Giáo án sinh học lớp 11NC – Tiết 17
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
GV:Diệp Thu Hạnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chế độ ăn của hệ tiêu hóa ở các động vật ăn thực vật (trâu,
bò, ngựa, thỏ,…).
- Trình bày được biến đổi thức ăn thực vật ở các nhóm động vật này, trong đó lưu ý đến sự biến đổi
sinh học.
- Xác định được nguồn prôtêin chủ yếu ở các động vật ăn thực vật là vi sinh vật, chúng phát triển rất
mạnh ở dạ dày hoặc ruột tịt trong điều kiện pH và nhiệt độ thích hợp.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng quan sát phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Hiểu rõ sự tiêu hóa ở động vật ăn thực vật theo quan điểm duy vật biện chứng.
II. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo các cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật (thể hiện ở bộ răng và ống tiêu hóa).
- Biến đổi sinh học nhờ các vi khuẩn trong cơ quan tiêu hóa.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp gợi mở và vấn đáp tái hiện.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử, tranh hình ảnh minh họa hệ tiêu hóa động vật ăn thịt và ăn thực vật. Phiếu học tập.
V. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt tiêu hóa nội bào và ngoại bào? Cho ví dụ
3. Bài mới:
IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT:
1. Biến đổi cơ học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Thành phần chủ yếu trong thức ăn của động vật
ăn thực vật là gì?
Tại sao dạ dày của động vật ăn thực vật thường
lớn hơn động vật ăn thịt?
Tại sao ruột của động vật ăn thực vật thường dài
hơn động vật ăn thịt?
Cơ quan nghiền thức ăn ở động vật ăn thực vật
chủ yếu là gì? Có gì khác so với động vật ăn thịt?
Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học được
thực hiện chủ yếu ở đâu?
Hãy kể tên một số động vật nhai lại? Kể tên một
Biến đổi cơ học:
Học sinh tím hiểu đặc điểm cấu tạo của các
bộ phận trong hệ tiêu hóa ở động vật ăn thực
vật thích nghi với chế độ ăn của chúng (trâu,
bò, thỏ, gà, vịt) dự vào các thông tin cung
cấp trong bài ở mục IV SGK kết hợp với
những hiểu biết thực tiễn phong phú cuả học
sinh (lưu ý đến cấu tạo của dạ dày bốn túi ở
động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu… và
diều, mề ở gia cầm, chim.
1
TIÊU HÓA (TT)
số động vật có dạ dày đơn?
Dạ dày của động vật nhai lại và động vật có dạ
dày đơn khác nhau thế nào?
Ở chim ăn hạt và gia cầm, thức ăn được biến đổi
cơ học có gì khác so với 2 loại động vật trên?
Trả lời câu hỏi của giáo viên: Tại sao trong
mề gà hoặc chim bồ câu khi mổ ra thường
thấy những hạt sỏi nhỏ, chúng có tác dụng gì
(do chim không có răng nên chúng phải mổ
thêm các hạt sỏi nhỏ vào mề giúp nghiền
thức ăn nhờ lớp cơ dày khỏe, chắc của mề)
Tiểu kết: Thành phần thức ăn của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulozơ.
Thức ăn chứa xenlulozo chịu sự biến đổi cơ học chủ yếu do sự nghiền của răng, sự co bóp của dạ
dày và nhu động ruột.
2. Biến đổi hóa học và sinh học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên chiếu hình 16.2, 1 số hình về cơ quan
tiêu hóa của trâu bò, hươu nai, dê, cừu minh họa.
Giáo viên giảng về quá trình biến đổi sinh học ở
động vật ăn thực vật nhờ các vi sinh vật. Các vi
sinh vật theo thức ăn vào và có nhiều trong dạ
dày, ruột và ruột tịt của vật chủ. Chúng có khả
năng tiêu hóa xenlulozo để tổng hợp thành
protein, lipit, sau này lại là nguồn thức ăn cung
cấp cho vật chủ. Chúng hoạt động và phát triển
mạnh nhờ những điều kiện thuận lợi về pH, nhiệt
độ, độ ẩm trong ống tiêu hóa. Như vật vi sinh vật
đã biến đổi xenluloxơ là thành phần chủ yếu trong
thức ăn thực vật và cung cấp một lượng protein
đáng kể cho động vật ăn thực vật.
Ở động vật nhai lại, thức ăn chịu tác động cơ học,
hóa học, sinh học như thế nào?
Học sinh quan sát, phân tích, nghiên cứu tìm
câu trả lời.
- Dựa vào nội dung trong phần thông tin bổ
sung liên quan đến quá trình tiêu hóa ở động
vật nhai lại mục III – 2 SGV, kết hợp với nội
dung mục IV. 2a SGK để trả lời.
- Thức ăn chỉ được lưu lại 1 thời gian ngắn
trong miệng rồi được chuyển xuống dạ dày,
ruột, được biến đổi cả về hóa học, cơ học,
sinh học.
- Ở động vật nhai lại: dạ dày của chúng chia
làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ
múi khế.
- Thức ăn (cỏ, thân ngô, rơm rạ) được nhai
sơ qua rồi vào dạ cỏ là ngăn lớn nhất, thức ăn
được nhào trộn với nước bọt, khi dạ cỏ đầy
sẽ được chuyển sang dạ tổ ong, từng búi thức
ăn được ợ lên miệng để nhai lại. Đây là quá
trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng
với thức ăn chứa xenlulozơ. Chính thời gian
thức ăn lưu lại tại dạ cỏ đã tại điều kiện cho
hệ vi sinh vật phát triển mạnh tạo nên sự
biến đổi sinh học với thức ăn và xenlulo.
- Tại dạ lá sách: Thức ăn được hấp thụ bớt
nước rồi chuyển sang dạ múi khế.
- Tại dạ múi khế - dạ dày chính thức: Thức
ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của
HCl và enzim trong dịch vị, chịu sự tác động
2
Ở động vật dạ dày đơn: Giáo viên chiếu hình 1 số
động vật có dạ dày đơn như ngựa, thỏ và hỏi: sự
tiêu hóa thức ăn ở loại động vật này có gì khác so
với động vật nhai lại?
Giáo viên chiếu hình 16.4 trang 65 và hỏi trình
bày hệ tiêu hóa ở chim ăn hạt và gia cầm rồi hỏi:
thức ăn được tiêu hóa ở chim ăn hạt và gia cầm có
gì khác so với động vật nhai lại và động vật có dạ
dày đơn.
Vì sao nói: “Lôi thôi như cá trôi lòi ruột”
hóa học là chủ yếu.
Học sinh nghiên cứu mục b trang 64 và trả
lời.
Học sinh nghiên cứu mục c trang 64, 65 để
trả lời.
Học sinh nghiên cứu trả lời (cá trôi ăn thức
ăn thực vật giống cá trắm cỏ, ruột dài nên khi
mở ra có 1 mớ lôi thôi).
Tiểu kết: Thức ăn chỉ được lưu lại 1 thời gian ngắn trong miệng rồi được chuyển xuống dạ dày,
ruột, được biến đổi cả về hóa học, cơ học, sinh học.
- Ở động vật nhai lại: dạ dày của chúng chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
- Ở các loại động vật khác nhau, sự tiêu hóa của chúng khác nhau tùy mỗi loài nhưng có điểm
chung là thức ăn đều được biến đổi cơ học, hóa học và sinh học qua mỗi phần của ống tiêu hóa,
trong đó có vai trò quan trọng của hệ vi sinh vật tiêu hóa xenlulozơ tạo nên các sản phẩm dùng
làm nguyên liệu tổng hợp nên chất sống của bản thân chúng, chính vi sinh vật là nguồn bổ sung
cho cơ thể vật chủ.
4. Củng cố:
- Nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng, liên hệ thực tiễn.
- So sánh cấu tạo chức năng của răng, dạ dày, ruột non, manh tràng và sự tiêu hóa thức ăn qua các bộ
phân trên giữa động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật (GV chiếu bảng so sánh – HS trả lời – GV
chiếu đáp án để các em kiểm tra).
5. Dặn dò:
Học kĩ bài này.
Chuẩn bị bài hô hấp tiếp theo.
3