Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

BÀI GIẢNG RỦI RO THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.76 KB, 47 trang )

Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ RỦI RO THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mục tiêu: Kết thúc bài giảng, các HV sẽ có thể:
- Hiểu và giải thích được các khái niệm cơ bản về hiểm hoạ, thiên tai, RRTT; BĐKH và thích ứng với BĐKH;
-

Liệt kê và mô tả được các loại hình thiên tai, đặc điểm, nguyên nhân và tác động chính;

-

Liên hệ thực tế về các loại hình thiên tai phổ biến ở Việt Nam với địa phương của mình, phân vùng địa lý các loại hình thiên
tai ở Việt Nam;

Bài này bao gồm các phần sau:
- Phần 1.1:
Khái niệm cơ bản về hiểm họa tự nhiên, thiên tai, rủi ro thiên tai quản lý rủi ro thiên tai và BĐKH
-

Phần 1.2:

Các loại hình thiên tai phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm, nguyên nhân và tác động

-

Phần 1.3:

Phân vùng địa lý thiên tai ở Việt Nam

Dụng cụ: Máy chiếu, Giấy A0; Thẻ màu; Băng keo; Bút dạ màu viết bảng hoặc viết giấy; file powerpoint trình chiếu; Tranh ảnh;
Băng đĩa liên quan
Thời
lượng


10
phút

Nội dung

Phương pháp, hoạt động cụ thể

Phát biểu khai mạc

-

5 phút

Giới thiệu đại biểu

-

Đại diện Ban tổ chức Giới thiệu các đại biểu

5 phút

Mục đích lớp tập huấn

-

Đại diện Ban tổ chức phát biểu mục đích lớp tập huấn

10
phút


Làm quen lớp học

-

Giảng viên sử dụng các phương pháp, trò chơi để giới thiệu các học viên và
làm quen với nhau. Có thể sử dụng trò chơi cùng tìm người có chung nhận diện
giống mình (ví dụ cùng mặc quần bò, cùng đeo kính) để tạo nhóm và làm quen
trực tiếp với nhau thông qua các câu hỏi, tên là gì? Công tác ở đâu? Sở thích là
gì? Và sau đó giới thiệu người trong nhóm của mình với cả lớp.

5 phút

Mong đợi của học viên

-

Mong đợi của học viên (đối với khoá học) Giảng viên nêu câu hỏi. Đại diện

Đại diện Ban tổ chức và khách mời phù hợp phát biểu khai mạc lớp tập
huấn

1

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ
Máy chiếu
Giấy A0
Bút dạ các
mầu (đỏ, đen,
xanh)



từng nhóm nói mong đợi của nhóm. Giảng viên tổng hợp ghi lên giấy A0 và dán
cố định cho đến hết khóa tập huấn.
5 phút

Nội quy lớp học

-

Giảng viên có thể hỏi học viên để học viên tự xây dựng nội quy của lớp học
(không sử dụng điện thoại di động, để di động ở chế độ yên lặng, thống nhất giờ
học, đi học đúng giờ, tham gia đầy đủ, nhiệt tình …). Giảng viên ghi lại các ý
kiến trên giấy A0 và treo lên tường giữ lại trong toàn bộ khóa tập huấn. Chỗ
treo giấy A0 nên để ở nơi dễ nhìn, thường gần cửa ra vào ở lớp tập huấn để học
viên tiện quan sát.

Học phần 1.1: Các khái niệm cơ bản về thiên tai và biến đổi khí hậu
Thời
lượng

Nội dung

Phương pháp, hoạt động cụ thể
-

10’

Giới thiệu, chào hỏi, làm quen và chia nhóm
Khởi động lớp học bằng trò chơi liên quan đến thiên tai. Chia lớp thành 4 hoặc 5

nhóm và đặt tên nhóm theo một số loại thiên tai phổ biến nhất ở Việt Nam, do học
viên tự liệt kê (Nhóm bão, nhóm lũ, nhóm hạn hán…).
Giới thiệu mục tiêu và các nội dung chính của bài 1 thông qua các slide liệt kê
mục tiêu và các nội dung chính của bài học.

Giới thiệu bài 1

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ
-

-

20’

Khái niệm về hiểm
họa và thiên tai

Thuyêt trình và động não:
Sử dụng slide hình ảnh để giải thích về khái niệm hiểm hoạ và thảm họa.( Hình
ảnh cơn bão ngoài đại dương: minh hoạ cho hiểm hoạ. Hình ảnh bão tấn công vào
đất liền gây thiệt hại: minh hoạ cho thiên tai).
2

-

Máy chiếu
Giấy A0
(08 tờ)
Giấy màu

đánh số
Bút dạ
màu viết giấy
hoặc viết bảng
Băng đĩa
liên quan đến
các loại hình
hiểm họa tự
nhiên
Tranh
hoặc hình ảnh
về hiểm họa
và thiên tai


-

10’

Các thuật ngữ cơ
bản về rủi ro thiên
tai và thích ứng
với BĐKH

Học viên sẽ thảo luận nhóm để liệt kê có các loại thiên tai nào thường xảy ra ở
địa phương (ghi kết quả ra bìa màu, mỗi loại thiên tai ghi vào một tờ bìa, dán lên
bảng, loại bỏ ý kiến trùng, giảng viên phân tích dựa trên ý kiến của HV.
Tất cả các hiểm họa đều có thể giảm nhẹ để ngăn ngừa thiên tai xảy ra.

Làm việc nhóm:

GV đưa cho từng nhóm các tờ in khái niệm và định nghĩa tách rời nhau để ghép.
Các nhóm sẽ có 5 phút để ghép cho đúng các nội dung với nhau. Các khái niệm:
Hiểm họa

Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản,
môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế,
xã hội.

Thiên tai

Thiên tai là các hiện tượng thời tiết, khí hậu và tự nhiên bất
thường gây thiệt hại về người, tài sản, công trình, môi trường,
điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Tình trạng dễ
bị tổn thương

Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản
khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh
hưởng bởi các tác động có hại từ hiểm họa tự nhiên.

Quản lý rủi ro
thiên tai

Là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy định
hiện hành, huy động tổ chức, cá nhân và kỹ năng, năng lực
tác nghiệp để thực hiện các chiến lược, chính sách và nâng
cao năng lực ứng phó nhằm giảm thiểu tác động thiên tai.

Rủi ro thiên

tai

Là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi
trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng
đồng trong một khoảng thời gian nhất định.

Thời tiết

Trạng thái của khí quyển tại một thời điểm cụ thể, được xác
định bởi các yếu tố khí tượng

Khí hậu

Thuật ngữ mô tả các trạng thái trung bình của thời tiết đã
từng xảy ra tại một nơi nào đó trong một khoảng thời gian
nhất định.

Biến đối khí
hậu

Là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể được nhận biết bằng
các thay đổi giá trị trung bình và/hoặc sự biến thiên các đặc
tính của nó, và duy trì trong các thời đoạn kéo dài, theo tiêu
3

-

-

-


Tài liệu hỗ
trợ: phần
2.1.2
Các thẻ
giấy viết sắn
khái niệm và
nội dung định
nghĩa
Slides,
máy chiếu.


chuẩn thường là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
Thích ứng với
biến đổi khí
hậu

-

-

10’

10’

Phân biệt các khái
niệm: hiểm hoạ,
thiên tai TDBTT


Giảm nhẹ rủi ro
thiên tai và Quản
lý rủi ro thiên tai

Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối
với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm
khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện
hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại

GV hướng dẫn các nhóm dán kết quả thảo luận lên Bảng (ghép tên khái niệm và
nội dung khái niệm. Giảng viên phân tích những từ chủ chốt trong khái niệm định
nghĩa.
Cần giải thích thêm về Thời tiết và Biến động khí hậu. Nên có hình ảnh (Slides)
để minh hoạ cho từng khái niệm này).
GV nhận xét để sắp xếp chính xác và nhắc lại định nghĩa và các nội dung của
từng khái niệm trên slides (Cần lưu ý rằng, khái niệm ghi trên slides là chính xác về
mặt khoa học. Nhưng để cho học viên dễ hiểu, giảng viên cần nói một cách đơn giản
và lấy một ví dụ đơn giản để minh hoạ cho khái niệm này)

Làm việc nhóm (5’):
Để phân biệt rõ hơn các khái niệm, GV có thể mời các học viên đưa ra ví dụ,
hoặc GV đưa ra các trường hợp cụ thể về các khái niệm, để phân biệt sự khác nhau
giữa Hiểm họa và thiên tai , và TTDBTT.
Thuyết trình (5’):
GV nhắc lại các khái niệm Hiểm họa, Thiên tai, Rủi ro trong thiên tai, Tình trạng
dễ bị tổn thương, Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Giảng viên nhấn mạnh: 1) rủi ro thiên tai là sự kết hợp giữa hiểm họa và tình
trạng dễ bị tổn thương; 2) một ai đó dễ bị tổn thương phụ thuộc vào sự tiếp xúc với
hiểm họa, tác động tiêu cực bởi hiểm họa và khả năng đương đầu và thích ứng
Tổng hợp và thuyết trình (5’):

Giảng viên giới thiệu khái niệm Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và sự phát triển của
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai trên toàn cầu;
GV phân tích nhấn mạnh đến mục đích của Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là nhằm
giảm Tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực;
Quản lý rủi ro thiên tai đề cập họat động/hành động/chính sách nhằm thực hiện
4

-

Các bức
ảnh thể hiện
các khái niệm:
hiểm hoạ,
thảm hoạ,
năng lực và
TTDBTT

-


Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

-

5’

Tổng kết phần 1.1

GV nêu câu hỏi để HV tóm tắt lại các khái niệm đã tìm hiểu và trao đổi với học viên
là họ có câu hỏi thắc mắc hoặc cần sự giải thích nào nữa không (không cần phải học

viên tóm tắt lại, nên để học viên nêu thắc mắc hoặc giảng viên đưa ra các ví dụ (gần
tương tự nhau để học viên phân biệt đâu là đúng đâu là chưa đúng).

Học phần 1.2: Các loại hình hiểm họa tự nhiên ở Việt Nam
Thời
gian

Nội dung

10’

Giới thiệu bài 2

30’

Các loại hình
thiên tai phổ biến
ở Việt Nam

Phương pháp, hoạt động cụ thể

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

Giới thiệu mục đích và các nội dung chính của bài 2 thông qua các slide liệt kê mục tiêu
và các nội dung chính của bài học.

-

Máy chiếu

Giấy A0

Học viên mô tả các loại hiểm họa xảy ra ở địa phương (theo định hướng ở phía dưới),
nguyên nhân? Đặc điểm?Tác hại? Yếu tố nào góp phần tạo nên tình trạng dễ bị tổn
thương. Đề nghị toàn bộ phần này thảo luận nhóm.
Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
Giảng viên tổng hợp, phân tích.
Riêng động đất và sóng thần không thảo luận nhóm.

-

Các bức
ảnh thể hiện
các loại thiên
tai phổ biến
(tham khảo tài
liệu của Dự
án)
Giấy A0
Slides,
máy chiếu.

Giảng viên sẽ giảng để học viên hiểu. Cần nhớ rằng một số loại hiểm họa như xâm nhập
mặn, sạt lở bờ sông bờ biển, ngập lụt không có trong tài liệu vì vậy giảng viên cần phải
chuẩn bị thêm kiến thức về các nội dung này.
Lưu ý định hướng loại hiểm họa cho các lớp:
Miền Bắc (vùng núi): lũ quét, hạn hán, sạt lở đất
Miền Trung: Bão, lũ trên sông nội địa, xói lở bờ biển, bờ sông;
Miền Nam: Lũ sông Tiền, sông Hậu, xâm nhập mặn, ngập lụt, lốc xoáy.
5


-


Trình bày (10’):
Đại diện các nhóm lên trình bày. Giáo viên tổng kết bằng nội dung tóm tắt từ tài
liệu hướng dẫn.
5’

Tổng kết phần 1.2

Thuyết trình:
- GV trao đổi với học viên để biết họ còn có câu hỏi hay thắc mắc cần sự giải thích
nào nữa không.

6


Học phần 1.3: Phân vùng và xu thế của các loại hình hiểm họa tự nhiên phổ biến ở Việt Nam
Thời
gian
5’

10’

Nội dung
Giới thiệu bài 3

Giới thiệu và giải
thích mối liên

quan giữa vị trí
địa lý và các thiên
tai ở Việt Nam

-

Phân vùng các
loại hình hiểm họa
chính ở Việt Nam

Giới thiệu mục đích và các nội dung chính của bài 3 thông qua các slide liệt kê
mục đích và các nội dung chính của bài học.

PP nhóm nhỏ: :
Câu hỏi thảo luận nhóm :
Nhóm 1:Tại sao Việt Nam lại phải chịu nhiều hiểm họa?
Nhóm 2:Hiểm họa nào thường xuyên xuất hiện và gây tác hại nhiều nhất?
Nhóm 3:Dựa vào cơ sở nào để có thể phân vùng địa lý các hiểm hoạ tự nhiên?
Nhóm 4:Mục đích của phân vùng địa lý các hiểm hoạ tự nhiên là gì?
-

20’

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

Phương pháp, hoạt động cụ thể

-


-

Máy chiếu
Giấy A0
Bản đồ
(bản đồ phân
vùng hiểm
họa, nếu có)
Slides,
máy chiếu.

Giảng viên sử dụng bản đồ Việt Nam để phân vùng và giải thích ảnh hưởng của
vị trí địa lý của Việt Nam đến nguyên nhân xuất hiện các hiểm hoạ và hiểm họa?

Giảng viên trình bầy “phân vùng địa lý của các hiểm hoạ tự nhiên theo Chiến lược
PT&GNTT của Việt Nam. Giải thích tại sao Chiến lược lại phân ra như vậy. Mục đích
phân vùng này là gì.
Loại hình hiểm họa

Nơi thường xảy ra

Thời gian xuất
hiện

Tần suất xuất hiện

Bão

-


-


Hạn hán

Học viên tập trung thảo luận cụ thể các vấn đề sau:
Loại hình hiểm hoạ tự nhiên đó thường xảy ra ở địa phương vào thời gian nào?
7

Sử dụng
bản đồ phân
vùng thiên tai
ở Việt Nam
Giấy A0
Slide, máy
chiếu
Bảng phân
vùng, loại
hình thiên tai


-

Mức độ gây nguy hiểm như thế nào?
Trong quá khứ, những hiểm họa nào là điển hình nhất.
Sắp xếp thiên tai (1 cách tương đối) theo mức độ gây thiệt hại (tiêu chí lấy sinh
mạng con người là ưu tiên số 1).
Kinh nghiệm nhận biết sự xuất hiện của các hiểm hoạ tự nhiên.
Trình bày: (10’):
Đại diện các nhóm lên trình bày. Giáo viên tổng kết bằng nội dung tóm tắt từ tài liệu

hướng dẫn. (Chú ý có nội dung không có trong tài liệu đâu)
10’

Tổng kết phần 1.3

Thuyết trình:
- Giảng viên tổng kết những nét chính về hiểm hoạ tự nhiên thường xuất hiện và gây
thiệt hại đến Việt Nam. Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phân vùng địa lý hiểm hoạ
tự nhiên.

Chương 2: QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI
Mục tiêu: Kết thúc bài giảng các học viên có thể

-

Trình bày được các khái niệm về QLRRTT và các mô hình QLRRTT

-

Mô tả được vai trò và các nhiệm vụ chính của cán bộ QLRRTT

Bài này bao gồm các phần sau:

-

Phần 2.1:

Thuật ngữ QLRRTT

-


Phần 2.2:

Mô hình QLRRTT

-

Phần 2.3:

Các nguồn lực cho QLRRTT

Dụng cụ: Máy chiếu, Giấy A0; Băng keo; Bút viết bảng các mầu; Slide; Tranh ảnh
Quy trình thực hiện:
8


Phần 2.1: Thuật ngữ QLRRTT
Thời
gian
5’

25’

Nội dung
Giới thiệu bài 2

Khải niệm về
QLRRTT

Phương pháp, hoạt động cụ thể


-

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

-

Slides,
Máy chiếu

Động não (10’)?

-

-

Slides,
Máy chiếu

-

Bút dạ viết
bảng, viết giấy

-

Giấy A0

Giới thiệu mục tiêu và các nội dung chính của chương 2 thông qua các slide liệt

kê mục đích và các nội dung chính của bài học.
Anh chị hiểu khái niệm QLRRTT như thế nào?

GV mời một số hv trả lời, sau đó diễn giải lại trên Slide, hoặc giảng viên tổng
hợp trên giấy A0
Thuyêt trình (15’):

-

Quản lý rủi ro thiên tai một cách toàn diện.

GV cần làm rõ khái niệm quản lý rủi ro thiên tai theo hướng tiếp cận toàn diện (một
trong các nguyên tắc cơ bản của QLRRTT)
GV có thể gợi ý, dẫn dắt cho HV hiểu được khái niệm toàn diện trong QLRRTT
Thảo luận nhóm nhỏ:

30’

-

GV yêu cầu mỗi nhóm giải thích theo ý hiểu của mình về các khái niệm

-

Nhóm 1: Giảm nhẹ
Nhóm 2: Phòng ngừa
Nhóm 3: Ứng phó
Nhóm 2: Khắc phục hậu quả

Các thuật ngữ cơ

bản về QLRRTT

-

GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. Sau đó
đưa ra các khái niệm trên Slides.

9

Slides,
máy chiếu.
Giấy A0
Bút mầu
các loại


Phần 2.2: Các mô hình QLRRTT
Thời
gian

30’

Nội dung

Khái quát một số
mô hình QLRRTT

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Động não (10’):
Các hoạt động QLRRTT mà học viên đã biết ở địa phương mình?

GV tổng hợp trên bảng (hoặc giấy A0).
GV đặt thêm các câu hỏi tìm hiểu mức độ hiểu biết của HV?
Thuyết trình (20’)

-

Mô hình thu hẹp và mở rộng (mô hình co giãn) thiên tai
Mô hình áp lực và giải tỏa thiên tai
GV Tập trung phân tích và làm rõ mục đích, ý nghĩa của từng mô hình
GV đưa ra các ví dụ, câu hỏi mình họa nhằm giúp học viên hiểu thêm về nội dung
bài giảng

10

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

-

Giấy A0
Slides,
máy chiếu.
Bút dạ viết
bảng, viết giấy


Phần 2.3: Các nguồn lực QLRRTT
Thời
gian


30’

Nội dung

Vai trò và các
nhiệm vụ của cán
bộ QLRRTT

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Động não – Thẻ màu
Câu hỏi nhóm 1+2+3: Hãy liệt kê các nhiệm vụ của cán bộ QLRRTT ở địa phương mình
trong QLRRTT (Thẻ màu xanh)
Câu hỏi nhóm 2+5: Nêu vai trò của cán bộ QLRRTT (thẻ màu vàng)

-

Mỗi nhiệm vụ/vai trò chỉ viết vào MỘT thẻ màu, viết to rõ ràng
Mỗi câu hỏi chỉ có một nhóm dán lên bảng, các nhóm khác bổ sung
GV đặt câu hỏi để học viên tổng hợp phân tích

11

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

-

Thẻ màu
(2 loại màu)



Bài 3: GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
Mục tiêu: Kết thúc bài giảng các học viên có thể
- Phân biệt được các khái niệm về GNRRTT

-

Phân tích được các yếu tố cấu thành rủi ro thiên tai và nhận thức được tình trạng dễ bị tổn thương

-

Trình bày được kiến thức cơ bản về giới và lồng ghép giới trong GNRRTT

-

Trình bày được các loại biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai khác nhau và các hoạt động áp dụng ở cấp xã và thôn ở Việt
Nam.

-

Nhận thức được GNRR nhằm xây dựng cộng đồng có khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi

Bài này bao gồm các phần sau:
- Phần 3.1:
Khái niệm về GNRRTT

-

Phần 3.2:


Nhận thức về tình trạng dễ bị tổn thương

-

Phần 3.3:

Giới trong GNRRTT

-

Phần 3.4:

Các biện pháp GNRRTT và xây dựng cộng đồng có khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi

Dụng cụ: Giấy A0; Thẻ màu; Băng keo; Bút dạ viết bảng và giấy các màu; Slide; Tranh ảnh
Quy trình thực hiện:

12


Phần 3.1: Khái niệm về GNRRTT
Thời
gian

Nội dung

Phương pháp, hoạt động cụ thể

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ


-

15’

Khái niệm
GNRRTT

-

GV đề nghị HV nhắc lại khái niệm Rủi ro thiên tai là gì?
Động não (15’):
Câu hỏi động não chung cả lớp:

-

GV yêu cầu HV đưa ra một số ví dụ về hoạt động GNRRTT cụ thể ở địa phương
mình.

Slides,
máy chiếu.
Giấy A0
Bút mầu
viết bảng viết
giấy các mầu

GV ghi chép nhanh ý chính lên bảng, HV tổng hợp và bổ sung từ đó đưa ra
được mục đích của việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai?

Phần 3.2: Nhận thức về tình trạng dễ bị tổn thương

Thời
gian

5’

40’

Nội dung

Khái niệm về tình
trạng dễ bị tổn
thương

Các yếu tố tình
trạng dễ bị tổn
thương

Phương pháp, hoạt động cụ thể

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

Động não? (5’)

-

-

-


GV mời hv nhắc lại khái niệm TTDBTT đã được giới thiệu ở chương I
Theo anh chị có các yếu tố nào góp phần tạo nên TTDBTT?
GV tổng hợp và đưa ra 5 nhóm yếu tố của TTDBTT: Vật lý; văn hóa-xã hội; kinh
tế; môi trường; quản lý nhà nước.

Động não (5’):

-

GV đưa ra 2 bức tranh về hai ngôi nhà và đề nghị các HV nhận xét về tình trạng
dễ bị tổn thương nếu người dân sinh sống trong 2 ngôi nhà đó.

-

GV đặt các câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài giảng: như vật liệu xây dựng là gì?,
Ngôi nhà nào vững chắc hơn? Ngôi nhà nào đang ở vị trí nguy hiểm? tại sao?
Thuyết trình (15’)
13

Slides,
máy chiếu.
Giấy A0
Bút mầu
viết bảng, viết
giấy

-

Tranh ảnh
minh họa


-

Slide, máy
chiếu


+
+
+
+

Các khía cạnh khác như:
Văn hóa - xã hội (Ví dụ minh họa trình độ nhận thức không tốt về hiểm họa như trú
mưa dưới gốc cây to, hay làm nhà ở ngay chân sườn dốc…)
Kinh tế: Đói nghèo thiếu cơ hội học hành, thiếu khả năng tiếp cận nguồn lực
Môi trường; Chặt phá rừng làm xói mòn đất, tăng lũ lụt và sạt lở đất
Quản lý nhà nước: Vấn đề thực thi pháp luật, an ninh, tham nhũng ảnh hưởng đến
tình trạng dễ bị tổn thương

-

Kể một câu chuyện thông qua một bức tranh về thảm họa sạt lở đất ở hồ chứa
Vaiont (Ý) để minh họa thêm về yếu tố vật lý, yếu tố quản lý nhà nước.
Hoạt động nhóm: (10’)

-

GV đưa ra tình huống: Một con sông lớn ở miền trung có lũ lớn xảy ra khá
thường xuyên chảy qua 2 khu vực kinh tế. Khu vực 1 là các trung tâm thương mại,

Khu vực 2 là vùng nông nghiệp. Các số liệu cho thầy khả năng xảy ra lụt có mức độ
tương tự là như nhau. Liệu cả hai cộng đồng có cùng một mức độ dễ bị tổn thương?
GV yêu cầu HV đưa ra các ý kiến của mình. GV ghi lên bảng sau đó tổng hợp
lại.
Áp dụng: (10’)

-

GV đưa ra các bức tranh và yêu cầu các học viên chỉ ra các yếu tố góp phần
tạo nên tình trạng dễ tổn thương trong từng bức tranh.

Thuyết trình (10’)

10’

Sự tiến triển của
tình trạng dễ bị
tổn thương

-

-

Khung tiến triển về tình trạng dễ bị tổn thương

Slides,
máy chiếu.

Tiến triển của tình trạng dễ bị tổn thương về giới
GV Tập trung phân tích các lớp nguyên nhân dẫn gây ra tình trạng dễ bị tổn thương.

GV đưa ra các ví dụ mình họa nhằm giúp học viên hiểu thêm về nội dung bài giảng
và nhấn mạnh TTDBTT chỉ được loại trừ khi nguyên nhân căn bản được làm rõ

Phần 3.3: Vấn đề giới trong GNRRTT
Thời
gian
20’

Phương pháp, hoạt động cụ thể

Nội dung
Một số khái niệm
cơ bản về giới

Động não (10’)

-

Dụng cụ, tài liệu
hỗ trợ

-

Khi nói đến phụ nữ chúng ta hay nghĩ đến những đặc điểm gì? (về hình dáng,
14

Thẻ màu


nghề nghiệp, tính cách…)?


-

Bút viết
bảng và giấy

-

Slide, máy
chiếu

-

Khi nói đến nam giới chúng ta hay nghĩ đến những đặc điểm gì? (về hình dáng,
nghề nghiệp, tính cách…)?
Mỗi đặc điểm viết lên 1 thẻ màu, GV tổng hợp
Thuyết trình (10’)

-

Trình bày các khái niệm
o

Giới

o

Bình đẳng giới

o


Lồng ghép về giới

GV cần lưu ý phân biệt sự khác biệt giữa ‘giới tính’ và ‘giới’;
Ý nghĩa của từng khái niệm
Thuyết trình (10’)

10’

Vai trò giới trong
công tác GNRRTT

-

Khái niệm về vai trò giới

GV phân tích đưa ra vai trò giới theo 3 nhóm cơ bản
o Vai trò sản xuất
o

Vai trò tái sản xuất

o

Vai trò cộng đồng

Trên cơ sở đó trình bày vai trò giới trong công tác GNRRTT theo 3 nhóm này

3.4: Các biện pháp GNRRTT và xây dựng cộng đồng có khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi
Thời

gian
40’

Phương pháp, hoạt động cụ thể

Nội dung
Các biện pháp
GNRRTT

Thuyết trình (10’)

-

GV phân tích mối quan hệ giữa RRTT với Hiểm họa; TTDBTT; năng lực ứng
phó.
Từ đó đưa ra được các loại biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai
o

Giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương

o

Nâng cao năng lực

o

Giảm nhẹ tác động của hiểm họa
15

Dụng cụ, tài liệu

hỗ trợ

-

Giấy A0
Slide, máy
chiếu


Thảo luận nhóm (30’)

-

-

GV chia lớp thành 3 nhóm
Các nhóm thảo luận (15’), trình bày các biện pháp GNRRTT ở địa phương mình
theo các chủ đề sau:
+ Giảm nhẹ hiểm họa
+ Giảm thiểu TTDBTT
+ Nâng cao năng lực.
Ghi kết quả trên giấy A0, cách trình bày tùy theo sự sáng tạo của mỗi nhóm
Đại diện mỗi nhóm trình bày trong vòng (5’)

GV yêu cầu các thành viên trong nhóm bổ sung và đánh giá.
Động não (5’)

-

20’


Các hoạt động
GNRRTT ở cấp
thôn, xã và hộ gia
đình

Loại hình thiên tai phổ biến nhất ở địa phương?

-

Thảo luận nhóm (15’)

-

Giấy A0,
Slide, máy
chiếu

Các hoạt động GNRRTT ở cấp thôn, xã và hộ gia đình
o

Giảm nhẹ và phòng ngừa

o

Ứng phó

o

Cứu trợ và khôi phục


GV yêu cầu các HV đóng góp ý kiến, tổng hợp trên bảng. Sau đó yêu cầu các HV tham
khảo thêm tài liệu trong sách (phụ lục VI.1)
Thuyết trình (20’)
20’

Xây dựng cộng
đồng có khả năng
ứng phó, phục
hồi và thích nghi

-

-

Khái niệm thế nào là ‘Khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi’
Trên cơ sở phân tích ‘Tiến triển của sự an toàn’. GV nhấn mạnh rằng mục đích
của GNRRTT là làm cho cộng đồng phát triển theo cách xây dựng khả năng ứng
phó, phục hồi và thích nghi thông qua việc giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và
nâng cao năng lực quản lý rủi ro của cộng đồng.

Bài 4: ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI
Mục tiêu: Sau bài này, các học viên sẽ:
16

Slide, máy
chiếu


-


Hiểu được mục đích, tầm quan trọng của đánh giá rủi ro thiên tai

-

Biết được các nội dung, nguyên tắc và các bước đánh giá rủi ro thiên tai

-

Biết được các loại công cụ đánh giá hiểm hoạ, TTDBTT và năng lực

Nội dung chính:
- Khái niệm cơ bản về đánh giá RRTT
-

Nội dung, các bước thực hiện và nguyên tắc đánh giá RRTT

-

Giới thiệu các công cụ “Đánh giá có sự tham gia”

-

Liên hệ đánh giá RRTT ở địa phương

Dụng cụ: Giấy A0; Thẻ màu; Băng keo; Bút lông; Slide; Tranh ảnh
Thời gian thực hiện: Thời gian 135 phút

17



Học phần 4.1: Các khái niệm và các bước thực hiện đánh giá rủi ro thiên tai (thời gian 85 phút)
Thời
gian

Nội dung

Phương pháp, hoạt động cụ thể
-

5’

Giới thiệu bài

-

40’

Giảng viên giới thiệu và làm quen với học viên (nếu cần)
Trò chơi khởi động lớp học
Giới thiệu mục tiêu và nội dung chính của bài.

Giới thiệu khái Bài tập động não : (5’)
niệm cơ bản
Giảng viên chiếu hoặc đưa ra 1 bức tranh về chủ đề rủi ro, đề
nghị các học viên viết suy nghĩ của mình về bức tranh lên thẻ
màu, chọn một số học viên (chú ý lựa chọn các học viên nam, nữ,
già, trẻ, công tác ở các đơn vị khác nhau) dán các ý kiến lên giấy
A0
Thảo luận, phân tích (5’)

Giảng viên phân tích sự khác nhau khi các học viên đưa ra các ý
kiến viết trên thẻ màu, liên hệ với vấn đề hiểu biết về rủi ro thiên
tai của các đối tượng khác nhau.
Bài tập thực hành về phân tích rủi ro thiên tai (5’)
Giảng viên chiếu 1 bức hình (hoặc tranh ảnh) đề nghị các nhóm
quan sát bức hình và xác định các rủi ro có thể xảy ra cho các
đối tượng trong bức tranh, viết các ý kiến lên giấy A0
Thuyết trình (10’)
Giảng viên tổng hợp các ý kiến, dẫn dắt vấn đề về mục đích, ý
nghĩa của việc đánh giá RRTT
Nhắc lại khái niệm hiểm họa và đánh giá rủi ro
18

Dụng cụ, tài
liệu hỗ trợ
Máy
chiếu
-

Tranh
Thẻ màu
Bút lông
Giấy A0


40’

Nội dung, các
bước thực
hiện, nguyên

tắc đánh giá
RRTT

Trình bày vắn tắt đánh giá RRTT - Giảng viên tập trung vào 2
cách đánh giá RRTT (1) không có sự tham gia, (2) có sự tham
gia.
Phân tích phương pháp ĐGRRTT có sự tham gia (5’)
GV đặt câu hỏi để hv phân tích sự khác nhau giữa 2 cách đánh
giá này
GV tập trung phân tích ưu điểm của PP ĐGRRTT có sự tham
gia
Thảo luận nhóm nhỏ (10’)
Nhóm 1 + 2: Anh (chị) hãy nêu lý do phải đánh giá rủi ro thiên tai?
Nhóm 3 + 4 + 5: Anh (chị) nêu những khó khăn/ thách thức trong đánh
giá RRTT có sự tham gia
Mỗi câu hỏi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
Giảng viên bổ sung và chốt lại các ý chính
Thuyết trình (5’)
GV giới thiệu các nội dung đánh giá RRTT
Các nội dung chính của đánh giá hiểm họa
Bài tập nhóm đánh giá hiểm họa bằng ma trận (20’)
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn 1 hiểm họa cho 1 vị
trí, địa điểm cụ thể (có thể liên hệ với các hiểm họa thường gặp tại địa
phương mình ví dụ như bão, lũ sông, hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, xâm
nhập mặn…). Yêu cầu các nhóm đánh giá hiểm họa bằng bảng ma
trận và viết lên giấy A0. Thời gian chuẩn bị là 5’
- Chọn 1, 2 nhóm lên trình bày kết quả đánh giá hiểm họa, các nhóm
khác đóng góp ý kiến
19


-

Máy
chiếu
Giấy A0
Bút mầu


- Giảng viên tổng hợp, phân tích cách đánh giá hiểm họa
Thuyết trình (15’) Giảng viên trình bày
- Các nội dung đánh giá TTDBTT
- Các nội dung đánh giá Năng lực
- Các bước thực hiện đánh giá RRTT
- Các nguyên tắc thực hiện đánh giá RRTT
- Các điểm cần lưu ý khi thực hiện đánh giá RRTT
Học phần 4.2 : Giới thiệu các công cụ đánh giá rủi ro thiên tai (thời gian 50 phút)
Thời
gian
35’

Nội dung
Giới thiệu các
công cụ Đánh
giá có sự tham
gia

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Động não nhanh (5'): Phát bìa màu cho các nhóm
Yêu cầu các nhóm liệt kê các phương pháp, công cụ đánh giá hiểm
họa, TTDBTT, Năng lực mà mình biết, (lưu ý với hv là phương pháp

khác với công cụ) lên bìa màu, viết to, rõ ràng.
Yêu cầu Hv dán bìa màu lên bảng, loại bỏ các ý kiến trùng lặp.
Thuyết trình (5’): GV tổng hợp và bổ sung loại công cụ/phương pháp
còn thiếu
Các loại công cụ mà học viên nêu ra có thể đúng hoặc sai, dư
hoặc thiếu. GV sẽ dẫn dắt và hướng các học viên vào trọng tâm của
bài bằng cách gợi ý và nhắc lại nội dung bài học cũ như:
o Muốn đánh giá các loại hiểm họa nên sử dụng công cụ nào?
o Muốn đánh giá TTDBTT của cộng đồng nên sử dụng công cụ
nào?
20

Dụng cụ, tài
liệu hỗ trợ
- Giấy A0 vẽ
sẵn các ví dụ
từ các công cụ
sử dụng trong
đánh giá
- Bìa màu cho
các nhóm
- Giấy A0
- Hình ảnh ví
dụ sử dụng
công cụ đánh
giá RRTT


o Tương tự nên sử dụng công cụ nào để đánh giá về năng lực của
cộng đồng?

o Sử dụng công cụ đánh giá từ đơn giản tới phức tạp
Làm việc nhóm ( 20’)
Chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm chọn một số công cụ đánh giá
RRTT đơn giản (ví dụ như hồ sơ lịch sử, lát cát, bản đồ hiểm họa,
lịch mùa vụ). Yêu cầu các nhóm nêu mục đích và cách sử dụng công
cụ đánh giá RRTT này, viết lên giấy A0 (5 phút)
Chọn 1, 2 nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình (15 phút), các
nhóm khác đóng góp ý kiến
Thuyết trình (5’): GV tổng kết lại các công cụ đánh giá rủi ro, sử
dụng ví dụ cụ thể (chọn kết quả đánh giá RRTT bằng 1 công cụ đánh
giá cụ thể, ví dụ như pp lát cắt hay lịch mùa vụ) để minh họa

10’

Liên hệ đánh
giá RRTT ở
địa phương

5’

Tổng kết
chương 5

Câu hỏi liên hệ thực tế và thảo luận (10' )
GV đề nghị các nhóm liên hệ thực tế về đánh giá RRTT ở địa phương
mình qua các câu hỏi:
Đã có dự án đánh giá RRTT ở địa phương chưa?
Kết quả và những khó khăn, tồn tại?
Thuyết trình:
Giảng viên tổng kết những nội dung chính của chương 5: Nhấn mạnh

mục đích, ý nghĩa của đánh giá RRTT, Nội dung và phương pháp đánh
giá RRTT và công cụ đánh giá RRTT.
GV trao đổi với học viên để biết họ còn có câu hỏi hay thắc mắc cần
sự giải thích nào nữa không.


21

-

Giấy
A0, bút


Chương 5: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Mục tiêu:
Kết thúc bài học, các học viên sẽ có thể:
• Hiểu được các khái niệm, định nghĩa, nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
• Mô tả được các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
• Nắm được kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam
• Nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Bài này bao gồm các phần sau:
1. Khái niệm, định nghĩa và nguyên nhân
2. Kịch bản biển đổi khí hậu Việt nam
3. Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt nam
Dụng cụ: Máy chiếu, Giấy A0; Thẻ màu; Băng keo; Bút lông; Slide; Tranh ảnh, Video
Quy trình thực hiện:

22



Học phần 5.1 - Giới thiệu về biến đổi khí hậu
Thời
gian
6’

24’

Nội dung
Giới thiệu học
phần 5.1

Khái niệm về biến
đổi khí hậu

Dụng cụ,
tài liệu hỗ
trợ

Phương pháp, hoạt động cụ thể

-

Giới thiệu mục tiêu và các nội dung chính của học phần 5.1.

Trải nghiệm/động não:
GV đưa ra một số hình ảnh/video clip và biểu đồ về tình trạng biến đổi khí hậu
Nêu câu hỏi dẫn dắt để học viên phân tích:
• Qua hình ảnh/đoạn video clip/biểu đồ trên, các anh chị suy nghĩ liên tưởng đến hiện tượng
gì tại Việt Nam và địa phương?

• Qua các phương tiện thông tin đại chúng và các thông tin từ các biểu đồ, các anh chị hiểu
như thế nào là BĐKH
GV dẫn dắt vào bài và trình bày bằng slide giới thiệu chung về biến đổi khí hậu
Lưu ý: chú trọng và sử dụng thuật ngữ liên quan đến biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai liên
quan tới biến đổi khí hậu khác.

-

Máy chiế

- hình ảnh/vide
clip

- hệ thống câ

hỏi dẫn d
phân tích

Học phần 5.2 - Định nghĩa biến đổi khí hậu.
Thời
gian

Nội dung

10’

Định nghĩa biến đổi
khí hậu.

Dụng cụ, tài

liệu hỗ trợ

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Động não nhanh:

-

-

Từ trước khóa tập huấn này, anh,chị

nhận thức BĐKH là gì?

Các hiện tượng, biểu hiện nào ở địa phương anh,chị

cho rằng có thể là do BĐKH?

Chọn đáp án đúng:

-

Đưa ra 5 khái niệm nhưng không nói đó là định nghĩa gì. Viết sẵn và phát cho mỗi nhóm 5
thẻ màu mang tên KHÍ HẬU, THỜI TIẾT và BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,

-

Mỗi nhóm thảo luận nhanh trong vòng 5p, sau đó GV hỏi từng khái niệm, từng nhóm chọn
một trong 5 thẻ trên giơ lên.

-


Nếu có sự khác biệt giữa các nhóm thì yêu cầu nhóm giải thích tại sao lại cho rằng như vậy.
GV tổng hợp và chốt lại đáp án đúng.
23

Máy
chiếu


-

Lưu ý: phân biệt biến đổi khí hậu với sự thay đổi thời tiết, thiên tai và các khái niệm khác,
sử dụng định nghĩa của IPCC và WMO.

Học phần 5.3 – Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
Thời
gian

10’

Nội dung

Nguyên nhân của
biến đổi khí hậu

Dụng cụ, tài
liệu hỗ trợ

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Liên hệ thực tế:

Với các hiện tượng, biểu hiện nào ở địa phương anh,chị cho rằng có thể là do BĐKH?
Động não nhanh theo nhóm:
Câu hỏi: Theo anh/chị có những nguyên nhân nào dẫn đến biến đổi khí hậu?
- Thảo luận nhóm ghi nguyên nhân ra giấy trắng A4 trong vòng 5 phút
- Phân nhóm: Nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do con người
- GV mời từng nhóm trả lời theo vòng tròn, mỗi nhóm trả lời MỘT nguyên nhân, nhóm sau không
nêu trùng ý kiến của nhóm trước. Quay vòng cho đến khi các nhóm hết ý kiến. Nhóm có ý kiến cuối
cùng sẽ thắng cuộc và được thưởng bằng một tràng vỗ tay.
- GV chốt lại bằng slide
Lưu ý: lưu ý khung thời gian của các nguyên nhân biến đổi khí hậu, hướng học viên suy nghĩa về
các nguyên nhân xuất phát từ Việt Nam và tác động tới Việt Nam.

-

Máy
chiếu

giấy A4

Học phần 5.4 - Dao động Nam của hiện tượng El Niño, La Nina (ENSO).
Thời
gian

Nội dung

10’

Dao động Nam của
hiện tượng El Niño
(ENSO)


Phương pháp, hoạt động cụ thể
Thuyêt trình:

-

-

Sử dụng các video và slides giới thiệu về EL Niño, La Niña và ENSO.
Lưu ý: lưu ý tới các tác động trực tiếp tới Việt Nam (ví dụ cơn báo Linda năm 1997 và tác
động của El Niño tại Việt Nam)

Liên hệ thực tế:

-

Dụng cụ, tài
liệu hỗ trợ

Anh,chị

có cho rằng hiện tượng El Niño, La Niña và ENSO tác động tới những sự thay
24

Máy
chiếu


đổi về thời tiết, khí hậu và các rủi ro thiên tai tại địa phương như thế nào?


Học phần 5.5 - Các biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Thời
gian

50’

Nội dung

Các biểu hiện của
biến đổi khí hậu tại
Việt Nam

Dụng cụ, tài
liệu hỗ trợ

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Thảo luận nhóm nhỏ 10p:
Câu hỏi:
1. Hãy liệt kê và mô tả các biểu hiện có thể do biến đổi khí hậu tại VN
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới KT-XH và các hoạt động phát triển như thế nào?
5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người như thế nào?
4. Hãy kể những hành động cụ thể của chính quyền và cộng động địa phương của anh chị trong
việc ứng phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

-

Máy
chiếu

-


câu hỏi
thảo luận

-

giấy Ao,
bút,
băng
dính

- Các nhóm thảo luận ghi kết quả trên giấy A0 và mỗi nhóm cử đại diện trình bày
- GV tổng hợp, phân tích và bổ sung vào kết quả sau phần trình bày của từng nhóm
Lưu ý: lưu ý tới các biểu hiện trong các thập kỷ gần đây tại Việt Nam.

Học phần 5.6 – Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam.
Thời
gian
10’

Nội dung
Kịch bản biến đổi
khí hậu Việt Nam

Dụng cụ, tà
liệu hỗ trợ

Phương pháp, hoạt động cụ thể
Thuyêt trình:


-

10'

-

Sử dụng các slides giới thiệu về kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Lưu ý: lưu ý khái niệm về kịch bản, phân biệt kịch bản với dự báo.
Liên hệ thực tế:

-

-

Các anh,chị cho biet kịch bản BĐKH cho Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho công việc
phòng tránh thiên tai và các hoạt động phát triển tại địa phương?

-

KỊch bản BĐKH cho Việt Nam đã thay đổi nhận thức của anh,chị về BĐKH như thế nào và
có những tác động tới công tác phòng tránh thiên tai, lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển
(ví dụ: phát triển cơ sở hạ tầng) như thế nào?
25

Máy
chiếu


×