Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các dự án xây dựng cơ bản của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai giai đoạn 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.45 KB, 57 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

VŨ HỮU CƯỜNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THANH KIỂM TRA LĨNH VỰC ĐẤU THẦU CÁC
DỰ ÁN XDCB CỦA THANH TRA SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2017-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 2 NĂM 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
ÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THANH KIỂM TRA LĨNH VỰC ĐẤU THẦU CÁC
DỰ ÁN XDCB CỦA THANH TRA SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Người thực hiện: Vũ Hữu Cường
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Lào Cai, khóa 2015 - 2017
Chức vụ: Chánh Thanh tra
Đơn vị công tác: Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai

HÀ NỘI, THÁNG 2 NĂM 2017



LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai, Học viện Chính trị Khu
vực I - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, em đã thực hiện đề án “Nâng cao
chất lượng công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các dự án XDCB của
Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2017-2020”
Để hoàn thiện đề án này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới
thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu xây dựng và
hoàn thành đề án.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo của Học viện
Chính trị khu vực I đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu của toàn khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, các
đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện đề án.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song với kinh nghiệm còn hạn chế và
thời gian tìm hiểu, thu thập các tài liệu nghiên cứu không được nhiều, do đó đề án
không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp
chân thành từ phía thầy cô, các bạn học viên và đồng nghiệp để đề án được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN

DNNN

Daonh nghiệp Nhà nước

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

ĐTHC

Đấu thầu hạn chế

ĐTRR

Đấu thầu rộng rãi

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

HĐKT

Hợp đồng kinh tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất


KHĐT

Kế hoạch đấu thầu

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Trong những năm qua được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước
cùng với sự nỗ lực của Chính quyền địa phương, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai đã
phát triển hết sức quan trọng. Trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm đúng

mức, bộ mặt đô thị và các vùng nông thôn miền núi đã có những thay đổi toàn diện
góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu quan trọng đó thì trong đầu tư xây
dựng cơ bản còn nhiều bất cập, tiến độ nhiều dự án cón chậm, chất lượng một số dự
án đầu tư XDCB thấp, nhiều dự án không hoàn thành đúng quy định gây lãng phí
ngân sách của Nhà nước.
Những tồn tại, thiếu sót nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư
xây dựng, gây thất thoát ngân sách của Nhà nước, kìm hãm sự phát triển knih tế xã
hội của tỉnh.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ
yếu là trong lĩnh vực đấu thầu, nhiều chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện lựa chọn
nhà thầu theo quy định của pháp luật, quá trình đấu thầu chưa được công khai minh
bạch, do đó đã lựa chọn những nhà thầu không đủ năng lực kinh nghiệm gây hậu
quả trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác thanh tra kiểm tra
trong lĩnh vực đấu thầu chưa được thường xuyên, nhiều chủ đầu tư chưa hiểu rõ quy
trình lựa chọn nhà thầu dẫn đến những sai phạm trong quá trình đấu thầu.
Để khắc phục tình trạng trên, việc nghiện cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn hoạt động thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các dự án xây dựng cơ bản
nhằm rút ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục nhằm
nâng cao chất lượng công tác thanh tra kiểm tra tong lĩnh vực đấu thầu các dự án
ĐTXDCB trên địa bàn tỉnh Lào Cai của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2017 – 2020 là một yêu cầu rất cấp thiết và cấp bách, có ý nghĩa thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.


2

Do vậy, với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề án: “ Nâng
cao chất lượng công tác thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các dự án xây
dựng cơ bản của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai giai đoạn 2017 2020”

làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các
dự án xây dựng cơ bản của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai giai đoạn
2017 – 2020 đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực
hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiện toàn và tăng cường hoạt động Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư về tổ
chức bộ máy, biên chế, trang bị, nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng lực lượng
Thanh tra Kế hoạch và đầu tư chuyên nghiệp hiện đại.
- Tăng cường công tác hậu kiểm theo tinh thần phân cấp mạnh của Luật
Thanh tra, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm
tra trong lĩnh vực đấu thầu XDCB, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu.
- Bổ sung biên chế lực lượng thực hện nhiệm vụ thanh tra Kế hoạch và Đầu tư.
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, kỹ
năng làm việc cho cán bộ, công chức, thanh tra viên Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
- Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng công tác xây dựng Kế hoạch thanh kiểm
tra trong lĩnh vực đấu thầu theo chức năng nhiệm vụ
-Việc thanh tra phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, có trọng
tâm, trọng điểm, đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai
dân chủ, kịp thời.
- Hướng tới 100% các cuộc thanh tra về lĩnh vực đấu thầu các dự án XDCB
thực hiện đúng thời gian, tiến độ.


3

- Đảm bảo 100% các kết luận thanh tra về lĩnh vực đấu thầu được đối tượng

thanh tra chấp hành nghiêm.
- Hàng năm hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, khắc
phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra.
- Kịp thời tham mưu với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các
quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đấu thầu, nhằm tạo
hành lang pháp lý thuận lợi nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng đề án: Hoạt động thanh kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các
dự án xây dựng cơ bản của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư (Ban gồm các nội
dung: Thanh kiểm tra theo kế hoạch, thanh kiểm tra đột xuất về công tác lập kế
hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, công tác chấm thầu, thẩm định kết quả
đầu thầu, Kết quả lựa chọn Nhà thầu theo Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn
của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu) do Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Lào Cai thực hiện.
3.2. Không gian thực hiện đề án:
Đề án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.3. Thời gian thực hiện đề án:
Đề án thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020
- Tổng kết thực tiễn năm 2010 - 2015
- Thực hiện Đề án từ năm 2017 - 2020


4

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái nhiệm về Thanh tra, kiểm tra
* Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội năm 1992):
“Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”.

Mục đích của hoạt động Thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản
lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện
pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Luật
Thanh tra 56/2010/QH12 - Điều 2).
Như vậy, có thể hiểu: Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của
quản lý Nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh
quyền lực Nhà nước nhằm tác động đến đối tượng quản lý, trên cơ sở xem xét, đánh
giá ưu, khuyết, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cường
quản lý, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lý; tăng cường pháp chế, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Thanh tra có nghĩa là sự xem xét, kiểm tra từ bên ngoài vào hoạt động của
một đối tượng nhất định.
* Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản, là giai đoạn kết thúc trong
quá trình quản lý. Theo từ điển tiếng Việt (1992): “Kiểm tra là xem xét tình hình
thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (NXB Lao động 2002): “Kiểm
tra là một chức năng quản lý có liên quan mật thiết với các chức năng kế hoạch hóa;
nó cho phép các nhà quản lý biết được các mục tiêu của tổ chức có đạt được hay
không hoặc đạt được như thế nào, cũng như những nguyên nhân tạo nên tình hình
đó, tạo ra sự linh hoạt vận hành của một hệ thống”.


5

Theo đó, kiểm tra được hiểu với nghĩa là một dạng hoạt động nào đó để rút
ra nhận xét, đánh giá nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của tổ chức, con người
cho phù hợp với mục đích đề ra.

Thanh tra và kiểm tra giống nhau về mục đích đó là tạo lập kênh thông tin
phản hồi trong quản lý; phát hiện, phân tích, đánh giá thực tiễn một cách chính xác,
khách quan, trung thực, làm rõ đúng sai, nguyên nhân dẫn đến sai phạm nhằm phát
huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành
nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý.
Nhìn một cách tổng quát, giữa thanh tra và kiểm tra có những điểm khác nhau:
Điểm
khác
nhau

Nội dung

Chủ thể

Thanh
tra

Đa dạng,
phức tạp

Tổ chức
chuyên
nghiệp

Kiểm
tra

Hiện hành, Nhiều lực
dễ thấy
lượng


Trình độ
nghiệp vụ
Có khả
năng
chuyên sâu
Không nhất
thiết phải
chuyên sâu

Phạm vi
hoạt động

Thời
gian tiến
hành

Sản
phẩm

Hẹp, có
chọn lọc

Dài

Văn bản
kết luận

Rộng, có
tính quần

chúng

Ngắn

Ý kiến
tư vấn

Khi tiến hành thanh tra, thường thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra. Khi tiến
hành kiểm tra, có thể chọn nội dung thanh tra. Chính từ quan hệ qua lại này giữa hai
khái niệm này nên trong thực tế người ta hay sử dụng cả hai từ: Thanh tra, kiểm tra.
Như vậy thanh tra luôn được hiểu gắn liền với hoạt động của chủ thể mang
thẩm quyền Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được trao quyền, nhân
danh chủ thể quản lý Nhà nước, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xem xét tận nơi, tại
chỗ các đối tượng quản lý, để giúp quản lý đạt được nhiệm vụ đề ra.
1.1.2. Đặc điểm của Thanh tra
Một là, Thanh tra mang tính quyền lực Nhà nước
- Thanh tra là một chức năng quản lý Nhà nước, thể hiện quyền lực Nhà
nước của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý, tính chất quyền lực Nhà nước
thể hiện các khía cạnh sau:


6

+ Có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra phải thực hiện những vấn đề thuộc
nội dung thanh tra và kiến nghị thanh tra
+ Được kiến nghị cấp có thẩm quyền các vấn đề có liên quan đến nội dung
thanh tra, đề nghị truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật
+ Trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định, trực tiếp áp
dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Ngoài ra tính quyền lực còn thể hiện ở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của

từng tổ chức thanh tra, phương thức tiến hành thanh tra, xử lý kết luận thanh tra
Hai là, tính khách quan
- Về bản chất, thanh tra là xem xét đánh giá khách quan về việc thực hiện
chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nhằm đưa ra kết luận đúng sai, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy những nhân
tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của xã hội và các quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy hoạt động thanh tra
phải mang tính khách quan
Ba là, tính độc lập tương đối
- Các tổ chức thanh tra được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên
các lĩnh vực kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả thanh
tra, ra kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thanh tra,
chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình
Bốn là, thanh tra luôn gắn quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước và thanh tra đều có chung đặc điểm là nhân danh quyền
lực nhà nước để thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý. Ngoài ra với tư
cách là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt
động quản lý Nhà nước. Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có nhà
nước ở đó có thanh tra. Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước đóng vai trò chủ
đạo chi phối hoạt động của thanh tra.


7

1.1.3. Vai trò của Thanh tra
Cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Để thực hiện
được chức năng này các cơ quan này được trao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Khi
thực hiện được chức năng của mình trong hoạt động quản lý nhà nước thì cơ quan
này có vai trò nhất định trong hoạt động quản lý và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Cụ thể:
Thứ nhất,Thanh tra hoàn thiện cơ chế, chính sách về kiểm soát quyền lực
trong lĩnh vực hành pháp
- Xuất phát từ chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng
quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống
tham nhũng. Bản thân hoạt động thanh tra, kiểm tra chính là hoạt động kiểm soát
quyền lực nhà nước. Từ chức năng của vốn có của mình các cơ quan thanh tra nhà
nước tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc xây
dựng chính sách, pháp luật, ban hành các quy định theo thẩm quyền, tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động có liên quan đến hoạt động
của các cơ quan thanh tra nhà nước
Thứ hai,Thanh tra đảm bảo việc thực thi chính sách một cách thống nhất,
nhất quán trong hệ thống hành pháp
- Sau quy trình ban hành chính sách pháp luật là việc tuyên truyền, tổ chức
thực hiện chính sách pháp luật. Thông qua công tác thanh tra các cơ quan thanh tra
giúp các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách pháp luật nhận thức
đúng chủ trương, chính sách, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đúng
hoặc làm chưa đúng thì sửa chữa, khắc phục để từ đó đảm bảo việc thực thi chính
sách được thông suốt, đồng bộ, thống nhất từ trên xuống, đảm bảo quyền, lợi ích
của công dân từ đó đảm bảo nguyên tắc chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, Thanh tra đảm bảo sự tuân thủ chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp
trên với cơ quan cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và quản lý hành
chính nhà nước


8

- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước gồm nhiều cơ quan hành chính nhà
nước được tổ chức theo thứ bậc nhất định từ Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, các sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân

dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Với bộ máy các cơ quan nhà nước đồ sộ
được tổ chức ở các cấp hành chính một trong những yêu cầu đảm bảo nền hành
chính mạnh đó là bộ máy hành chính phải thông suốt, việc chỉ đạo, điều hành được
thực hiện nhanh chóng, hệ thống hành chính có kỷ luật, cấp dưới tuân thủ cấp trên,
mệnh lệnh hành chính được ban hành cần phải được tổ chức đồng bộ; cán bộ làm
hết chức trách, nhiệm vụ được giao, tận tụy với công việc. Với chức năng của mình,
các cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ kiểm tra tính thông suốt, đồng bộ, kỷ luật của
bộ máy hành chính, phát huy nhân tố tích cực, khen thưởng cơ quan, đơn vị, cá
nhân thực hiện tốt, xem xét xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện không tốt chức năng, nhiệm vụ, từ đó giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ tư, Thanh tra hạn chế lạm dụng quyền lực, phòng ngừa vi phạm pháp
luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước
- Để kiểm soát tính hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước mà cụ thể là
thủ trưởng cơ quan hành chính kiểm soát chính bộ máy hành chính dưới quyền của
mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo
tính chính đáng của bộ máy hành chính nhà nước. Muốn vậy, thủ trưởng cơ quan
hành chính nhà nước thường xuyên kiểm soát các cơ quan thuộc quyền quản lý của
mình, cán bộ, công chức do mình quản lý còn phải có bộ phận, cơ quan chuyên
trách thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình để từ đó kịp thời phòng ngừa
những vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức đồng thời cũng kịp thời uấn nắn
những cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, cần thiết thì xử lý những vi
phạm làm gương cho những người khác không vi phạm, không lạm dụng quyền lực
của nhà nước vì mục đích riêng.


9

Thứ năm, Thanh tra đảm bảo cung cấp thông tin phản hồi liên quan đến việc

thực hiện chính sách pháp luật và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính
sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn nhằm sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu
lực, hiệu quả
Đây là một vai trò quan trọng của cơ quan thanh tra nhà nước góp phần kiểm
soát quyền lực nhà nước, góp phần đảm bảo quyền lực nhà nước được sử dụng một
cách đúng mục đích, có hiệu lực, hiệu quả. Cơ quan thanh tra không chỉ giúp các cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng pháp luật, sửa chữa những sai sót trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, công cụ mà cũng thông qua công tác thanh tra cơ quan
thanh tra, người cán bộ thanh tra cung cấp thông tin phản hồi về những thuận lợi,
khó khăn của các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp
luật, nêu lên những kiến nghị, phản ánh tới người có trách nhiệm để có biện pháp
tháo gỡ khó khăn, sửa đổi, cơ chế chính sách góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước.
Góp phần đảm bảo phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức và công dân từ đó thúc đẩy cơ chế kiểm soát quyền lực của công
dân đối với các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói
riêng: hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa coi trọng quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho công dân thực
hiện được những quyền của mình trong đó có quyền giám sát các cơ quan nhà nước
nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Khi thực hiện chức năng
thanh tra, các cơ quan thanh tra không chỉ đảm bảo hệ thống cơ quan hành chính
trong đó là các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện quyền lực trong giới hạn pháp luật cho phép, thực hiện đầy đủ
trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ với yêu cầu về chất lượng. Từ
đó tạo điều kiện cho người dân được đảm bảo các quyền từ phía cơ quan nhà nước
và thúc đẩy công dân tăng cường hoạt động giám sát, kiểm soát quyền lực của cơ
quan nhà nước đặc biệt là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phương thức người



10

dân đấu tranh với những cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính hay cơ quan
hành chính nhà nước khi mà họ không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình.
Như vậy, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước thể hiện qua vị trí, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra: Cơ quan thanh tra là cơ
quan thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Nó có phạm vi quản lý nhà nước
riêng, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác với các cơ nhà nước khác. Các cơ
quan thanh tra là cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng thực hiện nhiệm vụ tham
mưu cho thủ trưởng cơ quan cùng cấp về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng. Vai trò của cơ quan thanh tra cũng có thể được
tóm lại qua mục đích của hoạt động thanh tra, đó là không chỉ nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục mà còn giúp phát huy nhân tố tích cực; góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây cũng chính là
vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước.
1.1.4. Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
Là hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan và cá nhân thanh tra
Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Kế hoạch và Đầu
tư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1.1.5. Hoạt động thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư
Theo luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và Nghị định số 216/2013/NĐ - CP
ngày 24/12/2013 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Kế
hoạch và Đầu tư thì cơ quan thanh tra nhà nước Kế hoạch và Đầu tư thực thi nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra theo nội dung thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành KH&ĐT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật.



11

Theo nội dung thanh tra hành chính, cơ quan thanh tra KH&ĐT có thẩm
quyền được thanh tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của
Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước cung cấp trong việc chấp hành chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ được giao.
Theo nội dung thanh tra chuyên ngành KH&ĐT, cơ quan thanh tra Kế hoạch
và Đầu tư có thẩm quyền được thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội;
- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phân bổ, quản lý và sử dụng vốn
đầu tư phát triển; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu; Thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và đầu tư ra
nước ngoài;
- Thanh tra chuyên ngành trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện
trợ phi chính phủ nước ngoài;
- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý và hoạt động đối với khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình
khu kinh tế khác;
- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực doanh nghiệp và đăng ký kinh
doanh; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1.1.6. Nội dung thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đấu thầu các dự án xây
dựng cơ bản
Thanh tra việc chấp hành các quy định về lập kế hoạch đấu thầu gồm:
- Các căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu, nguồn vốn cho dự án, thời gian lựa

chọn nhà thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu.
- Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu, giá gói thầu, hình thức
hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.


12

- Trách nhiệm trình duyệt KHĐT, các tài liệu văn bản liên quan trình duyệt
Thanh tra việc thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, gồm:
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định theo chức năng nhiệm vụ, trình tự thẩm
định, kết quả thẩm định, tính chính xác của kết quả thẩm định
- Thẩm quyền của người phê duyệt KHĐT
Thanh tra việc áp dụng sơ tuyển trong đấu thầu, gồm:
- Căn cứ tính chất, quy mô gói thầu để áp dụng sơ tuyển, kế hoạch đấu thầu
về sơ tuyển
- Trình tự thực hiện sơ tuyển như lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời sơ
tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ, đánh giá hồ sơ dự tuyển
Thanh tra về công tác lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, gồm:
- Nội dung của hồ sơ mời thầu, công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời
thầu, công tác mời thầu, thông báo mời thầu, đăng tải thông tin trong mời thầu, tiêu
chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Thanh tra việc tổ chức đấu thầu, gồm:
- Thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, chuẩn bị hồ sơ dự thầu,
tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, sửa đổi hoặc rút HSDT. Kiểm tra về cung cấp
đăng tải thông tin về gói thầu theo quy định; Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng
tải thông tin về đấu thầu; Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu
- Công tác mở thầu, đảm bảo dự thầu, trình tự mở thầu công khai minh
bạch, thời gian mở thầu, công tác bảo mật trong đấu thầu, công tác cạnh tranh trong
đấu thầu, các thành phần tham gia buổi mở thầu.
- Công tác làm rõ hồ sơ dự thầu, công tác đánh giá hồ sơ dự thầu (kiểm tra

tính hợp lệ của HSDT, đánh giá năng lực kinh nghiệm, đánh giá năng lực kỹ thuật,
đánh giá năng lực mặt tài chính, xác định giá đánh giá (nếu có), sửa đổi và hiệu
chỉnh sai lệch.
- Kiểm tra năng lực chuyên môn của các đơn vị tư vấn hoặc tổ chuyên gia
đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
- Kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu


13

Thanh tra việc đàm phán ký kết hợp đồng, gồm:
- Nội dung đàm phán hợp đồng về công việc khối lượng thực hiện theo hợp
đồng, tiến độ thực hiện hợp đồng, quyền, trách nhiệm của các bên liên quan tham
gia ký kết hợp đồng
Thanh tra việc trình duyệt, thẩm định phê duyệt kết quả trúng thầu và thông
báo kết quả đấu thầu, gồm:
- Trách nhiệm và năng lực của đơn vị thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu,
trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng thầu, thông báo kết
quả trúng thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
Thanh tra việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng thi công xây
dựng, gồm:
- Nội dung thương thảo HĐ, tiến độ thực hiện hợp đồng, giá hợp đồng, hình
thức hợp đồng, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan tham gia ký kết hợp
đồng, đảm bảo tạm ứng, đảm bảo hợp đồng theo quy định.
1.1.7. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực đấu
thầu các dự án XDCB
Để đánh giá hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực đấu thầu các dự án
XDCB cần có những tiêu chí nhất định. Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác
định hiệu quả thanh tra trên một phương diện khác nhau. Vì vậy, để đánh giá đúng
hiệu quả công tác thanh tra đấu thầu XDCB, cần phải xác định đúng các tiêu chí cần

thiết. Do nội dung thanh tra rất đa dạng, chất lượng kết quả thanh tra vừa phụ thuộc
vào năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra mặt khác cũng
phụ thuộc vào tính hợp tác, cầu thị và cung cách quản lý, chấp hành pháp luật của
đối tượng thanh tra nên những nhận định đánh giá vừa mang tính chất định tính
nhất định, nhưng đồng thời cũng có những đánh giá kết luận mang tính chất định
lượng. Vì vậy, xác định tiêu chí để đánh giá hiệu quả là một việc làm rất khó khăn.
Xuất phát từ quan niệm về hiệu quả công tác thanh tra có một số tiêu chí chủ yếu
đánh giá hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực đấu thầu như sau:


14

- Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra: Đây là tiêu
chí đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả thanh tra, bởi các quy định của pháp luật về
thanh tra là cơ sở pháp lý để các cơ quan thanh tra thực hiện quyền năng của mình.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra hằng năm: Số cuộc thanh tra thực
hiện so với kế hoạch được duyệt, thời gian, tiến độ các cuộc thanh tra, số cuộc thanh
tra phải thanh tra lại, kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận xử lý sau thanh tra.
- Chất lượng đấu thầu các dự án XDCB được nâng lên, năng lực của các tổ
chuyên gia về đấu thầu cũng như các chủ đầu tư được cải thiện một cách rõ rệ và có
những chuyển biến tích cực mang tính công khai minh bạch. Mức độ chấp hành
thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác đấu thầu sau khi có hoạt
động thanh tra so với trước khi có hoạt động thanh tra.
- Các Kết quả đạt được do tác động của hoạt động thanh tra là một trong
những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả. Muốn vậy, kết thúc mỗi cuộc thanh
tra phải xác định được các kết quả trong cuộc thanh tra đó. Chẳng hạn, nếu thanh tra
lĩnh vực đấu thầu các dự án xây dựng cơ bản thì phải ngăn chặn được vấn đề thông
thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án, gây thất thoát vốn Nhà nước.
Làm tốt được điều đó là một trong những yếu tố quan trọng đẩy lùi tính hình thức
trong hoạt động thanh tra.

- Kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra, bao gồm: chi phí về vật chất, tinh thần
cũng như số lượng người tham gia, thời gian tiến hành... tất cả những phí tổn cho
việc thanh tra đều cần ở mức thấp nhưng phải đủ đảm bảo cho các chủ thể thanh tra
phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ và năng lực của mình để đạt được những kết quả ở
mức cao nhất. Nội dung công tác thanh tra trong lĩnh vực đấu thầu là một công việc
hết sức nhạy cảm và yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật đấu
thầu và các quy định hiện hành và ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều đối tượng, trong
khi đó chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh
tra lại giới hạn theo ngành, nghề được đào tạo, mặt khác việc chấp hành các quy
định pháp luật của các đối tượng thanh tra cũng khác nhau, do vậy để đánh giá hiệu
quả và tính kết quả thu về so với chi phí bỏ ra là điều rất khó khăn, phức tạp. Bởi


15

yếu tố vừa định lượng vừa định tính không chỉ thể hiện trong kết quả thu về mà
ngay cả trong đầu tư, chi phí bỏ ra. Cho nên, khi căn cứ vào tiêu chí này để đánh giá
hiệu quả thanh tra thì cũng chỉ tính toán ở mức độ tương đối. Vấn đề quan trọng
phải biết được đặc thù của công tác thanh tra để vận dụng cho phù hợp. Có những
cuộc thanh tra nếu tính dưới góc độ kinh tế thì không mang lại lợi ích thiết thực
nhưng dưới góc độ quản lý xã hội lại mang lại hiệu quả rất lớn. Vì vậy, khi căn cứ
vào tiêu chí kinh phí để xem xét hiệu quả thanh tra, phải xem xét cả hiệu quả kinh tế
và hiệu quả quản lý xã hội của công tác thanh tra.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng tổ chức và hoạt động thanh tra. Đổi mới tổ
chức thanh tra phù hợp với chức năng quản lý nhà nước trong điều kiện mới nhằm
bảo đảm hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn ngừa vi phạm
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã nêu “Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh
tra, kiểm tra, tập trung giải quyết khiếu kiện của nhân dân, coi đó là công cụ quan
trọng để bảo đảm hiệu lực quản lý của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, thiết
lập trật tự kỷ cương xã hội”; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ “Thanh
tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân
sách nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp
nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ”.
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Tăng cường công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm
tra, giám sát của các cơ quan chức năng” nhằm phòng, chống tham nhũng lãng phí,
xây dựng bộ máy nhà nước.
Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015, của Bộ Chính trị ban hành về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.


16

1.2.2. Cơ sở pháp lý
* Các văn bản luật
Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật xử lý vi phạm hành chính số 12/2012/QH13 ngày 20/03/2012;
Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống
tham nhũng ngày 23/11/2012.

* Các văn bản hướng dẫn luật
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
Nghị định số 07/2012/NĐ - CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ Quy định về
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh
tra chuyên ngành;
Nghị định số 216/2013/NĐ - CP ngày 24/12/2013 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư;
Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Nghị định 50/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư;
Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 21/11/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư
Thông tư sô 08/2014/Tt-BKHĐT ngày 26/11/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày


17

24/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và
Đầu tư;
Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp;
Quyết định UBND tỉnh Lào Cai: số 47/2012/QĐ-UBND ngày 10/10/2012
của UBND tỉnh Lào Cai quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng,
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 68/2016/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của
UBND tỉnh Lào Cai quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.

1.3. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước là công
cụ phục vụ cho công tác quản lý và điều hành Nhà nước. Trong công cuộc đổi mới
và xây dựng Nhà nước Pháp quyền do Đảng lãnh đạo, hàng năm ngành Thanh tra đã
thực hiện rất nhiều cuộc thanh tra, tập trung vào những vấn đề quản lý điều hành vĩ
mô của Chính phủ, những vấn đề cấp bách phục vụ cho công tác quản lý của lãnh
đạo các cấp, các ngành. Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua tại tỉnh Lào Cai
cho thấy tỉnh rất chú trọng đến công tác thanh tra để thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nước, hạn chế được các tiêu cực, tham nhũng, ít có khiếu nại, tố cáo. Thông qua
công tác thanh tra, kiểm tra mà các đồng chí lãnh đạo, quản lý của tỉnh có được
những thông tin phản hồi từ thực tế cuộc sống xã hội, đó là những dữ liệu quan
trọng để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn của
tỉnh Lào Cai trong những năm tiếp theo.
Thực tế chỉ ra rằng thanh tra thường xuyên và nâng cao chất lượng của hoạt
động thanh tra là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước. Muốn đảm bảo tính thường xuyên và có hiệu quả của công tác
thanh tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo điều kiện cho
tổ chức thanh tra hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư cả số lượng và chất lượng công chức thanh tra.


18

Hoạt động thanh tra phải được bảo đảm tính độc lập tương đối, thanh tra phải tuân
theo pháp luật, chỉ tuân theo pháp luật và không ai được cản trở hoạt động thanh tra.
Trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành những năm gần đây đã thể hiện rõ
những bước tiến đổi mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư,
trong đó nổi bật nhất đó là việc tăng thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ đầu tư
trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu đảm bảo công khai minh bạch

và lựa chọn được những nhà thầu có đầy đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện các dự
án đầu tư xây dựng một cách hiệu quả nhất. Song song với việc tăng quyền và trách
nhiệm của các Chủ đầu tư thì công tác hậu kiểm được đề cao và từng bước được
nâng cao về số lượng, chất lượng cũng như nội dung. Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra thì mới có điều kiện để lực lượng thanh tra nhà nước, trong đó có lực lượng
thanh tra Kế hoạch và Đầu tư kịp thời phát hiện ngăn chặn và sử lý mọi hành vi vi
phạm pháp luật, đồng thời qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, chỉ ra những bất
cập, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật, từ đó kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khắc phục, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
Với yêu cầu phân cấp mạnh của Luật Thanh tra, Luật đấu thầu trong lĩnh vực
thanh tra, kiểm tra và nghị định số 216/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể về hệ thống
cơ quan thanh tra nhà nước ngành Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, thanh tra Kế hoạch
và Đầu tư được tổ chức theo hệ thống từ trung ương là Thanh tra Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đến các địa phương là Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Với nhiệm vụ quan trọng là tổ chức thực hiện thanh tra hành chính và thanh
tra chuyên ngành về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, trong đó đề cao công tác thanh
tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu thầu, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống
tham nhũng lĩnh vực đấu thầu cũng như trong phạm vi nhiệm vụ quản lý nhà nước
của Kế hoạch và Đầu tư theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thì việc nâng cao
chất lượng công tác thanh kiểm tra vê lĩnh vực đấu thầu các dự án xây dựng cơ bản
của thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư là một yêu cầu tất yếu.


19

2. Ni dung thc hin ca ỏn
2. 1. Bi cnh thc hin ỏn
2.1.1. iu kin kinh t - xó hi ca tnh Lo Cai
Lo Cai l tnh vựng cao, biờn gii, nhiu dõn tc nm vựng Tõy Bc Vit
Nam. Phớa ụng giỏp tnh H Giang, phớa Nam giỏp tnh Yờn Bỏi, phớa Tõy giỏp

tnh Lai Chõu, phớa Bc giỏp tnh Võn Nam - Trung Quc, vi ng biờn gii di
203 km, cú 1 ca khu quc t, 1 ca khu quc gia v mt s li tiu ngch. Cỏch
Th ụ H Ni 296 km theo ng st v 300 km theo ng b. Din tớch t nhiờn
l 6.357 km 2, cú 8 huyn, 1 thnh ph, 164 xó, phng, th trn, trong ú cú 26 xó,
phng thuc 5 huyn, thnh ph cú chung ng biờn gii vi tnh Võn Nam
Trung Quc. Chớnh vỡ vy tnh Lo Cai giữ vai trò quan trng v đóng
góp một phần vào phát triển KTXH của đất nớc.
V kinh t, vn húa - xó hi tnh Lo Cai giai on 2010 - 2015: Kinh t
tng trng liờn tc trong nhiu nm. C cu kinh t ó tng bc chuyn dch theo
hng tng t trng cụng nghip - tiu th cụng nghip v dch v phự hp vi yờu
cu y mnh tin trỡnh cụng nghip húa, hin i húa t nc; kt cu h tng
c tng cng trờn mi lnh vc, to tin quan trng cho phỏt trin trong thi
gian ti; qun lý ti nguyờn khỏ tt, mụi trng c m bo; s nghip vn húa,
giỏo dc, y t v cỏc lnh vc xó hi khỏc c cng c v tng cng; h thng
chớnh tr n nh, on kt thng nht cao trong ch o v iu hnh; an ninh,
chớnh tr, trt t an ton xó hi c gi vng. Thc hin tt quy ch dõn ch c
s gúp phn ngn chn cú hiu qu cỏc t nn xó hi. i sng vt cht v tinh thn
ca nhõn dõn cỏc dõn tc tnh Lo Cai c ci thin v ngy cng nõng cao.
Tuy vy, do tỏc ng tiờu cc ca cuc khng hong ti chớnh v suy thoỏi
kinh t, dn n hot ng ca doanh nghip gp nhiu khú khn, kh nng ti
chớnh suy gim; thi tit din bin phc tp gõy khú khn cho sn xut nụng nghip;
tng trng kinh t ca tnh b nh hng. Mt khỏc im xut phỏt kinh t ca tnh
cũn thp v trỡnh sn xut cũn lc hu, thu ngõn sỏch trờn a bn khụng chi,


20

chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương còn hạn chế so với yêu cầu phát triển cao,
dân số nông thôn là chủ yếu.
Trong bối cảnh chung của đất nước Lào Cai có nhiều thuận lợi nhưng cũng

có không ít khó khăn, thách thức, nhất là khi đất nước đi vào quá trình hội nhập
quốc tế, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải đổi mới và năng động hơn mới bắt
kịp với xu thế, qua đó dễ bộc lộ những sơ hở hạn chế trong quản lý và điều hành,
thực thi chính sách pháp luật. Vì vậy, ngành thanh tra nói chung và Thanh tra Kế
hoạch và Đầu tư nói riêng cũng phải xây dựng đề án, chiến lược nâng cao chất
lượng, số lượng công chức thanh tra cho phù hợp với tình hình mới.
2.2. Thực trạng công tác đấu thầu và thi công các dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2010 -2015
2.2.1. Ưu điểm
Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Khi tái lập tỉnh, Lào Cai có hệ
thống công trình kết cấu hạ tầng thiếu và lạc hậu, trước yêu cầu cần phải phát triển
hệ thống công trình kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh
Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đôn đốc các chủ
đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, hoàn thành và đưa vào
khai thác sử dụng. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu đảm bảo công
khai minh bạch lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm thi công các
dự án trọng điểm đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng công trình
- Công tác đấu thầu của các Chủ đầu tư ngày càng được nâng cao, chất lượng
đấu thầu các dự án XDCB ngày càng được hoàn thiện. UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ
đạo các ngành có liên quan tăng cường công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực đấu
thầu nhất là các dự án đầu tư XDCB để nâng cao chất lượng các dự án đấu tư
XDCB trên địa bàn
- Cán bộ thực hiện công tác đấu thầu đã được đào tạo bổ sung hoàn thiện
kiến thức về công tác đấu thầu, vì vậy chất lượng công tác đấu thầu cơ bản được
nâng lên rõ rệt.


×