi vòng huyện, vòng tỉnh của những năm
trước đó. Để cho bộ sưu tập đề thi được phong phú giáo viên dạy bồi dưỡng nên sưu tầm
đề thi của những đơn vị tỉnh bạn trên mạng hoặc hướng dẫn học sinh tìm để giải và tham
khảo.

8


3. Biên soạn đề cương
Trong công tác bồi dưỡng HSG có lẽ khâu khó nhất và quyết định nhất chính là
khâu biên soạn đề cương. Trong dạy lớp, giáo viên soạn giáo án bám theo sách giáo khoa
và chuẩn kiến thức kỹ năng. Vì thế, giáo án của giáo viên dạy lớp của cùng một khối về

cơ bản giống nhau về mặt nội dung và hình thức. Riêng đề cương của giáo viên bồi
dưỡng HSG về mặt nội dung thì không ai giống ai, chúng được tổng hợp từ nhiều sách
tham khảo, được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều năm làm công tác bồi dưỡng và được
sửa chữa, bổ sung trong quá trình giảng dạy theo từng tháng, từng năm. Nhưng có thể
chúng giống nhau về mặt hình thức đó là đa số các đề cương đều soạn theo từng chủ đề
vừa sức và đảm bảo kiến thức cơ bản và trọng tâm.
4.Kết quả:
Từ các bài tập dễ cho các em lập luận lôgic sau đó dần dần đến tự lập luận, tự giải
bài tập, sau khi tự giải được bài tập tự các em tìm tòi nghiên cứu giải các bài tập tiếp theo
sách nâng cao.
5. Kết luận:
Đây là bài tham luận của tôi về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS mà
trong nhiều năm qua mà bản thân tôi đã tích góp . Phương pháp và nội dung mà tôi trình
bày trong bài tham luận hôm nay chỉ là để tham khảo cho giáo viên dạy môn Hóa, tôi
nghĩ rằng sẽ có nhiều đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa cũng có phương pháp, nội dung bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa cũng rất hay nhưng chưa có dịp để trình bày. Tôi mong rằng các
bạn nên có ý kiến thêm để chia sẽ kinh nghiệm cùng nhau học tập, để nâng cao việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Hóa huyện nhà ngày càng bền vững và đạt hiệu quả cao hơn.
6. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị:
a) Bài học kinh nghiệm:
Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Giáo viên dạy bồi dưỡng phải có tài liệu tham khảo nhiều.
+ Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao.
+ Lãnh đạo nhà trường phải luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất, để giáo
viên có thời gian gian đầu tư nghiêm cứu sách giáo khao thêm kiến thức để bồi dưỡng
học sinh.
b) Kiến nghị:
+ Lãnh đạo Phòng Giáo dục và nhà trường cần nghiêm cứu tăng thêm thời gian bồi
dường học sinh giỏi.
+ Cần phải có kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên.

Mỹ Đông, ngày 2/01/2013
Người viết
Tổ Hóa học

9


PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THAM LUẬN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
NĂM HỌC 2012-2013
1. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
- Tổ chức bồi dưỡng HSG luôn được cấp lãnh đạo đề cao và luôn tạo điều kiện tối đa
cho giáo viên đảm nhận việc bồi dưỡng như: thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu, chính sách
đãi ngộ khuyến khích. Cuối mỗi năm học, công tác bôi dưỡng HSG luôn được lãnh đạo
nhắc nhở và chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng tạo mũi nhọn cho năm học mới.
b. Khó khăn:
- Công tác bồi dưỡng HSG tuy luôn được tạo nhiều điều kiện để giáo viên thực hiện
tốt những cũng gặp không ít khó khăn. Có thể nêu vài khó khăn sau:
+ Đơn vị nhỏ với số lượng học sinh tương đối ít thì việc lựa chọn học sinh đầu tư bồi
dưỡng HSG cho các môn văn hóa nói chung, cho môn Hóa nói riêng rất khó.
+ Học sinh giỏi thường giỏi nhiều môn văn hóa nhưng số lượng học sinh giỏi này rất
ít và học sinh này tự chọn môn mình sẽ đầu tư được bồi dưỡng.
+ Về phía giáo viên thì đa số trẻ, quê xa ngại khó đầu tư bồi dưỡng sớm trong tháng

hè, mà thường bồi dưỡng vào đầu năm học dẫn đến học sinh được bồi dưỡng cấp tốc
chưa mang lại hiệu quả.
+ Về tâm lí: học sinh thường chú ý tập trung đầu tư vào các môn học thi tuyển vào lớp
10 nên cũng không thích thú đầu tư nhiều và đều cho các môn học còn lại. Giáo viên tập
trung lo chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy rất ngại đầu tư bồi dưỡng HSG vì chiếm nhiều
thời gian đầu tư. Bên cạnh đó, kết quả bồi dưỡng HSG chưa mang lại nhiều niềm tin,
khuyến khích tinh thần lao động tích cực, tự giác cho giáo viên lựa chọn học sinh để bồi
dưỡng.
2. Giải pháp:
a. Kế hoạch bồi dưỡng:
- Trước những khó khăn trên, giáo viên bồi dưỡng cần vạch ra cho mình kế hoạch bồi
dưỡng thật kĩ và thực hiện kế hoạch đó ngay từ năm học trước. Tức là bồi dưỡng đầu tư
từ lớp 8 tạo nguồn cho năm học sau. Do đó, để thực hiện được kế hoạch này thì đòi hỏi
giáo viên bồi dưỡng phải thật sự nhiệt tình và tích cực cùng với học sinh thì mới mong
mang lại hiệu quả cho phong trào. Giáo viên phải tìm và chọn đối tượng học sinh có năng
lực học tập và yêu thích môn học, rồi đến sắp xếp thời khóa biểu, nơi bồi dưỡng và kĩ
năng, phương pháp học tập cho học sinh được bồi dưỡng.
b. Nội dung:
- Nội dung bồi dưỡng HSG bộ môn thì giáo viên cần xây dựng từ cơ bản đến nâng
cao, từ khó đến dễ. Trong đó, giáo viên cần phải xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi theo
chuyên đề, theo từng dạng. Giáo viên phải tìm bài tập, câu hỏi từ các nguồn sách khác
nhau, từ Internet.
c. Phương pháp:
- Tùy đối tượng và năng lực học tập của học sinh mà giáo viên có phương pháp bồi
dưỡng phù hợp với kế hoạch của mình. Bồi dưỡng phải gắn kết lí thuyết với thực hành
giải bài tập để củng cố lí thuyết. Trong thực hành giải bài tập có thể hướng dẫn phương
pháp giải mới, cách giải nhanh và củng cố lại phương pháp giải bài tập, câu hỏi theo từng
chuyên đề, từng dạng. Từ đó, học sinh sẽ được khắc sâu hơn. Sau khi học sinh đã thành

10



thạo phương pháp giải từng dạng bài tập thì tập trung cho giải đề (thi thử)đã thi ở những
năm học trước. Qua việc thi thử, giáo viên bồi dưỡng sẽ có hướng khắc phục những
khiếm khuyết của học sinh để được hoàn thiện và tự tin hơn.
3. Hiệu quả:
- Thực hiện tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo và vận dụng giải pháp khắc phục khó khăn
để bồi dưỡng HSG bộ môn Hóa trong những năm học qua có mang lại hiệu quả nhưng
chưa cao chỉ đạt giải khuyến khích. Tuy nhiên, đó cũng là niềm khích lệ đối với bản thân
và tinh thần của đơn vị.
4. Kết luận:
a. Bài học kinh nghiệm:
- Để phong trào thi HSG bộ môn Hóa của đơn vị đạt hiệu quả cao thì giáo viên là yếu
tố quyết định nhất. Do đó, giáo viên bồi dưỡng phải thật sự nhiệt tình, tích cực, chịu khó
vạch kế hoạch, tìm tòi phương pháp, lựa chọn học sinh và đầu tư nhiều thì mong đạt được
kết quả. Nhưng học sinh được bồi dưỡng cũng là yếu tố quyết định sự bồi dưỡng của giáo
viên. Nếu học sinh tích cực chịu khó tìm tòi học hỏi và không phụ thuộc nhiều vào giáo
viên thì kết quả sẽ có nhiều hi vọng hơn.
b. Kiến nghị:
- Cần có chính sách phù hợp cho giáo viên và học sinh trong phong trào thi HSG. Vì
đây là phong trào nên nhiều giáo viên cũng không hứng thú gì lắm vừa tốn thời gian
công sức đầu tư mà thành tích mang lại (nếu có) không xứng với công sức và thời gian đã
đầu tư. Hiện nay, giáo viên được bồi dưỡng HSG chỉ được khen thưởng khi học sinh
được bồi dưỡng đạt giải nhất, nhì và ba. Đây cũng là thiệt thòi đối với giáo viên bồi
dưỡng có học sinh đạt giải khuyến khích.
- Trong quá trình viết và thực hiện tham luận, tôi mong được sự đóng góp ý kiến
và kinh nghiệm của đồng nghiệp để bài tham luận được thực hiện ngày càng hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng và kính chào!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Thạnh lợi, ngày 02 tháng 01 năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Hữu Thiện

11


PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS TT MỸ AN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THAM LUẬN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN HOÁ HỌC CẤP THCS
Năm học: 2012 – 2013
I/ THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ
thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy
đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
-Trường có số lượng học sinh lớp 9 khá đông nên giáo viên có nhiều cơ hội lựa
chọn đội tuyển HSG.
- Học sinh được bồi dưỡng có ý thức học tập tốt.
2. Khó khăn:
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải cố

gắng hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do đó cường độ làm việc quá tải và không
có nhiều thời gian cho việc đầu tư vào công tác bồi dưỡng HSG.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm
những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự
học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG.
- Là một bộ môn học sinh mới làm quen ở lớp 8 có nhiều kiến thức trừu tượng nên
các em học sinh rất ngại chọn môn hoá
- Đa số học sinh thường chọn môn toán, lý, anh văn rồi mới tới môn hoá
- Chất lượng học sinh theo từng năm học không đồng đều
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI:
1. Kế hoạch bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng trong hè trong các ngày chủ nhật: kiến thức ở lớp 8
- Bồi dưỡng trong năm học vào các ngày chủ nhật: kết hợp kiến thức trên lớp để
triển khai kiến thức và bài tập nâng cao
2.Nội dung
2.1. Kiến thức hoá cơ sở: Các định luật, khái niệm, giải thích hiện tượng,… ở lớp
8
2.2. Độ tan và dung dịch
2.3. Nhận biết và phân biệt các chất. Tách và tinh chế các chất trong hỗn hợp
2.4. Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi phản ứng, điều chế,…
2.5. Bài toán vô cơ:
- Lập CTHH
- Toán hỗn hợp
- Toán tăng giảm khối lượng
- Toán lượng dư, tính nồng độ dung dịch sau phản ứng

12



- Hiệu suất phản ứng
2.6. Hoá hữu cơ:
- Lý thuyết
- Lập CTHH
- Tính thành phần phần trăm hỗn hợp
- Tính theo phương trình đốt cháy hợp chất hữu cơ
2.7. Bài toán hỗn hợp
3. Phương pháp :
- Ôn lại kiến thức trên lớp và mở rộng kiến thức
- Cho bài tập từ dễ đến khó để học sinh tự giải
- Học sinh sữa bài
- Giáo viên bồi dưỡng kiểm tra và sửa chữa
- Thường xuyên ra bài tập như một đề thi có đáp án để học sinh làm, giáo viên
chấm và sửa chữa.
III.HIỆU QUẢ:
Năm học 2011 – 2012: 1 giải II, 2 giải III, 1 giải khuyến khích (cấp tỉnh)
IV/ KẾT LUẬN:
Muốn có học sinh giỏi cần có các điều kiện sau:
- Học sinh phải đam mê môn hoá
- Giáo viên phải định hướng được bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức gì để
giải quyết các vấn đề theo đề cương
- Điều quan trọng nhất học sinh phải tự học, tìm tòi, ngoài cách giải của thầy, của
sách mà còn tìm ra cách giải khác.
TTMA, ngày 02 tháng 01 năm 2013
Người viết

Bùi Thanh Tùng

13



PHÒNG GD-ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG XUÂN
BÀI THAM LUẬN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HSG MÔN HÓA HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
I/ THỰC TRẠNG :
1. Thuận lợi
- Có sự quan tâm của lãnh đạo PGD, nhà trường:
- Ưu tiên chọn giáo viên có học sinh giỏi vòng huyện ( hoặc vòng tỉnh nếu có) các
năm qua để tiếp tục bối dưỡng.
- Đầu tư cơ sở vật chất : phòng học và các phương tiện internet.
- Bản thân luôn học hỏi thêm ở bạn bè và đồng nghiệp.
2. Khó khăn
- Chế độ đãi ngộ với giáo viên và học sinh giỏi chưa hợp lý:
- Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi trả theo chế độ còn thấp so với sự đầu tư chất
xám và thời gian.
II. GIẢI PHÁP :
Là giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ không thể đạt được mục đích
nếu như không chọn lọc, phân chia bài tập theo từng dạng cụ thể (phân chia theo kinh
nghiệm bản thân), sau đó nêu đặc điểm của dạng bài tập và xây dựng hướng giải cho mỗi
dạng. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là nguồn tri thức
giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm
trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được khả năng tư duy của học sinh .
Nội dung, kiến thức bồi dưỡng HSG không theo một giáo trình chung nào, buộc
người giáo viên phải định hướng, tự đưa ra chương trình để tiến hành bồi dưỡng.
Cấu trúc đề thi cũng không cố định theo một hướng nào, từ đó gây khó khăn cho
người dạy lẫn người học, do đó cần có một chương trình tương đối để bồi dưỡng cho học
sinh là điều hết sức cần thiết và cần phải lấy đề thi các năm qua làm nền tảng nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở đề thi HSG môn Hóa các năm qua của huyện và tỉnh tôi đã phân
thành các dạng bài tập :

A.Bài tập lý thuyết gồm các dạng sau:
- Bài tập về chuỗi phản ứng
- Bài tập về nhận biết, phân biệt các chất
- Bài tập về điều chế, tinh chế, tách rời các chất
- Bài tập mô tả hiện tượng, giải thích thí nghiệm
- Bài tập về bảng hệ thống tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và các bài
tập khác
B. Bài tập tính toán gồm các dạng sau:
- Bài toán nồng độ dung dịch (pha chế, pha loãng hay cô đặc dung
dịch, độ tan)
- Bài toán xác định 1 nguyên tố hóa học
- Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
- Bài toán hiệu suất phản ứng
- Bài toán hỗn hợp
- Bài toán xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ
C. Bài tập tổng hợp (thông qua giải đề thi):
1. Trang bị kiến thức lý thuyết:
Qua nội dung chương trình SGK, sách tham khảo cùng với các đề thi những năm
qua tôi đã chia lý thuyết gồm 5 phần và được sắp xếp theo thứ tự sau:

14


a. Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
b. Sơ lược về sự phân loại chất
c. Kim loại và phi kim
d. Các loại hợp chất vô cơ
e. Hóa học hữu cơ.
Trong mỗi phần đều có kiến thức cơ bản theo chương trình SGK và phần bổ sung
thêm (mở rộng, nâng cao để học sinh làm tư liệu tham khảo ).

Trong kiến thức lý thuyết yêu cầu học sinh phải nắm thật vững kiến thức cơ bản
(chương trình SGK Hóa 8, 9) theo các nội dung sau:
a. Tính chất hóa học của kim loại và phi kim
b. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối
c. Dãy hoạt động hóa học của kim loại
d. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi
e. Tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etilic, axit
axetic.
Bên cạnh những lý thuyết đã nêu trên là các dạng bài tập kèm theo ở mục A. từ dễ
đến khó.
2. Bài tập tính toán:
Cung cấp cho học sinh các công thức có liên quan, các bước chung nhất của bài
toán tính theo phương trình hóa học, lấy đó làm nền tảng để phát triển cho các dạng bài
toán còn lại.
Các kiến thức cần nắm
a. Các công thức ban đầu học sinh cần phải nắm:
- Công thức tính số mol:
n=

m
M

nkhí =

Vkhí
22,4

- Công thức tỉ khối của chất khí :
dA/B =


MA
MB

dA/kk =

MA
29

- Công thức liên quan đến nồng độ:
mct
x100%
mdd
n
C M = ct
Vdd (l )
C% =

+ Nồng độ phần trăm:
+ Nồng độ mol (M) :

+ Công thức liên quan giữa 2 loại nồng độ:

CM =

10 xDdd xC (%)
M ct

+ Công thức tính khối lượng dung dịch:
mdd = mct + mdm – (m + m) . . .
mdd = Vdd x Ddd

b. Các bước chung giải bài toán tính theo phương trình hóa học:
- Đặt ẩn số (n, m, v) cho các chất trong bài toán
- Lập các phương trình đại số từ dữ kiện bài toán
- Tính số mol cho các chất tính được
- Viết PTHH cho các phản ứng xảy ra (cần đánh số khi có nhiều
PTHH)
- Lập tỉ lệ vào PTHH (thường là số mol, có thể có ẩn số)

15


- Từ tỉ lệ đó suy ra các phương trình đại số tiếp theo, hay lượng chất
cho các chất cần tính (cần nói rõ là từ PTHH nào)
-Tính theo yêu cầu của bài toán
Trên đây là các bước chung, khi đi vào một bài toán cụ thể đôi lúc không
thực hiện hết mà có thể lược bớt đi cho phù hợp với từng bài, đồng thời trong mỗi dạng
riêng biệt có bổ sung thêm các kiến thức cần thiết.Từ bài toán tính theo phương trình hóa
học có thể phát triển thành nhiều dạng bài. Một diều không thể thiếu là các dạng bài tập
đã được soạn theo mục B. từ dễ đến khó.
3. Bài tập tổng hợp: (từ đề thi các năm qua)
Sau khi đã hướng dẫn cho học sinh hết các kiến thức và dạng bài tập nêu trên,
tôi tiến hành cung cấp cho học sinh đề thi của các năm qua và tiến hành giải để củng cố
kiến thức nhằm bổ sung thêm các bài tập chưa được nêu ra trong các dạng trên, để rèn
luyện kỹ năng giải đề thi và làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh.
Từ đó tiến hành trang bị cho học sinh các kiến thức liên quan đến các dạng
trên, phương pháp chung để giải. Nhằm giúp học sinh tự tin hơn bước vào các kỳ thi.
III/ HIỆU QUẢ :
Tôi được nhận công tác bồi dưỡng HSG từ năm học 2007 – 2008 đến năm học
2011 -2012 đạt được 1 số thành tich khiêm tốn, xin kể ra để chia sẻ cùng quý thầy cô như
sau :

Năm học 2007 – 2008 : 1 giải III và 1 giải khuyến khích vòng huyện, cùng 2
giải khuyến khích vòng tỉnh.
Năm học 2009 – 2010 : 1 giải nhất vòng huyện và 1 giải II vòng tỉnh.
Năm học 2010 – 2011 : 1 giải II vòng huyện và 1 giải khuyến khích vòng tỉnh .
IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Để đạt được kết quả trên, qua quá trình bồi dưỡng tôi đã rút ra được các bài học
kinh nghiệm sau :
a. Về phía học sinh :
- Phải có động cơ học tập đúng đắn, không chạy theo phong trào. Sắp xếp
thời gian hợp lý để tự học, tự nghiên cứu thêm.
- Phải có tư duy, sáng tạo, biết vận dụng các kiến thức được bồi dưỡng vào
các bài tập, các đề thi thực tế.
- Trong quá trình bồi dưỡng thì tính tập thể là rất quan trọng, do đó học sinh
phải tự trao đổi lẫn nhau khi giải quyết một vấn đề nào đó, nhằm khắc sâu thêm các kiến
thức nhận được từ phía giáo viên.
b. Về phía giáo viên :
- Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng say mê, nhiệt tình trong công
việc, không ngừng học hỏi, nghiên cứu để làm phong phú thêm kiến thức truyền đạt cho
học sinh.
- Phân dạng bài tập cụ thể, chuẩn bị kỹ nội dung cho mỗi dạng cần bồi dưỡng cho
học sinh, đảm bảo các kiến thức mà học sinh lĩnh hội được phải có tính kế thừa và phát
triển vững chắc.
- Tiến trình bồi dưỡng thường phải được bắt đầu bằng 1 bài tập mẫu, có hướng dẫn
cụ thể nguyên tắc và phương pháp giải. Sau đó là các bài tập tương tự, nâng cao và vượt
mẫu để học sinh tự rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Trong quá trình bồi dưỡng cần phải phát hiện các lỗi mà học sinh thường gặp
như: lời giải không rõ ràng, phản ứng thiếu đều kiện hay cân bằng để nhắc nhở học sinh
không mắc phải cho các lần sau.
- Giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng các em từ năm học lớp 8.


16


- Bài tập ra cho học sinh phải có tính logic, đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến
nâng cao.
Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng vẫn còn một số tồn tại khó khắc phục:
+ Từ đầu học sinh chưa định hướng đúng khi chọn môn dự thi, do đó
dẫn đến số học sinh dự thi thấp (bỏ giữa chừng)
+ Thời gian để học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu không đủ (ngoài giờ
học chính khóa các em còn học ngoại khóa thể dục, tham gia bồi dưỡng nhiều lĩnh vực
khác nhau, học thêm, . . . ), dẫn đến hiệu quả không cao.
c. Về phía nhà trường:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình bồi
dưỡng.
- Có kế hoạch ngay từ đầu trong khâu tuyển chọn đội học sinh dự thi.
- Phân công các giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng nhiều năm và đạt kết
quả tốt để tham gia bồi dưỡng. Đồng thời cũng có hướng bồi dưỡng các giáo viên khác
để làm lực lượng kế thừa.
Người viết
Nguyễn Lương Phong

17


PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HƯNG THẠNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THAM LUẬN
ĐỀ TÀI : BỒI DƯỠNG HSG MÔN HÓA HỌC

Đảng ta luôn quan niệm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và rất coi trọng việc
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Với tinh thần chung của Đảng và nhà nước, Trường
THCS Hưng Thạnh tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và mặt bằng dân trí chưa
cao, ý thức của một bộ phận người dân chưa quan tâm nhiều đến tình hình học tập của
con em mình.
Mặc dù khó khăn vậy nhưng trường THCS Hưng Thạnh đã có truyền thống về
công tác bồi dưỡng học sinh HSG và coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một
trong những công tác mũi nhọn và trọng tâm của nhà trường, vì nó có tác dụng thiết thực
và mạnh mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thầy cô giáo, nâng cao chất
lượng giáo dục xã nhà, khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo ra khí thế hăng say
vươn lên trong học tập của học sinh và sự nhiệt tình của giáo viên.
Kính thưa quý vị,là một giáo viên mới được phân ra trường,công tác giảng dạy và
kiêm nhiệm đã chiếm gần hết thời gian và bản thân chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh
vực trên nên lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn,trở ngại nên lúc đầu tôi giảng dạy bằng cách
cho học sinh học lung tung, bài nào cũng học phần nào cũng ôn,có bài là có học……
+ Kết quả : Sau vài tháng ôn luyện học sinh của tôi không nắm chắc kiến thức,
còn nhiều rời rạc,học đằng trước thì quên đằng sau,học đằng sau quên đằng trước,học
sinh chưa hiểu bài nhiều, bị nhiễu kiến thức……Tôi nhiều lúc cảm thấy chán nản, muốn
bỏ cuộc vì không biết đề thi cho gì, cho phần nào nhiều,phần nào ít………Vì tôi xem trên
Inernet,sưu tầm các đề thi …..tôi thấy mỗi đề mỗi khác ……Nhưng được sự quan tâm
sâu sắc, động viên,giúp đở của lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp, tôi lại tiếp tục bồi
dưỡng lại, qua học hỏi những giáo viên có kinh nghiệm trong công tác này và sưu tầm đề
thi qua các năm tôi đúc kết được một số kinh nghiệm nho nhỏ và áp dụng vào công tác
bồi dưỡng .
+ Kết quả đạt được :
TT

1
2
3


Năm học

Môn

2009-2010
2010-2011
2011-2012

Hoá
Hoá
Hoá

HS đạt giải Huyện
Số
Giải
lượng
01
KK
01
III
01
II

HS đạt giải Tỉnh
Số
Giải
lượng

01


II

Kính thưa quý vị tuy kết quả trên còn nhỏ bé không so với bề dầy kinh nghiệm
bồi dưỡng với các giáo viên khác trong Huyện về công tác này nhưng qua công tác bồi
dưỡng trên, tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm xin được chia sẽ, đây là kinh nghiệm nhỏ
bé từ bản thân nên có gì sơ sót xin quý vị đóng góp để bản thân được hoàn thiện hơn. Sau
đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG mà tôi đã đạt
được thành tựu trên trong những năm qua.
1.Tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi

18


- Trong quá trình dạy, tiếp xúc học sinh tôi quan sát em nào có năng khiếu về Hóa,
yêu thích môn Hóa, thì gợi ý mời em đó vào đội học sinh giỏi môn Hóa của trường .
- Sau đó tập hợp các em trong đội lại sinh hoạt về những nội dung liên quan đến
môn học và ra kế hoạch giảng dạy. Sau đó khoảng 1 tháng lựa chọn thời gian thích hợp
thì tổ chức thi lựa chọn đội tuyển chính thức.
- Theo tôi thường chọn nhiều em nên các em cạnh tranh nếu muốn thành công thì
trước mắt các em phải vượt qua thử thách ban đầu nên các em sẽ ý thức cao hơn trong
học tập.
2.Tổ chức ôn tập
- Giảng dạy bám sát vào nội dung ra đề theo hướng dẩn của Sở Giáo dục và
Đào tạo Đồng Tháp ban hành.
-Sau khi chọn được học sinh chính thức, tôi tiếp tục đề ra kế hoạch giảng dạy tiếp
và ôn lại kiến thức củ cho HS.Vì tôi thường tuyển chọn vào khoảng đầu HKII lớp 8 nên
tôi lên kế hoạch giảng dạy Hóa như sau :
+ Từ nghỉ hè đến đầu năm học mới : Ôn đến hết kiến thức lớp 8, thì tôi cho
các em nghỉ vài tuần và tiếp tục ôn luyện các em vào thời gian hè

+ Từ đầu năm học mới đến thi : Cho các em ôn lại kiến thức cũ và rèn luyện BT.
→Vậy là tôi đã hoàn thành kế hoạch ôn tập
3.Rèn luyện kỉ năng giải đề thi và rút kinh nghiệm làm bài
-Sau khi các em ôn tập xong thì tôi tổ chức các lần kiểm tra và thi thử .Các đề
kiểm tra và thi thử tôi thường lấy các đề thi HSG vòng Huyện,Tỉnh các năm trước, sưu
tập trên mạng, tự ra đề…..cho các em kiểm tra thường xuyên giúp các em thuộc bài và
nếu có gì còn sơ sót thì giáo viên bổ sung, rút kinh nghiệm để các em hoàn thiện hơn.
4.Những điều chú ý khi ôn HSG
-Khi mới bồi dưỡng thì giáo viên thường nôn nóng muốn cho các em thuộc nhanh
và hoàn thành bài học nhanh, bỏ qua các bước cơ bản, cho những câu hỏi khó làm cho
học sinh không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng
hoang mang…………
-Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm để có thể đạt kết quả
cao.
-Cách tốt nhất là bồi dưỡng hứng thú cho học sinh, các em tự học và tự nghiên cứu
là chính, giáo viên là người hướng dẩn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ
thấp lên cao.Nhiều HS lúc đầu chưa lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt sẽ
trưởng thành rất vững chắc kiến thức- kĩ năng và đạt thành tích cao.
-Rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích, vận dụng,….
* Phương hướng trong thời gian tới
- Đúc kết nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác bồi dưỡng HSG để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
-Tiếp tục trong công tác bồi dưỡng HSG. Phấn đấu hàng năm sẽ có 01 đến 02 học
sinh giỏi vòng Huyện và Tỉnh.
Đó là kinh nghiệm nhỏ bé đúc kết được trong thời gian ôn học sinh giỏi những
năm qua xin được chia sẽ cùng quý khách dự.Có gì thiếu xót mong quý đại biểu,khách dự
thông cảm bỏ qua .Xin chân thành cảm ơn !
Hưng Thạnh,ngày 02 tháng 01 năm 2013
Xác nhận BGH Trường
Người viết

Nguyễn Thị Kim Hường
PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI

19


TRƯỜNG TH&THCS PHÚ ĐIỀN

THAM LUẬN
“Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt hiệu quả”
I/ THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi.
- Được sự chỉ đạo, quan tâm của BGH, nhà trường có những kế hoạch cụ thể trong
công việc bồi dưỡng HSG nói chung và môn hóa học nói riêng.
- Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc
dạy và học đạt kết quả tốt.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công
tác bồi dưỡng HSG.
2. Khó khăn.
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải
hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm khác, do đó thời gian
làm việc quá tải, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học đang học chương trình chính khóa, các hoạt động khác, cộng thêm
chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít
thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao.
- Đa số các em cho đây là môn phụ, không phải là những môn thi tuyển sinh nên
các em không muốn tham gia bồi dưỡng HSG.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm
của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
II. GIẢI PHÁP:

1/ Đối với nhà trường.
-Phân công chuyên môn một cách hợp lý, chọn giáo viên có năng lực chuyên môn,
có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, phân công theo hướng lâu dài để phát huy kinh
nghiệm của giáo viên.
- Có trang bị nhiều sách tham khảo cho giáo viên.
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Cho giáo viên tham gia tập huấn các chuyên đề.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học
sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
2/ Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng.
- Muốn có HSG phải có Thầy giỏi, vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự
rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trao dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là
người dẫn đường cho học sinh noi theo.
- Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương
tiện, đặc biệt là trên mạng internet.
- Trong công tác bồi dưỡng HSG quan trọng là khâu tuyển chọn học sinh, khâu
này rất quan trọng. Chúng ta chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua

20


việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để chọn những em có khả năng, tư chất, trí
tuệ, lòng đam mê làm nguồn cho năm học kế tiếp.
- Sau khi chọn được học sinh, lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể, dạy theo
chủ đề tránh tình trạng thích đâu dạy đó.
3/ Về chương trình bồi dưỡng.
- Cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng cụ thể, chi tiết cho từng khối,
lớp, phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp
dần.

- Cần xác định được trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp.
-Chương trình bồi dưỡng phải có sự liên tục từ lớp 8 đến lớp 9 theo cấu trúc của
PGD và SGD
- Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề của nội dung bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học
4/ Tài liệu bồi dưỡng.
- Những chuyên đề hay và khó hóa học cấp THCS
- Một số đề thi học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS
- Giúp trí nhớ chuỗi phản ứng hóa học
- Rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học cấp THCS
- Giáo viên sưu tầm tài liệu, các bộ đề thi các cấp trong tỉnh và các tỉnh khác,
nhằm giúp các em tiếp xúc và làm quen với các dạng đề, tham khảo các tài liệu hay để
hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở phù hợp với trình độ của các
em để tự bồi dưỡng thêm.
- Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể
tham khảo, tự nghiên cứu để bổ sung kiến thức.
5/ Về thời gian bồi dưỡng.
- Tổ chức bồi dưỡng trong hè để học sinh có thời gian học tập.
- Vào đầu năm học mới tổ chức học trái buổi để học sinh có điều kiện học tập.
6/ Đối với học sinh.
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải cần cù, siêng năng rèn luyện, đọc sách giáo khoa và tham khảo các tài liệu
khác có liên quan đến bộ môn bồi dưỡng.
 Trong công tác bồi dưỡng HSG tôi cho rằng giáo viên có vai trò quan trọng
nhất đối với kết quả HSG, còn với học sinh có vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả
của mình.
III. HIỆU QUẢ:
- Trường chưa tham gia thi HSG.
IV/ KIẾN NGHỊ:

- Để công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, đòi hỏi cần có sự quan tâm, hổ trợ của
các bộ phận trong nhà trường như: Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng
phụ trách, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh tham gia bồi dưỡng…
- Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích
trong công tác bồi dưỡng.

21


- Quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh
trong quá trình bồi dưỡng.
- Phải xem công tác bồi dưỡng HSG là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường.
Trên đây là thực trạng, giải pháp và kiến nghị về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô.
Duyệt của BGH

Người viết tham luận

Lữ Thị Ngọc Tuyền

PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS ĐỐC BINH KIỀU

22


THAM LUẬN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC

ĐẠT HIỆU QUẢ.
I. THỰC TRẠNG:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa là một công tác mũi nhọn trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói
riêng, cho địa phương nói chung.
Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của
thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, trường THCS
Đốc Binh Kiều đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi
HSG chung của huyện nhà.
Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của lãnh đạo nhà trường, giáo viên
được phân công có kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền.
Khó khăn:
- Giáo viên dạy bồi dưỡng có nhiều kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải
và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm
chương trình bồi dưỡng HSG nên có thể xem là quá tải đối với các em. Ngoài ra các em
còn phải học thể dục và học khép kín trái buổi nên có phần hạn chế về thời gian tự học và
thời gian GV bồi dưỡng cho các em do đó kết quả nhìn chung là chưa cao lắm.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm
của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Kiến thức của bộ môn khá rộng nên việc soạn chương trình bồi dưỡng khá vất vã
đối với GV.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học bồi dưỡng học
sinh giỏi.
II/MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI:

Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để duy trì và
nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
- Để bồi dưỡng được học sinh giỏi các giáo viên trực tiếp đứng lớp hơn bao giờ
hết cần sự chỉ đạo của Ngành, sự giúp đỡ, phối hợp của nhà trường và giáo viên có học
sinh giỏi. Đó sẽ là sức mạnh cộng hưởng giúp cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ rất đổi
vinh quang nhưng đầy thử thách này. Muốn làm được điều đó người GV phải chứng tỏ
năng lực thực sự của mình trong mọi mặt, nhất là về chuyên môn. Giáo viên không
ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo. Phải thật sự nhiệt tình say mê, tận tụy với học sinh.
- GV phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm,
trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi
theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện,
đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác
giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…Không được ép

23


buộc học sinh, phải để học sinh tự chọn môn học mà mình yêu thích và có năng khiếu về
môn đó .
Bản thân mỗi GV phải coi chất lượng mũi nhọn là của mình; là trách nhiệm, là nhiệm vụ
trọng tâm trong năm học. Để từ đó có kế hoạch cho mỗi giai đoạn trong quá trình
BDHSG.
- Quá trình bồi dưỡng HSG chính là quá trình tự bồi dưỡng bản thân; trình độ
chuyên môn, lòng yêu nghề cũng một phần xuất phát từ đó mà ra. Cảm giác lúc nào kiến
thức của mình vẫn hổng, vẫn thiếu; qua năm này sang năm khác lại có thêm kiến thức
khác bổ sung. Cùng học trò tìm ra được nhiều phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó mà
lại càng ham, càng nhiệt tình.
* Về chương trình bồi dưỡng:
Giáo viên cần lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cụ thể từng chương, từng phần
cho học sinh, về từng mảng kiến thức phải chú ý rèn luyện các kỹ năng tư duy theo số tiết

quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến
khó để các em HS bắt nhịp dần.
Trong bồi dưỡng, GV tuyệt đối không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách
thụ động và đừng hiểu nhầm học sinh khá, giỏi thì cái gì các em cũng biết, cái gì các em
cũng dễ dàng tiếp thu và dạy học phải bám vào chuẩn kiến thức, phần nâng cao phải có
tính vừa sức.
* Tài liệu BD:
- GV sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh và các tỉnh khác thông qua công
nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham
khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của
các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên
mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
III. KIẾN NGHỊ:
Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có kết quả cao hơn, tôi xin có
một số kiến nghị, đề xuất như sau:
- Đối với chính quyền địa phương, các đoàn thể, cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào
xã hội hoá giáo dục, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân quan tâm chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục, tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Quan tâm chỉ đạo các thôn,
các dòng họ có những chính sách động viên khích lệ các em học sinh có thành tích trong
học tập, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho toàn thể học sinh xã
nhà. Chính quyền địa phương cần có chính sách tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối
với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; để khích lệ tinh thần và ghi nhận kết quả bồi
dưỡng của GV.
- Đối với các em học sinh: Chủ động hơn nữa trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát
huy tốt năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện thói quen say mê nghiên cứu khoa học,
tìm tòi, sáng tạo, phấn đấu giành thành tích cao trong những năm học tiếp theo. Phải nhận
thức đúng về tầm quan trọng của học tập. Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập
và ham học hỏi. Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa,
học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.

Duyệt BGH
PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI

Đốc Binh Kiều, ngày 2 tháng 1 năm 2013
Tổ Hóa Học
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

24


Trường THCS xã Mỹ An

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THAM LUẬN
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA ĐẠT HIỆU QUẢ
1. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa ở trường THCS xã Mỹ An:
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác bòi dưỡng
học sinh giỏi (HSG).
- Đa số học sinh được tuyển chọn chịu khó học hỏi và thực hiện theo kế hoạch do
giáo viên vạch ra.
- Tư liệu phong phú và đa dạng.
b. Khó khăn:
- Còn thiếu phòng riêng biệt để bồi dưỡng cho học sinh
- Đội ngũ học sinh đa phần có học lực khá, khá-giỏi, chưa có học sinh giỏi thật sự.
- Chưa có khung đề cương cho việc ôn luyện học sinh dự thi cấp tỉnh.
- Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế.
2. Giải pháp:
- Lập kế hoạch sớm và ôn theo từng chuyên đề và dạng bài tập ( dạng toán nguyên tử,

nồng độ dung dịch, độ tan, pha chế dung dịch, thành phần phần trăm, phân biệt, tách, hỗn
hợp,…)
- Sưu tầm tư liệu, mua sách tham khảo cho học sinh học, sưu tầm đề thi học sinh giỏi
của những năm trước để học sinh giải tham khảo.
- Ôn luyện dựa vào đề cương của sở giáo dục và hình thức đề của những năm trước.
- Ôn luyên kết hợp với tự học của học sinh.
3. Hiệu quả:
- Học sinh nắm được mạch kiến thức và hiểu vấn đề.
- Học sinh không bị dồn nén kiến thức.
- Học sinh định hướng được việc ôn luyện.
- Từ lúc ôn luyện đến nay chỉ có một lần đạt giải ba cấp huyện năm học 2009 – 2010.
4. Kết luận:
a. Bài học kinh nghiệm:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là hoạt động vô cùng khó khăn và đậy thách thức,
đòi hỏi mỗi giáo viên khi bồi dưỡng phải có tâm huyết và phải có kế hoạch từ xa. Bồi
dưỡng học sinh chủ yếu dạy cách tự bồi dưỡng, tự sưu tầm tài liệu và là người định
hướng cho học sinh học. Tóm lại, bồi dưỡng học sinh giỏi là mộ quá trình cần có sự tâm
huyết của giáo viên và quyết tâm của học sinh.
b. Kiến nghị:
- Cần có đề cương ôn thi cho học sinh dự thi cấp huyện.
- Cần có nguồn kinh phí nhất định phù hợp hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Mỹ An, ngày 07tháng 01 năm 2013
Người viết tham luận
Tổ hóa sinh công nghệ
PHÒNG GD &ĐT THAP MƯỜI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

25



×