Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TÀI LIỆU HỘI THẢO MÔN HOÁ HỌC HỌC KỲ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.88 KB, 33 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________

TÀI LIỆU
HỘI THẢO MÔN HOÁ HỌC
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011-2012

Tháp Mười, tháng 3/2012


UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

__________________________________

Số: 104 /PGDĐT-NV

Tháp Mười, ngày 06 tháng 3 năm 2012

V/v tổ chức Hội giảng – Hội thảo
môn Hoá học cấp THCS

Kính gửi:

Hiệu trưởng các trường THCS.



Căn cứ Kế hoạch số 800/KH-PGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Tháp Mười về Kế hoạch hoạt động Hội đồng bộ môn cấp THCS năm học
2011-2012;
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ bộ môn Hoá học cấp THCS thuộc Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười;
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười tổ chức Hội giảng môn Hoá học với chủ đề
“Đổi mới PP dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học hiệu quả” cấp THCS như sau:
I. Mục tiêu:
- Thúc đẩy nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Khai thác
năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý bộ môn, giáo viên bộ môn để thúc đẩy phát
triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ quản lý
và giáo viên.
- Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục cấp THCS trên địa bàn huyện.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém để góp phần hạn chế học sinh bỏ học.
II. Nội dung hoạt động :
1. Tổ chức hội giảng cấp huyện.
- Hội giảng 1 tiết, môn Hoá học lớp 8.
-Tiết theo PPCT: 52, Bài: Điều chế khí Hiđrô – phản ứng thế.
-Lớp dạy : 8A3, tiết 2 (buổi sáng, bắt đầu lúc 7 giờ 45 phút)
- Giáo viên dạy : Thầy Ngô Văn Minh Phương.
- Đơn vị công tác : Trường THCS Trường Xuân.
2.Tổ chức Hội thảo, báo cáo tham luận và rút kinh nghiệm tiết hội giảng.
- Báo cáo tham luận về cách khắc phục học sinh yếu kém khi viết PTHH môn Hoá
học.
- Sau khi dạy có rút kinh nghiệm tiết dạy, nhưng không đánh giá xếp loại. Khi nhận
xét chủ yếu trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và sử dụng phương tiện dạy
học, hiệu quả tiết dạy. Khi góp ý đồng nghiệp cần khéo léo, tế nhị, thoải mái để mọi người

có thể chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
- Từ các bài tham luận so sánh với tiết dạy, rút kinh nghiệm để học sinh học tốt
môn Hoá học khi viết phương trình phản ứng
- Tìm ra nguyên nhân học sinh làm bài kiểm tra học kỳ I dưới 5.0 điểm và biện
pháp khắc phục trong học kỳ II năm học 2011-2012.
2


III. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
- Thời gian : Đại biểu tập trung lúc 7 giờ 30, ngày 16/3/2012 (Thứ sáu)
- Địa điểm : Tại trung tâm học tập cộng đồng xã Trường Xuân.
- Thành phần tham dự: tất cả cán bộ, giáo viên thuộc bộ môn Hoá học tại các
trường THCS trong huyện.
IV. Tổ chức thực hiện .
1. Tổ bộ môn :
- Lập kế hoạch và điều hành công tác chuyên môn của buổi Hội thảo được Phòng
Giáo dục phê duyệt.
- Trao đổi với tổ bộ môn của trường và tư vấn với BGH nhà trường trong việc chọn
giáo viên dạy hội giảng và địa điểm tổ chức hội giảng.
- Theo dõi dự giờ tiết hội giảng.
- Chia nhóm rút kinh nghiệm tiết dạy.
- Chọn các bài tham luận báo cáo trong buổi Hội thảo.
- Soạn đề dẫn và điều hành buổi Hội thảo, chọn thư ký ghi biên bản, rút kinh
nghiệm tiết hội giảng theo chương trình.
- Báo cáo kết quả tổ chức Hội thảo về Phòng GDĐT Tháp Mười (thầy Võ Quốc
Khánh, tổ Nghiệp vụ-TTrCM) chậm nhất 3 ngày sau khi tổ chức Hội thảo.
2. Hiệu trưởng các trường:
- Cử cán bộ giáo viên tham dự Hội thảo theo đúng thành phần và gửi danh sách về
Phòng
GDĐT

trước
ngày
14/3/2012
theo
địa
chỉ
Email:

- Cử giáo viên viết 01 bài báo cáo tham luận theo chủ đề “cách khắc phục học
sinh yếu kém khi viết PTHH môn Hoá học” để trình bày trong buổi Hội thảo.
- Hiệu trưởng nhà trường cần xem và duyệt bài báo cáo tham luận trước khi gửi về
phòng GDĐT. Thời gian gửi về Phòng GDĐT trước ngày 14/3/2012 theo địa chỉ Email:
.
- In tài liệu Hội thảo và gửi cho cán bộ, giáo viên tham dự hội thảo (tài liệu là các
bài báo cáo tham luận mà Phòng GDĐT tập hợp và gửi Email cho các đơn vị).
3. Đại biểu tham dự hội thảo :
- Viết báo cáo tham luận và tham dự Hội thảo đầy đủ, nghiêm túc, tích cực đóng
góp ý kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao
chất lượng buổi hội thảo đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Mang theo tài liệu hội thảo và các tài liệu khác có liên quan đến bộ môn giảng
dạy.
Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường thực hiện đúng nội
dung công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn cần báo cáo về Phòng
GDĐT (qua tổ Nghiệp vụ - TTrCM) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:

KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
(đã ký và đóng dấu)


- Như trên (thực hiện);
- Lãnh đạo Phòng + CĐGD huyện;
- Các tổ PhòngGDĐT;
- Lưu: VT, NV(Kh).

Lê Ngọc Ảnh
3


CHƯƠNG TRÌNH HỘI GIẢNG
“ĐỔI MỐI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ,
DẠY HỌC HIỆU QUẢ MÔN HOÁ HỌC CẤP THCS”
HUYỆN THÁP MƯỜI, NĂM HỌC: 2011 - 2012
Thời gian : 7 giờ 30 phút ngày 16 tháng 3 năm 2012
Địa điểm: Trung Tâm học tập Cộng đồng xã Trường Xuân
TT

Thời gian

01

7h30’ – 7h 45’

02

7h45’ – 8h30’

03

8h30 -9h30’


04

Nội dung
Đại biểu và học sinh tập trung.

Người thực hiện
Đại biểu và học sinh.

Chuẩn bị vào tiết dạy thao giảng

Phụ trách kỹ thuật- GV dạy
Giáo viên Ngô Văn Minh Phương,

Thực hiện tiết dạy thao giảng

trường THCS Trường Xuân
- Các bài được chọn.

- Báo cáo các bài tham luận.

- Chia nhóm thảo luận tiết dạy
9h30’ - 10h00’ Nghỉ giải lao giữa buổi
- Báo cáo kết quả rút kinh nghiệm.

- Các nhóm được phân công.
- Đại biểu.

- Phân tích kết quả kiểm tra học kỳ I - Tổ phó
05


10h00’-11h15’ và giải pháp nâng nâng cao chất
lượng điểm kiểm tra học kỳ II

06

11h15’-11h30’

- Thảo luận.
- Tóm tắt lại những nội dung chính
- Đáp từ

- Đại biểu
Tổ trưởng

PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS TT MỸ AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

___________________________________

4


BÀI THAM LUẬN
VÌ SAO HỌC SINH LỚP 9 THUỜNG VIẾT SAI

PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC - CÁCH KHẮC PHỤC
Giáo viên: Bùi Thanh Tùng
Đơn vị công tác: Trường THCS TT Mỹ An
Thời gian thực hiện: HKI
I. Mục tiêu:
- Nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh lớp 9 thường viết sai PTHH:
+ Chương trình Hóa học 8, Hóa học 9
+ Phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn Hóa học
+ Cách học của học sinh
- Nhằm tìm ra một số biện pháp khắc phục tình trạng trên
+ Giáo viên sẽ dạy như thế nào để rèn luyện kỹ năng viết PTHH
+ HS sẽ tự học trên lớp và ở nhà như thế nào? Cách học và rèn luyện kỹ năng viết
PTHH trên lớp như thế nào?
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Hóa học 9
- Bồi dưỡng HS yếu kém nhằm góp phần hạn chế HS bỏ học
II. Nhiệm vụ:
1. Giáo viên:
- Cần nắm rõ số học sinh yếu kém ở kỹ năng viết PTHH của từng lớp
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng viết PTHH trên lớp
- Hướng dẫn HS tự học và phương pháp học ở nhà
- Ngoài bài tập SGK, giáo viên cần chọn lựa bài tập cho phù hợp để HS yếu kém
rèn luyện viết PTHH
2. Học sinh:
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng viết PTHH trên lớp
- Tăng cường làm bài tập ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Nắm được những kiến thức cần nhớ theo hướng dẫn của GV
- Học ở bạn
III. Giải pháp:
A. Vì sao HS lớp 9 thường viết sai PTHH?
1. Chương trình SGK:

a. Chương trình lớp 8:
- Chỉ có 1 tiết học đề cặp đến vấn đề lập công thức hóa học và 2 tiết lập PTHH
- Viết một vài PTPU đơn giản và mang tính áp đặt.
- Đưa vào bảng hóa trị các nguyên tố có quá nhiều nguyên tố
- Chưa khắc sâu về kiến thức nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim
- Chỉ sơ lược khái niệm về các loại hợp chất vô cơ và phân loại, mang tính áp đặt.
b. Chương trình lớp 9:

5


- Đầu năm HS phải học liên tiếp tính chất hóa học của các loại HCVC và một số
đại diện, có rất nhiều PTPU. Có những HCVC và PTPU còn ở bài sau nhưng bắt buộc
HS phải viết được PTHH
Vd: Hợp chất bazơ, muối ở bài sau mới học nhưng đã đưa vào bài đầu tiên ôxit và
bắt HS phải hoàn thành PTHU ôxit tác dụng vớ bazơ tan tạo thành muối và nước.
Nếu không có phương pháp giảng dạy phù hợp của GV thì đa số HS trung bình yếu ở lớp 8 mới lên sẽ dễ mất phương hướng
- Không nêu lại khái niệm oxit, axit, bazo, muối.
- Không hình thành kiến thức để dễ nhớ về tính tan các HCVC nhưng bắt HS viết
trạng thái chất.
2. Học sinh:
- Không nhớ hóa trị của các nguyên tố, gốc axit, nhóm hiđroxit.
- Không phân biệt được công thức hóa học của kim loại, phi kim, các HCVC.
- Chưa chăm, còn dựa vào các PTHH có sẳn trong SGK, không tự lập PTHH mà
chỉ chép vào tập khi có sẳn các PTPU trên bảng hoặc trong SGK.
3. Giáo viên:
- Còn hạn chế rèn luyện kỹ năng viết PTHH cho HS: một tiết học chỉ có 2 – 3 HS
lên bảng còn lại đa số HS ngồi chờ có kết quả thì viết vào tập.
- Chưa hướng dẫn kỹ và chọn lọc bài tập cho HS trung bình - yếu
- Chưa hướng dẫn cách học cho HS như: Phân biệt HCVC, nhớ hóa trị, nhớ tính

tan các HCVC, viết PTPU khi biết chất tham gia phản ứng, …
- Chưa thường xuyên kiểm tra bài tập ở nhà của HS
B. Cách khắc phục:
Trước tiên để khắc phục tình trạng trên thì bản thân mỗi GV cần thay đổi PPDH
cho phù hợp ở từng đối tượng HS để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học. Sau đây
là một số biện pháp khắc phục tình trạng HS lớp 9 viết sai PTHH:
1. Hóa trị:
- Ngay từ tiết ôn tập đầu năm, GV yêu cầu HS phải nhớ hóa trị của một số kim loại
thường gặp ở lớp 9 (Nhớ số ít suy ra số nhiều)
Kim loại hóa trị I: K, Na, Ag (Bạc)
Kim loại hóa trị III: Al
Riêng Cu coi như hóa trị II, Fe (II, III)
Kim loại không nắm trong nhóm trên là hóa trị II
- Hóa trị một số gốc axit thường gặp: - Cl, - NO3, = CO3, = SO4, PO4.
- Kiến thức trên rất cần thiết khi HS viết PTPU vì sản phẩm thường là muối. Bên
cạnh GV đưa ra nhiều ví dụ về kim loại phi kim để học sinh biết nguyên tố nào là kim
loại, nguyên tố nào là phi kim.
2. Công thức hóa học:
- Viết đúng công thức hóa học là điều kiện cần phải có để viết đúng PTHH. Giáo
viên cần cung cấp lại kiến thức khái niệm các HCVC để HS viết đúng CTHH trong
PTPU. Cách lập CTHH khi biết hóa trị.
+ Ôxit: là hợp chất chỉ có 2 nguyên tố trong đó có nguyên tố ôxi
Ví dụ
+ Axit: H - gốc axit.
Ví dụ
6


+ Bazơ: Kim loại – nhóm hiđrôxit (- OH).
Ví dụ

Học sinh cầ phải nắm 4 bazơ tan: KOH, NaOH, Ca(OH) 2, Ba(OH)2. Những bazơ
còn lại là không tan.
+ Muối: Kim loại - gốc axit
Ví dụ
3. Phương trình hóa học:
- HS cần nắm được chất tham gia là gì để viết đúng CTHH của các chất sản phẩm
+ Đa số các PTPU đều có sản phẩm là muối (trừ K, Na, Ba, Ca và ôxit của chúng
tác dụng với nước tạo thành bazơ)
+ Chỉ có 2 trường hợp sản phẩm có khí hiđrô:
* K, N, … tác dụng với nước
* Zn, Al, Mg, Fe, … tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
+ PTPU giữa 2 oxit chỉ tạo ra một chất duy nhất là muối
- Cân bằng phương trình: Là bước cuối cùng để hoàn thành PTHH. GV cần hướng
dẫn kỹ hệ số cân bằng khác với chỉ số khi hoàn thành CTHH, cách tính số nguyên tử của
từng nguyên tố khi có hệ số đứng đầu (đa số HS thướng lấy hệ số cộng chỉ số)
- Cách cân bằng phương trình: Số chẳn - số lẻ, nhóm nguyên tố, …
4. Sơ đồ phản ứng:
Ở mỗi tính chất hóa học của các HCVC, GV cung cấp sơ đồ phản ứng để HS dễ
viết PTPU
Ví dụ: Viết PTPU minh họa cho tính chất hóa học củ axit
Axit (HCl, H2SO4 loãng) + Kim loại (Mg, Zn, Al, Fe, …) → Muối + Khí hiđrô
Axit + Bazo → Muối + nước
Axit + Oxit bazo → Muối + nước
5. Hướng dẫn học sinh nhớ tính tan của muối (nhớ số ít suy ra số nhiều)
- Các muối Clorua: Đều tan (trừ AgCl, … không tan)
- Các muối nitrat: Đều tan
- Các muối sunfat: Đều tan (trừ BaCl2, … không tan)
- Các muối cacbonat:
Chỉ có muối của K, Na là tan
- Các muối photphat:

6. Chương trình Hóa học 8:
GV bộ môn cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết CTHH xuyên suốt chương
trình khi đã học xong bài công thức hóa học.
Trên đây là một số biện pháp mà bản thân đã thực hiện ở trường trong những năm
qua. Mong quý thầy cô đóng góp thêm để bản thân ngày càng hoàn thiện phương pháp
bồi dưỡng HS yếu – kém góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
TTMA, ngày tháng 3 năm 2012
DUYỆT CỦA BAN GIAM HIỆU
Người viết

Phòng GD&ĐT Tháp Mười

Bùi Thanh Tùng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
7


Trường THCS Mỹ Đông
-----------

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BÀI THAM LUẬN
VỀ VIỆC NÊU CÁCH KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU KÉM KHI VIẾT
PTHH
MÔN HÓA HỌC.
GIÁO VIÊN : NGÔ MINH PHÚC.
ĐƠN VỊ : THCS MỸ ĐÔNG.
I. Thực trạng :
- Trong thực tế, hiện nay phần lớn các học sinh THCS nói riêng và học sinh phổ thông nói

chung đều gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện viết PTHH nhất là đối với học sinh lớp 8,
9. Khó khăn này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân :
* Học sinh chưa nắm vững được các hóa trị của một số nguyên tố và một số gốc
Axit, Bazơ, Muối.
* Chưa thuộc các tính chất hóa học của các nội dung bài đã học ( phần này quan
trọng nhất).
* Còn học bài theo lối học vẹt.
- Từ việc học sinh không viết được phương trình hóa học dẫn đến nhiều lỗi mắc phải
trong việc để học tốt môn Hóa học như : Không cân bằng được phương trình hóa học,
không giải được toán chuổi phản ứng, không làm được bài tập tính theo phương trình hóa
học……. Từ đó dẫn đến mất căn bản, học yếu kém, chán nản, bỏ học…….
- Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm giúp các em có thể học tốt, làm tốt các bài tập hóa
học, việc cần thiết và cấp bách trước nhất là các em phải viết đúng các phương trình hóa
học.
- Có nhiều phương pháp để viết đúng và chính xác một phương trình hóa học. Sau đây,
xin cho tôi được phép chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân để có thể giúp các em
khắc phục được tình trạng không viết được PTHH.
II. Giải pháp thực hiện :
Kinh nghiệm 1 : Kiểm tra hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tố ( nhóm
Axit, Bazơ, Muối) mà các em thường gặp nhất.
Cách thực hiện : Để kiểm tra việc này : Một là bắt các em học thuộc lòng ( giống
như các em thuộc lòng Bảng Cửu chương), hai là mỗi các em phải kẻ bảng hóa trị vào
một bìa cứng và mang theo bên mình trong mỗi giờ học Hóa học. Để thực hiện tốt được
điều này Gv phải sưu tầm cho các em các cách học để dễ nhớ hóa trị như : Bài ca hóa trị,
thơ hóa trị ,vè hóa trị,….
GV phải kiểm tra học sinh thường xuyên và nghiêm khắc trong việc xử phạt để tạo
thói quen nhớ sâu, nhớ kỹ, nhớ chính xác cho các em.
Kinh nghiệm 2 : Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các tính chất hóa học của
của những hợp chất cơ bản và cách nhận dạng chúng :


8


* Ôxit : có 2 nguyên tố, trong đó có có 1 nguyên tố là O; Ôxit Axit “Cá,
Sấu, Phơi, Nắng”(là các nguyên tố C,S, P, N ) các trường hợp còn lại là Ôxit Bazơ : Ôxit
Bazơ tan trong nước : Ba, Kí,Cà, Na ( là các nguyên tố : Ba, K, Ca, Na)
* Axit ( Có H đứng đầu ) ; H2SO4 HCl, HNO3, H2CO3.....
* Bazơ ( có nhóm – OH đứng cuối ), : NaOH, KOH, Ca(OH)2……
* Muối ( có kim loại đứng đầu và gốc Axit đứng sau : BaCl2 , Na2SO4 ,
CaCO3 ) là trường hợp nhận biết còn lại.
Cách thực hiện: Để dễ nhớ các tính hóa học của các hợp chất như :
Axit + một số kim loại  Muối + H2
Bazơ + Axit  Muối + nước.
Muối + Muối  2 dung dịch Muối mới.
Các Ôxit axit đều tan trong nước  dd Axit.
Các Ôxit Bazo ( Ba, Ki Cà Na ) tan được trong nước  dd Bazơ.
…… GV yêu cầu học sinh thuộc các tính chất nêu trên bằng cách viết vào bảng bìa
cứng. Khi gặp các hợp chất có đặc điểm nhận dạng như sau :
HCl. + Zn  ( HS sẽ tự biết sản phẩm là Muối và H 2) nhờ có bảng bìa cứng
hoặc học thuộc lòng nội dung : Axit + một số kim loại  Muối + H2.
NaOH + H2SO4  ( HS sẽ tự biết sản phẩm là Muối và H 2O) nhờ có bảng bìa
cứng hoặc học thuộc lòng nội dung : Bazơ + Axit  Muối + nước.
Na2SO4 + BaCl2  ( HS sẽ tự biết sản phẩm là Muối và Muối) nhờ có bảng bìa
cứng hoặc học thuộc lòng nội dung : Muối + muối  2 dung dịch muối mới.
SO3 + H2O  ( HS sẽ tự biết sản phẩm là dd Axit) nhờ có bảng bìa cứng hoặc học
thuộc lòng nội dung : Các Ôxit axit ( Cá, Sấu, Phơi, Nắng ) đều tan trong nước  dd
Axit.
K2O + H2O  ( HS sẽ tự biết sản phẩm là dd Bazơ) nhờ có bảng bìa cứng hoặc
học thuộc lòng nội dung : Các Ôxit Bazơ ( Ba, Ki Cà Na ) tan trong nước  dd Bazơ.
Cách làm này cũng đòi hỏi người GV chuyên cần, chịu khó kiểm tra và uốn nắn

các em thực hiện thường xuyên liên tục, dần dần các em sẽ dễ nhớ và đi vào nề nếp. Từ
đó việc viết PTHH cũng thuận lợi hơn nhiều.
Kinh nghiệm 3 : Giáo viên chỉ học sinh cách sử dụng Sơ đồ toán học sau đây để
vận dụng vào việc viết phương trình “Phản ứng trao đổi” của bài Muối.
Ta có : AB
tham

+
gia )

CD

 ………….+………… ( AB, CD là những hợp chất

Cách thực hiện : Ta viết sản phẩm bằng cách giữ nguyên vị trí ( đứng trước) của
A và C. Ta chỉ trao đổi B và D cho nhau mà thôi. Sau đó ta vận dụng qui tắc hóa trị và
hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tố để viết thành những công thức hoàn chỉnh.
AB
Ví dụ :

+

CD



AD

+


CB

Na2SO4 + BaCl2  2NaCl + BaSO4
K2CO3 + CaSO4  K2SO4 + CaCO3
9


III. Kết luận :
- Đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích góp được từ thực tiễn công tác, trên
thực tế tôi cũng đã áp dụng với học sinh lớp mình phụ trách trong nhiều năm và kết quả
thu được cũng rất tích cực. Phần lớn học sinh đã viết được nhiều dạng phương trình khác
nhau với các mức độ cũng khác nhau.
- Nhưng dẫu thế nào thì đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của tôi, trong quá trình
thực hiện cũng sẽ phát sinh nhiều vướn mắc, trở ngại. Hay cũng sẽ có những giải pháp
khác hay hơn, hiệu quả hơn rất mong quý thầy, cô, đồng nghiệp cùng chia sẻ và đóng góp.
Xin chân thành cám ơn!.
Xác nhận của BGH

Mỹ Đông, ngày 10 tháng 03 năm 2012
Người viết

10


BÀI THAM LUẬN
RÈN KĨ NĂNG VIẾT PHƯƠNG TRÌNH
HÓA HỌC CHO HỌC SINH THCS
---------GV : NGUYỄN THÁI ĐỒNG
Đơn vị : THCS Xã Mỹ An
I Lý do

Qua nhiều năm giảng dạy môn hóa cấp THCS , tôi thấy có rất nhiều học sinh chưa
viết đúng phương trình hóa học . Đặc thù của môn hóa học, theo tôi viết phương trình hóa
học rất là quan trọng, vì muốn giải được bài toán trước hết phải viết phương trình hóa học
đúng ,nếu viết sai thì cả bài toán đều sai.Không chỉ bài toán mà còn chuổi phương trình,
nhận biết, phân biệt chất, hóa tính . v.v.. cũng liên quan đến phương trình, do đó ta nên
cần rèn luyện học sinh viết phương trình hóa học ngay từ năm học lớp 8 . Theo tôi học
sinh viết chưa đúng phương trình hóa học bởi một số nguyên nhân sau.
II. Nguyên nhân
- Học sinh chưa thuộc kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và hóa trị của từng nguyên tố
- Học sinh chưa thuộc gốc hóa trị của một số nhóm như :
+ nhóm –OH có hóa trị là I
+ nhóm –NO3 có hóa trị là I
+ nhóm –SO4 có hóa trị là II
+ nhóm –PO4 có hóa trị là IV
+ nhóm –CO3 có hóa trị là II
- Học sinh viết công thức hợp chất chưa đúng, cân bằng phương trình hóa học chưa
được.
- Học sinh chưa nắm được công thức chung của oxit, axit, bazo, muối .
- Học sinh chưa nắm được dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của dãy
hoạt động hóa học của kim loại
III. Biện pháp- kinh nghiệm
Từ những nguyên nhân trên theo tôi có một số biện pháp – kinh nghiệm sau để giúp
học sinh viết được phương trình hóa học.
• Học sinh phải viết đúng kí hiệu hóa học và thuộc được hóa trị của từng nguyên tố
• Học sinh phân loại được bốn loại hơp chất vô cơ : oxit, axit, bazo, muối…….
• Ngay từ năm học lớp 8 học sinh phải viết được phương trình hóa học và biết cân
bằng phương trình hóa học
• Dấu hiệu của một phương trình phản ứng xảy ra
• Học sinh phải thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó.
Ví dụ :

a/ Zn
+ 2HCl
ZnCl 2
+
H2
Cu + HCl
không phản ứng
11


( vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học )
b/ Cu + 2AgNO3
Cu(NO3)2 + 2Ag
Ag + CuSO4
không phản ửng
( vì Ag đứng sau Cu trong dãy hoạt động hóa học )
c / 2Na + 2H2O
2NaOH
+
H2
Al + H2O
không phản ứng
( vì Al đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học, nên không phản ứng, chỉ có kim
loại đầu dãy K, Na, Ca, Ba mới tác dụng với nước ở điều kiện thường)
IV. Những đề xuất kiến nghị:
- Giáo viên dạy môn hóa ở lớp 8, cần cho học sinh thuộc kí hiệu hóa học các nguyên
tố hóa học và thuộc hóa trị của từng nguyên tố.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở việc học của các em .
Trên đây là những tham luận của bản thân tôi về việc “ giúp hs viết đúng
phương trình hóa học”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội nghị cho bản tham

luận của tôi được đầy đủ sát thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Mỹ An, ngày 9/3/2012
Người viết tham luận

Nguyễn Thái Đồng

12


PHÒNG GDĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐIỀN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________

_____________________________________

Bài tham luận
CÁCH KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU KÉM
KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC MÔN HÓA HỌC
1/Đặt vấn đề:
Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng mới
cho học sinh. Bài tập hóa học là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy
cho học sinh. Bài tập hóa học cũng là công cụ để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học
sinh. Thông qua giải bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện,củng cố về kiến thức hóa học
.Cho nên để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học,ta phải xét sự hình thành từng hệ
thống kỹ năng mà nội dung chương trình đã đề ra .Nếu tính theo đơn vị kiến thức thì có

rất nhiều dạng bài tập nhưng dạng bài tập nào cũng đòi hỏi có kiến thức kĩ năng cơ bản
mới giải được. Một trong những kiến thức kĩ năng đó là phải lập được phương trình hóa
học, vì đa số bài tập hóa học được tính theo phương trình hóa học. Như vậy để giải được
bài tập hóa học ta phải lập được phương trình hóa học đúng, chính xác. Thế nhưng, đa số
học sinh không làm được việc này. Tại sao vậy? Có phải lập phương trình hóa học khó
quá không? Hay chúng ta chưa có phương pháp giúp các em lập được phương trình hóa
học, cũng chính vì thế khi kiểm tra phần lớn các em chỉ làm được phần lí thuyết còn bài
toán thường không giải được. Tìm hiểu kĩ mới biết được là do các em không viết được
phương trình hóa học.
Trước tình thế đó, tôi băn khoăn, trăn trở và tìm ra một phương pháp để giúp các
em biết các lập một phương trình hóa học nhanh, chính xác.
2/Cơ sở lí luận:
Các môn học ở bậc THCS đều bắt đầu từ lớp 6, riêng môn hóa học, lớp 8 các em
mới được tiếp cận và bắt đầu làm quen với những khái niệm, định nghĩa rất tư duy và trừu
tượng, cộng với việc thay sách nên phải gánh thêm một số kiến thức từ lớp 9 đưa xuống
thậm chí từ lớp 10 đưa xuống chẳng hạn như nguyên tử, dung dịch, nồng độ dung dịch,
khái niệm về axit, bazơ, muối. Đây là một phần kiến thức là cơ sở cho hóa học 9 thế
nhưng, các phần này rơi vào cuối chương trình lớp 8, thậm chí thi xong học kì II mới học,
cho nên phần lớn các em không tập trung dẫn đến lên lớp 9 các em bị hẫng hụt.
3/ Thực trạng:
Những năm gần đây , môn hóa học đề thi do phòng giáo dục ra đề , mức độ kiến
thức không quá khó để các em có thể đạt điểm trung bình. Qua kết quả thi học kì I vừa
qua tại đơn vị trường THCS Phú Điền số lượng học sinh các khối 8,9 đều có điểm thi
dưới 5 còn chiếm tỉ lệ cao khoảng 23 % .Đặc biệt trong các bài tập có PTHH thì đa số các
em không viết được, các em viết sai PTHH ( sai kí hiệu, sai chỉ số, sai hệ số cân bằng….)
4/ Nguyên nhân:
- Học sinh tiếp thu chậm, hỏng kiến thức ở các bài trước như: chất, công thức hóa
học, hóa trị, phản ứng hóa học, phương trình hóa học…
13



- Không thuộc hóa trị các nguyên tố nên hình thành công thức hóa học của các
chất sai
- Không nắm được kiến thức cơ bản khi cân bằng một phương trình
- Một số trường hợp lo ra, không chịu tập trung, không làm bài tập là nguyên nhân
dẫn đến yếu kém khi học hóa học
- Nội dung kiến thức nhiều mà thời gian dành cho tiết luyện tập ít nên giáo viên
không có thời gian rèn luyện thêm cho các em lập PTHH
- Nội dung bài phương trình hóa học chỉ gói gọn trong 2 tiết ở chương trình lớp 8
nhưng bài tập liên quan đến PTHH lại rất nhiều đặc biệt là chương trình lớp 9 nên đa số
các em rất lo sợ dạng bài tập này nên bỏ qua dần dần chán nản và hụt kiến thức bài tập
này là nguyên nhân làm cho các em yếu kém
5/ Biện pháp khắc phục
Để giải quyết vấn đề đặt ra, trước hết là phải giúp các em hiểu hết các khái niệm
như phương trình hóa học là gì? Phản ứng hóa học là gì? Chất bị biến đổi gọi là gì? Chất
khác ở đây là gì? Như vậy phương trình hóa học được ghi như thế nào?
(Tên các chất tham gia , tên các sản phẩm. Giữa các chất tham gia ghi dấu + và đọc là tác
dụng với. Giữa các sản phẩm ghi dấu + và đọc là và).
Ví dụ 1: Kẽm phản ứng với axit clohiđric tạo thành muối kẽm clorua và hiđro
- Chất tham gia ở đây là kẽm và axit clohiđric.
- Chất tạo thành ở đây là muối kẽm clorua và khí hiđro.
- Ta có sơ đồ phản ứng: kẽm + axitclohiđric → kẽm clorua + hiđro.
Đây mới chỉ là sơ đồ phản ứng bằng chữ, nếu dựa vào đây để giải một bài tập
hóa học thì chưa được, cần phải có một phương trình hóa học bằng công thức hóa học cụ
thể, như vậy để viết được một phương trình hóa học đòi hỏi các em phải có những kiến
thức
sau:
+ Công thức của các chất tham gia cũng như các sản phẩm phải viết như thế nào
cho đúng.
+ Các chất đó thuộc đơn chất hay hợp chất.

+ Công thức của đơn chất hay hợp chất viết như thế nào.
- Để thực hiện được các vấn đề trên, học sinh cần phải luyện tập viết đúng kí hiệu
hóa học của các nguyên tố, công thức của đơn chất, hợp chất.
- - Để hình thành kĩ năng viết đúng kí hiệu hóa học, ngay từ những bài đầu học về
nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học, giáo viên yêu cầu học sinh tập nghe, nhìn, viết, đọc.
Học nhìn giáo viên viết kí hiệu và luyện tập chứ không phải viết một cách tuỳ tiện.
- Để hình thành kĩ năng sử dụng công thức hóa học học sinh cần lưu ý:
Viết đúng công thức hóa học khi biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một
phân tử chất.
Ví dụ 2: Công thức hóa học của nước gồm hai nguyên tử hiđro và một nguyên oxi
Công thức đúng là H2O. Tránh các trường hợp viết sai: H2O, 2HO, OH2...
+ Mà muốn viết đúng công thức hóa học của hợp chất phải thuộc hoá trị, vậy mà
nhiều em học hết THCS vẫn chưa thuộc hết hoá trị của các nguyên tố thường gặp.
+ Học thuộc hoá trị, viết đúng kí hiệu hóa học các em sẽ lập được sơ đồ phản ứng
hóa học. Việc lập sơ đồ phản ứng hóa học chỉ là bước đầu. muốn giải được bài tập hóa
học ta cần phải có một phương trình hóa học đúng, chính xác.
14


Như vậy đòi hỏi các em phải biết cân bằng phản ứng hóa học. Để làm được việc
này ta phải hướng dẫn các em cách làm như sau:
- Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không bằng nhau.
- Trường hợp số nguyên tử ở vế này là số chẵn và ở vế kia là số lẻ thì trước hết phải
làm chẵn số nguyên tử cho chất mà có số nguyên tử lẻ rồi tiếp tục đặt hệ số cho phân tử
chứa số nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao cho số nguyên tử ở 2 vế bằng nhau.
Ví dụ 3: Lập phương trình hóa học theo sơ đồ sau: Al + O2 → Al2O3
Ta thấy số nguyên tử oxi có nhiều và không bằng nhau và là số lẻ là 3 nên:
 Bước 1: Đặt hệ số 2 trước Al2O3, như vậy số nguyên tử oxi ở vế phải là 6 nguyên tử
nên ta đặt hệ số 3 trước O2 ở vế trái.
 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử Al ở 2 vế phương trình cho bằng nhau.

Ta có phương trình đúng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3.
Trong trường hợp phân tử có 3 loại nguyên tố thì thường số nguyên tử của 2 loại
nguyên tố kết hợp với nhau thành một nhóm nguyên tử, ta xem cả nhóm tương đương với
một nguyên tố.
Ví dụ 4: Al + H2SO4 →Al2(SO4)3 + H2
- Ta xem nhóm SO4 tương đương như một nguyên tố.
- Ta thấy nhóm SO4 có nhiều nhất và không bằng nhau ở 2 vế. Nên ta đặt hệ số 3
trước H2SO4 sau đó cân bằng số nguyên tử H và cuối cùng là nguyên tử nhôm.
Ví dụ 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: NaOH + Fe2(SO4)3 → ? + Na2SO4
Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng trên.
- Trước hết ta thay dấu ? bằng công thức hóa học hợp chất của Fe với nhóm OH, nhớ
trong trường hợp có hoá trị III, nhóm OH có hoá trị I. Công thức cần điền là Fe(OH) 3
- Sau đó viết sơ đồ phản ứng: NaOH + Fe 2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4.
- Ta thấy số nguyên tử Na ở vế trái là một, Fe là 2 và ở vế phải Na là 2 và Fe là một,
nên ta làm chẳng số nguyên tử Na và Fe trước.
2NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4
.
- Tiếp đó cân bằng nhóm –OH vì một bên là 2, một bên là 6, cho nên ta đặt hệ số 3
trước NaOH. 2. 3NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 + Na2SO4 Tiếp đó cân bằng số
nguyên tử Na vì một bên 6, một bên 2, cho nên đặt 3 trước Na2SO4.
6 NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
 Cần lưu ý cho học sinh trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số
nguyên tử trong các công thức hóa học. Không được viết 2O, 3N, 4H,… vì các khí này ở
dạng phân tử. Hệ số phải viết bằng kí hiệu.
 Nếu sản phẩm không tan ta viết kèm theo dấu mũi tên xuống, đặt cạnh công thức
hóa học của chất đó. Nếu là chất khí đặt dấu mũi tên quay lên. Nếu phản ứng cần đun
nóng kèm t0 trên mũi tên.
Như vậy muốn luyện tập cho các em biết cách lập phương trình hóa học ta phải
luyện cho các em từ phương trình đơn giản đến phức tạp.
Trên đây chỉ là phương pháp mà bản thân áp dụng và thấy hiệu quả, có thể là chưa

khả thi. Xin nhận được sự đóng góp chân thành của quí thầy cô. Trân trọng kính chào.
DUYỆT CỦA BGH

Phú Điền , ngày 6 tháng 3 năm 2012
Người thực hiện
15


TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRE
TỔ LÝ- HÓA

Lữ Thị Ngọc Tuyền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THAM LUẬN
VÌ SAO HỌC SINH LỚP 9
THƯỜNG VIẾT SAI PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC?
CÁCH KHẮC PHỤC
Qua kết quả giảng dạy học kì I, số học sinh yếu kém còn khá cao, có rất nhiều
nguyên nhân nhưng trong đó việc học sinh viết sai phương trình hóa học lại là nguyên
nhân chủ yếu.
I. Nguyên nhân
Thứ nhất, xuất phát từ chương trình sách giáo khoa, chẳng hạn ở lơp 8 chỉ có 1 tiết
đề cặp đến vấn đề lập công thức hóa học và 2 tiết lập phương trình hóa học, học sinh mới
tiếp cận và không được rèn luyện thường xuyên trong quá trình học. Chưa khắc sâu và
nắm được các nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim. Bảng hóa trị của các
nguyên tố chỉ giới thiệu sơ lược không có tính khắc sâu
Sang lớp 9 học sinh phải học liên tục tính chất hóa học của các HCVC và các đại
diện tiêu biểu, cùng một lúc các em phải tiếp thu rất nhiều phương trình hóa học. Có

những phương trình phản ứng các chất sản phẩm học sinh phải viết được mặt dù các em
chưa học tới.
Thứ hai, về phía học sinh đa phần các em không nhớ hóa trị của các nguyên tố, gốc
axit, nhóm hidroxit. Không nhận ra đâu là công thức hóa học của kim loại, phi kim, các
loại hợp chất vô cơ. Học sinh chỉ dựa vào các phương trình có sẳn trong sách giáo khoa,
không có tự suy nghĩ tìm ra cách tự lập phương trình hoặc chờ giáo viên viết sẵn rồi ghi
vào.
Thứ ba, về phía giáo viên bài dạy còn mang tính trọn bài không có tính trọng tâm
dẫn đến học sinh mơ hồ. Chưa chọn lọc các bài tập cho đối tượng học sinh trung bình và
yếu. Do bài học quá dài giáo viên không có thời gian để kiểm tra mức độ nắm bài của học
sinh ngay trên lớp.
Trong một tiết học chỉ có 3 hoặc 4 học sinh lên bảng viết phương trình còn đa số còn
lại đợi bạn làm sẳn rồi viết vào tập mà không có tư duy và nắm được cách làm.
Trong 1 tiết học, giáo viên còn chưa thường xuyên kiểm tra bài tập tự làm ở nhà của
học sinh do thời gian lên lớp quá ngắn phải dành thời gian cho dạy bài mới.
Giáo viên lại chưa thường xuyên nhắc lại các kiến thức về độ tan, phân loại các hợp
chất vô cơ, các loại phản ứng hóa học.
II. Cách khắc phục
Để đạt được hiệu quả thì trước tiên giáo viên phải biết điều chỉnh phương pháp dạy
học phù hợp với đối tượng mà lớp mình đang dạy. Biết các em đang yếu và thiếu chổ
nào? Tìm các cách ghi nhớ đơn giản và dễ nhớ để các em ham thích môn học hơn.
a. Hóa trị
16


Ngay trong tiết đầu tiên của lớp 9, giáo viên phải ôn lại hóa trị của các nguyên tố cần
thiết, có thể cho các em học lại “bài ca hóa trị”,
Hóa trị của một số gốc axit thường gặp: - Cl, - NO3, = SO4, = CO3, ≡ PO4.
Hóa trị của nhóm – OH.
Có thể cho học sinh xác định hóa trị của nguyên tử dựa vào công thức hóa học của

các chất tham gia phản ứng. Ví dụ: từ CTHH của Ca(OH) 2, ta có thể xác định hóa trị của
Canxi là II do có 2 nhóm OH. Hoặc có thể áp dụng “ chỉ số của nguyên tố này là hóa trị
của nguyên tố kia”, ví dụ: Fe2O3, chỉ số của oxi là 3 nên hóa trị của Fe là III, và chỉ số
của Fe là 2 nên hóa trị của oxi là II. tuy nhiên lưu ý với học sinh có 1 số trường hợp ngoại
lệ.
b. Công thức hóa học
Viết đúng công thức hóa học là điều cần phải có để viết đúng phương trình hóa học.
Giáo viên phải cung cấp lại CTHH của 1 số hợp chất vô cơ quan trọng cho học sinh.
- Oxit: là hợp chất chỉ có 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. Giúp học sinh
phân biệt oxit axit với oxit bazơ: trong công thức oxit có nguyên tố C, P, N, S là oxit axit
còn lại là oxit bazơ.
- Axit : H- gốc axit
Cách dễ nhận ra CTHH của axit là nguyên tử H đứng đầu ví dụ: HCl, H2SO4, …
(trừ H2O không phải là axit)
- Bazơ: kim loại – nhóm hidroxit ( cần nắm 4 bazơ tan: KOH, NaOH,
- Ca(OH)2, Ba(OH)2, những bazơ còn lại không tan.)
Muối: Kim loại và gốc axit
c. Phương trình hóa học
Học sinh cần nắm được chất tham gia và sơ đồ phản ứng để viết đúng sản phẩm. Ví
dụ: Chất tham gia là kim loại + axit → muối và hidro.
- Chất tham gia là oxit axit + nước → dd axit.
d. Tính tan của các chất
Hướng dẫn học sinh nhớ tính tan của muối.
- Các muối clorua đều tan( trừ AgCl……không tan)
- Các muối nitrat đều tan
Các muối sunfat đều tan (trừ BaSO4…. Không tan)
Các muối cacbonat: chỉ có muối Na, K tan
Trên đây là một số ý kiến của bản thân rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.
DUYỆT BAN GIAM HIỆU


Thanh Mỹ, ngày 13 tháng 3 năm 2012
Người viết

Trần Thị Hồng Thắm

Bùi Vũ Phương

17


BÀI THAM LUẬN
“CÁCH KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU KÉM
KHI VIẾT PTHH MÔN HÓA HỌC”
GV: Lê Thái Phương
Đơn vị: THCS Đốc Binh Kiều
I. Tình hình chung:
Là một giáo viên hóa học chắc hẳn ai cũng hiểu bộ môn hóa học là bộ môn mới và
khó đối với HS bậc THCS. Số tiết phân phối trong chương trình còn ít nhưng lượng kiến
thức nhiều và rộng, lượng bài tập phong phú đa dạng.
Thực tế cho thấy qua các cuộc kiểm tra cuối học kì thì điểm dưới 5 rất nhiều, có
nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số HS mất điểm ở phần bài toán và chuỗi phản ứng với
lí lo là viết sai phương trình hóa học. Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào
thì chúng ta tham khảo qua chủ đề “ cách khắc phục học sinh yếu kém khi viết PTHH
môn Hóa học”.
II. Nguyên nhân:
Học sinh viết sai PTHH do một trong các nguyên nhân sau:
1. Không nhớ hóa trị của các nguyên tố, gốc axít, gốc hydrôxit.
VD: Ca + HCl → CaCl + H2
2. Không xác định được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
VD: FeO + HCl → FeCl3 + H2O

3. Không biết chất sản phẩm sinh ra.
VD: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2
4. Không nắm và vận dụng được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
VD: Fe + MgCl2 → FeCl2 + Mg
Fe + H2O → Fe(OH)2 + H2
5. Không nhớ tính tan của muối, bazơ.
VD: NaOH + BaSO4 → Na2SO4 + Ba(OH)2
6. Cân bằng sai.
VD: 2Al + 3O2 → 2Al2O3
III. Giải pháp:
1. Cách ghi nhớ hóa trị:
Sau khi dạy xong bài hóa trị GV có thể giúp HS cách dễ ghi nhớ hóa trị bằng cách
chia các nguyên tố thông dụng theo nhóm hóa trị:
Hóa trị I: K, I, H, Na, Ag, Cl …
Hóa trị II: Mg, Zn, Hg, O, Cu, Ba, Ca ….
…………………………………………..
VD: Trước khi cho HS viết phương trình Ca + HCl → ……….. ta đặt một số câu
hỏi nhỏ.
Ca hóa trị mấy? ngoài Ca còn nguyên tố nào có hóa trị II.
Cl hóa trị mấy? ngoài Cl còn nguyên tố nào có hóa trị I.
2. Cách xác định hóa trị:
18


VD: FeO + HCl → ……….
Cho học sinh xác định hóa trị của Fe và Cl
Có thể hướng dẫn học sinh cách kết hợp giữa Fe và Cl
Fe II Cl I
3. Xác định được sản phẩm sinh ra:
VD: CO2 + Ca(OH)2 → …………….

Yêu cầu học sinh xác định được các hợp chất tham gia phản ứng?
Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành sản phẩm là gì?
Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa muối là gì?
4. HS phải nắm được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại:
VD: Fe + H2O → ………………..
Khi nào kim loại tác dụng được với nước?
Fe đứng trước hay sau magie? Như vậy phản ứng có xảy ra hay không?
5. Tương tự như bài hóa trị, chúng ta nên chia nhóm các nhóm bazơ, muối tan hay
không tan.
- Đối với bazơ chỉ có 4 chất tan: NaOH, KOH, Ba(OH) 2, Ca(OH)2 còn lại tất cả đều
không tan.
- Đối với muối:
+ Các muối clorua: đều tan ( trừ AgCl, …. không tan)
+ Các muối nitrat: đều tan.
+ Các muối sunfat đều tan (trừ BaSO4, …. không tan)
+ Các muối cacbonat và phốt phat không tan ( chỉ có muối của K, Na là tan).
6. Hướng dẫn học sinh cách cân bằng phuong trình hóa học.
- Đối với một số phương trình đơn giản:
VD: Al + O2 → Al2O3
+ Giúp học sinh xác định được nguyên tử cần căn bằng trước?
+ Tìm bội số chung nhỏ nhất.
- Đối với phương trình phức tạp và khó.
VD: Al2(SO4)3 + BaCl2 → BaSO4 + AlCl3
+ Cân bằng trước các nhóm nguyên tử, tới kim loại, phi kim, hydro, cuối cùng là
oxi.
+ Đối với phương trình này thì hướng dẫn học sinh như sau:
Cân bằng nhóm SO4 trước,
Nguyên tử nào đi chung với nhóm SO4 bên vế phải,
Nguyên tử nào đi chung với Ba ở vế trái,
Nguyên tử nào đi chung với Cl ở vế trái,

Xem lại O bằng chưa.
Trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi chủ yếu là mưa dầm thấm đất, mong
quí thầy cô đóng góp nhiều hơn để bản thân rút ra được những kinh nghiệm quí báu, từ đó
mà công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt hiệu quả hơn.
Chân thành cám ơn.

19


PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS LÁNG BIỂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN
VÌ SAO HỌC SINH LỚP 9
THƯỜNG VIẾT SAI PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ?
I. Thực trạng vấn đề.
Đa số học sinh ở THCS thường ngán ngẫm mỗi khi gặp các bài toán tính theo
phương trình hóa học. Để giải được bài tập hóa học ta phải lập được phương trình hóa học
đúng chính xác. Thế nhưng, đa số học sinh không làm được việc này khi kiểm tra các
thường viết sai phương trình hóa học. Tại sao vậy? Có phải lập phương trình khó quá
không hay chúng ta chưa có phương pháp giúp các em lập được phương trình hóa học?
Trước tình thế đó, tôi tìm đã hiểu nguyên nhân các em viết sai và tìm ra phương pháp giúp
các em viết phương trình hóa học tốt hơn.
II. Nguyên nhân học sinh viết sai phương trình hóa học.
1. Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa nắm bắt được tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
- Một số học sinh chưa phân biệt được các loại hợp chất vô cơ.

- Một bộ phận học sinh viết sai công thức hóa học do không nhớ hóa trị của các
nguyên tố.
- Kĩ năng cân bằng của một số học sinh còn yếu.
- Học sinh yếu kém từ các lớp dưới, học sinh lười học.
- Trong quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp một bộ phận học sinh yếu kém không
chịu tiếp thu chai lì tư duy.
- Học sinh lười học bài và làm bài tập hoặc làm bài tập dưới dạng đối phó giáo
viên.
2. Về phía giáo viên:
Chưa có phương pháp hợp lí để dẫn dắt nâng chất lượng đầu vào yếu kém, đó là
nhiêm vụ rất khó khăn.
3. Về phía nhà trường:
Do phòng thiết bị của nhà trường còn quá thiếu về thiết bị dạy học và hóa chất
phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Hóa, phòng bộ môn không có. Do đó trong giảng dạy
chưa kích thích kịp thời tư duy quan sát thí nghiêm, kĩ năng, kĩ xảo, thực hành, tư duy
phân tích tổng hợp của học sinh dẫn đến học sinh nhàm chán, không yêu thích bộ môn
Hóa.
III. Những biện pháp khắc phục.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá thường xuyên, liên tục
nhằm tìm ra những điểm yếu của học sinh trong kiến thức, kĩ năng để bổ trợ và rèn luyện
nhằm giúp các em nắm vững tính chất hóa học của các chất.
- Thường xuyên kiểm tra trên lớp theo dõi uốn nắn học sinh.
20


- Phát huy hiệu quả các giờ lên lớp, tăng cường giám sát những học sinh yếu trong
những giờ luyên tập các tiết thực hành nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng cho học
sinh.
- Để giúp các em cân bằng phương trình hóa học tôi thường dùng những phương
pháp đơn giản sau nhằm giúp các em dễ cân bằng:

* Phương pháp dùng hệ số phân số: Đặt các hệ số vào các công thức của các chất
tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi
nguyên tố ở hai vế bằng nhau, sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.
Ví dụ: P + O2 –> P2O5
+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5
+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ở đây nhân 2.
2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5
hay 4P + 5O2 –> 2P2O5
* Phương pháp “chẵn – lẻ”:
- Chọn hợp chất có nhiều nguyên tố.
- Đặt hệ số để biến chỉ số lẻ thành chỉ số chẳn sau đó điến hệ số các chất còn lại sao
cho số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế bằng nhau.
Ví dụ: P + O2 –> P2O5
Số nguyên tử O ở vế trái là 2O (chẳn), vế phải là 5O (lẻ)
+ Đặt hệ số 2 trước P2O5: P + O2 –> 2P2O5
+ Đặt hệ số 5 trước O2 và hệ số 4 trước P để số nguyên tử P và O vế trái bằng vế
phải:
4P + 5O2 –> 2P2O5
- Tăng cường cho học sinh làm bài tập viết phương trình hóa học, hoàn thành chuỗi
phản ứng, phân loại các hợp chất vô cơ ở nhà từ dễ đến khó giúp học sinh yếu không ngán
ngẫm khi làm bài tập, khi các em làm bài tập nhiều thường sẽ nhớ hóa trị của các nguyên
tố.
- Ghi vào bảng phụ hóa trị của một số nguyên tố, nhóm nguyên tử quen thuộc
mang vào mỗi tiết học ở trên lớp nhằm giúp học sinh yếu dễ nhớ hóa trị và viết công thức
hóa học cho đúng.
- Để giúp học sinh viết đúng công thức hóa học tôi đưa ra 3 bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Viết kí hiệu và xác định hóa trị của từng nguyên tố.
+ Bước 2: Rút gọn hai hóa trị (nếu có).
+ Bước 3: Bắt chéo chỉ số (hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia).
- Tăng cường các thí nghiệm trong giờ học, nhằm tạo cho học sinh hứng thú học

tập và tạo nguồn tìm ra kiến thức.
- Ra những bài tập thật dễ và gọi những học sinh yếu làm để các em có được niềm
tin đối với bản thân mình.
- Quan tâm hơn nữa, giúp đỡ chia sẽ những học sinh yếu kém.từ đó tìm ra chỗ
hỏng kiến thức ở các em và khi tìm ra chỗ hỏng các em hỏng chỗ nào ta bồi dưỡng chỗ
đó.
- Tăng cường hoạt đông nhóm trong các tiết luyện tập phân công học sinh khá giỏi
giúp đỡ hướng dẫn học sinh yếu kém cân bằng phương trình hóa học
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi có được, mong quý thầy cô
đóng góp thêm./.
21


Xác nhận của BGH trường
TRƯỜNG THCS MỸ QUÝ
Tổ: Sinh - Hóa

Người viết
Nhan Tố khanh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mỹ Quý, ngày 10 tháng 3 năm 2012

BÀI THAM LUẬN
CÁCH KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU KÉM KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA
HỌC MÔN HÓA HỌC
I. Thực trạng
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, được Hội đồng bộ môn
thường xuyên tổ chức hội thảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên bộ môn
thường xuyên dự giờ thăm lớp, trao đổi, chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm tìm

ra giải pháp nâng cao chất lượng môn Hóa học cũng như khắc phục học sinh yếu kém.
Tuy nhiên:
- Do Hóa học là môn học mới được đưa vào chương trình lớp 8 nên gây khó
khăn cho học sinh trong quá trình học tập nói chung và quá trình viết phương trình hóa
học (PTHH) nói riêng.
- Học sinh chưa quan tâm, đầu tư nhiều cho môn học vì các em cho rằng đây là
môn phụ
- Học sinh chưa thật sự yêu thích môn học vì quá trình tiếp xúc với môn học
chưa lâu. Dẫn đến khi viết PTHH học sinh thường mắc phải những hạn chế sau:
+ Học sinh không xác định được chất tham gia hay sản phẩm của PTHH
+ Học sinh viết sai công thức hóa học của chất tham gia hoặc sản phẩm của PTHH
+ Học sinh cân bằng sai các hệ số trong PTHH
II. Biện pháp khắc phục học sinh yếu kém khi viết phương trình hóa học
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học chúng tôi nhận thấy, học sinh thường gặp
khó khăn trong quá trình viết phương trình hóa học đặc biệt là những học sinh yếu
kém.Sau đây là một số biện pháp của cá nhân tôi nhằm giúp đỡ, khắc phục những khó
khăn của học sinh yếu kém khi viết PTHH như sau:
1. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp để học tốt môn Hóa học. Qua
đó, rèn luyện lòng yêu thích đọc sách, phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo; và cũng
giáo dục sự hứng thú say mê, chủ động đối với môn học
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết công thức hóa học (CTHH) của các
chất. Để viết đúng CTHH của chất, học sinh phải thuộc kí hiệu hóa học của nguyên tố và
dựa vào quy tắc hóa trị.
Cụ thể, khi gặp bài tập: Viết PTHH khi đốt cháy bột nhôm trong khí oxi tạo thành
nhôm oxit. Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ KHHH của nhôm là Al, sau đó giáo viên
hướng dẫn học sinh viết CTHH của nhôm oxit bằng cách
Đặt công thức chung là :
22



Dựa vào quy tắc hóa trị ta có biểu thức: x . III = y . II
Chuyển thành tỉ lệ:

=

Vậy CTHH cần tìm là Al2O3
3. Hướng dẫn chi tiết cách cân bằng PTHH: tìm hệ số thích hợp đặt trước các
công thức
4. Ngoài ra, giáo viên nên tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi
chuyên môn giữa các giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thảo luận các
vấn đề, các bài tập học sinh khó hiểu, tìm ra biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém khi
viết PTHH.
5. Tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém bằng nhiều hình thức: tập trung theo
nhóm, riêng lẽ từng học sinh sau khi đã phân loại theo năng lực,…nhưng đảm bảo không
nhồi nhét kiến thức, tạo sự thoải mái để học sinh phát huy khả năng.
6. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá để thu hút sự chú ý
của các em, giúp các em tự tin trong học tập
7. Kết hợp với phụ huynh học sinh tìm biện pháp thích hợp nhất giúp các em tiến
bộ
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

Người viết tham luận

Phạm Ngọc Thanh

23


PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THAM LUẬN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
Phần I - Đặt vấn đề
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri
thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn lịchsử
hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho
người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám
phá, chiếm lĩnh trong tự bản thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự
học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòikhám phá, khai
thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong
các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học
sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện
nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền
giáo dục đất nước ngày một phát triển toàn diện thì người giáo viên không chỉ phải biết
dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ
thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên
nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo
viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy
mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
Phần II – Giải quyết vấn đề
- Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó
đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh yếu
kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh,
nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo
viên cần phải không ngừng tìm hiểu.

- Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu
kém để từ những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh
vươn lên trong học tập.
I/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém:
Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì
nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do:
- Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh
yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về
nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cặp sách đến trường. Còn
một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học. Học sinh
24


chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học rồi về
về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Một số học sinh yếu kém có cuộc
sống khó khăn, ngoài việc học còn phải phụ giúp cha mẹ nên không có nhiều thời gian
đầu tư vào việc học
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận, với
chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo
viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
Về phía giáo viên: Học sinh học yếu không phải nguyên nhân toàn là ở học sinh
mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.Thầy hay thì mới có trò giỏi.
Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảngdạy thì đòi hỏi người giáo viên phải
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không
phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, , tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây
đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là tốt với từng đối
tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy, vẫn
còn một bộ phận giáo viên chưa chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi
nhiều phương dạy học mới kích thích tích tích cực chủ động của học sinh. Chưa thật sự

quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh của học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến
tình trạng học sinh yếu kém mà bản thân tôi nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc
phân tích những nguyên nhân đó, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ
đạo học sinh yếu kém như sau:
II. Các biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém:
Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên
nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng
của môn học trong thực tiễn.
Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo
viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng
biện pháp đuổi học sinh ra ngoài ..Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh
giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc dùng một biện pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi
học sinh ra ngoài trong giờ học. Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh
cũng phụ thuộc rất lớn vào giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với
học sinh, phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học
lực và hạnh kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình.
Hướng giải quyết: Trước tiên, Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém
của học sinh, về hoàn cảnh gia đình và sinh hoạt của học sinh. Từ đó giáo viên tìm hiểu
được nguyên nhân và thường xuyên gần gũi, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ
chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức
vươn lên trong học tập, làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học. Bêncạnh
đó, giáo viên trao đổi với gia đình, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức của học sinh,
khuyên nhủ gia đình không nên quá gò ép học sinh mà từ từ hướng dẫn học sinh học tập,
thường xuyên gần gũi giúp đỡ em để em thấy được sự quan tâm của gia đình mà phấn
đấu.
25



×