Phòng GD&ĐT Huyện Lộc Ninh
Trường THCS Lộc An
THAM LUẬN VỀ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Thưa toàn thể hội nghị.
Như chúng ta đã biết, “giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan
trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”.
Xác định quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm gần đây, công tác dạy học và
bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp nên trường THCS Lộc An đã có kế hoạch chỉ đạo giáo
viên thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hơn thế nữa việc bồi dưỡng học
sinh giỏi trên địa bàn hơn 50 % đồng bào dân tộc lại là một vấn đề hết sức khó khăn.
Kính thưa toàn thể hội nghị sau đây tôi xin được thay mặt cho các anh chị em làm
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đơn vị trình bày một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh
giỏi, nhất là học sinh đồng bào dân tộc.
I/ Tình hình thực tiễn
1/ Thuận lợi.
1. Được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD&ĐT huyện Lộc Ninh, sự quan tâm sâu
sát của của Đảng Uỷ, UBND xã Lộc An, hội PHHS xã, và đặc biệt là BGH trường THCS
Lộc An đã tạo điều kiện về CSVC, về tinh thần giúp anh chị em cố gắng nhiệt tình trong
công tác bồi dưỡng, học sinh chăm chỉ trong ôn luyện.
2. Đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn, có lòng yêu
nghề, yêu trẻ. Được đào tạo chính quy từ các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.
2/ Khó khăn.
1. Đa số học sinh là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con
em người đồng bào nên việc đầu tư thời gian cho học tập còn nhiều hạn chế, các em còn
phai phụ giúp gia đình lên nương rẫy, chăn trâu bò, làm thuê, làm mướn.
2. Có nhiều phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học
tập, bồi dưỡng của con em mình, còn để giáo viên phải đến tận nhà để xin cho các em đi
học.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ cho công tác bồi dưỡng còn
thiếu chưa theo kịp nhu cầu phát triển chung và yêu càu của dạy và học. có nhiều bộ môn
chưa có thiết bị dạy học.
3/ Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kính thưa toàn thể hội nghị. Trường THCS Lộc An chỉ mới thành lập từ tháng 8 năm
2005, học sinh đa số con em đồng bào dân tộc thiểu số. thế nhưng ngay từ năm đầu tiên
thành lập, BGH đã quan tâm chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù trường mới, quản
lí mới, thầy mới, học trò cũng mới mà nhà trường đã có một em đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Kể từ đó năm nào nhà trường cũng có danh hiệu học sinh giỏi đặc biệt là học sinh con em
người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm học vừa qua trường THCS Lộc An có 2 em học
sinh giỏi tỉnh thì có một em người đồng bào. Từ thực tế nhà trường đã đạt được thay mặt cho
anh chi em tôi xin tổng kết một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh đồng bào đạt danh hiệu
học sinh giỏi mà chúng tôi đã và đang thực hiện.
II/ Kết quả giảng dạy-bồi dưỡng.
Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn các em đi bồi dưỡng ở một trường vùng sâu rất là khó
khăn. Học sinh chỉ khoảng 50 em khối 9 mà phải tham gia 10 bộ môn thì thật là một vấn đề
nan giải cho việc lựa chọn. Học sinh năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ
do giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Ví dụ ở bộ môn toán, lý các học sinh này đôi khi
có những cách giải lạ, độc đáo hoặc thỉnh thoảng đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ
trước được; học sinh say mê bộ môn, các học sinh này có thể chưa thật giỏi nhưng vì say
mê, yêu thích bộ môn nên dễ trở thành học sinh giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng; học
sinh cần cù chăm chỉ, đối với một số bộ môn cần nhiều đến trí nhớ (sử, địa, ngoại ngữ…)
học sinh nhờ cần cù chăm chỉ học tập mà trở nên giỏi cũng không ít.
o Thứ nhất. Các anh chị em đã “nuôi” học sinh từ năm lớp 7, lớp 8 tận tâm vì chất
lượng, có khi còn xin nhau để có học sinh bồi dưỡng.
o Thứ nhì. Các kì nghỉ hè, các em học sinh vẫn được giáo viên đưa tài liệu để tham
khảo. Giáo viên thỉnh thoảng nắm thông tin về việc học của các em bằng cách ghé nhà, gọi
điện thoại cho phụ huynh nhắc nhở.
o Thứ Ba. Đối với các em đồng bào, giáo viên thường xuyên quan tâm vận động gia
đình tạo điều kiện về thời gian để các em học tập. Mặt khác quá trình tiếp thu kiến thức của
các em còn chậm so với các em người kinh nên trong khi giảng dạy, giáo viên kiên trì giảng
giải, khích lệ tinh thần học tập của các em .
o Thứ tư. Tạo cho các em niềm tin, chí phấn đấu để vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Đa
số các em đồng bào thường nhút nhát, khó gần, chúng ta nên tạo cảm giác chia sẽ, gần gủi
với học sinh để các em không còn cảm giác phân biệt giữa học sinh người đồng bào và học
sinh người kinh tạo sự tin tưởng và cố gắng học tập.
o Thứ năm. Đó chính là bản thân của mỗi giáo viên. Phải luôn luôn trao dồi kiến thức
chuyên môn. Khi được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng thì phải có trách nhiệm chuẩn bị
kĩ nội dung ôn tập. Phải đầu tư soạn đề cương, sưu tầm tài liệu. Truyền đạt cho học sinh
phương pháp giải đề một cách hợp lí, không quản khó khăn, bố trí thời gian hợp lí để vừa ôn
tập , bồi dưỡng cho học sinh, vừa đảm bảo thời lượng đứng lớp…
o Và cuối cùng, nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu bố trí phân công giảng dạy hợp lí
tạo điều kiện cho anh chị em giáo viên có thời gian để đầu tư bồi dưỡng.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nề nếp giảng dạy, lấy chỉ tiêu học sinh giỏi (nhất là học sinh
đồng bào thiểu số) là một trong những điều kiện quan trọng trong việc xét thi đua cuối năm
làm nền tảng vững chắc cho sự nổ lực của giáo viên.
Từ những kinh nghiệm đó, Trường THCS Lộc An đã duy trì được nề nếp ôn thi học
sinh giỏi. Có nhiều em học sinh đồng bào đạt giải cao mà các trường bạn chưa làm được. Đi
đầu trong phong trào này từ các năm qua có các đồng chí như: Võ Đình Khánh,Hoàng Văn
Nam, Hồ Đức Trung, Võ Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Anh… đều đã có học sinh giỏi.
Cuối cùng với vai trò là một công chức của nhà trường, tôi hy vọng các anh chị em hãy
duy trì tốt và phát huy hơn nữa nhiệm vụ dạy học, bồi dưỡng nhân tài góp phần cùng với
BGH đưa trường THCS Lộc An đạt danh hiệu trường tiên tiến.
Cuối cùng xin chúc qúy vị đại biểu sức khỏe. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
XIN HẾT