Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

hệ thống giáo dục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.58 KB, 18 trang )

Hệ thống Giáo dục Việt Nam


Mục lục
1

2

Nhà trẻ

1

1.1

Tổng quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

1.2

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

Giáo dục tiểu học

3

2.1

Mục đích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .



3

2.2

Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

2.2.1

ời gian hệ Tiểu học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

2.2.2

Chương trình học

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

2.3
3


4

5

6

7

Giáo dục trung học

4

3.1

Chú thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

3.2

Liên kết ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

Trung học phổ thông (Việt Nam)

5

4.1


Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

4.2

Các môn học

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

4.3

Về Mô hình hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

4.4

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

Đại học – Cao đẳng

7

5.1


7

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đào tạo sau đại học

8

6.1

Hình thức đào tạo sau đại học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

6.1.1

Bằng cấp

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

6.1.2

Bồi dưỡng sau đại học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

6.2


Cơ sở đào tạo sau đại học

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

6.3

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

Đào tạo từ xa

10

7.1

Các vấn đề của giáo dục từ xa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

7.1.1

Sự tương tác (interactive/synchronous) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

7.1.2


Sự không tương tác (non-interactive/asynchronous) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

i


ii

MỤC LỤC
7.2

8

9

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đào tạo tại ức

11
12

8.1

Đào tạo Tại chức

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12


8.2

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

8.3

Xem thêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

Tư thục

13

9.1

am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

9.2

Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

9.2.1


Văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

9.2.2

Hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

9.2.3

Giấy phép nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

15


Chương 1

Nhà trẻ
các cô giáo hay bảo mẫu, và thường được thiết kế với
nhiều đồ chơi hay đồ vật dễ thương, âm nhạc vui tai
nằm trong một quá trình chuyển đổi từ nhà để trẻ bắt
đầu học một cách chính thức hơn, đây là lần đầu tiên
cho một trẻ tập tễnh làm quen với đời sống xã hội, môi
trường tập thể. Tại nhà trẻ, trẻ em được dạy để phát
triển các kỹ năng cơ bản và kiến thức thông qua trò
chơi sáng tạo và tương tác xã hội giữa các nhóm bạn,
cũng như bài học sơ khai đầu đời.


1.1 Tổng quan
Trong hầu hết các quốc gia, trường mẫu giáo hay nhà
trẻ là một phần của hệ thống giáo dục mầm non. ông
thường trẻ em học mẫu giáo bất cứ lúc nào trong độ tuổi
từ hai đến bảy tuổi tùy thuộc vào phong tục địa phương
hay quy định của các quốc gia. Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu
bang được cung cấp một năm học mẫu giáo miễn phí
cho trẻ em từ 5-6 tuổi, nhưng không bắt buộc các em
phải tham gia học, trong khi các tiểu bang khác yêu cầu
năm tuổi để ghi danh.

Một nhà trẻ ở Hunggary

Trẻ em học mẫu giáo để học cách giao tiếp, chơi đùa,
và tương tác với những người khác một cách thích hợp,
phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý. Một giáo viên cung
cấp các đồ chơi khác nhau và các hoạt động trò chơi,
nô đùa để thúc đẩy những đứa trẻ này để tìm hiểu ngôn
ngữ và từ vựng, toán học, và khoa học, cũng như các
hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, và xã hội. Nhà trẻ phục
vụ mục đích giúp các bậc cha mẹ không cần lo lắng để
chuyên tâm làm việc vì đã gửi vào nơi có người chăm
sóc, quản trẻ. Nhà trẻ đầu tiên được thành lập tại Tại
Scotland vào năm 1816 do ông Robert Owen thành lập
với hình thức ban đầu là mở một trường học cho trẻ sơ
sinh ở New Lanark.

1.2 Tham khảo
• Cryan, J. R., Sheehan, R., Wiechel, J., & BandyHedden, I. G. (1992). “Success outcomes of fullday kindergarten: More positive behavior and

increased achievement in the years aer.” Early
Childhood Research arterly, 7(2),187-203. EJ

Một trường mẫu giáo ở Hà Nội

Nhà trẻ hay nhà giữ trẻ hay mẫu giáo, mầm non là một
hình thức dịch vụ giáo dục cho trẻ em tại một địa điểm
tập trung nhất định nơi có khuôn viên nhất định, có
1


2

CHƯƠNG 1. NHÀ TRẺ
450 525.
• Elicker, J., & Mathur, S. (1997). “What do they
do all day? Comprehensive evaluation of a fullday kindergarten.” Early Childhood Research
arterly, 12(4), 459-480. EJ 563 073.
• Fusaro, J. A. (1997). “e effect of full-day
kindergarten on student achievement: A metaanalysis.” Child Study Journal, 27(4), 269-277. EJ
561 697.
• Gullo, D. F. (1990). “e changing family context:
Implications for the development of all-day
kindergarten.” Young Children, 45(4), 35-39. EJ 409
110.
• Housden, T., & Kam, R. (1992). “Full-day
kindergarten: A summary of the research.”
Carmichael, CA: San Juan Unified School District.
ED 345 868.
• Karweit, N. (1992). “e kindergarten experience.”

Educational Leadership, 49(6), 82-86. EJ 441 182.
• Koopmans, M. (1991). “A study of longitudal
effects of all-day kindergarten aendance on
achievement.” Newark, NJ: Newark Board of
Education. ED 336 494..
• Morrow, L. M., Strickland, D. S., & Woo, D.
G.(1998). “Literacy instruction in half- and wholeday kindergarten.” Newark, DE: International
Reading Association. ED 436 756.
• Olsen, D., & Zigler, E.(1989). “An assessment of the
all-day kindergarten movement.” Early Childhood
Research arterly, 4(2), 167-186. EJ 394 085.
• Puleo, V. T.(1988). “A review and critique of
research on full-day kindergarten.” Elementary
School Journal, 88(4), 427-439. EJ 367 934.
• Towers, J. M. (1991). “Aitudes toward the all-day,
everyday kindergarten.” Children Today, 20(1), 2528. EJ 431 720.
• West, J., Denton, K., & Germino-Hausken,
E.(2000). "America’s Kindergartners" Washington,
DC: National Center for Educational Statistics
• McGill-Franzen, A. (2006). “Kindergarten
literacy: Matching assessment and instruction in
kindergarten.” New York: Scholastic.
• WestEd
(2005).
“Full-Day
Kindergarten:
Expanding Learning Opportunities.” San
Francisco: WestEd.
• Schoenberg, Nara. “Kindergarten: It’s the new
first grade” Chicago Tribune, 9-04-2010



Chương 2

Giáo dục tiểu học
2.2 Việt Nam
2.2.1 Thời gian hệ Tiểu học
Hệ tiểu học kéo dài 5 năm. Trước đây, để hoàn thành
bậc tiểu học, học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp.
Từ năm học 2005 - 2006, kỳ thi này đã được bãi bỏ.[1]

2.2.2 Chương trình học
Chương trình học tại Tiểu học được thống nhất toàn
quốc, gồm các môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,…
Trường Tiểu học được bố trí tại từng xã, phường, thị
trấn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số xã không
có trường tiểu học. Đó thường là các xã ở vùng sâu,
vùng xa hoặc hải đảo. eo quy định trong Luật Ngân
sách Nhà nước, đầu tư xây dựng trường Tiểu học thuộc
trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện.

Học sinh tiểu học ở Đà Nẵng, Việt Nam.

Giáo dục tiểu học (tiếng Anh: primary education, elementary education) là giai đoạn thứ nhất của giáo dục
bắt buộc. Nó theo sau giáo dục mầm non (nhà trẻ và
mẫu giáo) và nắm trước giai đoạn giáo dục trung học.
Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6
tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo các quốc
gia). Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển
của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực

(trí tuệ và thể chất). Ở Việt Nam, tiểu học là bậc học
cao hơn mầm non và thấp hơn trung học cơ sở. Trước
đây ở miền Bắc (Việt Nam), tiểu học còn được gọi là
phổ thông cơ sở cấp một.

2.3 Tham khảo
[1] “Năm học 2005–2006 tại TP.HCM: Không tổ chức thi
tuyển vào lớp 6”. sggp.org.vn. 1 tháng 3 năm 2005. Truy
cập 22 tháng 5 năm 2011.

2.1 Mục đích
Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh
tiếp tục học Trung học cơ sở. Mục tiêu chính của giáo
dục tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết,
và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản,
cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa
học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội
khác.
3


Chương 3

Giáo dục trung học
Giáo dục trung học (tiếng Anh: secondary education) là
giai đoạn giáo dục diễn ra trong các trường trung học,
theo sau giáo dục tiểu học. Ở hầu hết các quốc gia, giáo
dục trung học thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, trong

khi ở một số quốc gia khác thì chỉ có giáo dục tiểu học
hay giáo dục cơ bản mới mang tính chất bắt buộc.
Ở Việt Nam, giáo dục trung học và giáo dục tiểu học
nằm trong giai đoạn gọi là giáo dục phổ thông. Giáo
dục trung học còn được chia ra làm hai bậc: trung học
cơ sở và trung học phổ thông: Giáo dục trung học cơ
sở kéo dài bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Điều
kiện để vào lớp sáu là học sinh phải hoàn thành chương
trình tiểu học. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và
những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp
để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên
nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Giáo
dục trung học phổ thông có thời gian ba năm học, từ
lớp mười đến lớp mười hai. Để vào lớp mười học sinh
phải tốt nghiệp trung học cơ sở. Giáo dục trung học
phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện
học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về
kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề, hoặc đi vào
cuộc sống lao động.[1]

3.1 Chú thích
[1] “Giáo dục phổ thông”. Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt
Nam. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.

3.2 Liên kết ngoài
• Phương tiện liên quan tới Secondary education tại

Wikimedia Commons
• Giáo dục trung học. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt
Nam).

4


Chương 4

Trung học phổ thông (Việt Nam)
Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo
dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học, trung học
cơ sở và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học. Trung học
phổ thông kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12). Để tốt
nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua Kỳ thi trung
học phổ thông quốc gia.

10. Giáo dục quốc phòng - an ninh

4.1 Khái niệm

14. Môn tự chọn: ngoài ra học sinh lớp 11 còn có thể
đăng ký học thêm một nghề nào đó như Tin học,
dinh dưỡng, kĩ thuật điện, nhiếp ảnh…). Học sinh
có chứng chỉ nghề được cộng điểm khi xét tốt
nghiệp THPT.

11. ể dục
12. Công nghệ
13. Tin học


Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường
trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy
ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một
số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp
11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh
phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia.

4.3 Về Mô hình hoạt động

Trường phổ thông được lập tại các địa phương trên
cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là
“Hiệu Trưởng”. Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở
Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương), tức là Trường Trung học phổ thông ngang với
Phòng Giáo dục quận huyện. y chế hoạt động do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4.2 Các môn học
1. Toán học: Đại số (lớp 10), Đại số & Giải tích (lớp
11), Giải tích (lớp 12), Hình học.
2. Ngữ văn
Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội

3. Sinh học
4. Vật lý

• Trường Phổ thông trung học dạy các môn học
mang tính phổ thông, cơ bản nhưng ngày nay bên
trong trường còn tổ chức các lớp chọn, lớp chuyên.

Một số trường trung học là trường chuyên, chỉ đào
tạo các học sinh năng khiếu.

5. Hóa học
6. Lịch sử
7. Địa lý

• Giáo viên của trường này phải tốt nghiệp các
trường Đại học Sư phạm, hoặc tương đương. Ở
trường chuyên tỉ lệ giáo viên trình độ thạc sĩ, tiến
sĩ đều cao hơn 20%

8. Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp,
Tiếng Trung ốc, Tiếng Nhật, Tiếng Đức…
9. Giáo dục công dân
5


6

CHƯƠNG 4. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (VIỆT NAM)
• Học kỳ được chia làm hai, học kỳ đầu thường bắt
đầu vào đầu tháng chín kéo dài tới trước tết âm
lịch; học kỳ hai bắt đầu từ sau tết âm lịch cho tới
tháng 5 năm sau.
• Sau khi kết thúc lớp 9, học sinh sẽ ôn thi tuyển
vào loại hình trường này. Một số trường không tổ
chức thi mà dựa vào kết quả học tập 4 năm cấp
THCS - hình thức này thường được áp dụng cho
một số trường vùng sâu, chất lượng đào tạo thấp

hơn những trường khác trên cùng địa bàn tỉnh
thành.
• Sau khi sắp kết thúc cấp ba, học sinh sẽ được tập
trung ôn tập cho kì thi tốt nghiệp với 4 môn gồm
3 môn thi bắt buộcː Toán, Văn, Anh và 1 môn tích
hợp nhưː KHTN (Lý, Hóa, Sinh) hoặc KHXH (Sử,
Địa, GDCD).

4.4 Tham khảo


Chương 5

Đại học – Cao đẳng

Cao đẳng và đại học là bậc học sau trung học phổ thông
ở nhiều nước trên thế giới.
Bậc học đại học kéo dài từ bốn đến sáu năm nếu người
học có bằng trung học, từ một đến hai năm học nếu
người học có bằng cao đẳng chuyên ngành. Bậc học này
đào tạo kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành
một ngành nghề. Khi tốt nghiệp, người học có thể nhận
bằng kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư hoặc cử nhân… tùy theo
ngành nghề được đào tạo.
Bậc học cao đẳng kéo dài ba năm nếu người học có bằng
trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp.
Bậc học này đào tạo kiến thức chuyên môn và kĩ năng
thực hành một ngành nghề ở mức độ thấp hơn bậc học
đại học.


5.1 Tham khảo

7


Chương 6

Đào tạo sau đại học
• Phần 2:Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Đào tạo sau đại học là hình thức đào tạo dành cho các
đối tượng đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị
những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực
hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa
học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục
vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của Việt
Nam.. Đào tạo sau đại học giúp cho học viên cao học
được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại
học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng
cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện
công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong
chuyên ngành đào tạo.

• Phần 3:Luận văn ạc sĩ
Đào tạo Tiến sĩ
Tiến sĩ được đào tạo ra phải đạt mục tiêu là có trình
độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo,
độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên
cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và

giải quyết được những vấn đề khoa học-công nghệ.ời
gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm
đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến 3
năm đối với người có bằng thạc sĩ. ời gian đào tạo
tiến sĩ theo hình thức không tập trung là 5 năm đối với
người có bằng tốt nghiệp đại học; Từ 3 đến 4 năm đối
với người có bằng thạc sĩ.

6.1 Hình thức đào tạo sau đại học

Có hai dạng bằng phân cấp chính ở mức đào tạo sau
đại học: bằng cấp hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo Tiến sĩ gồm:
Ngoài ra còn hình thức học tập lấy bằng không phân
cấp hay bồi dưỡng sau đại học để nhận các dạng bằng
• Phần 1: Các môn học của chương trình ạc sĩ
và chứng chỉ.
• Phần 2: Các chuyên đề Tiến sĩ

6.1.1

Bằng cấp

• Phần 3: Luận án Tiến sĩ

Đào tạo sau đại học theo hướng hàn lâm hay chuyên
nghiệp đều thường gồm hai cấp đào tạo ạc sĩ, và Tiến 6.1.2 Bồi dưỡng sau đại học
sĩ. Bằng cấp chuyên nghiệp trong y khoa Việt Nam gồm
hai cấp là bằng bác sĩ chuyên khoa một và bác sĩ chuyên Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ
khoa hai.
sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát

triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế
giới.
Đào tạo Thạc sĩ
Đào tạo thạc sĩ cần đạt được mục tiêu là ạc sĩ phải
có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực
hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển
của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát
hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được
đào tạo.ời gian đào tạo ạc sĩ theo hình thức tập
trung là 2 năm và không tập trung là 3 năm.

6.2 Cơ sở đào tạo sau đại học
Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện
nghiên cứu khoa học được thủ tướng chính phủ giao
nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học
đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa
học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học
đào tạo trình độ thạc sĩ.

Chương trình đào tạo ạc sĩ gồm 3 phần:
• Phần 1:Kiến thức chung

Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:
8


6.3. THAM KHẢO
Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh, có
học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo
sư, giáo sư; Có khả năng xây dựng chương trình và tổ

chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức
và bố trí người, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ.
Có sơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho việc
học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và
nghiên cứu sinh.
Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học,
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học,
kỹ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài
nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực
hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các
chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lý, đã tổ
chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau
đại học.
Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được
các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn
thành nhiệm vụ hoặc không thực hiện được nhiệm vụ
được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.

6.3 Tham khảo

9


Chương 7

Đào tạo từ xa
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả 7.1 Các vấn đề của giáo dục từ xa
khái niệm giáo dục - đào tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo
dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo

tương
tác
từ xa hoặc giáo dục ở xa…. Cho dù với khái niệm nào 7.1.1 Sự
(interactive/synchronous)
thì bản chất quá trình dạy và học phải bao hàm yếu tố
có sự tách biệt, ngăn cách về mặt không gian hoặc/và
Có nghĩa là có sự tương tác theo thời gian thực, trực
thời gian.
tiếp giữa giảng viên và học viên trong quá trình dạy
eo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là học. Trong GDTX tương tác, có một số phương thức tổ
một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn chức đào tạo sử dụng các công nghệ điển hình như ở
hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách dưới đây:
biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian
- Radio hai chiều; oại hội nghị: Công nghệ này được
hoặc/và thời gian”.
dùng nhiều cho các chương trình giáo dục phổ cập hơn
Nhìn chung, để giáo dục - đào tạo từ xa thực sự có hiệu là đào tạo cho người trưởng thành. Nó cũng được dùng
quả đòi hỏi người học phải ở một mức độ tự nhận thức nhiều như là hình thức bổ trợ cho các công nghệ đào
nhất định.
tạo khác, ưu điểm nổi bật là giá thành rẻ.
Không có một định nghĩa chính xác về Giáo dục từ xa - Cầu truyền hình: Sử dụng các bộ TIVI CODEC hoạt
(GDTX). Tuy nhiên một cách tổng quát, GDTX là hoạt động ở tốc độ cao (2, 34Mbit/s), như các cầu truyền hình
động dạy học diễn ra một cách gián tiếp theo phương mà chúng ta vấn thường xem trong các dịp lễ tết trong
pháp dạy học từ xa. GDTX được hiểu bao hàm các yếu những năm qua, giá thành của công nghệ này là đắt,
tố dưới đây:
thường chỉ sử dụng cho nghiên cứu, cho các hoạt động
1. Giảng viên và học viên ở một khoảng cách xa (tức
là có sự ngăn cách về mặt không gian: khoảng cách
này là tương đối, có thể là cùng trường học nhưng
khác phòng học hoặc khác nhau về vị trí địa lý, có

thể vài kilomet hoặc hàng ngàn kilomet).
2. Nội dung dạy học trong quá trình dạy học được
truyền thụ, phân phối tới cho học viên chủ yếu
thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như
văn bản in, âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu máy
tính.
3. Sự liên hệ, tương tác giữa giảng viên và học viên
(nếu có) trong quá trình dạy học có thể được thực
hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian
nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian).

cần có chất lượng âm thanh và hình ảnh rất cao.
- Hội nghị truyền hình ISDN/IP: Sử dụng kết hợp công
nghệ máy tính, viễn thông và truyền hình. Vấn đề trọng
tâm của hội nghị truyền hình ISDN/IP là các bộ mã hoá
âm thanh và hình ảnh với hệ số nén rất cao. Giá thành
của công nghệ này phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng
hình ảnh, âm thanh. Nhưng nhìn chung là phù hợp với
các doanh nghiệp, hoặc cá nhân có khả năng tài chính
nhất định.

7.1.2 Sự không tương tác
interactive/asynchronous)

(non-

Có nghĩa là không có sự tương tác theo thời gian thực,
trực tiếp giữa giảng viên và học viên trong quá trình
Tuỳ theo phương thức phân phối các nội dung dạy học dạy học. Trong GDTX không tương tác, có các phương
và sự liên hệ, tương tác giữa giảng viên và học viên mà thức được sử dụng điển hình như:

có các hình thức tổ chức, thực hiện GDTX khác nhau. - Tài liệu, bài giảng in (print): Đây là công nghệ cổ điển,
Về cơ bản người ta phân loại GDTX dựa trên cơ sở mối truyền thống nhất, dễ thực hiện nhất và đặc biệt là rẻ
quan hệ giữa giảng viên và học viên trong quá trình tiền nhất. Tài liệu, bài giảng in sẽ tồn tại lâu dài dù cho
dạy học, đó là GDTX tương tác và GDTX không tương các công nghệ nào khác chăng nữa sẽ được sử dụng cho
tác.
GDTX trong tương lai.
10


7.2. THAM KHẢO
- Băng/đĩa hình, băng/đĩa tiếng (audio/video tape,
disk): Đây cũng là một công nghệ phổ biến trong những
thập niên trước, trong tương lai công nghệ này sẽ
không phát triển nhiều, hoặc nếu có chỉ được sử dụng
là một hình thức bổ trợ cho các công nghệ khác.
- Các chương trình CBT, các công cụ mô phỏng (đĩa
mềm, CD-ROM, Multimedia…): Công nghệ này dựa vào
các ứng dụng mô phỏng của kỹ thuật máy tính.
- Phương tiện phát thanh, truyền hình quảng bá
(broadcasting): Công nghệ này sử dụng các đài phát
thanh, truyền hình để thực hiện GDTX. Ưu điểm của
công nghệ này là cùng lúc có thể giảng dạy cho số lượng
rất lớn học viên. Khả năng tiếp cận của người học cũng
rất phong phú, tiện lợi.
- Mạng Intranet, Internet (web, mail, e-learning…): Đây
được coi là công nghệ GDTX của thế kỷ 21.
Có thể thấy các công nghệ sử dụng cho GDTX là rất
đa dạng và phong phú. Trên cơ sở các phương thức
GDTX vừa nêu, có thể diễn giải một cách tổng quát về
GDTX như sau: " là một phương thức giáo dục - đào tạo

dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn
thông và công nghệ thông tin. GDTX lấy tự học là chủ
yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hướng
dẫn, băng hình/tiếng, phương tiện truyền thanh/truyền
hình, công nghệ thông tin và viễn thông; có thể đồng
thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ
sở đào tạo”.

7.2 Tham khảo

11


Chương 8

Đào tạo tại chức
Đào tạo tại ức là loại hình đào tạo dành cho đại
đa số người vừa học vừa làm để hoàn thiện kiến thức
chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với
ngành mình đang làm. Học tại chức thường học buổi
tối, chương trình học cũng giống như Đại học chính
quy. Bằng được cấp là bằng tại chức.
Tên gọi đại học tại chức này được xuất phát từ các
chương trình “chính sách” của ta sau ngày giải phóng
để tạo điều kiện học tập cho những cán bộ đã phải “hy
sinh” việc học của họ vào cuộc chiến đấu. Hoà bình
rồi, việc tạo điều kiện để họ tiếp tục học tập là lẽ đương
nhiên và công bằng. Hiện nay, phần lớn các chương
trình đào tạo được chúng ta gọi là “tại chức” hiện nay,
đều là những chương trình đào tạo “không chính quy”.


kiểm tra và thi các học phần, giáo trình, tài liệu có liên
quan. Đối với những lớp đào tạo theo hợp đồng đặt lớp
tại cơ sở giáo dục địa phương là trường đại học, trường
cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp tỉnh, Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện tổ
chức đào tạo cụ thể để quyết định lịch trình học cho
phù hợp.
ời gian tối đa được phép học để hoàn thành chương
trình bao gồm thời gian quy định cho chương trình quy
định tại khoản 1 Điều này, cộng với thời gian tối đa
sinh viên được phép tạm ngừng học quy định tại điểm
a khoản 4 Điều 12 và Điều 13 của y chế đào tạo Đại
học và cao đẳng hệ tại chức.

8.2 Tham khảo
8.1 Đào tạo Tại chức

8.3 Xem thêm

Chương trình tại chức trình độ Đại học hoặc cao đẳng
được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình hệ
chính quy. Nội dung chương trình tại chức phải bảo
đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình hệ chính
quy cùng trình độ đào tạo.
Các trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học.
Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành một
chương trình cụ thể. ời gian hoàn thành một chương
trình theo hình thức đào tạo tại chức phải dài hơn so
với chương trình đó ở cùng trình độ hệ Đại học chính

quy từ nửa năm đến một năm.
Căn cứ khối lượng kiến thức quy định cho các chương
trình, Hiệu trưởng phân bổ số học phần cho từng năm
học, từng học kỳ.
Đầu khoá học, trường phải thông báo công khai về
nội dung và kế hoạch học tập của từng chương trình;
quy chế đào tạo; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên,
phương pháp giảng dạy, hình thức đánh giá, thi, kiểm
tra.
Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo công khai
lịch trình học của từng chương trình trong từng học
kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, đề
cương chi tiết học phần và điều kiện để được đăng ký
học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức
12


Chương 9

Tư thục
Tư thục là trường tư, tức là một trường học do tư nhân
thành lập và điều hành. Có thể là Đại học tư thục hay
trung học tư thục.

La Mã. Các nhóm tôn giáo khác củng tham gia lĩnh vực
giáo dục tư nhân bao gồm người Tin Lành, Phật giáo,
Do ái giáo, người Hồi giáo, Chính thống giáo.

Trường tư nhân, còn được gọi là trường độc lập, không
phải là quản lý của chính quyền hay cơ quan địa

phương, các chính phủ tiểu bang hoặc quốc gia, do đó,
chúng vẫn giữ được quyền lựa chọn sinh viên, học sinh
của họ và được tài trợ toàn bộ hoặc một phần bằng cách
thu học phí sinh viên, hơn là dựa vào thuế bắt buộc
thông qua tài trợ (chính phủ) công cộng, học sinh có
thể có được một học bổng vào một trường tư và làm
cho chi phí rẻ hơn tùy thuộc vào một tài năng học sinh
có thể có, ví dụ học bổng thể thao, học bổng nghệ thuật,
học bổng học tập…

Các trường tư thường tránh được một số quy định của
Nhà nước, mặc dù vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước
về chất lượng giáo dục, hầu hết thực hiện theo các quy
định liên quan đến nội dung giáo dục của các lớp học.

Trong Vương quốc Anh và các nước Khối thịnh vượng
chung, việc sử dụng các thuật ngữ này thường bị giới
hạn trình độ học vấn tiểu học và trung học, nó gần như
là không bao giờ được sử dụng cho các trường đại học
và các tổ chức đại học khác. Trong khi đó, giáo dục tư
nhân ở Bắc Mỹ bao gồm toàn bộ hoạt động giáo dục
khác nhau, từ mầm non cho các tổ chức cấp đại học.

9.1 Tham khảo

Trường hỗ trợ đặc biệt nhằm mục đích cải thiện cuộc
sống của học sinh bằng cách cung cấp các dịch vụ phù
hợp với nhu cầu rất cụ thể của từng học sinh. Trường
này bao gồm dạy kèm các trường học và trường học để
hỗ trợ việc học tập của trẻ em khuyết tật.


Cấp trung học bao gồm các trường học gồm các lớp 7
đến 12 và năm 13 (thứ sáu trên). ể loại này bao gồm
các trường dự bị đại học hoặc cao đẳng, các trường nội
trú và trường học ngày. Học phí tại các trường tư thứ
cấp khác nhau tùy trường học và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm cả vị trí của trường, sự sẵn sàng trả giá
của các bậc cha mẹ, học phí các trường tương đương và
vốn tài chính của trường. Nếu nhà trường yêu cầu Học
phí cao, thường được sử dụng để trả lương cao hơn cho
các giáo viên tốt nhất và cũng được sử dụng để cung
cấp làm giàu môi trường học tập, bao gồm tỷ lệ cao số
giáo viên, quy mô lớp học nhỏ và dịch vụ, chẳng hạn
như thư viện, phòng thí nghiệm khoa học và máy tính.
Một số trường tư nhân là các trường nội trú và học viện
quân sự tư nhân.
Các trường học tôn giáo và giáo phái tạo thành một tiểu
thể loại của các trường tư nhân. Một số trường giảng
dạy về tôn giáo, cùng với các môn học thông thường
để gây ấn tượng với các tín ngưỡng và truyền giảng
đức tin cụ thể của mình trong những học sinh tham dự.
Chúng bao gồm các trường học giáo xứ, một thuật ngữ
thường được sử dụng để biểu thị các trường Công giáo

13


14

CHƯƠNG 9. TƯ THỤC


9.2 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh
9.2.1

Văn bản

• Nhà trẻ Nguồn: Người đóng góp: Newone, eduong, Xqbot,
Trần Nguyễn Minh Huy, HalcyonL, Phương Huy, TuHan-Bot, EmausBot, ChuispastonBot, WikitanvirBot, Cheers!-bot, Violetbonmua,
MerlIwBot, DanGong, Wkpda, AlphamaBot, Addbot, Tuanminh01, AlphamaBot4, TuanminhBot, Trantrongnhan100YHbot và 3 người
vô danh
• Giáo dục tiểu học Nguồn: />26427287 Người đóng góp: Newone, Bình Giang, StarFreeVN, Sparrow, Adj, eblues, Trần Nguyễn Minh Huy, Prenn, Banhtrung1,
TuHan-Bot, Maihuongly, Cheers!-bot, Itolemma, MerlIwBot, DanGong, Santorini.mlight, Wkpda, enhitran, AlphamaBot,
Hugopako, Trương Vỹ Khang, TuanUt-Bot!, Lahongthang, TuanminhBot, Én bạc AWB, AlbertEinstein05 và 6 người vô danh
• Giáo dục trung học Nguồn: Người
đóng góp: Newone, Trần Nguyễn Minh Huy, Tnt1984, Namnguyenvn, Cheers!-bot, Wkpda, AlphamaBot, Hugopako, Tuanminh01,
Trungpv68 và 5 người vô danh
• Trung học phổ thông (Việt Nam) Nguồn: />E1%BB%87t_Nam)?oldid=26748905 Người đóng góp: Chobot, ái Nhi, Lưu Ly, Vinhtantran, Trần ế Vinh, JAnDbot, MSBOT,
Rungbachduong, Sparrow, VolkovBot, Ti2008, WhisperToMe, Pq, Future ahead, Vn, NhanGL2008, Adj, angbao, Trần Nguyễn
Minh Huy, Vani Lê, Prenn, HalcyonL, Nguyễn Tùng Sơn, Dinhtuydzao, Chjrternet, Manhaan~viwiki, Saxi753, TuHan-Bot,
EmausBot, Nguyenkhoa108, WikitanvirBot, ChiTam2209, Suamaylanh84, Lê Duy Đường, Cheers!-bot, CocuBot, MerlIwBot,
Hoangnamlong1976, Drtuanjim, Dungtv12, Ngocbichemail, Joeleenguyen, Wkpda, Alphama, AlphamaBot, Addbot, TuanUt-Bot!,
Lahongthang, itxongkhoiAWB, Tuanminh01, TuanminhBot, AlbertEinstein05, P.T.Đ, Davidmay, Huyhoang99255 và 15 người vô
danh
• Đại học – Cao đẳng Nguồn: />BA%B3ng?oldid=25347866 Người đóng góp: Newone, Dung005, Aterux, ick thi sock, Porcupine, Trần Nguyễn Minh Huy, EmausBot,
Cheers!-bot, AlphamaBot, TuanminhBot và 2 người vô danh
• Đào tạo sau đại học Nguồn: />8Dc?oldid=25446748 Người đóng góp: Newone, Squall282, Tranletuhan, Volga, Trần Nguyễn Minh Huy, HalcyonL, Namnguyenvn,
Minhthu.151, Cheers!-bot, Trịnh Bạch Đằng, AlphamaBot, Addbot, TuanminhBot, ý Natal 08 và 2 người vô danh
• Đào tạo từ xa Nguồn: Người đóng
góp: Knight Wolf, Trần Nguyễn Minh Huy, HalcyonL, Cheers!-bot, Wkpda, AlphamaBot, itxongkhoiAWB, AlphamaBot3,
TuanminhBot, Én bạc AWB, Trantrongnhan100YHbot và Một người vô danh

• Đào tạo tại ức Nguồn: />25426572 Người đóng góp: Lưu Ly, Magicknight94, Trần Nguyễn Minh Huy, HalcyonL, Minhthu.151, Cheers!-bot, Wkpda, Tuanminh01,
TuanminhBot và Én bạc AWB
• Tư thục Nguồn: Người đóng góp: Newone, Langtucodoc,
Luckas-bot, eblues, Trần Nguyễn Minh Huy, HalcyonL, TjBot, TuHan-Bot, MerlIwBot, Wkpda, AlphamaBot, Addbot,
itxongkhoiAWB, AlphamaBot3 và TuanminhBot

9.2.2

Hình ảnh

• Tập_tin:CVA_Cong_truong.JPG Nguồn: Giấy phép:
GFDL Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra - Originally at />CVA_Cong_truong.JPG Nghệ sĩ đầu tiên: Rungbachduong
• Tập_tin:Commons-emblem-copyedit.svg
Nguồn:
/>Commons-emblem-copyedit.svg Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp:
• File:Gnome-emblem-important.svg Nghệ sĩ đầu tiên: GNOME icon artists, Fitoschido
• Tập_tin:Commons-emblem-merge.svg Nguồn: />svg Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp:
• File:Gnome-emblem-important.svg Nghệ sĩ đầu tiên: GNOME icon artists, Fitoschido
• Tập_tin:Commons-logo.svg Nguồn: Giấy phép: Public
domain Người đóng góp: is version created by Pumbaa, using a proper partial circle and SVG geometry features. (Former versions
used to be slightly warped.) Nghệ sĩ đầu tiên: SVG version was created by User:Grunt and cleaned up by 3247, based on the earlier
PNG version, created by Reidab.
• Tập_tin:Da_Nang_Girl’{}s_Smile.jpg Nguồn: />Giấy phép: CC BY 2.0 Người đóng góp: Da Nang Smile - 4 Nghệ sĩ đầu tiên: Mark Knobil from Pisburgh, usa
• Tập_tin:Folder_Hexagonal_Icon.svg Nguồn: />Giấy phép: CC-BY-SA-3.0 Người đóng góp: Own work based on: Folder.gif. Nghệ sĩ đầu tiên: Original: John Cross
Vectorization: Shazz

• Tập_tin:Giáo_dục_Việt_Nam.png Nguồn: />E1%BB%87t_Nam.png Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp: Tôi sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm Nghệ sĩ đầu tiên: Trình ế
Vânhref='//validator.w3.org/check?uri=https%3A%2F%2Fcommons.wikimedia.org%2Fwiki%2FSpecial%3AFilepath%2FNuvola_apps_
bookcase.svg,<span>,&,</span>,ss=1#source'>valid</a>. Nghệ sĩ đầu tiên: Peter Kemp
• Tập_tin:OVODA.jpg Nguồn: Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người
đóng góp: EVZARO. Nghệ sĩ đầu tiên: SANYI
• Tập_tin:Question_book-new.svg Nguồn: Giấy phép:
CC-BY-SA-3.0 Người đóng góp: Chuyển từ en.wikipedia sang Commons. Created from scratch in Adobe Illustrator. Based on Image:
Question book.png created by User:Equazcion Nghệ sĩ đầu tiên: Tkgd2007

9.2.3

Giấy phép nội dung

• Creative Commons Aribution-Share Alike 3.0



×