Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ủy ban Kiểm tra kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
--------------

LỚP BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT
ĐẢNG NĂM 2014

BÀI THU HOẠCH
Chuyên đề: Ủy ban Kiểm tra kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Họ và tên: Phí Thị Hương
Đơn vị: Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Hà Nội, tháng 8 năm 2014


2
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ
ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh
giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Dấu hiệu vi phạm là hiện tượng, biểu hiện sự không tuân theo hoặc làm trái
những điều đã quy định. Khi có dấu hiệu vi phạm là khi có biểu hiện không tuân theo
hoặc làm trái những điều đã quy định mà đã phát hiện và nhận biết được.
Khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên là khi có những
thông tin, tài liệu thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, mặt trận tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia, với pháp luật của Nhà nước,
có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc


làm trái một hoặc một số quy định của Đảng, Nhà nước
1/ NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA
ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM.

- Kiểm tra là một tất yêu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của
hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội
Trước khi hành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ
ý định ý định, chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi ý định,
chủ trương, kế hoạch ấy. Song thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển không
ngừng theo quy luật khách quan, nên ý định, chủ trương, kế hoạch đã xác định dù có
được nghiên cứu, tính toán, cân nhắc kỹ vẫn có thể có những thiếu sót sơ hở, thậm chí
không có khả năng thực thi hoặc sai lầm nghiêm trọng.
Tổ chức dù vững mạnh, con người dù có tài năng, có khoa học và công nghệ
phát triển cao, cũng không thể một lúc hiểu biết hết được mọi vấn đề, mọi sự vật, hiện
tượng một cách đầy đủ chính xác. Vì vậy, muốn đạt được kết quả trong thực tiễn, phải
xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá, nghĩa là phải kiểm tra toàn bộ ý định,
chủ trương, kế hoạch và kết quả đạt được để giúp cho tổ chức đánh giá đúng ưu điểm,
khuyết điểm, kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi những thiếu sót, chưa đồng
bộ, chưa phù hợp, đảm bảo ý định, chủ trương, kế hoạch, hành động thực hiện đúng
đắn, chuẩn xác hơn, hiệu quả đạt được tốt hơn.
- Vị trí, vai trò, ý nghĩa công tác kiểm tra của Đảng.
Trong công cuộc xây dựng CNXH, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần, mở cửa, rất có nhiều vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi Đảng ta phải
thường xuyên tiếp cận, nắm bắt và xử lý. Để có chủ trương, quyết định đúng, giải pháp
thực hiện tối ưu, kịp thời phát hiện sai sót, hoàn chỉnh các quyết định, phát huy những
mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực thì công tác kểm tra phải được tiến hành
thường xuyên. Đồng thời xác định, kiểm tra "là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của
Đảng'', lãnh đạo mà buông lỏng công tác kiểm tra, thì coi như không lãnh đạo.
Kiểm tra được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý nghĩa hết sức
quan trọng nó bảo đảm cho cương lĩnh, đường lối, chiến lược, các nghị quyết của



3
Đảng được xác định đúng, ngày càng hoàn thiện và được chấp hành triệt để, thực sự
gắn liền với cuộc sống. Nó vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, làm
cho sự lãnh đạo gắn với thực tiễn hơn, vừa đảm bảo sự thống nhất tuyệt đối giữa nghị
quyết và sự chấp hành, giữa lời nói và việc làm, giúp cho các cấp lãnh đạo của Đảng
khắc phục được tình trạng chủ quan, duy ý chí, mơ hồ, nước đôi trong khi lãnh đạo.
- Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, ý nghĩa, tác dụng nội dung
và đối tượng kiểm tra.
Dấu hiệu vi phạm và vi phạm thuộc cặp phạm trù "hiện tượng và bản chất",
trong đó có vi phạm là bản chất, dấu hiệu vi phạm là hiện tượng của hành vi.
Vi phạm là "không tuân theo hoặc làm trái những điều đã quy định"( từ điển
Tiếng Việt năm 1997). Vi phạm kỷ luật Đảng là hành vi không chấp hành, chấp hành
không đầy đủ hoặc làm trái quy định của Đảng. Đối với đảng viên là vi phạm về tiêu
chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ của đảng
viên. Dấu hiệu vi phạm là hiện tượng phản ánh bản chất, bên ngoài của bản chất nên
có thể đồng nhất, đúng với bản chất, nhưng dưới tác động của nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan, sự phản ánh đó cũng có thể bị xuyên tạc, bóp méo bản chất.
Do đó, có DHVP cũng có thể có vi phạm và cũng có thể không có vi phạm.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, bên cạnh việc giáo dục, bồi
dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, kiến thức, năng lực cho đảng viên. Các tổ chức
Đảng phải thường xuyên coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra đảng viên. Nhiệm vụ
kiểm tra đảng viên của UBKT các cấp luôn được Đảng ta bổ sung, sửa đổi.
Kiểm tra đảng viên khi có DHVP tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên
và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Nội dung tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn
cấp uỷ viên, nhiệm vụ đảng viên được quy định tại điều 1, điều 2, điều 12 Điều lệ
Đảng.
UBKT các cấp, kể cả UBKT của Đảng uỷ cơ sở chỉ kiểm tra những đảng viên
khi có DHVP, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ

viên cùng cấp quản lý. Trường hợp đảng viên có DHVP là cấp uỷ viên cấp mình, đồng
thời là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý thì UBKT cấp dưới báo cáo để
UBKT cấp trên chủ trì và phối hợp tiến hành kiểm tra.
2/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI
PHẠM ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐIỆN BIÊN NHỮNG NĂM QUA.

Điện Biên là một huyện vùng thâp của Tỉnh Điện Biên, diện tích tự nhiên 1.360
km , dân số trên 110 nghìn người, gổm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
64,09 % dân số. Đảng bộ Huyện Điện Biên có 23 đảng bộ trực thuộc, 3.800 đảng viên .
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của huyện gần 12 %, thu nhập
bình quân hộ gia đình nông thôn 11,5 triệu đồng, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 75
% số thôn bản có đường xe tải nhỏ, xe máy đến được, 82 % số xã và 62 % số hộ được dùng
điện lưới, 100 số xã có điện thoại, 70 % số hộ được dùng nước hợp vệ sinh. Lĩnh vực văn
hoá - xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, đã duy trì bền vững công tác phổ cập giáo dục,
96 % số trẻ em trong độ tuổi đến trường; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày
càng được cải thiện. Tuy vậy, Điện Biên so với cả nước vẫn là Huyện nghèo, hiện nay
2


4
Huyện còn 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên trong
Chương trình 135 của Chính phủ.
- Tình hình đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra và hoạt động của
UBKTcác cấp trong Đảng bộ:
Đảng bộ Huyện có 23 UBKT Đảng ủy cơ sở
UBKT Huyện uỷ Điện Biên có 7 đ/c, 01 đ/c UVBTV Huyện uỷ làm Chủ
nhiệm, 01 đ/c HUV làm PCNTT và 01 PCN; 4 uỷ viên ( 02 kiêm chức); Về trình độ
CM : 7/7 đ/c có trình độ đại học; về lý luận: có 5/7 đ/c cao cấp và cử nhân chính trị; cơ
quan UBKT Huyện uỷ hiện có 5 đ/c.
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT Tỉnh ủy Điện

Biên, công tác kiểm tra của UBKT các cấp trong Huyện đã có những tiến bộ nhất định,
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định Điều lệ Đảng, làm tốt chức năng tham
mưu cho cấp uỷ, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp uỷ giao. Trong hoạt động luôn chủ
động sáng tạo, bám sát quy chế hoạt động và nhiệm vụ của địa phương, tích cực thu
thập, nắm bắt thông tin có liên quan đến công tác kiểm tra, trên cơ sở đó xác định
trọng tâm, trọng điểm để tiến hành kiểm tra. Trong quá trình thực hiện ngoài việc tuân
thủ theo sự lãnh đạo của cấp uỷ, chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT cấp trên, UBKTcác
cấp luôn thực hiện tốt sự phối hợp với các ban, ngành có liên quan trong công tác kiểm
tra, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đảng viên và tổ chức đảng trong
toàn Đảng bộ Huyện.
*/ Thực trạng công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP ở Đảng bộ Huyện
Điện Biên.
- Về ưu điểm:
UBKT các cấp đã xác định, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra đảng viên
khi có DHVP thì điều quan trọng đầu tiên là phải thường xuyên chủ động khai thác có
hiệu quả các nguồn cung cấp thông tin về DHVP của đảng viên. Thông qua thông tin
thu được từ các nguồn đều phải qua quá trình lựa trọn, xử lý để xác định độ tin cậy, đối
tượng và giới hạn phạm vi của nội dung vi phạm thì mới có thể quyết định cần tiến
hành kiểm tra hay chưa cần thiết tiến hành kiểm tra..vv. Từ năm 2010 đến nay, UBKT
các cấp đã kiểm tra 175 đảng viên có DHVP; trong đó có 150 đ/c là cấp uỷ viên các
cấp; UBKT Huyện uỷ kiểm tra 40 đ/c; UBKT đảng uỷ trực thuộc kiểm tra 135 đ/c; Nội
dung: Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ 25 đ/c; Chấp hành Nghị quyết, chỉ thị của
đảng 20 đ/c; Mất đoàn kết nội bộ 20 đ/c ; Thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức
trách nhiệm vụ 50 đ/c; Cố ý làm trái quy định, chế độ chính sách Nhà nước 14 đ/c;
Tham ô, hối lộ 6đ/c; Vi phạm phẩm chất, lối sống 30 đ/c ; Kết luận kiểm tra: 175đ/c
đúng có vi phạm, trong đó phải thi hành kỷ luật 30 đ/c, đã thi hành kỷ luật 30 đ/c.
*/ Về khuyết điểm:
- Một số UBKT cơ sở còn lúng túng trong việc xác định DHVP, chưa tích cực
khai thác các nguồn thông tin để phát hiện DHVP. Về thực hiện chức năng tham mưu
cho cấp uỷ, một số UBKT tham mưu cho cấp uỷ xây dựng chương trình kiểm tra chưa

trọng tâm trọng điểm, chưa sát thực tế, chưa tích cực đôn đốc cấp uỷ thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra theo chương trình.


5
- Nhiều cuộc kiểm tra do cơ sở thực hiện chất lượng còn hạn chế, thể hiện ở
quy trình kiểm tra chưa đảm bảo, kết luận kiểm tra còn chung chung, giản đơn, tác
dụng thấp. Việc phối hợp với các ban, ngành có liên quan và với các tổ chức quần
chúng còn ít hạn chế.
*/ Nguyên nhân của ưu điểm và khuyết điểm
- Nguyên nhân của ưu điểm:
+ Uỷ ban kiểm tra các cấp đã nắm bắt được các quy định của Điều lệ Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết các cấp của đảng làm cơ sở
để kết luận các dấu hiệu vi phạm, chủ động trong công việc, sắp xếp thời gian
thực hiện nhiệm vụ tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình, tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của cấp uỷ và Uỷ ban kiểm tra cấp trên,
chủ động phối hợp khá tốt với các ban, ngành có liên quan và với tổ chức đảng
cấp dưới để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
+ Đội ngũ cán bộ kiểm tra từ Huyện đến cơ sở có nhiều đồng chí nhiệt tình,
có ý thức trách nhiệm và có bản lĩnh trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Cấp uỷ
Huyện mà trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện uỷ và nhiều cấp uỷ huyện, thành uỷ,
đảng uỷ trực thuộc và cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra nói
chung và công tác kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm nói riêng, tin tưởng vào
lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, luôn tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban
kiểm tra và các cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên trong đảng bộ về công tác kiểm
tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đã có sự tiến bộ, do vậy khi cán bộ kiểm tra
" vào cuộc'' đỡ căng thẳng hơn và ít có sự phản ứng hơn.
- Nguyên nhân của khuyết điểm:
+ Trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác kiểm tra của nhiều cán bộ

kiểm tra còn hạn chế. Nhất là cán bộ kiểm cơ sở. 100% cán bộ kiểm tra cơ sở đều
kiêm nhiệm nên thời gian giành cho công tác tác kiểm tra chưa nhiều. Một số ý
thức trách nhiệm kém, còn có tư tưởng coi công tác kiểm tra chỉ là nhiệm vụ "làm
thêm'' của mình nên đối phó, hời hợt.
+ Một số Uỷ ban kiểm tra cơ sở chấp hành các quy định về công tác kiểm
tra và chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên chưa nghiêm túc, tính chủ động, tích cực
để thực hiện công tác kiểm tra nói chung và nhiệm vụ công tác kiểm tra đảng viên
khi có dấu hiệu vi phạm nói riêng còn nhiều hạn chế.
+ Nhiều cấp uỷ cơ sở chưa thực sự quan tâm chú trọng đến việc lãnh đạo,
chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban kiểm tra. Một số cấp uỷ còn biểu hiện "khoán
trắng" công tác kiểm tra cho Uỷ ban kiểm tra.
*/ Những kinh nghiệm:
Một là: Phải xây dựng tổ chức UBKT các cấp gồm các đồng chí (trước hết là
đ/c CN) có bản lĩnh chính trị, có trình độ hiểu biết về công tác xây dựng Đảng. Đồng
thời phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
kiểm tra của Đảng.
Hai là: Thực hiện nhiệm vụ phải tranh thủ được sự quan tâm, ủng hộ của cấp
uỷ cùng cấp và UBKT cấp trên. Biết phối hợp với các ngành, tổ chức, cơ sở có liên


6
quan để vừa tránh được sự chồng chéo trong kiểm tra, vừa tạo cho kết luận kiểm tra tốt
hơn, có hiệu quả hơn.
Ba là: Thường xuyên khai thác, xử lý thông tin từ các nguồn để phát hiện,
nhận biết, xác định DHVP. Tăng cường kiểm tra "chấp hành" đối các tổ chức Đảng cấp
dưới..Thông qua đó phát hiện DHVP để tiến hành kiểm tra hoặc chỉ đạo UBKTcấp
dưới tiến hành kiểm tra.
Bốn là: Phải nắm vững nhiệm vụ chính trị của đảng bộ để xác định nhiệm vụ
kiểm tra, từ đó xác định trọng tâm, trọng điểm, kể cả nội dung, đối tượng để kiểm tra.
Nghiêm túc tuân thủ quy trình của một cuộc kiểm tra, sử dụng phương pháp kiểm tra

cho phù hợp, kết hợp chắc chắn, có cơ sở kết luận, xử lý đúng mức đối với đảng viên
vi phạm.
Năm là: Phải làm tốt công tác tư tưởng trước và sau kiểm tra đối với đảng viên
khi có DHVP. Đồng thời kết hợp giữa việc phát huy tính tự giác của đảng viên với tự
kiểm tra và thẩm tra, xác minh để có cơ sở kết luận chính xác, kịp thời, nâng cao tính
đấu tranh và giáo dục đối với đảng viên khi có DHVP.
3/ NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ:

- Đổi mới nhận thức và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra đảng
viên khi có DHVP:
Hoạt động kiểm tra có chất lượng và hiệu quả cao, trước hết phụ thuộc vào
nhận thức của Cấp uỷ, của UBKT các cấp và của mọi đảng viên. Do đó công tác kiểm
tra đảng viên khi có DHVP không phải chỉ là của UBKT các cấp mà còn là của các cấp
uỷ đảng và của mọi đảng viên, UBKT các cấp cần phải luôn chủ động phát hiện
DHVP, chọn DHVP và đối tượng để tiến hành kiểm tra, ngoài việc tăng cường chỉ đạo,
lãnh đạo UBKT cấp mình kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm phục vụ nhiệm vụ
chính trị của địa phương, thì các cấp uỷ cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho
UBKT phát huy vai trò chủ động của mình trong hoạt động kiểm tra nói chung, kiểm
tra đảng viên khi có DHVP nói riêng.
- Đối với UBKT các cấp: Cần nhận rõ trách nhiệm là cơ quan trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên khi có DHVP. Vì thế phải chỉ đạo, hướng dẫn cho
UBKT cấp dưới nắm vững nội dung, phương pháp, cách tiến hành và chọn đối tượng
để kiểm tra. Phải thấy được kiểm tra đảng viên khi có DHVP gần giống như giải quyết
đơn thư tố cáo, nhưng nó chủ động, có tác dụng ngăn chặn, còn giải quyết đơn thư tố
cáo thì bị động, cần phân biệt được sự khác nhau giữa kiểm tra đảng viên khi có
DHVP với kiểm tra đảng viên chấp hành của cấp uỷ và việc phân tích chất lượng đảng
viên do tổ chức cơ sở đảng tiến hành.
- Đối với đảng viên: Phải nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra là một chức
năng lãnh đạo của Đảng, là một bước trong quy trình lãnh đạo: Ra quyết định, tổ chức
thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Từ đó, việc kiểm tra đảng

viên khi có DHVP là việc làm thường xuyên nhằm chủ động ngăn ngừa những sai
phạm của cán bộ, đảng viên, mọi đảng viên phải xoá bỏ định kiến, mặc cảm khi tổ
chức đảng kiểm tra, phải tự giác báo cáo những thiếu sót, khuyết điểm của mình trước
tổ chức đảng, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh phê bình những vi phạm của đồng


7
chí mình, phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững tư cách, phẩm
chất của người đảng viên.
- Phát huy vai trò của Uỷ ban kiểm tra các cấp:
Ý nghĩa thực tiễn của công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP tuỳ thuộc vào
kết luận của UBKT có chính xác hay không, do đó UBKT các cấp cần tham mưu cho
cấp uỷ quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, đến điều kiện hoạt động của UBKT; Mặt
khác cũng cần nắm vững tư tưởng chỉ đạo trong toàn bộ công tác kiểm tra của Đảng để
chủ động tiến hành thường xuyên, có chương trình kế hoạch, bám sát những diễn biến
của đơn vị để có biện pháp xử lý ngay từ đầu, thực hiện phương châm" ngăn ngừa là
chính"và"làm đâu chắc đấy". Trong quá trình kiểm tra, phải đảm bảo đúng quy trình,
kết luận của UBKT phải thận trọng, khách quan, chính xác...vv.
- Đối với UBKT Huyện uỷ: Phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ về
công tác kiểm tra, giúp cấp uỷ xây dựng chương trình công tác kiểm tra theo Điều 30
Điều lệ Đảng, đôn đốc cấp uỷ thực hiện kiểm tra theo chương trình; tham mưu cho cấp
uỷ tổng kết công tác kiểm tra hàng năm. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, UBKT báo cáo kết
quả trước BCH Huyện uỷ...Trong công tác chỉ đạo, phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị
của đảng bộ và chương trình kiểm tra của UBKT Huyện uỷ để xây dựng kế hoạch
kiểm tra đảng viên khi có DHVP cụ thể nhằm triển khai cho UBKT các cấp thực hiện;
Chỉ đạo, đôn đốc, thường xuyên các UBKT các cấp tiến hành kiểm tra đảng viên có
DHVP ở đơn vị mình.
- Đối với UBKT đảng bộ trực thuộc Huyện và cơ sở: Căn cứ vào đặc điểm tình
hình của Đảng bộ để xây dựng chương trình kiểm tra. Quá trình thực hiện phải biết
tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, tạo được sự ủng hộ của cấp uỷ trong kiểm tra đảng

viên khi có DHVP, nhất là đối tượng là cấp uỷ viên, là cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản
lý. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm do UBKT Huyện uỷ chỉ đạo;
Thường xuyên liên hệ với UBKT Huyện uỷ để tranh thủ sự giúp đỡ về nghiệp vụ, về
kinh nghiệm, phương pháp, cách thức kiểm tra những việc khó khăn phức tạp.vv..
- Tiếp tục xây dựng, củng cố UBKT và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác kiểm tra.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp, Cấp uỷ và UBKT
phải thường xuyên coi trọng việc xây dựng, củng cố cơ quan UBKT Huyện uỷ và
UBKT các Đảng bộ trực thuộc Huyện vững mạnh, có chất lượng cao, số lượng đủ,
từng bước trang bị phương tiện và điều kiện làm việc cho UBKT các cấp. Việc xây
dựng cơ quan UBKT các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra vững mạnh tiến hành một
cách thường xuyên, tích cực, toàn diện để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và
công tác xây dựng Đảng thì vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra là vấn đề cấp bách hiện nay.
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trước hết là xây dựng được đội ngũ cán bộ
kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành tốt đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao; có văn hoá kiểm
tra, tức là văn hoá giao tiếp, đối thoại, tranh luận.. sẽ tạo cho cán bộ kiểm tra có nhận
thức đúng, cách làm và phương pháp tiến hành kiểm tra phù hợp, kết luận chính xác,
đúng đối tượng. Cho nên UBKT Huyện uỷ cần tham mưu cho cấp uỷ quy hoạch cán


8
bộ, cử cán bộ đi đào tạo tập trung và có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho
cán bộ kiểm tra..vv
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa UBKT cấp trên với UBKT cấp dưới, tăng
cường sự chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan:
Điều lệ Đảng quy định "UBKT các cấp làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ
cùng cấp". Trong thực tiễn có nhiều cấp uỷ có nhận thức đúng về vai trò lãnh đạo của
mình đối với hoạt động của UBKT, đã lãnh đạo và tạo điều kiện cho UBKT hoạt động

có hiệu quả. Nhưng cũng có lúc, có nơi mối quan hệ này thực hiện chưa được tốt. Điều
lệ Đảng khoá ( IX, X ) có sửa đổi bổ sung nội dung quan trọng của UBKT là:'' UBKT
làm việc dưới sự chỉ đạo, kiểm tra của UBKTcấp trên"Quy định này nhằm tăng cường
mối quan hệ giữa UBKT cấp trên với UBKT cấp dưới, đảm bảo sự kiểm tra chặt chẽ,
thống nhất cả về phương pháp và nội dung''. Để làm tốt nội dung trên, UBKT các cấp
cần làm tốt những công việc sau:
- Đôn đốc, kiểm tra UBKTcấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT
theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn cuả UBKT Trung ương. Giữa UBKT
cấp trên và UBKT cấp dưới phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin hai chiều,
UBKT cấp dưới phải gửi đầy đủ các báo cáo về UBKT cấp trên.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng, tác dụng công tác sơ, tổng kết công tác kiểm
tra; mở các hội nghị chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề kiểm tra đảng viên khi có DHVP.
Tăng cường sự chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan như các Ban xây
dựng đảng, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật để làm tốt công tác
kiểm tra nói chung và công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP nói riêng.
- Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm gắn với việc phát huy vai trò,
trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng:
Công tác xây dựng Đảng nói chung công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP
nói riêng không thể thoát ly vai trò, tác dụng và trách nhiệm to lớn của quần chúng.
Thực tế cho thấy quần chúng là lực lượng đông đảo, có đủ điều kiện để giám sát mọi
hành động của đảng viên trên mọi lĩnh vực, phát hiện những DHVP và vi phạm của
đảng viên, kịp thời góp ý cho đảng viên hoặc cung cấp cho UBKT tiến hành kiểm tra,
xử lý nhằm làm trong sạch Đảng, góp phần nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân
dân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP là phải
coi trọng và phát huy vai trò, trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Chỉ có dựa
vào quần chúng, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, công tác kiểm tra của Đảng mới xem
xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất của sự việc.
- Thực hiện dân chủ hoá, công khai hoá trong công tác kiểm tra đảng viên
khi có dấu hiệu vi phạm:
Tính dân chủ công khai sẽ giúp cho công tác kiểm tra và nhiệm vụ kiểm tra

đảng viên khi có DHVP của đảng được phát hiện, khắc phục được những sai lầm, thiếu
sót trong quá trình triển khai thực hiện. Hơn nữa tính công khai còn bắt nguồn từ việc
phát huy vai trò của quần chúng xây dựng Đảng; trong hoạt động kiểm tra đảng viên
khi có DHVP không cho phép và cũng không thể có sự độc quyền chân lý. Tìm được
chân lý phải bằng chí tuệ của tập thể, của tổ chức. Do vậy các chủ thể kiểm tra đảng
viên khi có DHVP phải biết lắng nghe ý kiến, thu thập thông tin.


9
Công tác kiểm tra Đảng viên khi có DHVP phải chống được những sai lầm,
lệch lạc, cơ hội, hữu khuynh, nhưng đồng thời công tác kiểm tra đảng viên khi có
DHVP cũng phải góp phần làm rõ những vấn đề nẩy sinh trong quá trình tổ chức thực
hiện đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng những vấn đề cụ thể của nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt đảng, việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên. Do
vậy yêu cầu của công tác kiểm tra phải có trí tuệ tập thể, phải khách quan, khoa học,
không thành kiến, không bị tác động bởi động cơ xấu của bất cứ cá nhân hay tổ chức
nào. Làm được những điều trên, công tác kiểm tra đảng viên đạt được chất lượng, hiệu
quả cao, mà còn góp phần tạo cho đảng viên phát huy được trí tuệ, đóng góp vào việc
bổ sung, hoàn chỉnh, phát triển đường lối chính sách của Đảng...
*/ KIẾN NGHỊ:

Kiến nghị thứ nhất: UBKT cấp nào do Đại hội Đảng ở cấp đó bầu ra nhằm
nâng cao vai trò và sự chủ động trong công tác kiểm tra của UBKT các cấp.
Điều lệ Đảng Đại hội XI quy định UBKT các cấp có nhiệm vụ kiểm tra đảng
viên kể cả cấp uỷ và cùng cấp khi có DHVP. Nhưng trên thực tế, việc kiểm tra đảng
viên là cấp uỷ viên cùng cấp khi có DHVP là cực kỳ khó khăn bởi nhiều yếu tố nhận
thức, về tâm lý, về trình độ của cán bộ kiểm tra, về kiến thức và sự đồng tình ủng hộ
của cấp uỷ, về kết luận và sử lý sau kiểm tra của chủ thể kiểm tra ( UBKT) và của đối
tượng được kiểm tra. Do vậy, nếu UBKT các cấp do Đại hội Đảng các cấp bầu ra sẽ
nâng cao hơn vai trò và sự chủ động của UBKT các cấp.

Kiến nghị thứ hai: Cần tăng cường tổ chức bộ máy UBKT cả về số lượng và
chất lượng, về biên chế cơ quan giúp việc UBKT các cấp. Tạo điều kiện về vật chất,
cơ chế chính sách, chế độ cho cán bộ kiểm tra các cấp, để cơ quan kiểm tra hoàn thành
nhiệm vụ một cách thuận lợi.
5/ KẾT LUẬN
Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đã khẳng định quyết tâm phát triển đất
nước theo con đường XHCN, xác định đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng nghèo và kém
phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Để biến Nghị
quyết của Đảng thành hiện thực đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của các tổ chức đảng và
đảng viên từ Trung ương đến cơ sở, trong đó UBKT các cấp và đội ngũ cán bộ làm
công tác kiểm tra có một vai trò quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy việc thực hiện
đường lối, nghị quyết của Đảng. Vì vậy công tác kiểm của Đảng nói chung và công tác
kiểm tra đảng viên khi có DHVP nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong toàn
bộ công tác xây dựng Đảng..vv.
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP, trước hết
các cấp uỷ Đảng và mỗi đảng viên phải nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của
công tác này, phải coi là nhiệm vụ chung của cả cấp uỷ và của mỗi đảng viên, trong đó
UBKT đóng vai trò trụ cột, chủ động, nắm bắt kịp thời các thông tin, phát hiện DHVP
của đảng viên, qua đó xác định nội dung và chọn phương pháp kiểm tra thích hợp, đạt
hiệu quả.


10
Trong tình hình hiện nay, khi mà nhiều tổ chức đảng chưa khắc phục được tình
trạng buông lỏng quản lý và giáo dục đảng viên, khi mà đội ngũ đảng viên còn bộ
phận không nhỏ chưa thực sự tiên phong, gương mẫu, có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống..Thì công tác kiểm tra của Đảng thực sự là một mặt
trận chiến đấu quyết liệt nhằm bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Để làm
được điều đó, đòi hỏi cán bộ, đảng viên làm công tác kiểm tra phải có lập trường kiên

định, bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, đồng thời có
năng lực, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, nắm vững và thực hiện tốt tư
tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng là" chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu
quả".



×