Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.94 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Hiện nay đất nước đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó
đất đai là tư liệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động phát triển kinh
tế và ổn định xã hội. Kể từ khi Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai (LĐĐ) năm 1993
ra đời, người sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy vậy,
cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, cùng với việc dân
số ngày một tăng, nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn, thì tình hình thị trường
chuyển nhượng QSDĐ cũng diễn ra rất sôi động, phức tạp, dẫn tới nhiều tranh
chấp phát sinh, những vụ án về tranh chấp hợp đồng chuyển QSDĐ Tòa án phải
thụ lý giải quyết ngày càng nhiều.
Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương
cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới việc giải quyết tranh chấp hợp
đồng chuyển quyền sử dụng đất, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định
xã hội. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề giải quyết tranh chấp
hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước, ổn định xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Việc thực hiện đề tài "Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng
đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau" trong thời gian từ tháng
3/2016 đến tháng 8/2016, với mục tiêu nghiên cứu các văn bản tố tụng nhằm đảm bảo
công tác xét xử nói chung và tuyên truyền pháp luật về đất đai nói riêng đến mọi người
dân tại tỉnh Cà Mau. Đề tài đã tổng hợp số liệu các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất như: tranh chấp quyền ranh giới sử dụng đất, tranh chấp
quyền sử dụng đất là di sản thừa kế,… giai đoạn 2013- 2015 tại Tòa án nhân dân tỉnh
Cà Mau; qua đó, phân tích, so sánh số liệu và nhằm tìm ra nguyên nhân giải quyết vụ
án được chính xác. Bằng phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử Mác xít, trong đó kết lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp.Thông
qua các phương pháp trên, đề tài nghiên cứu khái quát thực tiễn tranh chấp và giải quyết

-iii-



tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau.....Kết
quả nghiên cứu phát hiện những hạn chế từ các văn bản tố tụng, các văn bản Luật.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau,
tác giả đưa ra các yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đất, giải pháp nhằm nông cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau./.

-iv-


ABSTRACT
Currently, our country is implementing the revolution, industrialization,
modernization and development of the socialist-oriented market economy.
In which, the land is material that has a very important role for the activity of
economic development and social stability. Sincepromulgation of Constitution in
1992 and the Land Law in 1993, the land users have right to transfer land use rights
(LUR). However, along with economic development, the increasing urbanization rate
and the growing population, the demand for land is growing, the transferring market
situation of land use rights also is very vibrant, complex, leading to more disputes
arising, the cases of disputes in land use right transfer contract handled by the Court
that are increasing.
Facing with that situation, our Party and State proposed several guidelines for
improving the legal system related to the settlement of disputes in land use right
transfer contract, to meet the requirements of economic development, society
stability. Therefore, a comprehensive study on the issue of settlement of disputes in
land use right transfer contract is a critical requirement in the building, development
of our country, social stability of our Party and State in the current period.
The implementation of the thesis "Settlement of disputes in land use right

transfer contract from trial practice in the People's Court in Ca Mau Province" in
the period from March, 2016 to August 8, 2016, with the goal of researching the
procedural documents to ensure that the work of trial advocacy in general and land
legislation propaganda in particular to people in Ca Mau Province. The thesis
synthesized data from the cases of disputes in land use right transfer contract such as:
Boundary disputes in land use, land use rights disputes as inheritance, ... the period of
2013- 2015 at the People's Court of Ca Mau Province; thereby, analyzing and
comparing data to find the cause for the right settlement. By the method of dialectical
materialism philosophy, Marxist historical materialism, in which including the
theoretical and practical, the integrated analysis method. Through the methods above,

-v-


the research thesis has generalized practices of disputes and settlement of disputes in
land use right transfer contract at People's Court Ca Mau..... Research results detect
limits from the procedural documents, the legal document.
From a theoretical basis and practical for application of the law in settlement of
disputes in land use right transfer contract at the People's Court of Ca Mau, the author
has made requirement to improve the efficiency of settlement of disputes in land use
right transfer contract, solutions to improve the efficiency of settlement of disputes
in land use right transfer contract at the People's Court of Ca Mau./.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu...........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
8. Kết cấu của luận văn............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT TẠI TOÀ ÁN ....................................................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luân chung về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ......6
1.1.1. Các khái niêm: Quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ....................6
1.1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất .............................................................6
1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất .................11

-vii-


1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất..............................................................................................................14
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất .........................................................................................................17
1.1.3.1. Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất .........................................................................................................17
1.1.3.2. Hậu quả của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ..20
1.2. Những vấn đề lý luân về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất thông qua hoạt động xét xử của Tòa án .............................................20
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất thông qua hoạt động xét xử của tòa án ........................................................20
1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thông qua hoạt động xét xử của tòa án ...............................................22
1.3. Cơ sở pháp lý của giải quyết tranh chấp họp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất tại tòa án..................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU .......................................................................................................30
2.1. Thực tiễn giải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa
án nhân dân tỉnh Cà Mau .......................................................................................30
2.1.1. Những vấn đề phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng
đất tại Toà án nhân dân ......................................................................................33
2.1.1.1. Vấn đề phát sinh do sự thay đổi của chế độ sở hữu đất đai ..............33
2.1.1.2. Vấn đề phát sinh do sự thay đổi của các quy định của pháp luật dân sự
và pháp luật đất đai ........................................................................................34
2.1.2. Trình tự giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất .............................................................................................................35
2.2. Thực tiễn những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất Tại Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau .............................36

-viii-



2.3. Một số hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau
thời gian qua .........................................................................................................46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT – THỰC TIỄN TẠI TAND TỈNH CÀ MAU...............................................53
3.1. Hoàn thiện pháp luật về đất đai ......................................................................53
3.2. Hoàn thiện pháp luật có liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ........................................................................54
3.3. Hoàn thiện quy định về hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất...55
3.4. Hoàn thiện về cách tổ chức thực hiện ............................................................55
3.5. Hoàn thiện về cơ chế phối hợp .......................................................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62

-ix-


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự
LĐĐ

: Luật đất đai

QSDĐ


: Quyền sử dụng đất

TAND

: Toà án nhân dân

TANDTC : Toà án nhân dân tối cao
UBND

: Uỷ ban nhân dân

-x-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Thống kê thụ lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Bảng 2.1

chuyến nhượng QSDĐ ở cấp huyện tại TAND tỉnh Cà

31

Mau từ năm 2013 – 2015
Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp

Bảng 2.2

đồng chuyển nhượng QSDĐ ở cấp tỉnh của TAND tỉnh Cà

31

Mau từ năm 2013 – 2015
Bảng 2.3

Tình hình giải quyết đối với từng loại tranh chấp QSDĐ
của TAND tỉnh Cà Mau từ năm 2012 – 2014

-xi-

32


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng tranh chấp về bất động sản nói chung và về hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang là vấn đề phức
tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước và ổn định xã hội. Nguyên nhân
của các tranh chấp như thế nào, cơ chế giải quyết tranh chấp có bảo vệ được kịp thời
và chính xác các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch hay
không là những vấn đề rất quan trọng và cần phải được thực hiện phù hợp với các
quy định của pháp luật (bao gồm cả pháp luật nội dung cũng như pháp luật hình thức).
Vấn đề nghiên cứu tìm hiểu về các quy định pháp luật hiên hành cũng như đi
sâu vào phân tích, đánh giá những vướng mắc qua thực tiễn xét xử là nội dung quan
trọng để góp phần hoàn thiên cơ chế giải quyết tranh chấp này hiện nay tại Tòa án,
nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích tối đa của các bên khi tham gia giao dịch chuyển

nhượng quyền sử dụng đất.
Những năm qua, tình hình khởi kiên đối với tranh chấp về đất đai mà đặc biệt
là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng
với tính chất và mức độ khá phức tạp. Thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà
Mau đối với các dạng tranh chấp này cũng ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong các dạng tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Mỗi năm,
Toà án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhìn chung, ngành toà án nhân dân đã giải quyết
thành công một số lượng lớn các vụ tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, chất lượng xét xử ngày càng cao, phần nào bảo vệ được quyền và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức xã hội và công dân. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận
rằng, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều lúc, nhiều nơi hoạt động giải quyết tranh chấp
đất đai chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Số lượng án bị hủy, sửa
ngày càng gia tăng. Thực trạng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu
vẫn đang tồn tại, là một vấn đề bức xúc, tình trạng hợp đồng được giao kết giả tạo,

-1-


lừa dối nhau, thực hiên chuyển nhượng tài sản không thuộc quyền sử dụng hợp pháp
của mình, giao kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều cấm của pháp
luật, hình thức của hợp đồng, không tuân thủ theo quy định của pháp luật.. .xâm
phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, gây thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội và đặc biệt là gây nhiều khó khăn, vướng
mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa. Bên cạnh đó, việc xác định tính
hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật
vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, các quy định có sự chồng chéo, trái ngược
nhau, gây nhiều lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết hậu quả của
hợp đồng vô hiệu, điều đó gây ảnh hưởng đến việc nhận thức đánh giá của cơ quan
có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Qua nghiên cứu tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất hiện hành để giải quyết tại Tòa án nhằm phát hiện ra những hạn chế, thiếu
sót, bất cập của hệ thông pháp luật và từ đó đưa ra được những kiến nghị, các giải
pháp giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những điều chỉnh phù hợp, góp phần
tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai cho phù hợp với điều kiện kinh
tế-xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập hiện nay là việc làm mang ý nghĩa to
lớn. Sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ các quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất là cấp thiết trong hoạt động thực tiễn khi thực hiện pháp luật và vận dụng
pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án.
Những điều trình bày trên đây chính là lý do của việc chọn đề tài "Giải quyết
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa
án nhân dân tỉnh Cà Mau" làm luận văn thạc sĩ của học viên.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà
khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai và trong ngành Tòa án đề cập đến vấn
đề tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án ở cả khía cạnh lí
luận và thực tiễn. Cụ thể: Đề tài khoa học cấp bộ năm 2001 của Toà án nhân dân tôi

-2-


cao, do Nguyễn Văn Luật làm chủ nhiệm đề tài; “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền
giải quyết của Tòa án”, Luận văn Thạc sỹ luật học của Châu Huế (2003), Khoa Luật,
Đại học quôc gia Hà Nội; “Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2003 ”,
Luận văn thạc sỹ luật học của Phạm Thị Hương Lan (2009), Viện Nhà nước và Pháp
luật; đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh
chấp về quyền sử dụng đất tại toà án nhân dân”; “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng
tòa án từ thực tiễn tại Tp. Đà Nẵng” Luận văn thạc sỹ luật học của Mai Thị Tú Oanh
(2008); Báo cáo tham luận “Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân

dân - Kiến nghị và giải pháp” của TS. Nguyễn Văn Cường và cử nhân Trần Văn
Tăng, Viện khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao tại hội thảo “Tình trạng tranh
chấp và khiếu kiện đất đai kéo dài: Thực trạng và giải pháp”, ngày 08 - 09 tháng 10
năm 2008 tại Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc; chuyên khảo “Pháp luật dân sự và thực tiễn
xét xử” của tác giả Tưởng Duy Lượng, do Nxb. Chính trị quôc gia xuất bản năm 2008
và tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2009...
Nhìn nhận một cách tổng quan thì các công trình, các bài viết nêu trên được
tiếp cận, nghiên cứu, nhận định và đánh giá dưới nhiều khía cạnh và ở những mức độ
khác nhau về những nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến pháp luật về
tranh chấp đất đai và hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, một công
trình nghiên cứu độc lập và riêng về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt lại đặt vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn
thực thi tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau thì đây là công trình mang tính chuyên biệt
và chưa được nghiên cứu trước đây. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi vẫn mang ý
nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài " Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ
thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau" có mục đích làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. Từ đó đề xuất
những giải pháp hoàn thiên pháp luật và tổ chức thực hiên pháp luật về giải quyết
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Viêt Nam.

-3-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT về
hưởng dẫn thực hiện một số điều của Nghi định số 181/2004/NĐ-CP ngày
20/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

[2]. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2000), Quyết định số 07/DS-KN.
[3]. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2006), Quyết định số 34/QĐKN.
[4]. Chính phủ (1996), Nghị định sô 45/CP, Bổ sung Điều 10 của Nghị định sổ
60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở tại đô thị.
[5]. Chính phủ (1999), Nghị định sô 17/1999/NĐ-CP, Về thủ tục chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
[6]. Chính phủ (2001), Nghị định số 79/2001/NĐ-CP, Về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 17/1999/NĐ-CP.
[7]. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về hưởng dẫn thi hành Luật
Đất đai năm 2003.
[8]. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn LĐĐ năm 2013 và
thay thế cho Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Văn Cương, Trần Văn Tăng (2008), Thực trạng giải quyết tranh chấp
đất đai tại Tòa án nhân dân - Kiến nghị và giải pháp, báo cáo tham luận tại hội
thảo “Tình trạng tranh chấp và kiếu kiện đất đai kéo dài: Thực trạng và giải
pháp”, tại Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc.
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI.
[12]. Nguyễn Ngọc Điện (2007), “Cấu trúc kỹ thuật của hệ thổng pháp luật sở hữu bất
động sản Việt Nam - một góc nhìn Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (6), tr. 7.

-62-


[13]. Hệ thống Luật Đất đai Việt nam (2005), Nhà xuất bản Chính trị quôc gia, Hà Nội.
[14]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số

01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết một số tranh chấp về dân sự - hôn nhân và gia đình.
[15]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết
các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
[16]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số
04/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.
[17]. Học viên Tư pháp (2004), Tài liệu tập huấn Luật đất đai 2003.
[18]. Châu Huế (2003), Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án ,
Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
[19]. Lý Thị Ngọc Hiêp (2006), Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng toà án
tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
[20]. Trần Văn Hà (2007), Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường toà án,
Luận văn thạc sỹ luật học, Viên Nhà nước và Pháp luật.
[21]. Trần Quang Huy (2007), “Các đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt
Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10), tr. 71-74.
[22]. Vũ Ngọc Kích (2008), Tình hình tranh chấp khiếu kiện đất đai ở Việt Nam trong
thời gian qua, Báo cáo tham luận tại hội thảo “Tình trạng tranh chấp và kiếu kiên
đất đai kéo dài: Thực trạng và giải pháp”, tại Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc.
[23]. Phạm Thị Hương Lan (2009), Giải quyết tranh chấp đất đai theo luật đất đai
2003, Luận văn thạc sỹ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.
[24]. Hà Công Long (2008), Khiếu kiện của người dân về đất đai và vai trò Ban dân
nguyện của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo tham luận tại hội thảo “Tình
trạng tranh chấp và kiếu kiện đất đai kéo dài: Thực trạng và giải pháp”, tại
Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc.
[25]. Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị
quốc gia.

-63-



[26]. Tưởng Duy Lượng (2006), “Một vài suy nghĩ về những quy định chung trong
phần chuyển quyền sử dụng đất, tham quyền giải quyết và hướng xử lý một vài
tranh chấp chuyển quyền sử dụng đất được quy định trong Bộ luật Dân sự năm
2005”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (23), tr. 29-37.
[27]. Tưởng Duy Lượng (2007), “Hòa giải ở cơ sở khi có tranh chấp quyền sử dụng
đất”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (4), tr. 23-26.
[28]. Nguyễn Văn Phước (2007), Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất theo Luật
Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn thạc sỹ luật học,
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
[29]. Quốc hội (1946), Hiến pháp năm 1946 do Quốc hội ban hành.
[30]. Quốc hội (1959), Hiến pháp năm 1959 do Quốc hội ban hành.
[31]. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980 do Quốc hội ban hành.
[32]. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992 do Quốc hội ban hành.
[33]. Quốc hội (1987), Luật Đất đai năm 1987 do Quốc hội ban hành.
[34]. Quốc hội (1993), Luật Đất đai năm 1993 do Quốc hội ban hành.
[35]. Quốc hội (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
[36]. Quốc hội (2001), Luật sửa đổi bổ, sung một số điều của Luật Đất đai.
[37]. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995 do Quốc hội ban hành.
[38]. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003 do Quốc hội ban hành.
[39]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013 do Quốc hội ban hành.
[40]. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 do Quốc hội ban hành.
[41]. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân
sự 2011.
[42]. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121
của Luật Đất đai 2009.
[43]. Lưu Quốc Thái (2006), “Về giao dịch quyền sử dụng đất theo pháp luật hiện
hành”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr. 11-16.
[44]. Lưu Quốc Thái (2006), “Bàn về khái niệm tranh chấp đất đai trong luật đất đai
2003”, Tạp chí Khoa học pháp luật, 2(33), tr. 33-35.


-64-


[45]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 90.
[46]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
[47]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
[48]. Toà án nhân dân tối cao (2004), Công văn số 116/2004/KHXX về việc thực hiện
tham quyền của Toà án nhân dân theo quy định của Luật Đất đai 2003.
[49]. Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau (2015), Báo cáo tổng kết từ năm 2013 đến 2015,
Cà Mau.
[50]. Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau (2014), Báo cáo tổng kết từ năm 2012 đến 2014,
Cà Mau.

-65-



×