Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 25 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
I.
II.
III.
IV.
V.

Một số vấn đề lí luận về hợp đồng……………………………………..1
Hợp đồng vô hiệu………………………………………………………7
Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu…………………………….…..17
So sánh hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng ………………….…….22
Những bất cập khi xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu ……...24


LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường , các tranh chấp kinh tế xuất hiện ngày càng
nhiều với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng phức tạp. Tranh chấp kinh tế phát
sinh đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích mà các tranh
chấp kinh tế chủ yếu được giải quyết tại tòa án.
Trong quá trình hoạt động, các cá nhân hay tổ chức muốn phát triển đều phải tham gia
vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó việc các bên thiết lập với nhau những
quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xã hội. Các
hình thức pháp lí của các quan hệ đó chính là hợp đồng.
Và đặc biệt, bài luận này, chúng em muốn đề cập chi tiết đến chủ đề “hợp đồng vô hiệu và
xử lý hợp đồng vô hiệu”. Đây là một chủ đề có tính chất phức tạp, mặt khác, do trình độ
còn hạn chế nên chúng em có nêu một số vấn đề cơ bản. Chủ đề được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên giảng dạy và sự giúp đỡ của một số tài liệu bổ ích.


Chúng em xin chân thành cảm ơn !


I.

Một số vấn đề lí luận về hợp đồng
1. Khái niệm hợp đồng

Các cá nhân hay tổ chức muốn phát triển đều phải tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội
khác nhau, trong đó việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao
cho nhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng
vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của xã hội, của việc giao lưu, buôn bán, hợp tác
kinh tế, thương mại, đã dẫn đến việc hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ
thể khác nhau như hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động... Theo đó, hợp đồng theo nghĩa
chung nhất là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính bản chất của hợp đồng, vì suy cho cùng, các
bên thiết lập hợp đồng là để ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn
trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó.
Xuất phát từ bản chất của hợp đồng, pháp luật của Việt Nam qui định hợp đồng phải
tuân thủ các điều kiện bắt buộc: chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự; nội
dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức
xã hội; các bên hoàn toàn tự nguyện. Sau đây là các điều kiện cụ thể:
a. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự:
- Đối với cá nhân:

Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực
hành vi dân sự của họ.Theo qui định của BLDS 2005 . Lưu ý các em phải trích dẫn Luật
dân sự 2015 nhé, không được trích dẫn luật 2005 Kiểm tra lại nội dung này.
+ Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp
đồng dân sự (Điều 19)
+ Người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực
hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của họ 41 phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù
hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18


tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20)
+ Người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch liên
quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp
(Điều 21)
+ Người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và mọi
giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người giám hộ (Điều 22)
+ Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới
tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch
phục vụ nhu cầu hàng ngày (Điều 23).
- Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:
Pháp nhân là những tổ chức có đủ các điều kiện được qui định tại Điều 84 BLDS 2005.
(Không được trích luật DS 2005)
+ Các pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể
mang tính chuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục
đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân. Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân
được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân (15, Điều 88).
+ Hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể hạn chế của Luật Dân sự. Hai loại chủ thể này
tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động của nó. Phạm vi hoạt động của tổ

hợp tác được thể hiện trong hợp đồng hợp tác (Khoản 15, Điều 111).
+ Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp luật qui định (Khoản 15, Điều 106).
Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là những thực thể xã hội chứ không phải là một con
người tự nhiên, nên năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này không biểu hiện trực tiếp
bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của
các thành viên và được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, nếu hành vi đó
được thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tương ứng với phạm vi hoạt
động của chủ thể đó.
b. Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
trái đạo đức xã hội
- Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không vi phạm điều cấm
của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Hợp đồng có mục đích vi phạm điều cấm của
pháp luật thì vô hiệu.


Ví dụ: hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà ở có mục đích là bán nhà, nhưng thực tế hợp
đồng lại ghi là trao đổi nhà ở (nhằm mục đích trốn thuế thu nhập chẳng hạn) thì bị pháp
luật cấm [187, khoản 2 Điều 59], nên không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
- Hợp đồng cũng không được trái đạo đức xã hội. Mỗi xã hội có quan niệm của mình về
đạo đức, nên không có đạo đức chung mà chỉ có đạo đức xã hội. Mặc dù khái niệm “đạo
đức xã hội” đã được định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong BLDS 2005, nhưng phạm trù “đạo
đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất biến, đôi khi phụ thuộc rất lớn vào nhận thức
chủ quan của mỗi người. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề như thế nào là
hợp đồng trái ‘đạo đức xã hội’, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Có quan điểm cho rằng, qui
phạm đạo đức là loại qui phạm vừa mang tính chủ quan của mỗi người, vừa mang tính xã
hội và tính giai chấp sâu sắc. Bên cạnh đó, đạo đức còn mang tính dân tộc và tính hiện
đại. Trong xã hội hiện đại, quan niệm xã hội về đạo đức đã được nâng lên một tầm cao
mới.
c. Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng
Hợp đồng do chủ thể xác lập, thực hiện không tự nguyện, thì có thể bị vô hiệu hoặc

đương nhiên vô hiệu. Những trường hợp không có sự tự nguyện là những trường hợp mà
việc xác lập, thực hiện hợp đồng không đúng ý chí đích thực của chủ thể hoặc không có
sự thống nhất giữa ý chí của chủ thể với sự bày tỏ ý chí của chính chủ thể đó ra bên ngoài.
Theo qui định của BLDS 2005, hợp đồng bị coi là được xác lập thiếu yếu tố tự nguyện
nếu thuộc một trong năm trường hợp sau đây:
- Hợp đồng giả tạo: là hợp đồng được lập ra nhưng không phản ánh đúng bản chất của
quan hệ đích thực giữa các bên, thể hiện ở việc các bên xác lập hợp đồng để che đậy một
giao dịch khác hay một hành vi trái pháp luật của một hoặc các bên. Ví dụ như: hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đất được lập với mức giá thấp hơn giá thực tế hai bên giao nhận
nhằm trốn thuế. Có hai dạng hợp đồng giả tạo là ‘hợp đồng giả cách’ và ‘hợp đồng tưởng
tượng’.
- Hợp đồng xác lập do nhầm lẫn là hợp đồng được xác lập khi một bên bị nhầm lẫn về
các điều khoản nội dung hợp đồng dẫn tới xác lập hợp đồng này. Ví dụ: người mua bảo
hiểm tưởng là khi mua bảo hiểm thì được hưởng tiền bảo hiểm trong mọi trường hợp có
rủi ro, nhưng thực tế là điều khoản bảo hiểm đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ
không được bảo hiểm. Pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn
về nội dung của hợp đồng. Hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung có thể bị vô hiệu theo qui
định tại Điều 131 BLDS 2005. (Không được trích dẫn Luật 2005)
- Hợp đồng xác lập do bị lừa dối: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên
hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó” [15, Điều 132].


- Xác lập hợp đồng trong lúc không nhận thức, điều khiển được hành vi: “Người có năng
lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó
là vô hiệu” [15, Điều 133]. Một người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp đồng, đã ở
trong tình trạng bị bệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức không nhận thức, điều khiển
được hành vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn
đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem là không tự nguyện xác lập,

giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là người này phải chứng minh được là vào lúc
xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình trạng không có khả năng nhận thức, điều khiển
được hành vi của mình.
d. Điều kiện về hình thức của hợp đồng:
Đây là điều kiện bắt buộc đối với một số loại hợp đồng. Vì vậy trong trường hợp pháp
luật không có quy định hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực thì các bên tham
gia có quyền lựa chọn bất kỳ hình thức nào.
Từ những phân tích nêu trên, khi đi vào thực tiễn làm việc chúng ta sẽ gặp nhiều tình
huống phát sinh có thể dẫn đến không đảm bảo đủ 4 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
làm cho hợp đồng bị vô hiệu, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho công việc, vì một
hợp đồng dù khâu chuẩn bị khó khăn bao nhiêu,việc ký kết có mang lại hiệu quả và lợi
ích bao nhiêu, mà khi đã vô hiệu thì xem như công sức bỏ ra là vô nghĩa. Cho nên, nghiên
cứu thận trọng các điều kiện cơ bản để hợp đồng có hiệu lực, tránh sai lầm trước và trong
khi giao kết là một quy tắc rất quan trọng cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trong các tình
huống thực tế gặp phải có thể dẫn tới nguy cơ vô hiệu hợp đồng thì không nên tự ý tiếp
tục hay đơn phương chấm dứt hợp đồng, mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như
thương lượng lại giữa các bên chủ thể để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
3. Phân loại hợp đồng

Căn cứ vào mục đích, chủ thể, nội dung và một số yếu tố khác, pháp luật phân biệt hợp
đồng thành ba loại chủ yếu là:
+ Hợp đồng dân sự (do Bộ luật Dân sự điều chỉnh)
+ Hợp đồng kinh tế (do Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Luật Thương mại điều chỉnh)
(Các em lưu ý pháp lệnh về hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực nên không dẫn chiếu vào
đây, các em nên sử dụng khái niệm hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thay cho hợp
đồng kinh tế)
+ Hợp đồng lao động


Mục đích nhằm xác định chính xác việc áp dụng văn bản pháp luật có liên quan, cũng như

cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trong sự đa dạng về nội dung của hợp đồng cũng như phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn
đề khác nhau mà hợp đồng có thể được phân hành từng nhóm khác nhau dựa trên những
căn cứ, dấu hiệu đặc trưng cụ thể:
- Dựa vào hình thức của hợp đồng, hợp đồng được phân thành hợp đồng bằng văn bản,
hợp đồng có công chứng, chứng thực, phảI đăng ký hoặc xin phép, hợp đồng theo mẫu…
- Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng, thì
hợp đồng được chia thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, trong đó:
+ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Hay nói cách khác,
mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân
sự. Trong nội dung của loại hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng
với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì thế, nếu hợp đồng song vụ được giao kết theo
hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng. Tại
khoản 1 Điều 402, BLDS đã định nghĩa: "Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều
có nghĩa vụ đối với nhau".
+ Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là trong
hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với
chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện
nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản). Do đó, nếu hợp đồng được giao kết dưới
hình thức viết thì chỉ cần lập thành bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong
quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả
thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.
Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ hay hợp
đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời
điểm hợp đồng có hiệu lực.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được phân
thành hai loại sau:
+ Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Theo đó,
khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thi đương
nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời

điểm giao kết.


+ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu muốn có hiệu lực khi có 2 điều kiện sau: thứ nhất,
phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng như
hình thức của hợp đồng,…; thứ hai, hợp đồng chính có hiệu lực.
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng, hợp đồng
được chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù, trong đó:
+ Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia
một lợi ích, hay công việc nhất định sẽ nhận lại được từ bên kia một lợi ích tương ứng.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, nhất thiết hai bên đều phải nhận được (được
hưởng) lợi ích vật chất thì mới được coi là đền bù tương ứng. Bởi trong cuộc sống, nhu
cầu của con người là rất đa dạng, phong phú, cho nên các bên tham gia hợp đồng có thể
thoả thuận giao kết những hợp đồng mà một bên sẽ được hưởng lợi ích vật chất, còn bên
kia sẽ được hưởng lợi ích tinh thần.
+ Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà một bên thực hiện cho bên kia một lợi ích
mà không nhận lại từ bên kia một lợi ích nào. Ví dụ, hợp đồng tặng cho không kèm theo
bất cứ một điều kiện nào. Trong cuộc sống thường nhất, không phải trong mọi trường hợp
các chủ thể đều sử dụng hợp đồng như một phương tiện để trao đổi những lợi ích nhất
định, mà đôi khi các chủ thể còn sử dụng hợp đồng làm phương tiện để giúp đỡ lẫn nhau,
hay nói khác đi, việc các chủ thể giao kết hợp đồng dựa trên cơ sở tình cảm, tinh thần
tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Tiền đề của hợp đồng
không có đền bù, do đó là mối quan hệ sẵn có giữa các chủ thể chứ không phải là các lợi
ích như trong hợp đồng có đền bù; hay nói khác đi sự chi phối của yếu tố tình cảm đã
vượt lên trên tính chất của quy luật giá trị.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp đồng được chia thành hai loại sau:
+ Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết (hay còn được gọi là hợp đồng ưng thuận).
Đây là những hợp đồng mà theo quy của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát
sinh ngay sau khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Trong việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện

nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát sinh.
Ví dụ, trong hợp đồng mua bán tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên
thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán
chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên
không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản
và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
trước cho nhau một thời gian hợp lý.
+ Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát
sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Ví dụ, hợp


đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài
sản.
Ngoài các loại hợp đồng trên, theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm
2005 còn phân hợp đồng dân sự thành các loại sau: (không được trích Luật 2005)
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều
phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp
yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên có tranh chấp
về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối
lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không
phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ
bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu người thứ ba từ chối lợi ích của
mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn
thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Khi người thứ
ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp
đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba
đồng ý.

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện nhất định được coi là điều kiện để hợp
đồng được thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng ba yêu cầu sau:
+ Sự kiện thoả thuận phảI phù hợp với quy định của pháp luật và trong tráI đạo đức xã hội
+ Sự kiện phảI mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được
giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm ngoài ý chí
chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng.
+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì đó phải là những công
việc có thể thực hiện được.
Tóm lại, dựa vào các tiêu chí khác nhau mà hợp đồng được phân thành nhiều loại khác
nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện lý luận khoa học
pháp lý. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa nhất định,
bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định những đặc điểm chung và riêng của từng
nhóm hợp đồng, và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan
hệ hợp đồng.


II. Hợp đồng vô hiệu
2.1. Khái niệm hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là những Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp
luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các bên.
Giao dịch dân sự không có một trong các điều ki ện được quy định t ại Đi ều 117 c ủa B ộ
luật dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác
(Các em trích Luật cũ rồi phải sửa lại ngay)
2.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu


Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Là những Hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập Hợp đồng là trái pháp

luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích công cộng.
Hộp đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị coi là vô hiệu tuyệt đối:






Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật
Hợp đồng có nội dung, mục đích trái đạo đức xã hội
Hợp đồng không đúng hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án cho các bên
thời hạn để thực hiện đúng quy định về hình thức này nhưng hết thời hạn đó mà các bên
vẫn chưa thực hiện; hoặc trường hợp pháp luật có quy định về Hợp đồng vi phạm hình
thức nhưng các bên chưa thực hiện Hợp đồng và các bên có tranh chấp thì Hợp đồng bị
xem là vô hiệu.
Một Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì không giải quyết theo yêu cầu của các bên. Mọi
trường hợp đều giải quyết theo quy định của pháp luật và không được hòa giải, không có
quyền công nhận giá trị pháp lý của Hợp đồng trong quá trình thụ lý và giải quyết tranh
chấp về Hợp đồng hoặc các nội dung pháp lý có liên quan.
Lưu ý: Thời hiệu kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là không hạn
chế: có thể khởi kiện bất cứ lúc nào, kể từ khi Hợp đồng được xác lập.




Hợp đồng vô hiệu tương đối
Là những Hợp đồng được xác lập, nhưng có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu theo yêu
cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Sự vô hiệu tương đối là ở chổ: giao dịch dân sự đó “ có thể vô hiệu” hay “ không đương

nhiên bị xem là vô hiệu” vì nó chỉ xâm hại trực tiếp tới quyền lơi hợp pháp của cá nhân
của từng bên chủ thể tham gia. Do đó, Hợp đồng này nếu không có sự xem xét của Tòa án
thì vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp muốn tiêu hủy Hợp đồng này, các bên phải yêu cầu
Tòa án giải quyết theo thủ tục tư pháp thông thường chứ Hợp đồng không đương nhiên bị
xem là vô hiệu.



Hợp đồng vô hiệu toàn bộ
Là Hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu
nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng.
Khi có những căn cứ cho là toàn bộ điều khoản của Hợp đồng vô hiệu, thì Hợp đồng vô
hiệu toàn bộ. Căn cú làm cho Hợp đồng vô hiệu có thể xuất phát từ sự vi phạm nội dung
Hợp đồng, nhưng cũng có thể là những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết Hợp
đồng, Hợp đồng giả tạo,…
Lưu ý, có những Hợp đồng vô hiệu toàn bộ nhưng đối với một số điều khoản được các
bên thỏa thuận ghi trong Hợp đồng có vai trò độc lập với Hợp đồng, thì khi Hợp đồng vô
hiệu toàn bộ các điều khoản đó cũng có thể được công nhận có hiệu lực nếu đủ các điều
kiện luật định mà không lệ thuộc vào hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng.



Hợp đồng vô hiệu từng phần ( vô hiệu một phần)
Là những Hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp
lý nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của Hợp đồng đó.
Đối với một Hợp đồng vô hiệu từng phần, ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các
phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi
phầm Hợp đồng vẫn còn hiệu lực
2.3. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu




Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội


Giao dịch này vô hiêu ngay từ thời điểm giao kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên, nó đương nhiên bị coi là vô hiệu kông phụ thuộc vào ý chí của các bên.Các
bên tham gia vào giao dịch dân sựu có thể biết hoặc không biết là mình đã tham gia dân
sự trái pháp luật. Tuy theo tính chất và mức độ vi phạm thì tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi
tức thu được bị tịch thu sung công quĩ nhà nước.Trong trường hợp có thiệt hại mà các bên
đều có lỗi, thì mỗi bên tự chịu phần thiệt hại của mình; nếu chỉ một bên đều có lỗi, thì bên
đó phải bồi thường cho bên kia.
Ví dụ: Hành vi mua bán chất ma túy mà không phải là cung cấp cho các trại nghiện hay
các trung tâm nghiên cứu thì hợp đồng bị coi là vô hiệu.


Hợp đồng vô hiệu do giả tạo:
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân
sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật dân sự hoặc bộ
luật khác có liên quan
Trường hợp xác lập giao dich dân sự giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch đó vô hiệu
Ví dụ: Bà H do vay tiền của người khác nhưng không trả được nên trước đó bà đã làm
hợp đồng bán căn nhà của mình cho chủ nợ. Hợp đồng mua bán nhà này được công chứng
vào tháng 11-2005. Tháng 12-2005, bà và bà D làm một bản hợp đồng mua bán nhà
nhưng ghi lùi ngày vào tháng 5-2005 để thể hiện bà Hđã bán nhà cho bà D trước khi bán
cho chủ nợ . Mục đích để bà H không bị mất nhà. Trường hợp này các bên tham gia giao
dịch hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý
chí thực của họ. Việc giả tạo này nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc để trốn tránh

nghĩa vụ với người thứ ba.



Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
Trường hợp giao dịch dân sự đuợc xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên
không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu
tòa án tuyên bố giao dịch dân sựu vô hiệu, trừ trường hợp mục đích dân sự của các bên đã
đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay sự nhầm lẫn để mục đích của việc xác lập
giao dịch dân sự vẫn đạt được
Ví dụ: A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết rằng hệ
thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy. B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc thay


thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận. B có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao
dịch mua bán vô hiệu.


Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Nếu lỗi cố ý làm cho nhầm lẫn thì xử lý như là trường hợp bị lừa dối, đe dạo. Bên bị lừa
dối hoặc bị đe dọa có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bộ giao dịch vô hiệu.Những giao dịch
được xác lập do lừa dối, đe dọa. Khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu, bên lừa dối, đe dọa
phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với bên bị lừa dối, đe dọa.
Ví dụ: Bà K kiện bà C ra tòa để tranh chấp hợp đồng mua bán đất. Bà K khai vào năm
2007, bà có ký hợp đồng( có công chứng) mua gần 4.000 m2 đất của bà C với giá 450
triệu đồng. Hai bên thỏa thuận sẽ mua, bán cả nhà và đất. Thế nhưng hợp đồng thì chỉ nói
mua bán đất còn căn nhà thì hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng. Sau đó bà C không giao
nhà và đất. Bà K đã kiện bà C vì bà C đã lừa bà K. Nên trường hợp này hợp đồng được
coi là vô hiệuc.




Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sựu, bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật qui định
người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện hoặc phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật( trừ trường hợp pháp luật có qui định tham gia giao dịch dân sự có giá trị
nhỏ). Nếu trong những trường hợp trên mà tham gia giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
không có người đại diện theo pháp luật thì có thể vô hiệu.
Ví dụ: Con trai tôi nghiện ma túy, nên tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, đồng thời chỉ định tôi là người đại diện theo pháp luật của cháu.
Vừa qua, cháu mang xe máy (giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên) đi bán. Xin hỏi việc
con tôi bán chiếc xe máy có được pháp luật công nhận hay không?TRẢ LỜI:Việc con trai
ông Phạm Mạnh Hùng, người đã bị tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc dù giấy đăng ký xe máy do cháu đứng
tên), không có sự đồng ý của ông, là trái quy định của pháp luật . Vì vậy, ông có thể yêu
cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu



Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các
bên, vô hiệu, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ra quyết định buộc các bên
thực hiện qui định hình thức về giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không


thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường
thiệt hại.Như vậy, giao dịch dân sự không tuân thủ hình thức pháp luật qui định vô hiệu
trong trường hợp quá thời hạn ấn định mà các bên không thực hiện đúng qui định hình

thức do pháp luật qui định thì vô hiệu( chẳng hạn ấn định từ 1 đến 3 tháng).
Ví dụ: Năm 1990, A nhận chuyển nhượng của ông C nhà ở, hoa màu trên đất – việc
chuyển nhượng này có lập văn bản (viết tay) nhưng không có sự xác nhận của chính
quyền. Như vậy có hợp đồng này về hình thức có vi phạm không? Tại thời điểm đó, pháp
luật thi hành như thế nào? Năm 1990 C khởi kiện đòi tòa án hủy hợp đồng vì chưa qua
xác nhận của chính quyền? Pháp luật xử lý như thế nào?
Trả lời :Tại Luật Đất đai năm 1987 quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất phải thực hiện bằng văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương.Và tại Điều
13 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 quy định Hình thức của hợp đồng:“1- Các bên có thể
giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản.2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp
luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công
chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó.”Vì vậy, việc chuyển nhượng
tại thời điểm năm 1990 không cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương.


Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Trường hợp này chỉ áp dụng cho những người có năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm
giao kết nếu người đó rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Vi dụ: Một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán
tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này
hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu



Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có
đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia
đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết
hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

Ví dụ: công ty A ký hợp đồng sẳn xuất 1 triệu cái bàn cho công ty B trong 1 tháng, nhưng
trong 1 tháng công ty A chỉ sản xuất được 1000 cái bàn, nhưng lại không cho công ty B
biết, vì vậy hợp đồng là vô hiệu và công ty A phải bồi thường thiệt hại cho công ty B


2.4. Mối quan hệ giữa các trường hợp hợp đồng vô hiệu (Lưu ý câu hỏi là mối quan hệ
giữa các TH hợp đồng vô hiệu với điều kiện có hiệu lực chứ không phải so sánh giữa vô
hiệu toàn phần và từng phần.













hợp đồng vô hiệu theo Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội là vi phạm vào điều kiện giao dịch không trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội theo điểm c, khoản 1, điều 117 luật dân sự
Theo điều 124 luật dân sự : giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo đã vi phạm vào điều kiện
giao dịch không trái pháp luật theo điểm c khoản 1, điều 117 luật dân sự
Điều 125 giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện là vi phạm vào điều kiện Chủ thể có năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

Theo điều 126: giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn đã vi phạm vào điều kiện giao dịch
các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện theo theo điểm b khoản 1
điều 117
Theo điều 127: giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép đã vi phạm vào
điều kiện các chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện theo điểm b khoản 1 điều
117.
Theo điều 128: giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình đã vi phạm vào điều kiện: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập theo điểm a khoản 1 điều 117
Theo điều 129: giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức đã vi
phạm vào điều kiên : “hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định” theo khoản 2 điều 117
2.5. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể:
- Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào
mức độ năng lực hành vi dân sự của họ. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì
được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự ; người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi
đến dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện
các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định
khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác ; người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch
liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp
pháp ; người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và


mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người giám hộ ; người
bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản
của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ

nhu cầu hàng ngày.
- Đối với pháp nhân: Pháp nhân là tập thể chứ không phải là một con người tự nhiên,
nên năng lực hành vi dân sự của chủ thể này không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý
chí của một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của các thành viên và
được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện. Cho nên khi xác định điều kiện về
chủ thể của pháp nhân thì ta phải xem xét đến tư cách của người đại diện. Trong Bộ luật
dân sự 2005 có hai loại đại diện cho pháp nhân là: Đại diện theo pháp luật (người đứng
đầu theo quyết định của cơ quan thành lập có thẩm quyền, điều lệ công ty...); Đại diện
theo ủy quyền (ủy quyền mang tính chất thường xuyên được ghi nhận trong điều lệ hoặc
trong văn bản ủy quyền, ủy quyền theo vụ việc thì tùy theo từng quan hệ, người đại diện
theo pháp luật ủy quyền cho các thành viên của pháp nhân tham gia vào hợp đồng).
Điều này đặt ra một vấn đề là trong trường hợp pháp nhân tham gia hợp đồng nhưng
không phải do người đại diện hợp pháp xác lập thì hợp đồng đó có vô hiệu hay không?
Theo Bộ luật dân sự 2005, Khoản 1 Điều 195 đối với giao dịch do người không phải do
người đại diện hợp pháp xác lập thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người đại
diện, trừ trường hợp người đại diện chấp thuận.
Thứ hai, điều kiện về mục đích, nội dung hợp đồng không được vi phạm điều cấm của
pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội: đây là quy định mang tính chất chung, việc xác định
trái pháp luật hay không thì phải căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật trong các lĩnh vực
khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc: “Các bên có quyền thỏa thuận những gì mà pháp luật
không cấm”. Vì vậy, người tham gia ký kết hợp đồng, cũng như người công chứng hợp
đồng đó cần phải rất am hiểu pháp luật.
Thứ ba, điều kiện về sự tự nguyện: là sự cụ thể hóa nguyên tắc tự do ý chí của các chủ
thể tham gia để đánh giá sự tự nguyện phải dựa vào nhiều yếu tố nhất là khi có tranh chấp
phát sinh. Trường hợp các bên không có tranh chấp thì đương nhiên suy đoán là có sự tự
nguyện. Theo Bộ luật dân sự 2005, thì các yếu tố làm mất đi sự tự nguyện của các chủ thể
bao gồm: Hợp đồng xác lập do giả tạo (là hợp đồng được xác lập để để che giấu một hợp
đồng khác, nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, thuế... Ví dụ như: hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất được lập với mức giá thấp hơn giá thực tế hai bên giao nhận nhằm trốn
thuế); Hợp đồng xác lập do nhầm lẫn (là hợp đồng được xác lập khi một bên bị nhầm lẫn

về các điều khoản nội dung hợp đồng dẫn tới xác lập hợp đồng này. Từ đây chúng ta cần
lưu ý rằng theo pháp luật Việt Nam chỉ một bên nhầm lẫn thì mới xem là hợp đồng xác


lập do nhầm lẫn, còn nếu cả hai bên đều nhầm lẫn thì không thuộc trường hợp này, đây là
một lưu ý quan trọng để các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng như hợp đồng mua
sắm vật tư thiết bị, mua bán điện... cần nghiên cứu cụ thể để áp dụng và phòng ngừa);
Hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe dọa (đây là hợp đồng được xác lập khi một bên
bị bên còn lại hay bên thứ 3 lừa dối hay đe dọa để thực hiện giao kết hợp đồng).
Thứ tư, Điều kiện về hình thức của hợp đồng: đây là điều kiện bắt buộc đối với một số
loại hợp đồng. Vì vậy trong trường hợp pháp luật không có quy định hình thức của hợp
đồng là điều kiện có hiệu lực thì các bên tham gia có quyền lựa chọn bất kỳ hình thức
nào. Tuy nhiên, khi áp dụng tại EVNCPC căn cứ tại Điều 2 Quy chế về quản lý ký kết và
thực hiện hợp đồng trong EVNCPC thì điều kiện hình thức bắt buộc của hợp đồng là phải
thể hiện thành văn bản. Đây là một lưu ý quan trọng cho CBCNV EVNCPC tham khảo để
thực hiện, tránh sai sót trong quá trình giao kết hợp đồng.
III.Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu










Về giá trị pháp lý của Hợp đồng
Hợp đồng vô hiệu có hệ quả là:
Không làm phát sinh, không ràng buộc hiệu lực giữa các bên;

Làm cho Hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù Hợp đồng đã
được thực hiện trên thực tế hay chưa
Về mặt lợi ích vật chất
Khi Hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng bên đầu, hoàn trả lại
cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Hợp đồng bị vô hiệu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các
thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do Hợp đồng vô hiệu không phải là một
loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng, nên vấn đề bôi thường thiệt hại về
tinh thần có thể được xem xét.
Xử lý các khoản lợi thu được từ Hợp đồng vô hiệu
Hoàn trả các lợi ích thu được từ Hợp đồng vô hiệu.
Những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc tuyên bố Hợp đồng vô hiệu, nếu thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được nhận lại, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi Hợp đồng bị vô hiệu
Trong một số trường hợp, tuy bên có quyền bị vi phạm được yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng Tòa án có thể xem xét để bảo vệ quyền lợi của
người ngay tính ( Điều 138 BLDS 2005): (không trích dẫn luật cũ )















Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ
ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại
Điều 257 BLDS.
Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền
sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao
dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ban gay tình nhận được tài sản
này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở
hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết
định bị hủy, sửa.
Xử lý hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp cụ thể
Hợp đồng vô hiệu do nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
Đây là Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối.
Tài sản là đối tượng của Hợp đồng hoặc các thu nhập, hoa lợi, lợi tức thu được nếu là đối
tượng trực tiếp của hành vi phạm tội, có thể bị tịch thu sung công quỹ, trừ trường hợp đó
là tài sản, hoa lợi, lợi tức thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì được
giải quyết trả lại cho nạn nhân.
Nếu do các bên cùng có lỗi thì tự chịu thiệt hại; một bên bị thiệt hại do lỗi của bên kia thì
bên có lỗi phải gành chịu tránh nhiệm bồi thường.
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Nếu là Hợp đồng giả tạo dạng tưởng tượng thì bị vô hiệu tuyệt đối.
Nếu là Hợp đồng giả tạo dạng giả cách, thì Hợp đồng bị che giấu có thể có hiệu lực nếu
tuân thủ các quy định chung về điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ về hình thức
Theo Điều 401 và 134 BLDS 2005, Hợp đồng vô hiệu về hình thức khi pháp luật có quy

định Hợp đồng phải làm bằng hình thức xác định, nhưng các bên không thực hiện đúng
quy định về hình thức đó. Tuy vậy, Hợp đồng không lập đúng hình thức đó không vô hiệu
mà bị coi là “ chưa có giá trị pháp lý”.
Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không có năng lực chủ thể tương xứng
Đây là Hợp đồng vô hiệu tương đối, nếu các bên tự nguyện chấp hành thì Hợp đồng vẫn
không bị vô hiệu.
Hợp đồng vẫn không bị vô hiệu nếu đại diện của các bên hoặc người có quyền lợi liên
quan khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu trong thời hiệu khởi kiện thì
tùy trường hợp mà Tòa án có thể tuyên bố Hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp
lý của Hợp đồng vô hiệu.
Bên có lỗi làm cho Hợp đồng vô hiệu phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã gây ra
cho phía bên kia.










Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa
Đây là Hợp đồng vô hiệu tương đối.
Riêng đối với Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn phải là nhầm lẫn nghiêm trọng về đối tượng
hoặc các nội dung chủ yếu của Hợp đồng mà không thể thỏa thuận được để khắc phục thì
mới có thể bị Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu.
Bên có lổi phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra do Hợp đồng vô hiệu tương ứng với
mức độ lỗi của mình. Nếu cả hai bên đều có lỗi mà khôn xác định được tỷ lệ lỗi của ai
nhiều hơn thì các bên chịu trách nhiệm ngang nhau.

Hợp đồng vô hiệu do chủ thể không tự nhận thức, làm chủ được hành vi khi xác lập
Hợp đồng
Đây là Hợp đồng vô hiệu tương đối.
Chủ thể là người có năng lực hành vi bình thường, nhưng vào thời điểm xác lập Hợp
đồng, vì lý do nào đó mà họ không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình
( như say rượu quá mức, bị ngộ độc ma túy do dung quá liều, người bị hôn mê do dung
phải các loại thuốc gây mê…), mà xác lập Hợp đồng trái với ý chí tự nguyện của mình.
Hợp đồng vô hiệu do giao kết vượt quá phạm vi đại diện
Hợp đồng được giao kết vượt quá phạm vi đại diện và không có dấu hiệu nào chứng tỏ
người được đại diện biết về việc vượt quá phạm vi đại diện, thì phần vượt quá phạm vi đại
diện đó là phần Hợp đồng vô hiệu “ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người
được đại diện”.
Việc xử lý hậu quả của Hợp đồng vô hiệu đối với phần vượt quá này được giải quyết theo
quy định chung về Hợp đồng vô hiệu
Tuy vậy, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 146 BLDS thì phần vượt quá đó vẫn
có hiệu lực ràng buộc đối với người trực tiếp xác lập Hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện
trước bên kia. Bên kia cũng có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng đối với phần vượt
quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết Hợp đồng đươc xác lập
vượt quá phạm vi đại diện.
Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không có quyền đại diện
Hợp đồng dạng này cũng có thể phát sinh hiệu lực đối với người có tài sản, công việc
đươc xác lập, thực hiện giao dịch thay nếu người này được thông báo và thể hiện ý chí
đồng ý. Sự đồng ý trong trường hợp này khác với việc “ biết mà không phản đối” trong
trường hợp Hợp đồng xác lập vươt quá phạm vi đại diện. Sự đồng ý thường được thể hiện
bằng những tuyên bố hoặc hành vi rõ ràng.
Tuy Hợp đồng này vô hiệu đối với người có tài sản, công việc được xác lập, thực hiện
Hợp đồng thay nhưng lại có hiệu lực đối với người đã trực tiếp xác lập, thực hiện Hợp
đồng không có tư cách đại diện, trừ trường hợp người đã xác lập Hợp đồng với người
không có quyền đại diện đã biết hoặc phải biết người trực tiếp xác lập Hợp đồng với mình
là không có tư cách đại diện hợp pháp.



Ngoài ra, người đã giao dịch với người không có tư cách đại diện có quyền đơn phương
chấm dứt việc thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn
giao dịch.
4, Cách xử lý hợp đồng vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Điều 131 BLDS (2015)

So sánh hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng

Tiêu chí so sánh

Hợp đồng vô hiệu

Hủy bỏ hợp đồng

1. Điều kiện chấm dứt hợp
đồng

Hợp đồng dân sự vi phạm

một trong các điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng

Một trong các bên trong hợp
đồng vi phạm các điều
khoản có trong hợp
đồng hoặc một bên yêu cầu
hủy hợp đồng.


Hợp đồng dân sự vô hiệu
do:
- Vi phạm điều cấm
2. Các trường hợp chấm dứt
hợp đồng

Một bên có quyền hủy bỏ
hợp đồng và không phải bồi
thường khi bên kia vi phạm
hợp đồng.

- Giả tạo
- Người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi
dân sự, người hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện
- Nhầm lẫn
- Bị lừa dối, đe dọa
- Người xác lập không nhận

thức và làm chủ hành vi của
mình
- Không tuân thủ quy định
về hình thức
- Có đối tượng không thể
thực hiện được

Hợp đồng vô hiệu không có
hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết.

Hợp đồng vô hiệu không có
hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết.

Hợp đồng không đủ điều
kiện có hiệu lực thìđương
nhiên vô hiệu.

Bên hủy hợp đồng phải
thông báo cho bên kia về
việc hủy bỏ, nều không
thông báo mà gây thiệt hại

3. Hệ quả pháp lý

4. Trách nhiệm thông báo


thì phải bồi thường


5. Trách nhiệm hoàn trả

6. Trách nhiệm bồi thường

Các bên hoàn trả cho nhau
tài sản đã nhận, nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật
thì hoàn trả bằng tiền.

Các bên hoàn trả cho nhau
tài sản đã nhận, nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật
thì hoàn trả bằng tiền.

Bên có lỗi gây thiệt hại có
trách nhiệm bồi thường (có
thể là một trong số các bên
trong hợp đồng, có thể là
người thứ ba).

Bên có lỗi phải bồi thường
thiệt hại (một trong số các
bên trong hợp đồng)
Bên yêu cầu hủy hợp đồng
nều không có lỗi thì không
phải bồi thường.
Bên vi phạm hợp đồng phải
bồi thường phần hợp đồng
đã được thực hiện (nếu có

thỏa thuận).

Như vậy: Hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực
của hợp đồng dân sự. Bên làm xảy ra thiệt hại nghiêm trọng phải bồi thường cho bên kia.
Khi sự việc xảy ra hai bên hoàn trả nhau những gì đã nhận. Còn khác nhau ở đây là hợp
đồng vô hiệu là hợp đồng vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực còn hợp đồng
dân sự bị hủy bỏ là một trong các bên trong hợp đồng vi phạm các điều khoản có trong
hợp đồng hoặc do một bên đề nghị hủy bỏ hợp đồng.Hợp đồng dân sự vô hiệu không có
các khoản quy định bồi thường thiệt hại của hai bên hoặc không có quy định riêng cụ thể
cho các trường hợp xảy ra thể hiện trên hợp đồng của hai bên.Hợp đồng dân sự bị đình
chỉ có các thỏa thuận giữa các bên về điều khoản thi hành khi việc đình chỉ xảy ra,đây là
thỏa thuận tình nguyện giữa các bên kí kết hợp đồng.


V. Những bất cập khi xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Khôi phục lại tình trạng ban đầu
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì “khôi phục lại tình trạng ban đầu” thường được
đồng nhất với “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”, song đây lại là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Tòa án buộc các bên trong hợp đồng vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng
ban đầu khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp
đồng: tài sản đã bị hư hỏng, giảm giá trị; tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo làm
tăng giá trị.
Quy định “các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu” cũng là việc không thể trong trường
hợp đối tượng của hợp đồng là công việc (dịch vụ) đã được thực hiện, nên “các bên hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận” không hề đơn giản. Trong trường hợp này, nếu áp dụng
“nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền” thì qui định về việc
không công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên lại không có ý nghĩa.
Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
Đây là chế tài có mục đích “khôi phục lại tình trạng ban đầu” của tài sản của các bên như
trước khi giao kết hợp đồng. Nhưng việc “khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho

nhau những gì đã nhận” chỉ có thể áp dụng khi đối tượng hợp đồng còn nguyên vẹn, chưa
có hoặc ít có sự biến đổi đáng kể, như đã nói trên. Trong trường hợp tài sản đã được
chuyển giao thực tế không thể hoàn trả được thì pháp luật tính đến khả năng hoàn trả số
tiền tương đương, dù như vậy là vi phạm qui định về việc không công nhận quyền và
nghĩa vụ của các bên khi Tòa án đã tuyên hợp đồng dân sự bị vô hiệu. Đồng thời sẽ có
thêm các hệ lụy sau:
– Trong trường hợp đối tượng hợp đồng là tài sản nhưng tài sản không còn giữ được tình
trạng như ban đầu hay đối tượng hợp đồng là công việc (dịch vụ) đã được thực hiện mà có
căn cứ xác minh là hợp đồng vô hiệu thì không thể áp dụng được việc “khôi phục lại tình
trạng ban đầu”.
Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại


Có thể thấy, bồi thường thiệt hại được quy định trên cơ sở xác định lỗi do chủ thể nào gây
ra và xác định được thiệt hại xảy ra trên thực tế khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Vấn đề
phức tạp ở đây là xác định lỗi trong thực tế là việc rất khó. Đối với trường hợp hợp đồng
vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức, còn các điều kiện khác đều hợp pháp, Tòa án
tuyên các bên phải hoàn thiện hình thức hợp đồng, nếu bên nào không thực hiện được
xem là có lỗi và phải đền bù thiệt hại. Đây là đường lối giải quyết rất rõ ràng trong thực
tiễn xét xử. Tuy nhiên đối với các trường hợp khác như hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn,
hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thực hiện được hay hợp đồng vô hiệu do người giao
kết hợp đồng không có quyền định đoạt tài sản mà bên đối tác cũng biết về điều đó thì xác
định mức độ lỗi của các bên còn nhiều quan điểm tranh cãi.
Tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật
Việc xác định rõ thời điểm tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu là trước
hay sau khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu sẽ là rất cần thiết, bởi lẽ nó sẽ là một trong các
căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm (đã có trường hợp, tài sản là đối tượng của hợp
đồng dân sự, nhưng đã bị tịch thu trong một vụ án khác, trước khi Tòa án tuyên hợp đồng
này bị vô hiệu). Rất tiếc, luật đã chưa có quy định rõ ràng, nên khó áp dụng trong thực tế.


3. Đề xuất hướng sửa đổi quy định về xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Từ thực tiễn xét xử tại các Tòa án về xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu, có thể
thấy, hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu thường thuộc hai dạng sau:
Thứ nhất, hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu vì bản thân hợp đồng không đem lại lợi ích cho
ít nhất một bên chủ thể như mong muốn của họ. Ví dụ như: hợp đồng vô hiệu do một bên
bị lừa dối, bị nhầm lẫn, bị đe dọa.
Thứ hai, hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu bởi một lý do, nhưng lý do này không làm ảnh
hưởng đến lợi ích mà các bên mong muốn. Ví dụ như: hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình
thức của hợp đồng hoặc hợp đồng vô hiệu do một bên chủ thể không có đăng ký kinh
doanh theo quy định của Luật Thương mại.
Có thể nhận thấy, đối với dạng hợp đồng vô hiệu thứ nhất thì việc xử lý hậu quả pháp lý
của hợp đồng vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận… sẽ đem lại sự công bằng cho bên có lợi ích nhưng không đạt được.
Nhưng đối với dạng hợp đồng vô hiệu thứ hai, thì khi giao kết và thực hiện hợp đồng, các
bên đều đã đạt được mong muốn của mình, do đó, việc áp dụng một cách cứng nhắc quy
định “khôi phục tình trạng ban đầu”, “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”… rõ ràng là


không cần thiết. Hợp đồng này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, lợi ích của
người thứ ba hay của cộng đồng.
Do vậy, đối với hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức hay điều kiện đăng ký kinh
doanh, nhưng các bên đều tự nguyện và đã thực hiện hợp đồng, thì chúng ta nên thừa
nhận. Những vi phạm về hình thức hay điều kiện đăng ký kinh doanh của hợp đồng có thể
được Tòa án yêu cầu các bên tiến hành hoàn thiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Ngoài
ra, chúng ta nên mạnh dạn chấp nhận những hợp đồng tuy không tuân thủ đúng các quy
định về hình thức bắt buộc, nhưng các bên đã thực hiện hợp đồng thì hợp đồng không bị
vô hiệu và cần được công nhận. Tương tự như vậy là đối với các hợp đồng không thỏa
mãn quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh.
Sự chấp nhận này sẽ hạn chế được tình trạng tuyên bố hợp đồng vô hiệu tràn lan do một

bên chủ thể lợi dụng quy định của pháp luật để “bội ước” hợp đồng hay sự lúng túng của
Tòa án trong việc xét xử hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức hoặc không thỏa mãn
điều kiện đăng ký kinh doanh. Và các quy định về hậu quả pháp lý đối với các hợp đồng
trên cũng phải được sửa đổi, bổ sung.

Các em lưu ý theo luật không có trường hợp nào vô hiệu do điều kiện đăng ký kinh
doanh nên các em nếu muốn đề cập đến nội dung này cần trình bày rõ ràng. Hai là
em đọc lại trong Luật dân sự 2015 về hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức tại
Điều 129 người ta đã hoàn thiện bất cập mà các em đưa ra rồi


×