Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ NHỮNG vấn đề cơ bản của QUÁ TRÌNH sản XUẤT tư bản, ý NGHĨA đối với VIỆC NHẬN THỨC CHỦ NGHĨA tư bản NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.92 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
C.Mác sinh ngày (1818 – 1883) trong một gia đình thuộc tầng lớp
trung lưu Do thái ở Trier miền Renani nước Đức, một nhà khoa học, nhà
tư tưởng, lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, ông đã cống hiến cả cuộc
đời mình cho sự nghiệp cách mạng. C.Mác đã để lại cho nhân loại một
kho tàng tri thức đồ sộ, trong đó phải kể đến là tác phẩm “Tư bản”. Để có
tác phẩm này Mác đã phải làm việc suốt hơn bốn mươi năm những năm
40 của thế kỷ 19 tới khi qua đời. Đây là tác phẩm thiên tài của C.Mác, là
một công trình nghiên cứu kinh tế hết sức vĩ đại, có sức sống xuyên thì
đại. Trong tác phẩm vĩ đại đó thì học thuyết giá trị thặng dư được Lênin ví
như là “hòn đá tảng ” của học thuyết kinh tế C.Mác; là một trong hai phát
minh vĩ đại của C.Mác trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Để làm rõ quá
trình xây dựng, sáng tạo ra học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác trong bộ
“Tư bản” tác giả chọn vấn đề “Những vấn đề cơ bản của quá trình sản xuất
tư bản, ý nghĩa đối với việc nhận thức chủ nghĩa tư bản ngày nay”. làm
chủ đề thu hoạch, sau khi đọc tác phẩm “Tư bản” của C.Mác. Với phạm vi
nghiên cứu và đối tượng của môn học tác phẩm kinh điển, tác giả không trình
bày các nội dung chi tiết của quá trình đó mà trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm
rút những vấn đề cốt lõi nhất, khái quát nội dung chủ yếu của Quyển I bộ “Tư
bản”. Dựa vào nội dung trọng tâm của quyển I là học thuyết giá trị thặng dư
để đó rút ra ý nghĩa trong nhận thức chủ nghĩa tư bản ngày nay.

1


NI DUNG
1. Hon cnh lch s v phng phỏp nghiờn cu v giỏ tr thng
d ca C.Mỏc.
Bộ T bản của C.Mác trình bày lý luận về chủ nghĩa t
bản thời kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết t liệu thực
tiễn của nớc Anh, trình bày sự phát sinh, phát triển của phơng


thức sản xuất t bản chủ nghĩa và vạch rõ những mâu thuẫn
trong lòng chủ nghĩa t bản tất yếu sẽ thúc đẩy nó quá độ lên
một phơng thức sản xuất cao hơn. Bộ T bản ra đời trong
điều kiện hình thái kinh tế - xã hội t bản chủ nghĩa xuất
hiện ở Tây Âu thay thế xã hội phong kiến và đã tỏ ra u thế
của mình trong việc tạo ra một lực lợng sản xuất phát triển
mạnh mẽ, đại công nghiệp cơ khí đang dần dần thay thế
công trờng thủ công và chiếm địa vị thống trị toàn bộ đời
sống xã hội. Về mặt chính trị - xã hội, thời kỳ này giai cấp
công nhân phát triển cả về số lợng, chất lợng, các cuộc cách
mạng của giai cấp vô sản diễn ra sôi nổi nh cuộc khởi nghĩa
của thợ dệt Lyon ở Pháp, phong trào hiến chơng của công
nhân Anh trong những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, mâu
thuẫn trong lòng chủ nghĩa t bản ngày càng bộc lộ rõ rệt.
Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề cần có câu giải đáp
khoa học mang tính lý luận dẫn đờng nh nguồn gốc của sự
thống khổ của quần chúng nhân dân lao động? bản chất
của chủ nghĩa t bản? lực lợng lãnh đạo cách mạng? Bộ T bản
ra đời đã đáp ứng đợc những đòi hỏi này. Quá trình hình
thành bộ T bản trải qua một thời gian dài với sự chuẩn bị
công phu của C.Mác. Trong suốt quá trình chuẩn bị biên soạn
để cho ra đời bộ T bản, C.Mác và Ph.Ănghen cho xuất bản

2


nhiều bài viết và tác phẩm: Bản thảo Kinh tế - Triết học (Ph.
Ănghen, 1844), Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (Ph.
Ănghen, 1844), Lao động làm thuê và t bản (C.Mác, 1849),
Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1848) Trong đó Bản thảo kinh tế

(1857) tuy không đợc xuất bản, nhng có thể coi đó là di bản
đầu tiên của bộ T bản. Từ tháng 8 năm 1861 đến tháng 7
năm 1863, ông đã hoàn thành một bản thảo lớn với tên gọi:
Phê phán Kinh tế chính trị học, đây đợc coi là bản thảo lần
thứ hai của bộ T bản vì hầu hết những vấn đề C.Mác viết
trong bản thảo này đều đợc đa vào bộ T bản sau này. Bản
thảo lần thứ ba đợc viết năm 1864 1865. Ln ny, Mỏc ó thay
i cu trỳc ca tỏc phm v cú d kin vit b T bngm 4 quyn. Trong
ú,3 quyn u trỡnh by hu nh ton b hc thuyt kinh t ca C.Mỏc, kt
cu nh sau:
Quyn I, quỏ trỡnh sn xut ca t bn, gm 8 phn,32 chng.
Quyn II, quỏ trỡnh lu thụng t bn, gm 3 phn 21 chng.
Quyn III, ton b quỏ trỡnh sn xut t bn ch ngha, gm 7 phn
52 chng.
Quyn IV, phờ phỏn lch s lý lun giỏ tr thng d.
Đối tợng nghiên cứu của bộ T bản là phơng thức sản
xuất t bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi
thích ứng với phơng thức sản xuất ấy1. Và Mục đích cuối
cùng của tác phẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế
của xã hội hiện đại2. Nờn phng phỏp nghiờn cu C.Mỏc s dng trong
nghiờn cu b T bn núi chung v hc thuyt giỏ tr thng d núi riờng l
tng hp cỏc phng phỏp nh; Phộp bin chng duy vt l phng phỏp
1
2

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, H 1993, tr 19
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sdd, tr 21

3



chung, cơ bản xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp trừu tượng hoá
khoa học là phương pháp đặc thù của C.Mác trong nghiên cứu kinh tế-chính
trị. Ngoài ra C.Mác còn sử dụng các phương pháp khác; phương pháp kết hợp
lôgíc và lịch sử; thống kê, toán học, qui nạp...Trong nghiên cứu học thuyết giá
trị thặng dư C.Mác đã dùng phương pháp trình bày là đi từ trừu tượng đến cụ
thể thông qua các giả định của mình. Ở đây, C.Mác đã chủ nghĩa tư bản là
một xã hội thuần khiết, tư bản là một thể thống nhất giữa sản xuất và lưu
thông, chỉ nghiên cứu riêng quá trình sản xuất tư bản và đề cập lưu thông
trong mức độ cần thiết để hiểu rõ quá trình sản xuất.
2. Những nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất tư bản được
C.Mác trình bày trong Quyển I bộ “ Tư bản”.
Quá trình sản xuất tư bản được trình bày theo lược trình mà C.Mác đã
xây dựng trong Quyển I của bộ “Tư bản”, nhằm làm rõ tiến trình nghiên cứu
của C.Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. với tiêu đề “ Quá
trình sản xuất của tư bản”, C.Mác nghiên cứu riêng bản thân quá trình đó
với tư cách là một quá trình sản xuất trực tiếp, không kể đến những ảnh
hưởng thứ yếu do những nhân tố ở bên ngoài quá trình ấy gây ra, tức là
chưa xét đến lưu thông của tư bản, tách quá trình sản xuất của tư bản khỏi
quá trình lưu thông của tư bản. Chỉ đề cập đến lưu thông trong chừng mực
cần thiết để làm rõ quá trình sản xuất đó.Nhưng vì chỉ dựa trên cơ sở lưu
thông hàng hoá mới có quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu không
phân tích hàng hoá, tiền tệ, lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ thì
không thể nào hiểu nổi tư bản, nên phần thứ nhất quyển I phải bắt đầu từ
phân tích hàng hoá và tiền tệ. Ở đây, C.Mác không nghiên cứu quá trình
sản xuất nói chung mà nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản nhưng quá
trình này lại vừa là quá trình lao động nói chung vừa là quá trình làm tăng
thêm giá trị, nghĩa là nó vừa bao hàm cái chung vừa mang tính chất đặc

4



thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nét tiêu biểu là sức lao
động trở thành hàng hoá. C.Mác đã luận giải khoa học về sự chuyện hoá
của tiền tệ thành tư bản, trên cơ sở đó nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị
thặng dư của nhà tư bản, xác định chất và lượng của giá trị thặng dư, mối
quan hệ giữa các hình thái của giá trị thặng dư. đồng thời C.Mác chỉ ra
quy mô, trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với người công nhân trên cơ
sở tư bản hoá giá trị thặng dư để phát triển sản xuất cả chiều rộng lẫn
chiều sâu. Nội dung chủ yêú của “Quá trình sản xuất tư bản” được tóm tắt
theo các vấn đề sau:
Phần thứ nhất (từ chươngI đến chươngIII): Nghiên cứa hàng hoá
và tiền tệ, vạch rõ quan hệ sản xuất của những người sản xuất hàng hoá
thể hiện trong hàng hoá tiền tệ. Sở dĩ bắt đầu nghiên cứu từ hàng hoá vì
cái thống trị trong xã hội tư bản chủ nghĩa là hàng hoá, vì sản xuất tư bản
chủ nghĩa là giai đoại cao của sản xuất hàng hoá, nó chỉ có thể ra đời trên
cơ sở sản xuất hàng hoá giản đơn đã đạt đến một trình độ phát triển nhất
định. C.Mác viết: “Lưu thông hàng hoá là điểm xuất phát của tư bản. Các
tiền đề lịch sử cho tư bản ra đời là nền sản xuất hàng hoá và lưu thông
hàng hoá đã phát triển, tức thương nghiệp”. Tuy nhiên trọng tâm của
quyển I là giá trị thặng dư, trong quyển này C.Mác phân tích thực chất
của giá trị thặng dư, điều kiện ra đời của giá trị thặng dư, các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư và sự chuyển giá trị thặng dư thành tư bản.
Sự nghiên cứu giá trị thặng dư bắt đầu từ phần thứ hai và kết thúc ở phần
thứ bảy.
Phần thứ hai ( chương IV): Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản.
Vấn đề dặt ra là tại sao phần thứ hai lại phân tích lưu thông của tư bản,
bắt đầu từ công thức chung của tư bản T-H-T’. Đó là vì giá trị thặng dư
chỉ biểu hiện ra ở lợi nhuận, không có giá trị thặng dư thì không có lợi


5


nhuận, nhưng không có lưu thông tư bản chủ nghĩa thể hiện bằng công
thức T-H-T’ thì cũng không có giá trị thặng dư, vì nếu không có lưu thông
tư bản chủ nghĩa thì sự chiếm đoạt lao động không công của người khác
chỉ có thể thực hiện được bằng cách cưỡng bức trắng trợn và trực tiếp như
dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Chỉ có trên cơ sở lưu
thông hàng hoá tự do, nhờ đó sự lưu thông hàng hoá - sức lao động xuất
hiện, thì sự chiếm đoạt giá trị thặng dư và m và giá trị thặng dư mới mang
hình thái lợi nhuận.
Như vậy, hai phần trên là C.Mác chuẩn bị điều kiện tiền đề và giải
thích lý do cần thiết để tiến hành nghiên cứu giá trị thặng dư. Chính từ
những phát hiện tiền đề này mà C.Mác đã có cơ sở khoa học để luận giải
và vượt qua các cửa ải mà các tiền bối trước C.Mác phải dừng bước khi
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giá trị thặng dư.
Phần thứ ba (từ chươngV đến chươngIX): Nghiên cứu “ sự sản
xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối”. Từ phần này C.Mác gạt giai đoạn lưu
thông sang một bên, chỉ coi như một tiền đề có sẵn, tập trung toàn bộ sự
phân tích vào quá trình sản xuất. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chỉ là
kéo dài ngày lao động ra quá giới hạn mà trong đó người công nhân làm
thuê sản xuất ra một vật ngang giá với giá trị sức lao động của họ và nhà
tư bản chiếm hữu số lao động thặng dư ấy. Quá trình này được thực hiện
trên cơ sở của những phương thức sản xuất mà chủ nghĩa tư bản đã kế
thừa trong lịch sử, chỉ khác là trong trường hợp này lao động thặng dư
không bị cướp đoạt bằng cách cưỡng bức trực tiếp mà thông qua mua bán
sức lao động “ một cách tự nguyện”. Do đó, sự sản xuất ra giá trị thặng dư
tuyệt đối chỉ đòi hỏi sự phụ thuộc về hình thức của lao động và tư bản. Sự
sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối tạo ra cơ sở chung cho chế độ tư bản
chủ nghĩa và là điểm xuất phát để sản xuất giá trị thặng dư tương đối nên


6


trong phần này sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được xem xét theo hai
khía cạnh vừa là hình thái chung, vừa là hình thái đặc biệt của sự sản xuất
ra giá trị thặng dư, vừa đề cập những vấn đề thuộc về sản xuất giá trị
thặng dư nói chung ( Quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị, tư
bản bất biến và tư bản khả biến; tỷ suất giá trị thặng dư) vừa đề cập những
vấn đề thuộc về sự sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Điểm xuất phát của
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là thời gian lao động tất yếu không đổi,
trong khi độ dài của ngày lao động thay đổi bằng cách kéo dài ngày lao
động vướt quá thời gian qui đinh, dựa trên năng suất lao động nhất
định.Có nghĩa là thời gian người công nhân lao động cho nhà tư bản tăng
lên trong khi thời gian lao động cho chính bản thân anh ta không thay đổi.
Phần thứ tư (từ chương X đến chương XIII): Nghiên cứa sự sản
xuất giá trị thặng dư tương đối. Điểm xuất phát của việc nghiên cứu này là
độ dài ngày lao động không đổi còn thời gian lao động cần thiết lại là một
đại lượng thay đổi do việc nâng cao năng suất lao động, còn việc nâng cao
năng suất lao động lại là kết quả của tiến bộ kỹ thuật và những sự thay
đổi trong việc tổ chức sản xuất, cho nên phần này nghiên cứu trong điều
kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ kỹ thuật được thực
hiện như thế nào qua việc sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Phần này
vừa bổ sung cho phần trước bằng cách nghiên cứu một hình thái khác của
giá trị thặng dư vừ dựa trên cơ sở những nguyên tắc đã phát triển trong
phần trước. Ở đây, làm rõ việc nâng cao năng suất lao động biến thành
việc tăng thêm giá trị thặng dư như thế nào? Nếu như trước đây mới chỉ
nhận biết tư bản khống chế lao động như thế nào thì bây giờ hiểu thêm tư
bản lại tổ chức lao động đó ra sao. Phần trước nghiên cứu những phạm
trù cơ bản biểu hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng chưa

nghiên cứu lực lượng sản xuất phát triển như thế nào trong điều kiện quan

7


hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phần này chỉ rõ quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa không những là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất mà còn
tác động đến lực lượng sản xuất, cách mạng hoá lực lượng sản xuất đồng
thời việc phát triển về mặt lý luận được bổ sung bằng việc nghiên cứu về
mặt lịch sử. Nói đúng hơn, sự phân tích lôgíc gắn với việc minh hoạ bằng
những giai đoạn lịch sử cơ bản của quá trình cải tổ lao động dưới sự thống
trị của tư bản, từ hiệp tác giản đơn, qua công trường thủ công lên đại công
nghiệp cơ khí. Hệ quả của sản xuất giá trị thặng dư tương đối sẽ thúc đẩy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất và phân công lao
động tối ưu nhằm hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hoá để thu giá trị thặng
dư siêu ngạch. Thực chất là rút ngắn thời gian lao động tất yếu để tăng
thời gian lao động thặng dư.
Phần thứ năm (từ chương XIV đến chươngXVI): Tổng hợp và bổ
sung cho hai phần trước. Hai phần trước nghiên cứu sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối một cách biệt lập. Đến đây khái
quát một cách thống nhất hai hình thức giá trị thặng dư, nghiên cứu sự
biến đổi về lượng của giá cả sức lao động và giá trị thặng dư. Sự biến đổi
đó phụ thuộc vào sự biến đổi của độ dài ngày lao động, của năng suất lao
động và cường độ lao động, tức là phụ thuộc vào những nhân tố liên quan
đến sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối. Phần
này kết thúc bằng sự xem xét các công thức về tỷ suất giá trị thặng dư.
Các công thức này có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai hình thức giá trị
thặng dư, một công thức không đúng sẽ xuyên tạc tính chất của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
Phần thứ sáu (từ chương XVII đến chươngXX): Nghiên cứu tiền

công, sở dĩ phải trình bày lý luận về tiền công sau khi đã hoàn tất việc
nghiên cứu giá trị thặng dư là vì lý luận giá trị thặng dư dựa trên cơ sở

8


mua bán hàng hoá sức lao động, nhưng trên bề mặt xã hội tiền công biểu
hiện ra là giá cả lao động chứ không phải là giá cả sức lao động. Vì thế
cần làm rõ tiền công là sự biểu hiện, là hình thức chuyển hoá của giá trị
sức lao động, như vậy cái nền tảng đó được xây dựng trên lý luận giá trị
thặng dư mới được củng cố vững chắc. Việc phân tích bắt đầu từ việc giải
quyết mâu thuẫn giữa phạm trù giá trị và giá cả sức lao động với phạm trù
giá cả lao động. Hai chương tiếp theo(XVIII và XIX) trình bày tiền công
theo thời gian và tiền công theo sản phẩm phần này kết thúc bằng cách
nêu lên căn cứ của sự khác nhau về mức tiền công giữa các dân tộc.
Phần thứ bảy (từ chươngXI đến chươngXXV): “ Quá trình tích luỹ
tư bản”. cũng như bất cứ nền sản xuất nào, nên sản xuất tư bản chủ nghĩa
không phải là một hành vi đơn nhất, ngẫu nhiên mà diễn ra liên tục.
nhưng các phần trước mới nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
như một quá trình tự lớn lên của giá trị, cho nên tính liên tục mới chỉ được
nêu ra, chứ chưa được nghiên cứu trong phần này nghiên cứu mối quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong mối quan hệ thường xuyên và trong tiến
trình biến đổi không ngừng, tức là nghiên cứu quá trình tái sản xuất của tư
bản cá biệt. Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng, muốn
tái sản xuất mở rộng thì phải tích luỹ tư bản. Nhưng ở đây mới chỉ nghiên
cứu sự tích luỹ tư bản một cách trừu tượng, tức là chỉ nghiên cứu nó như
một yếu tố của quá trình sản xuất trực tiếp chứ chưa đề cập đến tiến trình
thực tế của sự tích luỹ, vì việc tích luỹ tư bản gắn liền với việc thực hiện
và phân phối giá trị thặng dư mà những vấn đề nay được nghiên cứu ở
quyển II và quyển III. Phần này bắt đầu từ việc phân tích tái sản xuất giản

đơn, tức là khi chưa có tích luỹ,mặc dù tái sản xuất giản đơn không phải
là hiện tượng điển hình của chủ nghĩa tư bản. Sở dĩ như vậy là vì một mặt
quá trình tích luỹ là quá trình tái sản xuất tư bản nói chung, nhưng mặt

9


khác nó lại là sự sản xuất tư bản với quy mô mở rộng. Lúc đầu C.Mác
nghiên cứu mặt thứ nhất, tức là nghiên cứu bản thân sự tái sản xuất và đó
là táy sản xuất giản đơn. Sau đó mới nghiên cứu mặt thứ hai đó là quy mô
tái sản xuất mở rộng hay tích luỹ. Sự phân tích tái sản xuất mở rộng cho
phép rút ra một loạt kết luận và vạch rõ xu hướng phát triển cơ bản của sự
tích luỹ. Những xu hướng này được trình bày trong chương XXIII “ Quy
luật chung của tích luỹ tư bản chủ nghĩa”. Nhưng còn một vấn đề cho đến
đây vẫn chưa được giải đáp: việc một số người này bị tách khỏi tư liệu
sản xuất phải bán sức lao động và một số người khác chiếm đoạt tư liệu
sản xuất để trở thành nhà tư bản mua sức lao động diễn ra như thế nào? sự
phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không trả lời được câu
hỏi đó mà chỉ công nhận vấn đề đó thôi. Do đó chương XXIV “ Cái gọi là
tích luỹ ban đầu” hay còn gọi là “ Tích luỹ nguyên thuỷ”, đưa chúng ta trở
về thế giới tiền tư bản, trả về quan hệ tiên tư bản vì chính những quan hệ
đó chuẩn bị cho quan hệ tư bản chủ nghĩa, đồng thời là sự mào đầu của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình tích luỹ ban đầu còn tiếp
diễn sau đó, nghĩa là nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sẽ còn bị phá
huỷ bằng bạo lực ngay trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã phát triển, tuy
theo sự chinh phục tư bản chủ nghĩa đối với những vùng đất mới. Nhưng
nếu vì thế mà nói như Rô-da Luých-dăm-bua, rằng không có tích luỹ ban
đầu chủ nghĩa tư bản không tồn tại được, thì lại là sai lầm. Ở chương này
chỉ nói về tích luỹ ban đầu với tư cách là sự chuẩn bị tiền đề cho tích luỹ
tư bản chủ nghĩa, chứ không nói về quá trình xẩy ra song song với tích luỹ

tư bản chủ nghĩa và nuôi dưỡng tích luỹ tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết “do
đó cái gọi là tích luỹ ban đầu chẳng qua là quá trình lịch sử của việc tách
rời người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất. Nó là ban đầu vì nó tạo thành
tiền sử của tư bản và phương thức sản xuất phù hợp với tư bản”

10


Tóm lại, thực chất nội dung của quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa là quá trình C.Mác nghiên cứu và hoàn thiện học thuyết giá trị
thặng dư của mình. từ việc nghiên cứu những tiền đề để tiền trở thành tư
bản, phát hiện mâu thuẫn trong quá trình lưu thông tiền tệ với tư cách là
tư bản, phát hiện ra hàng hoá sức lao động C.Mác đã chỉ ra phương thức
sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở đó C.Mác đã
làm rõ về mặt định tính và mặt định lượng của giá trị thặng dư, thông qua
phân tích các phạm trù về giá trị sức lao động, thời gian lao động tất yếu,
thời gian lao động thặng dư, tỉ suất giá trị thặng dư, khối lượng giá trị
thặng dư, tư bản bất biến và tư bản khả biến, lý luận về tiền công và tư
bản hoá giá trị thặng dư. Từ đó chỉ ra quy luật vận động của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nội dung của các phần thứ nhât, phần thứ hai,
phần thứ sáu và phần thứ bảy có vai trò làm luận điểm tiền đề và luận giải
các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu hoàn thiện về học thuyết giá
trị thặng dư của C.Mác. Do vậy tác giả căn cứ vào học thuyết giá trị thặng
dư để rút ra ý nghĩa đối với việc nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện đại, có
nghĩa là chủ nghĩa tư bản hiện đại được nhận thức như thế nào dưới ánh
sáng của học thuyết giá trị thặng dư.
3. Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư trong nhận thức bản
chất chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Học thuyết giá trị thặng dư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị khoa
học, có ý nghĩa thời đại trong nhận thức chủ nghĩa tư bản ngày nay. Có được

sức sống đó là bởi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã vượt lên trên tất
cả các tư tưởng, lý luận của các đại biểu, các trường phái kinh tế thể hiện trên
những vấn đề sau:
Một là; C.Mác là người đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu giá trị
thặng dư với tư cách khái niệm độc lập với các hình thái biểu hiệncụ thể

11


của nó. Trong lịch sử các học thuyết kinh tế mặc dù đã có nhiều cố gắng
trong việc nghiên cứu giá trị thặng dư và đã đạt được những thành công nhất
định nhưng chưa có ai xác định giá trị thặng dư là một khái niệm độc lập với
các hình thái của nó mà luôn gắn việc nghiên cứu giá trị thặng dư với một hay
nhiều hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư như, tiền công, lợi nhuận và địa
tô. C.Mác với phương pháp luận biện chứng duy vật và phương pháp nghiên
cứu đặc thù là trừu tượng hoá khoa học đã nghiên cứu giá trị thặng dư là một
phạm trù kinh tế độc lập với các hình thái biểu hiện của nó. Có thể hiểu
phương pháp này là “phương pháp đòi hỏi phải gạt sang một bên những tình
huống không bắt nguồn từ những qui luật nội tại, những điều ngẫu nhiên,
không bị lầm lạc bởi những tình huống phụ xa lạ với tíên trình thực sự và làm
rối loạn tiến trình ấy, khi nghiên cứu không bị những chi tiết phụ làm rối” 3.
Chính nhờ phương pháp này mà C.Mác đã làm cho học thuyết giá trị thặng
dư của mình trở thành một trong hai phát kiến vĩ đại. “Các nhà kinh tế học tư
sản thời C.Mác cũng đã phải thừa nhận phương pháp của C.Mác và nhờ đó
C.Mác đã được đặt lên hàng những trí tuệ có năng lực kiệt xuất nhất” 4.
Phạm trù giá trị thặng dư là kết quả của sự trừu tượng hoá cao, lôgic và khoa
học, giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nhưng lại được
thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và được biểu hiện ra bên ngoài thông qua
các hình thái cụ thể là, lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Như vậy chỉ đến C.Mác và
duy nhất chỉ có C.Mác mới chỉ ra được những sai lầm, hạn chế và đã khắc

phục được sai lầm,hạn chế đó mà các đại biểu trước C.Mác không thể vượt
qua là đồng nhất giá trị thặng dư về một hình thái cụ thể nào đó của nó.
Hai là; chỉ đến C.Mác thì vấn đề về nguồn gốc bản chất của giá trị
thặng dư mới được giải quyết một cách triệt để, trên cơ sở đó C.Mác đã
làm sáng tỏ bản chất của tiền lương. Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ
3
4

Lê Hữu Nghĩa, Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nxb CTQG, H2002, tr135
Sdd, tr137

12


điển đã có công lao to lớn khi xác định giá trị thặng dư được tạo ra trong
lĩnh vực sản xuất, mà cụ thể là do lao động tạo ra nhưng chưa chỉ ra được
nguồn gốc thực sự của nó, mà thường cho rằng giá trị thặng dư luôn gắn
với một hình thái nào đó. C.Mác đã khẳng định; nguồn gốc giá trị thặng
dư là sức lao động của công nhân làm thuê-chỉ có lao động sống mới tạo
ra giá trị trong đó có giá trị thặng dư. Theo C.Mác, những giá trị sử dụng
của các loại hàng hoá là muôn hình vạn trạng, không thể dùng số lượng để đo
lường chúng là bao nhiêu. Ông nói: "Nếu bóc tách riêng giá trị sử dụng của
hàng hoá ra, hàng hoá chỉ còn lại một thuộc tính, đó là thuộc tính sản phẩm
lao động". Tức là, giá trị của hàng hoá chính là lao động tiêu hao để sản xuất
ra hàng hoá đó. Cho nên, chúng ta thường nói rằng, lao động tạo ra giá trị.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt
buộc phải tìm trên thị trường loại hàng hoá mà bản thân giá trị sử dụng của nó
có một thuộc tính đặc biệt làm nguồn gốc cho giá trị, quá trình sử dụng nó
đồng thời là quá trình tạo ra giá trị. Loại hàng hoá đặc thù đó chính là “sức
lao động” của con người. Điều cần đặc biệt chú ý là, "lao động" và "sức lao

động" là hai khái niệm không giống nhau. Sức lao động là năng lực tiến hành
lao động của con người. Sử dụng sức lao động mới là lao động, mà lao động
tức là tạo ra giá trị. Giá trị của bản thân sức lao động bị quyết định bởi thời
gian lao động bắt buộc (tức giá trị chi phí trang trải sinh hoạt mà công nhân
và người nhà của họ cần đến) trong xã hội có nhu cầu về sức lao động sản
xuất. Nhà tư bản mua lại sức lao động theo giá trị sức lao động trên thị
trường, nghĩa là có quyền sử dụng sức lao động đó trong sản xuất, và cưỡng
bức người lao động phải làm việc cả ngày. Ví dụ như để họ làm việc 12 tiếng,
thì trong vòng 6 tiếng (thời gian lao động "bắt buộc"), người lao động đã có
thể tạo ra sản phẩm đủ bù cho chi phí đời sống của họ, 6 tiếng còn lại (thời
gian lao động "dư thừa") họ tạo ra sản phẩm "dư thừa" mà nhà tư bản không

13


phải trả thù lao nữa, tức là giá trị thặng dư. Trong lịch sử loài người, do có lao
động thặng dư mới sinh ra khả năng bất bình đẳng, người bóc lột người.
C.Mác chỉ rõ: lao động thặng dư không phải xuất hiện từ khi có tư bản. Trong
xã hội được tạo nên bởi kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giai cấp thống trị đều
thu được lao động thặng dư trên thân thể của số đông người lao động bị bóc
lột. Ông nói: "Sự phân biệt các kiểu hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như
xã hội nô lệ và xã hội thuê mướn lao động, chỉ là các hình thức khác nhau
của việc tước đoạt lao động thặng dư trên thân thể người sản xuất, người lao
động". Qua đó đã chứng minh được bản chất của tiền công là giá cả của sức
lao động chứ không phải của lao động như các nhà kinh tế trước C.Mác đã
xác định.
Ba là; với học thuyết giá trị thặng dư C.Mác đã chỉ ra quy luật
kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ đó luận
giải một cách khoa học về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, trở thành vũ khí lí luận tư tưởng của giai cấp công nhân trên vũ

đài chính trị. Đặc điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là ngày
càng bóc lột nhiều hơn lao động thặng dư, dùng những thủ đoạn tinh vi hơn,
khéo léo hơn, lừa bịp hơn để đoạt lấy lao động thặng dư. Với phát minh ra
“học thuyết giá trị thặng dư”, C.Mác đã bóc trần bí mật của sự bóc lột của tư
bản đối với công nhân, thông qua hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng
dư. Trong học thuyết giá trị thặng dư của Mác đã chứng minh rằng dưới xã hội
tư bản, sức lao động của con người trở thành hàng hoá, một thứ hàng hoá đặc
biệt, tư bản sử dụng thứ hàng hoá sức lao động vì nó tạo ra giá trị lớn hơn nhiều
so với giá trị mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua sức lao động ấy và nhà tư bản
chiếm hữu giá trị dôi ra ấy, tức giá trị thặng dư. Việc sản xuất ra giá trị thặng
dư và chiếm đoạt giá trị thặng dư là mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
ngghĩa, nó trở thành quy luật kinh tế cơ bản chi phối toàn bộ quá trình sản xuất

14


của phương thức đó. Đồng thời C.Mác khẳng định quy luật sản xuất ra ngày
càng nhiều giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Từ học thuyết kinh tế mà hòn đá tảng là học thuyết giá
trị thặng dư, C.Mác đã luận chứng một cách khoa học vai trò lịch sử thế giới
của giai cấp công nhân là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thay thế xã
hội tư bản. Bởi muốn xoá bỏ bóc lột thì chúng ta phải xoá bỏ cơ sở kinh tế của
quan hệ bóc lột đó là quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất. Phép biện chứng duy vật và học thuyết giá trị thặng dư là hai phát
kiến vĩ đại của C.Mác trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đã làm cho lý luận về
chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, là cơ sở cho C.Mác xây
dựng thành công học thuyết về sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và giải
phóng loài người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột và tha hoá.
Học thuyết giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác,
nó đã làm thay đổi nhận thức của loài người về phương thức sản xuất tư bản

chủ nghĩa cũng như bản chất của xã hội tư bản. C.Mác đã trả lời được những
câu hỏi lớn của thời đại đó là lợi nhuận và các nguồn thu nhập của giai cấp tư
sản có nguồn gốc từ đâu, nhĩa là; giá trị thặng dư do đâu mà có? nó được tạo ra
như thế nào? bản chất của nó ra sao? các hình thái biểu hiện cụ thể của giá trị
thặng dư là gì?...Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác mang tầm vóc thời đại,
nó là cơ sở, phương pháp luận, kim chỉ nam trong nhận thức và cải tạo xã hội
tư bản cũng như phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với tính cách mạng,
khoa học triệt để, học thuyết giá trị thặng dư là hạt nhân, là linh hồn và góp
phần quan trọng tạo nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác.
Ngày nay chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh thích
nghi, cùng với sự vượt trội của nền kinh tế tri thức..,thì quy luật giá trị thặng
dư vẫn phát huy tác dụng và học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá trị
và tính thời sự của nó. Từ khi ra đời cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư

15


của C.Mác luôn là mục tiêu số một của sự chống phá của các thế lực thù địch.
Đặc biệt sau cơn địa chấn chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên
toàn thế giới. Do vậy việc nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện nay dưới ánh
sáng của học thuyết giá trị thặng dư cần phải gắn chặt với việc bảo vệ nó
trước mọi luận điệu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù và nội dung đó được
thể hiện trên các vấn đề sau.
Thứ nhất; trong chủ nghĩa tư bản nhờ những thành tựu rất lớn về
khoa học và công nghệ đã được ứng dụng vào quá trình sản xuất nên đã
tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Thật vậy so với thời kỳ của C.Mác thì chủ nghĩa tư bản còn
ở trình độ lao động thủ công và cơ giới. ngày nay loài người bước vào
thời đại tin học, tự động hoá, chuyên môn hoá cao, những công nghệ, máy

hiện đại đã thay thế lao động trực tiếp của người công nhân nên các học
giả tư sản cho rằng học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác không còn đúng
nữa. Cần khẳng định một cách dứt khoát rằng học thuyết giá trị thặng dư
của C.Mác trong thời kỳ hậu công nghiệp vẫn còn nguyên giá trị, bởi máy
móc dù có hiện đại, tinh vi đến đâu thì cũng là sản phẩm của lao động của
con người và trong dây chuyền tự động ấy vẫn cần có sự điều khiển của
người công nhân. Theo C.Mác thì máy móc chỉ tham gia vào quá trình tạo
ra giá trị sản phẩm chứ không có khả năng sáng tạo ra giá trị mới, mặt
khác dù máy móc có hiện đại tới đâu thì cũng không tự nó chuyển giá trị
vào sản phẩm mà phải thông qua sự điều khiển hoạt động trực tiếp hoặc
gián tiếp của con người. Điều này đã được C.Mác xác định “ lao động
được biểu hiện ra không phải chủ yếu với tư cách là lao động được nhập
vào quá trình sản xuất nữa, mà là chủ yếu với tư cách là một loại lao

16


động trong đó con người ngày càng đứng sang bên cạnh với chức năng
giám sát, điều khiển, sáng tạo mà máy móc không làm nổi”.
Thứ hai; cần hiểu đúng khái niệm bóc lột dưới ánh sáng của học
thuyết giá trị thặng dư cũng như vai trò lao động sống của người công
nhân trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Khi thành tựu khoa học
công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất, đời sống và
điều kiện làm việc của công nhân ỏ các nước tư bản phát triển ngày càng
được cải thiện nâng cao thì các nhà tư bản cho rằng; không còn sự bóc lột
hoặc nếu có bóc lột thì chẳng qua là bóc lột máy móc thiết bị mà thôi.
Điều này hoàn toàn sai bởi chủ nghĩa tư bản hiện nay tuy đã kịp điều
chỉnh thích nghi về sở hữu, phân chia lợi nhuận, thực hiện chính sách xã
hội..., nhưng bản chất kinh tế của nó vẫn không hề thay đổi, vẫn là chế độ
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do vậy bóc lột sức

lao động làm thuê là điều kiện, là phương thức tồn tại của chủ nghĩa tư
bản, đó là sự chiếm đoạt thành quả lao động của người khác cho cái nhân
nhà tư bản hoặc cho cả giai cấp tư sản bằng cách dựa vào quyền tư hữu về
tư liệu sản xuất hoặc quyền lực chính trị. Mặc dù áp dụng máy móc hiện
đại vào sản xuất nhưng nhà tư bản vẫn bóc lột công nhân đồng thời bằng
cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối. Tuy
thời gian lao động trong ngày có giảm xuống còn bảy đến tám giờ trên
một ngày lao động, nhưng trên thực tế nhà tư bản đã kéo dài thời gian làm
việc lên nhiều lần so với trước đây. Bởi trong các dây chuyền sản xuất
hiện đại đòi hỏi người công nhân phải tăng cường lao động một cách tối
đa để theo kịp sự vận hành của máy móc, đồng thời thời gian lao động tất
yếu trong ngày dưới sự hỗ trợ của máy móc thì nó đã giảm xuống tới mức
tối thiểu, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên gấp nhiều lần. Trong
học thuyết giá trị thặng dư C.Mác đã khẳng định chỉ có lao động sống của

17


người công nhân mới có khả năng sáng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn
giá trị của chính nó, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư bị nhà tư bản
chiếm đoạt. Như vậy dù chủ nghĩa tư bản có phát triển, có điều chỉnh thế
nào thì nguồn gốc của giá trị thặng dư do C.Mác xác định vẫn không bao
giờ thay đổi.
Thứ ba; nhận rõ sự thống nhất giữa giá tri lao động và giá trị tri
thức trong điều kiện hàm lượng tri thức khoa học ngày càng chiếm tỉ
trọng cao trong cấu thành giá trị của sản phẩm, trên cơ sở lý luận giá trị
thặng dư của C.Mác. Trong thời kỳ đại cách mạng công nghiệp, C.Mác vẫn
chưa thể bóc tách riêng lao động trí óc ra, chuyên đi sâu nghiên cứu vai trò
của nó trong việc tạo ra giá trị. Đây là chủ đề mà trước mắt chúng ta cần cấp
thiết nghiên cứu. Từ những năm 60 của thế kỷ XX tới nay, tri thức khoa học

tăng trưởng rất lớn, sự thẩm thấu và kết hợp lẫn nhau giữa khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội, giữa khoa học và kỹ thuật khiến cho khoa học - kỹ thuật
hiện đại trở thành một hệ thống tri thức thống nhất, đóng vai trò là một nhân tố
quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng từ trước đến nay chưa hề có
nhiều lao động tri thức như bây giờ, và cũng chưa từng có việc truyền bá tri
thức nhanh như bây giờ thông qua máy tính và mạng internet. Nhìn chung,
cung cấp tri thức không gây ra cho người cung cấp sự nghèo đói, mà ngược lại,
chia sẻ tri thức thường lại có thể là nguồn gốc đem lại sự giàu có. Tri thức hiện
tại được coi như một động lực thúc đẩy cho sự phát triển sức sản xuất và tăng
trưởng kinh tế. Ngày nay việc ứng dụng của khoa học - kỹ thuật vào quá trình
sản xuất, tiến hành tự động hoá sản xuất chỉ biểu hiện kết cấu sức lao động đã
có sự biến chuyển lớn. Giá trị hàng hoá được tạo ra càng ít dựa vào lao động
thể lực của người sản xuất, thì lại dựa càng nhiều vào lao động trí óc của họ.
Lao động thể lực của công nhân giảm đi, nhưng lao động trí óc họ phải bỏ ra
nhiều hơn. Việc tạo ra giá trị hàng hoá công nghệ cao thể hiện trong tất cả quá
trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và tiêu thụ. Trong toàn bộ quá trình đó,

18


khoa học - kỹ thuật, tri thức, thông tin phát huy vai trò to lớn, nhưng suy đến
cùng, chúng đều là sản phẩm của lao động trí óc mang tính sáng tạo của con
người. Do đó, tình hình mới của phát triển sản xuất không hề làm thay đổi sự
thực là lao động tạo ra giá trị. Đồng thời, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật
hiện đại chỉ thúc đẩy sự thay đổi của cấu tạo hữu cơ tư bản, chứ không thể thay
đổi thực tế sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn phải dựa
vào việc theo đuổi giá trị thặng dư. Hơn nữa, khi người lao động trí óc sáng tạo
và sử dụng khoa học - kỹ thuật, họ cũng phải bỏ ra rất nhiều lao động. Trong
quá trình sản xuất hiện đại hoá, số lượng người lao động trí óc tăng lên rất
nhiều, họ cũng bị nhà tư bản thuê, sáng tạo một lượng lớn giá trị thặng dư. Từ

đó để thấy rằng, lý luận giá trị thặng dư của C. Mác không hề lỗi thời và mất đi
tác dụng.
Việc nghiên cứu vận dụng đúng đắn, sáng tạo học thuyết giá trị thặng
dư vào điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta có một ý nghĩa vô cùng to lớn đến
sự thành công của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta đang tiến hành hiện nay. Thắng lợi to lớn và có ý
nghĩa lịch sử của hơn 20 năm đổi mới là sự khẳng định tính đúng đắn, sức
sống của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tính đúng đắn của
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta. Từ nghiên cứu học thuyết
giá trị thặng dư của C.Mác có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay như sau:
Một là, sử dụng đúng đắn mối quan hệ hàng-tiền để ổn định và phát
triển kinh tế, nhằm bảo đảm quyền lợi bình đẳng và công bằng cho các chủ
thể kinh tế; động viên, khuyến khích sự cần cù, thông minh, sáng tạo và tinh
thần trách nhiệm của mọi người, do đó sẽ kích thích lực lượng sản xuất phát
triển. Đồng thời thông quan mối quan hệ này điều phối sức lao động và tư
liệu sản xuất vào các ngành nghề, các vùng kinh tế một cách có hiệu quả; giúp
kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

19


Hai là, từ học thuyết giá trị thặng dư chỉ ra; nguồn gốc của sự giàu có
của xã hội tư bản là giá trị thặng dư, còn sự giàu có của xã hội chủ nghĩa là
dựa vào nguồn lao động giá trị thặng dư. Do vậy cần xây dựng và hoàn thện
thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thúc đẩy
các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong nước bằng cách tăng tỉ lệ lao động
được đào tạo, chú trọng vào các ngành nghề mũi nhọn của nền kinh tế đất nước.
Tạo những điều kiện tiền đề cần thiết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức.
Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh và
trong phát triển kinh tế đất nước. Cần lựa chọn những lĩnh vực, những ngành
mũi nhọn đóng vai trò là động lực của nền kinh tế để đầu tư và sử dụng các
nguồn lực của đất nước như; tài nguyên thiên nhiên, lao động, tư liệu sản
xuất, tư liệu sinh hoạt... một cách có hiệu quả phù hợp với từng cấp độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Nâng cao tính thanh khoản của các loại thị
trường vốn, đi đôi với việc tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm
huy động và thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu bộ “Tư bản” chúng ta thấy được vai trò của phương
pháp nghiên cứu khoa học. Nó là kim chỉ nam, là bí quyết để chúng ta khám
phá ra được những chân lý của tự nhiên, của xã hội và tư duy con người.
Trong điều kiện hiện nay khi các thế lực phản động ra sức công kích,
bôi nhọ chủ nghĩa Mác, chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại thì việc
nghiên cứu bộ “Tư bản” chúng ta sẽ có thêm niềm tin vững chắc dựa trên cơ
sở khoa học rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là hình thái kinh tế - xã hội
vĩnh cửu, chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng tự dẫn đến gần hơn sự chín
muồi cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Chúng ta càng củng cố lý tưởng xã

20


hội chủ nghĩa, càng tin chắc vào con đường đã lựa chọn đúng đắn, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đúng như trong lời tựa Ăngghen viết: “Trên lục địa người ta thường gọi
quyển “Tư bản” là “kinh thánh của giai cấp công nhân” và bộ “Tư bản của Mác là
một tác phẩm vĩ đại vô cùng quý giá đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

21




×