Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định tư tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 205 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN HÒA

NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN
VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRẦN HỮU LUYẾN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các dữ
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Hòa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT
1
2
3
4
5
6
7

Các chữ viết tắt
ĐTB
ĐTBC
ĐLC
NCGT
NC
TĐC
TB

Xin đọc là
Điểm trung bình
Điểm trung bình chung
Độ lệch chuẩn
Nhu cầu giao tiếp
Nhu cầu
Tái định cư
Thứ bậc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA
NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ .......................................................................... 6
1.1.Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ở nước ngoài ............. 6
1.2.Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ở trong nước ........... 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA
NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ. ....................................................................... 21
2.1.Nhu cầu ................................................................................................................. 21
2.2.Nhu cầu giao tiếp. ................................................................................................. 28
2.3.Nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư........................................................ .38
2.4.Biểu hiện nhu câu giao tiếp của người dân tái đinh cư ......................................... 47
2.5.Tiêu chí đánh giá và mức độ nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư........... 54
2.6.Những yếu tố tác động đến nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ............. 55
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 61
3.1.Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................... 61
3.2.Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................... 64
3.3.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................ 65
3.4.Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học .............................................. 71
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU GIAO TIẾP
CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ TỈNH HÀ TĨNH .................................. 74
4.1. Đánh giá chung về thực trạng mức độ nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
đinh cư tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................... 74
4.2.Thực trạng mức độ từng mặt nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư
tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................................ 76
4.3.Các yếu tố tác động đến nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ................ 108
4.4.Nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư qua nghiên cứu trường hợp .......... 119
4.5.Một số biện pháp tâm lý đáp ứng nhu cầu giao tiếp ........................................... 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ ..................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 152

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các mức độ đánh giá nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư........................ 55
Bảng 3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 61
Bảng 4.1. Đánh giá chung về thực trạng nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
định cư ........................................................................................................................... 75
Bảng 4.2. Thực trạng mức độ bức xúc trong NC thiết lập và thực hiện các quan hệ xã hội ... 78
Bảng 4.3. Thực trạng mức độ hài lòng NC cầu thiết lập và thực hiện các quan hệ xã hội ...... 80
Bảng 4.4. Thực trạng mức độ hiệu quả NC cầu thiết lập và thực hiện các quan hệ xã hội... 82
Bảng 4.5. Đánh giá của nhà quản lý về nhu cầu thiết lập quan hệ ............................... 84
Bảng 4.6. Thực trạng mức độ bức xúc trong NC đòi hỏi được trao đổi nhận thức, tình
cảm, hiểu biết lẫn nhau ................................................................................................................ 87
Bảng 4.7. Thực trạng mức độ hài lòng NC đòi hỏi được trao đổi thông tin, tình cảm,
hiểu biết lẫn nhau .......................................................................................................................... 90
Bảng 4.8. Thực trạng mức độ hiệu quả NC đòi hỏi được trao đổi thông tin, tình cảm,
hiểu biết lẫn nhau .......................................................................................................................... 92
Bảng 4.9. Đánh giá của nhà quản lý về tính hiệu quả NCGT ....................................... 94
Bảng 4.10. Thực trạng mức độ bức xúc trong NC sử dụng phương tiện giao tiếp nhằm
thỏa mãn NCGT ..................................................................................................................... 97
Bảng 4.11. Thực trạng mức độ hài lòng NC sử dụng phương tiện giao tiếp nhằm
thỏa mãn NCGT ........................................................................................................... 100
Bảng 4.12. Thực trạng mức độ hiệu quả NC sử dụng phương tiện giao tiếp nhằm
thỏa mãn NCGT ........................................................................................................... 103
Bảng 4.13. Đánh giá của nhà quản lý về mức độ nhu cầu sử dụng phương tiện giao
tiếp của người dân vùng tái định cư ở tỉnh Hà Tĩnh .................................................... 105
Bảng 4.14. Mối tương quan giữa tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả trong
việc thoả mãn nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư ............................... 107
Bảng 4.15. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến NCGT của người dân TĐC tỉnh Hà Tĩnh .. 109

Bảng 4.16. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến NCGT của người dân TĐC
tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................................... 114
Bảng 4.17. Mối tương quan và dự báo tác động thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng nhu
cầu giao tiếp của người dân tái định cư ..................................................................................... 118


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thực trạng chung về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ....... 74
Biểu đồ 4.2. Thực trạng mức độ nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng
tái định cư tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................ 77
Biểu đồ 4.3. Thực trạng mức độ nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân
vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................... 86
Biểu đồ 4.4. Thực trạng mức độ nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp của người
dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................ 96


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống của các cá nhân và xã hội là quá trình hoạt động thỏa mãn các nhu
cầu giao tiếp và sáng tạo ra những nhu cầu mới. Giao tiếp là một trong hai phạm trù
(cùng hoạt động) quan trọng trong tâm lý con người. Con người có rất nhiều mối
quan hệ không thể không giao tiếp. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã từng khẳng
định: “Tâm lý con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển
vào não người” [64]. Chính vì vậy giao tiếp và ứng xử là một nhu cầu cần thiết của
con người.Trong đời sống thường ngày nhu cầu giao tiếp của con người xuất hiện
theo quy luật của cuộc sống, nó đóng vai trò là động cơ vừa là mục đích của hoạt
động. Nhu cầu giao tiếp giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống từng con người
và toàn thể xã hội song việc nhìn nhận nó trên bình diện tâm lý cũng cần phải xem
xét nó dưới nhiều khía cạnh. Nhu cầu giao tiếp là một loại nhu cầu tinh thần của con
người, nó giúp con người thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc tình

cảm, thiết lập quan hệ với người khác. Đây là một nhu cầu quan trọng con người cần
phải được thỏa mãn. Nhu cầu giao tiếp là nguồn gốc động lực tạo nên tính tích cực
giao tiếp của cá nhân với xã hội. Nhà Tâm lý học B.F.Lômôv đã khẳng định rằng:
“Nhu cầu giao tiếp có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của con người. Nó quy định
hành vi của con người không kém gì cái được gọi là nhu cầu sống. Điều đó là tự
nhiên bởi vì giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con
người như là thành viên của xã hội như là nhân cách”.[ 54; 72]. Qua đó ta thấy rằng
ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người và con
người. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sự ra đời nhiều khu kinh tế và xuất hiện nhiều vùng tái định cư đã có những tác
động tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế, chính trị và xã hội địa phương. Bên cạnh
những thành quả đạt được thì còn có không ít vấn đề cần phải cải thiện. Đó là sự di
dân để nhường đất cho các khu kinh tế cũng đã ảnh hưởng đến đời sống tâm lý xã hội
người dân nằm trong khu quy hoạch nhất định. Đã làm thay đổi lối sống với những
đặc điểm tâm lý xã hội truyền thống của cư dân lúa nước và ngư dân, làm mất đi sự
ổn định cuộc sống của các cộng đồng làng xã, ảnh hưởng đến đời sống lao động việc
1


làm. Sự xáo trộn, phá hủy cấu trúc xã hội và công việc của những quần thể dân cư ở
nơi cũ, thay đổi lối sống, bên cạnh đó còn tác động lớn đến sự thay đổi môi trường
sinh hoạt hàng ngày của bà con từ thuần nông sang một môi trường sinh hoạt đô thị
đang phát triển đã làm nãy sinh nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động sản xuất.
Bên cạnh đó sự thay đổi về cấu trúc khu dân cư, việc biến động trong cấu kết dòng
tộc, họ hàng, làng xóm… Là một trong những khó khăn đối với người dân tái định cư
đặc biệt là việc thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp, khó khăn trong trao đổi tình
cảm, thông tin và tác động qua lại với nhau. Một vấn đề nổi bật lên đó là thỏa mãn
nhu cầu giao tiếp cho người dân tái định cư hiện nay. Vì đời sống nhân dân vốn dĩ đã
quen với lối sống thân thiết gắn bó chia sẻ vui buồn cùng nhau trong lủy tre làng.
Nay yếu tố này không còn nữa đã tác động rất lớn đến tâm lý của người dân. Do vậy

vấn đề đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp của người dân là một vấn đề cấp bách
đối với các nhà quản lý, quy hoạch hiện nay.
Người dân tái định cư gặp rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh sống mới. Trong
đó đối tượng giao tiếp mới xuất hiện, những đối tượng giao tiếp quen thuộc thường bị
chia cắt xa về mặt địa lý. Bên cạnh đó các phương tiện giao tiếp, hình thức giao tiếp,
nội dung giao tiếp, phương thức giao tiếp...cũng đã có nhiều thay đổi. Nhưng giao
tiếp của cá nhân không thể hạn chế vì nhu cầu giao tiếp vẫn xuất hiện và chi phối
hoạt động. Đây là một thực tế rất bức xúc của người dân vùng tái định cứ, nhất là
người dân vùng tái định cư của Hà Tĩnh vỗn đã có rất nhiều khó khăn về đời sống
kinh tế xã hội.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp, nhu cầu, nhưng chưa có
nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư. Vì vậy với mong
muốn nâng cao hiệu quả và đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
định cư tôi đã đi sâu tìm hiểu: “Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư
của tỉnh Hà Tĩnh”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định
cư tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất biện pháp tác động đáp ứng điều kiện thoả mãn nhu
2


cầu giao tiếp cho một số trường hợp người dân vùng tái định cư.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hóa các nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
đinh cư ở trong nước và ngoài nước.
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
định cư : khái niệm nhu cầu, giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giao tiếp của người
dân tái định cư, các biểu hiện, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư.

- Làm rõ thực trạng nhu cầu giao tiếp và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh. Đề xuất và thử
nghiệm biện pháp đáp ứng nhu cầu giao tiếp cho một số trường hợp trong người dân
vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể và địa bàn nghiên cứu:
+ Khách thể được thăm dò ý kiến (nhằm thiết kế công cụ điều tra) 78 người
+ Khách thể điều tra định lượng gồm có 478 người dân và nhà quản lý ở vùng
tái định cư thuộc 5 xã: Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh của vùng
tái định cư huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tỉnh
+ Khách thể quan sát 26 người, phỏng vấn sâu 28 người và nghiên cứu trường
hợp điển hình 03 người
- Về nội dung nghiên cứu:
Chỉ xem xét 3 nội dung: Nhu cầu thiết lập các mối quan hệ; nhu cầu nhận thức
tình cảm và hiểu biết lẫn nhau và nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp.
- Về tiêu chí đánh giá:
Nhu cầu có nhiều đặc điểm, nhưng luận án chỉ chọn 3 đặc điểm làm tiêu chí để
xem xét, đánh giá nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh. Đó
là tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả.
3


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp tiếp cận khoa học liên ngành: Nhu cầu giao tiếp được nhiều ngành
khoa học nghiên cứu: tâm lý học xã hội, tâm lý học cá nhân, tâm lý học nhân cách, xã
hội học, vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư cần phải

tiếp cận liên ngành khoa học.
Phương pháp tiếp cận hoạt động và giao tiếp: Sự hình thành phát triển của một
cá nhân chịu sự tác động rất lớn của hai phạm trù cơ bản là hoạt động và giao tiếp.
Các hoạt động này vừa là điều kiện, phương tiện để hình thành, thể hiện và tạo ra kết
quả của nhu cầu. Muốn tìm hiểu về nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư
cần nghiên cứu thông qua hoạt động và giao tiếp.
Phương pháp tiếp cận phát triển và hệ thống: Con người là một thực thể của xã
hội luôn phát triển và chịu sự tác động của nhiều yếu tố tác động khác nhau nên khi
nghiên cứu về NCGT, chúng ta cần tiếp cận dưới góc độ phát triển một hệ thống của
nhiều yếu tố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
4.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
4.2.1.2. Phương pháp chuyên gia
4.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
4.2.2.3. Phương pháp quan sát
4.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
4.2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp mới về mặt khoa học
Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh là một đề tài
khoa học mới được nghiên cứu đã đưa ra khía cạnh mới cho các khái niệm công cụ
như giao tiếp, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư;
đã chỉ ra được 3 biểu hiện nhu cầu giao tiếp rất cơ bản là: nhu cầu thiết lập mối quan
4


hệ, nhu cầu nhận thức tình cảm và hiểu biết lẫn nhau và nhu cầu sử dụng các phương

tiện giao tiếp. Đồng thời xây dựng được 3 tiêu chí đánh giá nhu cầu này là tính bức
xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả. Chỉ ra được các yếu tố chủ quan và khách quan
ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư.
5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng mức độ về nhu cầu giao tiếp của người
dân vùng tái định cư. Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp, đưa ra
được các biện pháp tác động đáp ứng nhu cầu giao tiếp cho một số trường hợp ở
vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Giá trị khoa học của luận án
Những kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần làm rõ hơn lý luận tâm
lý học về nhu cầu nói chung và nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu thực tế của luận án giúp cho các nhà quản lý ở các
cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể hiểu rõ nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
định cư để động viên chia sẻ với họ và có những quyết định phù hợp khi đưa ra cho
người dân. Đây cũng là tài liệu tham khảo để các nhà giáo dục tuyên truyền xây dựng
nội dung và phương pháp giáo dục về nhu cầu giao tiếp cho người dân vùng tái định
cư trên những vùng miền khác nhau của đất nước.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận án gồm 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân
vùng tái định cư
Chương 2. Cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái
định cư
Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cầu giao tiếp của người dân vùng tái
định cư tỉnh Hà Tĩnh


5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN
VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
1.1. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ở nước ngoài
Tìm hiểu về NCGT là một lĩnh vực mang tính ứng dụng cao trong hoạt động xã
hội nên đã có một số công trình nghiên cứu, tuy nhiên phần lớn các công trình chỉ
nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm NC, đặc điểm giao tiếp và NCGT. Thực tế hiện nay
các công trình ghiên cứu về NCGT của người dân vùng TĐC rất ít và còn sơ sài. Vì
thế việc khái quát lịch sử các công trình nghiên cứu về NCGT và NCGT của người
dân ở vùng TĐC có một ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài.
1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp
Khi bàn về giao tiếp có rất nhiều nhà khoa học nói chung và nhà tâm lý học nói
riêng, nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ, nhiều hướng khác nhau.
Hướng nghiên cứu coi giao tiếp là quá trình truyền tin.
Đại diện là các tác giả: N.Wiener (1948), C.Senen(1949), Moles (1971) cho
rằng giao tiếp là lý luận về các hệ thống phức hợp tự kiểm soát. Thông tin không chỉ
bao gồm ngôn ngữ nói và viết mà còn cả các mã và ký hiệu, giao tiếp là một quá trình
phát và nhận tin, trao đổi thông tin diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Các tác giả chỉ tập
trung vào quá trình truyền tin, làm đơn giản hóa quá trình giao tiếp (gạt bỏ các yếu tố
tâm lý cá nhân, văn hóa, xã hội ra khỏi quá trình giao tiếp…). [1; 8]
Hướng nghiên cứu coi giao tiếp là một dạng hoạt động.
Đại diện cho hướng nghiên cứu này gồm có nhóm tác giả như: G.M Andreeva,
A.A. Bodalev, P.IaGalperin…Trong đó nổi bật lên là tác giả A.N.Leonchev. Ông cho
rằng giao tiếp là hoạt động xã hội và được chia thành hai kiểu cơ bản: giao tiếp định
hướng – đối tượng và giao tiếp thuần túy. Quan điểm của ông không có tiêu chí chung
trong việc xác định chủ thể và khách thể cho giao tiếp mà phải phân loại giao tiếp để xác
định chủ thể và khách thể cho giao tiếp. [1; 7]

Hướng nghiên cứu coi giao tiếp là phạm trù tương đối độc lập với hoạt động.
Đại diện cho trường phái này là: B.Ph.Lomov. Theo ông giao tiếp là một quá
6


trình đa chiều cùng chủ thể, hoạt động và giao tiếp khác nhau về ý nghĩa xã hội của
chúng. Ông coi giao tiếp là phạm trù tương đối độc lập với hoạt động, ông đã xác
định vai trò, đối tượng, động cơ, chiều hướng tác động và kết quả của giao tiếp như là
một loại hình hoạt động. Đồng thời ông cũng mở ra lĩnh vực nghiên cứu mới cho
giao tiếp đó là tương tác liên nhân cách thông qua giao tiếp. [55]
1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu
Tâm lý học hoạt động do L.X.Vưgôtxki (1896 - 1934) là người đặt nền móng
cho tâm lý học hoạt động. Bên cạnh đó có một số nhà tâm lý học đi theo trường phái
này như: X.L Rubinstein (1889 - 1960), A.N. Lêônchiev (1903 - 1979) và
P.Ia.Galpêrin (1902 - 1988). Tâm lý học hoạt động coi NC là nguồn gốc tính tích cực
của con người, tuy nhiên theo các nhà tâm lý học hoạt động NC không phải là xuất
phát điểm, nguồn gốc. Các nhà tâm lý học hoạt động nhấn mạnh mối quan hệ giữa
hoạt động và NC theo sơ đồ sau: hoạt động – NC – hoạt động. NC con người được
tạo ra và luôn thay đổi cả về chất lượng và hình thức phản ánh. Mặc dù NC con
người là do hoạt động tạo ra nhưng liên quan hết sức chặt chẽ với động cơ hoạt động.
Khi còn ở trạng thái mang tính chất NC thì chủ thể chưa ý thức được rõ ràng, cụ thể
về đối tượng có khả năng thỏa mãn NC. Khi đối tượng NC xuất hiện thì lúc này NC
mới có tính đối tượng và chính đối tượng đã có được chức năng thúc đẩy hành vi của
cá nhân, đồng thời hướng dẫn con người có các hành vi phù hợp để chiếm lĩnh nó.
NC lúc này trở thành động cơ hoạt động.[3]
A.N. Lêônchiev cho rằng NC của con người rất đa dạng và phong phú, NC
không chỉ phụ thuộc các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan và cả yếu tố môi
trường nữa. Môi trường sống, môi trường văn hóa lịch sử xã hội là những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn NC và động cơ của con người. Theo ông một trong những yếu tố quan
trọng khi nghiên cứu NC là nghiên cứu môi trường bao gồm tự nhiên và xã hội nơi

con người sinh sống và hoạt động, đặc biệt cần lưu ý tới đối tượng, các điều kiện,
phương tiện thỏa mãn NC với tư cách là thành viên trong xã hội [56].
Tiếp theo trường phái tâm lý học hoạt động có một số tác giả như P.I.Dinchencô và
B.Ph.Lômôv ông đã tiếp nối và phát triển quan điểm của X.L.Rubinstein. Ông đã tiếp
cận hoạt động thực tiễn từ lĩnh vực Tâm lý học kĩ thuật, Tâm lý học kĩ sư nên Lômôv đề
7


xuất một cấu trúc hoạt động nghiêng về phía chủ thể. Nên theo ông khi nghiên cứu về
NC con người không chỉ quan tâm đến tính đối tượng mà phải xuất phát từ chủ thể. Ông
đề xuất hướng tiếp cận mới trong lý thuyết hoạt động đó là hoạt động cùng nhau [55; 98]
Khi tìm hiểu về hoạt động và các yếu tố NC của hoạt động giao tiếp của con
người L.X. Vưgôtxki cho rằng hoạt động tâm lý của con người được thực hiện giới
hình thức giao lưu bằng ngôn ngữ, dùng những hệ thống tín hiệu và dấu hiệu (đặc
biệt là âm thanh) làm vật trung gian (coi như công cụ). Thông qua hoạt động, các
chức năng tâm lý, NC, động cơ, nhân cách.. hình thành và phát triển trong quá trình
sống [14; 34]
Nhìn chung các nhà tâm lí học hoạt động đã chỉ ra được NC là chính thông qua
các hoạt động trong xã hội tạo ra. NC mang bản chất xã hội do chính hoạt động lao
động, sinh hoạt cộng đồng xã hội tạo ra, chủ thể ý thức được điều này và bị qui định
bởi nhiều yếu tố khác

.

1.1.3. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp
1.1.3.1. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp theo cách tiếp cận sinh học
Tiếp cận theo hướng nghiên cứu này có các nhà nghiên cứu theo trường phái
phân tâm học, tiêu biểu như Sigmund Freud, Ernest Dichter, Henry Alexander
Murray…. Trong đó Freud thì cho rằng cấu trúc nhân cách của con người có ba thành
tố cơ bản có quan hệ thống nhất với nhau, quy định và chi phối lẫn nhau là siêu thức,

ý thức, cái “nó” (vô thức). Trong đó cái “nó” là yếu tố nền tảng quyết định xu hướng
phát triển của nhân cách trong xã hội. NC của con người gắn liền với các bản năng,
xung năng vô thức được quyết định bởi năng lượng “Libido” là thành phần cơ bản
của cái “nó”. NC của con người có cội nguồn từ cái “nó” luôn bị kiểm duyệt, chèn
ép bởi ý thức và siêu thức. [86; 78]. NC con người không tồn tại thực mà chỉ biểu
hiện qua các giấc mơ, mong muốn thầm kín và NCGT của con người theo ông thì
cũng chỉ ở mức độ bản năng mà thôi. NC của con người không phải mang tính bản
năng, bẩm sinh mà NC con người chỉ nảy sinh trong hoạt động và giao tiếp xã hội
bộc lộ thông qua hoạt động. Như vậy khi nghiên cứu về NC Freud đã tiếp cận dưới
góc độ sinh học, bẩm sinh mà không quan tâm nhiều đến các yếu tố ngoại cảnh như
văn hóa, lịch sử xã hội, yếu tố môi trường xung quanh của cá nhân. Nếu nghiên cứu
8


theo hướng này thì ta thấy rõ các yếu tố hoạt động tạo ra NC và NCGT là không cần
thiết.[50]
Người tiếp tục nghiên cứu và phát triển lý thuyết của Freud là H.A Murray cũng
xây dựng lý thuyết nhân cách trên quan niệm này. Ông cho rằng cấu trúc của nhân
cách con người bao gồm hai loại NC chính là: NC nguyên phát và NC thứ phát. NC
nguyên phát là những NC tự nhiên của con người gồm những yếu tố giúp cơ thể sống
tồn tại như NC an toàn, NC tránh thất bại, NC phòng vệ, NC tránh bị trừng
phạt…NC thứ phát là NC được hình thành trong giao tiếp với người khác để tồn tại
và phát triển như một nhân cách, thành viên trong xã hội như: NC quyền lực, NC
thành đạt, NC tôn trọng ủng hộ, NC tìm kiếm quan hệ bạn bè…Mặc dù Murray coi
nguồn gốc của các NC vẫn là do tiền định bẩm sinh nhưng ông đã có bước tiến bộ
hơn Freud là đã chú ý tới các yếu tố xã hội, văn hóa trong sự phát triển NC của con
người. Ông đã đề cao các mối quan hệ trong xã hội, NCGT được xem là một yếu tố
thúc đẩy hoàn thiện nhân cách con người. [56]
John Atkinson và David McClelland hai ông đã nghiên cứu về NC, trong đó đã
cho ra đời cuốn sách Động cơ thành đạt. Hai tác giả hiểu động cơ thành đạt và NC

thành đạt là hai phạm trù đồng nhất. Tác giả đã định nghĩa và phân loại NC thành đạt
và kế thừa nghiên cứu của H.A Murray. Bên cạnh đó riêng McClelland còn đưa ra hệ
thống NC có liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là: NC quyền lực, NC liên minh (hợp
tác, giao tiếp) và NC thành đạt. Theo ông người có NC cao về quyền lực sẽ phải quan
tâm nhiều đến việc tạo dựng sự ảnh hưởng đến người khác. Cần phải xây dựng tốt
mối quan hệ với những người xung quanh, đáp ứng tốt các NC cá nhân của họ.
Những người có NC liên minh cao thường tìm thấy niềm vui khi được yêu mến và
muốn tránh tổn thương khi bị tách khỏi một nhóm xã hội. Họ thích tạo dựng mối
quan hệ thân thiện, muốn có tình cảm thân thiết, dễ cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ
người khác khi họ gặp khó khăn [63]. Ông đã chỉ ra được NCGT đóng một vai trò
quan trọng đối với sự thành đạt của con người, con người không thể thiếu được sự
hợp tác giao lưu trong xã hội. Tuy nhiên tác giả tiếp cận dưới góc độ sinh vật nên đã
đề cao quá mức vai trò của NC bẩm sinh hạ thấp các yếu tố môi trường, văn hóa xã
hội của cá nhân.
9


Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng hiện nay theo xu hướng Freud là
Erich Fromm (1901). Ông là người muốn pha trộn phân tâm học với học thuyết xã
hội của K. Mark vào nhau và xây dựng nên lý thuyết “chủ nghĩa nhân đạo mới”.[3;
238]. Ông cho rằng cơ chế tự nhiên và xã hội trong con người là vô thức, đó là cái
phi lí, hạt nhân của nhân cách. Nó biểu hiện sự mong muốn vươn tới cái hài hòa toàn
diện của con người. Theo ông NC tạo ra cái tự nhiên trong con người gồm những
NC: 1. NC quan hệ giữa người với người; 2. NC tồn tại cái tâm con người; 3. NC về
sự bền vững và hài hòa; 4. NC đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, với giai cấp,
với tôn giáo; 5. NC nhận thức, nghiên cứu. [75] Theo ông những NC này tạo nên
nhân cách con người. Ông đã nhận thấy được vai trò quan trọng của NC đối với sự
phát triển nhân cách, ông đã nhấn mạnh cho việc xây dựng những NC quan hệ giữa
các cá nhân trong xã hội. Fromm đã cố gắng lấy vấn đề sinh học để thay thế cho quy
luật xã hội, từ đó điều chỉnh xã hội. Ông đã không hợp lý khi dung hòa chủ nghĩa

K.Mark với chủ nghĩa Freud. Sự thật là không thể có cơ sở tự nhiên nào do Freud tạo
ra làm cơ sở cho chủ nghĩa Mark. Do sự tiến bộ xã hội do động lực kinh tế quyết định
chứ không do yếu tố tâm lý nào như Fromm đã giải thích.
1.1.3.2. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp theo cách tiếp cận nhân văn
A. Maslow là người sáng lập trường phái tâm lý học nhân văn là một trong
những thuyết thông dụng giải thích cơ chế vận động của NC. Thuyết này cho rằng
con người có năm bậc NC cơ bản sau: [86; 73]
NC sinh học bao gồm NC về thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở…Nếu một
yếu tố nào đó không được thỏa mãn thì NC của cá nhân luôn luôn nghĩ tới việc thỏa
mãn và các NC khác lúc này trở thành thứ yếu.
NC an toàn bao gồm các mặt: an toàn sinh mạng, an toàn lao động, an toàn
môi trường, an toàn nơi ở và đi lại…khi NC sinh học được thỏa mãn thì con người
tìm kiếm sự an toàn và ổn định
NC xã hội: khi thỏa mãn hai NC trên thì con người bắt đầu nảy sinh những cấp độ
tiếp theo của NC, đó là NC xã hội. Nội dung của NC này NC thừa nhận, tình yêu thương,
tình bạn, tình thân ái và NC muốn được là thành viên của một tập thể, một tổ chức.
NC được tôn trọng bao gồm: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng. NC
10


được người khác tôn trọng gồm khả năng có được uy tín, được thừa nhận, được tiếp
nhận, có địa vị, có danh dự, muốn được nhiều người biết đến.
NC tự khẳng định: Đây là bậc cuối cùng trong hệ thống thứ bậc NC của
Maslow. NC tự khẳng định là mục đích cuối cùng của con người, là sự phát triển toàn
diện tất cả những khả năng tiềm ẩn trong lĩnh vực mà mình cần đạt được.
Trong năm bậc thang NC của Maslow thì NCGT xuất hiện ở thang bậc thứ 3.
NCGT là cơ sở nguồn gốc để nảy sinh các NC xã hội khác của con người, thông qua giao
tiếp và hoạt động NC con người ngày càng mở rộng và khát khao hành động để đạt được
những NC cao hơn trong cuộc sống. Lý thuyết NC của ông được vận dụng nhiều vào
trong công tác quản lý hoạt động quản trị của doanh nghiệp. [56; 67]

Bên cạnh đó lý thuyết Hai nhân tố của Herzberg đã phân ra hai nhóm NC quan
trọng đó là:
Nhóm NC thứ hạng cao bao gồm: NC được thừa nhận, NC được thăng quan tiến
chức, NC thành đạt… nhóm này được gọi là nhóm các động cơ thúc đẩy (nhóm A)
Nhóm NC ở thứ hạng thấp hơn bao gồm: điều kiện làm việc, tiền công, chính
sách công ty, quan hệ người – người… nhóm này được gọi là các yếu tố duy trì
(nhóm B) [86; 74]
Theo ông các yếu tố duy trì (nhóm B) tự nó không trở thành động cơ thúc đẩy
nhưng nó có thể là hạn chế sự xuất hiện động cơ thúc đẩy cá nhân hoạt động nhóm
này liên quan trực tiếp đến môi trường là việc. Chỉ có các yếu tố thuộc nhóm A mới
trở thành động lực hoạt động cho cá nhân. Trong đó NC thành đạt, NC được thừa
nhận…mới trở thành động lực giúp cá nhân hoàn thành tốt hoạt động của bản thân.
Qua đó ta nhận thấy ông đã hạ thấp vai trò của các yếu tố môi trường xung quanh cá
nhân như điều kiện, chính sách của công ty, mối quan hệ người – người (giao tiếp).
Nếu xét nó ở một góc độ hệ thống thì các yếu tố ở nhóm B là cũng trở thành một động
cơ thúc đẩy con người hoạt động. Nếu một môi trường làm việc thân thiện vui vẽ, cởi
mở hòa đồng thì sẽ trở thành động lực thôi thúc, lôi cuốn cá nhân tới công ty lao động
hăng say, cống hiến hết mình. Họ đến không chỉ để làm việc mà còn đến để được gặp
gỡ chia sẽ….Tác giả cũng chưa nhìn thấy tầm quan trọng khi thỏa mãn các NC quan
hệ cá nhân trong công ty dẫn đến hạ thấp nhóm B và đề cao quá mức nhóm A [86; 74]
11


Tâm lý học nhân văn cũng đã bàn đến NC của giao tiếp nhưng chỉ mới dừng lại ở
mức độ mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong xã hội, họ cũng đã chỉ ra được sự
cần thiết khi thỏa mãn các mối quan hệ giữa con người với nhau trong thứ bậc NC. Tuy
nhiên chỉ dừng lại ở mức độ là điều kiện thứ yếu trong hoạt động của cá nhân.
1.1.3.3. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp theo cách tiếp cận tâm lý học cấu
trúc (Gestalt)
Tâm lý học cấu trúc được ra đời ở Đức gắn liền với tên tuổi của các nhà tâm lý

học: M.Wertheimer, W. Kohler và K.Koffka. Các nhà tâm lý học theo hướng tiếp cận
này đã áp dụng các quy luật vật lý trong nghiên cứu tâm lý con người. Theo họ thì tâm
lý, NC, nhân cách của con người được hình thành trong mối quan hệ thống nhất giữa não
người với môi trường và đối tượng.[3; 230]. NC con người được hình thành dựa trên sự
tương tác giữa ba thành tố trên mà không phụ thuộc vào tính tích cực của chủ thể. Các nhà
tâm lý học tiếp theo tiếp tục phát triển nghiên cứu NC theo hướng này là G.Katona,
D.McClellan…. Katona nghiên cứu NC của con người trong mối quan hệ chặt chẽ với
môi trường văn hóa, xã hội lịch sử của họ. Theo ông NC của con người phụ thuộc rất
nhiều vào đặc điểm tâm lý của con người, các đặc điểm văn hóa, xã hội, lịch sử, nơi con
người sống và hoạt động. Ông cũng quan tâm đến vấn đề địa bàn sinh sống ảnh hưởng đến
NC trong đó NCGT nơi mà con người sinh hoạt. [89]
McClell,and nghiên cứu NC trong mối quan hệ với người khác. Theo ông trong
mỗi con người đều có ba nhóm NC cơ bản: NC quyền lực, NC liên kết (NCGT) và
NC thành đạt. Chúng ta biết rằng nguồn gốc của NC con người là do NC xã hội quy
định và phát triển vì thế nghiên cứu con người không thể không nghiên cứu môi
trường văn hóa, xã hội, lịch sử nơi họ sống. Tuy nhiên khi nghiên cứu thì các nhà tâm
lý học Gestalt đã tuyệt đối hóa vai trò của các quy luật vật lý trong nghiên cứu tâm lý
con người mà họ không chú ý tới môi trường sống của cá nhân, kinh nghiệm xã hội,
mối quan hệ xã hội…của con người.[75]
1.1.3.4. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp theo cách tiếp cận tâm lý học
hoạt động
Trong công trình nghiên cứu của mình K.Marx cũng đã nghiên cứu nhiều về
vai trò tầm quan trọng của việc thỏa mãn NCGT đối với sự phát triển nhân cách và
12


lực lượng sản xuất, cũng như sự tác động của NCGT đến động lực của sự phát triển
của xã hội. K.Marx đã từng phát biểu “NC vĩ đại nhất, phong phú nhất của con người
là NC tiếp xúc với người khác…” NC này không ngang hàng với NC khác, sự phát
triển của nó trong một con người chính là một điều kiện làm cho con người trở thành

người trong xã hội [64; 178]
Tác giả Abraham Maslow (1908 - 1970) cũng đã nghiên cứu về NC của con
người và ông đã chia NC thành các thứ bậc hình tháp để mô tả về các cấp độ của NC.
Ông đã phân chia thành NC về mặt sinh học và NC về mặt xã hội. Trong đó ông đề
cập đến NCGT (nằm ở mức thứ ba trong hình tháp) của cá nhân trong xã hội và vai
trò của NCGT (NC lệ thuộc thể hiện mong muốn của cá nhân được là thành viên của
một nhóm xã hội nào đó, được giao tiếp với mọi người.) [89; 25]
E.V.Sorokhova với bài “Khái niệm tâm lý xã hội” (The concept of social
psychology) đã chỉ ra rằng vai trò NCGT đối với sự hình thành phát triển nhân cách.
Ông cho rằng phạm vi giao tiếp càng mở rộng thì các mối quan hệ cá nhân càng tăng
và NCGT càng cao, mối quan hệ của cá nhân càng phong phú đa dạng bản chất người
càng rõ nét.[4; 17]
Tác giả B.F.Lômôv viết trong bài “Vấn đề tâm lý giao tiếp” (The issue of
communication psychology) [4; 17]. “NCGT có liên quan đến các NC cơ bản của con
người” Tác giả đã nói lên NCGT của con người có liên quan đến tất cả các NC khác của
con người và nó còn quy định đến hành vi của con người. Điều này là tất yếu vì giao tiếp
là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người là thành viên của xã hội
như là nhân cách.
Khi nghiên cứu về NCGT, hai tác giả Ann Bowling và Weiss đã nghiên cứu về
NCGT của những người già, các tác giả đã chỉ rõ NC tham gia các hoạt động xã hội
của người già rất cao và xem đó là một phần chất lượng của cuộc sống. Họ còn chỉ ra
được sự khác nhau về NCGT của nam và nữ sau khi nghỉ hưu là khác nhau.[3; 255]
Tác giả A.G. Kovaliov (1963) đã nói đến NCGT của cá nhân với nhóm xã hội.
Cuộc sống càng phát triển thì NC càng tăng, càng mở rộng nhiều mối quan hệ giao
tiếp, NCGT ảnh hưởng quy định đến lựa chọn các ý nghỉ, các rung cảm và ý chí của
quần chúng, nó quy định đến hoạt động của giai cấp và tập thể. Theo tác giả khi
13


NCGT được thỏa mãn thì nó làm tăng thêm tính tích cực xã hội của cá nhân. [3; 257]

Trong một bài viết về “Vai trò của giao tiếp đối với trẻ em” Tác giả
A.N.Lêônchiev đã viết “Trẻ nhỏ không hoàn toàn đối mặt với thế giới xung quanh
nó. Quan hệ của nó với thế giới được thông qua quan hệ của nó đối với người khác,
hoạt động của trẻ bao giờ cũng được ghép vào sự giao tiếp. Sự giao tiếp này chỉ là
dưới dạng bề ngoài, dạng hoạt động chung hay dưới dạng giao tiếp có tính chất
ngôn ngữ hay chỉ là giao tiếp có tính tư tưởng thì nó vẫn là điều kiện cần thiết và là
sự độc đáo của sự phát triển con người trong xã hội” [55; 108]. Ông cũng đã chứng
tỏ rằng nhân cách của con người được hình thành, phát triển và hoàn thiện thông qua
giao tiếp, và điểm bắt đầu đó chính là sự thể hiện NCGT với người khác.
1.1.4. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư
TĐC là một vấn đề mang tính thời đại ảnh hướng rất lớn đến các chiến lược
phát triển kinh tế chính trị xã hội của mỗi quốc gia và dân tộc. TĐC là vấn đề được
đề cập nhiều trong các hội thảo, hội nghị nghiên cứu xuyên quốc gia do các tổ chức
chính trị, kinh tế ngân hàng tổ chức.
Trong một hội nghị quốc tế về TĐC và chia sẻ lợi ích tại Hyderabad, Ấn Độ,
20-21 tháng 5 năm 2013. Tác giả Siobhan Warrington với tác phẩm “Những vấn đề
phức tạp của tái định cư” (The complex issue of resettlement ) [103] bài báo cáo đã
đề cập nhiều vấn đề tồn tại của TĐC trong giai đoạn hiện nay. Những thay đổi về môi
trường sống, sinh hoạt xã hội đã làm cho người dân ở vùng TĐC xuất hiện rất nhiều
NC trong đời sống xã hội. NC lắng nghe những nguyện vọng của người dân ở những
vùng này cũng được tác giả phản ánh rất mạnh mẽ. Trong hội nghị nhiều vấn đề về
NCGT của người dân vùng TĐC được đề cập đến như: “Kinh nghiệm của họ về giao
tiếp, đàm phán, tư vấn và khuyến khích sự tham gia với người dân vùng TĐC..”. Tại
hội nghị đề cao vấn đề cần phải khảo sát NC của người dân trước khi có sự tiến hành
di dời đến các vùng TĐC mới.
Tác giả Olivia Bennett và Christopher Mcdowell viết trong tác phẩm “Di dời - Chi
phí nhân lực của phát triển và tái định cư” (Displaced – The Human Cots of Development
and Resettlement) [104] hai tác giả đề cập đến vấn đề di dời và chi phí nhân lực cho sự
phát triển TĐC. Tác phẩm đã nêu lên những khó khăn, những tác động của việc di dời tới
đời sống của người dân vùng TĐC như: sự biển đổi trong cấu trúc gia đình, sự mất mát

liên tục của văn hóa, xuất hiện sự rạn nứt trong các mối quan hệ….sự xuất hiện những NC
14


mang tính tự nhiên của con người NC, lương thực thực phẩm, NCGT giữa các thành viên
trong cộng đồng, NCGT với chính quyền nơi TĐC…của người dân chưa được đáp ứng.
Đây là những NC cơ bản mà tác giả cũng đã đề cập đến trong tác phẩm để nói lên những
vấn đề khó khăn ở những vùng TĐC trên thế giới và một số vùng tái định cư dành cho
người nhập cư.
Một số công trình nghiên cứu về NC và NCGT của người dân vùng TĐC tiêu
biểu sau: Pearce, DW (1999). “Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích kinh
tế cho các hoạt động tái định cư không tự nguyện” (Methodlogical Issues in the
Economic Anylysis for involuntary Resettlement Operations) [105]. Trong Kinh tế
học về TĐC không tự nguyện: Các câu hỏi và thách thức, pp 50-82.. Washington,
DC: Ngân hàng Thế giới. Tác giả nói nhiều về đặc điểm người dân ở những vùng
TĐC do chiến tranh, do di cư và do xây dựng các công trình phúc lợi. Ở đây đề cập
nhiều đến các NC của con người và NC lưu hợp tác của những người sống ở vùng
TĐC mới. Tuy nhiên tác giả cũng chưa đi sâu vào đặc điểm của từng NC mà chỉ
mang tính khái quát chung chung.
Văn Wicklin III, WA (1999). “Chia sẻ lợi ích của dự án nhằm cải thiện sinh
kế dân tái định cư” (Sharing Project Benefist to improve Resettlers’ Livelihoods)
[106] Chia sẽ lợi ích dự án để cải thiện sinh kế dân TĐC. Trong Kinh tế học về TĐC
không tự nguyện: Các câu hỏi và thách thức, pp 231-256.. Washington, DC: Ngân
hàng Thế giới. Nhóm tác giả đã nêu bật lên những lợi ích của việc chia sẽ thông tin
và phương pháp tiếp cận dự án nhằm cải thiện đời sống người dân vùng TĐC. Song
nhìn chung báo cáo chỉ đưa ra được những giải pháp mang tính tổng thể vĩ mô, chưa
chú ý nhiều đến đặc điểm vùng miền và các yếu tố văn hóa vùng miền trong việc
phát triển kinh tế xã hội cho vùng TĐC.
1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ở trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu về giao tiếp

Vấn đề giao tiếp được nhiều tác giả và nhà nghiên cứu tìm hiểu với nhiều góc
độ khác nhau. Nhìn chung các tác giả đều nghiên cứu mang tính ứng dụng vào thực
tiễn hoạt động xã hội. Cụ thể có các hướng như sau:
Hướng nghiên cứu về mặt lý luận của giao tiếp. Một số công trình tiêu biểu của các tác
giả như: “Một số vấn đề giao tiếp sư phạm” của Ngô Công Hoàn (1992); “Tâm lý học giao
tiếp” của Trần Tuấn Lộ (1994); “Tuyển tập tâm lý học” của Phạm Minh Hạc (2002); “Giao
15


tiếp và giao tiếp của phạm nhân” của Hoàng Thị Bích Ngọc (2004); “Giao tiếp ứng xử tuổi
trăng tròn” của Lê Thị Bừng (2005); “Hoạt động giao tiếp và nhân cách” của Nguyễn Thạc
(2007); “Giáo trình nhập môn khoa học giao tiếp” của Nguyễn Bá Minh (2008). Các tác giả
đi sâu làm rõ những khía cạnh có tính chất lý luận như khái niệm, bản chất, chức năng, phân
loại, phong cách, các yếu tố tác động đến giao tiếp, quá trình hình thành giao tiếp…Các
nghiên cứu được đánh giá dưới góc độ lý luận.
Hướng nghiên cứu ứng dụng giao tiếp vào một số lĩnh vực hoạt động xã hội.
Một số công trình tiêu biểu như: “Tâm lý học xã hội trong quản lý” của Ngô Công
Hoàn (1997); “Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh” của Thái Trí
Dũng (2003); “Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh” của Trịnh Quốc Trung
(2010)…Bên cạnh đó còn có một số công trình khoa học nghiên cứu về giao tiếp.
Chủ yếu tập trung vào nghiên cứu đặc điểm giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. Chưa có
công trình nào nghiên cứu về NCGT của người dân vùng TĐC.
1.2.2. Những nghiên cứu về nhu cầu
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về NC trên góc độ lý thuyết gồm có các tác giả tiêu
biểu như: Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Đỗ Long, Trần Hữu Luyến…Bên cạnh đó
cũng có một số công trình nghiên cứu về NC như: “NC đạt được trong học tập của
sinh viên” của giả Nguyễn Thạc; “NC thông tin” của tác giả Hà Bình Hòa (2001);
“NC nhận thức của học sinh học kém bậc tiểu học” của tác giả Nguyễn Văn Lũy;
“NC học tập của sinh viên Đại học Sư phạm” của tác giả Hoàng Thị Thu Hà (2003);
“NC thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ” của Lã Thị Thu Thủy; “NC bồi dưỡng

về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai; “NC động
lực và định hướng xã hội” của tác giả Lê Thị Kim Chi; Nguyễn Văn Lãng với tác
phẩm “NC và cấu trúc động cơ hóa hành vi ứng xử” [38]
Tác giả Nguyễn Hữu Thụ với công trình nghiên cứu “NC áp dụng thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và thái độ của nông dân đối
với chính sách thu hồi đất của nhà nước” [83; 90] công trình nghiên cứu đã làm rõ
được những nội dung cơ bản về NC của nông dân như: chỉ ra được thực trạng các
mặt biểu hiện, mức độ, các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ mật thiết giữa NC áp
dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nông dân vào sản xuất nông
16


nghiệp khi nhà nước thu hồi đất.
Cũng đồng tác giả Nguyễn Hữu Thụ còn đi sâu nghiên cứu về NC của nông
dân trong giai đoạn phát triển đô thị hóa: “NC cơ hội việc làm của người nông dân
vùng đô thị hóa ở Hà Nội” [83; 123] Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng NC việc
làm, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra được hệ thống giải pháp
tâm lý – xã hội giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra được các biện pháp
phù hợp.
Cùng với hướng nghiên cứu trên tác giả Lã Thị Thu Thủy nghiên cứu NC dưới
góc độ sự thành đạt: “NC thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ” [79] Công trình
nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến NC thành đạt nghề nghiệp
của tri thức và chỉ ra được xu hướng phát triển NC của giới trẻ. Từ đó đề xuất được các
biện pháp nhằm nâng cao NC thành đạt cho tri thức trẻ.
Những công trình này đã góp phần làm rõ vai trò quan trọng của NC trong đời
sống lao động xã hội và giáo dục văn hóa. Các công trình này đã phát hiện ra nhưng
đặc điểm, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng tác động tới NC, trên cơ sở đó đề ra được
các biện pháp, giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng thỏa mãn các NC cũng như định
hướng phát triển NC.
1.2.3. Những nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp

Khi tìm hiểu nghiên cứu về NC của nông dân và NCGT thì có rất nhiều tác giả
trong nước nói đến như: Luận án tiến sĩ của Lê Thị Kim Chi “Vai trò động lực của NC
và vấn đề chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức các NC”.
[11] Luận án tiến sĩ của Hoàng Trần Doãn “Nghiên cứu NC điện ảnh của sinh viên”
ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về NC học tập, NC thành đạt, NC của trẻ
….nhưng khi phân tích ở khía cạnh NCGT thì chưa có một công trình nào. Phần lớn các
tác giả chỉ dừng lại ở các bài báo, các báo cáo tham luận.
Tác giả Nguyễn Đức Truyên với bài viết “Đô thị, nông thôn và NC dịch vụ
công cộng” đã đề cập đến sự quy hoạch của đô thị hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến
không gian sinh hoạt hằng ngày, NCGT và không gian sống của người dân. Tác giả
đã làm rõ những mối quan hệ của kiến trúc và NCGT “NCGT của con người và
không gian xã hội nông thôn; NCGT và không gian xã hội đô thị..” [102]
17


Luận án Tiến sĩ của Bùi Thị Vân Anh “Đặc điểm giao tiếp của người nghỉ
hưu ở Hà Nội” cũng đã đề cập đến NCGT của người già. Tác giả cũng đã làm sáng
rõ những đặc điểm, NCGT và lý giải được những nguyên nhân thúc đẩy người nghỉ
hưu giao tiếp với người khác.[1; 5]
Nghiên cứu về “NC của nông dân” do dự án VIE/98/004/B/01/99. Dự án
cũng nghiên cứu đến sự thỏa mãn các NCGT và NC dịch vụ của nông dân trong lĩnh
vực nông nghiệp [107]
Tác giả Mai Thanh Thế với bài “Bước đầu tìm hiểu về tác động của đô thị hóa đến
tâm lý nông dân ven đô thị”. Tác giả đã chỉ ra được những yếu tố bị tác động do sự ảnh
hưởng của đô thị như tâm trạng, lối sống, NCGT, mối quan hệ…bên cạnh đó cũng là yếu
tố kích thích đến NC, nâng cao nhận thức, tạo nên sự linh hoạt trong sản xuất từ nông
nghiệp thuần túy sang phi nông nghiệp dịch vụ….[81; 7]
Tác giả Nguyễn Hữu Thụ “NC việc làm của nông dân vùng đô thị hóa ở Hà
Nội”. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng việc làm và NC việc làm của nông dân
vùng đô thị hóa ở Hà Nội, các mặt biểu hiện của NC việc làm trên cơ sở đó đưa ra

một số biện pháp tâm lý để đáp ứng các NC.[82; 102]
Tác giả Đào Thị Oanh (2002) có bàn về NCGT của học sinh tuổi tiểu học:
“NCGT của học sinh cuối bậc tiểu học” [74; 123]. Tác giả nêu lên được những NC cơ
bản và đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học.
Khi nghiên cứu về NCGT tác giả Nguyễn Thanh Bình có hai công trình. Thứ nhất
ông nghiên cứu những NCGT của đối tượng sinh viên với bài “NCGT của sinh viên sư
phạm” [8; 56]. Thứ hai là tác giả nghiên cứu NCGT của trẻ “NCGT của trẻ” [6; 51]
1.2.4. Những công trình nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư
Khi nghiên cứu về người dân tái định cư một số nhà khoa học xã hội đã
nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nghiên cứu của tác giả Trang Hiếu Dũng (1995) “Những giải pháp kinh tế xã
hội chủ yếu, để ổn định và phát triển sản xuất đời sống cho nhân dân di chuyển ra
khỏi vùng hồ Ya Ly tỉnh Gia Lai – Kon Tum”. Tác giả đã phân tích đánh giá và dự
đoán được những khó khăn, những yếu tố tác động đến đời sống của người dân tái
định cư. Bên cạnh đó nêu lên được hệ thống các giải pháp về mặt kinh tế giúp cho
18


người dân phát triển kinh tế ổn định cuộc sống ở vùng tái định cư mới. [20; 5]
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng (2012) về “Nghiên cứu sự thích ứng với
điều kiện sống mới của dân di cư vùng thủy điện Sơn La”. Tác giả đã đề cập đến việc
thích ứng của người dân tài định cư ở vùng đất mới, có những đánh giá cơ bản về vấn
đề thích ứng của người dân tái định cư. Nhấn mạnh đến các yếu tố tác động đến đời
sống tâm lý xã hội của người dân vùng tái định cư [39; 6]
Tác giả Ngô Văn Giới (2013) “Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử
dụng đất nông nghiệp tại một số khu tái định cư tập trung ở Sơn La”. Nghiên cứu đã
tập trung vào việc xây dựng một bộ chỉ thị đánh giá và áp dụng vào việc sử dụng đất
nông nghiệp nhằm đưa ra biện pháp tăng cường sử dụng đất nông nghiệp có tính bền
vững cho đồng bào tái định cư. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc phát triên
kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng có hiệu quả lâu dài đất nông nghiệp. [26; 6]

Khi tìm hiểu về NCGT của người dân vùng TĐC, chúng tôi chưa thấy một
công trình nào đi sâu nghiên cứu. Chỉ có một số công trình nghiên cứu về đối tượng
là người dân ở vùng TĐC nhưng ở những khía cạnh kinh tế như: Ổn định sinh kế cho
người dân vùng TĐC, giải quyết việc làm cho người dân vùng TĐC và Các chủ
trương chính sách cho người dân vùng TĐC. Nên đây chính là một lý do nữa để tác
giả muốn đi sâu tìm hiểu về NCGT của người dân ở những vùng TĐC.
Khi tìm hiểu vấn đề nhu cầu giao tiếp cho người dân vùng tái định cư chúng
tôi nhận thấy đây là một lĩnh vực rất cần thiết trong thực tiễn hiện nay, tuy nhiên ở
trên thế giới cũng như trong nước vấn đề này còn bỏ trống, chưa được các nhà nghiên
cứu đi sâu tìm hiểu nghiên cứu.
Tiểu kết chương 1
Chương này đã làm rõ được những nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về
các nội dung cơ bản như: nhu cầu, nhu cầu giao tiếp, tái định cư, nhu cầu giao tiếp
người dân tái định cư.
Nội dung của chương này đã có những đánh giá thực trạng nghiên cứu của
nhu cầu giao tiếp người dân tái định cư ở trong nước và thế giới. Trên cơ sở đó đã hệ
thống hóa khái quát lên được những vấn đề đã nghiên cứu, những khía cạnh nghiên
19


×