Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận BÁO CHÍ trẻ thực trạng xâm phạm quyền trẻ em trên báo mạng điện tử và một số giải pháp TIỂU LUẬN CAO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.07 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Viết về trẻ em là đề tài mà báo chí quan tâm hướng đến, báo chí không
chỉ ca ngợi trẻ mà còn bảo vệ trẻ. Nhà báo khai thác đề tài trẻ em ở rất nhiều
khía cạnh khác nhau, trẻ xuất hiện trên báo với tư cách là đối tượng được báo
chí khai thác. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp trẻ xuất hiện
trên mặt báo đều biểu dương, ca ngợi mà có những bài báo đưa tin về trẻ bị
xâm hại tình dục, bạo hành, bạo lực. Chính vì thế mà số đông nhà báo chưa có
nhiều kỹ năng nghề nghiệp khi viết về đề tài này đã biến trẻ không chỉ trở
thành nạn nhân của ..mà còn là nạn nhân của công chúng.
Theo số liệu điều tra tại năm tờ báo điện tử trong năm 2012 thì có đến
548 bài báo có nội dung không bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. Trong đó,
phần lớn là chủ đề về xâm hại tình dục, bạo hành, bạo lực. Có đến 39% bài
báo đăng trực tiếp hình ảnh trực diện của trẻ em được cung cấp chi tiết cụ thể
mà ai cũng có thể tìm được. Việc đưa thông tin quá chi tiết kéo theo nhiều hệ
lụy và những mối đe dọa đến sự an toàn của trẻ em.
Số liệu điều tra trên cảnh báo quyền trẻ em bị vi phạm rất nhiều trên
báo mạng. Tiểu luận này chủ yếu nghiên cứu về thực trạng trẻ bị vi phạm
quyền trẻ em như thế nào và đưa ra một số giải pháp để hạn chế thực trạng
trên.
Hơn nữa, rất nhiều nhà báo chưa biết cách khai thác xử lý thông tin
hay về trẻ em đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc với trẻ. Đồng thời, nhà báo
cũng cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản khi đưa tin về trẻ em, đặc biệt là
vấn đề đạo đức nghề nghiệp.
Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: Thực trạng xâm
phạm quyền trẻ em trên báo mạng điện tử và một số giải pháp cần thực hiện.

1



2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát một số tờ báo mạng để biết được thực trạng xâm phạm
quyền trẻ em trên báo hiện này như thế nào.
Từ việc khảo sát đưa ra những giải pháp bảo vệ quyền trẻ em trên báo
mạng.
3. Đối tượng nghiên cứu

Những bài báo mạng vi phạm quyền trẻ em
4. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng xâm hại quyền trẻ em trên báo mạng hiện nay để
thấy một bộ phận nhà báo khi tác nghiệp và viết về trẻ thiếu sót những kỹ
năng nghề nghiệp gì, đã vi phạm quyền trẻ em như thế nào. Từ đó rút ra được
những bài học, giải pháp và yêu cầu đối với nhà báo khi viết về trẻ em.

2


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.Quyền trẻ em là gì?
Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng,
được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia
và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho
trẻ em không những là người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của
bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới
phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay,
mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh

thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự...
được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em.
Dưới đây là bốn nhóm quyền của trẻ em theo Công ước quốc tế:
1. Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc
sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và
phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm
sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời
2. Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát
triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi,
tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín
ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ
để có thể phát triển hài hoà.
3. Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được
bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình
dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em
còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.
Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong
trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
3


4. Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày
tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình.
Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều
kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.
II. Sơ lược về vai trò của báo chí nói chung
Sau Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp thì từ trước tới giờ báo chí vẫn
được xem là cơ quan quyền lực thứ 4 ở nước ta. Khi nền kinh tế càng phát

triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong
tác nghiệp. Báo chí nước ta ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin
nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ
tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố
tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần
đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới. Báo
chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính
sách giúp Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với
thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận đấu tranh
tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo ngày càng
tăng và chất lượng ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một nhu cầu cần
thiết cho nhân dân.
Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã
hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng
trở nên quan trọng và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời
đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông
đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của
mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và
4


phản biện xã hội của mình. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích
trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng,
các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại
hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày
càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền
thông cũng được nâng lên.

Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong
việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực
lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong
tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. Tuy nhiên, trong quá trình hội
nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia, dân tộc. Do
đó, mọi sự phản biện xã hội trên báo chí, phải xuất phát từ cái tâm trong sáng
của nhà báo Việt Nam vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng
của nhân dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Báo chí
cần thực hiện nhiệm vụ là kênh thông tin hữu ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh
đạo, điều hành và quản lý tốt hơn mọi lĩnh vực trong cuộc sống, lấy mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và xây dựng một xã hội “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm phương châm hành
động và điều này cần thể hiện ở mọi nội dung đăng tải trên các phương tiện
truyền thông đại chúng.
Báo mạng là một loại hình báo chí mới ra đời, tích hợp tính đa phương
tiện của tất cả các loại hình báo chí: báo in, phát thanh và truyền hình. Chính
vì điều đó mà nó khai thác trẻ em ở nhiều góc độ, đề tài khác nhau. Tuy nhiên,
không phải tất cả các bài báo, thông điệp, nội dung truyền tải viết về trẻ em
trên báo mạng đều thể hiện được đạo đức của người làm báo cũng như mang
lại quyền lợi cho chính các em.
Hiện nay báo chí có 4 loại hình: báo in, truyền hình, phát thanh và báo
mạng điện tử. Điều này chứng tỏ báo chí ngày càng đa dạng về loại hình và
5


chất lượng, nâng cao vai trò và chức năng của mình đối với công chúng nói
chung và trẻ em nói riêng.
III. Mối quan hệ giữa báo chí với trẻ em
Trẻ em là đối tượng phản ánh của báo chí nói chung và báo mạng nói

riêng. Cũng như những đối tượng khác trong xã hội, trẻ em trở thành đề tài
được báo chí khai thác ở nhiều góc độ, khi trẻ trở thành nhân vật chính trong
mỗi câu chuyện, khi thì trẻ là nhân chứng, khi trẻ là nạn nhân,…
Trẻ em xuất hiện nhiều nhất trên báo truyền hình ở các chương trình
như: chương trình từ thiện: trái tim cho em, vòng tay nhân ái; các game shows
giải trí; giọng hát việt nhí, ai thông minh hơn trẻ em lớp 5, trên các bản tin
thời sự,…đó là những chương trình truyền hình, trẻ xuất hiện dưới những
hình ảnh, lời bình của phóng viên, và những đặc tính tích cực và giáo dục.
Còn trên báo mạng thì khác, trẻ em xuất hiện dưới câu chữ của nhà báo,
những video, và những hình ảnh sinh động. Cuộc sống của trẻ được khắc họa
chân thực qua ống kính của nhà báo, dù nghèo khổ hay sống no đủ.
Báo chí sử dụng chức năng của mình để bảo vệ quyền trẻ em, trên báo
mạng có vô số bài báo ca ngợi về thành tích học tập, về hành động đáng biểu
dương của trẻ. Những chương trình từ thiện, quyên góp giúp đỡ trẻ trên báo
mạng như chuyện mục Nhân ái hay hoạt động từ thiện cũng được nhiều báo
lập ra để kêu mọi người giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Báo chí là chủ thể tác động lên trẻ em, còn trẻ em lại chính là đối tượng
mà báo chí cần để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I
6


TRẺ EM LÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢN ÁNH CỦA BÁO MẠNG
I. Tại sao trẻ em trở thành đối tượng của báo mạng
Cũng như các giai tầng khác trong xã hội, trẻ em cũng là đối tượng
được báo chí phản ánh bởi ở trẻ có rất nhiều đề tài để khai thác hơn thế nữa
trẻ em cũng chính là độc giả không thể thiếu của báo chí, họ chính là những
công chúng tiềm năng của báo chí.

Hầu hết các nhà báo khi phản ánh các vấn đề liên quan tới trẻ em đều
đặt trẻ em ở vị trí là đối tượng được phản ánh một cách bị động đặc biệt trong
các bài viết liên quan tới xâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi…
Tuy nhiên, đối với những báo viết phục vụ chính cho đối tượng trẻ em như
báo Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong, Khăn quàng đỏ… thì trẻ em lại chính là
những đối tượng hưởng thụ các tác phẩm báo chí đó một cách chủ động. Bởi
vậy, những thông tin bài viết nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin của trẻ em
có nội dung và hình thức thể hiện rất đặc biệt dành riêng và phù hợp với tâm
lý của nhóm đối tượng trẻ em theo từng độ tuổi.
II.Trẻ em xuất hiện trong những trường hợp nào trên báo mạng
Sự tham gia của trẻ em trong báo chí nói chung thường được thể hiện
dưới 3 góc độ:
+ Thứ nhất: Trẻ em tham gia (xuất hiện) trong các chương trình – tác
phẩm của người lớn với tư cách là đối tượng được phản ánh. Các em như
những nhân chứng cho những vụ việc, vấn đề liên quan đến trẻ em nhưng có
tác động đến người lớn, đến các tổ chức xã hội, đến các nhà hoạch định chính
sách...
Ở góc độ này, các tác phẩm thường là các phóng sự thời sự, các
chương trình chuyên đề về những vấn đề chính trị xã hội bức xúc đang đặt ra
với trẻ em được phản ánh từ khắp nơi, trên tất cả các lĩnh vực, với một chủ đề
rộng lớn và bao trùm.

7


Đôi khi do quá chú trọng đến các lĩnh vực chính trị xã hội mà khai thác
hình ảnh trẻ em phục vụ mưu đồ của người lớn. Trẻ em xuất hiện chỉ có tính
chất minh họa.Khi đó, quyền lợi của trẻ em bị xem nhẹ. Ví dụ như: quên ghi
tên tuổi, địa chỉ các em, đưa các hình ảnh thiếu tôn trọng trẻ em, thậm chí làm
tổn hại các em, sử dụng ngôn từ thể hiện sự kỳ thị...

+ Thứ hai: Trẻ em là đối tượng hưởng thụ các sản phẩm truyền hình do
người lớn sản xuất: Các chương trình mang tính giáo dục, giải trí, mang tính
định hướng căn cứ trên những mục tiêu mà người lớn đã hoạch định.
Các chương trình được sản xuất hoàn toàn do người lớn, tính chất giáo dục,
giải trí mang tính định hướng, đôi khi áp đặt của người lớn. Có những chương
trình được sản xuất giống như một sự ban phát của người lớn dành cho trẻ
em, cho các em xem gì thì được xem nấy. Ví dụ: có Đài truyền hình chiếu
phim hoạt hình vào lúc 7 giờ sáng là lúc trẻ em bắt đầu đến trường...hoặc các
chương trình chỉ bó gọn trong một vài khung chương trình ca nhạc, sân
khấu... đôi khi xa rời thực tế và không phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của trẻ
em...Nhiều chương trình chỉ do một số gương mặt quen thuộc (như gà nòi)
xuất hiện thao túng...
+ Thứ ba: Trẻ em tham gia sáng tạo các tác phẩm và sản xuất các
chương trình: Thực tế trên báo in và phát thanh, các tác phẩm của các em xuất
hiện khá nhiều.
Các em viết báo, chụp ảnh, ghi âm và sáng tạo các tác phẩm phản ánh
cuộc sống xung quanh các em. Loại tác phẩm này thường được trẻ em tiếp
nhận dễ dàng hơn, và khích lệ các em cùng sáng tạo, viết bài gửi đến báo.
Một mạng lưới các câu lạc bộ phóng viên nhỏ hoạt động rộng khắp,
dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của hệ thống các cơ quan báo chí, phát thanh.
Các em CLB phóng viên nhỏ các báo tham gia các chuyên trang, chuyên mục.
CLB PVN Đài TNVN đã ra được bản tin Tiếng nói tuổi thơ.
8


Tuy nhiên, cũng còn có nơi, người lớn chưa thực sự tin tưởng và vẫn
còn thao túng các em thành ra sự tham gia này cũng dễ sa vào tình trạng hình
thức, tên tuổi thì là của các em những nội dung lại chính là của người lớn.
Những người có con mắt nghiệp vụ khi xem các chương trình đều dễ nhận
thấy vai trò giật dây của người lớn đằng sau các chương trình trẻ em. Điều

này dễ biến trẻ em thành những ông cụ, bà cụ non...

9


CHƯƠNG II
BÁO MẠNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA MÌNH TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO
I.Lên tiếng bảo vệ trẻ
Viết về trẻ em luôn là một lĩnh vực cần được thận trọng trong cả cách
khai thác đề tài, cách viết, cách đưa lên mặt báo. Trẻ em trong sáng, dễ đọc dễ
tin, và dễ để những ấn tượng ban đầu hằn sâu trong tâm hồn và có thể hướng
cách sống cách nghĩ sau này theo những ấn tượng ban đầu ấy. Điều kỳ diệu và
điều khủng khiếp có thể đều khó phai trong tâm hồn mỗi bạn đọc nhỏ tuổi.
Chính vì thế những người cầm bút hãy thận trọng như khi viết cho chính con
em mình đọc.
Ngay cả những người thiếu tôn trọng ngòi bút của mình đến đâu cũng
hiếm ai muốn con em mình đọc phải những điều không hay không tốt, những
điều phi nghĩa và không đúng đạo làm người, tôi tin rằng những người viết
báo đều ý thức được điều này. (Rất nhiều người viết không dám cho con cái
xem các clip lột áo nữ sinh không phải lo con mình sợ hãi mà vì sợ chúng…
bắt chước). Có điều vì lý do nào đó ( nếu không phải là lý do thương mại ? )
những người đó đã cố tình lơ đi để khai thác những gì có lợi nhất trong thông
tin liên quan đến trẻ em, đến hình ảnh trẻ em, đến các vấn đề trẻ em một cách
đầy dụng ý.Những vụ trẻ bị bỏ rơi trên taxi, bỏ ở cổng chùa, trẻ bị bỏ tại bệnh
viện…nhờ báo chí mà hàng trăm em nhỏ đã được nhận nuôi vào các gia đình.
Cũng nhờ báo chí mà những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không nơi
nương tựa phải đi ăn xin, bị bóc lột sức lao động trên thành phố, đã được xin
vào các tổ chức xã hội từ thiện tạo công ăn, việc làm cho trẻ.
II. Tuyên dương trẻ

Tuyên dương trẻ là việc làm nên làm và cần làm của báo chí. Chỉ có
báo chí là phương tiện truyền tải thông tin nhanh nhất và kịp thời nhất đến với
công chúng. Cũng chính báo mạng là loại hình ca ngợi, biểu dương trẻ khá
đầy đủ và hoàn thiện.
10


Đặc biệt, trong truyền thông hiện đại, trong kỷ nguyên số, trẻ em
không đơn thuần chỉ là nhân vật trong các tác phẩm báo chí mà các em còn là
những chủ thể truyền thông. Có nghĩa là trẻ em tham gia trực tiếp vào truyền
thông, tương tác truyền thông, tiếp cận thông tin và bày tỏ ý kiến bằng chính
kiến hoặc các bài viết trên các phương tiện truyền thông. Vì thế những bài
viết tuyên dương trẻ sẽ được đông đảo bạn bè cùng trang lứa đón đọc và học
tập theo những điều tốt đẹp từ bạn.
Nói đến báo mạng là nói đến sự nhanh nhạy của thông tin, thông tin sẽ
lan truyền nhanh chóng. Nhất là với các trường hợp trẻ có thành tích đáng
biểu dương thì báo mạng sẽ cập nhật tin tức đầy đủ và toàn diện với từng
trường hợp.
Tuy nhiên, cũng có một hạn chế khá lớn nữa đó là trẻ em ngày càng
tiếp cận nhiều hơn với Internet. Ở môi trường truyền thông không giới hạn
này, các em lại càng dễ bị tổn thương hơn khi mà chưa đủ bản lĩnh tâm lý,
kinh nghiệm sống và những kiến thức cơ bản để tiếp nhận thông tin một cách
hữu ích.
III. Lập ra những chuyên mục nhân ái, quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ
khó khăn
Không chỉ có chương trình Trái tim cho em trên truyền hình, mà trên
báo mạng cũng có chuyên mục nhân ái là nơi để những nhà hảo tâm có điều
kiện giúp đỡ những trẻ em đặc biệt khó khăn.
Báo mạng với chức năng thông tin và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của
mình đã tận dụng ưu thế này để trở thành cầu nối giữa những trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt khó khăn với những nhà hảo tâm trên khắp thế giới.
Chính vì ưu điểm của báo mạng là thông tin đại chúng, tất cả mọi
người đều biết, đều được tiếp nhận nên những trường hợp trẻ cần giúp đỡ sau
khi được chia sẻ lên chuyên mục sẽ có hàng trăm người vào ủng hộ giúp đỡ.
Nhờ chuyên mục nhân ái mà những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi được
nhiều người nhận nuôi, những đứa trẻ mồ côi cha mẹ, lang thang đường phố

11


được xin vào các trung tâm bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển và
không bị đánh đập sống khổ sở.
Nói về báo mạng gây quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ khó khăn có thể kể tên
đầu tiên là

chuyên mục Nhân ái trên báo điện tử Dân trí, đây là nơi có tất cả

những trường hợp trẻ có hoàn cảnh đáng thương đang cần tấm lòng hảo tâm
và sự yêu thương, giúp đỡ của cả xã hội. Dân trí đã làm được điều to lớn này
khi hàng trăm trẻ có hoàn cảnh đáng thương đã được cưu mang và mang đến
tình thương.

12


CHƯƠNG III
NHỮNG TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG

Viết báo về trẻ em cũng phải thay đổi tư duy, cách thức, nhận thức để
tránh những hậu quả khó lường từ truyền thông mang lại cho trẻ em. Kỹ năng

và đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu, nhưng quan trọng
hơn trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên mà cả nhân loại đang hướng đến và ủng
hộ mạnh mẽ các quyền cơ bản của con người thì người làm báo về trẻ em
trước hết phải là những người hiểu và nắm rõ các quyền cơ bản của trẻ em
cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em.
Chỉ có nắm rõ các quyền cơ bản của trẻ em, hiểu rõ pháp luật bảo vệ trẻ
em thì mới có thể có các tác phẩm báo chí không làm tổn hại thêm hay gia
tăng mối “xâm hại kép” của truyền thông đối với trẻ em.
Trong luật pháp, trong đạo đức báo chí, trong quy chế tác nghiệp,... đều
có quy định, rất nhiều điều có tính chất phân định những điều nên và không
nên khi đưa tin bài về trẻ em. Thí dụ khi phỏng vấn trẻ vị thành niên thì phải
có cha mẹ hoặc người giám hộ. khi đưa tin, ảnh... về trẻ em trong những vấn
đề nhạy cảm, tế nhị... có ảnh hưởng hoặc xâm hại đến tuổi thơ, đến tương lai
các em thì phải giấu tên, viết tắt, không nêu địa chỉ nhà riêng, không nêu
trường lớp em đang học, không khoét sâu những vấn đề nhạy cảm... và nhất
thiết phải xoá mờ ảnh đến không thể nhận diện chân dung các em... thế nhưng
nhiều khi vô tình nhưng cũng rất có khi cố ý, một số người cầm bút đã quên
mất hoặc không thực hiện nghiêm túc điều này. Và rất đáng trách, ở cấp độ
trách nhiệm cao hơn, người biên tập và người duyệt cuối cùng cũng đã để lọt
lưới những lỗi nghiệp vụ cộng lỗi ý thức trách nhiệm ấy.
I. Sử dụng hình ảnh minh họa thiếu tôn trọng
Trong nhiều bài báo, nhà báo sử dụng nguồn ảnh minh họa lấy từ
Internet và khi đưa vào bài chỉ việc thêm chú thích cho ảnh mà không quan
13


tâm ảnh đó có nguồn từ đâu. Thậm chí, nhiều nhà báo còn sử dụng ảnh không
che mặt trong những trường hợp: trẻ là nạn nhân, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ
bị bạn bè đánh đập,…Đây là những trường hợp nhà báo vi phạm đạo đức
nghề nghiệp khi đưa hình ảnh trẻ lên mạng nhưng chưa được sự đồng ý của

cha mẹ hoặc người giám hộ.
Bài báo “Hình ảnh trẻ em trên báo từ góc nhìn pháp lý và đạo đức”
trên trang Nghebao.org có đoạn viết:
“Mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng pháp luật chính sách
(Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông) chia sẻ một ví dụ khá kinh điển
về việc sử dụng hình ảnh trẻ em / trẻ vị thành niên trên báo chí.
Chúng tôi không tiện nêu tên các nhân vật liên quan vì lý do tế nhị. Câu
chuyện như sau:
Một nữ sinh 16 tuổi, chơi trong nhóm bạn và có quy ước chung là in số
điện thoại di động lên áo đồng phục. Một buổi tối, có một phóng viên bắt gặp
cô gái 16 tuổi ấy đứng bên ngoài một quán bar với bộ dạng thất thần mệt mỏi.
Phóng viên đó đã chộp lấy cơ hội, chụp một tấm hình và đưa vào minh họa
cho bài viết về thực trạng nữ sinh sống sa đọa.
Khi xử lý hình, kỹ thuật viên đã xóa mặt, xóa phù hiệu, nhưng lại
không xóa số điện thoại di động in trên áo.
Sau đó, cô gái liên tục bị khủng bố qua điện thoại với những lời lẽ xúc
phạm. Gia đình nữ sinh đó rất bức xúc và không hiểu nguồn cơn tại sao lại
như vậy. Mãi cho đến khi bạn bè của cô gái mang đến cho cô tờ báo có in
hình của cô.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, gia đình nữ sinh 16 tuổi ấy hoàn toàn có
thể kiện tòa soạn vì đã có hành vi sử dụng những yếu tố liên quan đến nhân
thân của trẻ vị thành niên mà không xin phép, đồng thời gây hậu quả nhất
định đến cuộc sống của nữ sinh và gia đình cô.

14


Tình trạng sử dụng ảnh với mục đích “minh họa” mà thiếu tính toán
đến những ảnh hưởng có thể xảy đến với trẻ, đang diễn ra khá phổ biến và ở
nhiều cấp độ khác nhau”.

Một ví dụ tiếp theo về việc sử dụng ảnh trẻ em phạm tội nhưng chưa đủ
18 tuổi trên báo Tuổi trẻ thủ đô có bài: “Xót xa chuyện cậu bé 14 tuổi giết
người, lấy tiền chơi game”. Trong bài viết về hành vi phạm tội của cậu bé,
tác giả bài báo còn chụp ảnh một cậu bé mặt ngây thơ và cho lên mặt báo kèm
theo chú thích ảnh: “Cậu bé 14 tuổi giết người vì nghiện game”

Cậu bé 14 tuổi giết người vì nghiện game
Mới đây trên chuyên mục Pháp luật của Báo điện tử Pháp luật Việt
Nam có bài: “Ham vui, bé gái bị ba thanh niên thay nhau cưỡng hiếp”, tác giả
bài báo sử dụng hình ảnh nạn nhân, mẹ nạn nhân và cả Chủ tịch xã nơi gia
đình nạn nhân sinh sống để đưa lên mặt báo. Thử hỏi một đứa trẻ là học sinh
lớp 7 sau khi bị hủy hoại đời lại tiếp tục bị nhà báo đưa cụ thể, chi tiết về nỗi
đau của mình, kèm theo ảnh thì làm sao có thể vượt qua nỗi đau.

15


Đây là hình ảnh cô bé học lớp 7 thuật lại đêm kinh hoàng bị làm nhục
tập thể trên báo Pháp luật Việt Nam, hình ảnh cô học sinh 13 tuổi cùng áo và
logo của trường “được” lên báo thế kia ai cũng có thể nhận diện ra nạn nhân.
Ở đây, cần phải khẳng định trẻ em dù là nạn nhân, nhân chứng hay kể
cả bị buộc tội thì đều có quyền của mình. Không phải cứ là trẻ em có các
hành vi vi phạm pháp luật là báo chí cứ thoải mái lên án, thoải mái mạt sát,
thoải mái công bố hình ảnh, thoải mái tiết lộ những điều riêng tư. Ở khía cạnh
này, nhà báo phải đề cao góc độ đạo đức nghề nghiệp nhưng cũng cần biết các
em có các quyền mà báo chí lẽ ra phải bảo vệ.
Thiết nghĩ, từ góc độ luật pháp, việc đăng ảnh của nghi can bị bắt giam,
cũng không ổn, vì họ chưa bị kết tội. Tuy nhiên, giả sử các đối tượng trên đây
bị tòa án kết án, thì việc công khai ảnh của tội phạm dưới 18 tuổi cũng cần
được cân nhắc.

Nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đều có các quy ước về việc
không tiết lộ thông tin nhận dạng của nạn nhân cũng như những trẻ dưới 18
tuổi phạm tội. Những trường hợp ngoại lệ, quyết định tiết lộ tên của cá nhân
trong những trường hợp này là trách nhiệm của ban biên tập.

16


Hiện nay, các quy định pháp lý về sử dụng hình ảnh ở Việt Nam chưa
thật sự hoàn thiện. Vì thế, nhà báo càng phải biết cân nhắc khi sử dụng hình
ảnh trẻ em trên truyền thông từ góc nhìn đạo đức. Các cơ quan quản lý cần
xây dựng những quy chuẩn đạo đức liên quan đến vấn đề này để phổ biến
trong giới báo chí. Hội Nhà báo cần có những quy định, thậm chí có chế tài,
để điều chỉnh vấn đề vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên báo chí nói
chung, trong việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí – truyền thông nói
riêng.
2. Không thay đổi thông tin của trẻ bị lạm dụng tình dục
Trong những trường hợp trẻ là đối tượng bị xâm hại, nhà báo phải có
trách nhiệm bảo vệ danh tính cho trẻ bằng cách thay đổi tên nhân vật, địa chỉ,
thông tin,…khi đưa vụ việc lên mặt báo.
Đây là một ví dụ trong bài: “Cụ ông 67 tuổi nhiều lần “yêu” bé gái 14
tuổi tới mang bầu” trên chuyên mục Pháp luật báo Đời sống pháp luật. Trong
bài có đoạn: “Nạn nhân trong vụ việc này là em Hồ Thị S. (14 tuổi, cùng trú
xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Người khiến bé gái
này mang bầu là ông Kê Thanh Lan (67 tuổi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế)”
Tên của bé gái đã được viết tắt nhưng tác giả lại cung cấp đầy đủ thông
tin (tuổi, địa chỉ), đối tượng phạm tội lại không thay đổi tên, hơn nữa tên, địa
chỉ người gây án không được thay đổi.
Ví dụ thứ hai là trên báo điện tử Pháp luật Việt Nam có bài: “Ham vui,

bé gái bị ba thanh niên thay nhau hãm hiếp”. “Ham vui, cô bé Phạm Thanh
T. (học sinh lớp 7, ngụ xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) theo
chân bạn gái mới quen nhậu nhẹt. Sau hai chầu rượu bị chuốc say, em bị
ba thanh niên kéo vào buồng làm nhục.”
Trong bài nhà báo chỉ thay đổi tên nạn nhân nhưng địa chỉ và tuổi thì
vẫn giữ nguyên, người gây tội trong bài cũng không thay đổi mà còn dùng cả
hình ảnh của nhân vật để cho độc giả biết quá rõ về thông tin của đối tượng.
17


Đây chính là một “tai nạn” nghề nghiệp mà rất nhiều nhà báo vi phạm, trong
trường hợp trẻ là nạn nhân bị lạm dụng tình dục, bị xúc phạm nhân phẩm,
danh dự,lăng nhục, vi phạm đạo đức học đường khi bị đánh đập,…thì nhà báo
tuyệt đối phải bảo vệ trẻ bằng cách thay đổi tên, địa chỉ, thông tin, và không
đưa hình ảnh trẻ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chính vì lợi thế của báo mạng là tính đa phương tiện, vì vậy mà bản
thân nhà báo đã tận dụng hết ưu điểm của loại hình báo chí này để thu hút
người đọc, nhưng sự sáng tạo không chọn lọc và thiếu kỹ năng đã vô tình biến
trẻ em thành người chịu hậu quả.
Có rất nhiều bài báo đưa tin về hành vi trẻ bị xâm hại tình dục, sau khi
vụ việc được báo cáo cơ quan chức năng ngay lập tức nhà báo có mặt và đưa
thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác bằng việc đưa tất tần tật nạn
nhân, người phạm tội công khai lên báo chí. Khi độc giả tiếp nhận thông tin
họ sẽ dễ dàng biết được nạn nhân là ai, trong khi đúng ra nhà báo phải là
người bảo vệ trẻ bằng cách thay đổi tên tuổi nhân vật, thay đổi địa chỉ,…thì
họ lại cố tình khai thác để viết bài, việc này đã gây ra cho trẻ sự sợ hãi, lo
lắng và xấu hổ.
Ngày nay, truyền thông xã hội, mà đặc biệt là các hình thức mạng xã
hội đã trở nên phổ biến. Ai cũng có thể dẫn nguồn tin từ báo chí để chia sẻ
trong cộng đồng, hình ảnh tiêu cực của trẻ em trên truyền thông càng có điều

kiện lan rộng hơn, trẻ em càng dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, chính nhà báo
lúc này là người cần sáng suốt nhất.
3. Mô tả chi tiết hành vi gây đau thương
Với nạn nhân và gia đình, họ không muốn nhắc lại và càng không muốn
quá nhiều người biết rõ về quá khứ đau thương đã xảy ra. Thế nhưng nhà báo lại
không những bảo vệ những đứa trẻ vô tội mà còn đi sâu vào mô tả chi tiết từng
hành vi, sử dụng từ ngữ mô tả khiến nỗi đau của họ tăng lên gấp nhiều lần.

18


Những ví dụ dưới đây về mô tả chi tiết sẽ là minh chứng cho những
hành động gây tổn thương đau khổ cho người bị hại
Mới đây dư luận không khỏi bàng hoàng trước vụ việc một cháu bé 9
tuổi bị giết hại, phi tang xuống giếng ở Thanh Hóa. Nói về vụ việc này trên
báo công lý có bài “Công an tỉnh Thanh Hóa: Tổ chức họp báo thông báo kết
quả vụ án giết bé trai 9 tuổi” trong đó có đoạn mô tả chi tiết về hành vi giết
hại cháu bé: “Xác cháu Đạt được tìm thấy dưới dáy giếng của nhà anh Hoàn,
cơ thể trần truồng, bị nhiều vết chém gây thương tích ở vùng đầu, 2 chân bị
buộc vào đầu dây thừng (là dây gầu múc nước)”
“Do sợ Đạt tố cáo hành vi cướp tài sản, Tú đã lấy dao chém cháu Đạt
để bịt đầu mối. Đạt thấy Tú lấy dao nên chạy ra ngoài sân, Tú đuổi theo dùng
dao khống chế ép cháu Đạt tự cởi bỏ quần áo và tự nhảy xuống giếng”
Cũng ở bài báo “Xót xa cậu bé 14 tuổi giết người lấy tiền chơi game”
như đã nêu ở phần trên, tác giả bài báo đã sử dụng từ ngữ mô tả chi tiết về
hành động gây án của cậu bé : “Khi tới khu vực lều vịt, thấy không có ai,
Quang giật lấy sợi dây chuyền của cháu Thọ. Thấy cháu Thọ đòi lại, Quang
bảo cháu quay mặt về phía ao rồi sẽ trả. Cháu Thọ nghe lời, vừa quay mặt đi
thì bị Quang dùng gạch đập vào gáy. Bị đánh đau, cháu Thọ keei “ái đau
quá” rồi khóc lớn. Sợ bị phát hiện, Quang liền đẩy cháu Thọ xuống ao. Thấy

cháu Thọ bò được vào bờ, Quang tiếp tục dùng 2 táy bóp cổ cháu cho đến khi
không cử động được nữa thì đẩy cháu ra ao. Sau khi cướp thành công, Quang
thản nhiên về nhà ngủ”
Với trách nhiệm của một phóng viên báo mạng, đưa tin về thông tin sự
việc một cách đa dạng là điều rất tốt vì sẽ thu hút được rất nhiều công chúng
bởi tính đa phương tiện vừa có text, có ảnh, áo video đó là ưu thế. Thế nhưng
nhà báo không nên tận dụng chúng vào việc viết với những trẻ em bị xâm
phạm tình dục, hay những hành vi lăng mạ, xúc phạm mà trẻ là nạn nhân.
19


4.Trẻ là nạn nhân của những hành vi vi phạm đạo đức học đường
Nhà báo không chỉ sử dụng hình ảnh minh họa thiếu tôn trọng trẻ như
lấy bất cứ hình ảnh nào của trẻ em trên mạng Internet để minh họa cho bài
viết của mình mà không rõ nguồn ảnh đó có trong bài viết nào. Không thay
đổi tên, địa chỉ mà nêu rõ tên tuổi, thông tin trường lớp của trẻ và mô tả chi
tiết về những hành vi gây tổn thương cho trẻ mà thậm chí những đoạn video
ghi lại cảnh nữ sinh bị bạn lột đồ, dùng vũ lực, đánh bạn ngay ở nơi đông
người với những lời lẽ tục tĩu, lăng nhục, thô thiển …cũng được cho vào bài
khiến cư dân mạng hoảng sợ và có cái nhìn không tốt với nạn nhân cũng như
người thực hiện hành vi vi phạm đạo đứ. Các em đang ở độ tuổi ăn học chưa
hiểu mọi chuyện, sau này lớn lên có nhận thức chính các em sẽ thấy sợ hãi và
xấu hổ khi bản thân bị nhà báo đưa thông tin cho cả xã hội biết. Liệu rằng với
những trẻ đã có quá khứ không đẹp như thế sau này chúng sẽ bị ám ảnh đến
tương lai như thế nào.
Nhiều vụ nữ sinh/nam sinh đánh nhau, lột hết quần áo của bạn giữa
chốn đông người, chửi bới, đánh đập bạn thì nhiều người xem đó là trò hùa
của những đứa trẻ không can ngăn mà thậm chí còn quay video tung lên mạng
để bình phẩm, đánh giá. Nhiều nhà báo khi đưa tin thì không xử lý hình ảnh,
không che mặt nhân vật hoặc cả những clip đánh nhau cũng đưa lên báo. Điều

này thực sự không tốt đối với trẻ, đặc biệt khi con em chúng ta bắt gặp và
xem được những hình ảnh này thì vô tình điều đó trở thành bài học không tốt
cho chúng học theo.
Thông qua những hành động này, nhà báo cũng nên xem xét lại kỹ
năng nghề nghiệp của mình không phải cứ là trẻ em có các hành vi vi phạm
pháp luật là báo chí cứ thoải mái lên án, thoải mái mạt sát, thoải mái công bố
hình ảnh, thoải mái tiết lộ những điều riêng tư. Ở khía cạnh này, nhà báo phải
đề cao góc độ đạo đức nghề nghiệp nhưng cũng cần biết các em có các quyền
mà báo chí lẽ ra phải bảo vệ.
20


4 biểu hiện trên là những hành vi nhà báo vi phạm quyền trẻ em trên
báo mạng, Thực tế thì thực trạng này đã rất nhiều lần được chấn chỉnh và đưa
ra rút kinh nghiệm tại các cuộc họp, tổng kết báo chí. Nhưng, trong số những
nhà báo giàu kinh nghiệm, có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ tác nghiệp thì
không ít nhà báo lại chưa có kỹ năng trong viết những đề tài về trẻ em.
Trên đây là những ví dụ cụ thể cho việc nhà báo đang vi phạm quyền
trẻ em và đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Từ sự thiếu kỹ năng nghề nghiệp của
nhà báo đã vô tình khiến trẻ em trở thành nạn nhân của xã hội.
Trong thực tế, vì những lỗi mà nhà báo vô tình hoặc cố ý gây ra đã
khiến trẻ em là nạn nhân của xã hội. Thực tế đã cho thấy rằng đã xảy ra nhiều
trường hợp trẻ em phải chọn cái chết hoặc có những ứng xử bồng bột nghiêm
trọng vì bị xâm phạm quyền riêng tư thông qua hình ảnh cá nhân trên truyền
thông.
Nhà báo cần phải thường xuyên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, biết rút
kinh nghiệm và học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp để không tránh
tình trạng vi phạm quyền trẻ em trên báo. Báo chí nói chung và báo mạng nói
riêng với chức năng của mình phải là phương tiện để bảo vệ quyền của trẻ.
Viết về trẻ em trên báo mạng đặc biệt phải cân nhắc một điều đó chính

là trước khi đưa bài lên trang BTV phải kiểm duyệt thật kỹ, tuyệt đối không
để tình trạng nêu rõ tên tuổi, địa chỉ nạn nhân, ảnh chưa được che mặt, hoặc
những đoạn miêu tả chi tiết, rùng rợn thì tuyệt đối không nên để trong bài.

21


22


CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG
I.Nhà báo phải có kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp
Trong môi trường báo chí, những nhà báo tác nghiệp đều phải có trình
độ chuyên môn về viết báo. Đây là yêu cầu cần thiết để nhà báo thực hiện
nhiệm vụ của mình đối với công chúng.
Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo, từ
trước đến nay, trong tất cả các loại hình báo chí đều có những tin, ảnh, bài viết
liên quan đến trẻ em. Trong xã hội, cuộc sống, hình ảnh trẻ em luôn xuất hiện
khắp nơi. Điều này được phản ánh rất rõ trong đời sống báo chí hằng ngày.
Có thể hiểu, trẻ em đang phải hít thở chung một không gian văn hóa truyền
thông như người lớn qua nhiều kênh khác nhau trong đời sống. Chính vì thế,
viết về trẻ em luôn cần được trân trọng trong cả cách khai thác đề tài, cách
viết, cách đưa lên mặt báo
Cũng theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho rằng, trong luật pháp cũng
như trong đạo đức báo chí, quy chế tác nghiệp đều có quy định về những điều
nên và không nên khi đưa tin về trẻ em Thí dụ: khi phỏng vấn trẻ em cần phải
có cha mẹ giám hộ, khi đưa tin, hình ảnh về trẻ em có ảnh hưởng, xâm hại
đến tuổi thơ, tương lai phải xử lý để bảo đảm quyền lợi về sau cho các em.
Đáng báo động hơn, tình trạng dùng trẻ em, khai thác đề tài trẻ em để bán

báo, câu view… cần sớm được các cơ quan chức năng có hướng xử lý thích
đáng. Tại hội thảo, phóng viên của một đài Phát thanh – truyền hình một tỉnh
kể về câu chuyện: trong quá trình thông tin về một em bé bị nhiễm HIV bị bỏ
rơi từ nhỏ, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên này đã vô tình tiết lộ hoàn
cảnh cũng như căn bệnh mà em mắc phải dẫn đến hậu quả em bé và người
cưu mang phải chuyển đến nơi khác sinh sống. Cho đến bây giờ, câu chuyện
này vẫn khiến cô phóng viên day dứt.

23


Cùng quan điểm, PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm
bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí nhấn mạnh: Nhà báo khi đưa tin về trẻ em dù
thông tin bằng loại hình nào cũng cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản khi
đưa tin về trẻ em, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp.
Và cũng rất đáng trách, ở cấp độ trách nhiệm cao hơn, người biên tập
và người duyệt cuối cùng cũng đã để lọt lưới những lỗi nghiệp vụ cộng lỗi ý
thức trách nhiệm ấy.
II. Nhà báo phải ý thức được viết cho trẻ như viết cho chính con em mình
Người làm báo phải có những tố chất cần thiết về nghề nghiệp và kỹ
năng. Đồng thời, ý thức của nhà báo, thái độ của họ đối với nhân vật cũng là
điều rất cần thiết.
Nhà báo cần phải ý thức được rằng trẻ em là mầm non, là tương lai của
đất nước. Chúng ta, với vai trò của người làm báo phải ý thức được rằng:
trách nhiệm là phải mang lại những điều tốt đẹp cho trẻ, cho chúng được
hưởng quyền lợi và yêu thương chúng như chính con em của mình. Chỉ có
như thế nhà báo mới viết được những câu chữ hay ca ngợi trẻ em, mang lại
cho trẻ những quyền mà trẻ đáng được hưởng.
Trẻ em vốn là một vấn đề cần được báo chí quan tâm và thông tin đúng
mực, chính xác. Đồng thời, mỗi một nhà báo cần nâng cao lương tâm, đạo

đức của mình để mỗi thông tin viết ra góp phần cứu giúp và nâng đỡ cho
những mầm non tương lai của đất nước. Hãy viết như viết cho chính con em
của mình đọc vậy.
III. Mở lớp tập huấn kỹ năng viết về trẻ em
Không phải tất cả những người làm báo đều tốt nghiệp từ các trường
đào tạo báo chí ra. Vì vậy, sẽ có những kiến thức cơ bản của người làm báo
mà họ chưa từng được học, chưa từng biết. Vì thế việc mở lớp tập huấn cho

24


những nhà báo muốn viết về trẻ em mà chưa từng tham gia viết bài là điều rất
cần thiết cần phải thực hiện ngay.
Mở lớp tập huấn chính là cách chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả nhất giữa
các đồng nghiệp với nhau. Những bậc tiền bối, có kinh nghiệm viết lâu năm
sẽ là cây bút kỳ cựu có những bài học bổ ích cho thế hệ đàn em.
Khi nhà báo được học những kỹ năng cần thiết, chắc chắn họ sẽ không
còn vi phạm vào những điều đáng tiếc này nữa. Và trẻ em sẽ thực sự được bảo
vệ quyền của mình trên báo mạng.
IV. Cho trẻ tham gia sản xuất các bài báo
Trong 4 quyền trẻ em được ghi trong Công ước Quốc tế của Liên Hợp
quốc thì quyền thứ 4 là: quyền được tham gia. Vì thế mà trẻ em có quyền
tham gia và được nói lên tiếng nói của mình. Sự tham gia của trẻ em nói
chung và tham gia vào các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng là
điều tối cần thiết cho trẻ.
Hiện nay, trẻ chỉ được tham gia sản xuất một số chương trình truyền
hình ở một số đài của các tỉnh mà vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với báo
mạng. Vì thế, hãy cho trẻ tham gia thử sức và thể hiện tài năng của mình ở
môi trường làm báo mới.
Thực ra, để cho trẻ sáng tạo bằng cách tự thực hiện các chương trình

quy mô nhỏ cũng rất hữu ích. Có thể thêm chuyên mục Thiếu nhi làm báo,
Trẻ em viết gì,…chắc chắn sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích làm báo. Cần phải
tạo điều kiện cho trẻ thể hiện ước mơ và khát vọng của mình, từ đó nuôi
dưỡng tâm hồn trong sáng và cuộc sống mà trẻ thích.
V.Không để thông tin trẻ xuất hiện trên báo
Có thể phần nào và đâu đó xã hội Việt Nam vẫn có những khiếm
khuyết trong việc tôn trọng quyền trẻ em. Trong chừng mực nào đó, ở địa hạt
nào đó, môi trường nào đó...người ta vẫn luôn coi trẻ em là đối tượng thụ
động chịu sự quản lý, giáo dục, dạy dỗ khuyên bảo răn dạy. Trẻ em ăn gì đọc
gì chơi gì phần lớn đều do người lớn chi phối quyết định. Các vụ việc xâm hại
25


×