Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đông Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.69 KB, 57 trang )

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thẻ là phương tiện thanh toán ứng dụng công nghệ cao, thẻ đem lại cho ngân
hàng nguồn lợi nhuận từ phí dịch vụ, tạo mơi trường thuận lợi thu hút nguồn vốn
giá rẻ, mở rộng thị trường tín dụng, tăng dư nợ, tăng thu ngoại tệ, mở rộng quan hệ
đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngân hàng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tham gia thị trường thẻ khá
muộn so với các ngân hàng thương mại khác do vậy mà hoạt động kinh doanh thẻ
còn gặp nhiều hạn chế về số lượng, chất lượng dịch vụ cung ứng, chưa đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng.
Qua q trình thực tập tại phịng kế hoạch tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông Việt Nam Đông Hà Nội, được sự giúp đỡ của các anh
chị trong Chi nhánh và dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn
Phúc em đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đông Hà Nội”
2.Mục đích nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Đông Hà Nội.
3.Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm của các sản phẩm thẻ
Các hoạt động kinh doanh thẻ trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy quá trình kinh doanh thẻ
5.Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được


trình bày thành 3 phần chính

Page 1 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, đặc
biệt là sự giúp đỡ tận tình của thày giáo PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cũng tồn thể
các anh chị trong phịng Kế hoạch tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đông Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập và hồn thành bài báo cáo của mình.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng với thời gian và lượng kiến thức có hạn nên
bài viết của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của thầy để bài báo cáo chuyên đề của em thêm
phần hoàn thiện.

Sinh viên

Page 2 of 56



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐƠNG HÀ NỘI
1. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh
Tên công ty
Tên giao dịch quốc tế
Tên viết tắt
Hội sở
Điện thoại
Fax
Website
Email
Hình thức pháp lý
Trụ sở chính
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Website
Email

: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Đông Hà Nội.
: Vietnam bank of Agriculture and Rural
Development Dong Ha Noi.
: Agribank Dong Ha Noi
: 23B Quang Trung - Hoàn Kiếm - Hà Nội
: (+84-43)9364838

: (84-43) 9364837
: />: mailto:
: ngân hàng thương mại nhà nước
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
: Số 2 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
: (84-43)-8313694
: (84-43)-8313717
: www.agribank.com.vn
:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đông
Hà Nội được thành lập theo quyết định số 170/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 2/7/2003 của
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Viêt Nam. Tổng nguồn vốn huy động ban đầu là 594 tỷ đồng, tổng dư nợ là 300 tỷ
đồng.
Chi nhánh được tiếp quản tòa nhà 23B Quang Trung làm trụ sở hoạt động.
Ngay từ khi thành lâp Chi nhánh đã nhanh chóng hội nhập của các hoạt động của
Ngân hàng Nơng nghiệp Và Phát triển Nông thôn Việt Nam và cộng đồng các định
chế tài chính trong nước và quốc tế.
Qua 6 năm hoạt động Chi nhánh đã vận dụng tốt sự hỗ trợ của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam và các tổ chức tài chính, ngân hàng
trong nước và quốc tế với khả năng nội lực của mình để thực hiện phát triển mạng
lưới và sản phẩm dịch vụ. Đến nay mạng lưới hoạt đông của Chi nhánh gồm Hội sở
và 5 Phòng giao dịch

Page 3 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


4

Các hoạt động chính của Chi nhánh bao bồm: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng,
dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo phân cấp của Ngân hàng Nông
nghiệp Và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Chi nhánh:
- Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành và quy định của pháp luật có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống
nhất trong hệ thống ngân hàng, đông thời kết hợp việc phân cấp, ủy quyền, khuyến
khích tính năng động sáng tạo và chủ động của Chi nhánh.
- Cùng với các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và
hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Với việc phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu các hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh, Chi nhánh, ban lãnh đạo Chi nhánh luôn chú trọng phát triển nguồn
nhân lực và coi đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của Chi nhánh. Tổng số
cán bộ công nhân viên của Chi nhánh tính đến nay là 126 người. Nhìn chung Cán
bộ cơng nhân viên của Chi nhánh được đánh giá là khá năng động, nhiệt tình. Tuy
nhiên do được điều chuyển từ nhiều đơn vị khác và tuyển mới, nhận thức của cán
bộ công nhân viên không đồng đều, cịn nhiều bất cập đến cơng tác đào tạo nhận
thức cũng như việc liên tục trau dồi, đào tạo kiến thức, kĩ năng tác nghiệp của Ban
lãnh đạo chi nhánh tạo điều kiện tối đa.
Ban lãnh đạo chi nhánh cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên hoạt động theo
phương châm: Luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, tự
giác cống hiến hết khả năng có thể giúp Chi nhánh phát triển bền vững.
Chi nhánh có những chức năng sau đây:
1.1. Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân,và các tổ chức khác trong
nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn và
các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Page 4 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
- Tiếp cận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
1.2. Cho vay
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước
1.3. Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn cho vay, mua, bán ngoại tệ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo
lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và cấc dịch vụ khác về ngoại hối theo
chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn việt nam
1.4. Cung cấp các dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ bao gồm
- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thưc hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Thực hiện cấc dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà
nước và Ngân hàng Nông nghiệp
1.5. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc, tiền tệ, máy rút tiền tự động, dịch vụ
thẻ, két sắt, nhận bảo quản cất giữ chiết khâu thương phiếu và các loại giấy tờ có
giá ngắn hạn khác, thẻ thanh toán...

Page 5 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

1.6. Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.7. Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng
Nông nghiêp.
1.8. Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và
thực hiện các nhiệm vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp.
1.9. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh đối ứng và các hình thức
bảo lãnh ngân hàng khác.
1.10. Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.11. Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
1.12. Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.

1.13. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của Ngân hàng Nông nghiệp.
1.14. Thực hiện kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ chế
độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiêp.
1.15. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng
Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
1.16. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tính dụng
và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội địa phương.
1.17. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị lưu trữ các
hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như
việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.
1.18. Quản lý nhà khách nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do Ngân hàng
Nông nghiệp giao.
1.19. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, thi đua
khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.

Page 6 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

1.20. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo
yêu cầu đột xuất của tổng giám đốc.
1.21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị và tổng giám đốc giao.
2. Tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Đông Hà Nội

Ban giám đốc: Gồm giám đốc và các phó giám đốc
Các phịng ban gồm:
- Phịng dịch vụ và marketing
- Phịng kế hoạch tổng hợp
- Phịng tín dụng
- Phịng kinh doanh ngoại hối
- Phịng kế tốn ngân quỹ
- Phịng hành chính nhân sự
- Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
- Phịng điện tốn
Các Phịng giao dịch:
- Phịng giao dịch Bà Triệu
- Phòng giao dịch Lý Thưởng Kiệt
- Phòng giao dịch Kim Mã
- Phịng giao dịch Nguyễn Cơng Trứ
- Phịng giao dịch Lê Ngọc Hân
Nguyên tắc điều hành:
- Điều hành hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là Giám đốc, giúp việc
giám đốc là Phó giám đốc
- Điều hành nghiệp vụ của các phịng chun mơn nghiệp vụ và tương đương
là Trưởng phịng, giúp việc trưởng phịng là Phó phòng

Page 7 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Giám Đốc

Phó giám đốc
Phịng dịch vụ và marketing

Phòng kế hoạch tổng hợp

phòng giao dịch Bà Triệu

Phịng tín dụng

Phịng Giao Dịch LTK

Phịng kinh doanh ngoại hối

Phịng Giao dịch Kim Mã

Phịng kế tốn ngân quỹ

Phịng giao dịch NC Trứ

Phịng hành chính nhân sự

Phịng giao dịch LNH

Phịng kiểm tra,kiểm sốt
nội bộ

Phịng điện tốn
(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)


Page 8 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể trong tài
liệu”tài liệu chuẩn ISO” của Chi nhánh
Phòng kế hoạch tổng hợp có những chức năng nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền
tệ, loại tiền gửi….và quản lý các hệ số an toàn theo quy định, tham mưu cho giám
đốc điêu hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến
lược huy động vốn tại đại phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
- Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ cung cấp) và
kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thơng tin kinh tế, thơng tin phịng
ngừa rủi ro tín dụng, thơng tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng
theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và
kinh doanh tiền tệ theo quy chế quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi
suất, tỷ giá, kỳ hạn)
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch
đến các chi nhánh trực thuộc.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý năm, dự thảo các báo cáo sơ
kết tổng kết.
- Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định.
- Tổng hợp các ngiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

Phịng tín dụng có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Đầu mối tham mưu đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược
khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với
từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng, khép kín, sản xuất,
chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật danh mục, khách hàng để
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Page 9 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, thực hiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân
cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình,dự án thuộc nguồn vốn trong nước
nước ngoài, trực tiếp làm nhiệm vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ bộ ngành
khác và các tổ chức kinh tế,cá nhân trong và ngoài nước.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
- Chịu trách nhiệm marketingtins dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ
thống khách hàng, chăm sóc tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.
- Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thấc mắc cho khách hàng về các quy định quy
trình tín dụng, dịch vụ của khách hàng.
- Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng
theo quy định, tổng hợp phân tích quản lý (thu thập lưu trữ bảo mật cung cấp…)
thông tin và lập bác cáo về cơng tác tín dụng theo phạm vi được phân cơng.

- Phối hợp với các phịng nghiệp vụ và theo quy trình tín dụng, tham gia ý kiến
và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo quá trình quản lý rủi ro theo chức năng,
nhiệm vụ của phòng.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, khai thác hoạt động tín dụng của các chi
nhánh trực thuộc địa bàn.
- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phịng kế tốn ngân quỹ có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nhà nước cấp
trên phê duyệt.

Page 10 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng theo quan điểm của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam trên địa bàn.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
- Chấp nhận quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Quản lý sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nhiệm vụ kinh doanh
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi nhánh giao.
Phòng điện tốn có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của
Chi nhánh.
- Xử lý các ngiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán thống kê, hạch
toán nghiệp vụ và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung câp số liệu, thông tin theo quy định.
- Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ cho giám đốc Chi nhánh giao.
Phịng hành chính nhân sự có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chương trình, cơng tác hàng tháng, q của Chi nhánh và trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc Chi
nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trực thuộc địa bàn,
trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp.

Page 11 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp nhân sự, hình sự, kinh tế, lao động hành chính
liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh.

- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự phòng cháy nổ tại cơ quan.
- Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp ở địa phương
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định
chế của Ngân hàng Nông nghiêp.
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn
thư, lễ tân, phương tiện giao thơng, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa tài sản cố định, mua
sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ
của cơ quan.
- Đầu mối trong việc chăm lo cơ sở vật chất, văn hóa thơng tin và thăm hỏi ốm
đau, hiếu hỉ cán bộ nhân viên.
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức
đảng, cơng đồn, chi nhánh trực thuộc địa bàn.
- Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ thủ tục hồ sơ liên quan
đến Phòng giao dịch Chi nhánh.
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương đến các Chi nhánh Ngân hàng Nơng
nghiệp trực thuộc địa bàn theo quy chế khốn tài chính của Ngân hàng Nhà Nước.
- Thực hiện cơng tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ nhân viên đi cơng
tác, học tập trong và ngồi nước theo quy định, tổng hợp, theo dõi thường xuyên
cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo.
- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn
tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước,
của ngành ngân hàng.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh.
- Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.

Page 12 of 56



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

- Hoàn thành các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có những chức năng và
nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng, chương trình cơng tác năm, q phù hợp với chu trình cơng tác
kiểm tra, kiểm sốt của ngân hàng nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.
- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo, nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán, tổ chức thực
hiện kiểm tra kiểm sốt theo đề cương, chương trình cơng tác kiểm tra, kiểm sốt
của ngân hàng nơng nghiệp và kế hoạc của đơn vị, kiểm sốt nhằm đảm bảo an tồn
trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các Chi nhánh phụ thuộc.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, tổ
chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng loại 3, tổng
hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, chỉnh sửa các thiếu sót của
đơn vị minh theo định kì gửi tổ kiểm tra, kiểm sốt văn phịng đại diện và Ban kiểm
tra, kiểm soát nội bộ, Hàng tháng có báo cáo nhanh về các cơng tác chỉ đạo điều
hành hoạt động kiểm tra, kiểm tốn của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nơng nghiệp, các cơ
quan thanh tra, kiểm tốn để thực hiện các cuộc kiểm tra tại Chi nhánh theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho quyết định giải quyết đơn thư
thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực. Ban chống tham nhũng, tham mưu
cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết
kiệm tại đơn vị mình.
- Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ
việc theo quy định, theo quản lý thông tin.
- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám
đốc Chi nhánh ban hành, tham gia ý kiến phối hợp với các phòng theo chức năng,
nhiệm vụ của từng phòng.

- Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm soát
nội bộ hoặc Giám đốc giao.
Phịng kinh doanh ngoại hối có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:

Page 13 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán chuyển đổi) thanh toán quốc tế
trực tiếp theo quy định.
- Thực hiện công tác thanh tốn quốc tế thơng qua mạng SWIFE Ngân hàng
Nơng nghiêp.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh
tốn quốc tế.
-Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng
nước ngồi.
- Thực hiện quản lý thơng tin, lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật cung cấp liên
quan đến cơng tác của phịng và lập các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
Phịng dịch vụ và marketing có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp
nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao
dịch mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu
sản phẩm dịch vụ khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hổi từ khách hàng về dịch
vụ, tiếp thu, đề xuất, hướng dẫn cải tiến để khơng ngừng đáp ứng sự hài lịng của
khách hàng.
- Đề xuất tham mưu với giám đốc Chi nhánh chi về: Chính sách phát triển

dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch phục vụ khách hàng, xây dựng
kế hoạch tiếp thị thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi
nhánh, các dịch vụ sản phẩm trên thị trường.
- Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của
Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc Chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp,
lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thơng, quảng bá hoạt động
của Chi nhánh và ngân hàng Nơng nghiệp.
- Đầu mối trình giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền
đối cới các đơn vị phụ thuộc.

Page 14 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

- Trực tiếp tổ chức tiếp thị, thơng tin tun truyền-các hình thức thích hợp như
các ấn phẩm, catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích… theo quy định.
- Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như
phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa, ghi âm, ghi hình…phản ánh các sự kiện và hoạt
động quan trọng, có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị.
- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị bác chí, truyền thông thực hiện các
hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phục vụ các hoạt động có liên quan đến cơng việc tiếp thị, thông tin tuyên
truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chứng
của đơn vị.
- Soạn thảo báo các chuyên đi tiếp thị, thông tin, truyền thông của đơn vị.
- Trực tiếp tổ chức, triển khai nhiệm vụ cụ thể trên địa bàn theo quy định của

Ngân hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện quản lí, giám sát nghiệp vụ phát hành và thành tốn thẻ theo quy
định của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lí và chủ thẻ.
- Giám sát quản lí hệ thống đầu cuối.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lí các tranh chấp, khiếu nại phát sinh
liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ trên địa bàn, phạm vi quản lí.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Năm 2009, những bất ổn của thị trường trong và ngoài nước tác động mạnh
đến kinh tế Việt Nam, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư, thu nhập
du lịch, kiều hối giảm mạnh dẫn tới suy giảm tăng trưởng chung,mất cân đối vĩ mơ.
Khó khăn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ năm 2009 là xu thế chung, chi
phí đầu vào cao, tín dụng bị hạn chế. Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh
không đạt như kế hoạch đề ra:
Tổng nguồn vốn đạt 2092 tỷ, giảm 1.486 tỷ đồng (tương đương 42,5%) so với năm
2007 và giảm 621 tỷ so với năm 2008 (tương đương 23%) bằng 61% kế hoạch năm.

Page 15 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

Tổng dư nợ đạt 1452 tỷ,tăng 152 tỷ (tương đương 12%) so với năm 2007, và
giảm 136 tỷ so với năm 2008 (tương đương 9%) bằng 90% kế hoạch năm.
Nợ xấu: 89 tỷ, chiếm tỷ lệ 6,2 % tổng dư nợ,tăng 3,4 % so với năm 2008,cao
hơn kế hoạch cả năm 1,2 %, trong đó dư nợ xấu đã xử lý rui ro trong năm : 242 tỷ.
Quỹ thu nhập:-243,8 tỷ đồng.

Biểu 1: Kết quả kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng,%
TT
1
2
3
4

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Kế hoạch
2009

Thực hiện năm
2009

Nguồn vốn
3.578
2.713
3,445
2.092
Tổng dư nợ
1.300
1.588
1,613
1.452

Tỷ lệ nợ xấu (%)
74
2,8
5,0
6,2
Quỹ thu nhập
28,8
32,6
-260
-243,8
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)

3.1. Nguồn vốn
Biểu 2: Tình hình thực hiện nguồn vốn
Đ/v: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn

Năm 2007
1,300

Năm 2008
2,713

Năm 2009
2,092

Chia theo đồng tiền
- Nội tệ

1,062
2,240
1,577
- Ngoại tệ
238
473
515
Chia theo thời gian
- Không kỳ hạn
769
75
111
- Dưới 12 tháng
297
210
339
- Trên 12 tháng
234
2,428
1,642
Chia theo thành phần
- Dân cư
130
780
889
- Tổ chức kinh tế
2.280
1,699
1,103
- Tổ chức tín dụng

617
234
100
(Nguồn: Phịng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả họa động kinh doanh
năm 2007, 2008, 2009)

Page 16 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17

Tổng nguồn vốn của Chi nhánh tính đến 31/12/09 đạt 2092 tỷ, giảm 621 tỷ
so với năm 2008, và tăng 792 tỷ so với năm 2007
Nguồn vốn nội tệ đạt 1577 tỷ chiếm 75% tổng nguồn vốn, giảm 663 tỷ so vơi
năm 2008 và tăng 512 tỷ so với năm 2007. Ngoại tệ đạt 515 tỷ, chiếm 25% tổng nguồn
vốn, tăng 42 tỷ so với năm 2008 và tăng 277 tỷ so với năm 2007. Nguồn tiền gửi dân
cư trong năm 2009 tăng 109 tỷ so với năm 2008, chiếm 42 % tổng nguồn vốn.
Việc thực hiện huy động vốn tại các Phòng giao dịch cũng có nhiều biến
động. Ngun nhân là do suy thối kinh tế nói chung và do một số thay đổi trong
cơng tác điều hành kinh doanh với các phịng giao dịch (khơng huy động tiền gửi từ
TCTD tại các phịng giao dịch mà chuyển về Hội sở, giao chỉ tiêu huy động vốn dân
cư cho từng Phòng giao dịch) dẫn tới nguồn vốn của các phòng GD giảm sút. Năm
2009 mặc dù tổng nguồn vốn tại các Phòng giao dịch giảm nhưng nguồn vốn trong
dân cư lại tăng lên (tốc độ tăng tiền gưi dân cư lên tới 54% - PGD Kim Mã, 79%PGD Lê Ngọc Hân). Tuy nhiên so với kế hoach đề ra các chỉ tiêu nguồn vốn (tổng
nguồn, dân cư) giao cho các Phòng giao dịch đều khơng hồn thành.
Biểu 3: Tình hình thực hiện nguồn vốn của các Phòng giao dịch
Đ/V: Tỷ đồng, %
TT

1
2
3
4
5

Đơn vị

Năm 2007

năm 2008

Thực hiện
năm 2009

Kế hoạch
năm 2009

Bà Triệu
Tổng nguồn
382
565
251
335
Trong đó: Dân cư
180
192
214
230
Lý Thường Kiệt

Tổng nguồn
168
223
80
190
Trong đó:Dân cư
60
71
77
90
Kim Mã
Tổng nguồn
150
183
168
180
Trong đó:Dân cư
37
48
74
75
Nguyễn Cơng Trứ
Tổng nguồn
80
101
75
120
Trong đó:Dân cư
50
55

55
65
Lê Ngọc Hân
Tổng nguồn
65
73
91
110
Trong đó:Dân cư
29
33
59
65
(Nguồn: Phịng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009).

Page 17 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

Cơ cấu nguồn vốn theo lãi suất: Mặc dù trong năm 2009 đã có nhiều cố gắng
nhằm chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn nội tệ theo hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn có
lãi suất cao, nhưng do tác động của nhiều yếu tố khách quan nên tốc độ giảm vẫn rất
thấp. Hiện tại tổng nguồn vốn nội tệ có lãi suất trên lãi suất điều vốn là 430 tỷ,
chiếm 27, 3%. Dẫn tới lãi suất bình quân đầu vào thực tế năm 2009: Nội tệ
9,15%/năm; USD 7,63%/năm; EURO 3,53%/năm.
Hiện tại một lượng vốn của dân cư (201 tỷ) đang huy động tới mức trên

15%. Đây chính là tiền gửi tiết kiệm bậc thang mà chi nhánh huy động từ năm
2008, do vậy theo dự đoán, người dân ít có khả năng rút vốn trước hạn, dẫn tới hàng
tháng tài chính của chi nhánh phải chịu một khoản lỗ trên 900 triệu (tính bình qn
so với lãi suất điều vốn 10,5%) cho loại tiết kiệm bậc thang và kéo dai đến tháng
10/2011. Tuy nhiên, bên cạnh phần lỗ từ huy động tiết kiệm bậc thang thì huy động
từ tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế năm qua cũng đạt hiệu quả.
Biểu 4: Cơ cấu nguồn vốn nội tệ theo lãi suất
Đ/v: Tỷ đồng
Lãi suất (%)
TCTD
TCKT
Dân cư
Tổng
<7
0
112
92
204
7-10,5
0
823
120
943
10,5-15
100
75
54
229
≥15
0

0
201
201
Tổng
100
1,010
467
1,577
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)
Biểu 5: Cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ theo lãi suất
Đ/v: Tỷ đồng
Lãi suất (%)
TCTD
TCKT
Dân cu
Tổng
<1
0
1
47
48
1- <3
0
0
100
100
3-<5
0
92

64
156
≥5
0
0
211
211
Tổng
0
93
422
515
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)
3.2. Dư nợ

Page 18 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

Những tháng đầu năm 2009, các Doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất kinh doanh nên việc mở rộng tín dụng gặp nhiều khó khăn.Tuy
nhiên những tháng cuối năm 2009, do việc thực hiên nới lỏng tín dụng khơng được
kiểm sốt chặt chẽ dẫn tới tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống cao hơn tăng trưởng
về nguồn vốn. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam đã có các văn bản chỉ đạo các đơn vị về việc giảm dư nợ, đây là một
khó khăn cho chi nhánh trong thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu giải ngân của các

doanh nghiệp tăng cao.Việc phải hồn thành kế hoạch giảm dư nợ cịn ảnh hưởng
đến cơ cấu nợ toàn Chi nhánh làm cho nợ xấu tăng cao.
Biểu 6: Tình hình thực hiện dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008

Kế hoạch
năm 2009
1,614

Thực hiện
năm 2009
1452

Tổng dư nợ
1.200
1,588
Chia theo đồng tiền
-Nội tệ
1.062
1,244
1,281
1.109
-ngoại tệ
238
344
333
343

Chia theo thời gian
-Ngắn hạn
769
1,027
881
757
-Trung hạn
297
251
349
323
-Dài hạn
234
310
384
372
Chia theo đơn vị
-Hội sở
612
807
877
723
-KDNH
219
411
380
404
-Bà Triệu
156
167

100
104
-Lý Thường Kiệt
93
84
65
55
-Kim Mã
85
85
90
90
-Nguyễn Cơng Trứ
20
21
50
48
-Lê Ngọc Hân
15
13
28
28
(Nguồn: Phịng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)

Tổng dư nợ toàn Chi nhánh đạt được năm 2009 đạt 1.452 tỷ, tăng 252 tỷ so
với năm 2007(tương đương 17%), và giảm 136 tỷ so với năm 2008 ( tương đương 9
%) và bằng 90% kế hoạch năm 2009.

Page 19 of 56



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

Cơ cấu dự nợ theo đồng tiền: Dư nợ nội tệ đạt 1.109 tỷ tăng 47 tỷ so với năm
2007 (tương đương 4%), giảm 135 tỷ đồng (tương đương 11%), đạt 87% kế hoạch.
Dư nợ ngoại tệ đạt 343 tỷ tăng 105 tỷ so với 2007 (tương đương 44%), giảm 1 tỷ so
với 2008, đạt 103 % so với kế hoạch.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn đạt 323 tỷ, giảm 12 tỷ (tương
đương 1,5%) so với năm 2007, giảm 270 tỷ đồng (tương đương 26%) so với năm 2008,
đạt 86% kế hoạch. Dư nợ trung hạn đạt 323 tỷ, tăng 26 tỷ đồng (tương đương 9%) so
với năm 2007, và tăng 72 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm 2008, đạt 93 % kế
hoạch. Dư nợ dài hạn là 372 tỷ, tăng 138 tỷ đồng (tương đương 59%) so với năm 2007,
và tăng 62 tỷ đồng (tương đương 20%) so với năm 2008, đạt 97% kế hoạch.
So với năm 2007: Có 1 đơn vị giảm dư nợ là Phịng Giao Dịch Bà Triệu, 6 đơn
vị tăng dư nợ, so với năm 2008: Có 4 đơn vị giảm dư nợ (Hội sở, KDNH, Bà Triệu,
Lý Thường Kiệt), 3 PGD tăng dư nợ ( Kim Mã, Nguyễn Công Trứ, Lê Ngọc Hân).
3.3. Các dịch vụ và tiện ích khác
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ năm 2009 gặp nhiều khó
khăn khách quan do thị trường mang lại. Ngoại tệ khan hiếm, chính sách tỷ giá
khơng thu hút được nguồn ngoại tệ vãng lai từ khách hàng; nguồn mua chủ yếu từ
Sở giao dịch, do vậy không chủ động mua được với những mặt hàng không ưu tiên
từ sở giao dịch; bán ngoại tệ cho khách hàng nhưng với kỳ hạn khá dài, khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn; chính sách thắt chặt tín dụng những tháng cuối năm.

Page 20 of 56



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

Biểu 7: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng doanh số xuất khẩu

3,067

7,887

4,663

Tổng doanh số nhập khẩu

60,584

50,824

38,813


Tổng doanh số xuất nhập khẩu

63,651

58,711

43,476

Phí thanh toán quốc tế(triệu đồng)

2,044

1,833

1,932

Doanh số mua ngoại tệ

65,994

51,497

40,552

Doanh số bán ngoại tệ

48,472

52.515


41,911

Doanh số mua bán ngoại tệ

114,469

104,344

82,433

Lãi kinh doanh ngoại tệ

650

2,993

4,142

Tổng phí và lãi thu được

2694

4,826

6,074

(Nguồn: Phịng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)
Biểu 8: Tình hình phát hành thẻ
STT


Chỉ tiêu

1

Hội Sở

2

Lê Ngọc Hân

3

Kim Mã

4

Nguyễn Công Trứ

5

Bà Triệu

839

1311

2,787

6


Lý Thường Kiệt

26

81

988

4560

6,886

16,145

Tổng số

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009
10,745
432

3,695

5,494

682

511

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)
Sang năm 2009 Chi nhánh đã mở rộng được địa bàn phát triển thẻ và số lượng
thẻ phát hành tăng cao.doanh số hoạt động của các đơn vị chấp nhận thẻ đã có
nhưng bước tiến rõ.

Page 21 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

Các tiêu chí khác: Phí dịch vụ ATM đạt 33,6 triệu; lãi và phí thu từ dịch vụ thẻ
Tín dụng đạt 363,78 triệu; SMS Banking đạt 579 khách, doanh số POS đạt 926
triệu, phí hoa hồng dịch vụ bảo hiểm - ngân hàng: 23,4 triệu, số đơn vị trả lương
qua TK thẻ: 14 đơn vị
Tài chính: Năm 2009, hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó
khăn nên kết quả tài chính của chi nhánh không đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Biểu 9: Kết quả tài chính
Đ/v: tỷ đồng
STT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I
Tổng thu
399,6

441,175
347,398
1 Thu hoạt động tín dụng
389,4
390.6
338,2
2 Thu dịch vụ
4,5
9.9
6.3
3 Thu nợ xử lý rủi ro
2,6
35.075
1,848
4 Thu khác
3,1
5.6
1.05
II Tổng chi
368,1
402,9
595,25
1 Chi về huy động vốn
321,3
344,2
317,2
2 Chi về DVTT&NQ
0,6
1,0
0,79

3 Chi lương và phụ cấp
8,4
7,6
11,85
4 Chi hoạt động quản lý
6,7
7,1
6,6
5 Chi mua sắm CCLĐ
1,0
0,7
0,54
6 Chi BD & sửa chữa TS
1,0
1,5
1,77
7 Chi dự phòng
29,1
40,8
256,5
III Quỹ thu nhập
28,8
32,57
-243,8
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2007, 2008, 2009)
Về tổng thu thì năm 2009 thu về kém hơn so với 2 năm 2007 và 2008. Các
khoản chi lại tăng hơn. Kết quả quỹ thu nhập : -243,8 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch
năm (kế hoạch giao -260 tỷ).
3.4. Cơng tác khác

3.4.1. Kiểm tra, kiểm sốt
Năm 2009 cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đã thực hiện đầy đủ các chương
trình, đề cương kiểm tra của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam,các nội dung kiểm tra của giám đốc chi nhánh.
Qua công tác kiểm tra, kiểm sốt cịn phát hiện ra nhiều sai sót

Page 22 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23

- Việc thực hiện quy trình cho vay vẫn cịn thiếu sót.
- Về chứng từ kế tốn: Một số món chuyển tiền bằng nộp tiền mặt khơng có
giấy nộp tiền mặt do khách hàng lập, có sự chênh lệch giữa số tiền bằng chữ và
bằng số trên chứng từ; một số món tiền gửi tiết kiệm tại PGD sủ dụng chứng từ
hạch toán in từ máy ra thay thế giấy nộp tiền do khách hàng lập.
3.4.2. Kế toán- ngân quỹ
* Những mặt đạt được:
- Việc thanh tốn được hiện đại hóa, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách
hàng và đảm bảo tuyệt đối an toàn, khả năng tác nghiệp của cán bộ được nâng lên
một bước rõ rệt.
- Phối hợp với các phòng thực hiện đúng kế hoạch công tác mua sắm ,phục vụ
hoạt động kinh doanh năm 2009 và quyết toán với TW đảm bảo kế hoạch được
giao; lập kế hoạch và trang bị đầy đủ các nhu cầu về phương tiện làm việc cho các
đơn vị .
- Thực hiện đúng các văn bản, chế độ quy định về định các khoản chi
- Thực hiện nhận vốn và hạch toán đầy đủ các khoản mua sắm TSCĐ và quyết
toán XDCB.

- Về phát triển dịch vụ: Tiến hành triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như:
SMS Banking, VNTopup, gửi rút tiền nhiều nơi, các dịch vụ thẻ quốc tế, dịch vụ
chyển tiền trực tiếp từ sản phẩm tiền gửi.
- Công tác ngân quỹ: Cơng tác an tồn kho quỹ đã kịp thời chấn chỉnh, kịp
thời phát hiện cán bộ lợi dụng chức năng nghề nghiệp chiếm dụng công quỹ.

Page 23 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

* Những mặt hạn chế:
- Trình độ cán bộ cịn chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm.
- Cơng tác ngân quỹ cịn để xảy ra 1 trường hợp cán bộ lợi dụng chức năng
nghề nghiệp để chiếm dụng tài sản của cơ quan.
- Việc thực hiện tốt cơng tác kế tốn, ngân quỹ cịn mang tính chất giải quyết
sự vụ, chưa chủ động trong việc phân tích tài chính của đơn vị.
- Cơng tác báo cáo thơng kê cịn chậm.
3.4.3. Cơng nghệ thơng tin
* Những mặt đạt được:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ giao ban; tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý
điều hành, nhằm khai thác ứng dụng tin học phục vụ chuyên môn tại chi nhánh
- Chủ động trong phân công nhiệm vụ đến từng cán bộ của phòng
- Hỗ trợ nghiệp vụ và các ứng dụng tin học toàn chi nhánh kịp thời ; thực hiện
tôt đầu mối kênh hỗ trợ với TW.
- Đảm bảo hệ thống mạng toàn chi nhánh, cơng tác an ninh mạng và an tồn
dữ liệu được đảm bảo.
- Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng tại chi nhánh: trích bảo hiểm thất nghiệp…

* Những mặt hạn chế:
- Do hệ thống trung tâm xử lý của TW làm việc quá tải nên tốc độ xử lý giao
dịch chậm.
- Tình trạng vi phạm an tồn hệ thống theo chuẩn ISO thường xuyên diễn ra.
- Các ứng dụng sử dụng q nhiều ngơn ngữ nước ngồi.
- Quản trị hệ thống,quản lý thiết bị chưa có các quy trình chi tiết,cụ thể.
3.4.4 Tổ chức, hành chính:
* Những mặt đạt được:
- Triển khai ứng dụng chương trình IPCAS phần quản lý nhận sự, tiền lương.

Page 24 of 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

- Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ theo
đúng quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan hồn thành quy chế khốn lương, thực
hiện tốt công tác lao động tiền lương, chi trả đầy đủ kịp thời lương, các khoản thu
nhập khác.
- Đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trật tự cho Chi nhánh.
* Những mặt hạn chế
- Công tác đào tạo được thực hiện thường xuyên nhưng chất lương và hiệu quả
chưa cao
- Hiện nay các văn bản hướng dẫn của ngành liên quan đến chế độ nâng lương,
làm thêm giờ chưa chi tiết, cụ thể nên quá trình thực hiện cơng việc cịn nhiều khó
khăn
- Do tính chất cơng việc của phịng gồm nhiều mảng cơng việc khác nhau,

thường xuyên phát sinh sự vụ nên việc tham mưu cho lãnh đạo nặng tính tình thế,
chưa có các phương án chủ động.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh
4.1. Lãi suất.
Với chính sách ưu tiên vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng, Ngân hàng Nhà
nước đã duy trì mức lãi suất cân bằng 7%trong phần lớn thời gian trong năm 2009
( giảm từ 8,5 %/năm xuống 7%/năm từ tháng 2 năm 2009) nhằm giảm mặt bằng lãi
suất cho vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế và chỉ nâng lên
mức 8% từ ngày 1/12/09 nhằm chống nguy cơ lạm phát tái diễn. Tuy nhiên đến cuối
năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao lại làm cho thị trường vốn trở lên
căng thẳng.Thêm vào đó là những diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối ,
vàng, chứng khoán, bất động sản … đồng thời là chu kỳ mua sắm, chi tiêu cuối năm
nên tình hình huy động vốn trong hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn dẫn
đến mất thanh tốn cục bộ. Lãi suất huy động dân cư và lãi suất thị trường liên tục
tăng về các tháng cuối năm đặc biệt là tháng 11 và tháng 12/2009.
4.2. Chất lượng của hoạt động cho vay.

Page 25 of 56


×