Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 2 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.49 KB, 42 trang )

Chương 2
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
(Tháng 8-2014)

Học phần: Luật Thương mại 2
Biên soạn: TS. Nguyễn Hợp Toàn
email:
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Tái
bản lần thứ 4. Hà Nội 2012.
2. Giáo trình Luật Thương mại. Tập 2. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản Công


an nhân dân, 2011.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật dân sự năm 2005
2. Luật Thương mại năm 2005
3. Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-1-2012 Về việc ban hành danh mục hàng
hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
4. Các văn bản về xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại
1) Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012
2) Luật thương mại 2005
3) Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Đ211-219)
4) Luật cạnh tranh 2004
5) Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007

6) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng
7) Các văn bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
(Đang dần dần thay thế theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
- Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan
- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29-8-2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
1
- Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30-12-2010 SĐBS một số
điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6
năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan , Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
97/2007/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Thông tư số
12/2008/TT-BCT ngày 22-10-2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục
tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu
trí tuệ của cơ quan quản lý thị trường; Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-

VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29-2-2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ )
8) Các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặc thù (Đang dần dần
thay thế theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

9) Các văn bản có liên quan khác: Luật kinh doanh bất động sản 2006, Luật chứng

khoán 2006, SĐBS năm 2010, Bộ luật hình sự 1999, SĐBS năm 2009.
4. Các văn bản về đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
1) Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27-10-1999 về đấu tranh chống sản xuất và
buôn bán hàng giả
2) Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08-9-2008 về một số biện pháp cấp bách
chống hàng giả, hàng kém chất lượng
3) Nghị định số 10/CP ngày 23-1-1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13-3-2008 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 10/CP
4) Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày 6-2-2009 quy định chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương
2

5) Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31-7-2008 về việc ban hành Quy chế
kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành
chính của lực lượng quản lý thị trường
6) Quyết định số 50/2008/QĐ-BCT ngày 30-12-2008 ban hành tiêu chuẩn chi cục
trưởng, đội trưởng đội quản lý thị trường
7) Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24-8-2009 quy định về công tác quản lý
địa bàn của cơ quan quản lý thị trường
8) Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26-8-2009 quy định quy trình nghiệp vụ
kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường
9) Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg ngày 27-8-2001 về việc thành lập Ban chỉ
đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và Quyết định số 28/2008/QĐ-TTg
ngày 14-2-2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 127/2001

10) Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25-10-2010 ban hành quy chế về trách
nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác
đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng gỉa và gian lận thương mại
11) Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28-6-2010 hướng dẫn việc xác định các
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả
12) Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12-5-2009 về phối
hợp phòng, chống in lậu
13) Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BCT-BTC ngày 4-8-2011 hướng dẫn tổ
chức phối hợp kiểm tra giữa cơ quan quản lý thị trường và cơ quan quản lý giá
14) Quyết định số 42/2007/QĐ-BTC ngày 4-6-2007 về việc phân công nhiệm vụ
thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan

15) Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 1-4-2011 hướng dẫn công tác chống hàng
giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan
16) Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày
29-2-2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
17) Thông tư số 09/2013/TT-BTC ngày 2-5-2013 Quy định về hoạt động kiểm tra
và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
18) Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 14-5-2014 quy định về hoạt động công vụ
của công chức quản lý thị trường
5. Các điều ước quốc tế chủ yếu liên quan:
1) Hiệp định về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT)
2) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

3
3) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS)
4) Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT),
thường được
KẾT CẤU CHUNG (3 phần)
I. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1. Hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự
a. Khái niệm và phân loại hợp đồng dân sự
b. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
c. Nghĩa vụ dân sự: Khái niệm, căn cứ phát sinh, biện pháp bảo đảm, trách nhiệm
do vi phạm nghĩa vụ dân sự

d. Mối liên hệ hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự
2. Hợp đồng thương mại
a. Đặc điểm, phân loại hợp đồng thương mại
b. Nguồn luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật của hợp đồng thương mại
3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
a. Vi phạm hợp đồng thương mại
b. Miễn trách nhiệm và thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
c. Chế tài trong thương mại
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
a. Hình thức giải quyết tranh chấp
b.Thời hạn khiếu nại
c. Thời hiệu khởi kiện

II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
2. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
a) Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
b) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
sản phẩm, hàng hoá (và xử lý hình sự Đ153-181 BLHS)
4
d) Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại
đ) Xử lý hoạt động thương mại vi phạm pháp luật cạnh tranh
e) Xử lý những vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh thương mại

III. ĐẤU TRANH CHÔNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI
1.Cơ quan quản lý thị trường
a.Hệ thống tổ chức quản lý thị trường
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thị trường
c. Công chức quản lý thị trường
d. Quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị trường
2. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
3. Các biện pháp đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng
4. Phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
a. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát
phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

b. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
c. Những quan hệ phối hợp khác.
NỘI DUNG CỤ THỂ
I. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1. Hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự
a. Khái niệm và phân loại hợp đồng dân sự
a1. Khái niệm hợp đồng dân sự
+ Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (Đ388 BLDS)
+ Đặc điểm của hợp đồng dân sự:
- Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên

- Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực
- Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý.
5
a2. Phân loại hợp đồng dân sự
+ Theo nội dung của hợp đồng
- Hợp đồng không có tính chất kinh doanh (hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp)
- Hợp đồng kinh doanh, thương mại
- Hợp đồng lao động
+ Theo tính chất của hợp đồng (Đ406 BLDS)
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ

- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng
đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa
vụ đó
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
+ Theo tính thông dụng của hợp đồng (Đ428-593 BLDS)
1) Hợp đồng mua bán tài sản
2) Hợp đồng trao đổi tài sản
3) Hợp đồng tặng cho tài sản
4) Hợp đồng vay tài sản
5) Hợp đồng thuê tài sản

6) Hợp đồng mượn tài sản
7) Hợp đồng dịch vụ
8) Hợp đồng vận chuyển
9) Hợp đồng gia công
10) Hợp đồng gửi giữ tài sản
11) Hợp đồng bảo hiểm
12) Hợp đồng uỷ quyền
13) Hứa thưởng và thi có giải.
b. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Đ121-137 BLDS)
+ Khái niệm



Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
6
+ Mục đích của giao dịch dân sự
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch đó.
+ Hình thức giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng
văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân

theo các quy định đó.
+ Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Đ122 BLDS)
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (3+1)
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
d) Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường
hợp pháp luật có quy định.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện
giao dịch chung theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-1-2012 Về việc ban hành
danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao

dịch chung
+ Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122
của Bộ luật dân sự thì vô hiệu.
+ Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy
định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
c. Nghĩa vụ dân sự

c1. Khái niệm n ghĩa vụ dân sự (Đ280 BLDS)
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là
bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá,
7
thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của
một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
c2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự (Đ281 BLDS)
1) Hợp đồng dân sự
2) Hành vi pháp lý đơn phương
3) Thực hiện công việc không có uỷ quyền
4) Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
5) Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

6) Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
c3. Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự (Đ302-308 BLDS)
+ Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu
trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
+ Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự
kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ
không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
+ Những hình thức trách nhiệm:
- Trách nhiệm buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Bồi thường thiệt hại

c4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Đ318-373 BLDS)
a) Cầm cố tài sản
b) Thế chấp tài sản
c) Đặt cọc
d) Ký cược
đ) Ký quỹ
e) Bảo lãnh
g) Tín chấp.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp
bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
d. Mối liên hệ hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng dân sự là những giao dịch dân sự phổ biến và là căn cứ chủ yếu làm

phát sinh nghĩa vụ dân sự
8
Vì vậy, trong pháp luật dân sự, những quy định về giao dịch dân sự cũng như về
nghĩa vụ dân sự được áp dụng đối với hợp đồng dân sự. Cụ thể trong những nội dung:
Hiệu lực của hợp đồng dân sự và xử lý hợp đồng vô hiệu, các biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
2. Hợp đồng thương mại
a. Đặc điểm, phân loại hợp đồng thương mại
+ Đặc điểm của hợp đồng thương mại
-Chủ thể của hợp đồng: Là các thương nhân
Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt
động thương mại thường xuyên, độc lập (Đ6 LTM)

- Hình thức của hợp đồng: Chủ yếu bằng văn bản
- Mục đích của các chủ thể hợp đồng: Là lợi nhuận.
+ Phân loại hợp đồng thương mại
Tương ứng với 2 lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại (theo nghĩa hẹp của
Luật Thương mại), hợp đồng thương mại cũng có 2 loại: Hợp đồng mua bán hàng hóa và
hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng
dịch vụ dựa trên cơ sở các hợp đồng dịch vụ của Bộ Luật dân sự 2005. Những hợp đồng
cụ thể của 2 loại hợp đồng này được nghiên cứu trong các Chương 3 và 4 của học phần
Luật Thương mại 2.
b. Nguồn luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật của hợp đồng thương mại
1) Bộ luật dân sự 2005, có hiệu lực từ 1-1-2006 (thay thế Bộ luật dân sự 1995).

“Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá
nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản
trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau
đây gọi chung là quan hệ dân sự) “ (Đ1 BLDS). Như vậy, hợp đồng trong các quan hệ
kinh doanh, thương mại là 1 trong 4 quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ
luật dân sự.
Kể từ khi Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-
9-1989 hết hiệu lực.
2) Luật Thương mại 2005, có hiệu lực từ 1-1-2006 (thay thế Luật Thương mại
1997).
3) Các văn bản pháp luật chuyên ngành
4) Áp dụng pháp luật nước ngoài, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,

các cam kết quốc tế của Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế
3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
a. Vi phạm hợp đồng thương mại (K12 Đ3 LTM)
9
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật
này.
Vi phạm hợp đồng chia thành *vi phạm cơ bản và *vi phạm không cơ bản
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài *
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, *đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc *huỷ bỏ hợp đồng

đối với vi phạm không cơ bản (Đ293 LTM)
b. Miễn trách nhiệm và thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
b1. Miễn trách nhiệm
+ Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: (Đ294
LTM) (4)
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng (Đ161 BLDS 2005)
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép.
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Hiện tại, không có văn bản pháp luật nào quy định những cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ra quyết định mà việc thực hiện quyết định đó là căn cứ miễn trách
nhiệm.
Trong thực tiễn, thường căn cứ vào những quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế 1989 (Điều 40) và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1989 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (Điều 24): ”Bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm
hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản do phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà
nước do những người sau đây ký:
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Trưởng ban chỉ huy chống lụt bão Trung ương.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương”.

+ Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
+ Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm (Đ295 LTM)
- Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường
hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
10
- Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông
báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp
thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
- Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn
trách nhiệm của mình.
b2. Thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng (Đ294 LTM)
+ Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được
thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian
xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng
không được kéo dài quá các thời hạn sau đây : (2)
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
+ Trường hợp kéo dài quá các thời hạn (quy định tại khoản 1 Điều 294), các bên có
quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi
thường thiệt hại.

+ Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn (quy định tại khoản 1 Điều 294), bên từ chối phải thông báo cho
bên kia biết, trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
+ Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 294
không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố
định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
c. Chế tài trong thương mại (Đ292 LTM) (7)
1) Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2) Phạt vi phạm.
3) Buộc bồi thường thiệt hại.
4) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5) Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

6) Huỷ bỏ hợp đồng.
7) Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên và tập quán thương mại quốc tế.
c1.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297 LTM)
11
+ Khái niệm
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh.

+ Các trường hợp
-B ên vi phạm là bên bán (K2 Đ297 LTM)
* Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng
hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp
đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải
loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung
ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác
chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi
phạm.
Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch
vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định trên đây.
* Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định nêu trên thì bên

bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo
đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh
lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu
sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
- Bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc
thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật
Thương mại.
+ Gia hạn thực hiện nghĩa vụ (Đ298 LTM)
Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một
thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
+ Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác (Đ299
LTM)

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi
phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
- Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác
để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
c2.

Phạt vi phạm
+ Khái niệm (Đ300 LTM)
12
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt

do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
+ Mức phạt vi phạm (Đ301 LTM)
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này (Phạt vi phạm,
bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai)
c3

.

Bồi thường thiệt hại

+ Khái niệm (Đ302 LTM)
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm *giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị
vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và *khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
+ Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Đ303 LTM)
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: (4)
1) Có hành vi vi phạm hợp đồng
2) Có thiệt hại thực tế
3) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Yếu tố thứ 4: Lỗi ,suy ra từ Điều 308 Bộ luật dân sự và Điều 294 Luật Thương
mại (Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm)
“Lỗi trong trách nhiệm dân sự
1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách
nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.
2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt
hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng
để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc
thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không

xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” (Đ308 BLDS)
+ Nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất (Đ304, 305 LTM)
- Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do
hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.
13
- Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế
tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm
hợp đồng gây ra;
Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi
phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất
đáng lẽ có thể hạn chế được.

+ Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán (Đ306 LTM)
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh
toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu
cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường
tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và các chế tài khác
- Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (Đ307 LTM)
* Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại có quy định khác.
* Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp
dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương

mại có quy định khác.
Liên hệ với Điều 422 Bộ luật dân sự 2005: Luật Thương mại không hạn chế
quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trương hợp có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng
không đề cập bồi thường thiệt hại.
- Bồi thường thiệt hại và các chế tài khác (Đ316 LTM)
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi
phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
c4.

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
+ Khái niệm (Đ308 LTM)
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương

mại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: (2)
1) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng
thực hiện hợp đồng;
2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
+Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Đ309 LTM)
1) Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2) Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
này.
14
+ Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ
bỏ hợp đồng (Đ315 LTM0

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp
đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp
đồng.
Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm
ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi
thường thiệt hại.
c5.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng
+ Khái niệm (Đ310 LTM)
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình
chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một

trong các trường hợp sau đây: (2)
1) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp
đồng;
2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
+ Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng (Đ311 LTM)
1) Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một
bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện
nghĩa vụ đối ứng.
2) Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
Thương mại.
c6.


Huỷ bỏ

thực hiện hợp đồng
+ Khái niệm (Đ312 LTM)
Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm * hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và *hủy bỏ một phần hợp
đồng.
- Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa
vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
- Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
+ Trường hợp áp dụng (Đ312, 313 LTM)

- Quy định chung
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài
hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: (2)
15
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp
đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần (Đ313
LTM)
* Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một
bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc
này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia

có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ (này)
* Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung
ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần
giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp
đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải
thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
* Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng,
cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần
giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua
lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể
được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp
đồng.

+ Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng (Đ314 LTM)
- Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật Thương mại, sau khi huỷ bỏ hợp
đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực
hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ
sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
- Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình
theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực
hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có
nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
Thương mại.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

a. Hình thức giải quyết tranh chấp (Đ317 LTM)
1) Thương lượng giữa các bên.
2) Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3) Giải quyết bằng Trọng tài thương mại hoặc Toà án.
16
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, Toà án được nghiên cứu trong học
phần thương mại 3.
b.Thời hạn khiếu nại (Đ318 LTM)
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật Thương mại (Điều
237: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics), thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì

thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
1) Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2) Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá;
trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ
ngày hết thời hạn bảo hành;
3) Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với
khiếu nại về các vi phạm khác.
c. Thời hiệu khởi kiện (Đ319 LTM)
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ
thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e
khoản 1 Điều 237 của Luật Thương mại (Điều 237: Các trường hợp miễn trách nhiệm

đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).
II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại (Đ320 LTM)
+ Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm: (12)
a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương
nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt
Nam và của thương nhân nước ngoài;
b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá
cảnh;
c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;

đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật
liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
17
i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;

m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
+ Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại: Các Nghị
định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại (6)
a) Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
b) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
sản phẩm, hàng hoá (và xử lý hình sự Đ153-181 BLHS)
d) Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại
đ) Xử lý hoạt động thương mại vi phạm pháp luật cạnh tranh
e) Xử lý những vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh thương mại

a. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-
CP bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chứng chỉ
hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;

c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi
phạm khác;
d) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
đ) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;
e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
18
h) Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;
i) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

k) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
l) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
m) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước
ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
n) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
+ Các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu
mỏ hóa lỏng; về giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; về chứng từ, hóa đơn mua bán hàng
hóa, dịch vụ; về đo lường hàng hóa; về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh
doanh trên thị trường; về nhãn hàng hóa; về sở hữu trí tuệ; về thủ tục đăng ký kinh
doanh; về biển hiệu; về quảng cáo thương mại; về kinh doanh đấu giá hàng hóa; về mua
bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

+ Đối với các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do hải quan phát
hiện trên địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
b. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá
- Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá
- Hành vi vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước
- Hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá
- Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định

- Hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
- Hành vi vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo
quy định của Chính phủ
- Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
- Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
- Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
- Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
- Hành vi vi phạm quy định về cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
19
- Hành vi gian lận về giá
- Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh

và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán
hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
- Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
- Hành vi vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá
- Hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử
dụng kết quả thẩm định giá
- Hành vi vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành
thẩm định giá
c. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản
phẩm, hàng hoá
- Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
c1. Những hành vi bị nghiêm cấm (Đ8, 66, 67 LCLSPHH) (13)
“1. Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hoá đã bị Nhà nước cấm lưu
thông.
2. Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị
sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá không có nguồn gốc rõ ràng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá
đã hết hạn sử dụng.
5. Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử
dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.
6. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định,

kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất
làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối
với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
20
11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hoá bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng

để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hoá đó.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm,
hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng
sản phẩm, hàng hoá.
13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại
cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.
c2. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường (Đ4-16 NĐ80/2013)
- Vi phạm trong hoạt động giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định
- Vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn,
chuẩn đo lường
- Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo

- Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo
- Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo
- Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo
- Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2
- Vi phạm của kiểm định viên, tổ chức kiểm định
- Vi phạm của kỹ thuật viên hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn
- Vi phạm của kỹ thuật viên thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm
- Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2
- Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu
- Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán
c3. Những hành vi vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa (Đ17-24 NĐ80/2013)

- Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng
- Vi phạm quy định về hợp chuẩn
- Vi phạm quy định về hợp quy
- Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp
- Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Vi phạm quy định về hoạt động công nhận
21
- Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa
c4. Những hành vi vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa và mã số mã vạch (Đ25-28

NĐ80/2013)
- Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
- Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt
buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
- Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
- Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã
số mã vạch
d. Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Đ211-219)
- Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009
- Các văn bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan lĩnh vực sở hữu trí tuệ
+ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý
nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30-12-2010 SĐBS
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
+ Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22-10-2008 của Bộ Công thương hướng
dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm
hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan quản lý thị trường
+ Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16-10-2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
+ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29-8-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
+ Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

+ Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3-10-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
d1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính (Đ211 LSHTT)
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu
dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
22
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm
khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện

hành vi này.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi
phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ
thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
d2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả (Đ214
LSHTT)
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy
định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm
và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau
đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu,
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở
hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi
phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ
chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các
biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục

đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở
hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ,
phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm
trên hàng hoá.
4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.”

23
d3. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính (Đ215 LSHTT)
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy
định tại khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có
biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo
thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật,
phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính.
đ. Xử lý hoạt động thương mại vi phạm pháp luật cạnh tranh
Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30-9-2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
đ1. Vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián

tiếp (Đ10 NĐ120/2005)
- Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ (Đ11)
- Hành vi thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hoá, dịch vụ (Đ12)
- Hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng
mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (Đ14)
- Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh (Đ15)
- Hành vi thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là
các bên của thỏa thuận (Đ16)

24
- Hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Đ17)
đ2. Vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
- Hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ
đối thủ cạnh tranh (Đ18)
- Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá
bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng (Đ19)
- Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản
trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng (Đ20)
- Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm
tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh (Đ21)

- Hành vi áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của hợp đồng (Đ22)
- Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
(Đ23)
- Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền (Đ24)
đ3. Vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh
- Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Đ30)
- Hành vi ép buộc trong kinh doanh (Đ32)
- Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Đ35)
- Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Đ306)
- Hành vi bán hàng đa cấp bất chính (Đ38).

e. Xử lý những vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh thương mại
Các văn bản cụ thể:
+ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
+ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17-10-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả
+ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24-10-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
+ Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30-10-2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
+ Nghị định số 148/2013/NĐ-CP ngày 30-10-2013 Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
25

×