Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Một số dạng hoạt động giúp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy câu điều kiện cơ bản Tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.56 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ DẠNG HOẠT ĐỘNG
GIÚP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
KHI DẠY CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN

Người thực hiện: Trần Thị Hằng
Tổ:

Xã Hội II

Năm học: 2015 - 2016

1


PHẦN LÝ LỊCH

- Họ và tên: TRẦN THỊ HẰNG
- Chức vụ: Tổ trưởng tổ Xã Hội 2 – Thư ký hội đồng giáo dục
- Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Tên đề tài: “Một số dạng hoạt động giúp phát huy tính tích cực của
học sinh khi dạy câu điều kiện cơ bản”
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 / 2015 đến tháng 3 / 2016.

2


MỤC LỤC


Danh mục các từ viết tắt ………………………………………………

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………

2

2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………….

3

3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………

3

4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….

3

5. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN …………………………………………………

4


1.1.1. Cấu trúc và ý nghĩa câu điều kiện cơ bản …………………….

4

1.1.1.1. Câu điều kiện loại I (Conditional sentence type I)……………

4

1.1.1.2. Câu điều kiện loại II (Conditional sentence type II) …………

4

1.1.1.3. Câu điều kiện loại III (Conditional sentence type III) ………

5

1.1.2. Một số dạng bài tập phổ biến về câu điều kiện…………………..

5

1.1.2.1. Dạng bài tập điền dạng đúng của động từ…………………….

5

1.1.2.2. Dạng bài tập chọn đáp án đúng để hoàn thành câu…………...

6

1.1.2.3. Dạng bài tập tìm lỗi sai………………………………………


7

1.1.2.4. Dạng bài tập viết lại câu sử dụng cấu trúc điều kiện………….

7

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN……………………………………………….

8

1.2.1. Thiết kế nội dung và bài tập trong SGK tiếng Anh 10…………

8

1.2.2. Thực tế về PPGD………………………………………………...

8

1.2.3. Thái độ của HS trong giờ học……………………………………

9

1.2.4. Về việc tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ khác với giảng dạy ngữ
pháp câu điều kiện cơ bản………………………………………………

9

3



CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DẠNG HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN
2.1. Các hoạt động giúp HS nhận biết cấu trúc câu điều kiện…………

10

Tích hợp kỹ năng đọc hiểu và nhận biết câu điều kiện…………
Tích hợp kỹ năng nghe và nhận biết câu điều kiện……………...

10

2.1.3. Thiết kế dưới dạng trò chơi. ……………………………………..

11

2.1.1.
2.1.2.

12
2.2. Các hoạt động giúp HS luyện tập cấu trúc câu điều kiện…………

13

2.2.1. Tổ chức dưới dạng cuộc thi……………………………………

13

2.2.2. Tổ chức hoạt động thực hành theo nhóm dưới hình thức trò chơi.

14


2.2.3. Tổ chức dưới dạng làm bài tập nhóm. …………………………..

15

2.3. Các hoạt động vận dụng câu điều kiện…………………………….

15

2.3.1. Hoạt động: Hoàn thành tiếp câu…………………………………

15

2.3.2. Dạng viết câu dựa theo tình huống………………………………

16

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá của các GV về giờ dạy. ………………………………

18

3.2. Kết quả khảo sát HS……………………………………………

20

PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận………………………………………………………………

22


2. Khuyến nghị…………………………………………………………

23

PHỤ LỤC……………………………………………………………...

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

37

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

CSVC

:

Cơ sở vật chất

2.

GD – ĐT

:


Giáo dục – đào tạo

3.

GV

:

Giáo viên

4.

HS

:

Học sinh

5.

PPGD

:

Phương pháp giảng dạy

6.

SGK


:

Sách giáo khoa

7.

Sts

:

students

8.

TBDH

:

Thiết bị dạy học

9.

THPT

:

Trung học phổ thông

5



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tiếng Anh là một phương tiện giao
tiếp cực kỳ quan trọng. Do đó, việc học và sử dụng thành thạo tiếng Anh
trong giao tiếp đang ngày càng trở thành yêu cầu bắt buộc với nguồn nhân lực
trong xã hội. Tuy nhiên, việc nhận thức được vai trò của tiếng Anh và đầu tư
cho việc học tiếng Anh ở nhiều nơi, đặc biệt là HS ở các vùng nông thôn, còn
nhiều hạn chế. Phụ huynh và HS chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của
việc học tiếng Anh trong xã hội hiện nay. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng giảng dạy và học tập bộ môn này tại các nhà trường.
Ngoài ra, PPGD của GV cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng môn
học. Lâu nay, GV thường Việt hóa việc giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là phần
ngữ pháp. Nhiều GV khi dạy Ngữ pháp vẫn dạy theo phương pháp truyền
thống: GV đưa ra cấu trúc, cách sử dụng, ý nghĩa … Sau đó, HS làm các bài
tập bổ trợ. Đây không phải là một phương pháp sai. Tuy nhiên, nếu giờ dạy
6


ngữ pháp nào, GV cũng dạy như vậy sẽ dẫn đến sự nhàm chán cho HS. Hơn
nữa, HS sẽ ít có cơ hội để ứng dụng những kiến thức ấy vào giao tiếp.
Trong các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh của chương trình tiếng Anh
THPT nói chung và chương trình tiếng Anh 10 cơ bản nói riêng, câu điều kiện
là một chủ điểm quan trọng. Điểm ngữ pháp này đã được dạy ở cấp THCS
(Lớp 9). Trong chương trình Tiếng Anh 10 câu điều kiện lại tiếp tục được dạy
ở cấp độ cơ bản với lượng kiến thức dàn trải từ Unit 8 đến Unit 11. Trong
chương trình Tiếng Anh 11 và Tiếng Anh 12 điểm ngữ pháp này được dạy đầy
đủ từ cấp độ cơ bản đến nâng cao và mở rộng với nhiều dạng bài tập khác
nhau. Phần ngữ pháp câu điều kiện cũng thường xuyên xuất hiện trong các đề

thi học kỳ, HS giỏi và thi THPT quốc gia.
Đối với HS tại trường THPT Nam Phù Cừ, việc học tiếng Anh còn gặp
nhiều khó khăn do trường nằm trong khu vực tuyển sinh có điều kiện kinh tế
khó khăn. Khu vực này không có bất kỳ trung tâm ngoại ngữ nào, không có
GV bản ngữ, không có người nước ngoài sinh sống, cũng không có công ty,
doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn. Chính vì vậy, phụ huynh và HS
chưa nhận thức rõ được vai trò của tiếng Anh trong xã hội hiện nay. Việc đầu
tư học tiếng Anh cũng không được chú trọng. Do đó, chất lượng môn tiếng
Anh rất thấp. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, HS không chỉ yếu các
kỹ năng thực hành tiếng mà phần ngữ pháp cũng rất hạn chế. Và kiến thức
câu điều kiện cũng là phần các em gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một số
dạng hoạt động giúp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy câu điều
kiện cơ bản”. Bước đầu tôi đã thu được những kết quả khả quan.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số dạng hoạt
động trong giảng dạy câu điều kiện cơ bản nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
7


Một số dạng hoạt động giúp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy
câu điều kiện cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về câu điều kiện
- Phương pháp quan sát hoạt động học của HS
- Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp thực nghiệm
5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này được tiến hành nghiên cứu tại trường THTP Nam Phù Cừ
trong năm học 2015 – 2016.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chuyên đề ngữ pháp câu điều kiện gồm các kiến thức về 3 loại câu điều
kiện cơ bản, các dạng câu điều kiện hỗn hợp, các dạng biến thể của câu điều
kiện, đảo ngữ của câu điều kiện và các dạng diễn đạt khác của mệnh đề điều
kiện. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung vào việc nâng cao
hiệu quả giảng dạy câu điều kiện cơ bản. Đây là phần trọng tâm ngữ pháp mà
HS được học trong các Unit 8, 9, và 11 – tiếng Anh 10.
1.1.1. Cấu trúc và ý nghĩa câu điều kiện cơ bản
1.1.1.1. Câu điều kiện loại I (Conditional sentence type I)
A, Cấu trúc:
If + Clause 1 (the simple present) , Clause 2 (the simple future)
B, Ý nghĩa:
– Diễn tả một điều kiện có thật hoặc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
8


Ví dụ:

- If you come into my garden, my dog will bite you.
- If I have time, I will visit Ho Chi Minh City.
- If it is sunny, I will go fishing.

1.1.1.2. Câu điều kiện loại II (Conditional sentence type II)
A, Cấu trúc:
If + Clause 1 (the simple past tense) + , + Clause 2 (would + V_infinitive)
B, Ý nghĩa:

– Diễn tả một sự việc, điều kiện không có thật hoặc không thể xảy ra ở hiện
tại hoặc tương lai
Ví dụ:- If I had a million USD, I would buy that car.
(But I don’t have a million USD and I can’t buy that car)
- If he were a bird, he would fly. (But he isn't a bird and he can’t fly at all.)
Chú ý: “to be” trong mệnh đề If được chia là “were” với tất cả các ngôi.
1.1.1.3. Câu điều kiện loại III (Conditional sentence type III)
A, Cấu trúc:
If + Clause 1 (the past perfect) + , + Clause 2 (would have + Past part...)
B, Ý nghĩa:
– Diễn tả một sự thật hoặc một điều kiện không có thật ở quá khứ.
Ví dụ:

- If Miss Phuong had attended the beauty contest, she would

have won the first prize.
(But the fact was that she didn’t attend and she didn’t win the first prize.)
- If we had prepared our last lessons carefully, we would have got
good marks.
(But the fact was that we didn’t prepare our last lessons carefully
and we didn’t get good marks at all.)
1.1.2. Một số dạng bài tập phổ biến về câu điều kiện

9


Dạng bài tập về câu điều kiện rất phong phú, đa dạng, và có nhiều cấp độ
từ dễ tới khó, từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tôi
xin tổng hợp lại 4 dạng bài cơ bản, thường gặp nhất trong quá trình HS học về
câu điều kiện.

1.1.2.1. Dạng bài tập điền dạng đúng của động từ
Đây là dạng bài tập từ luận. Bài tập này gồm các câu điều kiện còn
khuyết dạng động từ của một mệnh đề hoặc cả hai mệnh đề.
Ví dụ:
1. Bring him another if he (not/like) ............................ this one.
2. She (be) ................... angry if she had heard this yesterday.
3. If you were more careful, you (have) ............................ an accident.
4. If you like, I (get) ........................ you a job in this company.
5. If your mother (be) ........ 15 years younger, she (play) ........... some games.

1.1.2.2. Dạng bài tập chọn đáp án đúng để hoàn thành câu
Đây là dạng bài trắc nghiệm về dạng đúng của động từ trong câu điểu kiện.
Câu trắc nghiệm có thể khuyết một mệnh đề hoặc cả hai mệnh đề và yêu cầu
HS chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu.
Ví dụ 1:
1.

If I ______ the bus this afternoon, I will get a taxi instead.

A. miss
2.

B. will miss

B. will arrive

C. arrives

D. doesn’t arrive


If I make some coffee, _____ the cake?

A. do you cut
4.

D. had missed

`We’ll have to go without John if he ______ soon.

A. won’t arrive
3.

C. missed

B. will you cut

C. are you cutting

D. don’t you cut

If you ______ your homework, I _____ you watch TV.

A. won’t do/ let

B. did/ won’t let

C. don’t do/ won’t let

D. won’t do/ don’t let
10



5.

If you _____ this switch, the computer _____ on.

A. press/ comes

B. will press/ comes

C. press/ can come

D. have pressed/ will comes

Ví dụ 2:
1- I can’t understand what he sees in her! If anyone treats / will treat / treated
me like that, I am / will be / would be extremely angry.
2- If you help / helped me with this exercise, I will do / would do the same for
you one day.
3- According to the timetable, if the train leaves / left on time, we will / would
arrive at 5.30.
4- If it is / will be fine tomorrow, we go / will go to the coast.
5- If we find /found a taxi, we will get / would get there before the play starts.

1.1.2.3. Dạng bài tập tìm lỗi sai
Dạng bài tập này bao gồm các câu có chứa các phần gạch chân. HS cần
đọc kỹ các câu và chọn đáp án sai. GV có thể yêu cầu HS sửa các lỗi sai để
giúp các em khắc sâu kiến thức.
Ví dụ:
1. If I were you, I will go to the dentist’s and have the tooth checked.

A

B

C

D

2. Unless we leave a bowl of water under the sun, it will evaporate.
A

B

C

D

3. If I am 10 centimeters taller, I would play basketball.
A

B

C

D

4. If she bought that house now, she ran out of money.
A

B


C

D

5. If the doctors could find in the remedy, a lot of people would be saved.
11


A

B

C

D

1.1.2.4. Dạng bài tập viết lại câu sử dụng cấu trúc điều kiện
Với phần bài tập này, HS phải vận dụng kiến thức câu điều kiện để viết
lại câu có nghĩa gần nhất với câu đã cho.
Ví dụ:
1- I didn’t have an umbrella with me so I got wet.
 I wouldn’t______________________________________
2- I’ll call the police if you don’t leave me alone.
 Unless_________________________________________
3- In the snowy weather we don’t go to school.
 If______________________________________________
4- Without Jack’s help, I wouldn’t have been able to move this table.
 If______________________________________________
5- You drink too much coffee, that’s why you can’t sleep.

 If you____________________________________________
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Thiết kế nội dung và bài tập trong sách giáo khoa tiếng Anh 10
Phần bài tập trong sách giáo khoa, có 2 dạng bài cơ bản là: điền dạng
đúng của động từ trong ngoặc và viết lại câu. Do được thiết kế riêng lẻ, mỗi
Unit dạy một loại câu điều kiện cơ bản, nên phần bài tập điền dạng đúng của
từ trong ngoặc là tương đối dễ.
Trong Unit 8 – English 10, bài tập về câu điều kiện loại 1 chỉ được thiết
kế dưới dạng cho cụm từ gợi ý và yêu cầu HS viết thành câu hoàn chỉnh sử
dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1.
Với Unit 9 – English 10, có 1 bài tập yêu cầu HS cho dạng đúng của
động từ trong ngoặc, sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2.
Ở Unit 11 – English 10, bài tập về câu điều kiện được thiết kế dưới 2
dạng: điền dạng đúng của động từ trong ngoặc và viết lại câu sử dụng cấu trúc
câu điều kiện loại 3.
12


Việc thiết kế bài tập của 3 Unit tương đối giống nhau dẫn đến sự nhàm
chán cho HS. Ngoài ra, nhiều HS lười học đã không tự mình làm bài mà chép
đáp án trong sách để học tốt hoặc các sách tham khảo có đáp án. Điều này
khiến cho GV gặp khó khăn trong việc kiểm tra mức độ hiểu của HS và tính
chính xác khi HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
1.2.2. Thực tế về PPGD
Trong quá trình giảng dạy phần ngữ pháp câu điều kiện cơ bản loại 1,2,3
trong chương trình tiếng Anh lớp 10, tôi nhận thấy, GV thường sử dụng
phương pháp thuyết trình theo cách diễn dịch. GV đưa ra công thức, giới thiệu
cách sử dụng. Sau đó, GV phân tích một số ví dụ để làm rõ cấu trúc và ý
nghĩa. Sau khi hoàn thành phần giảng lí thuyết, GV yêu cầu HS áp dụng vào
làm các bài tập trong sách giáo khoa. Việc áp dụng cùng một phương pháp

trong 3 bài liên tiếp, dạy về 3 dạng câu điều kiện cơ bản khiến cho bài giảng
rất đơn điệu, không thu hút được HS. Đó là một trong những nguyên nhân
khiến cho hiệu quả giờ dạy không cao.
Ngoài ra, phương pháp thuyết trình cùng với các dạng bài tập được thiết
kế trong sách giáo khoa đã khiến HS không có cơ hội áp dụng các kiến thức
và cấu trúc câu điều kiện vào thực tế. Các em không có cơ hội được sử dụng
câu điều kiện trong các tình huống giao tiếp để từ đó khắc sâu kiến thức. Do
đó, cần thực hiện ứng dụng tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ khác trong quá
trình dạy ngữ pháp nói chung, và dạy về câu điều kiện nói riêng.
1.2.3. Thái độ của HS trong giờ học
Qua quan sát từ giờ dạy của bản thân và các đồng nghiệp khác, tôi nhận
thấy, trong giờ dạy ngữ pháp nói chung và giờ dạy về câu điều kiện nói riêng,
HS thường chỉ chú ý vào việc ghi chép các kiến thức lý thuyết do GV thuyết
trình. Một số HS không chú ý. Ngay cả khi GV phân nhóm thảo luận hoặc
làm bài tập, nhiều HS không tham gia hoặc tham gia một cách bị động. Khi
được yêu cầu làm bài tập, nhiều HS không cố gắng tự làm mà chép từ sách
tham khảo, sách để học tốt.
13


1.2.4. Về việc tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ khác với giảng dạy ngữ
pháp câu điều kiện cơ bản
Theo thiết kế bài dạy trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10, phần giảng dạy
ngữ pháp của GV hầu như không có sự tích hợp các kỹ năng khác. Đối với
phần ngữ pháp câu điều kiện cơ bản, đa số GV thường chỉ sử dụng phương
pháp thuyết trình ngữ pháp, cấu trúc và ý nghĩa. Sau đó, GV yêu cầu HS làm
các bài tập trong sách giáo khoa. Ngay cả khi một số GV thiết kế thành các
trò chơi thì việc kết hợp với các kỹ năng khác vẫn không được thể hiện rõ nét.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DẠNG HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ GIẢNG DẠY CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN
Trong quá trình giảng dạy phần ngữ pháp câu điều kiện cơ bản, tôi đã
thực nghiệm một số hoạt động ở các lớp, các đối tượng HS khác nhau. Việc
thực nghiệm đó đã đem lại các kết quả khả quan. Sau mỗi lần tổ chức các hoạt
động, tôi đã rút ra những kinh nghiệm và cách thức tổ chức các hoạt động đó
sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong nghiên cứu này, tôi xin nêu một số hình
thức hoạt động mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy chuyên đề câu
điều kiện cơ bản.
2.1. Các hoạt động giúp HS nhận biết cấu trúc câu điều kiện.
Thay vì đưa sẵn cấu trúc và ý nghĩa sử dụng hoặc phân tích một số ví dụ
để rút ra cấu trúc và ý nghĩa sử dụng, GV có thể thiết kế một số hoạt động
nhằm giúp HS nhận biết cấu trúc và ý nghĩa của các loại câu điều kiện. Với
các hoạt động này, GV cần chú ý thiết kế các hoạt động ở mức độ đơn giản.

14


Đồng thời, các dạng hoạt động này có thể giúp GV tích hợp các kỹ năng ngôn
ngữ khác trong quá trình giảng dạy.
2.1.3.

Tích hợp kỹ năng đọc hiểu và nhận biết câu điều kiện
Ở hoạt động này, GV cần chuẩn bị một đoạn văn ngắn có chứa các câu

điều kiện cơ bản. GV có thể yêu cầu HS làm việc cá nhân, theo cặp hoặc
nhóm, đọc và thực hiện các yêu cầu của GV. Ví dụ: GV có thể thiết kế dưới
dạng đọc và trả lời câu hỏi, hoặc yêu cầu HS đọc và ghi ra / đánh dấu các câu
điều kiện. Sau đó, yêu cầu HS trao đổi phần kết quả. GV cũng có thể tổ chức
dưới dạng một cuộc thi nhỏ. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào
ghi được nhiều câu đúng, nhanh nhất thì sẽ là đội thắng cuộc.

Vì đây là hoạt động được thiết kế để nhận biết cấu trúc và ý nghĩa sử
dụng nên GV cần chú ý thiết kế đoạn văn đọc rõ ràng và tường minh. Các câu
điều kiện trong đoạn văn đó cần gắn liền với văn cảnh để HS dễ dàng nhận ra
ý nghĩa sử dụng.
Ví dụ: khi dạy về câu điều kiện loại 3, GV có thể sử dụng một đoạn văn
ngắn như sau:
Long is a student at Hanoi University. Last week, Mai invited him to
her birthday party, but he had a lot of homework to do. If he hadn’t been so
busy preparing for his final exam, he would have come to hers. And he’s sure
that, if he had gone to her party, he would have met her sister, who was his
friend at high school. Although they haven’t met for a long time, they have
kept contact with each other via email. And they would have had many things
to say if he had met her.
Với một đoạn văn ngắn như vậy, GV có thể yêu cầu HS đọc và gạch
chân các câu điều kiện xuất hiện trong bài. Ngoài ra GV có thể thiết kế dạng
bài đọc trả lời câu hỏi có chứa cấu trúc If.
2.1.4. Tích hợp kỹ năng nghe và nhận biết câu điều kiện
Hoạt động này có thể được thiết kế dưới dạng như sau:
GV có thể sử dụng một bài hát đơn giản có sử dụng cấu trúc câu điều
kiện và thiết kế thành các bài tập như nghe và điền từ vào chỗ trống, nối 2
mệnh đề của một câu điều kiện. Tuy nhiên, GV cần chú ý: kỹ năng nghe vốn
15


được coi là kỹ năng khó đối với HS vùng nông thôn, vì thế, việc thiết kế bài
tập cần ở mức độ dễ để HS có thế làm được. Nếu cần thiết, GV cần hướng
dẫn HS một số từ vựng trước khi nghe.
HS có thế hoạt động theo cặp, nhóm. Tuy nhiên, với dạng hoạt động
này, hình thức làm việc cá nhân sẽ phù hợp nhất. Sau khi nghe, HS có thể trao
đổi kết quả với nhau.

Ví dụ: GV chọn bài hát “My Valentine”, yêu cầu HS nghe và điền các
cụm từ còn thiếu.
If there were no words, no way to speak, I would still hear you
If there were no tears, no way to feel inside, I'd still feel for you
And even if the sun refused to shine, even if romance ran out of rhyme, you
would still have my heart
Until the end of time. You're all I need. My love, my valentine.
All of my life, I have been waiting for all you give to me
You've opened my eyes and showed me how to love unselfishly
I've dreamed of this a thousand times before
In my dreams I couldnt love you more
I will give you my heart until the end of time
You're all I need. My love, my valentine
La da da Da da da da
And even if the sun refused to shine, Even if romance ran out of rhyme
You would still have my heart until the end of time
Cuz all I need is you, my valentine
You're all I need. My love, my valentine
2.1.5. Thiết kế dưới dạng trò chơi.
GV có thể sử dụng nhiều dạng trò chơi khác nhau để tổ chức cho HS
nhằm tạo ra không khí sôi nổi cho HS. Mỗi dạng trò chơi đều có ưu điểm và
hạn chế. Tuy nhiên, việc lựa chọn các trò chơi phải phụ thuộc vào khả năng
của GV, quy mô lớp học, cơ sở vật chất và các điều kiện khác. Việc thiết kế
hoạt động trò chơi còn phải phụ thuộc vào mục đích dạy học. Với mục đích
16


giúp HS nhận biết, nhận dạng, GV cần thiết kế các trò chơi thật đơn giản; nội
dung kiến thức phải rõ ràng. Dưới đây là một số ví dụ về trò chơi nhận dạng
cấu trúc câu điệu kiện.

* Ví dụ: Trò chơi ghép câu
Chia lớp thành các nhóm gồm 4 – 6 HS. GV chuẩn bị handout và phát
cho HS. Handout gồm 2 phần: Phần mệnh đề If và phần mệnh đề chính. Các
mệnh đề được trình bày trong các mảnh giấy riêng biệt. Nhiệm vụ của các
nhóm là thảo luận và ghép các mệnh đề thành câu điều kiện hoàn chỉnh, có ý
nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian, đội nào
ghép được nhiều nhất các câu đúng sẽ là đội chiến thắng.
Do việc dạy câu điều kiện cơ bản được tách từng loại câu nên ở hoạt
động này HS chỉ cần ghép đúng về ý nghĩa.
Chú ý:
Dù thực hiện giảng dạy theo hình thức đọc hiểu, nghe hay trò chơi thì
sau khi HS hoàn thành các yêu cầu bài tập, HS cần phải thảo luận và nêu ra
được cấu trúc của câu điều kiện. Đồng thời, với sự hướng dẫn của GV, HS
nghiên cứu ngữ cảnh để nêu được ý nghĩa sử dụng của câu điều kiện.
2.2. Các hoạt động giúp HS luyện tập cấu trúc câu điều kiện
Việc thiết kế hoạt động luyện tập cho HS cần phải được chuẩn bị chu
đáo để HS có thể nắm vững các cấu trúc và ý nghĩa sử dụng của các loại câu
điều kiện. Đồng thời, nếu sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa, GV cần
cố gắng hạn chế tối đa việc chép đáp án trong sách tham khảo của HS bằng
các biện pháp khác nhau. Bên cạnh đó, GV có thể thiết kế các dạng bài tập,
các hoạt động thực hành khác nhằm tạo điều kiện cho HS thực hành và áp
dụng các kiến thức HS đã được học ở phần lý thuyết.
Các dạng bài tập, hoạt động thực hành về ngữ pháp câu điều kiện rất
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, GV cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn để
có thể thiết kế các hoạt động phù hợp với đặc điểm HS và các điều kiện khác.
Sau đây là một số dạng hoạt động phù hợp với quy mô tổ chức tại lớp học.
2.2.1. Tổ chức dưới dạng cuộc thi
17



Để tổ chức hoạt động này, GV cần thiết kế các bộ câu hỏi (trắc nghiệm
hoặc tự luận). Các thiết bị hỗ trợ bao gồm: máy chiếu, máy tính, bảng phụ cá
nhân loại nhỏ, bút dạ.
Về hình thức tổ chức: có thể tổ chức theo 2 hình thức sau:
1 – Thi theo nhóm: GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm 4-6 HS.
Mỗi nhóm có một bút dạ và bảng phụ. GV sẽ chiếu từng câu hỏi, nhóm thảo
luận trong khoảng thời gian quy định, ghi đáp án ra bảng phụ. Khi hết giờ, các
nhóm phải giơ bảng và GV sẽ chấm và ghi điểm. Sau khi kết thúc cuộc thi,
nhóm nào có tổng điểm cao nhất sẽ chiến thắng
2 – Thi cá nhân: GV có thể tổ chức theo hình thức của cuộc thi rung
chuông vàng. GV cũng chiếu lần lượt từng câu hỏi. HS trả lời vào bảng phụ.
HS trả lời sai ở câu hỏi nào thì sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Những HS trả lời đúng
đến câu hỏi cuối cùng sẽ chiến thắng.
Hình thức tổ chức thi sẽ thu hút HS tham gia sôi nổi, có tính cạnh tranh
lành mạnh. Đồng thời, do trong quá trình soạn câu hỏi, GV cũng sắp xếp các
câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó nên GV có thể kiểm tra được mức độ hiểu
của HS. Tuy nhiên, việc kiểm soát HS và điều khiển cuộc thi trong lớp học
cũng đòi hỏi GV các kỹ năng tổ chức tốt. Hơn nữa, nếu GV tổ chức cuộc thi
nhưng nội dung chỉ gồm 1 loại câu điều kiện, thì GV cần thiết kế các bộ câu
hỏi gồm nhiều dạng bài tập khác nhau để HS không nhàm chán. Ngoài ra,
điều đó sẽ giúp GV có thể đánh giá, kiểm tra HS chính xác hơn.
2.2.2. Tổ chức hoạt động thực hành theo nhóm dưới hình thức trò chơi.
GV có thể sử dụng nhiều trò chơi khác nhau để giúp HS thực hành cấu
trúc câu điều kiện.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thử nghiệm và thu được nhiều kết quả
tốt với dạng hoạt động Trò chơi cá ngựa (Đính kèm ở phụ lục 01)
Ở trò chơi này, GV thiết kế các ô gồm các cụm động từ gợi ý cả 2 mệnh
đề. HS chơi theo nhóm gồm 4 – 6 HS. Do không có đủ quân xúc xắc nên GV
có thể thiết kế dưới dạng lá thăm có in số từ 1 đến 5. HS bốc được lá thăm có
18



chứa số nào thì sẽ di chuyển theo thứ tự để tìm ô gợi ý của mình. Sau đó, HS
phải nói được thành câu điều kiện hoàn chỉnh sử dụng các cụm từ gợi ý đó.
(Luật chơi giống như chơi cá ngựa). HS nào hoàn thành và về đích trước sẽ
giành chiến thắng. Trò chơi này không những thu hút HS mà còn giúp khắc
phục được tình trạng HS ỷ lại vào các thành viên khác trong nhóm. Trong quá
trình tổ chức, tôi đã quan sát và nhận thấy, HS rất hào hứng khi đến lượt chơi
của mình. Tất cả HS trong lớp đều phải thực hành khi đến lượt. Đồng thời,
khi một thành viên trong nhóm đặt câu chưa đúng cấu trúc, các thành viên
khác có thể hỗ trợ và sửa giúp bạn ngay. Điều này đã giúp cải thiện đáng kể
hiệu quả của hoạt động nhóm.
2.2.3. Tổ chức dưới dạng làm bài tập nhóm.
Sau khi hoàn thành phần lý thuyết, GV có thể tổ chức cho HS làm bài
tập theo nhóm. GV thiết kế các dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, với
các dạng bài tập khác nhau. Chia lớp thành các nhóm gồm 5 – 7 HS. GV
chuyển handout tới các nhóm và yêu cầu HS hoàn thành bài tập này trong
khoảng thời gian nhất định. Việc triển khai bài tập này, GV có thể sử dụng các
kỹ thuật dạy học khác nhau tùy theo khả năng, điều kiện của GV và HS. Sau
khi kết thúc phần làm việc nhóm, GV sẽ hoán đổi kết quả các nhóm để các
nhóm kiểm tra chéo nhau. Với những câu mà nhóm kiểm tra cho là chưa
chính xác, nhóm phải sửa cho nhóm bạn bằng bút khác màu. Hoạt động kiểm
tra chéo sẽ giúp cho HS có cơ hội so sánh kết quả của nhóm mình với nhóm
bạn, học hỏi phần bài làm của nhóm bạn nếu nhóm mình chưa hoàn thành
xong. Kết thúc việc kiểm tra chéo, GV sẽ là người kiểm tra, chốt đáp án và
giải thích thêm nếu cần thiết.
2.3. Các hoạt động vận dụng câu điều kiện
Các hoạt động này được tổ chức nhằm giúp HS vận dụng các kiến thức
về câu điều kiện cơ bản. Có nhiều cách thiết kế và tổ chức khác nhau. Tuy
nhiên, qua những lần tổ chức hoạt động vận dụng, tôi nhận thấy 2 dạng hoạt

động sau rất phù hợp để tổ chức trong lớp học.
19


2.3.1. Hoạt động: Hoàn thành tiếp câu
GV có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS). Mỗi nhóm /
HS sẽ phải hoàn thành được một câu điều kiện mà mệnh đề If của nhóm /
mình chính là mệnh đề chính của nhóm / HS khác. Câu điều kiện đó phải đảm
bảo đúng cấu trúc và có nghĩa.
Ví dụ 1: Tổ chức chơi theo nhóm.
Các nhóm sẽ bốc thăm giành quyền đặt câu điều kiện trước. Giả sử rằng
nhóm 1 giành quyền chơi trước. Các thành viên nhóm 1 sẽ phải thảo luận và
đưa ra một câu điều kiện. Ví dụ: “If I study hard, I will pass the final exam”.
Khi đó, nhóm 2 sẽ phải thảo luận để đưa ra một câu điều kiện mà mệnh đề If
là cụm “pass the final exam”, “If I pass the final exam, ……”. Tương tự các
nhóm 3 sẽ phải đưa ra câu điều kiện mà mệnh đề If sử dụng cụm động từ của
mệnh đề chính của nhóm 2…. Lần lượt chơi đến khi tất cả các đội hoàn thành.
Mỗi nhóm sẽ có thời gian suy nghĩ trong 15 giây. Nếu nhóm nào không trả lời
được thì sẽ bị loại và nhóm tiếp theo sẽ làm tiếp phần của nhóm bị loại đó.
Hoạt động này yêu cầu HS tất cả các nhóm đều phải tập trung vào câu của các
nhóm khác, giúp rèn luyện tinh thần làm việc nhóm của HS.
Ví dụ 2: Tổ chức chơi theo hình thức cá nhân
Luật chơi cũng tương tự như chơi theo nhóm. Chia lớp thành nhóm 5 – 7
HS. Gv có thể chỉ định một HS ở mỗi nhóm là người bắt đầu trò chơi. Ví dụ:
HS A đưa ra một câu điều kiện “If I study hard, I will pass the final exam”.
Khi đó, Hs B sẽ phải thảo luận để đưa ra một câu điều kiện mà mệnh đề If là
cụm “pass the final exam”, “If I pass the final exam, ……”. Tương tự HS C
sẽ phải đưa ra câu điều kiện mà mệnh đề If sử dụng cụm động từ của mệnh đề
chính của HS B…. Lần lượt chơi đến khi tất cả HS hoàn thành. Mỗi HS sẽ có
thời gian suy nghĩ trong 15 giây. Nếu Hs nào không trả lời được thì sẽ bị loại

và HS tiếp theo sẽ làm tiếp phần của HS bị loại đó.
2.3.2. Dạng viết câu dựa theo tình huống

20


Ở hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc
nhóm. Chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm 4 - 6 HS.
Nếu hoạt động theo đơn vị nhóm: Mỗi nhóm sẽ có một cơ hội đưa ra tình
huống của nhóm mình. Các nhóm còn lại sẽ phải thảo luận và viết câu điều
kiện dựa theo tình huống của nhóm bạn. Kết thúc lượt chơi, nhóm nào viết
được nhiều câu đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Trong hoạt động này, GV sẽ
là người quan sát và là trọng tài để đánh giá kết quả của các đội.
Nếu hoạt động cá nhân: Trong từng nhóm, mỗi HS sẽ có cơ hội đưa ra
một tình huống. Các thành viên khác sẽ phải viết câu điều kiện vào giấy A4
và cho các thành viên khác xem. Tuy nhiên, khi hoạt động theo cá nhân nhóm,
GV sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá tính chính xác của các câu mà HS
đưa ra. Việc đánh giá câu mà các HS trong nhóm đưa ra chủ yếu phụ thuộc
vào khả năng và trách nhiệm của các thành viên khác trong nhóm đó. Do đó,
GV cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn hình thức tổ chức này và chú ý kỹ hơn đến
quá trình hoạt động của HS.

21


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ
Tôi đã lựa chọn 2 lớp: 10A2 và 10D1. Đây là hai lớp có lực học bộ môn
tiếng Anh tương đương nhau (căn cứ vào điểm TBm Ngữ văn lớp 9 và kết quả
khảo sát đầu năm). Cả 2 lớp đều được đánh giá là tương đối trầm, không tích
cực xây dựng bài trong quá trình học tập.

Quá trình thực nghiệm và tổng hợp kết quả được diễn ra như sau:
Trước khi tiến hành dạy chuyên đề câu điều kiện ở 2 lớp này, tôi đã tiến
hành khảo sát HS ở 2 lớp (đính kèm phụ lục 02). Kết quả như sau:
Lớp
10A2
10D1


số
39
39

Điểm 9 - 10
SL
%
1
2.6
1
2.6

Điểm 7 – 8
SL
%
9
23
10
25.6

Điểm 5 - 6
SL

%
13
33.3
13
33.3

Điểm < 5
SL
%
16
41.1
15
38.46

4
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm 6 tiết ở 2 lớp. Lớp 10A2, tôi tiến hành
dạy 3 tiết: Phần Language Focus của các unit 8, 9, 11 – tiếng Anh 10 theo
phương pháp thuyết trình. Lớp 10D1, tôi dạy 3 tiết: Phần Language Focus của
các unit 8, 9, 11 – tiếng Anh 10 theo phương pháp mới áp dụng tích hợp các
kỹ năng và tổ chức các hoạt động tích cực. Trong suốt 6 tiết dạy, tôi có mời 2
đồng nghiệp đi dự giờ, quan sát và đánh giá tiết dạy.

22


Sau khi kết thúc 6 tiết dạy, tôi đã tiến hành khảo sát HS và đồng nghiệp
(đính kèm phục lục 03, 04, 05). Kết quả cụ thể như sau:
3.1. Đánh giá của các GV về giờ dạy.
Sau khi dự giờ và trao đổi, góp ý về các tiết dạy, 2 GV đều có nhận xét
chung như sau:


Về kế hoạch

Các tiết dạy lớp 10A2
Các tiết dạy lớp 10D1
- Chuỗi hoạt động học được - Chuỗi hoạt động được thiết

giảng dạy

thiết kế sơ sài, chưa có sự kế sinh động, đa dạng, phù
sáng tạo, đa dạng.

hợp với nội dung, PPGD.

- Phương án kiểm tra đánh - Mục tiêu, nội dung, cách tổ
giá trong quá trình hoạt động chức của mỗi nhiệm vụ học
của HS chưa thực sự hiệu tập đều rõ ràng
quả, chưa hợp lí.

- Có phương án kiểm tra,
đánh giá hợp lí, hiệu quả.

- GV chưa sử dụng có hiệu - GV sử dụng có hiệu quả
quả các thiết bị dạy học
các thiết bị dạy học.
Tổ chức hoạt - Phương pháp và hình thức - Phương pháp và hình thức
động học tập chuyển giao nhiệm vụ học chuyển giao nhiệm vụ học
cho HS

tập còn đơn điệu, nhàm chán, tập đa dạng và hấp dẫn

chưa thu hút được HS
- GV có quan sát và phát - GV đã quan sát và phát
hiện những khó khăn của học hiện kịp thời khó khăn của
sinh. Tuy nhiên chưa đồng các nhóm.
đều và chưa bao quát được
tất cả HS.
23


- GV đã có biện pháp hỗ trợ - Có biện pháp hỗ trợ tích
và khuyến khích HS thực cực, hiệu quả để khuyến
hiện nhiệm vụ được giao.

khích HS thực hiện nhiệm vụ
được giao.

- Việc đánh giá kết quả học - GV đã tổng hợp, phân tích
tập của Hs mới chỉ dừng lại ở và đánh giá kết quả hoạt
cá nhân một vài HS.

động và quá trình thảo luận

Hoạt động

của HS tương đối đầy đủ.
- Còn nhiều HS chưa tiếp - Đa số HS có ý thức tiếp

của HS

nhận và sẵn sang thực hiện nhận và thực hiện nhiệm vụ

nhiệm vụ học tập.

học tập

- Nhiều HS còn ỷ lại, chưa - Đa số HS tích cực và chủ
tích cực, chủ động, sáng tạo động hợp tác với các bạn
và hợp tác với các bạn khác trong việc thực hiện các
trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
nhiệm vụ học tập
- Việc trao đổi, thảo luận về - Phần lớn HS có sự tích cực
kết quả học tập còn mang trong việc trao đổi, thảo luận
tính hình thức. Nhiều học về kết quả học tập
sinh không tham gia thảo
luận với bạn.
- Về kết quả học tập: Nhiều - Nhiều HS hoàn thành tốt
HS còn chép bài của bạn, các nhiệm vụ học tập được
chép STK, và phần chữa bài
3.2. Kết quả khảo sát HS

giao.

* Nhận xét về giờ dạy

Nội dung
bài học

- Nhàm chán, giống các giờ dạy ngữ

Lớp 10A2


Lớp 10D1

(%)
87.2

(%)
11.3

pháp khác.
24


Tinh thần
hợp tác

Tích cực

- Có nhiều hoạt động hấp dẫn.
- Theo đúng nội dung SGK
- Có nhiều hoạt động ngoài SGK
- Chủ yếu làm việc cá nhân, có trao

13.8
100
0
100

89.7
0
100

0

đổi kết quả với các bạn
- Chủ yếu làm việc nhóm
- Không tích cực
- Tích cực hơn các giờ ngữ pháp khác

0
76.9
24.1

100
10.25
89.75

69.3
30.7

82
18

74.4
25.6

76.9
23.1

hoạt động
Hiệu quả - Không hiệu quả
thảo luận - Thảo luận sôi nổi, hiệu quả

Thái độ - Không hứng thú
- Rất hứng thú, thích
học tập
* Kết quả kiểm tra
Lớp
10A2
10D1


số
39
39

Điểm 9 - 10
SL
%
4
10.2
7
17.9
5

Điểm 7 - 8
SL
%
13
33.3
16
41.0


Điểm 5 - 6
SL
%
12
30.8
11
28.2

Điểm < 5
SL
%
10
25.7
5
12.8

5

Nhìn vào bảng nhận xét đánh giá giờ dạy của các đồng nghiệp, HS các
lớp 10A2, 10D1 và bảng kết quả kiểm tra đánh giá sau khi học xong 3 tiết về
câu điều kiện cơ bản, có thể thấy rằng: Các tiết dạy theo phương pháp tích
hợp các kỹ năng ngôn ngữ, trò chơi và các hoạt động tích cực khác sẽ có sự
thúc đẩy, khuyến khích HS tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập.
Đồng thời, HS có nhiều cơ hội thực hành và vận dụng kiến thức đã học. Điều
này giúp các em khắc sâu kiến thức và ghi nhớ tốt hơn.
Việc tạo được hứng thú học tập và sự chủ động, tích cực tham gia các bài
học sẽ là một trong những yếu tố quyết định góp phần vào sự thành công của
giờ dạy nói riêng và nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh nói chung.

25



×