Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.52 KB, 55 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN THUÝ GIANG

ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HƯNG YÊN, THÁNG 9 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Nguyễn Thuý Giang
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Hưng Yên
Chức vụ: Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT
Đơn vị công tác: UBND huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

HƯNG YÊN, THÁNG 9 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình
về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám đốc Học viện Chính trị khu vực I, giáo viên chủ nhiệm cùng
các thầy cô giáo của Học viện Chính trị khu vực I.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Huyện uỷ - HĐND - UBND
huyện Ân Thi cùng các phòng, ngành chuyên môn của UBND huyện và
UBND các xã, thị trấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu để hoàn thiện đề án.
Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề
án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày tháng 9 năm 2016
HỌC VIÊN

Nguyễn Thuý Giang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CGH:

Cơ giới hóa

CN:

Công nghiệp

CNH:


Công nghiệp hoá

CV, HP

Mã lực

GĐLH:

Gặt đập liên hợp

HĐH:

Hiện đại hoá

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HTX:

Hợp tác xã

NN:

Nông nghiệp

NTM:

Nông thôn mới


PTNT:

Phát triển nông thôn

SXNN:

Sản xuất nông nghiệp

UBND:

Uỷ ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
HƯNG YÊN, THÁNG 9 NĂM 2016..............................................................1
HƯNG YÊN, THÁNG 9 NĂM 2016..............................................................2
B. NỘI DUNG..................................................................................................5
1.2.1. Cơ sở chính trị.......................................................................................8
1.2.2. Cơ sở pháp lý.......................................................................................10
2.3.2. Lĩnh vực chăn nuôi..............................................................................30
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án..............................................................40
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN.......................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................47
DANH MỤC BẢNG

Số bảng


Tên bảng

Trang

1

Số lượng máy cơ giới trong sản xuất nông nghiệp tại
huyện Ân Thi tính đến thời điểm cuối năm 2015

18

2

3

4

Mức độ cơ giới hoá các khâu trong trồng trọt tại huyện Ân
Thi các năm 2014 - 2015
Mức độ cơ giới hóa trong chăn nuôi tại huyện Ân Thi đến
thời điểm cuối năm 2015
Số lượng máy cơ giới sử dụng trong chăn nuôi ở huyện Ân
Thi đến cuối năm 2015

22

24

25



5

Tiến độ thực hiện đề án

36


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, CNH- HĐH
nông nghiệp nông thôn được coi là yêu cầu cần thiết, đặc biệt là khi
Việt Nam đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới và trong quá trình đó không thể không chú
trọng đến cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ giới hoá trong nông nghiệp góp
phần tăng hiệu quả sản xuất, từng bước nâng cao đời sống và thu nhập cho
nông dân, đẩy nhanh quá trình phát triển kết cấu hạ tầng và tốc độ đô thị
hoá nông thôn, là động lực tích cực trong việc thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định cơ giới hóa là một trong những nội dung quan trọng
trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời
ban hành nhiều chủ trương để đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp.
Ân Thi là huyện cơ bản thuần nông có diện tích đất tự nhiên là 128,22
km2 (trong đó có hơn 8.000 ha là đất nông nghiệp) với 21 đơn vị hành
chính gồm 20 xã và 01 thị trấn, đất đai màu mỡ nên thuận lợi cho việc phát
triển SXNN.

Trước đây trên địa bàn huyện chỉ có 2 tuyến đường là Quốc lộ 38 và
Tỉnh lộ 200 đi qua nên giao thông đi lại không thuận tiện, chính điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, từ
năm 2015 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoàn thiện và đi vào sử
dụng đã tạo điều kiện để Ân Thi có nhiều cơ hội phát triển và hội nhập.
Với hệ thống giao thông và điều kiện tự nhiên sẵn có, huyện có rất nhiều
lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ


2

huyện Ân Thi lần thứ XXIV là tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, huyện Ân
Thi đã quan tâm chỉ đạo phát triển cơ giới hoá và đã có nhiều chính sách
khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy áp dụng cơ giới hoá vào SXNN và đã thu được
một số kết quả, tỷ lệ cơ giới hoá một số khâu trong SXNN đã được cải thiện
nhưng vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt: Đối với sản xuất
lúa, khâu làm đất có tỷ lệ cơ giới hoá đạt 100% diện tích gieo cấy nhưng chất
lượng làm đất chưa đảm bảo; khâu gieo cấy đã sử dụng máy gieo sạ thẳng
hàng và máy cấy nhưng chỉ chiếm khoảng 5% diện tích; khâu thu hoạch bằng
máy gặt đập liên hợp mới đảm đương được khoảng 40% tổng diện tích. Đối
với các loại cây trồng khác (cây ăn qủa, cây rau màu, ngô, khoai,…) thì việc
chăm sóc, thu hoạch được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công
mà không có sự hỗ trợ của máy móc cơ giới. Lĩnh vực chăn nuôi, bước đầu đã
đưa vào sử dụng một số loại máy móc cơ giới phổ thông như máy ấp nở trứng
gia cầm, máy bơm nước rửa chuồng trại, máy bơm cấp thoát nước…; còn các
loại máy móc chuyên dụng như: hệ thống máy làm mát, thông gió, máy
nghiền thức ăn, máy phối trộn thức ăn, … tuy đã đưa vào sử dụng nhưng chỉ

với tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ hầm khí sinh học
biogas nhằm tận dụng phế thải trong chăn nuôi và công nghệ làm đệm lót sinh
học góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi còn ở
mức thấp.
Mặt khác, ở nông thôn hiện nay đang xảy ra tình trạng lao động nông
nghiệp đang bị già hoá và nữ hóa, điều này dẫn đến việc thiếu hụt lao động ở
những thời điểm chính vụ. Cùng với đó, khoảng cách giữa vụ Xuân và vụ
Mùa ngắn (thời gian từ khi thu hoạch vụ Xuân đến khi cấy vụ Mùa chỉ có


3

khoảng 10 - 15 ngày) cũng tạo thêm sức ép về lao động, tại những thời điểm
này, lao động nông nghiệp rất khan hiếm từ đó dẫn đến giá thuê lao động
nông nghiệp cao hơn từ 1,5 - 2 lần, thậm chí gấp 3 lần so với giá phổ thông.
Vì vậy đẩy mạnh cơ giới hoá trong SXNN là việc làm hết sức cấp bách, vừa
giải quyết vấn đề thực tiễn đồng thời là nội dung quan trọng để ứng dụng
khoa học công nghệ theo hướng hiện đại hóa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu
thụ nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng nền sản xuất lớn, đưa ngành nông
nghiệp của huyện Ân Thi phát triển theo hướng CNH- HĐH.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên đây cần thiết phải xây dựng và triển
khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020” nhằm khuyến khích,
đẩy nhanh việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
- Cơ giới hóa trong SXNN nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực về
thời vụ, khắc phục tình trạng thiếu lao động mùa vụ ở nông thôn,...đồng thời
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.
- Thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tạo sự liên kết trong sản

xuất, thúc đẩy việc dồn ô đổi thửa là điều kiện để hình thành vùng sản xuất
hàng hóa tập trung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cơ giới hóa trong trồng trọt: Ưu tiên đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu có
tỷ lệ cơ giới hóa thấp như gieo cấy, thu hoạch. Trong đó: khâu gieo cấy đạt tỷ
lệ CGH 45%, khâu thu hoạch đạt tỷ lệ 80%.
- Cơ giới hóa trong chăn nuôi: Tập trung vào các khâu như chế biến thức
ăn, cung cấp nước uống, cung cấp thức ăn,...Trong đó: Phối trộn, chế biến
thức ăn đạt tỷ lệ 50%; cơ giới hóa khâu cung cấp thức ăn, nước uống đạt tỷ lệ


4

> 90%.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án
Cơ giới hóa trong SXNN tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Tổ chức thực hiện và ban hành cơ chế, chính sách để đẩy mạnh cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp.
3.2. Phạm vi của đề án
Cơ giới hóa trong SXNN tập trung trên 2 lĩnh vực: trồng trọt và chăn
nuôi.
3.3. Không gian
Thực hiện tại địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
3.4. Thời gian
Từ năm 2016 đến năm 2020.


5


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở, căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học, lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
* Cơ giới hoá: Là quá trình thay thế công cụ lao động thủ công bằng
công cụ cơ giới hoá, thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng
phương pháp sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất lao động.
* Cơ giới hóa trong SXNN: Là quá trình thay thế công cụ thủ công
bằng công cụ cơ giới hóa; thay thế động lực sức người và gia súc bằng
động lực máy móc; thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng
phương pháp sản xuất hiện đại nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp
theo hướng tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản và đáp ứng yêu cầu
CNH- HĐH nông nghiệp.
* Quá trình cơ giới hoá diễn ra theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cơ giới hoá bộ phận: đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là
những khâu, bộ phận nặng nhọc, tốn nhiều công sức, máy móc được áp dụng
một cách đơn lẻ từng chiếc, từng cái.
- Giai đoạn cơ giới hoá tổng hợp: đặc trưng cơ bản là hệ thống máy móc
được áp dụng ở trong hầu hết các khâu của quá trình canh tác nông nghiệp, hệ
thống máy móc được trang bị đồng bộ cả máy động lực đến máy công tác,
qua đó góp phần giải phóng sức lao động và thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
- Giai đoạn tự động hoá: đặc trưng cơ bản là chủ yếu sử dụng nguồn năng
lượng động lực mới, vật liệu mới, quá trình sản xuất mang tính chất điều khiển,
lao động chủ yếu là quá trình vận hành sản xuất nên đòi hỏi phải có trình độ tay
nghề, chuyên môn, có sức khỏe,... dẫn đến chất lượng lao động tăng, số lượng lao
động giảm.


6


1.1.2. Đặc điểm của cơ giới hoá trong SXNN
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, có đặc điểm
sinh học khác nhau, có thời gian sinh trưởng khác nhau, do vậy cơ giới hoá
trong SXNN phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
- Mỗi loại máy móc và công cụ sản xuất trong nông nghiệp có một công
suất nhất định và bị hao mòn theo thời gian sử dụng.
- Cơ giới hoá cho phép tiết kiệm được lao động, điều này rất phù hợp với
những vùng thiếu lao động.
- Công cụ cơ giới hoá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: dịch vụ sửa
chữa, xăng dầu, dịch vụ bảo dưỡng, … Do vậy các dịch vụ trên phải được bảo
đảm để hỗ trợ cho nông nghiệp.
- Máy móc cơ giới hoá làm việc ngoài trời là chủ yếu nên dễ han gỉ và
chóng hư hỏng nên phải có các biện pháp sử dụng hiệu quả.
+ Máy móc thiết bị được trang bị phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã
hội của từng vùng. Hiện tại, do điều kiện SXNN ở nước ta còn manh mún và
phân tán, nhỏ lẻ nên đặc biệt chú ý tới cơ khí nhỏ.
+ Phải sử dụng tổng hợp các loại máy móc, kết hợp chặt chẽ công cụ thô
sơ với máy móc hiện đại, tăng cường quản lý và bảo quản máy móc.
+ Nhà nước phải có chính sách cho phép tập trung ruộng đất và chính
sách lao động làm thuê ở nông thôn thì cơ giới mới được thực hiện tốt.
1.1.3. Vai trò của cơ giới hoá trong SXNN
Cơ giới hoá trong SXNN sẽ tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng
sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ứng dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp sẽ:
- Nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế; Giúp giảm lao động chân
tay, tăng năng suất, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.



7

- Giải phóng bớt lực lượng lao động trong nông nghiệp; Giảm cường độ
lao động nặng nhọc cho nông dân; Tạo ra các ngành nghề hấp dẫn lao động
nông thôn.
- Làm giảm tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp cả ở thị trường đầu
vào lẫn thị trường đầu ra. Đáp ứng kịp thời vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời
tiết, khí hậu đến quá trình SXNN.
- Giúp nhanh chóng chuyển sang sản xuất hàng hoá, hội nhập kinh tế
quốc tế nhờ tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản,…
1.1.4. Nội dung thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Cơ giới hóa trong trồng trọt: Đối với lĩnh vực trồng trọt, tiến hành cơ
giới hoá các khâu như: làm đất (cày, bừa,...); tưới, tiêu nước; gieo trồng;
chăm sóc, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật; thu hoạch và sau thu
hoạch; vận chuyển.
- Cơ giới hóa trong chăn nuôi: Trong chăn nuôi, tập trung cơ giới hoá các
khâu như: Phối trộn, chế biến thức ăn; cung cấp thức ăn, nước uống; vệ sinh
chuồng nuôi; làm mát và sưởi ấm chuồng trại.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ giới trong sản xuất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, diện tích, địa hình), trong đó đặc
biệt là diện tích và địa hình sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn máy móc, thiết bị
phù hợp với mức độ rộng, hẹp của diện tích hay bằng phẳng, lồi lõm do địa
hình tạo nên. Nếu diện tích đất rộng, bằng phẳng thì có thể mở rộng việc lựa
chọn máy móc, thiết bị với chủng loại kích cỡ khác nhau, trong khi đó, nếu
diện tích đất hẹp, địa hình không bằng phẳng thì việc lựa chọn máy móc, thiết
bị,...sẽ gặp khó khăn hơn. Do vậy phải trang bị máy móc sao cho phù họp với
từng vùng và từng loại diện tích nhất định.
- Điều kiện kinh tế xã hội



8

+ Vốn: Để thực hiện được cơ giới hóa, cần phải có vốn để đầu tư máy
móc, thiết bị, vật tư, giao thông,...Nếu không có vốn hoặc thiếu vốn thì không
thể thực hiện hoặc đẩy mạnh cơ giới hóa.
+ Phong tục tập quán và phương thức sản xuất: Phong tục tập quán và
phương thức sản xuất có ảnh hưởng đến thói quen cũng như cách thức tổ chức
sản xuất, do vậy có ảnh hưởng đến việc áp dụng máy móc, thiết bị thay thế
các công cụ lao động hiện có do tâm lý, thói quen. Ở những nơi khác nhau
thường có phong tục tập quán và phương thức sản xuất khác nhau, có những
nơi rất lạc hậu mang đậm tư tưởng sản xuất tiểu nông với công cụ thô sơ và
lao động chủ yếu là con người. Do vậy phải bố trí máy móc sao cho hợp lý,
muốn vậy phải hướng dẫn, tuyên truyền để họ nhận thức được điều đó.
+ Nguồn lao động ở nông thôn rất phong phú, phần lớn không qua đào
tạo dẫn đến không đủ khả năng sử dụng tốt trang thiết bị cơ giới hoá. Do vậy
nhà nước phải đầu tư vốn đào tạo nghề hướng nghiệp cho thanh niên nông
thôn để họ có thể tự làm chủ được máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp.
+ Trình độ nhận thức của nông dân: Quá trình cơ giới hóa SXNN đòi hỏi
người dân phải nâng cao nhận thức mới có thể áp dụng các công nghệ, kỹ
thuật mới cũng như tiếp cận nhanh các thành quả khoa học kỹ thuật trong sản
xuất. Trình độ nhận thức của người dân sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhanh hay
chậm của quá trình cơ giới hóa trong SXNN. Đời sống vật chất của nông dân
còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn là không đủ khả năng mua sắm máy móc
thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy Nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ cho nông dân.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Đại hội III của Đảng (1960) đặt tiền đề lý luận cho CNH: nhiệm vụ
cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, gắn với hợp tác hóa nông nghiệp,



9

thực chất là CNH, HĐH nông nghiệp, đã được đặt ra và từng bước thực
hiện. Đó là các biện pháp thâm canh gồm: nước-phân-cần-giống và đẩy
mạnh cải tiến công cụ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.
- Đại hội VI (1986): có quan niệm “Công nghiệp hóa XHCN” là quá
trình chuyển biến căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của KHCN.
- Đại hội VII (1991): Gắn khái niệm CNH với HĐH “quá trình CNH,
HĐH đất nước”, “CNH phải đi đôi với HĐH”.
- Đại hội IX (Nghị quyết Trung ương 5) đã khẳng định: “Coi CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải
gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn”.
- Đại hội X (2006): Gắn CNH, HĐH với kinh tế tri thức “Đẩy mạnh
CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”
- Đại hội XI (2011) tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển nông nghiệp toàn
diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới”.
- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVII về Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả
cao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.



10

1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26- NQ/TW xác định
nhiệm vụ “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
- Nghị quyết số 48/NQ - CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế,
chính sách nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
- Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng chính phủ
về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ SXNN
và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
- Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009.
- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số
65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát
sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững.



11

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành chương trình hành động thực
hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững.
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về Quy định danh mục các loại
máy móc, thiết bị được hưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐTTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08/3/2011 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về Hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐTTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản;
- Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về Hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐTTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Quyết định 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh Hưng
Yên phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1.Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp với diện
tích đất nông nghiệp lớn và phần đông dân cư tham gia vào sản xuất nông
nghiệp. Những năm trước đây, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào lao động
thủ công nên năng suất và hiệu quả thấp. Cùng với xu hướng CGH, đưa máy



12

móc ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm thay thế dần lao động thủ công,
năm 2011, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định 574/QĐ-UBND ngày
08/4/2011 về cơ chế, chính sách hỗ trợ SXNN, theo đó hỗ trợ kinh phí mua máy
phục vụ SXNN bao gồm: máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp. Cơ chế hỗ
trợ 50% đơn giá máy sản xuất trong nước và nước ngoài có công suất từ
25 HP trở lên cho máy làm đất đa năng; máy gặt đập liên hợp có công suất từ
40 HP trở lên. Hỗ trợ kinh phí mua máy sấy cho 3 huyện Hưng Hà, Thái Thụy,
Vũ Thư mỗi huyện 2-3 xã điểm, có diện tích trồng đậu từ 100 ha trở lên, cơ chế
hỗ trợ 70% kinh phí mua thiết bị máy sấy.
Thực hiện chủ trương CGH nông nghiệp và qua cơ chế "kích cầu" của tỉnh,
nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư mua hơn 25.000 máy nông cụ các loại,
trong đó riêng máy GĐLH có khoảng trên 360 máy. Với số lượng máy nông
nghiệp nhiều đã góp phần gải phóng sức lao động, tăng năng suất góp phần đẩy
nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu đặt ra của Thái
Bình là đến năm 2020, sẽ trang bị 100% máy móc cho các khâu làm đất, tưới
tiêu, vận chuyển sản phẩm, tách hạt; từ 50 - 60 % trong khâu gieo cấy, 70 - 80 %
trong khâu thu hoạch và 50 - 60 % trong khâu chế biến.
Cơ giới hóa trong SXNN đang được Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh, góp
phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu
quả trong sản xuất nông nghiệp,…từ đó góp phần xây dựng thành công
nông thôn mới.
1.3.2. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại Hưng Yên
Ở Hưng Yên, việc đưa CGH vào sản xuất nông nghiệp bước đầu đã được
quan tâm đầu tư nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm
sức lao động của người nông dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại
nông sản hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất; góp phần đẩy mạnh sự
nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.



13

Bên cạnh đó, trong những năm qua việc ứng dụng CGH vào trong
SXNN tại Hưng Yên đã được UBND tỉnh cũng như các ban, ngành tạo nhiều
điều kiện quan tâm phát triển. Tại địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có những mô
hình, dự án CGH trong sản xuất nông nghiệp bước đầu mang lại thành công
như: Dự án hỗ trợ công cụ sạ hàng; Dự án hỗ trợ mua máy GĐLH, hỗ trợ mua
máy làm đất; một số Chương trình, Đề án về sản xuất nông nghiệp khác như
chương trình khảo nghiệm và trình diễn các giống lúa mới có năng suất, chất
lượng cao, chịu thâm canh và thích hợp cho phát triển cơ giới hóa đã góp
phần thúc đẩy cơ giới hóa trong SXNN của huyện. Ngoài ra, đối với các hộ
nông dân khi mua các máy móc nông nghiệp có giá trị lớn sẽ được Ngân hàng
Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay tín dụng trong thời gian
24 tháng và hỗ trợ 50% lãi suất trong 12 tháng tiếp theo, mức vay tối đa 100%
giá mua máy.
Kết quả của các chương trình, dự án trên đã phần nào đem lại hiệu
quả, giúp người dân giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất lao động, hiệu
quả kinh tế,…
Tuy nhiên, việc áp dụng CGH vào trong SXNN tại tỉnh Hưng Yên vẫn
còn một số hạn chế, có cả chủ quan và khách quan. Hiệu quả của CGH trong
sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do thiếu sự liên kết giữa người dân với
người dân, giữa người dân với cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức
năng với nhau.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Về cơ chế, chính sách
Trong những năm qua, SXNN luôn được lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền
các cấp từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo; huyện đã xây dựng một số



14

chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp như chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, đề án vùng chuyên canh sản xuất lúa chất
lượng cao, đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để phấn đấu đạt và
nhân rộng mô hình trên 100 triệu đồng/ha/năm giai đoạn 2011 - 2015, dự án
chăn nuôi gà lai Đông Tảo, dự án sản xuất giống lúa,… Bên cạnh đó, tỉnh và
huyện đã có cơ chế hỗ trợ SXNN như : hỗ trợ giá một số giống lúa lai, lúa
chất lượng cao; hỗ trợ một số giống cây trồng vụ đông; hỗ trợ thuốc diệt
chuột; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; hỗ trợ mô hình lúa - cá,
nuôi cá theo hướng VietGahp; hỗ trợ đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa hệ
thống công trình thuỷ lợi,...
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ân Thi trong thời điểm hiện tại
phổ biến là hình thức sản xuất thủ công kết hợp với cơ giới hóa, chưa có sự
liên kết để tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, cũng như chưa có sự cơ giới hóa
toàn bộ trong canh tác. Các dịch vụ trong cơ giới hóa đều do cá nhân hoặc
một nhóm hộ thực hiện, các HTX dịch vụ nông nghiệp chỉ dừng lại ở các dịch
vụ cung cấp vật tư, chưa tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ cơ giới hóa
cho người nông dân.
Các khâu trong SXNN hiện tại chỉ mới được tiến hành cơ giới hóa hoá
riêng rẽ, chưa có sự đồng bộ do đó có sự ảnh hưởng tiêu cực từ khâu trước
đến khâu sau trong sản xuất. Khâu làm đất mặc dù được cơ giới hóa mạnh
nhưng chất lượng làm đất chưa cao do các máy làm đất đa phần có công suất
nhỏ, do vậy đã làm ảnh hưởng đến khâu gieo cấy bằng giàn sạ hàng, cấy máy.
Trong khâu tưới tiêu, khâu tưới nước đã tiến hành tương đối tốt nhưng tiêu
nước vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức nên đã gây nhiều ảnh
hưởng đến khâu thu hoạch bằng máy GĐLH.
Các khâu có tỷ lệ áp dụng CGH cao là khâu làm đất và tách hạt (tuốt

lúa), các khâu còn lại tỷ lệ CGH tương đối thấp, đặc biệt là khâu chăm sóc,
gieo cấy.


15

Để đẩy mạnh CGH trong sản xuất nông nghiệp, huyện Ân Thi đã có
những chính sách khuyến khích cụ thể như: trích kinh phí từ nguồn ngân sách
huyện hỗ trợ 84 máy sạ hàng (04 máy/xã, mức hỗ trợ 100 %), hỗ trợ nông dân
mua máy sạ hàng (mức hỗ trợ 50%), máy GĐLH (75 triệu đồng/máy),...nhằm
khuyến khích người dân đưa công cụ gieo hạt thẳng hàng, máy GĐLH vào
trong sản xuất nhằm từng bước thay thế lao động thủ công và tạo ra năng suất
lao động cao.
Cùng với quy hoạch phát triển và xây dựng nông thôn mới, việc quy
hoạch phát triển vùng sản xuất tập trung, quy hoạch giao thông nội đồng, thủy
lợi nội đồng luôn được huyện quan tâm và chỉ đạo các cấp các ngành thực
hiện. Đến nay, huyện Ân Thi đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi
thửa, khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém
hiệu quả sang trồng cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ
sản,...Đồng thời hỗ trợ nông dân trong việc đưa các giống lúa chất lượng, có
khả năng chịu thâm canh cao, có khả năng chống đổ, kháng chịu sâu bệnh
tốt,... thích hợp cho áp dụng cơ giới hóa trong các khâu gieo cấy và thu hoạch
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý: Huyện Ân Thi nằm ở phía Đông của tỉnh Hưng Yên, phía
Bắc giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương,
phía Tây giáp huyện Kim Động và huyện Khoái Châu, phía Nam giáp huyện
Tiên Lữ và Phù Cừ. Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông chính gồm:
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 38 và Tỉnh lộ 200 đi qua nên
giao thông đi lại khá thuận tiện, chính điều này đã tạo điều kiện để Ân Thi có
nhiều cơ hội phát triển và hội nhập.

- Về thời tiết, khí hậu: Huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm
của đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm


16

sau. Nhiệt độ trung bình từ 23,20C. Tổng lượng mưa trung bình trong năm dao
động từ 1.400 – 1.500 mm, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.645 giờ. Độ
ẩm trung bình cả năm từ 80% - 90%. Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới
không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn huyện Ân Thi nói riêng và tỉnh Hưng Yên
nói chung như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là
rất lớn. Lượng mưa do bão gây ra chiếm tới 15 - 20 % tổng lượng mưa cả
năm trên địa bàn huyện.
- Về thuỷ văn, sông ngòi: Huyện Ân Thi không có sông lớn chảy qua,
nhưng lại có hệ thống sông nhỏ bao quanh huyện. Trên địa bàn huyện có 3
sông chính là sông Điện Biên, Sông Kẻ Sặt và kênh Bắc Hưng Hải. Hệ
thống sông ngòi đều khắp vừa tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa
tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện cho việc phát triển
kinh tế của huyện.
- Đất đai: Ân Thi là huyện cơ bản thuần nông có diện tích đất tự nhiên là
128,22 km2 (tương đương 12.822 ha), trong đó diện tích đất nông nghiệp là
9.358 ( chiếm 73% tổng diện tích đất tự nhiên) gồm: đất trồng lúa 7.950 ha,
đất trồng cây rau màu 130 ha, diện tích còn lại là đất trồng cây lâu năm và đất
thuỷ sản. Là huyện nằm ở vùng đất thấp của tỉnh Hưng Yên, độ cao thấp của
đất xen kẽ nhau, không đồng đều gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi và tưới
tiêu. Đất nông nghiệp chủ yếu là đất thịt nặng, không được phù sa bồi đắp.
Trong quá trình công nghiệp hoá, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu
hẹp, không những bị giảm về số lượng mà còn giảm về chất lượng, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến SXNN.

- Dân số và nguồn lao động: Huyện Ân Thi có 21 đơn vị hành chính gồm
20 xã và 01 thị trấn. Dân số hơn 131.000 người, số lao động trong độ tuổi là
69.215 người, lao động nông nghiệp chiếm 61,2 %. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015
còn 2,68%.


17

- Yếu tố về thị trường: Với lợi thế về giao thông, trong vài năm gần đây
Ân Thi có điều kiện rất thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá, trong đó có
các sản phẩm nông sản và thuỷ sản. Đối với thị trường nông nghiệp, Ân Thi
đã khai thác lợi thế thị trường đẩy mạnh sản xuất thực phẩm như thịt lợn, thịt
gia cầm và rau củ quả các loại. Hiện nay, với tốc độ công nghiệp hoá ngày
càng mạnh, đô thị hoá ngày càng nhanh, quy mô đô thị ngày càng tăng thì nhu
cầu sử dụng nông sản của cư dân ở các thành phố và các khu công nghiệp
ngày càng lớn, nông nghiệp huyện Ân Thi nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói
chung đang có lợi thế thị trường hết sức thuận lợi, nhiều tiềm năng.
2.2. Thực trạng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ân
Thi giai đoạn 2011 - 2015
2.2.1. Cơ giới hoá trong trồng trọt
2.2.1.1. Các loại máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa sản xuất ngành
trồng trọt trên địa bàn huyện Ân Thi.
Để phát triển SXNN, thời gian qua tại huyện Ân Thi đã có các chương
trình, dự án hỗ trợ ngành trồng trọt được triển khai như: dự án hỗ trợ công cụ
gieo sạ hàng; dự án hỗ trợ mua máy làm đất, dự án hỗ trợ mua máy GĐLH,…
Thông qua các dự án, đề án trên, người nông dân đã được ngân sách Nhà
nước hỗ trợ một phần tiền đầu tư mua máy làm đất, máy GĐLH, công cụ gieo
hạt thẳng hàng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ân Thi có các loại máy nông nghiệp phục
vụ cơ giới hoá trong ngành trồng trọt gồm: máy làm đất, máy cấy, công cụ

gieo sạ, máy GĐLH, máy bơm nước di động,...Các loại máy trên đã góp phần
giải phóng sức lao động, giảm áp lực về thời vụ, giảm chi phí sản xuất,...Số
lượng, chủng loại máy được thể hiện ở bảng 1 như sau:


18

Bảng 1. Số lượng máy cơ giới trong sản xuất nông nghiệp
tại huyện Ân Thi trong các năm 2011 - 2015
Đơn vị: Cái

TT

Số lượng

Loại máy

2011

1

Máy kéo nhỏ ( < 30CV)

435

2015
637

2


Máy kéo TB ( 30 - 50 CV)

36

88

3

Máy kéo lớn (> 50CV)

0

5

4

Máy phụt lúa

250

5

Máy GĐLH

6

6
7

Máy gặt lúa rải hàng ( máy cầm tay) 2

Công cụ sạ hàng
45

105

8

Máy phun thuốc trừ sâu gắn mô tơ

5

60

9

Máy bơm nước di động

65

350

10

Máy cấy

0

2

285

55
10

Nguồn: Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Ân Thi

Máy kéo nhỏ có công suất dưới 30 CV: có ưu điểm giá thành hạ, phù
hợp với khả năng vốn đầu tư của các hộ gia đình. Máy hoạt động được trên
các thửa ruộng có diện tích nhỏ, chân ruộng vàn có độ cản kéo trung bình và
nhẹ, có tầng canh tác vừa phải. Tuy nhiên, loại máy này có hạn chế là năng
suất làm việc thấp, chất lượng làm đất kém, khó vận hành ở các ruộng có độ
cản cao như ruộng có gốc rạ dày, các ruộng lầy thụt, ruộng thu hoạch bằng
máy GĐLH.
Máy kéo trung bình (30 - 50 CV) và máy kéo lớn (> 50 CV): có ưu điểm
năng suất làm việc cao, chất lượng làm đất tốt hơn máy kéo nhỏ, giá thành
làm đất hạ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cao của thời vụ. Máy phù hợp với
những ô thửa ruộng lớn, có khả năng vận hành trên những chân ruộng có đất
thịt nặng và trung bình, hoạt động được ở những ruộng có độ cản cao như gốc


19

rạ dày, ruộng lầy thụt, ruộng thu hoạch bằng máy GĐLH. Tuy nhiên, máy có
giá thành cao, tiền vốn đầu tư lớn, bên cạnh đó khi đòi hỏi người sử dụng và
bảo dưỡng phải có kỹ thuật, do kích thước của máy lớn nên khó vận hành ở
các ruộng có diện tích nhỏ.
Các loại máy GĐLH, máy làm đất, máy bơm nước di động,... trên địa
bàn huyện Ân Thi đều được cung cấp từ một số cửa hàng máy nông nghiệp
hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như
Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh. Phần lớn các loại máy có xuất xứ từ Trung
Quốc, một số ít là máy của Nhật Bản và Hàn Quốc hoặc máy được nhập khẩu

linh kiện và lắp ráp trong nước, hầu như không có máy trong nước sản xuất.
Giá cả phù hợp với khả năng đầu tư của người nông dân.
Từ 2014, một số xã trong huyện đã đưa vào thử nghiệm máy cấy, nhưng
do trình độ sử dụng máy của nông dân và tính hoàn hảo, phù hợp của máy tại
thời điểm trên vẫn còn một số điểm hạn chế, chi phí đầu tư lớn nên người
nông dân vẫn chưa chú trọng đầu tư sử dụng loại máy này. Đến cuối năm
2015, trên địa bàn huyện mới có 02 máy cấy vì vậy diện tích cấy bằng máy
chỉ chiếm 0,5 %.
Công cụ sạ lúa theo hàng đã có mặt trên địa bàn huyện Ân Thi từ cuối
năm 2008, đa phần là các công cụ được sản xuất tại Việt Nam. So với máy
cấy, tại thời điểm hiện tại công cụ sạ lúa theo hàng được sử dụng nhiều hơn
do có ưu điểm chi phí đầu tư thấp, dễ sử dụng, giảm chi phí công lao động,
tiết kiệm giống. Tuy nhiên, công cụ sạ hàng chỉ thích hợp với các chân ruộng
chủ động được việc tưới, tiêu nước, đất gieo sạ phải làm kỹ, nhuyễn, bằng
phẳng, kỹ thuật ngâm ủ phải tốt. Tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn huyện
có 105 công cụ sạ hàng. Về cơ bản, công cụ sạ hàng đã góp phần giúp người
dân hoàn thành thời vụ gieo cấy trong khung thời vụ, giảm công lao động so
với phương pháp gieo cấy thủ công.


×