Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA PHÓNG VIÊN BIÊN tập và PHÓNG VIÊN QUAY PHIM TRONG QUÁ TRÌNH sản XUẤT một tác PHẨM TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.24 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Là phương tiện truyền thông ra đời muộn nhất (tính đến nay), truyền
hình đã thừa hưởng thành quả nhiều phương tiện truyền thông ta có thể thấy
trên truyền hình các yếu tố tổng hợp của điện ảnh, phát thanh, báo viết... Một
tác phẩm báo chí truyền hình được phát trên sóng tối thiểu phải có hình ảnh
động và tiếng nói. Với những tác phẩm dài như phóng sự, kí sự, phim tài
liệu... chúng ta thấy còn có thêm âm nhạc và tiếng động. Là sản phẩm được
hình thành bởi nhiều yếu tố nên tác phẩm truyền hình được làm ra bởi nhiều
người, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với báo viết hay phát thanh chỉ một
phóng viên với một quyển sổ và cây bút là có thể cho ra đời một sản phẩm
báo chí hoàn tất, với truyền hình thì không như vậy. Một người dù tài giỏi đến
đâu cũng không tự mình làm tất cả từ khâu đầu đến khâu cuối. Tính tập thể
trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình là điều bắt buộc, là yêu
cầu khách quan. Trong tập thể những người sáng tạo tác phẩm báo chí truyền
hình thì vai trò vị trí của phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là
quan trọng nhất. Mặc dù nếu không có những người khác (kỹ thuật viên, ánh
sáng…) thì không có tác phẩm báo chí truyền hình, nhưng chỉ có thêm người
biên tập và quay phim mới có quyền đứng tên tác giả. Do vậy, mục đích
nghiên cứu của bài tiểu luận này nhằm hướng tới phân tích vị trí, vai trò của
phóng viên biên tập và phóng viên quay phim cũng như mối liên hệ của họ
trong quá trình tạo ra một sản phẩm báo chí truyền hình.

2


CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHÓNG VIÊN BIÊN TẬP VÀ
PHÓNG VIÊN QUAY PHIM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MỘT
TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH


1.1.

Một số khái niệm
Phóng viên truyền hình là người làm nội dung ở một đài truyền hình,
họ trực tiếp đi thu thập tài liệu, đến hiện trường để có những tin bài mới nhất
phát sóng. Tuỳ từng đài truyền hình, phóng viên có thể được phân công ở
những mảng nội dung khác nhau, ví dụ: phóng viên thể thao, phóng viên kinh
tế, phóng viên văn hoá xã hội.v.v…
Phóng viên truyền hình bao gồm: phóng viên biên tập và phóng viên
quay phim, họ luôn kết hợp với nhau để có hình ảnh và tư liệu tốt nhất làm tác
phẩm. Họ luôn làm việc theo một ê kíp: biên tập, quay phim, kỹ thuật, âm
thanh, ánh sáng... tuy nhiên cũng nhiều trường hợp phóng viên truyền hình
phải tác nghiệp một mình - một máy quay. Các thiết bị truyền hình kỹ thuật số
ngày nay gọn nhẹ hơn trước thuận tiện cho xu hướng đơn giản khi tác nghiệp.

1.2.

Phóng viên biên tập
Trước khi người quay phim bấm máy, người biên tập phải làm công tác
tổ chức cảnh quay. Lúc này người biên tập thể hiện vai trò của đạo diễn. Phải
làm tất cả những gì thấy là cần thiết để người quay phim có thể ghi lại được
những hình ảnh chân thực, nghệ thuật và sinh động nhất, để hấp dẫn, tính
thuyết phục của tác phẩm cao hơn nhiều khi phóng viên biên tập phải xuất
hiện trong hoàn cảnh quay. Người biên tập có mặt trong cảnh quay với tư
cách phóng viên đang phỏng vấn một người trong cuộc, hay là nhân chứng
một sự kiện nào đó. Hiện nay ở nước ta, phóng viên biên tập còn thường phải
kiêm thêm việc hỗ trợ ánh sáng và âm thanh trong quá trình quay.
Công việc hậu kỳ được tiến hành sau khi hoàn tất việc quay phim ở
hiện trường. Giai đoạn này, phóng viên biên tập phải làm một loạt công việc
như: viết lời bình trong phim, cùng với kỹ thuật phim dựng phim, chọn nhạc,

3


đặt bảng chữ cho hoạ sĩ thể hiện, chọn phát thanh viên có giọng đọc phù hợp
với tác phẩm. Nếu ban biên tập có yêu cầu thì sửa chữa.Sau khi tác phẩm
được ban biên tập thông qua thì phóng viên biên tập nêu ý kiến về thời điểm
phát sóng với tác phẩm. Và đến lúc này công việc của người phóng viên biên
tập trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình kết thúc.
Để làm tốt phần hậu kỳ, phóng viên biên tập cần phải nắm vững những
nguyên tắc dựng phim, biết chọn nhạc cho phù hợp với từng đoạn và toàn bộ
tác phẩm. Ngoài ra, người biên tập còm phải am hiểu tính năng tác dụng của
máy móc được sử dụng để dựng hình và tiếng. Như vậy chưa đủ, họ còn phải
biết rõ khả năng của kỹ thuật viên dựng hình và tiếng. Có nắm chắc nắm vững
những yếu tố đó, người biên tập mới khai thác hết những khả năng của máy
móc và con người mà mình phải hợp tác trong quá trình làm hậu kỳ. Chất
lượng của tác phẩm vì thế sẽ được đảm bảo hơn.
Qua công việc của phóng viên biên tập ta thấy rằng họ là những người
phải có tư duy tổng hợp. Công việc đòi hỏi người biên tập không chỉ giỏi về
sử dụng ngôn ngữ mà còn nắm chắc ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ âm nhạc,
tính năng tác dụng của các phương tiện kỹ thuật truyền hình. Phải có đầu óc
tổ chức, am hiểu tâm lý… phóng viên biên tập là người chịu trách nhiệm
chính trong quá trình sáng tạo tác phẩm truyền hình.
John Hohenber – một tác giả người Mỹ đã viết: “Người nào viết cho
truyền hình cũng phải biết kết hợp sự khéo léo và trí sáng suốt của nhà soạn
kịch, của người viết truyện cho điện ảnh và của ký giả có thực nghiệm. Nói
rằng biên tập viên phải chú ý đến cả thính giác và thị giác, điều đó vẫn chưa
đủ. Theo một nghĩa thực sự, họ phải sắp đặt một cách thống nhất ngôn từ và
tâm trạng, một mớ hỗn loạn những cảnh trí và âm thanh rồi cho chúng một ý
nghĩa” (Ký giả chuyên nghiệp – Hiện đại thư xã, Sài Gòn 1974).
1.3.


Phóng viên quay phim
Phóng viên quay phim là đồng tác giả với phóng viên biên tập trong
một tác phẩm báo chí truyền hình. Điều đó nói lên rằng, trong tập thể những
4


người làm ra tác phẩm báo chí truyền hình, người quay phim là một trong
những người mà công việc của họ luôn mang tính sáng tạo.
Công việc của phóng viên quay phim trong quá trình sáng tạo tác
phẩm cũng là một quá trình. Quá trình này bao gồm nhiều công việc cụ thể
khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là ghi lại những hình ảnh mà tác phẩm đòi hỏi
một cách chân thực, sinh động và có nghệ thuật. Để có thể làm được điều đó,
phóng viên quay phim phải tiến hành một loạt các công việc. Trước hết người
quay phim phải nắm vững tư tưởng chủ đề của tác phẩm được xác định trong
kịch bản. Trên thực tế đôi khi phóng vien quay phim còn tham gia làm kịch
bản với phóng viên biên tập. Nắm chắc tư tưởng chủ đề, hướng xử lý cho tác
phẩm. Đây là khâu cần thiết không thể bỏ qua đối với người quay phim. Thiếu
chu đáo hay cẩu thả ở khâu này sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành công
việc. Mỗi tác phẩm báo chí truyền hình cụ thể có những yêu cầu khác nhau về
phương tiện. Tất cả những công việc đó cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, chu
đáo.
Công việc chính của người quay phim là tạo hình cho tác tư duy hình
ảnh ở mức độ cao là đIều không thể thiếu đối với phóng viên quay phim.
Phóng viên quay phim truyền hình cũng phải có đầu óc tổ chức, phải biết thực
hiện vai trò như người đạo diễn khi cần thiết. Làm chủ các phương tiện kỹ
thuật, nhạy cảm về chính trị, năng động, linh hoạt, độc lập sáng tạo… là
những phẩm chất cần có ở người phóng viên quay phim.
1.4.


Vị trí, vai trò của phóng viên biên tập và phóng viên quay phim
Để có thể nhìn nhận vấn đề trên một cách rõ ràng, chúng ta phải tìm
hiểu tỷ mỉ quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình. Công việc
này do phóng viên biên tập thực hiện. Ngay ở khâu này, người biên tập có thể
bàn bạc cùng người cộng tác mà quan trọng nhất với mình là người quay
phim. Nếu không có sự trao đổi trước thì khi hoàn tất kịch bản người biên tập
phải nghĩ ngay đến việc ai sẽ là người quay phim thích hợp nhất với kịch bản
này. Khi kịch bản được duyệt việc thành lập tổ sáng tác được triển khai.
5


Nhóm sáng tác tối thiểu cần có 2 người: phóng viên biên tập và phóng viên
quay phim. Tối đa thì nhóm sáng tác này có các thành phần là: phóng viên
biên tập, quay phim, nhân viên ánh sáng và kỹ thuật viên. Sau đó công việc
ghi hình ảnh, thu tiếng động hiện trường, phỏng vấn, lấy tài liệu… được tiến
hành. Công việc chưa hoàn tất tiếp đến là khâu hậu kỳ. Khâu này bao gồm các
công việc: dựng băng, chọn nhạc, viết lời bình, chọn phát thanh viên đọc...
những công việc này được tiến hành do biên tập, quay phim kết hợp với kỹ
thuật viên dựng băng video, với kỹ thuật viên âm thanh. Trên thực tế quá trình
này thường chỉ có một người biên tập kết hợp với các bộ phận kỹ thuật để
làm, phóng viên quay phim ít khi tham gia. Việc viết lời bình là việc của
phóng viên biên tập. Có lời bình rồi, phóng viên biên tập lại phải cân nhắc,
lựa chọn phát thanh viên thể hiện cho phù hợp với tác phẩm. Ngoài ra còn
phải kể đến việc đặt bảng chữ tít phim, tên những người thực hiện… do hoạ sĩ
thực hiện. Kết thúc phần hậu kỳ tác phẩm được đưa lên ban biên tập duyệt.
Sau khi duyệt và sửa chữa (nếu cần) tác phẩm mới được đưa vào kế hoạch
phát sóng.
Qua quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình, chúng ta
thấy rằng một tác phẩm báo chí truyền hình ra đời phải qua nhiều khâu, phụ
thuộc vào nhiều người trong đó mỗi người ở một chuyên môn khác nhau,

người chịu trách nhiệm giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, viết lời bình (biên tập),
người lo mặt hình ảnh (quay phim, ánh sáng), người chịu trách nhiệm lắp nối
cách hình ảnh (dựng Montage), người thể hiện lời bình (phát thanh viên)… Sỡ
dĩ như vậy là do sự phân công việc cho từng người. Mặc dù mỗi người trong
quá trình sáng tác đều có chuyên môn riêng của mình nhưng họ đều phải
hướng đến mục đích chung là chất lượng cao của một tác phẩm. Tác phẩm
báo chí truyền hình đòi hỏi mỗi người trong quá trình tham gia phải thể hiện
tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật và tính đồng bộ cao. Không đáp ứng những
yêu cầu này thì sẽ không có tác phẩmbáo chí truyền hình tốt.

6


Như vậy, tác phẩm báo chí truyền hình là sản phẩm của một tập thể
làm ra. Mà trong mỗi tập thể hợp lý, lành mạnh thì không có thành viên nào là
thừa. Sự tồn tại của mỗi người đều cần thiết. Tuy nhiên, cũng như mọi tập thể
nói chung, tập thể những người tham gia sáng tạo một tác phẩm báo chí
truyền hình mỗi người có một vai trò khác nhau. Tính chất của công việc là
yếu tố khách quan quy định tầm quan trọng của mỗi vị trí đó.
Đã có tổ sáng tác, phóng viên biên tập bàn bạc cùng với quay phim và
các thành viên khác về kịch bản, kế hoạch thực hiên… thống nhất được ý đồ
sáng tác sẽ định ra thời gian, địa điểm quay. Khi cần thiết thì biên tập và quay
phim phải đi tìm và chọn cảnh trước. Đến hiện trường người biên tập phải tiến
hành liên hệ với cơ sở bàn bạc với họ về những công việc phải làm, những
nơi phải quay, yêu cầu giúp đỡ để công việc quay phim được tốt nhất, nhanh
nhất trong đIều kiện cho phép. Việc tiếp xúc, trao đổi lấy tài liệu… được tiến
hành trước khi quay phim thì những hình ảnh cần thiết sẽ không bị thiếu và
cùng quá thừa những hình ảnh không cần.
Phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là những người sáng tạo
chủ yếu cho tác phẩm. Những người khác chỉ làm công việc có thể ví như các

bác sĩ, hộ lý trong một ca đỡ đẻ mà thôi. Các bà đỡ không thể thiếu cho sự
sinh nở, nhưng không vì thế mà họ có quyền nhận là cha là mẹ của đứa trẻ
mới ra đời. Chúng ta đã biết một tác phẩm để có được những cơ sở ban đầu
này phải trải qua một quá trình sáng tạo của phóng viên biên tập. Hoàn tất
khâu này, chúng ta vẫn chưa có tác phẩm báo chí truyền hình. Còn cần phải
tiến hành quay, dựng, viết lời bình… những công việc đòi hỏi sáng tạo này
chủ yếu do phóng viên biên tập và phóng viên quay phim tiến hành. Kết quả
sáng tạo của họ thể hiện trên hình ảnh và âm thanh của tác phẩm. Người quay
phim là người tạo ra những hình ảnh. Còn phóng viên biên tập chịu trách
nhiệm phần âm thanh (gồm lời bình, nhạc, tiếng động). Hình ảnh và âm thanh
trong tác phẩm báo chí truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn
bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung và nâng đỡ nhau, hoà quyện với nhau
7


trong một tổng thể hoàn chỉnh. Để có được một tác phẩm báo chí truyền hình
như mong muốn cần có và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng
nhất trong tập thể những người làm nên tác phẩm báo chí truyền hình là
phóng viên biên tập, phóng viên quay phim. Do vai trò quan trọng như vậy,
mối liên hệ giữa họ trong một quá trình sáng tạo luôn cần thiết và có tính
quyết định đến chất lượng của tác phẩm. Nói cách khác thì chất lượng của tác
phẩm báo chí truyền hình phụ thuộc chủ yếu và người biên tập và quay phim.
Mối liên hệ giữa họ tốt đẹp sẽ hứa hẹn sự thành công của tác phẩm. Còn nếu
ngược lại thì sự ra đời của tác phẩm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có
thể tác phẩm sẽ không bao giờ ra đời.

8


CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÓNG VIÊN BIÊN TẬP VÀ

PHÓNG VIÊN QUAY PHIM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MỘT
TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
2.1.

Mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim
Xem xét, tìm hiểu khá kỹ lưỡng, tỷ mỉ công việc từng người, ta đã phần

nào hình dung được mối quan hệ giữa họ trong quá trình sáng tạo một tác
phẩm báo chí truyền hình. Khởi điểm của sự xác lập mối quan hệ giữa phóng
viên biên tập và phóng viên quay phim là sự thống nhất về đề tài, chủ đề của
tác phẩm tương lai đã được xác định trong kịch bản hay đề cương. Kịch bản
là sợi dây liên kết, chi phối mối quan hệ giữa biên tập và quay phim trong
suốt quá trình sáng tạo tác phẩm. Khi tác phẩm hoàn thành, mối quan hệ này
cũng kết thúc (xét trên bình diện công việc, còn quan hệ cá nhân lại là khác).
Chúng ta thấy, phóng viên biên tập cũng như phóng viên quay phim có
những công việc khác nhau. Nhưng những công việc đó luôn phụ thuộc vào
nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện tác phẩm. Một tác phảm báo
chí truyền hình luôn mang trong nó mối quan hệ hữu cơ giữa hình và tiếng.
Đây là kết quả của mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay
phim.
Ngay từ khâu chuẩn bị đã yêu cầu sự đồng bộ nhịp nhàng. Người biên
tập truyền hình thì lo việc kinh phí, phương tiẹn đi lại… người quay phim lo
chuẩn bị máy móc, thiết bị băng video phục vụ cho công tác ghi hình và tiếng.
Ngay việc thống nhất về thời gian, địa điểm cũng phải chính xác, cụ thể và
phải được thực hiện nghiêm túc. Sự chậm trễ hay sơ xuất để thiếu đi một
phương tiện kỹ thuật nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình thực hiện
tác phẩm.
Khi tiến hành quay tại hiện trường nếu người biên tập liên hệ, tổ chức
cảnh một cách hợp lý chu đáo thì phóng viên quay phim có điều kiện để ghi
hình tốt. Còn khoán trắng cho quay phim trong việc ghi hình thì kết quả tuỳ

9


thuộc vào sự may rủi. Người quay phim ghi hình nhanh chóng, hiệu quả sẽ
tạo thuận lợi cho biên tập. Người biên tập có nhiều thời gian hơn dành cho
việc thu thập tàI liệu, tìm hiểu một cách cụ thể và chính xác hơn. Mặc dù có
sự liên quan mật thiết giữa biên tập và quay phim, nhưng không được quên
rắng mỗi người đều có một công việc cụ thể của mình. Sự can thiệp quá sâu
vào công việc cảu nhau sẽ dẫn tới kết quả không tốt đẹp. Phóng viên biên tập,
khi thực hiện vai trò đạo diễn ở hiện trường phải đúng lúc đúng chỗ, tế nhị,
thông minh cần thiết. Thực tế còn xảy ra trường hợp phóng viên biên tập
muốn định hướng ống kính cho phóng viên quay phim theo lối cầm tay, chỉ
việc. Rơi vào hoàn cảnh như vậy thì sự hứng thú sáng tạo trong công việc của
phóng viên quay phim sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Dẫu sao công việc vẫn phải
tiến hành mà công việc thì sẽ không như ý muốn. Trường hợp xấu nhất công
việc có thể kết thúc khi chỉ mới bắt đầu. Phóng viên biên tập và phóng viên
quay phim phải luôn nhớ rằng lúc quay phim tại hiện trường không chỉ có hai
người với nhau. Đại đa số trường hợp là họ phải làm việc dưới sự chứng kiến
của người khác. Vậy sự giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình ghi hình của phóng
viên biên tập và quay phim là luôn cần thiết, là sự đòi hỏi khách quan. Tuy
nhiên, mọi sự góp ý, can thiệp vào công việc của nhau phải xác đáng, đúng
lúc đúng chỗ.
Mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim trong
quá trình sáng tạo tác phẩm là đòi hỏi khách quan. Sự trao đổi bàn bạc càng
cụ thể từ khâu kịch bản đến quá trình quay phim và làm hậu kì luôn cần thiết.
Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau trong công việc của hai người là không tránh
khỏi.
2.2.

Phương pháp phối hợp để tạo ra một tác phẩm báo chí


truyền hình
Chúng ta đã biết, cơ sở cho mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và
phóng viên quay phim là đề cương kịch bản. Không có kịch bản truyền hình
thì không có mối quan hệ giữa các phóng viên, điều này là nguyên tắc thuận
10


lợi cho các phóng viên truyền hình trong hoạt động nghề nghiệp. Kịch bản tác
phẩm là sợi dây liên kết, chi phối cả phóng viên biên tập lẫn phóng viên quay
phim trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo tác
phẩm có những lúc công việc của người biên tập cũng như quay phim mang
tính độc lập tương đối. Ngay cả những công đoạn như vậy, người quay phim
hay người biên tập phải lấy kịch bản làm cơ sở cho mình. Kịch bản khi đã
được duyệt và đưa vào thực hiện sẽ có tính pháp lệnh đối với cả biên tập lẫn
quay phim. Lúc này, người biên tập tác giả kịch bản cũng không được tuỳ tiện
sửa chữa, thay đổi ý đồ của kịch bản (trừ trường hợp đặc biệt).
Khi đã có kịch bản, biên tập trao đổi để quay phim nắm vững chủ đề tư
tưởng của tác phẩm, hướng xử lý cho tác phẩm. Nắm vững ý đồ tác phẩm
phóng viên quay phim sẽ bàn bạc với phóng viên biên tập và kế hoạch thực
hiện tác phẩm. Trên cơ sở kịch bản, họ cùng nhau xác điịnh những cảnh quay
chủ yếu. Nhưng cảnh quay cụ thể đòi hỏi các phương tiên cho phù hợp. Tác
phẩm sẽ thể hiện với phong cách gì? thủ pháp ra sao?… để đạt được hiệu quả
cao nhất. Những điều này phải bàn bạc kĩ lưỡng, chi tiết giữa phóng viên biên
tập và phóng viên quay phim. Ngoài ra họ còn phải thống nhất với nhau về
mặt thời gian địa điểm thực hiện tác phẩm. Khi cần thiết hai người phải đi
chọn cảnh trước. Trong một loạt vấn đề trên, cần có sự thống nhất của hai
người. Sự bất đồng (nếu có) sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện tác phẩm.
Bước vào hậu kì về nguyên tắc khâu này do phóng viên biên tập chịu
trách nhiệm. Phóng viên quay phim sau khi giao băng và ghi chú cần thiết cho

biên tập, có thể coi là hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên khi cần phóng viên
quay phim có thể tham gia dựng giúp cho phóng viên biên tập. Nếu phóng
viên biên tập cần tranh thủ ý kiến của quay phim về độ dài của tác phẩm, tiết
tấu cho phim. Xét không cần thiết thì thôi.
Trong suốt quá trình công tác, người biên tập cũng như quay phim phải
luôn ý thức rằng họ có một mục đích chung, đó là sự thành công cảu tác
phẩm. Kịch bản tác phẩm không chỉ là cơ sở cho sự phối hợp giữa phóng viên
11


biên tập và quay phim. Nó còn là cơ sở giải quyết những bất đồng giữa họ
trong quá trình thực hiên tác phẩm. Trường hợp họ không thống nhất được với
nhau ở một đIểm cụ thể nào đó, thì ý kiến của phóng viên biên tập phải là ý
kiến quyết định. Bởi vì người chịu trách nhiệm chính về tác phẩm là phóng
viên biện tập chứ không phải là phóng viên quay phim.

12


CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN PHỐI HỢP GIỮA PHÓNG VIÊN BIÊN TẬP
VÀ PHÓNG VIÊN QUAY PHIM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
MỘT TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
Khi một phương pháp đã được xác định, luôn đòi hỏi những đIều kiện
kèm theo. Phương pháp phối hợp giữa phóng viên biên tập và phóng viên
quay phim, nói ngắn gọn là trước trong và sau khi quay phim, họ phải bàn bạc
trao đổi với nhau về hàng loạt vấn đề liên quan đến chủ đè và kế hoạch thực
hiện tác phẩm. để làm tốt những công việc ấy, mỗi người trong số họ phải
thoả mãn điều kiện gì?
Trước hết mỗi người phải làm chủ được công việc của mình. Người
biên tập phải có khả năng tổ chức chỉ đạo, viết…Người quay phim phải thành

thạo trong công việc sử dụng các phương tiện ghi hình, hiểu rõ công việc cần
thiết chho việc ghi hình.
Trong đội ngũ phóng viên mỗi người trước đó sinh ra, lớn lên, học tập,
rèn luyện trong môi trường gia đình và bối cảnh xã hội khác nhau. Vì vậy
quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật, phong cách, cá tính… mỗi người đều
không giống nhau. để có thể quan hệ với nhau tốt, họ phải có sự tương đồng
về quan điểm, phù hợp trong phong cách. Nói như vậy không có nghĩa là hai
người phải giống nhau hoàn toàn về các điểm trên. Giữa họ vẫn có sự khác
biệt nhưng ở mức độ cho phép. Sự khác biệt khá xa, như ở hai thái cực thì
công việc rất khó khăn, thậm chí không thể cộng tác dù hai người có thừa
thiện chí.
Trong quá trình làm việc phải thường xuyên bàn bạc trao đổi kinh
nghiệm để hiểu rõ hơn về kịch bản, để đạt kết quả tốt nhất cho tác phẩm
truyền hình mà mình thực hiện.
Một điều kiện nữa cho sự phối hợp là cả hai người đều phải hiểu quy
trình làm việc. Nắm chác quy trình công việc, mỗi người mới có thể phát huy
tốt năng lực sáng tạo của mình, đồng thưòi tạo thuận lợi cho người cộng tác.

13


trong quá trình làm việc, họ hiểu rõ mỗi người khi nào phải ( độc lập tác
chiến), lúc nào cần có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy sẽ không có sự
“lấn sân” thái quá, không cản trở nhau trong công việc. Tiến trình công việc vì
thế được triểu khai trong sự phối hợp ăn ý, hiệu quả. Am hiểu quy trình làm
việc chung cũng như quy trình làm việc cảu mỗi người là đòi hỏi khách quan.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Lê Minh, “Nghề phóng viên”, 2005, Nxb Lao động
2. PGS. TS Nguyễn Ngọc Oanh, “Chính luận truyền hình – Lí thuyết và kỹ năng
sáng tạo tác phẩm”, 2014, Nxb Thông tấn
3. X.A. Muratop, “Giao tiếp trên truyền hình – Trước ống kính và sau ống kính
camera”, 2004, Nxb Thông tấn (Đào Tấn Anh dịch)
Website
1. Diễn đàn của Thế giới Báo chí và Truyền thông:
/>2. Trang tin điện tử của Chi hội nhà báo Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền:
/>3. Wikipedia Tiếng Việt:
/>4. Wikipedia Tiếng Anh:
/>
15



×