Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nhiệm vụ khảo sát công trình cải tạo nhà ở và điều hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.43 KB, 7 trang )

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT PHỤC VỤ LẬP BÁO CÁO KINH
TẾ KỸ THUẬT VÀ DỰ TOÁN
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
CÔNG TRÌNH CẢI TẠO NHÀ ĐIỀU HÀNH VÀ
KHU NHÀ Ở CHO CBCNV TRẠM THU PHÍ CẦU RÁC
PHẦN I
CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP NHIỆM VỤ
1. Thông tin chung công trình
- Tên công trình: Cải tạo Nhà điều hành và khu nhà ở cho CBCNV
Trạm thu phí Cầu Rác
- Địa điểm xây dựng: Xã Cẩm Trung – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh
- Cơ quan quyết định đầu tư: Tổng công ty Sông Đà
- Cơ quan chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Hạ tầng Sông Đà
2. Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật xây dựng số: 16/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội
khóa XI, kỳ họp thứ 4;
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư
xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp
thứ 5;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về
quản lí chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;



- Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về
Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 9/6/2011 của Bộ Xây dựng về
Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa
hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng;
- Quyết định số ………….ngày ………….. của ……………về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 dự án, ………………..
- Quyết định số ………….ngày ………….. của ……………… về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án, ………………..
- Quyết định số ………. ngày ……………..của ……………về chủ trương
đầu tư xây dựng công trình: …………………………..
- Một số tiêu chuẩn và tài liệu liên quan.
PHẦN II
NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Mục đích khảo sát xây dựng;
- Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình hiện trạng
- Khảo sát cung cấp số liệu địa hình, địa chất phục công tác lập báo cáo kinh
tế kỹ thuật và thiết kế thi công công trình Cải tạo Nhà điều hành và khu nhà ở cho
CBCNV Trạm thu phí Cầu Rác
- Đánh giá tính khả thi về mặt địa chất công trình
- Đề xuất các biện pháp xử lý nền móng công trình
- Xác định được tương đối khối lượng và tổng mức đầu tư
2. Phạm vi khảo sát xây dựng;
a. Khảo sát địa hình
Đo bình đồ khu vực
Trên bình đồ cần thể hiện rõ các điểm địa hình, địa vật như: Nhà cửa, mương
rãnh, bồn hoa ... sao cho có thể nêu bật phạm vi công trình chiếm chỗ nhằm phục
vụ công tác thi công sau này.
Bình đổ phải thể hiện cao độ sân đường hiện trạng, cao độ nền công trình

hiện trạng
Lưới khống chế mặt bằng


Hệ tọa độ sử dụng là hệ tọa độ giả định, cao độ giả định căn cứ vào cos của
đường AH1 phía trước khu đất công trình
b. Khảo sát chi tiết hiện trạng công trình
Khảo sát đo vẽ mặt bằng, mặt cắt kiến trúc của nhà điều hành, nhà để máy
phát điện và một số công trình của khu nhà ở nếu cần thiết cải tạo
c. Khảo sát địa chất
Xác định chính xác được địa tầng, vẽ được mặt cắt địa chất tại các vị trí dự
kiến bố trí công trình
3. Phương pháp khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp
dụng
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng
+ TCXD 4419:1987 - Khảo sát xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
+ TCXD 205:1987 - Yêu cầu đối với khảo sát;
+ TCXD 112:1984 - Khảo sát địa kỹ thuật;
+ Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259 – 2000
+ Tiêu chuẩn TCXDVN 309 – 2004 của Bộ Xây dựng quy định “Công tác
trắc địa trong xây dựng”
Các tiêu chuẩn thí nghiệm:
+ TCVN 5960:1995 - Hướng dẫn thu thập vận chuyển và lưu trữ mẫu đất.
+ TCVN 2683:1991 - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất.
+ TCVN 4195:1995 - Đất xây dựng phương pháp xác định khối lượng riêng
trong phòng thí nghiệm.
+ TCVN 4196:1995 - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong
phòng thí nghiệm.
+ TCVN 4197:1995 - Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo
trong phòng thí nghiệm.

+ TCVN 4199:1995 - Phương pháp xác định sức chống cắt ở máy cắt phẳng
trong phòng thí nghiệm
+ TCVN 4200:1995 - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí
nghiệm.
+ TCVN 4202:1995 - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng
thí nghiệm.


3.2. Khảo sát địa hình
a. Công tác khống chế cao độ:
Căn cứ cao độ đường Quốc lộ AH1 xác đinh một điểm cố đinh làm mốc giả
định, đo khép kín từ 01 mốc xuất phát dẫn chuyền về chính mốc đó và phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm về công tác dẫn thủy chuẩn kỹ thuật.
Dẫn độ cao bằng phương pháp đo cao hình học: Dùng máy thuỷ bình Ni030, Ni-025 vv…( hoặc các máy có độ chính xác tương đối) và mia 3m, 2 mặt số
đo theo qui trình, qui phạm cho phép.
Tính toán bình sai và kết quả đo:
Sau khi có các kết quả đo đạc ngoài thực địa, công tác kiểm tra, tính toán sổ
sách được thực hiện cẩn thận tính các trị số chênh cao và chiều dài tuyến đo (có sơ
đồ lưới, tuyến đo, sơ hoạ mốc cao độ). Bình sai kết quả đo lưới thuỷ chuẩn theo
phần mềm chuyên dụng.
b. Công tác khống chế mặt bằng:
Xác định một số điểm cố định làm mốc giả định để triển khai xác định vị trí
các điểm ranh giới khu đất, vị trí các công trình hiện trạng,...
Tính toán bình sai và kết quả đo.
Sau khi có các kết quả đo đạc ngoài thực địa, công tác kiểm tra, tính toán sổ
sách được thực hiện cẩn thận tính các trị số đo góc, cạnh, chênh cao v.v... Bình sai
kết quả đo theo phương pháp chặt chẽ với phần mềm chuyên dùng.
c. Đo vẽ bình đồ:
Trên bình đồ phải thể hiện được các yếu tố hiện trạng của địa hình, địa vật
như nhà cửa, mương rãnh thoát nước, vv... liên quan đến công tác thi công của

công trình cần đo theo chu vi và thể hiện được phần diện tích công trình trên bình
đồ. Ngoài ra trên bình đồ còn phải thể hiện được đầy đủ: các điểm khống chế mặt
bằng giả định đã chọn; các điểm mốc cao độ giả định đã chọn phục vụ công tác
kiểm tra công trình.
Các số liệu đo được nhập vào máy tính vẽ trên phần mềm chuyên dùng.
Việc định tâm máy bằng dọi tâm quang học với sai số dọi tâm là 2mm;
gương được dựng trực tiếp lên mốc dùng 3 chân chống để định vị, trên thân gương
có gắn bọt thuỷ tròn với sai số dọi tâm là 5mm (với thiết bị đo là máy toàn đạc điện
tử ).
Đo góc:


Góc trong đường chuyền được đo bằng phương pháp đo góc đơn. Trên 1
trạm máy mỗi góc được đo 2 lần, theo 2 chiều thuận và đảo hướng mở đầu cho các
lần đo tính theo công thức:
Y = 180/n
- Chênh lệch giá trị biến động 2C cho 2 nửa lần đo lớn nhất trong các trạm
máy của các tuyến lớn nhất là ± 6’’
- Chênh lệch hướng mở đầu cho 1 nửa lần đo luôn nhỏ hơn ± 6’’
- Chênh lệch giá trị góc trung bình của các lần đo luôn nhỏ hơn ± 8’’
Đo cạnh:
Cạnh trong đường chuyền được đo cùng thời gian với khi đo góc bằng: Các
thông số hiệu chỉnh nhiệt độ ngoài trời, áp suất khí quyển được nạp vào máy và
máy tự động hiệu chỉnh khi đo.
Trên 1 cạnh của đường chuyền được đo 2 lần theo 2 chiều thuận và nghịch,
mỗi lần đọc 3 giá trị mỗi giá trị đo cách nhau 10 phút.
Cạnh đưa vào tính toán là số trung bình cộng của 6 lần đọc số (3 lần đọc lần
đi và 3 lần đọc lần về) giá trị chênh lệch giữa đo đi và đo về trên một cạnh lớn nhất
là ±5mm.
3.3. Khảo sát chi tiết công trình hiện trạng

Đo đạc các kích thước chi tiết kiến trúc, kết cấu công trình bằng thước dây,
thước thép.
Thể hiện bản vẽ mặt bằng, mặt cắt công trình hiện trạng với đầy đủ kích
thước, cao độ và các chi tiết kiến trúc.
3.4. Công tác khảo sát địa chất:
Quy trình khoan phải tuân theo các tiêu chuẩn 22 TCN 259 - 2000 và các
quy định hiện hành;
a. Công tác khoan:
- Dùng phương pháp khoan máy: Khoan guồng xoắn lấy mẫu liên tục từ trên
xuống dưới. Xác định chính xác các thay đổi của địa tầng từ trên xuống dưới. Phân
chia ranh giới các lớp đất có tính chất vật lý tương đương. Tại các vị trí khoan gặp
cát bở rời trong tầng bão hoà nước dùng ống chống thành hố khoan tránh bị sập
thành hố để đảm bảo cho công tác lấy mẫu kiểm tra và mẫu thí nghiệm của các lớp
phía dưới.
- Vị trí các hố khoan được xác định bằng máy toàn đạc tại hiện trường.


- Sau khi khoan việc lấp hố khoan phải tiến hành theo trình tự lấp đầm nén
trong lỗ khoan theo đặc thù vật liệu các lớp của lỗ khoan với quy định Vlấp/Vlỗ =
1,2.
b. Công tác lấy mẫu và thí nghiệm:
- Trong các hố khoan sẽ lấy mẫu kiểm tra liên tục dọc theo hố từ trên xuống
dưới. Khi địa tầng thay đổi sẽ lẫy mẫu nguyên dạng đặc trưng cho các lớp để gửi
thí nghiệm. Mỗi lớp đất lấy ít nhất 3-6 mẫu nguyên dạng gửi thí nghiệm trong
phòng. Vì chưa biết số lượng các lớp đất nên tạm đề nghị khoảng 2m lấy 1 mẫu.
Mẫu đất phải được bảo vệ cẩn thận trong hộp cứng và bọc kín chống mất nước và
đảm bảo tính nguyện dạng (tuân theo tiêu chuẩn hiện hành);
- Thí nghiệm ngoài trời: Thí nghiệm cắt cánh trong đất mềm yếu và thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) trong các lớp đất còn lại dưới nền công trình. Tại
mỗi lớp đất có không ít hơn 3 giá trị (đất yếu) và 3 giá trị SPT (lớp đất còn lại);

- Thí nghiệm trong phòng: Thí nghiệm mẫu đất nguyên dạng 17 chỉ tiêu; Thí
nghiệm đầm nện tiêu chuẩn (quy trình thí nghiệm theo đúng với tiêu chuẩn hiện
hành).
c. Công tác mô tả:
Công tác mô tả hiện trường phải thực hiện theo từng hiệp khoan. Mô tả
trung thực, chi tiết, mầu sắc, trạng thái và các thành phần hỗn hợp, cảm giác khi
bóp, miết trên tay.
Tất cả các tài liệu ghi chép được bảo quản đầy đủ và giao nộp cùng với hình
trụ lỗ khoan. Mỗi hạng mục khảo sát phải lập 2 bản nghiệm thu tại hiện trường.
3.5. Thiết bị sử dụng:
Máy móc và các thiết bị phục vụ công tác khảo sát đều phải được kiểm
nghiệm, kiểm tra đảm bảo các yêu cầy kỹ thuật cho công tác khảo sát địa hình, địa
chất.
a. Thiết bị phục vụ công tác khảo sát địa hình:
Máy toàn đạc điện tử Leica TC -705, TC-305, TC-307 độ chính xác đo góc
±0,1”; và độ chính xác đo cạnh ±0.05 mm và bộ gương đi kèm (hoặc các máy toàn
đạc điện tử, kinh vĩ cơ có độ chính xác cho phép) ; máy thuỷ bình Ni-030, Ni-025
vv…( hoặc các máy có độ chính xác tương) và mia 3m, 2 mặt số.
b. Thiết bị phục vụ công tác khảo sát địa chất:
Các thiết bị, máy móc chuyên dụng phục vụ công tác khoan địa chất tại hiện
trường hoặc công tác thí nghiệm trong phòng (khoan máy, máy đầm, cân vv...)
4. Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến)


- Khảo sát địa hình: 10.895 m2
- Khảo sát chi tiết công trình hiện trạng: 140 m2
- Khảo sát địa chất:
Số lượng hố khoan: 01 hố
Chiều sâu hố khoan dự kiến: 25m (hoặc sẽ được điều chỉnh phù hợp
cho đến khi khoan gặp lớp cát hạt thô)

+ Thí nghiệm mẫu đất nguyên dạng (17 chỉ tiêu): 5 mẫu;
+ Ép nước thí nghiệm: 04 đoạn;
+ Thí nghiệm mẫu đầm nện tiêu chuẩn: 04 mẫu;
5. Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng
Thời gian thực hiện tính từ khi nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát
được phê duyệt và có kết quả chỉ định thầu gói thầu khảo sát, lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật xây dựng công trình là:
- Khảo sát địa hình: 05 ngày
- Khảo sát công trình hiện trạng: 05 ngày
- Khảo sát địa chất: 15 ngày



×