Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.65 KB, 70 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Mục lục

Danh mục bảng biểu sơ đồ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 2: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình thuỷ lợi
Sơ đồ 3: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình cầu
Sơ đồ 4: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình đường
Sơ đồ 5: Bộ phận lập giá dự thầu và quản lý điều hành dự án của công ty
Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn của công ty từ năm 2005 - 2009
Bảng 2: Doanh thu của công ty từ năm 2005 - 2009
Bảng 3: Các khoản chi phí của công ty từ năm 2005 – 2009
Bảng 4: Lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh từ năm 2005 - 2009
Bảng 5: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước từ năm 2005 - 2009
Bảng 6: Bảng kê khai thiết bị thi công
Page 1 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Bảng 7: Phân công nhiệm vụ các phòng ban khi tham gia lập hồ sơ dự thầu
Bảng 8 : Tình hình tham gia đấu thầu và thắng thầu của công ty trong 5 năm gần đây
Bảng 9 : Tỷ lệ trúng thầu của công ty qua 5 năm 2005 – 2009
Bảng 10: Kết cấu tài sản của công ty từ năm 2005 đến năm 2009
Bảng 11: Khả năng thanh toán của công ty từ năm 2005 đến năm 2009
Bảng 12: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty từ năm 2005 đến


năm 2009
Bảng 13: Các chỉ tiêu về doanh lợi của công ty từ năm 2005 đến năm 2009
Bảng 14: Hồ sơ kinh nghiệm của công ty
Biểu đồ 1: Doanh thu của công ty giai đoạn 2005 - 2009
Biểu đồ 2: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2005 - 2009
Biểu đồ 3 : Tình hình đấu thầu tính theo số công trình dự thầu và giá trị công trình năm
2005
Biểu đồ 4 : Tình hình đấu thầu tính theo số công trình dự thầu và giá trị công trình năm
2006
Biểu đồ 5 : Tình hình đấu thầu tính theo số công trình dự thầu và giá trị công trình năm
2007
Biểu đồ 6: Tình hình đấu thầu tính theo số công trình dự thầu và giá trị công trình năm
2008

Page 2 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Biểu đồ 7 : Tình hình đấu thầu tính theo số công trình dự thầu và giá trị công trình năm
2009

Mở đầu

Toàn cầu hoá hiện nay đang là xu thế chung trên toàn thế giới. Toàn cầu hoá cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo ra một môi trường mới, sân
chơi mới cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO ( 7/11/2006) đã mang đến những cơ hội to lớn nhưng cũng
khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trong
bối cảnh mới, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng và là
yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp.
Thị trường hiện nay đó là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, tranh giành, chèn ép và
cả các mánh khoé, thủ thuật chỉ nhằm một mục đích duy nhất cho các doanh nghiệp tham
gia trong thị trường thu được mối lợi - sản phẩm, dịch vụ của mình tiêu thụ với số lượng
lớn nhất.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao và cải
thiện hơn trước. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay,
nhu cầu về nhà ở,các công trình dân dụng, các khu vui chơi giải trí và giao thông vận tải
cũng tăng lên rõ rệt. Sự ra đời của rất nhiều công ty xây dựng và sự thâm nhập của nhiều
công ty nước ngoài đã khiến cho thị trường xây dựng ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt.
Đấu thầu là một hoạt động quan trọng của tất cả các công ty xây dựng. Đó là một phương
thức khoa học, khách quan góp phần hạn chế tình trạng lãng phí thất thoát, tiêu cực trong
xây dựng cơ bản, nó mang lại hiệu quả cao và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp
pháp trên thị trường xây dựng. Trong môi trường kinh doanh biến động mạnh như ở nước
ta hiện nay, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các công ty xây dựng là làm thế nào để nâng cao
khả năng trúng thầu, làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển
bền vững.
Trong quá trình thực tập tại công ty, được tiếp xúc với thực tế công việc, so sánh
những kiến thức được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường với môi trường kinh doanh
này, em nhận thấy phải có sự đầu tư, nghiên cứu tìm ra phương hướng và giải pháp kinh
doanh hữu hiệu cho công ty trước mắt cũng như lâu dài. Khả năng cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng gồm rất nhiều yếu tố cấu
Page 3 of 70



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

thành: lao động, kinh tế, tài chính, kỹ thuật… Em đã tìm hiểu và nhận thấy rằng, một
trong những hạn chế lớn của công ty là tỷ lệ thắng thầu còn ở mức thấp. Do đó việc nâng
cao khả năng cạnh tranh, nâng cao khả năng trúng thầu là một trong những yêu cầu cấp
thiết và mang tính chiến lược.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình để khắc phục những hạn chế
trong công tác đấu thầu tại công ty, em đã lựa chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh
tranh trong công tác đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại Đông Á” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề của em gồm 3 phần sau:
Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây dựng tại công ty
cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á.
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây dựng
tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á.
Do hạn chế về thời gian và bản thân còn thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực
tiễn nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và
đóng góp ý kiến của thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty để chuyên đề của em hoàn
thiện hơn.
Sinh viên


Page 4 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Page 5 of 70

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại
Đông Á
1. Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử hình thành và những thông tin chung về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại Đông Á
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á.

Tên giao dịch: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 30B, đường Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Vốn điều lệ: 250.000.000 đồng
Vốn kinh doanh tại thời điểm thực tập: 41.563.452.120 đồng
Được Sở kế họach và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: 1703000076.
Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, xây
lắp điện đến 35KV.
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng.
- Trang trí nội ngoại thất.
- Mua bán vật liệu xây dựng.
- Mua bán rượu, bia, thuốc lá điếu.
- Kinh doanh nhà.
- Dịch vụ cho thuê và môi giới nhà đất.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ ăn uống.
- Vận chuyển hành khách bằng xe ôtô ( bao gồm cả vận chuyển khách du lịch).
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
- Kinh doanh dịch vụ văn hóa vui chơi thể thao ( tennis, cầu lông, bi a).
- Kinh doanh dịch vụ massage, xông hơi, vũ trường.
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thư tín, bưu phẩm bằng đường hàng không.
- Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
- Rửa xe ôtô, mua bán ôtô, xe máy.
- Xử lý chống mối mọt.
Page 6 of 70



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

1.2. Qúa trình phát triển
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, cải thiện,
cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nhà ở, khu vui chơi giải
trí và giao thông vận tải cũng tăng lên. Đáp ứng những yêu cầu của thị trường xây dựng,
ngày 26 tháng 3 năm 2003, Công ty được thành lập lấy tên: Công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và thương mại Đông Á do 04 cổ đông đầu tiên sáng lập.
Năm 2004 – 2005, Công ty mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh: như kinh
doanh siêu thị, khách sạn, dịch vụ ăn uống, dich vụ vận chuyển hàng hoá, kho bãi lưu giữ
hàng hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá vui chơi thể thao.... Từ khi thành lập cho đến nay,
được sự ưu đãi về chính sách, đất đai và nguồn vốn của Tỉnh. Công ty luôn phát triển một
cách vững chắc, hoàn thành các kế hoạch, các hợp đồng lớn đã ký đúng thời hạn. Vì vậy,
Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường và với nhà cung cấp, bạn hàng, các tổ chức tín
dụng...
Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 220 người trong đó có 42 người có trình
độ đại học, cao đẳng và trung cấp 28 người, 150 người là nhân viên và công nhân lao
động lành nghề. Ngoài ra công ty còn có lực lượng công nhân xây dựng lành nghề không
thường xuyên, sẵn sàng làm việc khi công ty cần.
Trong thời gian qua, Công ty đã thi công được nhiều công trình có chất lượng cao,
tiêu biểu như: Công trình khu ký túc xá cao cấp Sông Công, Trụ sở Ban quản lý dự án
tỉnh, Trường học cấp I cấp II Đồng Quang...Bên cạnh đó còn mở rộng mô hình nhà hàng
khách sạn và nâng cấp khách sạn 3 sao. Có thể nói trong 4 năm tiến hành hoạt động kinh

doanh với sự nỗ lực phấn đấu của mình Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại
Đông Á đã từng bước khắc phục những khó khăn để không ngừng vươn lên, có thể thẩy
rõ sự cố gắng của tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên của công ty, bộ máy kế toán
cũng ngày càng lớn mạnh cả bề rộng lẫn bề sâu đóng vai trò là công cụ quản lý hữu hiệu.
2. Tổ chức và quản lý của công ty
Sau 7 năm hình thành và phát triển, hiện nay công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại Đông Á đang dần dần hoàn thiện các cơ chế hoạt động. Đặc biệt là hoàn thiện
hơn nữa mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong toàn công ty. Trong đó, quan trọng nhất là
tổ chức hiệu quả bộ máy quản trị, bên cạnh đó là việc hoàn thiện các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.
Hiện nay, công ty đã hình thành nội quy, quy chế đầy đủ, rõ ràng và yêu cầu nghiêm
Page 7 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

túc thực hiện đối với các phòng ban và toàn bộ nhân viên trong toàn công ty. Các vấn đề
về chế độ làm việc đối với người lao động, những điều chỉnh chung, những điều chỉnh cá
biệt, chế độ họp hành, triển khai công tác làm việc đều đã tuân theo những quy định và
nguyên tắc cụ thể. Việc hoàn thiện công tác tổ chức văn phòng và mối quan hệ thống nhất
giữa các phòng ban đang được củng cố và có những chuyển biến tích cực. Các phòng ban
chức năng đều hoàn thành đến hơn 90% các nhiệm vụ đặt ra trong từng tháng, từng năm.
Còn tại các công trình đang thi công xây dựng, các đội công trình đều dưới sự quản lý và

giám sát chặt chẽ của Tổng Giám Đốc và các phân đội trưởng. Các nguyên tắc về chế độ
làm việc, các quy định chung, riêng tại các công trình xây dựng đều được công bố rõ ràng
và yêu cầu công nhân thực hiện nghiêm túc. Kết quả của việc không ngừng hoàn thiện cơ
cấu tổ chức của công ty là: luôn có sự phối hợp thống nhất từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo
đến các nhân viên, đặc biệt là các phòng ban chức năng trong toàn công ty đã giúp cho
phần lớn công việc đạt hiệu quả tốt, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường.

Page 8 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty

( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Page 9 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp

Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Dựa vào sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản trị của công ty được thiết lập theo cơ cấu
tổ chức trực tuyến – chức năng. Bao gồm 3 cấp cấp quản lý là: Quản lý cấp cao, quản lý
cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.
Quản lý cấp cao bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám
Đốc và các phó Tổng Giám Đốc. Cấp quản lý trung gian là trưởng, phó các phòng ban
chức năng. Quản lý cấp cơ sở là bộ phận quản đốc phân xưởng, tổ trưởng các tổ và công
nhân lao động. Đây là hệ thống quản trị vừa duy trì được hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp
với tổ chức các bộ phận chức năng. Trong đó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng
Giám Đốc công ty nắm mọi quyền hành và quyết định mọi việc của công ty. Giúp việc
cho Tổng Giám Đốc là 2 phó Tổng Giám Đốc ( phó Tổng Giám Đốc Kỹ thuật – Thi công
và phó Tổng Giám Đốc Kinh doanh – Tài chính) và các phòng ban chức năng trong toàn
công ty. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống trực tuyến.
Các quyết định từ các phòng chức năng sẽ được đề xuất với Tổng Giám Đốc công ty,
Tổng Giám Đốc thông qua các đề xuất nghiên cứu rồi hình thành các mệnh lệnh và truyền
đạt trực tuyến từ trên xuống dưới. Còn tại các công trường đang thi công xây dựng, quyền
quản lý điều hành thuộc về các đội trưởng công trường, đây là người điều hành các hoạt
động tại công trường và chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề phát sinh, khi quyết định
bất cứ vấn đề quan trọng gì đều phải xin ý kiến của Tổng Giám Đốc và tuân theo những
quy định của Tổng Giám Đốc.
Cụ thể bộ máy quản trị của công ty gồm có:
1. Hội đồng quản trị
Chức năng:
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông .

Nhiệm vụ:
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản
lý khác trong Công ty .
Hội đồng quản trị phải nộp báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông về hoạt động của
mình, cụ thể là việc giám sát của hội đồng với giám đốc điều hành và những cán bộ quản
lý khác trong công ty, nếu không có báo cáo của hội đồng quản trị thì báo cáo tài chính
Page 10 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

thường niên của Công ty sẽ bị coi là không có giá trị .
Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho viên chức cấp dưới và cán bộ quản lý đại diện
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật , điều lệ , các quy chế nội bộ
quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định .
2. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc
Là người lãnh đạo cao nhất công ty, là người tổ chức điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh và dịch vụ trong toàn công ty, là người chịu trách nhiệm trước tất cả các
cổ đông. Nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc là phụ trách chung, ký kết các hợp đồng, đồng
thời giao nhiệm vụ, công việc cho các phó Tổng Giám Đốc và các phòng ban chức năng.
Tổng Giám Đốc là chủ tài khoản thực hiện việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Sự
giám sát theo dõi của Tổng Giám Đốc dựa trên báo cáo của các phó Tổng Giám Đốc và
các trưởng phòng.

3. Phó Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc Kinh doanh – Tài chính: Có nhiệm vụ giúp việc và là người
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về kinh doanh các nhà hàng khách sạn, kinh
doanh dịch vụ, về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính của Công ty. Là người tham
mưu cho Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của Công ty, tìm
hiểu nghiên cứu thị trường, kết hợp với phó Tổng Giám Đốc Kỹ thuật – Thi công đề ra kế
hoạch sản xuất của công ty và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hoạt động kinh
doanh của công ty có lãi.
Phó Tổng Giám Đốc Kỹ thuật – Thi công: Có nhiệm vụ giúp việc và là người chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về lĩnh vực kỹ thuật sản xuất. Nghiên cứu đề xuất đầu
tư chiều sâu về kỹ thuật, phương án thay đổi công nghệ, thiết bị sản phẩm mới phù hợp
với mục tiêu tăng trưởng của công ty.
Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu kế hoạch kỹ thuật, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, phát minh sáng chế, tổ chức lao động khoa
học, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, quyết định các biện pháp đưa và sản xuất.
Ban hành các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng loại sản phẩm .
Tổ chức đào tạo trình độ, năng cao tay nghề cho Công nhân, chỉ đạo kiểm tra công
tác an toàn vệ sinh lao động trong toàn công ty và trên các công trình xây dựng .
Tổ chức xây dựng và hoàn thiện thực hiện theo quy trình, quy phạm sản xuất, chỉ
tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật, an toàn, hợp lý .
Page 11 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Đại Học Kinh Tế Quốc

4. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh và điều hành của công ty. Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra .
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban trong công ty
1. Phòng Tổ chức – Hành chính: là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng
Giám Đốc công ty về lĩnh vực tổ chức, quản lý nhân sự, hợp đồng lao động, chế độ chính
sách, đào tạo, hành chính quản trị, tổng hợp và tổ chức thực hiện theo lệnh của Tổng
Giám Đốc về các lĩnh vực được phân công. Cụ thể:
- Chức năng:
+ Xây dựng các phương án sắp xếp lao động hợp lý, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay
nghề, nghiệp vụ và quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên.
+ Phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, của Bộ đến các cán bộ công nhân viên.
+ Thực hiện chế độ chính sách với người lao động theo đúng quy định của pháp luật, ghi
biên bản, lưu giữ và cung cấp thông tin các buổi làm việc cho lãnh đạo công ty khi cần
thiết.
- Nhiệm vụ:
+ Về công tác tổ chức lao động, chế độ, tiền lương:
Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên từ cấp trưởng phòng trở xuống, quản lý và
theo dõi diễn biến nhân sự toàn công ty.
Xét tuyển lao động; tiếp nhận lao động; làm thủ tục ký hợp đồng lao động ngắn hạn,
dài hạn, thử việc, lao động thời vụ; đề nghị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động đối
với cán bộ công nhân viên không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động, khi công ty
không có nhu cầu sử dụng hoặc đối tượng lao động vi phạm các quy chế, quy định
của công ty.
Thực hiện giải quyết các chế độ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao
động; tiền lương; tiền thưởng theo quy định của công ty và các văn bản quy định khác
của Nhà nước.
Kết hợp với các phòng ban và hội đồng thi đua kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ
công nhân viên thực hiện tốt quy chế, quy định về giờ giấc làm việc và công tác thực

hành tiết kiệm.
+ Về công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ:
Quản lý toàn bộ tài sản cố định, tài sản văn phòng công ty (trang thiết bị văn phòng,
Page 12 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

xe cộ, điện nước…).
Sắp xếp bố trí xe cộ, phương tiện phục vụ cán bộ công ty đi công tác.
Tổ chức cuộc họp, hội thảo, đại hội của công ty.
Phục vụ lễ tân, tiếp khách, phục vụ lãnh đạo công ty.
Quản lý dấu theo quy định của bộ Công An và quy định sử dụng của Tổng Giám Đốc,
quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các quyết định,
công văn đến, đi có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức của
công ty.
Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính, chính quyền địa phương, các
đơn vị trong địa bàn và với các cơ quan quản lý cấp trên.
Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên chăm lo tới đời sống, văn hóa xã hội, thăm
nom ốm đau, hiếu hỉ của cá nhân, gia đình cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bí mật mọi công tác tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, không phát tán số liệu, tài liệu
khi chưa có ý kiến của lãnh đạo.
2. Phòng Tài chính – Kế toán: chức năng của phòng là tham mưu cho Tổng Giám Đốc về

công tác kế toán – tài chính – thống kê.
- Công tác kế toán:
+ Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các
báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
thông tin của công ty.
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;
kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Cung cấp số liệu thường xuyên và đột xuất cho Tổng Giám Đốc để ra quyết định và
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán
thống kê tại đơn vị trong công ty.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh về thống kê kế toán, có trách nhiệm đảm bảo trung
thực, chính xác các số liệu kế toán.
- Công tác tài chính:
+ Hàng tháng, hàng quý, hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế
Page 13 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

hoạch tiền lương, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách nhà nước, lập kế hoạch phục vụ cho

sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Hàng tháng phối hợp với các phòng ban, đơn vị quyết toán thuế và báo cáo thuế.
+ Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan, các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thu
hồi nợ và vốn của công ty.
+ Lập báo cáo tài chính đúng, chính xác và kịp thời để nộp cơ quan hữu quan.
Phòng Tài chính – Kế toán có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng những điều đã
quy định theo chức năng, nhiệm vụ, có thể ngưng việc cho vay, chi trả tiền khi có biểu
hiện gian lận về kinh tế hoặc không đúng nội dung, mục đích thuộc lĩnh vực kinh doanh
sản xuất của công ty và báo cáo Tổng Giám Đốc để giải quyết. Ngoài ra, phòng Tài chính
– Kế toán còn có mối quan hệ với các bộ phận khác của công ty trong các công tác như:
phổ biến, hướng dẫn các quy định của Nhà nước và công ty về các chế độ, thủ tục, chứng
từ…
3. Phòng Kỹ thuật – Thi công: chức năng của phòng là tham mưu, giúp cho Tổng Giám
Đốc về công tác khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau:
- Lập phương án tổ chức thi công chi tiết, bóc tách khối lượng, dự trù vật tư, thiết bị, nhân
lực cho công tác thi công công trình có hiệu quả.
- Kết hợp với các phòng ban khác để hỗ trợ ra ý kiến, đề xuất cách khắc phục những khó
khăn, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất, soạn thảo các quy trình khi được Tổng
Giám Đốc phân công.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật thi công, thiết kế tổ chức thi công, phục vụ công
tác thi công theo quy chế của nhà nước, kiểm tra, nghiệm thu quy cách, chất lượng sản
phẩm thi công trước khi đưa vào sử dụng.
- Theo dõi khối lượng thi công của các công trình, cung cấp bảng tổng hợp tiền lương về
khối lượng vật tư, thiết bị cho bộ phận kinh tế làm bản khoán.
Phòng kỹ thuật có quyền hạn sau: đình chỉ công tác đơn vị vi phạm quy trình kỹ
thuật có liên quan đến dự án, được quyền kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật tại các đơn
vị hay phê duyệt khối lượng các công trình trong các hồ sơ thanh toán nội bộ.
Chi nhánh nhà hàng khách sạn
- Khách sạn Đông Á:Kinh doanh lữu hành du lịch, khách sạn, cho thê văn phòng, siêu thị,
dịch vụ giải trí

- Khách sạn Đông Á II:Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, dịch vụ vận chuyển gửi và rửa xe
Page 14 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

ôtô
- Khách sạn nhà hàng – ASEAN:Kinh doanh khách sạn, phục vụ ăn uống, giải trí
- Chi nhánh xây dựng Đông Á:Kinh doanh xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đường
giao thông, thuỷ lợi, nhà cao tầng và tư vấn giám sát chất lượng công trình.

3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 – 2009
3.1.Tài sản và nguồn vốn
Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn của công ty từ năm 2005 - 2009
(Đơn vị: Đồng)
Các chỉ tiêu

2005

2006

2007


2008

2009

I. Tổng tài sản có
A. Tài sản lưu động
B. Tài sản cố định
II. Tổng nguồn vốn
A. Nợ phải trả
B. Vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn kinh

19.797.967.153
9.402.483.715
10.395.483.438
19.797.967.153
9.876.724.170
9.921.242.983
9.834.257.988

30.938.985.314
4.012.726.487
26.926.258.827
30.938.985.314
17.619.395.565
13.319.589.749
13.201.288.687

47.774.392.099
8.133.339.260

39.641.052.839
47.774.392.099
22.195.446.320
25.578.945.779
25.505.000.000

55.497.776.031
6.334.111.999
49.163.664.032
55.497.776.031
22.324.535.900
33.173.240.131
26.642.030.027

64.586.239.087
7.369.426.813
57.216.812.274
64.586.239.087
22.562.377.848
42.023.861.239
41.563.452.120

doanh
2. Quỹ đầu tư phát

0

0

0


0

0

triển
3. Quỹ khen thưởng

0

0

0

0

0

phúc lợi
4. Quỹ dự phòng tài

0

0

0

0

0


chính
5. Lợi nhuận chưa

86.984.995

118.301.062

73.945.779

173.462.689

460.409.119

phân phối

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế
toán)
Vốn chủ sở hữu của công ty hoàn toàn là vốn góp của các cổ đông, các thành viên
trong công ty. Nhìn bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty trong mấy năm
gần đây đều tăng qua các năm tuy nhiên không ổn định. Năm 2006 so với năm 2005 tăng
34,2%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 92%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 29,7%,
năm 2009 so với năm 2008 tăng 26,7%.
Về tài sản: cơ cấu tài sản lưu động năm 2009 chiếm 11,4% tỷ trọng trong tổng tài
sản, tài sản cố định chiếm 88,6% tỷ trọng trong tổng tài sản. Số chênh lệch giữa các năm

Page 15 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

nhiều, chủ yếu tăng tài sản cố định do công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.Doanh thu
Bảng 2: Doanh thu của công ty từ năm 2005 - 2009
(Đơn vị: Đồng)
Các chỉ tiêu

2005

Doanh thu thuần
9.983.458.589
Doanh thu bán hàng
9.983.458.589
Doanh thu hoạt động tài
0

2006

2007

2008


2009

20.207.850.051
20.206.549.551
1.300.500

14.725.582.501
14.725.582.501
0

27.241.771.667
27.241.771.667
0

29.153.754.230
29.153.754.230
0

chính

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế
toán)
Trong đó: doanh thu bán hàng của công ty là doanh thu thuần về bán hàng hoá, sản
phẩm và cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là doanh thu từ
lãi tiền gửi và tiền cho vay.
Biểu đồ 1: Doanh thu của công ty giai đoạn 2005 - 2009

Page 16 of 70



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty biến động mạnh qua
các năm. Năm 2005 doanh thu của công ty là 9.983.458.589. Năm 2006 doanh thu của
công ty tăng mạnh đạt 20.207.850.051, tăng 102,41%. Năm 2007 doanh thu của công ty
lại giảm 27,13% so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu của công ty tăng 12.516.189.160
đồng so với năm 2007, tức tăng xấp xỉ 85%. Năm 2009 doanh thu của công ty tăng chậm
đạt 29.153.754.230 đồng.
3.3. Các khoản chi phí
Bảng 3: Các khoản chi phí của công ty từ năm 2005 - 2009
( Đơn vị: Đồng)
Các chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009


1. Giá vốn hàng bán
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
4. Chi phí tài chính
5. Chi phí khác

7.188.090.184
1.497.518.788
620.966.725

15.971.603.933
1.839.600.907
1.171.071.149

8.350.440.086
2.026.718.042
1.537.552.611

18.643.473.486
2.258.110.137
2.717.939.968

19.561.762.460
2.634.105.163
2.846.104.260

556.070.400
0


1.062.567.531
0

2.736.925.983
0

3.448.785.387
0

3.718.491.032
0

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Trong đó: giá vốn hàng bán chủ yếu là sản xuất và xây lắp.Đây cũng là khoản chi phí
chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp
của công ty chủ yếu gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi
phí tài chính là các chi phí lãi vay. Còn các chi phí khác ( chi phí dịch vụ mua ngoài hoặc
chi phí bằng tiền khác) chiếm một tỷ lệ rất ít.
Giá vốn hàng bán của công ty biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể: năm 2006
so với năm 2005 giá vốn hàng bán tăng 122,2 %, năm 2007 so với năm 2006 giá vốn hàng
bán lại giảm 47,7 %, năm 2008 so với năm 2007 giá vốn hàng bán tăng 123,3 %. Giai
đoạn 2008 - 2009 giá vốn hàng bán tăng ít.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính đều tăng qua các năm.

3.4. Lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 4: Lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh từ năm 2005 2009
( Đơn vị: Đồng)
Các chỉ tiêu


2005

2006

2007

2008

2009

1. Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
2. Lợi nhuận khác
3. Tổng lợi nhuận trước

120.812.492

164.307.031

73.945.779

173.462.689

393.291.315

0
120.812.492

0
164.307.031


0
73.945.779

0
173.462.689

0
393.291.315

Page 17 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân
thuế
4. Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
5. Lợi nhuận sau thuế

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

33.827.498

46.005.969


20.704.819

48.569.553

110.121.569

86.984.994

118.301.062

53.240.960

124.893.136

283.169.746

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhìn bảng trên ta thấy lợi nhuận của công ty biến động không ổn định. Năm 2005
lợi nhuận sau thuế của công ty là 86.984.994 đồng. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế là
118.301.602 đồng, tăng 36%. Năm 2007 lợi nhuận lại giảm 55%, năm 2008 tăng 134,6%,
năm 2009 tăng 126,7%. Hai năm gần đây công ty có lợi nhuận cao do kinh doanh có hiệu
quả, nhận được nhiều công trình xây dựng lớn.
Biểu đồ 2: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2005 - 2009

3.5.Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Bảng 5: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước từ năm 2005 - 2009
( Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu
Thuế


Page 18 of 70

2005

2006

2007

2008

2009

63.827.498

102.161.969

196.999.819

294.742.187

399.683.569


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân
1. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
2. Các loại thuế khác


Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

33.827.498

46.005.969

20.704.819

48.569.553

110.121.569

30.000.000

56.156.000

176.295.000

246.172.634

289.562.000

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
4. Những nhân tố chủ yếu tác động tới sản xuất kinh doanh của công ty
4.1.Sản phẩm và thị trường
4.1.1.Sản phẩm
Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình giao thông, công trình dân dụng,

công trình công nghiệp, công trình thuỷ lợi và sản xuất sản phẩm là vật liệu xây dựng nên
mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngành xây dựng. Đó là:
- Sản phẩm mang tính đơn chiếc và thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu
tư là chủ yếu. Mỗi sản phẩm đều có đặc điểm riêng biệt theo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ
thuật thẩm mỹ của nhà đầu tư. Do đó không thể có dây chuyền sản xuất chung cho tất cả
sản phẩm như các mặt hàng khác, cũng không thể áp đặt một khuôn mẫu nhất định. Tổng
vốn đầu tư, các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm cũng hoàn toàn
khác nhau. Khi đã hoàn thành không thể đem ra trao đổi mua bán trên thị trường, chỉ có
sự kết thúc bàn giao giữa chủ đầu tư và nhà thầu theo hợp đồng quy định từ trước.
- Sản phẩm thường có kích thước và quy mô lớn, chi phí cho các sản phẩm nhiều, thời
gian tạo ra các sản phẩm thường rất dài ( kéo dài hàng tháng, thậm chí rất nhiều năm),
thời gian khai thác sử dụng sản phẩm cũng thường rất dài. Nơi sản xuất cũng chính là nơi
tiêu thụ. Không mất chi phí vận chuyển sản phẩm nhưng rất tốn kém trong việc vận hành
máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu từ công ty đến các công trường thi công.
- Sản phẩm thường rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, rất khó chế tạo và phải luôn tuân theo
các quy trình kỹ thuật xác định. Khi đã hoàn thành rất khó sửa chữa nếu gặp sự cố hoặc bị
hư hại, các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Sản phẩm được cố định tại nơi xây dựng, thường đặt ngoài trời, tiến độ hoàn thành phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên ( khí hậu, thời tiết) và các điều kiện địa phương,
các điều kiện tại nơi thi công. Do đó, trong quá trình xây dựng công ty cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn nếu muốn hoàn thành đúng tiến độ trong điều kiện khắc nghiệt, bất
thường của thời tiết.
Như vậy, sản phẩm của ngành xây dựng nói chung là sản phẩm tổng hợp liên ngành,
mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng cao.
Page 19 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp

Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

4.1.2.Thị trường
Cung cầu của một ngành tác động rất lớn đến vấn đề cạnh tranh nội bộ ngành. Thông
thường, cầu tăng sẽ giúp công ty có thể chớp được nhiều cơ hội lớn để mở rộng hoạt động
và thu lợi nhuận, ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để giữ vững thị phần
đã chiếm lĩnh, mất thị phần là một mối đe doạ rất lớn.
Trong xu thế toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh tác động rất mạnh mẽ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO đã mang đến rất nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng khiến công ty phải đối mặt với
những thách thức không nhỏ. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân
được nâng cao và cải thiện hơn trước. Nhu cầu về xây dựng cũng ngày càng tăng lên,
ngoài những công trình dân dụng ( chủ yếu là nhà ở của người dân) thì hiện nay Nhà nước
ta cũng đang đầu tư rất nhiều vào các công trình giao thông (đường xá, cầu cống), các
công trình công nghiệp, các công trình công cộng và thuỷ lợi…Đồng thời, việc xoá bỏ rào
cản thương mại giữa các quốc gia cũng tạo điều kiện cho công ty có thể xâm nhập thị
trường mới và tìm kiếm những chủ đầu tư nước ngoài. Đây là những cơ hội rất lớn giúp
công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh đầy biến động. Tuy nhiên, hội nhập cũng khiến công ty phải đối mặt
với rất nhiều thách thức. Trong đó quan trọng nhất là sự xâm nhập của rất nhiều đối thủ
cạnh tranh nước ngoài khiến cho mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc
liệt hơn.
Hơn thế nữa, thị trường nước ta đang biến động rất mạnh: sự bất ổn định về giá cả,
lãi suất là các nhân tố kìm hãm, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của công ty.
Hiện nay, giá cả các mặt hàng đang leo thang một cách nhanh chóng và rất khó kiểm soát
là một bất lợi rất lớn. Bởi vì, giá cả vật liệu, vật liệu đầu vào tăng lên sẽ làm cho tổng chi

phí tăng lên rất nhiều, gây khó khăn trong công tác lập giá dự thầu và ảnh hưởng lớn đến
khả năng thắng thầu của công ty. Đối với các công trình đang thi công, sự biến động của
giá cả có thể khiến công ty lúng túng trong việc điều chỉnh cho phù hợp hoặc làm giảm
lợi nhuận dự kiến thu được. Bên cạnh đó là sự không ổn định của lãi suất, lãi suất tăng
làm giảm khả năng vay vốn của công ty tại các ngân hàng, gây khó khăn trong việc huy
động vốn.
4.2. Công nghệ
Hiện nay, quá trình thi công, xây dựng các công trình ở công ty chủ yếu được thực
Page 20 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

hiện qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Lựa chọn dự án tham gia từ thông báo của các ban quản lý dự án ( chủ đầu
tư).
- Giai đoạn 2: Lập dự toán, đấu thầu dự án theo thiết kế kỹ thuật.
- Giai đoạn 3: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật khi trúng thầu.
- Giai đoạn 4: Triển khai thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, lập dự toán thực tế để
giao công việc cho các đơn vị cơ sở.
- Giai đoạn 5: Quản lý công trình thi công.
- Giai đoạn 6: Nghiệm thu và thanh toán với chủ đầu tư và đơn vị sản xuất.
- Giai đoạn 7: Quyết toán công trình khi hoàn thành cho chủ đầu tư và đơn vị thi công.

Sơ đồ 2: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình thuỷ lợi
Nhận mặt bằng thi công

Đào xúc

Đào đất

Công tác bê tông

Không đạt

Page 21 of 70

Kiểm tra


Công tác xây lát

Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Nghiệm thu

Đạt

Đại Học Kinh Tế Quốc
Xử Kinh


Đại Học
Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Không
Đạt

Bàn giao

Đạt

Sơ đồ 3: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình cầu

Nhận mặt bằng thi công

Đặt bờ vây

Bơm cạn nước

Đào đất móng cầu

Đổ bê tông móng cầu

Đổ bê tông dầm cột mặt cầu

Page 22 of 70


Xây kè đá

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Đắp đất 2 mặt cầu

Nghiệm thu Không đạt
Đạt

Xử lý

Không
Bàn giao

Kiểm tra

Đạt
Đạt

Sơ đồ 4: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình đường
Nhận mặt bằng thi công

Dọn dẹp mặt bằng thi công

Đào nền đánh cấp


Thi công nền đường

Gia cố mái đường

Cấp phối sỏi cuội

Cấp phối đá dăm

Thi công mặt đường

Hoàn thiện mặt đường

Page 23 of 70


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc

Nghiệm thu

Không đạt

Xử lý


Không

Đạt

Kiểm tra

Đạt
Đạt

Bàn giao

4.3.Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiện nay, công ty có thiết bị phục vụ cho thi công công trình. Dưới đây là danh mục
một số thiết bị thi công:
Bảng 6: Bảng kê khai thiết bị thi công
Tên thiết bị
Máy vận thăng
Cần cẩu mini
Máy phát điện Sanyo
Máy mài Granito
Máy phát điện Honda
Máy bơm nước
Máy trộn vữa
Máy đầm dùi
Máy hàn điện 3 pha
Máy phun sơn
Máy cắt uốn thép
Máy cắt thép
Máy uốn sắt GJ40
Máy khoan đứng

Máy đầm có Micasa
Máy trộn bê tông điện
Máy trộn bê tông đầu nổ
Máy đầm bàn
Máy cắt gạch
Máy cưa gỗ
Máy đục bê tông
Máy cắt bê tông
Page 24 of 70

Số lượng
02
02
02
08
02
05
06
12
03
10
02
01
01
02
03
02
05
10
14

08
02
02

Năm sản xuất
2003
2005
2004
2006
2005
2006
2004
2006
2004
2004
2002
2008
2008
2007
2006
2004
2004
2006
2004
2002
2005
2005

Công suất
800kg

150kg
100KVA
10KVA
10m3
150lit
0.8kw
1kw
3kw

500 lít
250 lít
1.5KW
1.5KW


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
DânChuyên Đề Tốt Nghiệp
Dân
Cốp pha định hình m²

Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
Đại Học Kinh Tế Quốc
5.000

2004
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Đặc điểm của ngành xây dựng là sử dụng khá nhiều thiết bị cồng kềnh, có giá trị

cao. Tiền đầu tư cho máy móc thiết bị là khá cao.
4.4. Các đối thủ cạnh tranh
Là nhân tố quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường, phụ thuộc
chủ yếu vào số lượng các công ty tham gia, mức độ tăng trưởng của ngành, sự đa dạng và
mức độ mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại yếu, công ty có
cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh,
cuộc chạy đua trong nền kinh tế thị trường trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp. Một mối
đe doạ khác trong cạnh tranh là hàng rào lối ra. Khi cầu trên thị trường giảm mạnh, một
số công ty không có khả năng cạnh tranh có thể bị khoá chặt trong ngành nếu hàng rào lối
ra cao ( Ví dụ như các chi phí trực tiếp cho việc rời bỏ ngành, mối quan hệ dây chuyền
sản xuất với các ngành khác hoặc các chi phí xã hội, thất nghiệp…). Như vậy các đối thủ
cạnh tranh hiện tại là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trúng thầu của công ty. Số
lượng các đối thủ cạnh tranh càng lớn thì xác suất trúng thầu của công ty càng nhỏ, sự
cạnh tranh gay gắt làm cho thị trường và lợi nhuận bị chia sẻ, kéo theo đó là vị trí của
công ty trên thị trường cũng có thể bị lung lay. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty
chủ yếu là các công ty xây dựng ở thành phố Thái Nguyên, một số ở Hà Nội.
4.5. Các chủ đầu tư
Thông thường, chủ đầu tư là một tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, thực hiện
dự án. Chủ đầu tư phải trực tiếp đưa ra các quyết định về gói thầu, các quyết định về trúng
thầu hay trượt thầu, chịu trách nhiệm trong suốt quá trình lựa chọn nhà thầu và các vấn đề
liên quan đến dự án đầu tư trước pháp luật. Hiện nay các chủ đầu tư của công ty phần lớn
vẫn là các chủ đầu tư trong nước và tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung.
Các chủ đầu tư nếu có trình độ năng lực, chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao
sẽ biết đánh giá chính xác năng lực của các nhà thầu, tạo nên một môi trường cạnh tranh
lành mạnh, công bằng khách quan và lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực nhất. Ngược
lại, sẽ tạo nên sự quan liêu trong đấu thầu và dẫn đến nảy sinh rất nhiều các hiện tượng
tiêu cực như: dàn xếp các gói thầu, tham ô, tham nhũng…Các hiện tượng tiêu cực này gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đánh giá năng lực nhà thầu và kết quả đấu thầu. Thông
Page 25 of 70



×